Vu Y xem bệnh cho người chết


Tác giả: 一只鱼的传说
Hôm nay kể một câu chuyện tương đối tà môn.

Mở đầu câu chuyện này có liên quan đến một vị thần y.

Trước đây tôi cũng kể rất nhiều chuyện liên quan đến thần y.

Giống như việc tóc và răng của Lộ đại quốc y được tái sinh, lão tiền bối năm nay 99 tuổi, năm sau trở thành người 100 tuổi rồi.

Lúc còn nhỏ tôi bệnh nặng đến ngất xỉu, trong mơ hồ cảm thấy như hồn lìa khỏi xác, sau đó gặp được một bán Trung Y, soàn soạt, dùng một vài cây kim châm đã hoàn trả linh hồn vào cơ thể tôi.

Tưởng tiên sinh cũng là một người vô cùng tài ba, bí thuật quỷ môn mười ba châm của ông từng cứu không ít người.

Tiếp theo chúng ta kể về một người, cũng xem như thần y, chỉ là tương đối đặc biệt.

Vị thần y này là người Giang Nam .

Đất Giang Nam từ cổ chí kim sản sinh ra rất nhiều học giả, trong đó có danh y.

Bởi vì trước giờ kinh tế Giang Nam phát triển tương đối mạnh, những nơi kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc nhân dân sẽ được ăn no mặc ấm, an tâm học tập, đào tạo ra danh sư, thầy giỏi mới có trò hay.

Danh sĩ ưu tiên chọn làm quan, nếu làm không được mới lùi một bước làm người trí thức, thật ra đây là cách bồi đắp danh tiếng, lấy lui làm tiến.

Cuối cùng thực sự không ít người rời bỏ quan trường vì không phù hợp, nhiều người chuyển sang học y, nếu không nổi tiếng thì làm thầy thuốc nổi tiếng cho nên Giang Nam có rất nhiều "danh y" thật giả lẫn lộn.

Đại đa số những "danh y" này rất thanh lịch tao nhã, trong nhà họ có vô số cửa hàng, đồng ruộng phì nhiêu cho nên không thu tiền xem bệnh, chỉ cần lấy danh tiếng tốt là được. Người bệnh sẽ tặng một vài món quà tao nhã như vài cân sơn trà mới hái, một rương đào mật ở Dương San (Vô Tích- Giang Tô), một bó hoa lan, khi đó "danh y" sẽ vui vẻ đồng ý chữa trị bệnh.

Nhưng mà người mà tôi kể không giống thế, ông là một danh y thực sự.

Ông xem bệnh không thanh lịch tao nhã chút nào, hơn nữa còn rất đắt đỏ, rất nhiều người vì muốn tìm ông xem bệnh mà bán cả nhà cửa ruộng vườn, thậm chí tán gia bại sản.

Bác sĩ nào lợi hại nhất Trung Quốc?

Có câu: "Mắt vàng, răng bạc, ngoại khoa đồng." Lợi hại nhất, chắc chắn là nhãn khoa (khoa mắt).

Người này là một bác sĩ tài ba khoa mắt.

Y thuật của ông quả thực rất cao siêu.

Tôi vô tình nghe được một câu chuyện liên quan đến ông.

Chuyện xảy ra vào khoảng mấy chục năm trước, Trùng Khánh Bắc Kinh có hai đứa bé, chị gái mười tuổi, em trai tám tuổi.

Em trai tám tuổi xuống sông bơi lội, kĩ thuật bơi của đứa nhỏ này không tệ, chỉ trong một hơi thở là có thể bơi lặn được một đoạn đường dài xuống đáy sông.

Có một lần, cậu bé lặn dưới đáy sông, chị cậu bé lấy sào tre dài chọc xuống dưới chỗ cậu bé đang lặn, kết quả sào tre không may đâm thẳng vào hốc mắt cậu bé, lúc đó nhãn cầu bên hốc mắt phải bị đâm lồi ra ngoài, máu chảy ròng ròng.

Người nhà vội vàng đưa cậu bé lên thành phố (lúc đó muốn lên thành phố phải ngồi xe lửa), đến bệnh viện lớn tìm chuyên gia chạy chữa, ai nấy đều đề xuất muốn điều trị khỏi nhất định phải loại bỏ tròng mắt!

Hơn nữa vết thương đã thối rữa, nếu như không nhanh chóng loại bỏ tròng mắt thì mắt bên kia cũng có nguy cơ không giữ lại được.

Mẹ đứa bé không chấp nhận được chuyện này, bèn đi khắp các bệnh viện nghe ngóng tin tức, cuối cùng tìm gặp được ông.

Ông nhìn thoáng qua hiện trạng, nói: "Mắt có thể giữ lại chỉ là ảnh hưởng một chút đến thị lực."

Sau đó nói: "Các người đi chuẩn bị tiền trước đi, tối hôm nay không làm phẫu thuật, e rằng không kịp nữa."

Nhưng hộ gia đình này ở Bắc Kinh, còn là nông dân, thật sự không có tiền, họ đem toàn bộ giấy tờ đất đai đến chuyển nhượng cho ông, ông xua xua tay, bảo họ nhanh chóng rời đi, đừng làm ảnh hưởng tới bệnh nhân khác!

Sau đó gia đình này ôm con mình quỳ xuống đường lớn vay tiền chữa bệnh, may mắn được một người hảo tâm hỏi thăm, xác thực đầu đuôi sự tình, giao tiền cho họ rồi mới vào phòng bệnh.

Y thuật của vị thần y này thật sự không còn gì phải bàn cãi, năm đó làm phẫu thuật, nhãn cầu được giữ lại, chỉ là thị lực trước kia từ 2.0 xuống thành 0.4.

Người đưa tiền cho gia đình đó là một người bà con thân thích với nhà chúng tôi.

Lúc chú ấy qua nhà tôi ăn Tết vô tình nhắc đến chuyện này.

Chú ấy nói, mẹ của đứa bé đó rất thật thà, sau khi đứa nhỏ được làm phẫu thuật, bà ấy quỳ xuống dưới đất, dập đầu cảm tạ chú ấy, dập đến nổi trên trán toàn là máu.

Sau khi gia đình họ trở về nhà, bắt đầu bán mạng kiếm tiền trả nợ, mỗi năm trả một ít, nhiều năm sau mới trả hết khoản chi phí phẫu thuật ấy.

Chú ấy bùi ngùi: "Người Trùng Khánh trọng ân nghĩa, Lữ Nhất Đao khiến người Giang Nam mất mặt rồi!"

Vị danh y đó tên là Lữ Nhất Đao.

Tôi tìm ông ấy khám mắt một lần.

Lúc đó mẹ tôi là thế hệ doanh nhân đầu tiên kinh doanh tư nhân, điều kiện kinh tế gia đình cũng không tệ cho nên mới mời nổi ông ấy xem bệnh.

Nhưng mà vẫn phải cần tìm quan hệ.

Bởi vì ông quá nổi tiếng, mỗi ngày đều có vô số người đến tìm gặp ông, xếp hàng chắc cũng phải xếp tận ba tháng mới tới lượt.

Quan hệ mà chúng tôi tìm rất bền chặt, người này là người luôn bên cạnh chăm sóc người nhà ông lúc ông rời quê hương đi tìm tri thức.

Người này thậm chí còn có chìa khóa nhà của ông, chú ấy đưa chúng tôi đến nhà Lữ Nhất Đao, mở tủ lạnh, tùy tiện lấy đồ ăn thức uống trong tủ ra ăn, còn nằm trên giường ông ta ngủ.

Bởi vì tôi được người này trực tiếp đưa tới, đương nhiên sẽ có thêm ưu đãi.

Ưu đãi này không phải là phí khám bệnh, đó là thứ không thể giảm giá.

Ưu đãi này chính là không cần chi trả phí nằm viện.

Đúng vậy, "Lữ Nhất Đao" quả thật y thuật cao minh, bất luận trong mắt bạn có khối u hay bất kì thứ gì, chỉ cần ông ra tay nhất định sẽ thành công loại bỏ được chúng.

Nhưng sau khi phẫu thuật xong, ông bảo tôi nằm viện.

Ông tự mình xây một tòa nhà nhỏ mười tầng ở ngoại thành, từng tầng từng tầng chất đầy giường bệnh, chật ních người.

Bạn có thể sẽ muốn hỏi: "Không phải chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ thôi sao, còn có thể nằm viện bao lâu?"

Bao lâu?

Ông ấy thậm chí có thể khiến bạn nằm viện cả đời.

Bởi vì không có chữ ký của ông, y tá sẽ không hoàn trả tiền đặt cọc, tiền đặt cọc này vô cùng đắt đỏ.

Vậy bạn sẽ tìm ông ấy xin chữ ký ư?

Tìm không được. Bởi vì ông không bao giờ đến phòng bệnh.

Phòng phẫu thuật và phòng bệnh nằm ở hai nơi khác nhau.

Ông ấy cố ý, mục đích vì muốn kiếm thêm ít tiền viện phí!

Nhiều khi đi ra ngoài, ông bị người nhà bệnh nhân c.hặn đường, bắt ký tên xuất viện, m.ắng n.hiếc nơi công cộng.

Bạn mắng ông ta, ông cũng không màng tranh luận, chầm chậm lau sạch nước miếng văng trên mặt rồi tiếp tục tiến về phía trước, mắt cũng không thèm chớp một cái.

Cho nên danh tiếng ông rất xấu, mọi người hay gọi sau lưng là "Lừa Nhất Đao".

Nhưng y thuật của ông thật tốt.

Năm tôi học lớp 6 tiểu học, trên mí mắt có một u nang, vốn nghĩ không có chuyện gì, kết quả túi nang càng ngày càng to, đè lên nhãn cầu, lúc này chỉ có thể đi bệnh viện thăm khám thôi.

(Lớp 6 tiểu học: Bậc Tiểu học TQ học sáu năm (hai năm lớp 1, các năm còn lại mỗi lớp một năm), bậc THCS học ba năm, bậc THPT học ba năm.)

Kết quả đi vài bệnh viện lớn, họ đều nói túi nang quá lớn, hơn nữa vị trí lệch vào trong quá nhiều, chỉ có thể cắt bỏ mí mắt trước, sau đó cắt bỏ túi nang sau.

Mẹ tôi nghe xong: "Ăn nói linh tinh, các người khoét một lỗ trên mí mắt của con trai tôi, vậy chẳng khác nào có sẹo ngay mắt! Tuyệt đối không được!"

Sau đó bèn nhớ tới Lữ Nhất Đao, vội vàng nói: "Đến đó xem sao." Lúc này nhà chúng tôi mới bắt đầu tìm quan hệ.

Lữ Nhất Đao đưa tay sờ lên mí mắt một chút rồi nói: "Không cần cắt mí mắt, chuyện nhỏ!"

Sau đó trực tiếp đưa tôi vào phòng phẫu thuật, một phòng phẫu thuật vô cùng thô sơ, ngay cả trợ lý còn không có, ông tự mình làm công việc của y tá.

Ông bảo tôi nằm trên giường, bôi một ít thuốc tê, tôi chưa kịp định thần thì cảm thấy mí mắt mình đột nhiên mở ra, sau đó bỗng đau một chút, trước mắt chợt tối sầm lại.

Sau đó ông giúp tôi băng bó, nói với tôi: "Không sao, có thể về nhà rồi."

Cuộc phẫu thuật này từ lúc vào đến ra, trước sau không quá năm phút.

Mẹ tôi có chút lo lắng, hỏi ông lần nữa: "Có cần phải nhập viện vài ngày hay gì không?"

Ông xua xua tay, nói: "Hoàn toàn không cần, hoàn toàn không cần! Xin hãy yên tâm, xin yên tâm!"

Sau đó xoay người rời đi.

Luc đó tôi còn đặc biệt cảm tạ ông, cảm thấy y thuật ông vô cùng cao minh, thái độ cũng rất nhiệt tình.

Mẹ tôi không cho như vậy, nói bà không chỉ trả ra một khoản tiền đặt cọc vô cùng cao, còn tặng riêng ông ấy một thỏi vàng, thái độ đương nhiên phải tốt!

Kết quả không tới mấy năm, mắt tôi lại xuất hiện vấn đề, giống y hệt vấn đề năm đó.

Trước tiên chúng tôi đi khám ở bệnh viện lớn, họ nói vị trí này không sao, u nang hình thành lệch ra bên ngoài, chỉ cần làm một phẫu thuật nhỏ là được.

Việc kinh doanh của nhà chúng tôi lúc đó không được tốt lắm, nghĩ đi nghĩ lại vẫn là không nên tìm Lữ Nhất Đao, quả thực quá đắt đỏ bèn tìm một bệnh viện tốt nhất khu vực, nhờ người tìm bác sĩ chủ lực có tay nghề, đích thân làm phẫu thuật cho tôi.

Cuộc phẫu thuật này có không ít trợ lý, có người đưa dụng cụ y tế cho ông, có người lau mồ hôi cho ông, có người phụ trách nói chuyện với tôi (phân tán sự chú ý của tôi).

Phòng phẫu thuật cũng vô cùng cao cấp, các loại thiết bị chuyên nghiệp đặt gọn gàng ngăn nắp, hoàn toàn không giống với phòng phẫu thuật thô sơ của Lữ Nhất Đao.

Kết quả ra sao?

Kết quả cuộc phẫu thuật này kéo dài 90 phút, các loại va chạm phẫu thuật khiến tôi đau như c.hết đi sống lại.

Phẫu thuật cuối cùng cũng kết thúc, các bác sĩ rất tự tin, vừa lau tay vừa hỏi tôi: "Này, nhóc con, mắt trái từng làm phẫu thuật? Vậy nhóc nói xem ông ta làm tốt hay ta làm tốt?"

Thật ra ông ấy muốn tôi khen ngợi ông.

Nhưng lúc đó tôi vẫn còn nhỏ, không hiểu được ẩn ý bên trong: "Lần trước làm tốt hơn."

Bác sĩ liền không vui, hỏi tôi: "Tại sao?"

Tôi nói: "Lần trước không đau, lần này đau."

Bác sĩ tức giận nói: "Có dao kéo nào không đau? Phẫu thuật lần trước kéo dài bao lâu?"

Tôi nói: "Năm phút."

Ông càng giận hơn: "Không thể nào! Là ai làm phẫu thuật cho nhóc?"

Tôi nói: "Là Lữ Nhất Đao."

Lúc đó ông mất hứng nói: "Òhh, hóa ra là ông ta... chả trách!"

Lữ Nhất Đao mở phòng khám 20 năm, tích lũy một số tiền khổng lồ, sau đó rửa tay gác kiếm.

Mọi người đều rất hiếu kỳ, bởi vì lúc đó phòng khám càng ngày càng đông khách, có thể nói đang trong thời kỳ tiền vô như nước.

Hơn nữa cái gọi là rửa tay trong chậu vàng thường là những người xảy ra sự cố y khoa vô cùng lớn, không còn ai đến xem bệnh, bản thân cũng mất hết ý chí, cầm không nổi dao phẫu thuật mới chọn rút lui khỏi ngành.

Còn ông là đột nhiên rút khỏi, cảm thấy không đúng cho lắm. Nhưng ông lắc lắc đầu, nói: "Bản thân đã kiếm đủ tiền rồi, không còn ý nghĩa gì nữa."

Ông đóng cửa phòng khám, từ đó không còn gặp nữa.

Ông ấy đi đâu? Không ai biết cả.

Nhiều năm sau, người trước đây giới thiệu tôi đến chỗ Lữ Nhất Đao xem bệnh từ Tô Bắc đến nhà chúng tôi, nói đã gặp lại ông.

Chú ấy nói, chú ở Tô Bắc gặp lại Lữ Nhất Đao.

Ông ấy mua vài miếng đất bên đó, tự tay thiết kế một ngôi nhà vô cùng to lớn, mất rất lâu mới hoàn thành.

Lúc đó nhìn thấy Lữ Nhất Đao về, vô cùng vui mừng, lòng muốn vào tham quan một chút.

Nhưng Lữ Nhất Đao luôn nói: "Vẫn chưa bố trí xong, đợi bố trí xong rồi mời ông vào tham quan sau."

Sau đó chú ấy đến đó một lần, phát hiện ngôi nhà này vô cùng kỳ quặc.

Lữ Nhất Đao rõ ràng sống một mình, nhưng bộ đồ ăn, khăn tắm, thậm chí là dép lê đều là đồ đôi. Chẳng lẽ nơi này là nơi ông ấy nuôi hồ ly tinh?

Chú ấy bèn hỏi Lữ Nhất Đao, Lữ Nhất Đao có chút ngại ngùng, sau đó ông nói, căn nhà này là quà tân hôn của ông và Sai Sai.

Tiếng thở dài trong lòng thốt ra liền biết đã có chuyện xảy ra.

Bởi vì năm diễn ra cách mạng văn hóa, Lữ Nhất Đao ở nhà chú ấy, sức khỏe ông lúc đó không tốt, có một năm dầm một trận mưa lớn, tối hôm đó sốt rất cao.

Sốt cao liên tục mấy ngày không thuyên giảm, phòng khám ở thôn quê không có thuốc, cần phải đi lên thị trấn cách đó 30km lấy thuốc.

Lúc đó mưa như trút nước, hơn nữa bản thân ông là phần tử cánh hữu, bác sĩ cũng chẳng bằng lòng muốn cứu ông.

Lúc này có một nữ thanh niên tri thức khác ở cạnh nhà ông bất chấp bão tố, đi bộ hơn 30km để lấy thuốc ông, cứu ông một mạng.

Chính là như vậy, ông với nữ trí thức đó mới yêu nhau.

Sau đó, bởi vì một sự cố, nữ trí thức này bỏ mạng tại nơi đó.

Trước khi cô qua đời, cô nói: "Đời này không có gì hối tiếc, chỉ là y thuật gia đình không được truyền lại, cảm thấy rất hối tiếc."

Ông ôm lấy bạn gái, nói: "Yên tâm đi, y thuật gia đình em sẽ do anh kế tục."

Sau đó ông bỏ công việc, bắt đầu theo học y.

Sau này cũng không biết ông theo học viện y học hay theo người khác học hỏi, dù sao cũng trở thành Lữ Nhất Đao đỉnh đỉnh đại danh.

Nhưng ông cũng có chút kỳ quái, bởi vì ông nói với bạn gái, bản thân sẽ kế tục y thuật nhà cô, loại kế tục này nhất định là Trung y, tại sao ông ấy lại học Tây y mà còn là nhãn khoa?

Chú ấy nghĩ đi nghĩ lại, ngôi nhà này được xây ở nơi người nữ trí thức đó từng sống, xem ra nơi này do Lữ Nhất Đao đặc biệt mua, ông còn mua hết mấy mảnh đất xung quanh đó, xây một ngôi nhà vô cùng lớn.

Chú ấy dòm ngó khắp nơi, cảm thấy ngôi nhà này đặc biệt kỳ quái, bên trong cơ vô số nhạc cụ kỳ lạ, rất mới, rất to, đều là tiếng nước ngoài, nhìn không hiểu.

Sau đó còn có một tủ thuốc xếp đầy các dược liệu Trung y, giống y như một thư viện khổng lồ, có rất nhiều dược liệu chưa từng nghe qua, chú ấy mở ra xem thử, trong đó có hà thủ ô hình người, nhân sâm hàng trăm năm tuổi.

Trong phòng còn chứa rất nhiều vò thuốc lớn, bên trong chứa nhiều dược liệu khác nhau, linh dược màu đen tím, nhiều lọ thủy tinh trong suốt đựng một số cơ quan cơ thể người như nhãn cầu, nhau thai, trong rất tà tính.

Chú ấy không dám xem nữa, nhanh chóng đi tới phòng ngủ, phòng ngủ rất lớn, chính giữa bày biện một cái giường to, trên giường còn có một chiếc khăn bông khổng lồ bằng lụa đỏ, bên trên thêu hình long phụng, trông rạng rỡ như một chiếc chăn bông cưới.

Lúc đó chú ấy cũng không nghĩ gì nhiều, dù sao cũng tùy tiện tham quan nhà Lữ Nhất Đao rồi, bèn tiện tay vén chăn bông lên, muốn lên giường cảm nhận.

Kết quả lúc vừa vén chăn lên, suýt chút nữa sợ vỡ mật.

Hóa ra dưới lớp chăn bông là một chiếc quan tài thủy tinh, bên trong còn có một cổ thi thể thối rữa!

Chú ấy sợ ngã nhào xuống đất, vội vội vàng vàng chạy khỏi căn nhà.

Sau khi về đến nhà, càng nghĩ càng không đúng, lén lút chạy tới trước phần mộ của nữ trí thức đó thì thấy bên trên là lớp đất mới tơi xốp, giống như từng có người khai quật mộ.

Chú lại nhớ đến cổ thi thể trên giường đó, sợ hãi ngồi bệt xuống đất, hóa ra thi thể đã được Lữ Nhất Đao mang về.

Chú lại kiếm người hỏi thăm, có người nói, bạn gái Lữ Nhất Đao từng nhắc qua, nhà cô ấy trước đây là vu y Miêu Cương, lưu truyền lại rất nhiều ghi chép tà môn, có thể khiến người khác sống bất tử, bí thuật chế tạo xác sống.

Trong lòng chú ấy hoảng sợ vô cùng, cảm thấy Lữ Nhất Đao đang tìm đường c.hết, chẳng lẽ ông muốn dùng vu thuật cứu sống nữ trí thức đó?

Chả trách ông chọn học nhãn khoa, còn tán tận lương tâm tìm mọi cách kiếm tiền, hóa ra là vì muốn tích góp một số tiền khổng lồ cho việc này!

Tên khốn kiếp này, ai nấy đều nói hắn không trọng tình nghĩa, không ngờ hắn lại là người trọng tình nghĩa nhất!

Chú cắn cắn môi: "Không được, phải khuyên răn tên ngốc này!"

Lúc chú ấy chạy tới lại thấy cửa đóng chặt không mở, muốn trèo lên nhưng trên tường có lắp lưới điện, hoàn toàn không có cách nào vào được!

Chú ấy canh cửa ở đó những nửa tháng, nhưng không hề thấy Lữ Nhất Đao ra ngoài, giống như không cần ra ngoài mua đồ ăn thức uống.

Sau đó độ chừng qua nửa năm, cũng là một ngày mưa gió bão bùng, giống như ngày Lữ Nhất Đao đổ bệnh năm đó.

Lúc đó chú ấy uể oải ngồi trước mái hiên tránh mưa, nghĩ tới chuyện của năm đó, vừa nghĩ tới đã thấy cánh cửa đối diện đột nhiên mở ra, Lữ Nhất Đao cầm ô đi ra ngoài.

Chú vừa nghĩ qua đó lại thấy có gì đó không đúng.

Chỗ nào không đúng?

Chú cũng không nói rõ được, dù sao tư thế che ô của Lữ Nhất Đao có chút kỳ quặc.

Chú nghĩ tới nghĩ lui cuối cùng cũng hiểu ra vấn đề, tư thế cầm ô không đúng!

Lữ Nhất Đao dùng hết sức nghiêng ô sang một bên, nửa thân người lộ ra trong màn mưa, giống như đang cầm ô che cho một người rất quan trong.

Càng nghĩ càng thấy sợ hãi, tiện tay lấy một cái chậu rửa mặt đặt lên đầu, bán mạng chạy qua đó.

Chú ấy lớn tiếng gọi to: "Tiểu Lữ! Tiểu Lữ!"

Lữ Nhất Đao dừng bước, vẻ mặt ngập tràn hạnh phúc, cung kính khom lưng cúi chào, nói: "Đồng hương, cảm ơn ông! Chúng tôi phải đi rồi! Sau này không còn quay về nữa!"

Lúc đó chú vội vàng chạy theo kéo tay Lữ Nhất Đao, bèn nghe thấy một giọng nói nhỏ nhẹ truyền tới phía xa xa: "Cảm ơn ông! Chúng tôi đi đây!"

Chú ấy sỡ sờ trong giây lát.

Đây là giọng nói của nữ trí thức đó.

Chú ấy ném chậu nước rửa mặt xuống, kinh hãi nhìn Lữ Nhất Đao trong cơn mưa tầm tã.

Khuôn mặt Lữ Nhất Đao vừa tràn đầy hạnh phúc lại vừa thẹn thùng, cúi nửa người, cuộn mình lại, giống như đang rúc vào trong vòng tay ấm áp của người yêu, giống như nữ trí thức năm đó, nhẹ nhàng vẫy tay với chú: "Đồng hương, tạm biệt!"

Chú ấy đứng trong cơn mưa, nhìn Lữ Nhất Đao từ từ đi xa, đột nhiên trong người có chút hốt hoảng: "Người này rốt cuộc là Lữ Nhất Đao hay là nữ trí thức năm đó?"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top