Quyền lực, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

Quyền lực, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Phân tích mqh và lô gíc vận động để chứng minh nguyên tắc pháp lý là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.

Quyền lực ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói một cách khác, quyền lực là một quan hệ xã hội (tức có hoạt động tập thể của ít nhất hai cá nhân trở nên) có tính phổ quát, chi phối mọi thành viên trong xã hội; không ai có thể đứng ngoài quan hệ quyền lực, nếu không tham gia một quan hệ quyền lực ở nơi này, lúc này thì tham gia quan hệ quyền lực khác lúc khác.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền lực. Nhà chính trị học K. Dantra cho rằng, quyền lực có nghĩa là bắt người khác phải phục tùng. Còn nhà chính trị học người Mỹ L.Lipson thì xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành động phối hợp. Với một cách tiếp cận phổ quát hơn, những người Mác-xít quan niệm, quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi và phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, sức mạnh. Tựu trung, có thể khái quát, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh hay vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.

Quyền lực là một quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội, nên có nhiều tiêu chí để phân loại quyền lực. Các tiêu chí này có thể là tiến trình lịch sư xã hội (thần quyền, vương quyền, pháp quyền, v.v.), phương thức thực thi (bạo lực, tài lực, trí lực, v.v.) và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo tiêu chí thứ ba này thì quyền lực có thể bao gồm quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực công, v.v. Và đây là cách phân loại quyền lực được mọi người quan tâm hơn cả, bởi loại hình quyền lực phân theo tiêu chí này là loại quyền lực có tính chất chi phối toàn bộ xã hội cùng mọi quan hệ quyền lực khác vốn có trong lòng của một xã hội.

Bất cứ một loại hình tổ chức xã hội nào cũng đòi hỏi phải duy trì trật tự, và để duy trì trật tự , kỷ luật đó phải tồn tại một loại quyền lực xã hội hay còn gọi là quyền lực công. Quyền lực công là quyền lực nảy sinh từ một nhu cầu nào đó của cộng đồng nhờ đó cộng đồng có được tính tổ chức và trật tự. ở mức độ tập trung hơn. Khi xã hội hình thành giai cấp, thì quyền lực chính trị ra đời. Quyền lực chính trị là loại quyền lực của một giai cấp hoặc liên minh giai cấp, liên minh đảng phái. Nó nói lên khả năng thực tế của giai cấp, liên minh giai cấp, liên minh đảng phái đó trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị và các chuẩn mực pháp quyền, nhờ đó mà lợi ích của giai cấp, liên minh giai cấp, liên minh đảng phái đó được hiện thực hoá trong cuộc sống. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn áp đặt ý chí của mình lên gia cấp khác, tức muốn thống trị giai cấp khác hay muốn trở thành gia cấp cầm quyền. Và xung đột quyền lực là một hiện tượng khách quan, tất yếu và phổ biến. Mọi xung đột quyền lực, xét đến cùng, đều nhằm đạt được quyền lực nhà nước, nắm lấy nhà nước-công cụ mà qua đó giai cấp này áp đặt sự thống trị của mình lên giai cấp khác. Như vậy, quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị, và đó là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Ngoài những đặc trưng vốn có của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước có một đặc trưng rất cơ bản là nó có thể thực hiện được một loạt những biện pháp mang tính cưỡng chế trên qui mô toàn xã hội.

Quyền lực xuất phát một cách tự nhiên trong lịch sử nhân loại do vậy, xét cho cùng quyền lực phải là của chung và phải vì lợi ích chung, do đó pháp luật phải khách quan, trực tiếp, vô tư phù hợp với lợi ích quốc gia, gia đình và mỗi công dân. Quyền lực phải có hai phẩm chất quan trọng: Thứ nhất, là sở hữu chung của cộng đồng xã hội. Thứ hai, sứ mệnh của quyền lực là phải làm cho công bằng được ngự trị.

Các học giả của thời cận đại mà tiêu biểu là Locke, Mongtetkyơ và Rutxô đã cho rằng, quyền lực tự nhiên của con người do tạo hoá sinh ra là quyền thiêng liêng, tối cao và bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do quy luật tự nhiên của cuộc sống đã dẫn đến sự bất công về kinh tế, về xã hội và do đó quyền tự nhiên của con người bị xâm hại. Để bảo vệ quyền tự nhiên của mình thì mọi người, mọi thành viên trong xã hội phải" ký kết" hình thành một cơ quan có quyền lực chung - cơ quan quyền lực nhà nước, đó là sự uỷ quyền của nhân dân. Do đó, quyền lực nhà nước về bản chất là của nhân dân, quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước, trong quan hệ với nhân dân thì nhà nước thực chất không có quyền mà chỉ thực thi những quyền lực do nhân dân uỷ nhiệm. Nhà nước - xã hội chính trị - xã hội công dân thực chất là một khế ước xã hội của nhân dân, trong đó nhân dân nhượng một phần quyền của mình để hình thành chính quyền có quyền lực chung - quyền lực nhà nước để điều hành xã hội nhằm bảo toàn quyền tự nhiên cá nhân của công dân. Bảo toàn quyền lực của mỗi cá nhân con người là tiêu chí căn bản để xác định phạm vi, giới hạn hoạt động của NN, vượt quá giới hạn đó chính quyền sẽ là kẻ thù của nhân dân và là đối tượng cần xoá bỏ.

Trong cuộc cách mạng tư sản, sau khi lật đổ chế độ phong kiến, nhà nước tư bản được thiết lập nên là nhà nước của giai cấp tư sản. Vì lợi ích giai cấp, nhà nước tư sản đã phản bội lại tuyên bố ban đầu là toàn bộ quyền lực của nhà nước thuộc về tay nhân dân. Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số ít người và chỉ phục vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản. Về phương thức sản xuất, chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư, quan hệ người bóc lột người. Để duy trì bản chất và quyền bóc lột của mình, CNTB đã sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ giai cấp tư sản là thiểu số và trấn áp đại đa số là nhân dân lao động. Do đó, trong chế độ tư bản, quyền lực chính trị không bao giờ thuộc về nhân dân lao động.

Quan điểm Mát-xít cho rằng, quyền lực chính trị ra đời cùng với sự xuất hiện xã hội có giai cấp và quá trình đấu tranh giai cấp. Hai cơ sở căn bản của quyền lực chính trị là, xuất phát từ nền tảng của chế độ kinh tế- xã hội và xuất phát từ lợi ích giai cấp và bảo vệ giai cấp. Đây cũng là hai cơ sở căn bản để khẳng định quyền lực chính trị thuộc về ai.

Liên hệ thực tiễn cách mạng ở các nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa đều phải do giai cấp công nhân đứng ra thiết lập. Giai cấp công nhân là tập hợp người đi làm thuê ăn lương cho giai cấp tư sản, họ luôn bị giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ và đã cùng nhau đứng lên đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập nên nhà nước của giai cấp công nông - nhà nước xã hội chủ nghĩa. đặc biệt, với quan hệ sản xuất được thiết lập trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân đan xen tồn tại một cách năng động, trong đó sở hữu toàn dân nắm vai trò chủ đạo. Với quan điểm, ai sở hữu TLSX, người đó nắm quyền lực thì về cơ bản chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa thì quyền lực chính trị mới thuộc về nhân dân lao động.

Ở Việt Nam, toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về tay nhân dân là một nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi nước Việt Nam DCCH được khai sinh. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong quan điểm, tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh, người khai sinh ra cách mạng Việt Nam, nhà nước Việt Nam và toàn bộ nền chính trị Việt Nam. Những nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn đến ngày hôm nay và những chặng đường tiếp theo của CM VN.

Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những nội dung cốt lõi trong học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó, có vấn đề nhà nước và quyền lực nhà nước; với một trí tuệ phi thường, Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo những tinh hoa tư tưởng của nhân loại trên cơ sở những yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Ngay từ những năm 20 (thế kỷ XX), Hồ Chí Minh đã phê phán một cách quyết liệt bản chất của bộ máy nhà nước thực dân. Người vạch trần bản chất xấu xa của chế độ thực dân đế quốc bên trong cái vỏ hào nhoáng khai hóa văn minh trước công luận; và qua đó, Người chuẩn bị cho mình những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành nên tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm Đường Kách mệnh - Người viết: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc"(1). Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân là cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.

Người thường dùng khái niệm "ủy thác" để nói đến việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước: Quyền lực của nhà nước từ Trung ương đến địa phương, từ Chủ tịch nước đến cán bộ xã đều do nhân dân "ủy thác" cho. Khi hết một nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ phải trao lại quyền cho nhân dân và nhân dân sẽ trao quyền ấy cho một Chính phủ ở nhiệm kỳ mới do dân "tuyển cử". Các khái niệm "ủy thác", "giao quyền" gắn chặt với nhân dân, là sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Khái niệm này cũng nhắc nhở các cán bộ nhà nước phải luôn ghi nhớ quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng như giáo dục cho nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, tư tưởng về dân chủ - với ý nghĩa là bản chất của quyền lực nhà nước và phương thức tổ chức, triển khai quyền lực nhà nước. Theo Người, dân chủ hiểu một cách chung nhất là quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Ở nước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ; và, "Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ"(2).

Địa vị làm chủ của người dân, tức là quan hệ của người dân với quyền lực nhà nước, được Hồ Chí Minh làm rõ trong quan hệ với đội ngũ cán bộ nhà nước - những người trực tiếp thi hành quyền lực nhà nước. Người viết: Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân công làm đày tớ cho dân.

Khái niệm dân chủ còn được Hồ Chí Minh làm rõ trong quan hệ của nó với khái niệm chuyên chính. Người viết: "Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ"(3); và, "Nhà nước ta cũng là nhà nước của đại đa số nhân dân, để thống trị thiểu số phản động, để giữ gìn lợi ích của nhân dân, bằng cách dân chủ chuyên chính của nhân dân"(4).

Người đưa ra một quan điểm toàn diện về dân chủ: NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ: Bao nhiêu lợi ích đều dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Xuất phát từ tư tưởng nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh được phát triển thành nhân dân là chủ thể của nhà nước, nhân dân quản lý nhà nước. Nhà nước, theo Người, là của nhân dân : Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Nhân dân sử dụng Nhà nước như một công cụ để thực hiện lợi ích của mình: đối với nhân dân, thì công cụ của nhà nước dân chủ mới (Chính phủ, pháp luật, công an, quân đội, v.v..) là để giữ gìn quyền lợi của nhân dân.

Tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân của Hồ Chí Minh còn thể hiện trên mấy phương diện sau:

Thứ nhất, về pháp luật, Người viết: Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Pháp luật của ta lúc này, chưa tước bỏ quyền tư hữu, nhưng không ai được lợi dụng quyền tư hữu để bóc lột thậm tệ nhân dân lao động. Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh nhiều lần nêu ra quan điểm về ba bộ phận cấu thành quan trọng của Nhà nước, đó là cơ quan lập pháp - Quốc hội; cơ quan hành pháp - Chính phủ và cơ quan tư pháp - Tòa án. Trong đó, Người nói đến Chính phủ nhiều nhất và cũng chính ở đây chứa đựng nhiều quan điểm có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Người viết: "Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân"(8). Người khẳng định: "Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho"(9).

Cái quan trọng nhất trong chính trị là vấn đề thiết chế chính quyền nhà nước. Quyền lực chính trị là vấn đề trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ở Hồ Chí Minh, nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như thế, với Hồ Chí Minh, Nhà nước không bao giờ đứng ngoài và đứng trên nhân dân.

Quan điểm chính trị nhân dân ở Hồ Chí Minh gắn liền với việc làm cho người dân có đủ khả năng đảm nhận vai trò làm chủ của mình. Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục nhân dân. Đối với Nhà nước, người yêu cầu: Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người cũng yêu cầu nhân dân: Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. Điều này có nghĩa là, người dân muốn thực hiện vai trò làm chủ của mình, muốn thực hiện quyền lực cao quý của mình cần phải có những năng lực nhất định và Nhà nước phải làm sao để nhân dân có được những năng lực ấy.

Gắn chính trị với lòng dân cũng có nghĩa là Hồ Chí Minh đã gắn chính trị với cơ sở xã hội sâu xa và bền vững của nó. Một quan niệm "đem chính trị vào giữa dân gian" như tư tưởng của Người là một quan niệm chính trị dân chủ về bản chất. Đã quan niệm chính trị như thế thì nhà chính trị nói riêng, nhà nước nói chung trở nên đầy sức mạnh bởi họ đang suy nghĩ bằng suy nghĩ của nhân dân, làm bằng phương thức nhân dân và nói tiếng nói của nhân dân. Họ sẽ có đủ bản lĩnh đương đầu với mọi khó khăn mà luôn chắc chắn một niềm tin vào chiến thắng.

Đây cũng chính là những định hướng cho việc giảm bớt dân chủ hình thức, tăng cường dân chủ thực tế ở Việt Nam hiện nay.

Có thể liên hệ thêm thực tế việc tổ chức bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay.

Các giải pháp cụ thể để đảm bảo quyền lực của nhân dân ở nước ta (Giáo trình trang 445)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: