quychuan6-7
Chương VI. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
Điều 65. Cắt điện để làm việc
1. Khi thực hiện thao tác đóng hoặc cắt mạch điện cấp điện cho thiết bị, người thực hiện phải sử dụng các trang bị an toàn phù hợp.
2. Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho sau khi cắt điện phải nhìn thấy phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ thiết bị GIS).
Điều 66. Làm việc với máy phát, trạm biến áp
1. Khi công việc được thực hiện ở thiết bị đang ngừng như máy phát điện, thiết bị bù đồng bộ và máy biến áp phải cắt tất cả các thiết bị đóng cắt nối với đường dây và thiết bị điện nhằm ngăn ngừa có điện bất ngờ ở thiết bị.
2. Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát đang quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm được phê duyệt.
Điều 67. Vật liệu dễ cháy
1. Nếu tại vùng làm việc hoặc gần vùng làm việc có chất dễ cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas, Hydro, Axetylen thì đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phải phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ phù hợp.
2. Khi máy phát điện, máy bù đồng bộ làm việc với hệ thống làm mát bằng Hydro không được để tạo thành hỗn hợp nổ của Hydro. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong không khí chiếm từ 3,3% đến 81,5%.
3. Khi vận hành thiết bị điện phân, không được để tạo thành hỗn hợp nổ Hydro và Oxy. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong Oxy chiếm từ 2,63% đến 95%.
4. Công việc sửa chữa trong hệ thống dầu chèn và hệ thống khí của máy phát điện, máy bù làm mát bằng Hydro, máy điện phân đã ngừng làm việc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ như thông thổi hệ thống khí, thông gió khu vực làm việc, tách hệ thống ra khỏi các hệ thống đang vận hành.
5. Cấm làm công việc có lửa hoặc phát sinh tia lửa trực tiếp trên vỏ máy phát, máy bù, máy điện phân hoặc trên ống dẫn của hệ thống dầu khí có chứa Hydro.
6. Các công việc có lửa như hàn điện, hàn hơi .v.v… ở cách xa hệ thống dầu khí có Hydro trên 15m có thể thực hiện. Khi ở dưới 15m thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt như: đặt tấm chắn, kiểm tra không có Hydro trong không khí ở chỗ làm việc .v.v...
7. Các công việc có lửa trong phòng đặt thiết trí điện phân có thể tiến hành khi ngừng thiết bị, phân tích không khí thấy không chứa Hydro và hệ thống thông gió hoạt động liên tục. Nếu cần tiến hành các công việc có lửa trên máy móc của một thiết bị điện phân khác đang làm việc không thể ngừng thì ngoài các biện pháp nói trên, phải tháo tất cả các ống nối giữa thiết bị đang làm việc với đường ống của thiết bị sửa chữa và nút lại. Nơi làm việc có lửa phải che chắn để tia lửa khỏi bắn ra xung quanh.
Điều 68. Làm việc với động cơ điện
1. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà không tháo dỡ động cơ ra khỏi mạch điện thì phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ và treo biển báo để tránh đóng nhầm điện trở lại.
2. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà phải tháo các cực của động cơ ra khỏi mạch cung cấp điện, phải nối ngắn mạch 3 pha và đặt nối đất di động ba đầu cực cấp điện cho động cơ tại phía nguồn cung cấp.
3. Các đầu ra và phễu cáp của động cơ đều phải có che chắn, bắt chặt bằng bu lông. Cấm tháo các che chắn này trong khi động cơ đang làm việc. Các phần quay của động cơ như vòng tiếp điện, bánh đà, khớp nối trục, quạt gió đều phải che chắn.
4. Trước khi tiến hành công việc ở các động cơ bơm hoặc quạt gió phải thực hiện các biện pháp chống động cơ quay ngược.
Điều 69. Làm việc với thiết bị đóng cắt
1. Trước khi làm việc với thiết bị đóng cắt có cơ cấu khởi động tự động và điều khiển từ xa cần thực hiện các biện pháp sau:
a) Tách mạch điện nguồn điều khiển;
b) Đóng van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc cơ cấu khởi động và xả toàn bộ khí ra ngoài;
c) Treo biển báo an toàn;
d) Khoá van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc tháo rời tay van trong trường hợp phải làm việc ở bên trong khoang.
2. Để đóng cắt thử phục vụ hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt cho phép tạm thời đóng điện vào mạch thao tác, mạch động lực của bộ truyền động, mạch tín hiệu mà chưa phải làm thủ tục bàn giao.
Trong thời gian thử, việc cấp điện mạch điều khiển, mở van khí, tháo biển báo do nhân viên vận hành hoặc người chỉ huy trực tiếp (khi được nhân viên vận hành đồng ý) thực hiện.
Sau khi thử xong, nếu cần tiếp tục công việc ở thiết bị đóng cắt thì nhân viên vận hành hoặc người chỉ huy trực tiếp (khi được nhân viên vận hành đồng ý) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
3. Trước khi làm việc trong bình chứa khí, công nhân phải thực hiện các biện pháp sau:
a) Đóng tất cả các van của đường ống dẫn khí, khoá van hoặc tháo rời tay van, treo biển báo cấm thao tác;
b) Xả toàn bộ khí ra khỏi bình chứa và mở van thoát khí.
4. Trong vận hành mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn nút thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt. Chỉ cho phép cắt máy cắt bằng nút thao tác này trong trường hợp cần ngăn ngừa sự cố hoặc cứu người bị tai nạn điện.
5. Cấm cắt máy cắt bằng nút thao tác tại chỗ trong trường hợp đã cắt từ xa nhưng máy cắt không cắt hoặc không cắt hết các cực.
Điều 70. Khoảng cách khi đào đất
1. Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc .v.v… phải cách đường cáp điện ít nhất 1,0m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 5,0m.
2. Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40m không được dùng xà beng, cuốc mà phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
Điều 71. Cuộn cáp
Trước khi lăn cuộn cáp trên đường phải sửa chữa những gồ ghề lồi lõm để khi lăn cuộn cáp khỏi bị đổ. Phải nhổ hết đinh nhô ra trên mặt cuộn cáp và bắt chặt các đầu cáp.
Điều 72. Bóc cáp
Khi bóc cả vỏ cáp và lớp cách điện của cáp thì nhân viên đơn vị công tác phải cẩn thận để tránh bị thương do công cụ và tránh làm bị thương người khác. Nhân viên đơn vị công tác phải cẩn thận để tránh hư hỏng cho phần khác của cáp.
Điều 73. Máy biến áp đo lường
Khi làm việc với mạch đo lường bảo vệ, nhân viên đơn vị công tác phải chú ý không làm ảnh hưởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng điện. Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp.
Điều 74. Làm việc với hệ thống Ắc quy
1. Phải chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống Ắc quy.
2. Khi làm việc với Axit và Kiềm phải thực hiện các biện pháp thích hợp như mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do Axit và Kiềm.
3. Cấm hút thuốc hoặc đem lửa vào phòng Ắc quy. Ngoài cửa phòng Ắc quy phải đề rõ “Phòng Ắc quy - cấm lửa - cấm hút thuốc”.
4. Phòng Ắc quy phải được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí phát sinh từ hệ thống Ắc quy.
Chương VII.LÀM VIỆC KHI ĐÃ CẮT ĐIỆN
Điều 75. Trình tự thực hiện công việc
Khi thực hiện công việc tại nơi đã được cắt điện, đơn vị công tác phải thực hiện trình tự sau:
1. Kiểm tra, xác định nơi làm việc đã hết điện.
2. Đặt nối đất di động sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
3. Phải đặt nối đất di động trên phần thiết bị đã cắt điện về mọi phía có thể đưa điện đến nơi làm việc.
Điều 76. Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động
1. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của người chỉ huy trực tiếp.
2. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
3. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó
4. Khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện.
5. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học
6. Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại.
Điều 77. Cho phép bắt đầu công việc
Người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho đơn vị công tác vào làm việc khi các biện pháp an toàn đã được thực hiện đầy đủ.
Điều 78. Đánh số thiết bị
Nếu như có nhiều máy cắt, dao cách ly, đầu cáp… thì sự phân biệt của chúng bằng tên của lộ đường dây, số hiệu máy cắt và số hiệu thiết bị phải được chỉ dẫn rõ ràng để ngăn ngừa việc thao tác sai.
Điều 79. Đóng, cắt thiết bị
1. Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng máy cắt hoặc cầu dao phụ tải có khả năng đóng cắt thích hợp.
2. Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải.
3. Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải.
Điều 80. Mạch liên động
Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:
1. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt.
2.Treo biển báo an toàn.
3. Bố trí người cảnh giới, nếu cần thiết.
Điều 81. Phóng điện tích dư
1. Đơn vị công tác phải thực hiện việc phóng điện tích dư và đặt nối đất lưu động trước khi làm việc.
2. Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.
Điều 82. Kiểm tra điện áp
1. Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc đã hết điện.
2. Khi làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang mang điện khác, đơn vị công tác phải kiểm tra rò điện trước khi tiến hành công việc.
3. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp đối phó, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp đối phó được thực hiện.
Điều 83. Chống điện áp ngược
1. Phải đặt nối đất di động để chống điện áp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
2. Khi cắt điện đường dây có điện áp đến 1000V, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các máy phát điện độc lập của khách hàng.
3. Khi tháo nối đất di động, tháo dây nối với dây pha trước sau đó mới tháo dây nối với dây trung tính.
Điều 84. Bàn giao nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành
Đơn vị công tác chỉ được bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị quản lý thiết bị, quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vị công tác đặt đã được tháo dỡ.
II. CỨU CHỮA NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH KHỎI MẠCH ĐIỆN
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện tượng sau đây để xử lý cho thích hợp:
1. Nạn nhân chưa mất tri giác
Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
2. Nạn nhân mất tri giác
Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, cho nạn nhân ngửi amôniắc, nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
3. Nạn nhân đã tắt thở
Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
III. PHƠNG PHÁP LÀM HÔ HẤP NHÂN TẠO
Làm hô hấp nhân tạo có hai phơng pháp
1. Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lỡi (nếu lỡi thụt vào). Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sờn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm "1.2.3" rồi lại từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm "4.5.6". Cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phơng pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu.
2. Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra và một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng (không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu (20 30) cm, 2 tay cầm lấy 2 tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (2 3) giây nhẹ nhàng đa tay nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (2 3) giây lặp lại các động tác trên. Cố gắng làm từ (16 18) lần trong một phút. Làm thật đều và đếm "1.2.3" cho lúc hít vào, "4.5.6" cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn phương pháp nằm sấp, nhng phải có 2 người.
IV. PHƯƠNG PHÁP HÀ HƠI THỔI NGẠT KẾT HỢP ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
(Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực trái (vị trí của tim) rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (3 4) cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thờng. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút. Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi. Tốt nhất nếu có miếng gạc đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được). Hà hơi cho nạn nhân từ (14 16) lần/1 phút. Điều quan trọng là phải kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không động tác này sẽ phản lại động tác kia. Cách phối hợp đó là: cứ thổi ngạt 1 lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: Lần lượt thay đổi các động tác, cứ (2 3) lần thổi ngạt thì lại chuyển sang (4 6) lần ấn vào lồng ngực.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động dùng phơng pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top