raynau

 

RẦY NÂU - Brown backed rice plant hopper

Tên khoa học: Nivaparvata lugens

Họ :Delphasidae

Bộ :Homoptera

Phân bố và ký chủ

Xuất hiện ở các nước trồng lúa châu Á, có khí hậu nhiệt đới: Ấn Độ, Thái Lan…

Ký chủ: lúa, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gối.

Đặc điểm hình thái:

* Trưởng thành màu nâu có 2 dạng cánh: cánh dài phủ kín bụng và cánh ngắn khoảng 2/3 thân.

Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt. Trứng đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá.

Rầy non có 5 tuổi, lúc nhỏ màu đen xám sau thành vàng nâu, thân hình tròn, dài 1 - 3 mm.

*Vòng đời:

Tập quán sinh hoạt và đặc điểm gây hại:

Rầy nâu sống gần gốc lúa, cách mặt nước 10 – 15 cm chích hút ngay thân lúa. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Ban đêm leo lên đọt lá chích hút. Rầy có cánh thích vào đèn.

Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây => cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân 1 vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưởng => thân (lá) bị khô héo (cháy rầy).

Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus => bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển gây nên bệnh bồ hóng ở gốc lúa => cản trở quang hợp.

* Biện pháp phòng trị:

- Vệ sinh đồng ruộng: diệt cỏ, lúa chét.

- Không dùng phân đạm quá nhiều.

- Dùng giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy.

- Nếu thuận lợi thì nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.

- Không sạ cấy quá dày.

- Thời vụ gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều . thiên địch của rầy.

- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch của rầy.

- Thăm đồng thường xuyên nếu rầy xuất hiện với mật số quá cao có thể làm thiệt hại năng suất thì phải diệt rầy bằng một trong các cách sau:

+ 10 – 20 con/ 1000 m2

+ Rắc dầu gasol lên mặt nước.

+ Phun thuốc: Bassa, Mipcin, Padan, Trebon, Applaud, Admire.

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fanzhong