Phiên ngoại 1.7 - Mộ phần mai hoa
Lục Tử thở ngắn than dài, tuy lòng rất không muốn, nhưng cậu ta vẫn sợ mấy thứ kia hơn. Còn Bạch Dực thì không nói câu nào, chỉ ngồi bên mép bàn nhìn chằm chằm vào ngọn nến. Tôi bước đến vỗ vỗ tay anh, anh có hơi chuyển động, nhưng mắt vẫn chăm chú nhìn ánh nến, nói: "Em cho rằng, đang xảy ra chuyện gì?"
Tôi thả tay anh ra, khều khều sáp nến nói: "Không biết, quái thì có quái, nhưng chẳng thể hình dung được. Em chỉ cảm thấy kỳ lạ, ông lão kia bệnh nặng như vậy, không về nhà thì đi đâu?"
Bạch Dực nói: "Em nói đúng trọng điểm rồi, tiếp tục đi."
Tôi chống tay tựa vào ghế nói: "Em cảm thấy, ông lão kia đã về rồi, nhưng... chờ một chút!"
Tôi vội vã kéo Bạch Dực nhìn anh nói: "Lẽ nào...."
Bạch Dực gật đầu, tôi liền đứng lên, lay Lục Tử đang gà gật dậy: "Đừng ngủ, đi theo mình!"
Bạch Dực cầm đèn pin, chúng tôi mặc áo khoác, đội mưa hướng về cửa phòng phía đông. Tôi gõ vài cái nhưng chẳng ai mở, liền nhìn Bạch Dực vẫy tay nói: "Ra tay thôi, phá cửa đi!"
Nói xong tôi và Bạch Dực dùng vai hất mạnh vào. Cửa bị chúng tôi đẩy mở, cảnh tượng đập vào trong mắt, quả nhiên đúng như tôi nghĩ. Lục Tử hét lên: "Chết... người chết rồi!"
Ông cụ kia vẫn mặc áo khoác dài màu đen như chúng tôi thấy lần trước, thắt cổ ngay xà nhà giữa phòng. Vì một cánh cửa sổ phòng phía đông bị gió lớn thổi bung, vừa đúng lúc thi thể lay động, cái thứ đen đen chúng tôi thấy lúc nãy thì ra là ông ta.
Người chết bị gió thổi vào đong đưa, mắt ông ta còn mở trừng trừng, miệng cũng há rộng ra, giữ nguyên dáng dấp giãy giụa trước khi chết. Lục Tử sợ đến độ muốn chạy ngay ra ngoài, cậu ta hét lớn: "Đến sở cảnh sát báo án!"
Cậu ta lao đi, nhưng chưa đầy ba giây đã bật về. Tôi vừa hỏi sao lại nhanh như thế thì đột nhiên phát hiện đứng sau cậu là một phụ nữ toàn thân áo đỏ, đầu đội mũ phượng, bên ngoài còn khoác thêm áo cánh mỏng. Mặt nàng đen như than, chỉ có đôi môi màu son đỏ tươi quái dị khác thường, ôm tỳ bà, lúc này tôi lại thấy trên đầu nàng rõ ràng đang cài một cây trâm, chẳng biết đó có phải là cây trâm tử đàn thanh ngọc bị thất lạc không nữa.
Chúng tôi cẩn thận lui về, bỗng tôi cảm thấy có vật gì chạm vào mình, liền với tay sờ thử thì nắm ngay chân của ông cụ, vội vàng tránh sang bên cạnh. Bạch Dực nắm cánh tay tôi kéo sát vào anh. Người phụ nữ kia nhấc nhẹ chân, bước từng bước một, ngẩng đầu nhìn thi thể của ông cụ, ánh mắt ai oán nói không nên lời. Cô ta chầm chậm gỡ trâm cài xuống, đặt dưới chân của cụ. Sau đó xoay người tiến về Lục Tử. Lục Tử vì chúng tôi đã ở một bên, chỉ còn cậu ta đứng tách ra trong góc, vừa nhìn lại thì nữ quỷ đã đang hướng đến. Cậu ta muốn lùi cũng không được, liền quỳ ngay xuống đất, dập đầu với cô ta.
Nữ quỷ đến trước mặt, cậu ngẩng đầu nhìn, sau đó sợ hãi liều mạng dập đầu. Tôi thấy vậy thật không xong liền có chút lo lắng. Bạch Dực nói: "Hắn không đoạt mất trâm đâu, nàng yên tâm."
Nữ quỷ nghe lời anh thì đứng lại, hơi cúi đầu nhìn xuống, sau đó từ từ rời khỏi. Tôi và Bạch Dực vội vàng theo sát ra ngoài. Nàng ta đi thẳng về hướng ngọn đồi trọc, chầm chậm tan biến trong bóng đêm, lưu lại giữa mưa gió là rất nhiều hoa mai, xen lẫn trong đó là từng đợt hương mai thoảng thoảng.
Lục tử lúc này mới vọt đến, Bạch Dực nhìn tôi nói: "Mau chân lên đỉnh đồi xem sao?"
Tôi gật đầu: "Em muốn xem."
Lục Tử vội vàng kéo chúng tôi lại, nói: "Người anh em, đừng dây đến tôi, nên trốn nhanh một chút thì hơn."
Nói xong liền lôi chúng tôi ù té chạy qua cổng lớn. Tôi và Bạch Dực bị cậu ta kéo ra khỏi ngôi nhà. Thế là dầm mưa trong đêm chạy về đầu thôn, người ở nhà nghỉ hỏi chúng tôi sao khuya khoắt lại đến, rồi xăm soi chứng minh nhân dân cứ như đối chiếu tội phạm truy nã cũng không bằng. Lục Tử nói: "Đừng hỏi nữa, bọn tôi từ ngôi nhà ven đồi đến."
Bọn họ thoáng ngạc nhiên, hỏi: "Các người nói gì?"
Lục Tử bực mình giật lại chứng minh nhân dân, sau đó nói: "Chúng tôi từ nhà đó đến đấy. Tóm lại, tôi nói với các người! Nơi đó có một ông lão thắt cổ tự sát, các người nên báo án nhanh nhanh một chút."
Bọn họ nhìn thoáng qua chúng tôi, sau đó nói: "Chỗ đó? Chỗ đó... đã rất nhiều năm không ai ở nữa rồi."
Chúng tôi vốn đã dầm một trận mưa ướt sũng, nghe bọn họ nói thế liền choáng váng. Lục Tử nói: "Không phải đâu... Đó không phải là nhà cũ của Diêu gia sao?"
Bọn họ nói: "Đúng vậy, nhưng họ đã sớm rời đi, nơi đó đóng cửa bỏ hoang rất lâu rồi, ít ra cũng đã hai mươi năm không ai tới."
Tôi lau dúm nước mưa trên mặt nói: "A... Bọn họ, không hề về lại sao?"
Hai người kia nhìn nhau rồi lắc đầu, sau đó hỏi: "Các người nói ai chết, chuyện gì đã xảy ra?"
Tôi ngờ nghệch không phản ứng, Bạch Dực kể sơ lại, nhưng tôi chẳng nghe được chữ nào. Đầu tôi chỉ mỗi một chuyện, đã không có ai ở, vậy hai người một lớn một nhỏ kia là thứ gì? Là quỷ sao?
Cuối cùng chúng tôi đành phải báo cảnh sát. Họ đến ngôi nhà cũ rất nhanh, ông lão treo cổ ở xà nhà trong phòng phía đông vẫn còn đó. Ông được dỡ xuống, chở đi, cảnh sát nói là tự sát, còn phát hiện một bản di chúc trong túi. Trên đó viết đã không cho con cháu biết bệnh tình nghiêm trọng, không muốn họ vì mình mà lãng phí tiền thuốc men, vân vân.... Cảnh sát lại hỏi tại sao chúng tôi biết nơi đây, chúng tôi nói vì ông đã bán cho chúng tôi vài thứ, có chút chuyện nên muốn đến hỏi, dò la một lúc thì đến căn nhà cũ này. Bọn họ lấy đi cây trâm, bảo một người trong chúng tôi theo ký khẩu cung. Bạch Dực bảo để anh, tôi và Lục Tử về nhà nghỉ trước, cả hai đều tự tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm.
Ông chủ vừa nghe quả thật có thi thể thì dâng lên hiếu kỳ, nài nỉ chúng tôi kể lại xem rốt cuộc là chuyện gì đã xảy ra. Lòng tôi cũng đầy nghi vấn, chuyện bỗng nhiên xảy đến, nhưng không không ai hiểu rõ đầu dây mối nhợ gì cả. Tôi hỏi: "Ngôi nhà ở đối diện ngọn đồi kia có chuyện ma sao?"
Ông chủ gật đầu nói: "Đúng vậy, có ma đấy."
Tôi hỏi tiếp: "Có phải là một nữ quỷ mặc trang phục thời Minh Thanh không?"
Ông gật đầu, híp mắt mơ màng bắt đầu thuật lại chuyện từ thời thế hệ trước. Đem cho chúng tôi một ly trà, rồi từ từ kể tiếp.
Đây là câu chuyện của thế hệ trước đây để lại, thật ra cũng có vài biến thể, nhưng theo lời của ông chủ là do chính miệng người nhà họ Diêu kể lại. Nó xảy ra vào lúc Đại Minh triều bị diệt vong, còn Nam Minh[1] cũng đang lung lay sắp đổ là lúc. Lúc này hẳn cũng mới bắt đầu thời Thuận Trị, phía nam do triều Nam Minh thống trị như cũ. Nơi này hãy còn giữa nguyên thể chế sinh hoạt của Minh triều. Nam nhân không cạo đầu, cũng không mặc Mãn phục. Đại đa số địa chủ giàu có đều là tồn dư của quan viên triều đình cũ. Vào thời Minh, bọn hoạn quan và quan lại hung hăng bạo ngược nhiễu nhương cả một triều đại, hầu hết tài chính đều nằm trong tay bọn chúng. Khi ấy Lý Tự Thành vào kinh, ban lệnh "Cự thất trợ hướng" (~ Nhà giàu đãi quân) có rất nhiều quan lại, địa chủ lén di dời về phía nam, có lẽ là đến Nam Kinh, Gia Thiện lúc bấy giờ định cư, cùng Thanh Triều và Đại Thuận hình thành nên thế chân vạc.
_______
[1] Sau khi triều Minh bị diệt vong thì hậu duệ nhà Minh có lập ra một triều đình khác đóng ở phía nam gọi là Nam Minh
_______
Lại nói vùng này lúc trước có vài gia tộc họ Chu đầy quyền thế. Nhân vật chính trong chuyện chính là Chu gia tam tiểu thư. Tên gì cũng chẳng rõ, chỉ biết nhủ danh gọi là Huyên Huyên. Huyên Huyên năm đó theo phụ thân dời đi, chuyển đến đến nơi này định cư. Chu gia tiêu tốn rất nhiều vàng bạc để tu sửa xây dựng lầu son gác tía, muốn nhờ vào sự che chở của triều Nam Minh để duy trì phong lưu khoái hoạt. Lúc này Huyên Huyên khoảng chừng đôi bảy, cũng như các tiểu thư khuê các khác, tuy không ra khỏi cửa, nhưng cũng nên biết đọc sách viết chữ. Thầy dạy của nàng lại chính là họ hàng xa của Chu gia, con trai độc nhất của Diêu thị. Loạn thế thư sinh trăm ngàn vô dụng, Diêu gia nhi tử kia dù nhiệt thành báo quốc cách mấy, thì đống thánh nhân hiền thư kia cũng chẳng cho hắn sống thọ để phù trợ.
Thế nên Diêu gia nhi tử đành phải ở nơi này ngày ngày dạy cho thiếu nữ Chu Huyên Huyên học chữ, hoài bảo cả đời chỉ là phí công vọng tưởng mà thôi. Nhưng, hắn ta lại có quan hệ rất tốt với nữ hài tử này. Đó đơn thuần là tình cảm của thầy giáo vào học trò, không phải tình yêu nam nữ đao to búa lớn chi cả. Bọn họ thỉnh thoảng lại đến đồi mai gần đó du ngoạn. Kia cũng dẫn theo rất nhiều người hầu, vốn chẳng phải thân mật gần nhau. Cảm tình hai bên dù tốt cách mấy cũng chỉ trao nhau ánh nhìn, tuyệt đối không có chuyện đầu mày cuối mắt gì đó.
Thiếu nữ lòng thầm hẹn ước, tài tử tâm cũng vấn vương - Thương yêu. Thư qua tin lại, đều do nha hoàn thân tín trao gởi, hai người cũng đã có một đoạn tình cảm. Đương nhiên sẽ không giống với thời hiện đại của chúng ta, vội vàng lộ liễu trên giường. Thiếu nữ trao cho Diêu gia nhi tử một cây trâm cài. Thư sinh thối đầy nông nổi, cho rằng dùng vật bằng kim thạch đính ước thiếu đi vài phần chân tình. Thiếu nữ lúc này liền cắn ngón út nhỏ máu lên hoa mai bằng ngọc, ý bảo vật này có máu của nàng, cũng biểu trưng cho con người nàng. Diêu gia nhi tử thấy tiểu thư thâm tình như vậy cũng cảm động đến lúng ta lúng túng, liền đồng ý suốt đời bầu bạn. Thiếu nữ năm ấy cũng mới mười bốn, vốn thật là một khuê nữ, nàng đã dùng máu nơi đầu ngón tay để cùng Diêu gia nhi tử thề nguyền, nói khi nào công danh trọn vẹn, sẽ dùng bát sĩ đại kiệu cưới nàng xuất giá. Thật ra nói theo thời hiện đại của chúng ta chỉ cần nắm chặt tay nhau là được rồi, cần gì quan tâm đến khái niệm giai cấp sang hèn. Có thể thấy thiếu nữ cũng đã đa tâm gán ghép cho công tử.
Vốn dĩ tài tử giai nhân từ lâu đã thích nhau. Nhưng vào năm hai Thuận Trị, Đa Nhĩ Cổn hạ lệnh "Tước phát lệnh" (~ Lệnh cạo đầu) Bách tính toàn quốc đều như nhau "Để đầu không để tóc, để tóc không để đầu" Việc này gây ra tổn thương to lớn đến tự tôn của con cháu Minh triều. Gia Định[2] tri huyện cưỡng chế cạo đầu, khởi nghĩa nhất thời bạo phát. Cư dân thành Gia Định bên ngoài đồng loạt xô ngã đại môn của phủ nha, phản đối rồi tiến hành kịch liệt kháng chiến cùng đề cử Hoàng Thuần Diệu đứng ra lãnh đạo kháng Thanh. Rất nhiều con dân di dân của Minh triều nhiệt tâm phục quốc đều gia nhập khởi nghĩa. Diêu gia nhi tử cũng muốn đi, hắn mặc kệ mẹ già đau khổ cầu xin, kiên quyết đi Gia Định, đến nỗi trước khi đi cũng không kịp cùng Huyên Huyên gặp gỡ một lần.
_______
[2] Là một quận của thành phố Thượng Hải ngày nay.
_______
Tiếp theo là giử thành chống lại sự tiến công mạnh mẽ của binh lính triều đình. Nhà Thanh dùng đến súng đạn kiểu mới, dù Gia Định thành trên dưới đồng lòng, vẫn vô phương giử vững. Tử thương vô số, Hoàng Thuần Diệu treo cổ tự tử, nhưng bên trong thành vẫn không một người đầu hàng, liền bắt đầu công cuộc "Gia Định tam đồ" máu tanh đầy rẫy khắp nơi.
(Bạn Hữu: "tam" rất nhiều, "đồ" tàn sát)
Tin tức truyền đến Gia Thiện rất nhanh. Nơi này kỳ thực cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Lúc này, có rất nhiều địa chủ đã ngấm ngầm giao hảo với triều đình Mãn Thanh, mong muốn có thể dùng vàng bạc mà bảo toàn cho già trẻ lớn bé trong nhà. Đương nhiên Chu gia cũng không ngoại lệ. Khi ấy, thủ hạ Bạch kỳ có một bối tử rất coi trọng Chu gia tiểu thư, liền ngỏ ý, nếu Chu gia đồng ý gả Huyên Huyên tiểu thư cho, bối tử kia có thể bỏ qua tất cả chuyện cũ, còn được nhập tịch Bát Kỳ, từ người Hán trở thành người Mãn. Chu gia đương nhiên gật đầu ngay, lúc này lại truyền đến tin Gia Định thành chiến bại cùng bị tàn sát, tất cả mọi người đều nói Diêu gia nhi tử đã tử vong, không về được. Huyên Huyên tiểu thư thương tâm tưởng chết, lòng chỉ mong muốn được một lần tái ngộ Diêu gia nhi tử. Nhưng người mãi vẫn không về, còn Mãn Thanh bối tử đã gần như không đợi được nữa.
Sau cùng nàng đã cãi nhau dữ dội với phụ thân, Huyên Huyên tiểu thư kiên quyết tự sát, năm ấy nàng ta nhiều lắm cũng chỉ mười sáu tuổi. Người nhà liền che giấu, vội vàng chôn Huyên Huyên ở đồi mai, rồi truyền ra ngoài là qua đời vì bệnh.
Chuyện vốn đã không đi đến kịch như vậy, nhưng không ngờ lại bị đẩy đi quá xa. Lúc này chính phủ Nam Triều đã gần như tan rã, rất nhiều người đã nghĩ phải quy thuận Đại Thanh như thế nào. Mà Thuận Trị đế đã ngầm đặt một vài mật thám ở đây, xem ra cũng là học theo cách làm của Minh triều. Rất nhanh sau đó, dân làng mật báo nói Chu gia tam tiểu thư nằm trong nhóm phản Thanh phục Minh, trước có tư tình với phản tặc đang khởi nghĩa ở Gia Định thành, sau không chịu gả cho người Mãn, nên tự sát chết, còn Chu gia vẫn liên hệ mật thiết với phản tặc như trước. Tình hình đang nguy hiểm rối ren, tin tức một khi truyền ra, Chu gia liền gặp tai họa, tài sản bị tịch thu, già trẻ bị giết chết. Đáng thương nhất là Chu gia tam tiểu thư Huyên Huyên, xương cốt đã lạnh còn bị đào lên. Nghe kể, lúc bọn họ mở nắp quan tài của Huyên Huyên, trông nàng ta sống động như thật, cứ như đang ngủ, có điều ngón út lại chẳng thấy đâu. Bọn chúng lôi thi thể nàng ra ném vào gốc mai già, muốn cho dã thú xé xác để xương cốt cũng chẳng còn. Nhưng không ngờ lại xảy ra chuyện lạ, hoa mai ngay giữa năm lại bung nở. Quái đản nhất là những đóa hoa quanh thi thể đều màu đỏ, còn những chỗ khác thì một đóa cũng chẳng nở. Thi thể bị vùi dưới tầng tầng lớp lớp hoa mai rất nhanh, hình thành một phần mộ bằng hoa. Tất cả mọi người đều nói do ông trời thương cho Chu gia tiểu thư, không đành lòng để xác thân nàng lạnh lẽo nơi hoang dã. Nhưng bọn quan lại địa phương lại cho rằng việc này khiến lòng người hoang mang. Nên châm một ngòi lửa đốt sạch tất cả hoa mai trên đồi. Từ đó về sau, bất kể loài cây gì trồng trên ngọn đồi đó đều không hề đâm chồi, đến một cọng cỏ dại cũng không thể mọc nổi.
Chuyện không thể ngờ là sau đó Diêu gia nhi tử lại bỏ trốn trở về. Có người nói lúc đó hắn cùng vài người sống sót đã ăn xác người và thịt chuột mới thoát khỏi trận vây thành nên còn sống. Nhưng vừa hay tin dữ thì hắn phải tức tốc đi ngay do có người chỉ điểm, bôn ba suốt đêm liền chạy thoát. Tiếp theo nơi này bắt đầu có bệnh dịch, chết đầu tiên là mấy tên mật báo, sau là đến tri huyện, cuối cùng mọi người biết chuyện đều chết sạch. Tiếp đến Diêu gia nhi tử lại trở về. Lại đồn, hắn hổ thẹn vì mình về không kịp, hại tiểu thư mất đi một mạng, nên đã chặt đi ngón út, ném vào ngọn đồi. Từ đó về sau, nơi lúc ban đầu là nhà lớn của Chu gia, xuất hiện một ngôi nhà nhỏ, đời đời tiếp nối canh giữ ngọn đồi này. Mãi đến gần nhất là 20 năm trở lại đây, hậu nhân của bọn họ mới dọn đi.
Kể đến đây thì trời cũng sáng, vài con chim ầm ĩ hót vang bên ngoài. Ông chủ chậm chạp, vô cùng nghiêm túc bổ sung: "Sau nữa thì Thanh triều cũng diệt vong, có vài người vẫn cố chấp phản Thanh phục Minh bỏ tiền làm cho Chu tam tiểu thư một từ đường nhỏ, xem nàng như một nữ anh hùng phản Thanh phục Minh. Câu chuyện về nàng từ đó đã xuất hiện nhiều phiên bản. Nghe đồn trên ngọn đồi trọc đó thỉnh thoảng vẫn nghe được tiếng tỳ bà, có vài người nửa đêm đi ngang qua còn ngửi được hương mai thơm lạ lùng."
Ông chủ kể xong liền duỗi thẳng lưng, chuẩn bị ngủ tiếp, để vợ mình tiếp tục buôn bán. Tôi và Lục Tử vẫn ngồi ngây ra trong phòng, câu chuyện xưa cũ có vài điểm khác với suy nghĩ của tôi. Tiếp theo là Bạch Dực đẩy cửa bước vào. Anh thấy chúng tôi không ngủ cũng đến ngồi cạnh bên. Lúc này bà chủ vừa mang bữa sáng đến, ba người chúng tôi liền vừa ăn sáng vừa trò chuyện. Tôi kể chuyện Chu tam tiểu thư, Bạch Dực chỉ lặng yên uống sữa đậu nành, lắng nghe tất cả.
Kể xong, tôi cũng rơi vào trầm mặc, không màn nói nữa. Lục Tử lúc này lại mở miệng hỏi: "Mình thấy... nếu nói ngôi nhà đó đã bỏ hoang thật lâu, vậy hai người kia là ai?"
Bạch Dực đặt ly xuống, nói: "Theo câu chuyện của em, cùng vài điều anh nghe được từ người nhà của thi thể kia, thì ông Diêu vốn bị ung thư phổi ở giai đoạn cuối, chẳng may là cháu của ông lại bị suy thận. Cả nhà phải cực lực kiếm tiền cho đứa nhỏ, còn cả phí khám bệnh của ông lão nữa, nên ông đã gạt người nhà, một mình đến Thượng Hải nương nhờ người bà con xa, định bán cây trâm tử đàn thanh ngọc lấy tiền chữa bệnh cho cháu. Mà đó lại là bảo vật tổ truyền, lại nghĩ mình sống cũng chỉ liên lụy người thân, nên đã trở về ngôi nhà cũ tự tử."
Tôi nghe xong thì trừng mắt nhìn Lục Tử, cậu ta giở cả hai tay nói: "Được được được, mình biết rồi, mình sẽ đem tiền bán cái hộp trả lại cho Diêu gia, chẳng phải đến một xu mình cũng không lời được hay sao?"
Bạch Dực tiếp tục nói: "Sau đó anh lại nghe được câu chuyện về tổ tiên của Diêu gia, nói khác hơn là vị đã tham gia khởi nghĩa Gia Định khi ấy. Lúc đó, do vận khí tốt, hắn bị đá đập cho hôn mê, lẫn vào trong đám thi thể hỗn loạn, nên tránh được một kiếp, rồi cùng số người sống sót ăn sống thịt súc vật và người chết nên thoát được trận vây thành. Do đầu bị đập mạnh nên trở nên câm và mù, sau hết lại được một đứa bé cứu, tình nguyện làm miệng và mắt cho hắn. Cha mẹ đứa bé kia đều bị tàn sát, nên gọi hắn là cha, cả hai cùng xin ăn dìu dắt nhau dọc trường về nhà, cuối cùng trở lại quê hương.
Tôi nghe đến đây thì run rẩy toàn thân, mở to mắt nói: "Lẽ nào... người đàn ông trung niên và bé gái kia, thật ra là...."
Bạch Dực không nói tiếp mà uống thêm một ly đậu nành. Lòng tôi dần dần bình tĩnh, ngồi lại ngay ngắn, nói: "Ăn xong rồi, đến ngọn đồi kia thêm lần nữa."
Lục Tử a một tiếng, tôi liếc xéo cậu ta nói: "Cậu không thích thì về trước đi."
Lục Tử xua tay nói: "Không đâu, đi là được, aiz"
Ăn sáng xong, chúng tôi thay quần áo khô do ông chủ chuẩn bị cho, sau đó đi dọc theo bờ sông đến ngôi nhà cũ. Hiện giờ nó đã bị phong tỏa, chẳng biết ai đã đặt trước cửa một vòng hoa, tôi nghĩ rất có thể là người nhà họ Diêu. Lần đầu tiên chúng tôi lên ngọn đồi trọc, quả nhiên rất hoang vu, cái gì cũng không có.
Thế nhưng khi đứng ở đỉnh đồi nhìn ra dòng sông nhỏ ở xa xa, lặng yên vô cùng. Bỗng tôi lại nghĩ hay là Huyên Huyên cứ lặng lẽ đứng nơi này, còn Diêu gia nhi tử lại ở mãi dưới chân đồi suốt cả quãng đời còn lại của mình. Tôi nhìn mông lung thật lâu, thở dài một hơi nhìn mọi người nói: "Về thôi, nơi đây không có chuyện của chúng ta."
Đột nhiên chân tôi như bị thứ gì vướng vào, cúi đầu nhìn xuống liền phát hiện một phiến đá. Tôi ngồi xuống, nhặt lên xem, sau khi phủi bớt lớp bùn đất thì thấy trên đó có một bài thơ, lạc khoản đề tên một người là Diêu Thừa Kỳ. Bài thơ thế này:
"Kim qua thiết mã sơn hà toái,
Tuyết lãnh sương hàn yểm hồng trần.
Mai hoa trủng hạ cô hồn lệ,
Hoang khâu lũng gian thủ mộ nhân."
(~ Bạn Hữu chém bừa ~
Giáo vàng ngựa sắt sơn hà nát,
Tuyết lãnh sương hàn khép hồng trần.
Mai hoa dưới mộ cô hồn lệ,
Giữa đồi hoang vắng giữ mộ ai~)
~o0o~
Mộ phần mai hoa _ hoàn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top