QUYÊN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NN, NGUOI SD

Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai là những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Cụ thể là quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

a. Quyền và nghĩa vụ Nhà nước

Nhà nước vừa là chủ sở hữu duy nhất đối với toàn bộ đất đai, vừa là người quyết định tối cao quá trình quản lý và sử dụng đất. Nhà nước là chủ thể đặc biệt, vì vậy có nhiều quyền đặc trưng:

* Quyền của Nhà nước bao gồm:

- Quyền chiếm hữu đất đai: nắm giữ, kiểm soát, chi phối, quản lý toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước

- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng thông qua hành vi giao đất, cho thuê đất, cho phép sử dụng đất

- Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền năng này hoàn toàn thuộc về Nhà nước mà không có một chủ thể nào khác có được.

- Quyền quản lý đất đai: Nhà nước vừa là chủ thể quyền lực về mặt chính trị, vừa là chủ thể quyền lực về mặt kinh tế, cho nên trong quản lý đất đai, Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật và hệ thống các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu của mình.

- Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính về đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất đầu tư

* Nghĩa vụ của Nhà nước:

Khoản 2 Điều 6 Luật đất đai xác định nội dung trong quản lý đất đai cũng chính là nghĩa vụ của Nhà nước bao gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

b.Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Người sử dụng đất là người trực tiếp thực hiện ý đồ của Nhà nước nhằm khai thác thuộc tính có lợi của đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Khi qui định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, Nhà nước tạo điều kiện để người sử dụng đất phát huy vai trò, phát huy năng lực tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho người làm nông- lâm nghiệp có đất sản xuất có chính sách tạo điều kiện cho nhân dân có đất để xây dựng nhà ở.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất bao gồm:

- Quyền và nghĩa vụ chung nhất của mọi đối tượng sử dụng đất không phân biệt hình thức sử dụng đất do nhà nước xác lập

- Quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền đó là những quyền, nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.

- Quyền và những nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch về đất đai.

Quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2003

1. Được cấp giấy chứng nhận QSDĐ;

2.Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

3. Hưởng các lợi ích do công trình nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

4. Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

5. Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 107 Luật đất đai 2003

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

2. Đăng ký QSDĐ, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người SD Đ có liên quan;

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về tìm thấy vật trong lòng đất;

7. Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrnguyen