abc

[Zhihu] Chuyện nào biết càng sớm càng có lợi?
-----
Người dịch: Bảo Phạm | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
-----
[+236,468likes] Tính đến thời điểm hiện tại, có những kinh nghiệm nào mà bạn cho rằng việc “lĩnh ngộ” được nó đối với bạn là quan trọng nhất, nếu như có, thì đó chính là: “Cuộc đời giống như một màn đầu tư sản phẩm, giá trị M.e.a.n r.e.v.e.r.s.i.o.n (đảo chiều trung bình), thứ sâu thẳm nhất trong con tim, đang thúc đẩy bạn, chính là thứ d.ục vọng “thật thà” nhất của bạn, là thứ quyết định bạn – sẽ là một người như thế nào ở bây giờ, hoặc sau này." (dg: đảo chiều trung bình, một thuật ngữ tài chính, bạn hiểu nôm na là giá một vật sẽ chậm rãi sẽ trở về mức trung bình theo thời gian.)
Cuộc đời tôi, bởi vì thường xuyên trốn học nên bị đ.ánh k.ỷ l.uật kém, y.êu s.ớm, đ.ánh n.hau, đi đá bóng gãy chân, những thứ này cách đây mười năm đều rất bình thường, thực ra có thể nói rằng rất nhiều học sinh Trung Quốc đều đã trải qua tuổi thơ như thế. Học tại một trường tiểu học top đầu, kì thi trung học phổ thông đứng trong mười người đầu tiên, thi cấp ba điểm số cũng vô cùng nổi bật. Sau đó tôi ngừng học ở đại học Phúc Đán, ra nước ngoài, đi tới một trường đại học tốt nhất ở Bắc Mỹ.
Tôi đi trên con đường đời ấy, cho đến khi vào đại học, luôn cho rằng mô hình xã hội “kim tự tháp” là do từng tầng một “sàng lọc” tạo thành. Thật sự là vậy, ít ra từ góc nhìn của một học sinh đang còn trong khuôn viên trường học, những người không thi đỗ trung học, những người thi trượt đại học, hoặc những người ra nước ngoài du học ở những trường đại học không nổi tiếng, nếu đem so sánh với những người bạn học đang học ở đại học Nhân Dân, Thanh Hoa, Harvard, ở đó: những người học yếu hơn sẽ sợ bị loại ra ngoài trong một cuộc đua tâm lý, loại “cầu độc mộc” tàn khốc này khiến những người đó cực kỳ nghiêm khắc với bản thân.
Sau khi tốt nghiệp, bước đầu tiên của họ là tiếp quản việc làm ăn giàu có của gia đình, tốt nghiệp Harvard đi tới những ngân hàng top đầu, tốt nghiệp Thanh Hoa, Bắc Đại đi tới những sàn chứng khoán nổi tiếng, còn những học sinh tốt nghiệp trường hạng ba tìm một công ty nào đó, mỗi tháng lãnh số lương b.èo b.ọt sống t.ạm b.ợ qua ngày, những thứ này đều phù hợp với b.ộ m.áy x.ã h.ội.
Nhưng chỉ sau vài năm, mọi việc bắt đầu trở nên kỳ quái. Một số người đương lúc học có thành tích vô cùng ưu tú, sau khi tốt nghiệp thuận theo kỳ vọng của họ mà vào ngân hàng, b.án m.ạng làm việc, dần dà chịu không nổi áp lực nữa, từ chức, đi tìm những công việc áp lực nhỏ hơn, sống những ngày tháng ổn định với vợ, con cái và cái bếp lò lúc nào cũng ấm áp ở Mỹ; lại có những kẻ học hành bình thường, lên lớp thi đi thi lại nhiều lần, trở về nước lập nghiệp, hiện tại đã có chút ít thành tựu; một vài người tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, làm không đẹp, cuối cùng đem cả công ty m.ang đi b.án, p.há s.ản cũng có; cũng có những kẻ xuất thân vô cùng kém, ngoài thời gian làm việc còn cần cù tận tâm theo đuổi đam mê viết văn, bây giờ cũng thành tác giả nổi tiếng.
Trình độ tự do kinh tế của một người càng cao, những trói buộc của xã hội đối với kẻ đó càng ngày càng thấp, vậy thì, rốt cuộc thì thứ gì sẽ quyết định con đường mà bạn đang đi là đúng đắn?
Thứ gì? làm những học sinh đã từng rất ưu tú ấy, về sau lại vô cùng bình phàm, thứ gì vào thời đó khiến những học sinh vô cùng bình thường, càng về sau càng làm ra những chuyện đã hoàn toàn siêu việt rất nhiều lần con người của họ trước đây? Tôi nghĩ những đồ vật ấy ngày nay và hai ngàn năm trước không có gì khác biệt. Đó gọi là k.hát v.ọng!
Tôi phải nói rõ ràng một điều này, bài viết này không phải để p.hán xét lựa chọn của bạn hay bất kỳ ai. Hạnh phúc lớn nhất của một người chính là việc bạn nhân từ với mọi người và xã hội nhân từ với bạn. Cuộc sống bình thường cũng tốt, đ.ấu t.ranh k.hốc l.iệt cũng đẹp, chỉ cần thứ cuối cùng bạn đạt được – là thứ mà bạn muốn! thì tất cả cuộc sống đều đáng ăn mừng. nhưng thứ cuối cùng mà tôi hiểu rõ nhất chính là: Tất cả giai đoạn “sàng lọc” (thi cử, phỏng vấn) trong cuộc đời bạn, chỉ mang tính hình thức, đừng để những tiêu chuẩn nhất thời ấy làm bạn lạc lối. Định nghĩa cuối cùng: Năng Lực và D.ục V.ọng chính là hai thứ tổng hợp nên con người bạn.
Do vậy mà dù lúc tốt nghiệp bạn cố kết quả xuất sắc, nhận được một công việc lương cao áp lực cao, nếu như bạn không phải là một người có “d.ã t.âm” lớn, vậy thì sớm muộn bạn cũng bị công việc ấy ép phải từ chức; kể cả bạn học khoa học công nghệ hay lập trình, nếu như niềm đam mê mãnh liệt của bạn là sáng tác văn, vậy thì sớm muộn cũng có một ngày, bạn sẽ dùng thời gian nhàn rỗi sau công việc của mình cầm lên cây bút. Có lẽ t.hân x.ác bạn cống hiến cho công việc để nhận về tiền lương, nhưng con t.im bạn lại đặt trên quyển sách.
Số đông người đều tin rằng, Nếu như Lý Bạch làm quan, sẽ có một ngày ông ấy cưởi giày m.ắng Cao Lực Sĩ, ông ấy cuối cùng cũng sẽ l.ang t.hang giang hồ. Vì sao ạ? Bởi vì ông ta là một người với con tim tràn đầy chủ nghĩa lãng mạng, làm sao có thể g.iết c.hết tâm hồn thơ của nghệ sĩ bằng một tờ giấy phong quan?
(dg: Cao Lực Sĩ – một t.hái g.iám làm quan thời nhà Đường, địa vị cực cao)
Vì thế sau này, mỗi năm khi tôi gặp những sinh viên muốn học tài chính, tôi đều nghĩ giống nhưng những người thế hệ trước đây, thích hỏi họ một câu hỏi thế này: Tại sao bạn thích tài chính? Thích phân đoạn tài chính nào? Tại sao lại thích phân đoạn này? Bạn cảm giác nó sẽ mang lại cho bạn thứ gì?
Tôi cũng một lần lại một lần nghe được những đáp án dưới đây:
“Tài chính rất kích thích, đủ khả năng thay đổi thế giới”
“Tài chính cần một bộ não toán học, tôi học toán rất tốt”
“Tài chính kiếm nhiều tiền, là một công việc rất hãnh diện!”
Tôi thích M&A, trực giác mách bảo!”, và rất nhiều câu trả lời khác.
(dg: M&A là mua bán và sáp nhập các công ty trên thị trường)
Đương nhiên tôi cũng ngẫu nhiên gặp được một hai người, ăn nói hùng hồn, họ nói với tôi bọn đã nắm vững tài chính và hiểu rõ nó, nói với tôi rằng mọi sự kiện trong đời đều tỏ rõ rằng họ với ngành tài chính có “duyên”!
Nhóm người thứ nhất làm tôi dở khóc dở cười, nhóm người thứ hai, cho dù đáp án của bọn họ không quá toàn diện và chính xác, dù câu trả lời của bọn họ có một chút “làm bộ làm tịch”, tôi vẫn như cũ cho rằng trình độ yêu mến và k.hát v.ọng công việc đó của bọn họ vượt xa hơn, mạnh mẽ hơn nhóm người đầu tiên rất nhiều, bọn họ có thể vùng vẫy khỏe mạnh trong công việc họ chọn. bởi vì lúc bạn phát hiện thực chất của ngành tài chính, và cũng là do ngành ấy được thổi phồng đầy kích thích trong phim ảnh và sách báo, thực tế và phim không hề có chút liên hệ nào với nhau. Vẫn còn có một thứ khác khiến bạn nguyện ý làm việc, bởi vì ngành tài chính có thể cung cấp cho bạn một mức lương cao. Tôi tin rằng sớm muộn cũng có một khắc thời gian, bạn sẽ phát hiện ra cảm giác thỏa mãn khi tiêu tiền còn không bằng một bữa cơm tối ngồi với vợ, không bằng một năm có thể đi du lịch 5 tháng vòng quanh thế giới, không bằng việc bạn ngồi viết một đoạn code (mã), không bằng cầm cây bút viết một trang tiểu thuyết. Đem một công việc làm tới 8/10 có lẽ là vì tiền, nhưng làm một công việc tới trình độ đỉnh cao nhất – thứ đó cùng với tiền không hề có liên quan!
Còn một chuyện khác muốn nhắc lại, vào những năm sống ở Bắc Mỹ, có vài mùa hạ tôi sống ở Vancouver. Có một tối mùa hạ, tôi ngồi ở cổng sân sau, ngắm nhìn đứa cháu họ trai gái mới 7 tuổi đang chơi đuổi bắt với con của nhà hàng xóm. Mặt trời xuống núi, cả một bầu trời đều đỏ rực, mùa hạ ở Vancouver không nóng chút nào, ánh sáng còn sót của chiều tà chiếu lên trên người, ấm áp nhẹ nhàng. Khoảnh khắc đó, cuộc sống nhàn hạ ở Vancouver tích lũy trong nhiều ngày phảng phất như cùng nhau vỗ mạnh lên tim tôi. Trong một giây, tôi cảm giác bản thân như một lão già, mỗi ngày lao động ở nơi có núi tuyết biển lớn, d.ắt c.hó đi dạo, làm cơm, đánh bài với bạn, làm bạn với trẻ con.
Tôi nghĩ rất nhiều dân di cư đang sinh sống ở hải ngoại chắc đều đang nghĩ như tôi. Vancouver, Melbourne, Orange County, những nơi như vậy như một viện dưỡng lão khổng lồ, cả một thành phố “không tranh với đời” nằm im ở đó, với những thành phố cạnh tranh từng phút từng giây như Thượng Hải, Bắc Kinh, New York tạo thành hai thái cực tương phản rõ ràng. Tôi cũng đoán rất nhiều người Trung Quốc phấn đấu cả một đời chính là hi vọng bản thân họ có thể bước ra từ sức ép của xã hội. nhưng trong cái nắng chiều chạng vạng đẹp như tranh này, tôi chỉ có một cách nghĩ duy nhất chính là tôi muốn nhảy ra khỏi nơi đây. Tôi còn chưa tới 25 tuổi, tôi muốn rời xa nơi này, tôi muốn bản thân mình lăn lộn trong hồng trần, muốn làm một số việc, tôi vẫn nghĩ Vancouver rất tốt, nhưng tôi, không muốn dừng chân ở đây!
Lúc tôi xin được một công việc khác và về nước, tôi cũng biết đây chưa hẳn là một lựa chọn đúng đắn, nhưng lựa chọn này đối với tôi lúc đó, là một lựa chọn chính xác! Bởi vì khi bước ra một bước này, tôi mới biết thứ kế tiếp tôi cần là gì, mà không phải là t.hể x.ác sống sờ sờ nhưng con tim đ.ã c.hết ở tuổi 25.
Trở lại vấn đề đã nêu, tôi nghĩ tuyệt đại đa số học sinh Trung Quốc quay đầu trở lại những ngày còn ở trong trường, hay bước ra một bước, tiến nhập những ngày vật lộn trong xã hội, điều tiếc nuối nhất là không có một ai nói với họ câu này: Chuyện quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn là bạn phải Hiểu-Rõ-Ràng-Mình-Là-Ai? Tôi là ai? Tích cách tôi thế nào? Tôi thích hợp làm công việc gì? Tôi thích hoặc không thích những cách sống nào. Nhưng buồn ở chỗ, trước mắt những thứ này lại là chỗ thiếu nhất trong c.ơ c.hế g.iáo d.ục. Áp lực tàn khốc của xã hội ép chúng ta thông qua cái gọi là “con đường thành công”, từ đó ta lấy được tài nguyên xã hội (tiền lương chẳng hạn), nhưng mà hoàn toàn bỏ qua “động năng thôi thúc bên trong con người”, nó mới là nhân tố quyết định vị trí của bạn trong xã hội.
Những thứ này cuối cùng sẽ quyết định bạn vì thứ gì mà phấn đấu quên mình, là thứ cuối cùng quyết định lòng nhiệt tình và con tim trách nhiệm của bạn với công việc bạn đang làm, là thứ cuối cùng quyết định bạn, đem bản thân đặt ở vị trí nào mới cảm thấy dễ chịu nhất, là thứ cuối cùng quyết định ý nghĩa của đời người!
Nhưng điều quan trọng là: câu trả lời của những vấn đề đó vô cùng phức tạp, chưa chắc có thể lập tức đưa ra trả lời, và câu trả lời cho những vấn đề ấy còn không ngừng biến hóa, những vấn đề đó còn cần bạn để bản thân mình đối chiếu với thế giới, không ngừng truy hỏi, không ngừng định hình bản thân.
Thứ này mất quá nhiều thời gian, thậm chí phát sinh nhiều lần lặp đi lặp lại, sẽ không ngừng làm mới nhận thức của bạn với bản thân.
Thói đời luôn đem lựa chọn nhập vào người nỗ lực, cũng vĩnh viễn chui ra từ những người muốn rời đi, chỉ là bạn phải bỏ ra cái giá xứng đáng mà thôi. Còn chuyện định vị bản thân, tôi sợ rằng nên biết càng sớm càng tốt, bởi vì càng sớm biết, bạn càng có thể dùng cái giá nhỏ nhất để lựa chọn bạn có nên rời đi, hay là ở lại.
(dg: câu trả lời này nằm trong top câu trả lời nhiều like nhất của zhihu, nếu như bạn đọc xong mà hiểu thì xin chúc mừng.)
nguồn :https://www.zhihu.com/question/23819007/answer/107332874
nguồn ảnh: google

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: