Thôn Cổ
Tác giả: 一只鱼的传说
Câu chuyện hôm nay chúng ta kể khá đặc biệt, do một dì vừa tới nhà chúng tôi kể lại.
Dì họ Hoàng, người Diêm Thành, vượt gió bụi dặm trường tới thăm chúng tôi, còn đem theo hai con gà biết vỗ cánh ưỡn mông gáy gọi, nói là gà vườn.
Dì ôm con gà dạo quanh phòng khách một vòng, ẵm chúng tới sân vườn trong nhà rồi thả chúng xuống sân chạy một vòng mới hài lòng gật đầu, nói phong thủy nhà chúng tôi không tệ, sau đó g.iết gà làm tiết canh.
Dì Hoàng rất nhiệt tình, dì phổ cập cho chúng tôi rất nhiều kiến thức mới, ví dụ như không nên ăn cá mè. Dì nói cá mè thích ăn phân, họ nuôi gà trên ao nuôi cá mè, phân gà thải xuống ao làm thức ăn cho cá.
Dì còn biết làm bánh quế hoa, cây quế hoa trong sân nhà tôi vừa hay đã nở, dì lấy mật hoa, làm rất nhiều bánh quế hoa, mùi vị thơm ngon khó cưỡng.
Dì còn am hiểu chút y thuật trung y như cốc hút, ngải cứu, cạo gió (dì khuyên tôi dùng ngọc Hòa Điền (hetian) làm miếng cạo gió, vì ngọc Hòa Điền được coi là kinh lạc đầu tiên trong Trung Y), dùng đồ sứ lưu thông máu.
Thậm chí dì còn biết chút phong thủy, khi ngủ dì để hai chiếc giày một đúng một ngược nhằm tránh vu thuật hại người, rất ít người biết được thủ thuật này.
Tóm lại, dì là một người hiểu rộng biết nhiều.
Có lần, tôi cùng dì ngồi trò chuyện, dì nó: "Ta bất đắc dĩ mới làm bà dì, nhà có ba mảnh đất, không thiếu ăn thiếu mặc, nhưng nếu cuộc sống gia đình bình an vô sự, ai lại bằng lòng dựa vào người khác kiếm sống?"
(*)阿姨: bà dì / bà cô (tên gọi vùng miền dành cho những người hành nghề coi bói, thư yếm, đồng cốt.)
Dì nói: "Ta như bây giờ cũng do nhà bị ma ám."
Đúng vậy, ma ám.
Dì kể, lúc dì còn nhỏ, cha dì nhận thầu một ao cá mè hơn trăm mẫu, trên ao nuôi gà, dưới ao nuôi cá, cuộc sống không đến nỗi khó khăn.
(*) một mẫu bên TQ bằng khoảng 667m²
Sau đó, gia đình dì xảy ra một chuyện, người lái thuyền cho cha dì lén lút đến Thái Hồ lái thuyền chở cát sỏi kiếm thêm, nhưng thuyền mới đi được nửa đường thì không may bị chìm.
Thái Hồ nổi danh là một hồ ma, có khi sóng yên biển lặng, có khi đột nhiên xuất hiện sương mù dày đặc hoặc tàu thuyền đột nhiên bị chìm. Có người nói dưới hồ có ma da, kéo người xuống c.hết thay cho chúng.
Không biết thế nào nhưng người mất cũng mất rồi, gia đình vội vớt xác lên an táng nhưng không thể nào vớt được thi thể lên bờ.
Quả thật không thể không nghĩ tới phương diện kia, người nhà bèn mời một vu sư làm pháp sự bên Thái Hồ, qua một lát thì trên hồ nổi lên vài mảnh quần áo, xác định quả thực là quần áo của chú lái thuyền, gia đình bọc những mảnh quần áo trong một tấm vải đen, đem di vật về quê an táng, coi như mộ phần.
Kể từ đó, gia đình dì bắt đầu xuất hiện nhiều chuyện kỳ lạ.
Đầu tiên, lúc mẹ dì nhìn xuống ao cá cứ nghe thấy tiếng có người tắm dưới ao, ngoi lên hụp xuống, có lúc còn nghe thấy tiếng đập cửa "rầm rầm", nhưng ra ngoài kiểm tra thì không thấy ai.
Mẹ dì hơi sợ nên đã nhờ cha dì đi trông ao cá. Nhưng khi cha dì vừa nằm xuống giường nhắm mắt ngủ liền mơ thấy ác mộng, mơ thấy chú lái thuyền toàn thân ướt sũng đứng ngay trước mặt, nói dưới đó vừa lạnh vừa đói, không thể về nhà nên báo mộng nhờ ông giúp đỡ.
Sau khi nói xong, cha dì thức giấc.
Từ trong mơ tỉnh dậy, ông cảm thấy có chút không ổn, vội tìm con trai người lái thuyền hỏi chuyện, người con cũng lấy làm lạ, nếu muốn báo mộng nhờ giúp đỡ thì cũng nên báo cho người nhà mới đúng, đằng này lại báo mộng cho người ngoài?
Hai người lần nữa tìm gặp vu sư làm nghi thức gọi hồn cho chú lái thuyền hỏi chuyện, vu sư tính một chút, hỏi hai người: "Nhà hai người đang ở là thuê hay mua?"
Con trai chú lái thuyền nói: "Nhà mua."
Vu sư hỏi: "Có phải nhà mua chưa tới ba năm?"
Anh gật đầu, nói: "Mới mua được một năm rưỡi."
Vu sư nói: "Vậy thì đúng rồi, nhà mua chưa tới ba năm nên vẫn còn thuộc về chủ cũ. Cậu dán Môn Thần lên cửa, cha cậu bị Thần giữ cửa chặn lại, không cho vào nhà."
Con trai người lái thuyền vội vã về nhà xé hình dán Môn Thần trên cửa, từ đó cha dì Hoàng không còn mơ thấy ác mộng nữa. Có điều ông vẫn thấy hơi sợ, nhìn thấy ao cá thì ớn lạnh, không dám nhận thầu nuôi cá nên gia đình dần sa sút hẳn.
Dì nói, dì cũng từng gặp qua chuyện tương tự.
Lúc đó nhà dì thay nhau trông nom cháu ngoại (con của người chị gái), đột nhiên bên ngoài xuất hiện một bà lão dáng người thấp bé, mang giày thuê hoa, bước vào nhà nói: "Trời tối rồi, sao không thắp đèn?"
Sống dưới quê, hàng xóm gõ cửa đến chơi nhà là chuyện bình thường, dì không nghĩ ngợi nhiều, vội hỏi bà lão là ai, bà lão đáp tên, nói 'cô bé không biết ta đâu', sau đó xoay người đi mất dạng.
Sau khi bà lão đi, dì bước tới đóng cửa, nhưng tới cửa rồi mới phát hiện, cửa khóa kín bưng, hoàn toàn không mở lấy một khoảng, vậy bà lão khi nãy làm sao vào được nhà? Rồi sau đó đi đâu?
Dì sợ run cầm cập, sáng hôm sau tìm các bà hỏi chuyện, các bà cũng chưa từng gặp bà lão nọ, càng chưa từng nghe ai nhắc đến, cuối cùng có người ngẫm lại, vội tra gia phả nhà mới biết bà lão đó là người thời nhà Thanh mấy đời trước.
Dì sợ tới đổ bệnh, dưỡng bệnh chừng nửa năm mới khỏe.
Nhưng mặc dù đã hết bệnh, dì vẫn cảm thấy có thứ gì đó không sạch sẽ đi theo, nên gia đình không dám ở lại lâu, gấp rút thu xếp đồ đạc đến Thượng Hải lánh nạn.
Đến Thượng Hải, dì làm bảo mẫu cho một bà lão. Bà lão là thành phần trí thức, đối với thức ăn yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt, từ lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến, một chút cũng không được xảy ra sai sót, vả lại gia đình còn rất quy củ, phong cách lỗi thời lạc hậu.
Họ sống trong một ngôi nhà nhỏ theo kiến trúc phương Tây trên đường Hoài Hải, hai bên đường là những bóng cây tán rộng. Mùa thu, bà lão vận áo ngoài, choàng khăn bông, bước chầm chậm trên những phiến lá, mái tóc bạc phơ búi gọn, dung mạo đoan trang, dáng đi nhã nhặn.
Dì thật lòng ngưỡng mộ bà lão, cảm thấy bà rất có khí chất, văn hóa nhưng không giả tạo, không giống với các bà lão dưới quê.
Chồng bà là một nhà nghệ thuật, có lúc bà sẽ kể câu chuyện tình yêu thời còn trẻ của hai ông bà, hai người từng đi tới bao nhiêu quốc gia, cùng nhau thưởng ngoạn biết bao nhiêu cảnh đẹp.
Trong thời gian hơn nửa năm sống cùng bà lão, dì cứ liên tục mơ thấy ác mộng, mơ thấy một ông lão chống gậy, đi tới đi lui trong nhà.
Nhưng dì không dám nói, chỉ sợ do bản thân nghi thần nghi quỷ.
Một năm mùa hạ nọ, thời tiết khô hanh, bà lão dẫn cô tới Cáp Nhĩ Tân tránh nóng mười mấy ngày, lúc về phát hiện xoong nồi nổ tung, nhà bị giăng dây cảnh báo, bên ngoài còn có một đám người không ngừng chỉ trỏ vào trong.
Bà lão không lấy làm lạ, nói với cảnh sát vài câu thì theo họ về đồn, trước khi đi còn dặn dì đừng về nhà nữa, thuê khách sạn nào đó gần đây nghỉ tạm vài hôm.
Dì ở khách sạn được vài hôm thì có người tới tìm, đưa cho dì một khoản tiền, bảo dì về nhà đi.
Dì cương quyết không nhận, nói: "Trừ phi chính miệng bà ấy đuổi tôi đi, bằng không tôi sẽ không đi."
Người nọ hết cách, chỉ đành nói hết sự thật cho dì nghe, bà và chồng hết mực ân ái, sau khi chồng bà qua đời, bà không cáo phó với bất kỳ ai, hơn nữa còn mua một chiếc tủ đông loại lớn, đem di thể chồng đông lạnh, ngày ngày đi qua đi lại nói chuyện với chồng.
Kết quả mấy ngày trước, đường dây điện trong nhà xảy ra vấn đề, tủ đông không có điện, di thể bắt đầu thối rữa, bóc mùi hôi thối, hàng xóm cảm thấy không đúng bèn báo cảnh sát, mới phát hiện trong nhà cất giữ thi thể trái phép, cũng coi như chuyện lạ hiếm gặp.
Dì Hoàng nghĩ tới ông lão thường gặp trong mơ, dáng người cao lớn, đi qua đi lại trong nhà, toàn thân phủ khí lạnh. Nghĩ tới đây, dì bèn thu dọn đồ về nhà.
Sau đó dì học được chút thủ thuật, trước khi tới nhà nào đó làm công, dì sẽ dùng gà kiểm tra âm khí, nếu con gà cáu kỉnh la hét, dì sẽ tìm cớ không làm.
Dì còn kể cho tôi nghe một câu chuyện bí ẩn về thôn của dì.
Dì nói, dì sống ở Diêm Thành, nơi đó hầu hết là đất mặn kiềm, không trồng trọt gì được. Đừng nói là trồng cây bình thường, cả củ năng cũng mặn chát, một chút vị ngọt cũng không có.
Có điều thôn này khá đặc biệt, thôn của họ là một hòn đảo giữa hồ, xung quanh bao quanh bởi những vùng nước lớn, người trong thôn lên núi kiếm thức ăn, xuống hồ lấy nước uống, nên giống với ngư dân hơn.
Câu chuyện dì kể liên quan tới hòn đảo giữa hồ thần bí này.
Dì nói, trong thôn dì có một ngôi miếu cũ.
Ngôi miếu không biết được dựng từ khi nào, thờ cúng vị thần nào, chỉ biết sau đó người dân phá đền đập miếu, xây thành ủy ban làng.
Dì nói, trong ngôi miếu cũ thời một con hồ tiên, một hồ tiên chính hiệu.
Nhưng dì không biết sự thật trong miếu thờ hồ tiên hay hoàng tiên (hoàng bì tử), chỉ nghe dân làng truyền nhau đi phá hồ tiên, vậy chắc là phá hồ tiên nhỉ?
Có điều, hồ tiên nọ không phải dạng vừa.
Trong ủy ban có một căn phòng nhỏ, căn phòng đó được dành riêng cho hồ tiên, không ai dám vào, người nào vào đó đều xui tận mạng, không té ngã thì cũng bị mất đồ vô cớ, tóm lại xui không tả nổi.
Nếu tối ngủ lại đó, còn xui hơn chữ xui, bất kể là ai, sáng sớm thức dậy nhất định sẽ thấy mình nằm ngủ dưới nền cổng chính, giống như hồ tiên quăng ra ngoài, không cho ngủ lại. Có điều, hồ tiên không làm gì quá đáng, cũng không hại người, không xuất đầu lộ diện, chỉ đơn thuần bảo vệ lãnh địa nhỏ xíu đó của mình.
Ủy ban có rất nhiều phòng, thiếu một căn cũng chẳng sao, cho nên căn phòng đó luôn được khóa kín để hồ tiên dùng.
Thật ra họ giữ lại căn phòng đó chủ yếu vì muốn đùa giỡn người khác, nhất là mấy cán bộ thích ăn uống no say, bọn họ sẽ mời người nọ tới căn phòng đó uống trà, uống r.ượu, tối đến nghỉ ngơi tại phòng, đợi hôm sau xem trò cười.
Kết quả có một năm, ủy ban tiếp đón một lão cán bộ không uống trà, không uống r.ượu, làm một cuộc công tác tư tưởng, quán triệt đường lối, dạy dỗ bọn họ làm người có ích cho xã hội.
Thanh niên tính tình ương ngạnh, tìm cách quấy phá ông, sắp xếp ông nghỉ ngơi trong phòng hồ tiên, đợi sáng hôm sau xem náo nhiệt.
Kết quả bên ngoài cổng không có người nào nằm, mọi người cho rằng ông bị dọa sợ chạy mất dép nên đua nhau đẩy cửa phòng ra xem, thấy lão cán bộ nằm trên giường ngủ ngon tới sáng, hoàn toàn không xảy ra chuyện gì bất thường.
Người thanh niên nọ không tin tà ma, tối hôm sau quyết định ngủ trong phòng hồ tiên, nhưng ngủ chưa tới nửa đêm đã bị hồ tiên ném ra ngoài, còn được hồ tiên ném tặng thêm tách trà vỡ trúng đầu, phải khâu mấy mũi.
Dì nói, trước đây phong thủy trong thôn rất tốt, cách vài năm lại có học sinh thi đỗ trường danh tiếng, còn có người làm quan chức cấp cao, làm chủ tịch huyện, nhưng không hiểu vì sao phong thủy lại đột nhiên chuyển xấu.
Dì nói, thôn họ có một núi mộ rất to, đa phần đều là mộ cổ, có từ rất lâu, cũng không ai biết có từ thời nào, bao nhiêu năm tuổi.
Có một năm trong thôn xảy ra động đất, làm nứt núi mộ, một nửa núi mộ bị sụp trong nước, vô số con lươn ồn ạt chui ra ngoài, chúng quấn chặt lấy nhau, phun ra như một đài phun nước lớn, người người nhà nhà đều tới đó xem, có người còn dũng cảm đi bắt lươn nhưng không ai dám ăn.
Bởi vì khắp núi mộ đều là quan tài, mục nát có, nguyên vẹn có, còn có quan tài làm bằng gỗ, bằng ngọc thạch, quan tài loại lớn, quan tài loại nhỏ, còn có loại quan tài bên ngoài quấn đầy xích sắt, tóm lại hình thù kiểu dáng nào cũng có.
Các cụ bảo: "Mấy con lươn vàng này gọi là lươn Vọng Nguyệt, ăn thịt người c.hết mà sống, lươn Vọng Nguyệt có độc, không thể ăn."
(*)Lươn Vọng Nguyệt (lươn ngắm trăng): chuyên ăn thịt xác c.hết, động vật c.hết, ngày trăng tròn sẽ ngoi lên khỏi mặt nước, ngẩng đầu lên ngắm trăng, tương truyền lươn Vọng Nguyệt có độc, ăn vào thất khứu chảy máu mà c.hết.
Dì nói từ đó trong hồ có rất nhiều lươn, nhất là mấy con lươn to bằng bắp chân, giống như con trăn khổng lồ, không sợ người, thường ngoi lên khỏi mặt nước, ngẩng đầu lên.
Đặc biệt là tối trăng tròn, chúng sẽ ngẩng đầu lên ngắm trăng, nghe nói động vật nào thờ phụng mặt trăng, tức là đã thành tinh.
Dì nói, mấy con lươn này thích sống trong một bãi nước cạn, mực nước không sâu, nước trong như gương, chúng thường nằm đó tắm nắng.
Người nọ thấy lươn thành tinh rồi, bèn lấy một cái bát, đổ một ít gạo vào bát đem cho cá ăn, sau đó phát hiện lươn không những không ăn gạo, còn tạo ra nhiều gạo hơn trước.
Kết quả nhà người nọ phát tài, xây nhà lầu, cưới vợ thành thị, cuộc sống giàu sang phú quý.
Mọi người mắt thấy tai nghe, ai nấy đều đổ xô nhau cho lươn ăn.
Có người được gạo ít, có người được gạo nhiều, có người trong bát còn có thêm vài con cá hồng nhỏ.
Mọi người phát hiện, đong được nhiều gạo sẽ thu được ít hoặc nhiều tiền tài, đong được cá hồng sẽ giàu nứt đố đổ vách. Nhưng một khi đong được ít gạo sẽ tán gia bại sản, nếu gạo chuyển thành đen, trong nhà nhất định sẽ có người c.hết.
Dì nói, còn có một chuyện vô cùng kì lạ, người trong thôn cứ liên tục mang thai đôi. Nghe nói cùng lúc có nhiều người mang thai đôi là chuyện tốt, nhưng thai đôi trong thôn không như thế, bởi vì sau khi thai nhi thành hình, một trong hai nhà sẽ bị sảy.
Cuộc sống tốt xấu đan xen, nhưng chỗ này rất lạ, một nhà vận may phủ đầu còn một nhà xui tận mạng, giống như tất cả vận may đều dành cho một nhà còn toàn bộ vận xui lại được đẩy sang nhà còn lại.
Sau đó những người có vận đen khốn cùng bí mật cấu kết với nhau, nghi ngờ phong thủy nơi đây không tốt nên làm ít thuốc nổ, phá tan núi mộ, từ đó phong thủy nơi đây bị phá hủy hoàn toàn.
Phong thủy bị hủy, trong thôn bắt đầu xuất hiện chuyện lạ, thứ nhất là không còn thấy đám lươn trong hồ, ngay cả mấy con lươn khổng lồ thích ngoi lên khỏi mặt nước ngẩng đầu lên ngắm trăng cũng lặn mất tăm.
Thứ hai là chuyện sinh con.
Trước đây có rất nhiều người sinh đôi, lần này không sinh đôi mà liên tiếp mấy đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, hai tay hoặc hai chân dính vào nhau.
Chuyện này xuất hiện một lần đã rất đáng sợ, đằng này lại xảy ra liên tiếp năm sáu lần, người dân trong thôn sợ hãi không thôi, vội mời thầy phong thủy về thôn xem phong thủy.
Thầy phong thủy ngồi trên thuyền, dạo quanh thôn vài vòng, nói: "Phong thủy thôn này rất lạ."
Ngôi làng giống như một hòn đảo, xung quanh toàn là nước, vả lại thôn còn bị cắt làm đôi bởi một vòng cây cổ thụ quằn mình nghiêng ngả, nhìn từ xa thôn giống như một bức họa hình bát quái âm dương.
Ông nhìn rất lâu, càng nhìn càng cảm thấy kỳ lạ, cứ cảm thấy cái này không giống tự nhiên hình thành, nghi ngờ có người bố trí, nhưng những cây cổ thụ này đều có tuổi đời trên trăm năm, chẳng lẽ phong thủy trong thôn này được bố trí từ mấy trăm năm trước ư? Nhưng người nào có thể bố trí bố cục phong thủy lớn thế này trong một cái thôn nhỏ kia chứ?
Ông nghĩ tới rất nhiều cách, nhưng đều lực bất tòng tâm, cuối cùng chỉ có thể thừa nhận tài nghệ không bằng người, bảo người dân trong thôn mời cao nhân khác đến xem.
Cuối cùng, thôn mời hết mấy chục thầy phong thủy, ai nấy đều nói giống như nhau, không một ai có cách nào khôi phục lại phong thủy trước đây, thôn dân bèn thương lượng, dứt khoát dọn khỏi thôn. Sau đó, một gia đình mang thai quyết định dọn đi, quả nhiên đứa con sinh ra không bị dị tật, những gia đình khác muốn sinh con cũng lần lượt bỏ xứ mà đi.
Cứ như thế, người trong thôn cứ ít dần, chỉ còn sót lại người già và góa phụ.
Dì nói, rất lâu rồi dì cũng không về đó, không biết trong thôn giờ thế nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top