Phiên Ngoại 10.2 - Cánh cửa không có thật
Tôi nói chuyện với Bạch Dực thêm một lúc nữa. Đại khái là, nếu buổi tối không có tôi anh có thể tìm vài người khác mà đưa đẩy, Bạch Dực cũng trả lời đại khái nếu không có lời anh tuyệt đối sẽ không tận lực.
Lúc này, tôi cũng nhận được tin nhắn của Lục Tử. Trong đó có tên của kho hàng với địa chỉ và thời gian. Tôi thấy địa chỉ có hơi quen, dường như đã đến nơi này rồi thì phải.
Tôi cũng không suy nghĩ nhiều liền đứng lên chào tạm biệt: "Còn phải chuẩn bị gắn wifi nữa, sẳn tiện tranh thủ buổi chiều ngủ cho đẫy giấc để tối còn làm việc."
Bạch Dực vẫy vẫy tay với tôi. Tôi cứ ngỡ anh sẽ nói gì đó, không ngờ anh lại chỉ vào túi nhựa bảo: "Cảm phiền đem bỏ giúp anh."
Mặt tôi đầy hung hãn: "Anh nói lại lần nữa xem?"
Bạch Dực vẫn không đổi nét mặt nói: "Vợ ngốc chẳng ngại chồng lười, lời ấy thật không sai."
Tôi muốn ra tay, nhưng thầy Trác ở cách vách vừa bước đến. Thầy thấy tôi liền nói: "Ồ, lại đến thăm anh họ à. Tình cảm anh em của hai người thật tốt, còn đem cả cơm nữa, bạn gái của tôi chẳng bao giờ làm chuyện này đâu."
Bạch Dực thản nhiên cầm ly trà nhìn vào máy vi tính nói: "Cậu ấy dễ sai bảo hơn phụ nữ."
Tôi nhặt túi nhựa lên rồi đi ra ngoài, còn đôi co chỉ sợ gió vào đau bụng.
Tôi về nhà ngủ một giấc, lúc thức dậy thì Bạch Dực đã tan ca. Anh thấy tôi còn đang nằm trên giường liền giục: "Không phải em phải đi gác cửa nhà giàu sao? Sao còn chưa dậy? Làm gì có bảo vệ như em chứ?"
Tôi duỗi thẳng thắt lưng, nói: "Không sao, chỗ đó 12 giờ mới cần gác cổng, em chỉ cần đến trước là được."
Bạch Dực vừa lật báo vừa nói: "Vậy ăn cơm xong rồi hãy đi. Nhớ nói cho anh địa chỉ, nếu có rảnh anh sẽ đi thay em."
Nghe câu này cứ tưởng đồng chí lão Bạch này thật có lương tâm, dù thế nào cũng giữ nhiệt tình giai cấp, tôi chỉ vào điện thoại nói: "Trong tin nhắn, em còn chưa xóa."
Bạch Dực nhìn điện thoại, ngoài dự liệu, anh đứng bật dậy. Tôi bị anh dọa sợ, vội ngồi dậy hỏi: "Gì thế?"
Bạch Dực nói: "Nhà kho này và nhà đứa bé vừa chết kia cùng nằm trên một đường."
Tôi nhớ đến thi thể được đắp vải kia, có hơi lạnh người: "Chẳng liên quan nhiều lắm."
Bạch Dực không tiếp chuyện, anh đưa điện thoại cho tôi kể: "Theo mẹ của em ấy kể lại, trước khi gặp chuyện không may, em ấy cứ thẩn thờ trước nhà kho này, tiếp theo thì chết ở cửa nhà kho."
Sau cùng, Bạch Dực cùng tôi đến kho hàng. Dẫn Lục Tử theo cũng vô dụng, vì nếu nói cho cậu ấy biết những hoài nghi về kho hàng này, sợ rằng cậu ấy sẽ đá bay tôi đến Tây Tạng mất.
Đến nơi, chúng tôi mới phát hiện con đường này rất ngắn, cũng rất khuất, thật rất thích hợp để giấu hàng. Là nhà kho nhưng cũng ra dáng ra vẻ lắm, có bồn hoa và bảo vệ, còn cả camera quan sát, bất quá nó chưa cắm điện. Cửa sắt của nhà máy vô cùng kiên cố, còn hạn chế về thời gian. Nhưng nếu nhìn kỹ bên trong sẽ phát hiện đa số bộ phận trong kho vô cùng cũ kỹ.
Tôi lấy ra địa chỉ nói: "Đúng là chỗ này, Lục tử bảo cứ tự nhiên kéo, cửa khóa trái, vào rồi sẽ không thể ra được."
Bạch Dực hỏi: "Không có cách mở?"
Tôi lắc đầu: "Trừ khi gọi người ở ngoài mở, nếu không chúng ta sẽ bị kẹt bên trong, không chạy đi đâu được."
"Lỡ cháy thì sao ?"
"Bên ngoài sẽ mở, hơn hết lúc 12 giờ đêm, ngoài những người có việc còn lại không ai rảnh rỗi đâu, cũng coi như tạm an toàn."
Tôi nói thêm vài câu với Bạch Dực, trong cửa bỗng có đầu người đang đội nón bảo hiểm lộ ra. Anh ta hỏi tên của tôi rồi bảo chúng tôi đi thẳng vào, anh ta nói : "Chút nữa sẽ không có ai, cậu chuẩn bị chút thức ăn, trong kho có phòng tắm cùng chỗ pha trà. Nhưng không có TV."
Tôi vỗ vỗ máy tính nói: "Tôi có mang theo"
Anh ta mỉm cười với chúng tôi rồi lùi lại.
Tôi nói: "Nơi này không có gì bất thường cả."
Bạch Dực nhìn đồng hồ đeo tay nói: "Còn sớm những bảy tiếng."
Lúc này có một đám trẻ ở gần đó chạy đến. Đứa đi đầu hét lớn: "Mau nhắm mắt chạy trốn ngay, không được nhìn nó."
Nói xong thì nhắm nghiền hai mắt cắm đầu chạy về phía trước. Tôi nắm được ngay đứa đi đầu. Thằng nhóc kia rất khỏe mạnh kháu khỉnh, nó thấy tôi đang kéo túi xách của mình thì gắng sức giẫy giụa.
Tôi cười hỏi: "Các em nói trong kho có gì không thể nhìn được?"
Đứa bé nói: "Mẹ em bảo không được nói, nếu không sẽ bị đánh."
Tôi móc trong túi ra 20 đồng, nói: "Nói đi, tiền này cho em."
Đứa bé nhìn thoáng qua tôi lại nhìn chỗ tiền, sau đó nói: "Chỗ này có ma, mẹ dặn không được nói ra, nếu không họ sẽ không di dời được. Chúng em không cần tiền."
Tôi thầm thở dài, giàu hay nghèo đều mong di dời....
Đứa bé giãy khỏi tay tôi, cắm đầu đi một mạch về phía trước, vừa chạy vừa hô to: "Đừng quay đầu lại nha! Coi chừng bị chọn lựa!"
Còn Bạch Dực đang khoanh tay cạnh tôi không nói một câu, anh chỉ đang thì thầm: "Tòa nhà di dời...."
Nói xong Bạch Dực đi vào phòng của bảo vệ, thấy trong đó dán đầy hình Phật, hơn hết trên cổ anh ta còn đeo một sợi dây vàng y như dây xích chó.
Bảo vệ đang uống rượu, thấy chúng tôi còn chưa đi vào, lúc đầu thì ngạc nhiên sau đó hơi dọn dẹp rượu và thức ăn hỏi: "Sao còn chưa vào? Có chuyện gì thế?"
"Đại ca, xin nói cho chúng tôi biết tại sao anh nhất định phải rời khỏi đây sau 12 giờ? Chỗ này ban đêm có chuyện gì lạ sao?"
Ánh mắt của người bảo vệ có hơi lóe lên, anh ta chỉ giải thích qua quít cho xong chuyện. Nhưng xem ra nơi này nhất định có chuyện cổ quái. Bằng không mấy đứa trẻ đã không sợ kho hàng này như vậy. Tại sao bảo vệ phải rời khỏi đây trước 12 giờ?
Tôi gọi điện cho Lục Tử. Đầu dây bên kia vô cùng náo nhiệt, xem ra cậu ta đang bàn chuyện làm ăn khí thế ngút trời, nói chẳng được vài câu thì tắt máy.
Bạch Dực nói: "Hôm nay anh gác kho cùng em."
Tôi thấy như vậy cũng tốt. Thế là cả hai mua chút thức ăn rồi cùng ăn tối. Qua một lúc cũng chưa đến tám giờ, Bạch Dực nói muốn đến thăm nhà học trò vừa mất một chút, hỏi tôi có muốn cùng đi hay không.
Tôi đương nhiên đồng ý. Đến nhà, thấy bên góc nhà đang chất đống những đồ mà đứa trẻ kia lúc còn sống đã dùng. Sau thời gian tang lễ, nhà cửa vô cùng vắng lặng, không có nến cũng chẳng có hoa, có người đang làm tổng vệ sinh, vừa quạnh quẽ vừa đáng thương.
Mở cửa chính là mẹ của đứa bé. Vóc dáng của chị vô cùng tiều tụy, tóc đã bạc hơn phân nửa. Lúc mới thấy chúng tôi thì rất ngạc nhiên, nhưng sau dường như nhận ra Bạch Dực liền hắng giọng mời chúng tôi vào. Vừa vào nhà là thấy ngay ảnh chụp của người mất ngay trên linh đường. Ảnh này rất giống với bức ảnh chụp cái chết của đứa bé, khác lạ và quỷ dị bất thường. Bỗng di ảnh không hiểu sao lại khẽ động đậy, [bộp] một tiếng ngã từ bàn thờ xuống, dường như muốn nhắn gởi gì đó với chúng tôi.
Người mẹ vội vã chạy đến sửa ảnh lại cho ngay ngắn, lau lau khung kính rồi chùi nước mắt.
Chị ta nói: "Có chuyện gì ạ?"
Bạch Dực lấy mẫu giấy viết thư trong túi ra nói: "Là di vật của con chị để ở hộp bàn. Tôi nghĩ nên trả về cho người nhà là tốt nhất."
Mẹ của đứa bé có chút kích động. Chị nức nở: "May mắn là thầy vẫn còn nhớ nó. Đứa bé này ra đi như vậy, gia đình chúng tôi cũng...."
Nói xong liền tôi xấu hổ nhìn Bạch Dực, anh khẽ nói: "Có một chuyện, tôi có hơi để tâm. Không biết lúc đó, chị đến trường học nói bị lựa chọn là có ý gì?"
Mẹ của đứa bé vừa nấc lên vừa nói: "Thật ra lúc đó tôi cũng quá kích động, giờ nghĩ lại thấy không có khả năng. Con của tôi vẫn hay nói là nó bị chọn trúng, chỉ có ba cơ hội, nhưng nó đã bỏ lỡ. Sau đó tôi hỏi nó bị cái gì chọn, nó không chịu nói, cứ bảo nó có linh cảm bất thường, những người khác sẽ không biết được đâu. Thằng bé này rất khỏe, cũng không hề bị bệnh tim, vậy mà chết thảm quá...."
Bạch Dực suy nghĩ một chút, anh lại hỏi: "Có liên quan đến kho hàng gần nhà chị không?"
Mẹ của đứa bé hơi ngẩn ra một chút. Chị nói: "Nhà kho này đã có từ rất lâu. Lúc đầu nói muốn di dời, nhưng người trong đó không đồng ý, nên người ở xung quanh như chúng tôi cũng không dám động đến. Người quanh đây đều oán thán, có người còn đồn toàn chuyện ma quỷ. Nhưng ban ngày lại rất bình thường. Vào thập niên 70 còn mở cả căntin ngoài kho hàng, người ở gần đây còn đến đó ăn cơm, bất quá sau đó không đến nữa, nguyên nhân cụ thể cũng không biết được, chỉ là chúng tôi đều mong muốn nhà kho kia dọn đi sớm một chút cho rảnh việc."
Bạch Dực muốn thăm phòng của đứa bé một chút. Nhưng người mẹ lại nói đồ đạt của nó đều được liệm theo gần hết, hơn nữa đứa bé này không có thói quen viết nhật ký, vì chị ta nghĩ nó còn nhỏ nên không mua máy vi tính cho nó. Thế nên chẳng lưu lại bất cứ manh mối nào cả.
Người mẹ bỗng nhớ đến điều gì đó, chị ta nói: "Thầy nhắc tới kho hàng kia làm tôi nhớ ra một chuyện."
"Chuyện gì?"
Người mẹ có ý không muốn nói, ngập ngừng kể: "Nói ra sợ hai người cho là tôi mê tín. Con tôi hay nói kho hàng kia có một cửa sau. Nó còn nói mình đang tìm cánh cửa đó. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy phải chăng có liên quan đến chuyện ba lần cơ hội mà nó kể?"
Tôi thầm nghĩ không thể nào, kho hàng này có người canh gác đến nửa đêm, người trong đó vốn không thể ra ngoài được. Thêm vào người bên ngoài nếu không biết mật mã cũng không thể mở cửa. Bỗng tôi lại nhớ ra một chuyện.
"Dì ơi, con của dì ra khỏi nhà vào lúc nào?"
Người mẹ không hiểu ý của tôi, chị ta nói: "Tôi và chồng mình đều đi làm rất bận rộn. Đa số thời gian nó đều ở bên ngoài, nên cũng không thể trông nom gì, với lại nó cũng đã lớn...."
Tôi vội hỏi: "Là lúc nào?"
Người mẹ nói: "Không rõ lắm... Nhưng buối tối lúc gặp chuyện không may là 12 giờ rưỡi. Khi ấy tôi không thấy con mình trong phòng, sau đó thì không còn gặp lại nữa...."
Mười hai giờ rưỡi! Tôi nhìn Bạch Dực, sắc mặt anh cũng thay đổi. Nếu nói đứa bé vào kho hàng sau mười hai giờ để tìm cửa sau thì không hợp lý chút nào. Kho hàng này sau 12 giờ đã không cho người ra vào, hơn hết toàn bộ cửa sắt đều bị đóng lại, trừ khi có thuật xuyên tường hoặc hóa lỏng cơ thể, bằng không vốn chẳng thể nào qua được.
Tôi ngẩng đầu nhìn di ảnh của đứa bé, thật sự không biết đến tột cùng nó đã gặp chuyện gì.... Nhà kho kia và nó có liên quan gì?
Nhìn chằm chằm khá lâu, tôi cảm thấy hình trong di ảnh cười thật giống khóc.
Lòng tôi thầm suy xét. Tại sao đứa bé này cứ khăng khăng như vậy? Kho hàng kia có tà ma gì? Nhưng cũng có thể chẳng phải do nó gây ra, có thể đứa bé này chỉ đi dạo quanh đó mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top