ReLove Phap Luật báo chí xuất ban
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN
Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Công dân có quyền :
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Điều 5. Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Cơ quan báo chí có trách nhiệm :
Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân ; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do ;
Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí ; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân ;
4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới ; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác ;
5- Mở rộng sự hiểu biết lẵn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây :
1- Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ;
2- Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
3- Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật này ;
4- Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo chí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng ;
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật.
Quản lý Nhà nước về báo chí
Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :
1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo ;
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí ;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí và các quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý Nhà nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Những điều không được thông tin trên báo chí
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây :
1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ;
2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác ;
3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước : bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định ;
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản.
Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản.
Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
Tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản.
Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
Đạo đức nhà báo Là trách nhiệm
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc". (1)
Như vậy có nghĩa là, suy cho cùng quan niệm về đạo đức nghề báo cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt - xấu, thiện - ác. Lạm dụng báo chí vì lợi riêng là việc làm xấu, ác. Công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta cần chống lại sự lạm dụng báo chí, một khía cạnh quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, để gìn giữ năng lực giải quyết vấn đề của hệ thống truyền thông trong một nền dân chủ, ngược lại với kết quả không mong muốn và một số lỗi lầm thực tế của báo chí hiện nay.
Đừng đánh cắp tác phẩm của người khác
Đừng lấy cắp tin, bài và ảnh của người khác để đưa vào báo của bạn, trừ khi bạn đã xin phép trước và tôn người ta lên bằng cách nói cho độc giả biết là họ đã làm công việc đó. Kể cả những tài liệu trên Internet cũng phải được trích nguồn rõ ràng. Nếu không làm như vậy tức là bạn đang lừa dối độc giả. Và bạn đang vi phạm quyền tác giả của các nhà báo bị bạn đánh cắp tác phẩm.
Hãy công bằng
Công bằng và cân bằng là hai yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với một bài báo. Cần phải có một bài báo hoàn chỉnh và không được bỏ qua những chi tiết quan trọng. Phải tìm mọi cách có thể để có ý kiến của những người bị buộc tội có hành vi sai trái. Khi đưa tin, bài hoặc ảnh về tội phạm thì đừng đối xử với họ như là tội phạm chỉ vì cảnh sát đã bắt họ. Mọi người có quyền bảo vệ mình ở tòa. Họ vẫn vô tội cho tới khi nào tòa xem xét bằng chứng và ra phán quyết rằng họ có tội.
Hãy biết thông cảm
Cần rèn luyện tính cẩn thận, nắn nót khi đưa tin, bài và ảnh. Tránh dùng những ngôn ngữ bậy bạ như chửi bới hoặc miêu tả thô tục những hành vi tình dục hoặc cơ thể người. Tránh những gì quá lộ liễu hoặc kinh dị, đặc biệt là khi đưa tin về tai nạn, tội phạm và thảm họa. Hãy nghĩ tới cảm giác của người nhà nạn nhân. Bạn sẽ nghĩ thế nào nếu như cái chết của em gái mình được miêu tả cặn kẽ và xác bị phơi bày trên mặt báo? Có cần phải dùng tên và hình ảnh của một nạn nhân nhỏ tuổi bị cưỡng dâm không nếu việc đó gây ra sự nhục nhã cho em đó ở địa phương
Tôn trọng quyền riêng tư
Mọi người có quyền được sống cuộc đời của họ một cách yên ổn. Bạn nghĩ thế nào nếu một tờ báo phơi bày cuộc sống tình yêu hoặc vấn đề sức khỏe của bạn cho cả thế giới biết?
Tôn trọng nguồn tin
Bạn có trách nhiệm không chỉ với công chúng mà cả với nguồn tin. Ví dụ, nếu nguồn tin trao cho bạn một thông tin nhạy cảm với điều kiện bạn không được nêu tên họ thì bạn phải giữ lời. Bạn không được nêu tên nguồn tin ở trong bài hoặc ở những chỗ khác. Việc đó có thể gây hại cho đời sống cá nhân hoặc công việc của nguồn tin và đôi khi còn làm nguy hiểm tới tính mạng của họ.
Thảo luận với đồng nghiệp
Khi có vấn đề liên quan đến đạo đức, đừng tự mình giải quyết. Hãy tranh luận với đồng nghiệp. Hình dung xem hành động của mình sẽ tác động như thế nào đến người khác. Ai sẽ được? Ai sẽ mất? Ai sẽ bị hại? Xem các nhà báo khác giải quyết những vấn đề tương tự như thế nào.
Bộ nguyên tắc đạo đức
Tất cả các cơ quan báo chí đều nên xây dựng một bộ nguyên tắc đạo đức cho phóng viên và biên tập viên của mình. Nên xác định rõ loại hành vi nào có thể có ở các nhà báo và loại hành vi nào thì không thể chấp nhận được. Cũng nên xác định rõ những người vi phạm các nguyên tắc này thì sẽ bị xử phạt như thế nào. Tất cả các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí đều được cung cấp và hiểu rõ bộ nguyên tắc đó./.
Thực trạng quản lý nhà nước về báo chí
Theo quy định của Luật Báo chí năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung), cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm: cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương (Bộ Thông tin và truyền thông); các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
1.1. Quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Luật Báo chí quy định, Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí trên nhiều lĩnh vực, điển hình là các lĩnh vực sau:
1.1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển sự nghiệp báo chí
1.1.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí
1.1.3 Thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí
1.2. Quản lý nhà nước về báo chí ở các bộ, cơ quan ngang bộ
1.3. Quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương
2. Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
2.1. Yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí
2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
2.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí phù hợp
2.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí
2.2.3 Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực báo chí
2.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí
2.2.6 Hoàn thiện cơ chế quản lý
Hiện nay, việc tổ chức thực thi pháp luật báo chí của các cơ quan nhà nước vẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
2.2.7 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật báo chí
Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật báo chí để các chủ thể tuân thủ, thực hiện là một vấn đề quan trọng. "Trong giới phóng viên, biên tập viên, thậm chí cả lãnh đạo một số cơ quan báo chí vẫn còn hiện tượng chưa nắm vững nội dung hoặc nhận thức chưa đầy đủ về Luật Báo chí"
2.2.8 Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Đây là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước về báo chí vì báo chí có quan hệ trực tiếp tới chính trị. Báo chí không những phản ánh dư luận mà còn tạo ra và hướng dẫn dư luận. Vì vậy, hoạt động này cần diễn ra thường xuyên, nhanh nhạy để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về báo chí.
Thực trạng xuất bản
- Xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm thuộc địa phương;
- Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật;
- Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Cấp giấy phép cho các cơ sở in xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức thuộc địa phương.
- Cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với cơ sở in thuộc địa phương.
- Cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.
- Tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh hồ sơ xin phép thành lập Nhà xuất bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước thuộc tỉnh;
- Nhận lưu chiểu, tổ chức kiểm tra nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn; kịp thời xử lý khi phát hiện xuất bản phẩm lưu chiểu vi phạm pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên kiểm tra lưu chiểu; quản lý kho lưu chiểu xuất bản phẩm;
- Thực hiện quản lý Nhà nước về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động xuất bản;
- Thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động in; xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở in trên địa bàn được cấp giấy phép theo thẩm quyền;
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm, quảng cáo trên xuất bản phẩm;
- Tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm hoặc đình chỉ việc in xuất bản phẩm đang in nếu phát hiện nội dung xuất bản phẩm vi phạm Luật Xuất bản và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do địa phương cấp phép; tạm đình chỉ việc phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản của cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại địa phương;
- Thực hiện việc tiêu huỷ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật về xuất bản khi có quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top