Không Tên Phần 1

Bài tập môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp qua các thời kỳ từ 1945- nay.

Lịch sử nước ta từ năm 1945 đến nay đã qua 5 bản Hiến pháp được ban hành lần lượt vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và mới đây nhất là Hiếp pháp 2013. Hiến pháp quy định về tất cả các lĩnh vực trong đời sống của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bao gồm tòa án nhân dân.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tu pháp. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa trong các văn bản Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân có sự thay đổi qua các thời kỳ :

Hiến pháp 1946:

+Toà án tối cao.

+Các toà án phúc thẩm.

+ Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp

Hiếp pháp 1959, 1980

Toà án nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và Tòa án đặc biệt (nếu có)

Hiến pháp 1992:

Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác

Hiếp pháp 2013:

Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân các cấp địa phương và Tòa án Quân sự.

Cùng với đó, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ, được quy định trong các Luật tổ chức Tòa án nhân dân, cụ thể:

1. Tòa án nhân dân tối cao

· Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960 quy định:
Tòa án nhân dân tối cao có quyền hạn:

-Sơ thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để xử;

- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị;

- Xét lại hoặc giao cho Toà án nhân dân cấp dưới xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật những phát hiện có sai lầm;

- Duyệt lại các bản án tử hình trước khi các bản án đó được đem thi hành.

Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân cấp dưới áp dụng pháp luật, đường lối, chính sách và thủ tục tố tụng trong việc xét xử.

Toà án nhân dân tối cao có quyền trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình (Điều 21).

· Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1981 quy định bổ sung:

-Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám đốc việc xét xử của các toà án đó và tổng kết kinh nghiệm xét xử.

- Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;

- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.

quyền hạn của TAND vẫn giữ nguyên.

· Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức tòa án (1993) bổ sung thêm quyền hạn của Tòa án nhân đan tối cao là : "Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật".

· Luật Tổ chức tòa án ( sửa đổi) 1995, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao không thay đổi.

· Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định:

Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án;

2. Giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các Toà án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Toà án đó;

3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.

· Luật Tổ chức tòa án 2014:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao

-Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

- Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương

Luật Tổ chức tòa án (TCTA) 1960 quy định:

Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền:

- Sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các toà án đó và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà các toà án đó lấy lên để xử;

- Phúc thẩm những bản án và quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị.

Luật TCTA 1981:

Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền:

- Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

-Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1992: Quyền hạn không thay đổi

Luật sửa đổi bổ sung Luật TCTA 1993: Bổ sung:

- "Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật".

Luật sửa đổi 1995: Không thay đổi.

Luật TCTA 2002: Không thay đổi.

Luật TCTA 2014:

:

-Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.

-Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Quyền hạn của các Tòa án nhân dân quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh ổn định theo các thời kỳ , chủ yếu là sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự theo luật định.

4. Tòa án quân sự

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương:

Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

-Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

-Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

-Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

2 HỆ) MỐI QUAN HỆ TÒA ÁN TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

Tòa án cấp trên điều hành hoạt động tòa án cấp dưới theo nguyên tắc cấp trên điều hành cấp dưới dựa trên pháp luật đã quy định.

- . Mối quan hệ phối hợp giữa các Tòa án là bền chặt với nhau nhằm mục đích có chung nhiệm vụ là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

- nếu như vấn dề liên quan đến viecj quan trọng trong chính trị thì tòa án câp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết

- Một số vấn đề đơn giản như tranh chấp thi tòa án đia phương hoặc từ huyện xuống có thể giải quyết dc

- Mối quan hệ giữa các tòa án thể hiện ở chỗ nếu như tòa án cấp dưới khong đủ thẩm quyền xử ly có thể chuyển hồ sơ lên tuyến trên theo yêu cầu của pháp luật .

sách : lịch sửa việt nam

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: