Chương 4: Kịch lụa đào

Trong cơn hối hả tất bật của những người dân thi đua nhau dọn nhà, dọn cửa. Màn đêm lần nữa lại buôn xuống mạnh hơn, thắt chặt hơi thở của bọn dân làng trong bản. Cơn gió buốt lạnh cuồng cuộng thổi trên ánh lửa đỏ bập bùng trong khu rừng kèm theo những âm thanh dồn dập tiếng bước chân đổ xô chạy xuống dưới bản. Dường như mọi thứ đều tấp nập không một giây dừng lại, nhưng ở một góc khác của vùng đất này. Có một nơi yên bình đến thơ mộng, vẻ đẹp của dòng nước xanh hoà vào cái sắc của ánh trăng trong trong. Càng làm cho khung cảnh trở nên huyền dịu.

Một mạn thuyền cứ trôi hững hờ trên dòng sông Linh Hương nhưng chẳng ai có thể thấy được, nó ẩn mình trong làn sương mờ đục nơi đây. Thấp thoáng trong bóng trăng, nhành liễu thưa thớt đung đưa qua lại. Đứng từ xa, người dân trong làng vẫn thường bắt gặp một mảnh gấm đỏ rực được treo trên nhành cây ấy. Đó chính là tấm lụa đào trong truyền thuyết, nó thuộc về cô gái đã chết oan ức cách đây năm năm. Cô mang trên mình cái tên đẹp đẽ như một viên ngọc của sự diệu kỳ. Linh Ngọc.

Trải dài theo lịch sử của bản làng Đào Kịch, cách đây không lâu. Đã có một huyền thoại xuất hiện, đó là Cung mĩ nhân. Nàng sở hữu được nhan sắc ngọc ngà không ai sánh nổi, ngày ấy lại bỗng xuất hiện tại vùng đất này. Lúc đó, khu làng ở đây vẫn còn rất đùm bọc, ấm áp chở che, yêu thương nhau hết mực bằng trái tim thuần khiết nhất. Và chính ngày ấy, có một vị lữ khách đã vô tình ghé thăm ngôi làng này.

Cô ấy được người đời đồn đại, là một người con gái quý tộc mang trên mình số kinh nghiệm dày dặn về vải và lụa cũng chính là mĩ nhân trong truyền thuyết được truyền miệng ở nơi đây.

Chuyện kể rằng, ngày hôm ấy trên đường đi bộ về thành, vì đắm say vào cảnh sắc nơi đây. Nên cô bước từ từ chậm rãi, để thưởng thức vẻ đẹp bao quát ở vùng đất này để tuân theo mệnh lệnh vua cha. " Đem về cho đất nước một loại vải hoặc lụa mới chưa ai tìm ra, nó phải sở hữu một sắc đẹp vĩnh hằng không thể tàn phai ". Mang theo mình một chiếc lọ đựng rượu hoa, tay kia cầm một cái hộp nhỏ chứa con tằm. Hàng hoa đào ở bản làng mùa ấy rất đẹp, phải nói nó rực như một buổi hoàn hôn trên nền trời biên biếc. Đôi lúc lại đung đưa trong cơn gió se se lạnh, ngay khoảnh khắc mà một nhành đào chợt chạm nhẹ vào tay Cung mĩ nhân, cô đã nhanh chóng nhận ra loài hoa này có thể làm nên một thứ lụa tuyệt sắc vì làn da nhạy cảm của mình.
Nhanh chóng cho tay vào hũ bóc ra một con tằm, với cánh tay điêu luyện cô ta thả cho con tằm ấy nằm khắp trên những cây đào đỏ hồng đẹp mắt để bắt đầu cho tơ. Chúng dần gặm những nhành lá, dưới sự cho phép của dân làng, Cung mĩ nhân được ở lại đây. Cô ta nhân lúc tá túc, ngày đêm đều ghi lại từng bước một để làm mảnh lụa này. Lỡ mai sau thành công, còn có cái truyền lại kiến thức cho con cháu của mình. Không bao lâu sau, những cây đào đã bị ăn sạch những khóm hoa xin xắn phủ đầy màu hồng phấn. Giờ đây khắp nhành đào chỉ còn lại là những cái kén treo ngược. Bên trong chứa một con tằm già, bên ngoài bọc một loại sợi rất mềm mịn và có mùi thơm nhè nhẹ như hoa đào. Sau ấy, cô ra lệnh cho quân lính thu nhặt kén tằm đã kết thành tơ về để bắt đầu làm lụa. Kèm theo, cô đã cho quân trả dân làng 5 lượng vàng cùng lời cảm ơn chân thành để đền đáp công ơn ấy.
Với kinh nghiệm dày dặn, cô nhanh chóng cho sản xuất loại gấm mới mà mình tự tìm ra. Dân làng ở bản trên lẫn bản dưới đều tấm tắc khen lấy khen để, người dân giàu có nhiều lúc còn trả cả mười lượng vàng để gom tất thảy những thớ lụa còn lại về. Điều ấy có lẽ đã chứng minh cho việc cô thành công khi làm theo lời nói của vua cha. Tuy rằng danh vang khắp chốn, thành công nườm nượp kéo đến cuộc sống nhưng sau đấy 3 tháng cô trở bệnh nặng và qua đời trong một cơn bạo bệnh.
Để tưởng niệm cho Cung mĩ nhân, một người đàn bà trẻ tuổi đã dùng mảnh lụa đào
để múa trong một điệp khúc trầm lắng. Vì quá cảm động, vua cha cho truyền lại quyển sách của con mình cho cô ấy. Điệu múa cùng mảnh lụa đào dần dần được truyền đi khắp nơi và cũng đã trở thành vật tượng trưng cho bản làng " Đào kịch ".

Sau đó vài chục năm, người kế truyền điệu múa Đào Thiên Thu ấy chính là Ngọc Linh, người đã chết oan ức trên dòng sông này.

Tích xưa truyền lại, tại bờ sông này. Có một chuyện tình bi ai giữa chàng trai và cô gái tâm đầu, ý hợp, nay đã bỏ lại thân xác nơi đại ngàn thăm thẳm, quyến luyến hồn phách mà để lại cho đời sau một truyền thuyết không phai, không nhạt...

Trong một đêm trăng xinh xắn, chiếc gấm hoa xinh xắn uốn lượn vài đường trên vành áo tất truyền thống mà cao sang. Phúc Kinh phất phất nhành hoa anh đào cổ vũ cho Linh Ngọc trong đêm thi ở hội làng. Ngập tràng tiếng vỗ tay như những đòn pháo khổng lồ nổ vang khắp trời.

Hôm ấy chẳng biết có điều thần kì nào, mà Linh Ngọc đã đậu giải nhất cuộc thi múa gấm tại làng Đào Kịch.

Kí ức như những đợt gió đêm, lại kéo về trong đầu óc của cả hai đứa. Nhớ ngày đầu tiên, hai cô cậu gặp nhau vào cái đêm Ngọc đang trên sàn tập kịch lụa đào với những đường tơ óng ả xinh mắt. Phúc Kinh là một cậu bé dũng cảm, duy nhất và đầu tiên dám bỏ ra tiền để mua bông tặng cho cô gái Linh Ngọc xinh đẹp hôm ấy. Cái dáng vẻ hậu đậu, lấm lem bùn đất của Kinh khiến cho cô vừa giận vừa thương.

" Đâu cần mua quà cho tớ! Tớ chỉ cần cậu vẫn ở đây ủng hộ sàn diễn này là được! "

Hai đứa trẻ tíu tít nhìn nhau cười và chính cái đêm đó Linh Ngọc đã biết rằng Phúc Kinh phải dùng khoảng thời gian ít ỏi của mình để cắt cỏ trên ruộng đồng bát ngát cho tá điền. Cố gắng kiếm thêm tiền mướn, chỉ để mua vé để được nhìn thấy Linh Ngọc múa hát trên sàn diễn đầy lộng lẫy ấy.

Nhớ lại một hôm trời đầy nắng, ruộng đồng đang buổi ban trưa. Linh Ngọc khẽ nấp sau gốc đa nhìn xem có chuyện gì, vì nghe thấy tiếng la í ới của cậu ngoài đồng ruộng.

" Tha cho tôi đi mà... Tôi biết rồi... Lần sau sẽ không gặt trúng lúa của ông nữa... Tha cho con đi ông... Á.... "

" Mày đã cắt trúng lúa của đồng tao dù chỉ một cọng, cũng phải đền trăm lượng cùng mười cây roi! " Nói rồi, ông tá điền lại ra lệnh cho hai kẻ bên cạnh quất xuống từng đợt gai góc đến điếng người.

" Xin ông... Ông tha cho con.... Ông tha cho con đi mà.... A " Vừa né những nhành roi đầy gai vừa hét lên những âm thanh the thé đến điếng lòng.

Dưới góc nhìn của Ngọc, cô đứt gan đứt ruột khi quan sát thấy cảnh Phúc Kinh bị đè đến nằm rộp xuống đất và hành hạ đến như vậy. Không thể chịu nổi cơn dồn ép đó thêm nữa, Ngọc chạy xuống đồng ruộng đưa cho bọn chúng một túi tiền rồi dắt tay cậu chạy theo. Đi đến đoạn khuất xa căn nhà nằm ở đầu làng, dừng tại dòng sông đang yên lặng chảy những giọt nước trong xanh xuyên qua bải cỏ trên bờ.

" Là Ngọc sao? Cậu cứu tớ.... Cảm ơn cô gái xinh đẹp của tui! " Đứa trẻ khúc khích cười hiền.

" Cô gái xinh đẹp nào của cậu? Mà nè, từ nay nhớ đừng có đi làm nữa nha hông. Thấy cậu bị đánh vậy tớ không kìm lòng nổi.... Mai mốt có gì tớ nói với bố mẹ trả tiền cho cậu đi xem kịch miễn phí cho! "

Và kể từ đó dần dần, Ngọc có nhiều dịp gặp Kinh hơn. Hai cô cậu có những hôm trời tối rủ nhau ra bờ sông ngắm nhành liễu đang rũ xuống mặt hồ trong xanh như đá ngọc bích. Càng lớn, cả hai càng phát triển rồi dần dần lộ ra những sắc đẹp trời phú. Dân trong làng vì thế mà hay tấm tắc khen lấy khen để rằng hai đứa có tướng phu thê với nhau. Và tính đến nay cũng đã mười năm gắn bó cùng nhau rồi.

Tại bờ sông, hai cô cậu ấy đang tủm tỉm cười với nhau. Dưới tán liễu thưa thớt đang đung đưa trong cơn gió đêm lành lạnh, giọng của Kinh cất lên nhè nhẹ.

" Thế là Ngọc đạt giải nhất rồi! Chúc mừng cô gái hôm nào còn rủ tôi xem bà luyện ngoài bờ ruộng nhá! "

Nghe đến đó, khác với vẻ cười mỉm lúc nãy. Linh Ngọc trầm giọng xuống, cô không còn vui như lúc ban đầu, khoé mắt bắt đầu rỉ ra vài giọt thủy tinh lỏng.

" Sắp đến cái ngày anh phải đi lên thành phố chiến đấu rồi phải không Kinh... Nơi đó đất khách quê người, em sợ... Em sợ chúng mình sẽ chẳng thể gặp lại nhau thêm lần nữa... Em sợ mất anh lắm... Hức.. " Nước mắt Ngọc từng giọt rơi rớt xuống thảm cỏ xanh mướt.

" Ơ kìa! Tôi không bao giờ cho cô khóc đâu! Nín dứt! Phúc đã nói là sẽ về mà! Yên tâm đợi tôi ở nhà, khi nào đi lính về sẽ nhất định cưới Ngọc làm vợ! "

Cậu vừa nói, vừa đưa đôi bàn tay đã đen cả lại, nó sần sùi, dính đầy nạm và có đôi mùi thuốc súng vươn lên mái tóc của Ngọc.

" Cậu... Cậu đã hứa rồi đó! Mình sẽ gáng đợi đó.... À! Mà tớ quên mất... "

Ngọc vừa nói đến đây, liền loay hoay đưa tay vào túi tìm một vật rồi đưa qua cho Kinh

" Cái này... Là kẹo đào làng mình làm à? "

Ngọc gật nhẹ đầu, cười một cái. Đôi mắt ngọc ngà có màu ánh trăng làm cho Kinh xao xuyến động lòng mà níu kéo cậu ở lại.

" Này! Cô mà còn nhìn nữa, là tôi ở nhà luôn bây giờ! "

" Hihi, à mà em có đem theo bộ áo Tấc với mấy mảnh gấm. Hay là tôi diễn cho ông xem luôn ha! "

" Được! Được! "

Linh Ngọc sau đó chuẩn bị đồ, mang trên mình bộ áo Tấc đỏ rực. Hai tay cầm những mảnh gấm ngũ sắc bắt đầu múa lên với những giai điệu hoà âm đậm chất đặc biệt. Dưới ánh trăng bàn bạc, một mạng thuyền từ từ chèo qua sông. Trên ấy, đang có hai con người lặng lẽ nhìn nhau cười.

Sau một đêm trường dài dẵng. Vào sáng hôm sau, khoảng năm giờ. Khi gà còn chưa gáy, một dáng hình mảnh mai chạy thục mạng về phía bờ sông, trên người mặc một bộ áo mà ngày nào cô còn dùng nó để diễn cho Phúc Kinh xem. Vừa hít lấy hít để không khí dần cạn kiệt đi, lấy hơi sức còn lại nhìn quanh một lượt nhưng chẳng lấy bóng dáng anh đâu. Linh Ngọc chợt hỏi anh lái đò rằng chuyến tàu chở Kinh đã đi chưa, thì nhận lại cậu trả lời không như mong đợi.

" Thằng Phúc Kinh đúng không cô? À thằng đó qua sông lúc ba giờ rồi! Tại nó sợ cô lo cho nó nên phải đi sớm! Mà cô yên tâm, khoảng ba tháng nữa thôi nó sẽ về mà! "

Trước sự khuyên ngăn của gia đình và dòng họ, cứ mỗi đêm không có lịch diễn cô lại ra ngoài bờ sông với bộ áo Tấc tuyệt sắc. Mắt hướng về phía đồi núi, rừng xanh đang chứa đựng từng vệt dài của ánh trăng chiếu đến, đó là nơi Phúc Kinh khởi hành ra đi... Lúc nào cũng vậy, trên mạng thuyền đơn độc. Những cơn gió đìu hiu trôi qua từng đợt, cô luôn ôm trong mình lòng mong muốn được gặp lại chàng trai hôm nào còn ở đây. Đợi một ngày anh sẽ quay trở về lấy cô làm vợ.

Ba tháng sau, lúc này quân giặc đã bị đánh đuổi. Để lại tro tàn của bản làng Phan Liệm. Làm hầu cho quan, người mang tên Linh Ngọc đã phải chứng kiến cảnh tượng hết sức bàng hoàng. Làng Đào Kịch đã bị giết đến cả trăm con người, lại còn phải đổi lại tên khác. Đau đớn vô cùng, cô đành ôm nổi thù hận mà viết thư gửi cho anh chàng Phúc Kinh ngày nào. Tính đến hôm nay, cuộc chiến tranh đã chấm dứt hơn được một tuần qua. Những người lính chiến đấu đã trở về hết, nhưng còn.....

" Phúc Kinh... Anh đâu rồi? " Ngồi trên mạng thuyền đang hững hờ trôi trên dòng sông, mênh mông rộng lớn. Lời kêu than của Ngọc chỉ như một thứ tiếng rất nhỏ vang ra bốn bề bát ngát. Nhưng rồi chẳng nhận được hồi âm...

" Anh đã hứa... Đã hứa sẽ... Sẽ lấy em về làm vợ kia mà.... Vậy mà hôm nay... Ngày cưới của đôi ta chỉ còn một mình em tồn tại... "

Nói đến đây, Linh Ngọc đột ngột đứng dậy. Cô vung tay múa trên mạng thuyền, khúc ca tráng lệ cất lên trong mùa xuân tươi thắm. Nhuộm đỏ một chuyện tình bi thương, đâu đó trên dòng sông một mạng thuyền nữa đang dần dần tiến đến gần hơn.

" Anh thấy em múa có đẹp không? Phúc Kinh.... Bộ áo này anh đã từng rất thích nó vào ngày diễn của em đó! "

Cô vừa cười khúc khích, vừa hát vu vơ những câu cuối cùng rồi chợt dừng lại. Nhún chân, thân xác của Linh Ngọc đã chìm xuống đáy sông với lòng hận thù không thể nguôi ngoai được.

" Áaaaaaaa "
" Chuyện gì vậy? "
" Có xác người trôi kìa! "

Hai chàng trai nhìn và chỉ trỏ vào cái xác người đang thối rữa dần đi. Nhưng bên trong thân xác ấy vẫn còn ôm một vật gì đó.

Không bao lâu sau, khi hai cậu trai trẻ liên lạc với người dân trong làng vớt lên để mai táng thì ngày đó. Phúc Kinh mới trở về với hai chiếc áo cặp đẹp đẽ, mong chờ ngày cưới sẽ rộn ràng nhất, tưng bừng nhất.

Sẽ chăm lo cho cô suốt những ngày tháng còn lại của cuộc sống... Những ngày tháng sau khi chiến tranh kết thúc, anh đã chạy ngược tìm xuôi để kiếm một thợ may giỏi. May đúng một bộ đồ hợp nhất cho cô công chúa tuyệt trần của anh. Nhưng thật trớ trêu... Linh Ngọc đã tự kết liễu cuộc đời mình từ bao giờ! Xác cô khi phát hiện đã mục rửa đi, nhưng trong cơ thể vẫn còn ôm một bộ quần áo của anh. Có lẽ vì mong khi xuống địa phủ có thể lần theo mùi hương mà gặp được anh, đúng theo lời hứa năm xưa...

Đôi lúc, cậu tự mình đi ra bờ sông năm ấy. Nhìn lên mặt nước còn phản chiếu hình ảnh của một mảnh gấm bị vướng lại ở trên nhành liễu, cứ như đó là lời hứa bị mắc lại trên cây... Không bao giờ thành hiện thực.

Đôi lúc bên tai vẫn lắng nghe được câu hát của ai kia từ đằng xa vọng lại, nhưng thật ra chỉ là tiếng gió xào xạt vào những nhành liễu đung đưa mà thôi. Kinh ôm trong mình bộ áo đẹp nhất của cô, nước mắt cậu giàn ra. Cậu dùi mình vào bộ áo tất của Ngọc rồi oà lên như một đứa trẻ... Mãi mãi không dứt. Chẳng trách anh và em bội bạc chỉ trách mảnh tình ta sao mà trái ngang.

" Ông trời ơi! Sao tình con đau đớn thế này.. " Tiếng than khóc của chàng trai đầy mùi thuốc súng hoà vào màng đêm thăm thẳm.

Dưới màn nước bàn bạc, một bóng trắng đang chôn chân dưới ấy ngắm nhìn chàng trai lúc nào còn hứa với cô sẽ cưới nhau làm vợ làm chồng. Cả hai người ôm nhau trong vô vọng, cánh tay mềm dịu của cô nhẹ nhàng chạm lên mái tóc anh. Dường như Phúc Kinh đã biết cô ở gần đây nên đã chụp lấy bàn tay mỏng manh ấy, nhưng không may... Nó đang rữa ra và tan biến dưới ánh trăng đêm đẹp đẽ. Và sự đợi chờ của Linh Ngọc cuối cùng cũng đã có một tác dụng, một dấu ấn đậm sâu lên mảnh tình trái ngang của cả hai.

Quay trở về hiện tại, nơi bờ sông đang xảy ra chuyện. Cả năm còn người mệt lã đã tập hợp đầy đủ, ông Phúc thấy có điềm không lành nên đã lấy ra một cây nhang nhỏ cắm xuống bãi bùn gần gốc liễu. Từ dưới thân cây, làng hương trắng xoá bay lên nhè nhẹ rồi vút cao lên trời tạo thành một đường thẳng chếch về hướng đông nam.

" Lấy thuyền, ta qua sông bằng hướng đó. Nhưng còn dân làng trong bản? "

Ông Phúc ngơ ngác hỏi lại hai con người đang hốt hoảng và bần thần không đứng nổi, họ bỗng rít lên nhẹ rồi ngã rộp xuống bãi cỏ ven sông.

" Làng... Làng đào kịch bị quỷ ám rồi! "

" Chúng tôi là những người nằm trong tốp đi cư cuối.. không.... không thể! Không thể tin đượcccc!!!! "

" Có chuyện gì? Ông bà cứ kể! "

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top