Quy hoach nghia trang 07M.heosua87
Câu 1: Tìm hiểu và sưu tầm những tư liệu về văn hóa mai táng của Việt Nam và thế giới.
Bài làm
Mỗi cộng đồng dù ở đâu cũng có nền văn hoá khác nhau nên cũng có văn hoá mai táng khác nhau, nó gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư, trở thành một yếu tố văn hoá có tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần của mỗi con người.
v Văn hóa mai táng ở Việt Nam
Táng là biện pháp xử lý xác người chết với nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay trên thế giới có rất hiều hình thức mai táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng…Nhưng ở Việt Nam phổ biến hiện nay là địa táng và hỏa táng, còn huyền táng, không táng, thủy táng chỉ có trong quá khứ hoặc rất hiếm ở các dân tộc ít người hoặc gặp trường hợp bắt buộc phải sử dụng.
1.1. Địa táng (Thổ táng)
Địa táng (Thổ táng) là một hình thức mai táng của loài người. Thổ táng gồm có 2 loại:
- Một loại chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ phi “mả động”, nghĩa là khi trong gia gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc ( có người ốm nặng, mất mùa, cửa nhà xa sút, chết bất đắc kỳ tử…), người ta mới phải cải táng .
- Một loại chôn cất xuống một thời gian nhất định (tùy theo tập tục quy định), sau đó bắt buộc phải cải táng (tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lần nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ) lần này mới chôn vĩnh viễn (chủ yếu là các tỉnh miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra).
1.2. Huyền táng (táng treo)
Huyền táng hay còn gọi là tục táng treo. Một kiểu chôn người chết không phổ biến rộng rãi như địa táng nhưng xuất hiện rất nhiều trong thời xưa. Theo cách này, người ta để thi thể người chết lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên, hoặc để nằm trong quan tài hình thuyền. Có nhiều cách để quan tài như:
- Đặt quan tài trên chạc ba một cái cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây.
- Đặt quan tài dưới vòm mái đá hay trong hang đá ở lưng chừng núi, có khi đặt nằm sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn thận, là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.
- Dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi
Hiện nay, táng treo không còn nữa vì tục này gây ô nhiễm môi trường, bệnh
dịch…
1.3. Thủy táng
- Là hình thức thả trực tiếp xác người chết xuống sông, biển, hồ… hiện nay hình thức này không còn vì gây ô nhiềm môi trường. Tuy nhiên trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng. Nó liên quan nhiều đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này.
1.4. Hỏa táng
- Còn gọi hoả thiêu. Đây là phương pháp xử lí thi hài bằng cách đốt cháy thành tro (dùng gỗ, dầu mazut, dầu hoả, khí đốt; dùng điện là tốt nhất); tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, vv. hoặc để ở một nơi công cộng hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài thiên nhiên).
- Thuận tiện: sạch, gọn, không gây ô nhiễm môi trường, không phải cải táng, không tốn đất mở rộng nghĩa địa.
- Bất tiện: phi tang nếu là một vụ chết người có nghi ngờ về mặt pháp lí, không điều tra được nguyên nhân gây tử vong. Trước khi cho phép hỏa táng phải có giấy chứng nhận của thầy thuốc điều trị, của cơ sở y tế là chết tự nhiên.
1.5. Thiền táng (tượng táng)
- Thiền táng (táng trong tư thế ngồi thiền) hay Tượng táng (làm thành tượng để táng), là một loại hình rất hiếm hiện nay chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt chỉ thấy ở những nhà sư Phật Giáo. Các tượng nhà sư vẫn còn nguyên vẹn xương cốt, nội tạng… được đặt trong tư thế thiền định. Đây là một hình thức táng vẫn đang dược nghiên cứu vì sự đặc biệt của nó.
1.6. Hiến táng
- Trong thời buổi hiện nay còn có một hình thức xử lý người chết khác là hiến xác cho khoa học nghiên cứu, chủ yếu là y học. Việc này chủ yếu là do tâm nguyện của người quá cố. Hình thức này mới có trong thời hiện đại ở Việt Nam (nhưng đã phổ biến trên thế giới ở những nước phát triển từ lâu) và rất ít thấy vì quan niệm của người dân vẫn muốn giữ cho thân xác người thân được nguyên vẹn.
1.7. Táng nhà mồ
- Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Đây là nét đặc trưng của dân tộc Ba Na và Gia Rai Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng. Xung quanh nhà mồ được đặt các loại tượng khác nhau và dựng quay mặt ra ngoài như: tượng khỉ bồng con, bà già ôm mặt rầu rĩ, chim công, chim cú và cả tượng chó, mèo...
v Văn hóa mai táng trên thế giới
- Các nước kinh tế phát triển, có trình độ khoa học công nghệ, đời sống, nếp sống đô thị cao, thì công nghệ hỏa táng áp dụng phổ biến với tỷ lệ cao, không phụ thuộc vào tôn giáo, hay quỹ đất ( Pháp, Mỹ, Canada v.v…, dân cư theo đạo Thiên chúa giáo tỷ lệ cao, Canada đất rộng, mật độ dân cư thấp, tỷ lệ hỏa táng rất cao).
- Tỷ lệ hung táng thấp
- Tại một số quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở Hàn Quốc, an táng bằng công nghệ hỏa táng trong các năm gần đây tăng với tốc độ cao.
Ø Ngoài các hình thức mai táng chủ yếu nêu trên: địa táng, hoả táng , thuỷ táng, thiền táng…..thì ở một số điạ phương còn có các hình thức mai táng đặc biệt khác theo phong tục tập quán của từng vùng
2.1. Thiên táng
- Thi thể người quá cố sẽ được lóc xương, thịt, nội tạng thành các phần khác nhau, riêng hộp sọ bị đập nát bằng búa để bộ não hở ra ngoài. Một lúc sau, lũ kền kền đến ăn, ăn xong chúng bay lên trời, đó cũng là lúc linh hồn người chết được lên thiên đàng.
2.2. Treo quan tài
- Treo quan tài là tập tục kỳ lạ của tộc người Bo ở Tây Nam Trung Quốc. Quan tài của người chết sẽ được treo lên những vách núi đã dựng đứng trong vùng.
2.3. Quan tài theo mong ước
- Một tập tục hết sức thú vị. Quan tài của người chết sẽ được thiết kế như mong ước của họ khi còn sống.
2.4. Mai táng tại gia
- Tập tục này được cho là có nguồn gốc từ nền văn minh Maya. Người chết sẽ được chôn ngay dưới ngôi nhà nơi họ sống, người ta tin rằng việc này sẽ khiến người chết được gắn bó với người thân và gia đình mình mãi mãi.
2.5. Mai táng gia đình người thân
- Theo truyền thống của người Fiji, khi một người đàn ông qua đời, sẽ có rất nhiều nghi thức được tổ chức trước khi an táng. Đặc biệt, một số người thân và bạn bè của người đàn ông cũng sẽ đi theo người chết (thường là tự nguyện). Người Fiji tin rằng chôn những người thân cận theo người chết sẽ giúp họ cùng đi với nhau trong cuộc sống tiêp theo của họ.
2.6. Táng theo vợ chồng
- Sati là tên của một hình thức an táng người chết cổ xưa ở Ấn Độ. Theo truyền thống Sati, khi một người đàn ông có vợ qua đời, người vợ cũng sẽ phải chết theo chồng để chứng tỏ lòng trung thành của mình.
2.7. Lễ hội mang táng
- Tại Trung Quốc, người ta tin rằng khi một gia đình có đám tang, càng nhiều người đến dự và đám tang càng “xôm tụ” thì tang gia lại càng gặp nhiều may mắn. Vì vậy, các gia đình có người chết luôn cố gắng kéo càng nhiều người đến càng tốt, thậm chí họ còn thuê cả vũ công và ca sĩ về biểu diễn trong đám tang.
2.8. Famadihana
- Famadihana là cách tưởng nhớ người đã chết của cư dân ở Madagascar. Sau 7 năm người chết được mai táng, những người trong gia đình sẽ quật mộ người quá cố lên, sau đó thay mới những tấm vải liệm đã rách nát. Vải liệm cũ sẽ được giao cho những cặp vợ chồng trẻ, người ta tin rằng những tấm vải liệm này sẽ đem đến may mắn trong việc thụ thai
2.9. Mang táng sinh thái
- Vì trong cơ thể con người chứa nhiều kim loại nên sau khi chết, ngưới quá cố sẽ được hoả thiêu, sau đó đem tro cốt đi tách kim loại, phần còn lại sẽ được đem chôn. Đây được xem là một cách mai táng "thân thiện với môi trường" ở Thuỵ Điển.
2.10. Chôn cất trong vũ trụ
- Đây là “xu hướng” mai táng mới nhất hiện nay. Để có thể mai táng theo cách này, người ta phải bỏ ra ít nhất là 1.000 USD để đem tro cốt vào không gian bằng tên lửa.
2.11. Kim cương táng
- Cách thức mai táng này khá kỳ lạ. Cơ thể chúng là được cấu tạo từ cacbon, vì vậy, sau khi hoả thiêu sẽ còn lại tro. Tro này sẽ được đem tạo thành kim cương và người thân có thể giữ bên cạnh mãi mãi.
2.12. An táng vĩnh hoằng trong rặng san hô
- Đây là một dự án an táng hoàn toàn sinh thái, không gây nguy hại cho môi trường, đồng thời còn làm cân bằng môi trường lòng đại dương. Hình thức an táng này được đặt trong các rặng san hô và trong tương lai gần các "nấm mồ" này sẽ là nơi lưu trú của các đàn cá. Sau khi hỏa táng, tro xương của người quá cố sẽ được trộn lẫn với bê tông tạo thành các dạng san hô nhân tạo.
2.13. An táng người quá cố bằng kiếm thủy phân
- Tuy nhiên, trong tương lai người ta sẽ sử dụng hình thức: kiềm thủy phân. Theo đó thi hài của người quá cố sẽ từ từ phân hủy trong dung dịch kiềm. Dung dịch này vô hại với môi trường và có thể đổ vào đường ống nước thải. Bên cạnh việc phân hủy thi thể thành dạng chất lỏng, chất kiềm còn làm cho xương người trở nên có hình dáng như vừa qua hoả táng, kế đó xương người được đặt trong các lọ sứ nhỏ hoặc chôn cất trong khu nghĩa trang.
2.14. Bút táng
- Trên thực tế đã xuất hiện những cây viết chì được làm hoàn toàn từ hài cốt của người chết đã qua hoả táng. Trung bình tro một xác chết có thể chế tạo ra 240 cây viết chì như thế. Đầu mỗi cây viết chì được dán bằng lá kim loại có chạm khắc tên của người quá cố.
2.15. Dùng tro người quá cố để vẽ chân dung
- Có lẽ việc sử dụng tro của người quá cố trong việc vẽ tranh chân dung là trường phái hội hoạ độc đáo nhất. Bạn sẽ cảm thấy trân trọng hơn trong việc sử dụng tro hài cốt người quá cố hoà với loại sơn dầu mà bạn yêu thích và vẽ nên bức tranh chân dung người thân yêu của mình, bức tranh độc đáo này sẽ lưu truyền trong suốt nhiều thế hệ sau đó.
Câu 2: Sưu tầm và phân tích những mô hình quy hoạch nghĩa trang?
Trả lời:
1. Nghĩa trang nhân dân
- Là nghĩa trang chôn cất người đã mất của 1 địa phương nào đó, đáp ứng nhu cầu lưu giữ tro cốt của người quá cố và việc thăm viếng của người dân địa phương đó
- Vị trí: thường được đặt trong phạm vi địa phương, cách khu dân cư 1 khoảng cách an toàn
- Quy mô: được xác định đựa trên số dân, quy mô của địa phương lớn hay nhỏ, quy hoạch trong thời gian ngắn hay dài để có thể xác định quy mô nghĩa trang cho phù hợp
- Thường là nghĩa trang hung táng, trong đó có hình thức chôn có cải táng là chủ yếu
Hình thức chôn này không có tính vĩnh cửu, sau khoảng từ 3 đến 5 năm chủ mộ phải cải táng (đào đê) để lấy xương cốt sau khi đã phân huỷ hết các tổ chức mô cơ và mang đi chôn ở một nghĩa trang khác. Loại hình nghĩa trang này không xây kiên cố và không có quy định tiêu chuẩn thiết kế.
v Chỉ cho phép chôn lại mộ mới sau 3 năm.
v Mật độ mai táng từ 8 – 15m2 / một mộ chí.
v Cây trồng trong nghĩa trang phải là những loại cây có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ phân hủy nhanh và quá trình hô hấp qua các lá của cây phải có tác dụng khử khí độc. Mật độ cây trồng từ 4-6 m2/ cây.
v Cự ly cách khu dân cư và đường giao thông chính không nhỏ hơn 2.000m.
v 40 năm nghĩa trang phải đóng cửa
2. Nghĩa trang công viên
- Là nghĩa trang chôn cất người đã mất nhưng được quy hoạch đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan giống như 1 công viên
- Vị trí: thường được đặt ở những nơi có phong cảnh đẹp, trên núi hoặc vùng bán sơn địa
- Quy mô: lọai hình nghĩa trang này chiếm diện tích đất lớn
- Đặc biệt là các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, phải có quy hoạch về đất cây xanh, mặt nước, bãi đỗ xe ,các công trình phụ trợ, các mộ phần phải được thiết kế kiến trúc và có tiêu chuẩn về kích thước mộ cũng như khoảng cách giữa các mộ đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường
- Hình thức táng : mai táng 1 lần hoặc chôn hài cốt và tro
· Mai táng một lần:
Chiếm diện tích đất lớn. Thân nhân buộc phải mua các lô đất sinh phần với giá đắt và việc xây cất phải tuân thủ theo những quy định kiến trúc làm đẹp cảnh quan có thể xem như là một công viên. Thông thường số ngôi mộ được ấn ngay khi thiết kế quy hoạch, chỉ được sử dụng mai táng trong 10 năm. Sau đó không được mai táng để biến thành công viên.
v Diện tích cho một nghĩa trang mai táng 1 lần không nhỏ hơn 50.000 m2.
v Tỷ lệ đất sinh phần trong nghĩa trang nhỏ hơn 20% diện tích đất nghĩa trang.
v Đường giao thông nội bộ và trồng cây xanh, cỏ, hoa chiếm 80% diện tích.
v Diện tích cho một ngôi mộ được xây cất không lớn hơn 10m2.
v Chiều cao cho một ngôi mộ do chính quyền quy định nhưng không cao hơn 2m.
v Chất liệu xây dựng: Đá hoặc bê tông.
v Tượng người quá cố có thể là bán thân hoặc nguyên mẫu người.
v Tượng đài điêu khắc nghệ thuật được đặt trong nghĩa trang phải phù hợp và phải được phê duyệt của cơ quan quản lý kiến trúc văn hoá.
3. Nghĩa trang tưởng niệm
- Là nghĩa trang lưu giữ tro cốt (hoặc di vật) của những người có công với Đất nước như các liệt sĩ hoặc những người có cống hiến về các mặt khác như nhà văn, nhà thơ, chính trị gia…
- Vị trí : thường được đặt ngay trong thành phố, những nơi gần trung tâm, trang trọng
- Quy mô: thường không lớn, phù hợp với 1 khuôn viên tưởng niệm
- Bao gồm cả khu mộ phần, khu tưởng niệm, khu tượng đài, khu cây xanh
- Hình thức táng: thường chỉ chôn tro cốt
v Mật độ nhỏ hơn 1.5m2/ một mộ chí.
v Chiều cao bia mộ không cao quá 1m, ảnh người quá cố được gắn theo quy định của nghĩa trang. Và phải sếp theo hàng nhất định, quay một hướng nhất định .
v Cỏ phủ kín 80% bề mặt diện tích nghĩa trang.
v Khoảng cách giữa cá 2mộ chí không quá 2m.
v Bia mộ phải đồng loạt theo một thiết kế.
v Diện tích phân lô trong nghĩa trang không quá 5 m2/ lô.
v Các trục đường giao thông nội bộ chính trong nghĩa trang không nhỏ hơn 6m.
v Cách khu dân cư không nhỏ hơn 100m
Câu 3: Sưu tầm phân tích và đánh giá mô hình công viên nghĩa trang tại Việt Nam?
Trả lời:
Công viên nghĩa trang là một mô hình hoàn thiện của nghĩa trang với quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn.Trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cảnh quan , hình thức hoạt động của công viên với nghĩa trang, nhằm tạo diện mạo mới cho nghĩa trang với xu thế thân thiện với môi trường.
Công viên nghĩa trang kết hợp hài hoà giữa việc tổ chức không gian với các khu chức năng:
-Khu vực táng -Khu vực dịch vụ
-Khu tâm linh -Khu cây xanh mặt nước
-Khu vực quản lí -Khu kĩ thuật hạ tầng
Ở Việt Nam tại các đô thị lớn đã có sự xuất hiện của 1 vài công viên nghĩa trang điển hình như :
1/ Công viên nghĩa trang Kỳ Sơn( Lạc Hồng Viên)
Tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi rộng 98 hécta tại huyện Kỳ Sơn – tỉnh Hòa Bình
Lạc Hồng Viên được quy hoạch, thiết kế đầy đủ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tất cả các yếu tố cảnh quan và môi trường, thiên nhiên với 9 dòng suối, những dải cây xanh, những khu vườn như Thiên đàng, Địa đàng, những thảm cỏ, khu nhà chờ và với tòa Bảo tháp 9 tầng
Quy hoạch các ngôi mộ được bố trí dựa trên nghiên cứu Phong Thủy và Mô hình Bát quái theo Mệnh người đã khuất. Phương án xây dựng mộ theo phong thủy, ngũ hành sẽ giúp thân nhân có được sự an tâm về tâm linh và mong muốn “để lại trần gian phúc cháu con”.
Lạc Hồng Viên là công viên nghĩa trang có quy mô,có sự kết hợp hài hòa giữa công trình,cây xanh,tạo nên một nét nên thơ nhưng cũng gần gũi,đậm đà.Hệ thống cây xanh được bố trí đẹp mắt,kết hợp các bồn hoa và các bể nước tạo nên chất trữ tình,sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người,nó tác động tích cực đến sự nhạy cảm về tinh thần cho những ai đến viếng thăm cũng như trong việc bảo vệ môi trường.
2/ Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng
Cách Hà Nội chừng 75km về phía tây, Công viên Vĩnh Hằng rộng 17,8ha tọa lạc trên một ngọn đồi ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì.
Ở đây, nhiều khu sinh phần được thiết kế khá hiện đại, giống như khu biệt thự nhà vườn của người sống, có công viên, xích đu, bàn đá để nghỉ ngơi, có bể chứa nước ngầm, cây cối được trồng rất đẹp, cỏ được đưa từ nước ngoài về. Có nhiều khu mộ được xây dựng với chi phí vài tỉ đồng như ngôi mộ “Tiên cảnh ngàn du”.
Công viên Vĩnh Hằng với cổng như vào khu du lịch.Với khu khuôn viên mộ phần gia đình đẹp như những khu Resort.
3/ Công viên nghĩa trang Bình Dương
Nghĩa trang có quy mô rộng 190,2 ha
Đồng thời các công trình kiến trúc trọng yếu mang đậm nét văn hóa, đa tôn giáo, có giá trị lịch sử, nhân văn của Việt Nam như : Vĩnh hằng môn, Vĩnh hằng đài, Đền Trình, Hồ Thủy Long, Đàn Nam Giao, Chùa Đại An, các vườn Thiên, Nhân, Đàng, Đài tưởng niệm, Đài hóa thân hoàn vũ, nhà lưu cốt và các kiến trúc cảnh quang như: các tượng đài, tượng Phật,...kết hợp hài hòa trong các mảng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, hồ nước,.... tạo nên nét đẹp thanh tĩnh của một Nhĩa trang công viên văn hóa hiện đại.
4/ Công viên nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh
Công viên nghĩa trang đặt tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi với quy mô rộng 103ha.
Nghĩa trang công viên Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch theo mô hình nghĩa trang hiện đại, kết hợp công viên cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước ngầm, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Theo quy hoạch, nghĩa trang sẽ chia làm sáu khu vực gồm: khu dịch vụ - phụ trợ (nhà tang lễ, văn phòng, xưởng đúc kim tĩnh, bãi để xe...), khu mộ chôn, khu lưu tro cốt, khu cây xanh - mặt nước…
v Phân tích mô hình và ý nghĩa
Qua một số mô hình nghĩa trang công viên ở trên ta thấy rằng
-Công viên đa số xay dựng trên các khu đất có cảnh quan sơn thủy hữu tình và mang những nét tinh túy nhất của một cõi đất linh thiêng được lựa chọn kỹ càng dựa trên khoa học phong thủy.
- Các công viên xây dựng với mục tiêu hướng tới một không gian xanh, thân thiện với môi trường để phục vụ mục đích tâm linh. Ở đó, người thân tìm thấy sự bình yên của những người đi xa, sự tĩnh lặng của tâm hồn, cảm giác bình yên, vĩnh cửu. Tổng diện tích dành cho khuôn viên, hệ thống giao thông, các khu cảnh quan, cây xanh xung quanh, các thảm cỏ trong công viên là rất lớn có thể lên đến gần 70%.
- Nhìn từ bên ngoài, Nghĩa trang Công viên nghĩa trang trông hoành tráng và rực rỡ như một khu du lịch. Nghĩa trang được thiết kế rất trang trọng, hiện đại, cách tân có chọn lọc, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Nghĩa trang được đặt với những cái tên rất hoa mỹ, toát lên một thiên đường trước mắt đang chờ đón linh hồn người chết trở về cõi vĩnh hằng, ví như Lạc Hồng Viên, Vĩnh Hằng Môn,…
- Mô hình thiết kế khá đa dạng và phong phú, nghĩa trang được xây dựng trên một khu đất rộng, đặc biệt là trên những quả đồi là nơi lý tưởng để xây dựng nghĩa trang công viên với quy mô hoành tráng và lộng lẫy. Khu trung tâm nghĩa trang là tượng đài viếng các linh hồn yên nghỉ, nơi đây với những đài phun nước, các bồn hoa cây cảnh, ghế đá, sân chơi, và các biểu tượng tâm linh, văn hóa, cũng là lỗi niềm tiếc thương vô hạn đối với người đã mất... Nơi đây các linh hồn như lạc vào cõi thần tiên của cõi thiên thai nghìn thu, đó là điều an ủi người đã mất khi dời xa trần thế. Trải dài và mở rộng ra xung quanh là các khu mộ,đường dẫn vào được nát đá xanh, hai bên đường là bồn hoa cây cảnh rất thanh bình và linh thiên
- Nghĩa trang có các công trình trọng yếu mang đậm nét văn hoá, đa tôn giáo, có giá trị lịch sử - nhân văn. Kết hợp hài hoà trong các mảng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, hồ nước... tạo nên nét đẹp thanh tĩnh của một Nghĩa trang Công viên văn hoá .Với những quy hoạch mang tính chất chiến lược, công viên nghĩa trang mang một tầm vóc to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất.
Câu 4. Sưu tầm và phân tích, đánh giá mô hình công viên nghĩa trang trên Thế giới.
Trả lời
1. Nghĩa trang liệt sỹ Quảng Châu
Nghĩa trang liệt sỹ Quảng Châu được xây dựng vào năm 1954 để tưởng niệm liệt sĩ đã chết dũng cảm khi Khởi nghĩa Quảng Châu. Nó có tổng diện tích 186.000 m2, được chia thành hai khu tưởng niệm và vườn.
Phân tích đánh giá:
· Các ngôi mộ trong nghĩa trang xây dựng có quy mô,bám sát địa hình,hệ thống cây xanh,lối đi được thiết kế,bố trí rất đẹp mắt.
· Giao thông được bố trí rộng rãi trước các ngôi mộ, giữa các lối lên có các chiếu nghỉ và có dãy cây cảnh dược bố trí hai bên với những nét độc đáo riêng.
· Các phần của ngôi mộ được thiết kế với các chi tiết điêu khắc,văn hóa khá độc đáo,xung quanh có hệ thống tường rào rất đẹp mắt.
2. Công viên nghĩa trang Inglewood
Công viên nghĩa trang Inglewood nằm dọc hành lang theo đại lộ Prairie,với lối ra vào tại 720 Đại lộ Đông Florence, và 3803 Tây Manchester Boulevard. Được thành lập vào năm 1905, Inglewood Park đã thực hiện việc giải trí nhiều hơn bất kỳ nghĩa trang cá nhân khác ở miền Nam California.
Phân tích đánh giá:
· Cả hai lối vào nghĩa trang được phục vụ bằng xe buýt MTA,điều đó giúp cho việc đi lại dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.
· Nghĩa trang có các nhà xác và các cơ sở hỏa táng rất quy mô. Nhà nguyện thanh lịch của nghĩa trang cho phép bạn bè và gia đình nói lời tạm biệt trong một khung cảnh đẹp chưa từng có và thanh thản.
· Nghĩa trang cũng cung cấp một số lăng mộ táng ở riêng biệt, có sự kết hợp lâu dài,hài hòa giữa đá cẩm thạch nhập khẩu phong phú, đá granite, kính màu, và cảnh quan tươi tốt.
3. Tower Hamlets Park Cemetery
Nghĩa trang Công viên Tower Hamlets là một nghĩa trang lịch sử nằm ở phía đông của Londo. Nghĩa trang được mở vào năm 1841 bởi một đạo luật của Quốc hội và là một trong 7 nghĩa trang tráng lệ,lộng lẫy nhất ở London.
Phân tích đánh giá:
· Nghĩa trang có quy mô rộng lớn,có hệ thống giao thông thuận tiện giúp ích nhiều trong việc hoạt động cũng như quản lý của nghĩa trang.
· Sự kết hợp nhiều hình thức hoạt động lý thú,bổ ích chính là nơi thu hút được nhiều du khách đến với nghĩa trang công viên.
· Đường đi lối lại được bố trí rộng rãi kết hợp cây xanh tạo khung cảnh thoáng đãng,hài hòa.
· Ở đây kiến trúc không được thiết kế bố trí mang tính độc đáo,hiện đại mà mang tính dân dã,chính vì thế không có nhiều điểm nhấn trong nghĩa trang.Tuy nhiên việc bảo vệ và tạo thân thiện với môi trường luôn được quan tâm và thực hiện rất tốt.
4. Nghĩa trang Novodevichy
Nghĩa trang Novodevichy là nghĩa trang nổi tiếng nhất ở Moskva, thủ đô nước Nga. Nghĩa trang Novodevichy được chính thức thành lập năm 1898 khi người ta nhận thấy rằng có quá nhiều ngôi mộ được đặt trong khuôn viên tu viện.
Phân tích đánh giá:
· Nghĩa trang gồm hai phần phía Đông và phía Tây, khuôn viên được thiết kế giống một công viên với nhiều cây xanh và những điểm nhấn là các nhà nguyện nhỏ và các đài tưởng niệm được điêu khắc công phu.
5. Nghĩa trang Abney Park
Nghĩa trang Abney Park được thành lập 1840, có diện tích 32 mẫu Anh (129,000 m²). Abney Park là một trong 7 công viên lộng lẫy nhất ở Luân Đôn.
Phân tích đánh giá:
· Nghĩa trang có băng đá phong phú và một thiết kế nhỏ dệt thành phong cách tân cổ điển bất đồng thiết kế kiến trúc Gothic của nó.
· Đầu những năm 1990 nghĩa trang đã được thừa nhận là hệ sinh thái rừng lớn nhất ở Bắc London.
6. Acacia Park Cemetery:
Được thành lập vào năm 1925, Công viên nghĩa trang Acacia rộng 350 feet nằm trên sông Mississippi, ngay phía nam của Cầu Mendota trên từ lịch sử Fort Snelling.
Phân tích đánh giá:
· Công viên nghĩa trang này có nét đặc biệt là có nơi thu hút hàng nghìn con chim mỗi năm, và cũng là nơi để hươu, nai, gà tây hoang dã, con cáo, và sóc bạch tạng đến trú chân.
Câu 5: Tiêu chí để lựa chọn vị trí , quy mô và tính chất của nghĩa trang trong đô thị?
Trả lời:
1 . Lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang
- Theo quy chuẩn Việt Nam, khoảng cách từ nghĩa trang đến khu dân cư gần nhất tối thiểu là 1,5 km thì sự ảnh hưởng về môi trường sẽ ít nhất, và phải nhìn trước ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến các khu vực này. Vì vậy nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt
Ví dụ: như nghĩa trang Văn Ðiển, ban đầu đây là nghĩa trang có khoảng cách khá xa so với trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay khu vực ở đây được coi là ô nhiễm nhất của thủ đô.
- Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn một lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị.
- Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị. Địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng lâu dài.
- Diện tích khu đất phải bảo đảm được theo qui mô dự báo về mộ phần trongthời gian tối thiểu 50 năm.
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các khu vực lân cận theo qui định tại bảng 3.
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn… Không bố trí nghĩa trang tạikhu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở. Riêng nghĩa trang hung táng cần ở nơi trũng.
2. Quy mô ( tiêu chí) của nghĩa trang đô thị
2.1. Nhóm tiêu chí về vị trí địa lý:
- Khoảng cách nghĩa trang đến khu đô thị ( tính từ điểm dân cư gần nhất của đô thị
- Khoảng cách đến điểm dân cư nông thôn gần nhất
- Khoảng cách gần nhất đến trục giao thông
- Khoảng cách gần nhất đến nguồn nước mặt
- Hướng vào chính
- Hình thể lô đất
2.2. Nhóm tiêu chí về đất đai
- Quy mô đất
- Tình hình sử dụng đất ( lúa, thổ cư, quốc phòng…)
- Thuộc khu vực đã có quy hoạch
2.3. Tiêu chí về điều kiện địa hình, địa chất công trình, thủy văn
- Cao độ trung bình
- Độ dốc
-Các yếu tố cảnh quan chủ thể ( núi đồi, sông, suối..)
- Mặt nước, thủy văn ( cả vùng phụ cận)
- Mực nước ngầm
2.4. Tiêu chí về dân cư, xã hội, phong tục, văn hóa
- Số hộ dân, công trình công cộng, công trinh sản xuất cần giải tỏa
- Diện tích canh tác lúa màu … cở sở hạ tầng kỹ thuật, thủy lơi cần đền bù
- Các dự án kinh tế xã hội liên quan
- Phù hợp vị thế phong thủy ( theo quan niệm của các chuyên gia về văn hóa tâm linh)
- An toàn môi trường
v Điều tra đánh giá đề xuất các tiêu chí quy hoạch chọn địa điểm, giải pháp công nghệ và tổ chức các khu nghĩa trang trong QH xây dựng các đô thi
Bảng 1: Phân cấp nghĩa trang theo qui mô đất đai và loại đô thị
TT
Cấp nghĩa trang
Quy mô đất (ha)
Loại đô thị phục vụ
1
Cấp I
> 60
Loại đặc biệt, loại I
2
Cấp II
> 30 - 60
Loại II
3
Cấp III
13 - 30
Loại III
4
Cấp IV
< 10
Loại IV,V
Bảng 2: Chỉ tiêu đất an táng theo cấp nghĩa trang
TT
Cấp nghĩa trang
Tỷ lệ đất an táng/ diện tích tổng thể nghĩa trang (%)
Đất ang táng mộ phần
Đất giao thông, cây xanh, tâm linh và công trinh phụ trợ
1
Cấp I
45 - 50
55 - 50
2
Cấp II
> 50 - 55
< 50 - 45
3
Cấp III
> 55 - 60
< 45 - 40
4
Cấp IV
> 60 - 70
< 40 - 30
3. Tính chất nghĩa trang đô thị
-Là nghĩa trang tưởng niệm hay nghĩa trang nhân dân :
ü Là nơi an táng thi thể người quá cố của người dân
ü Là không gian diễn ra các nghi lễ văn hóa để tiễn biệt người quá cố
ü Không gian văn hóa và cảnh quan tưởng niệm người quá cố của xã hội hay dòng họ trong nhân dân
ü Không gian văn hóa thỏa mãn nhu cầu thăm viếng tảo mộ của các cá nhân và gia đình dòng họ
-Là công viên tưởng niệm những người đã khuất: gồm các chức năng chính: Khu cát táng; Khu hỏa táng; Hệ thống các công trình dịch vụ; Hệ thống các công trình tâm linh.
Cùng với đó là các hệ thống cây xanh công viên, vườn hoa, lam viên, hồ nước, kiến trúc cảnh quan và diện tích cây xanh cách ly; Hệ thống giao thông liên hoàn của công viên nghĩa trang và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật...
-Là khu văn hóa tâm linh biểu trưng tín ngưỡng của cộng đồng: thể hiện nét văn hóa đặc trưng từng vùng, miền
Câu 6: Sưu tầm và đánh giá những công nghệ tiên tiến trong việc an táng
Bài làm
1.1. Mai táng
- Mai táng là hình thức phổ biến nhất và có từ lâu đời. Mai táng còn gọi là thổ táng, địa táng. Nghĩa là sau khi người chết được tẩm liệm vào quan tài, hay quấn trong mền, chiếu... để chôn xuống lòng đất . Tuy nhiên, mai táng lại chiếm dụng một diện tích đất khá lớn, tốn chi phí mua đất tại nghĩa trang và nhân công để xây cất những ngôi mộ.
1.2. Hỏa táng
- Hoả là lửa, hỏa táng là hình thức an táng người chết bằng cách dùng lửa để thiêu xác người chết. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện nay. Sau khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác người chết ấy thành tro bụi.
- Tuy nhiên các lò thiêu sử dụng một lượng lớn nhiên liệu không tái tạo để duy trì nhiệt độ từ 800 đến 1000 độ C. Mặc dù đã có một số công nghệ giúp các lò thiêu hoạt động hiệu quả và sạch hơn nhưng trung bình mỗi lần hỏa thiêu, lò thải ra 200kg CO2 và nhiều loại khí độc hại khác vào môi trường.
- Ngoài ra, để làm nên những chiếc quan tài hay các hũ đựng tro cốt, người ta phải sử dụng hàng tấn thép, đồng và hàng triệu mét khối gỗ mỗi năm.
1.3. Thủy táng
- Thủy là nước, thủy táng là hình thức an táng sau khi người chết, xác của họ được làm lễ đơn giản rồi thả xuống sông, biển... cho các loài cá và thủy tộc ăn.
- hiện nay hình thức này không còn vì gây ô nhiềm môi trường. Tuy nhiên trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng. Nó liên quan nhiều đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này.
1.4. Lâm táng
- Lâm là rừng, lâm táng là xác người sau khi chết được quấn vào mền chiếu, hay áo quần, vải vóc... rồi đem lên bỏ trên rừng cho thú vật hay chim quạ, kênh kênh... ăn. Hình thức này phổ biến ở Ấn Độ trong thời đức Phật.
1.5. Huyền táng
- Huyền là treo, huyền táng là hình thức an táng người chết của những bộ tộc xa xưa, xác người chết được tẩm liệm và bỏ vào quan tài rồi treo lên, đặt lên những vách núi đá cao hay cây cổ thụ to...
1.6. Thủy phân (thiêu xác người chết bằng nước)
- Công nghệ mai táng này đang được phát triển và thử nghiệm tại Gold Coast, bang Queensland của Australia. Nguyên lý căn bản của phương pháp này là lợi dụng quá trình phân huỷ alkaline hydrolysis giúp tăng nhanh tốc độ phân huỷ tự nhiên của các mô thịt trong nước.
- Phương pháp này tiêu tốn năng lượng chỉ bằng 10% so với phương pháp hoả táng thông thường và không hề thải ra bất kỳ độc tố nào. Lợi ích khác của việc thuỷ phân là khả năng tái chế. Phương pháp này không phá huỷ các mô nhân tạo và cho phép tái sử dụng chúng. Ngoài ra, sau khi tử thi bị phân huỷ, nước sẽ trở thành một loại phân bón tuyệt vời.
1.7. Resomation_ thủy phân kiềm ( Dịch táng)
- Thi hài của người quá cố sẽ từ từ phân hủy trong dung dịch kiềm. Dung dịch này vô hại với môi trường và có thể đổ vào đường ống nước thải. Phương pháp này yêu cầu phải có những bình xy-lanh làm bằng thép không gỉ, chịu được nhiệt độ 300oC và bình xy-lanh cân nặng đủ 27kg.
- Cơ thể người chết được bọc kín trong một quan tài bằng lụa và được đưa vào một buồng bằng thép cùng kali hidroxit dưới áp suất khoảng 10atm. Nhiệt độ được đặt ở mức 180 độ C, thấp hơn 80% so với nhiệt độ tiêu chuẩn trong các lò thiêu thông thường. Áp suất cao và nhiệt độ sẽ phân hủy thi hài trong từ 2 đến 3 giờ, phần xương còn lại được ép nát và được cho vào bình đựng tro cốt. Ngoài ra, quan tài bằng lụa cũng bị thủy phân theo thi hài.
- Ở phương pháp này nhiệt độ được đặt ở mức 180 độ C, thấp hơn 80% so với nhiệt độ tiêu chuẩn trong các lò thiêu thông thường , giúp tiết kiệm nhiên liệu cũng như năng lượng. Quá trình thủy phân kiềm thải ra ít cacbon hơn nhiều so với phương pháp hỏa thiêu thông thường , giúp bảo vệ môi trường .
- Tuy nhiên Phương pháp này yêu cầu phải có những bình xy-lanh làm bằng thép không gỉ, chịu được nhiệt độ 300oC và bình xy-lanh cân nặng đủ 27kg Cách này chi phí khá tốn kém (giá mỗi máy thủy phân kiềm khoảng 440.000USD). Ngoài ra công nghệ này chưa có biện pháp xử lý phần nước thải.
1.8. Chôn cất trong vũ trụ
- Chôn cất trong vũ trụ là một quy trình mang tro của người chết đã qua hỏa thiêu bằng một hệ thống tên lửa bắn thẳng vào trong vũ trụ.
- Nếu sử dụng hình thức mai táng này, một lượng nhỏ tro hoả táng người chết sẽ được bỏ vào một chiếc hộp có kích thước của một thỏi son và được phóng vào không gian thông qua một tên lửa đẩy.
- Ưu điểm của phương pháp này là không gây ô nhiễm đến môi trường, không tốn diện tích đất để an táng. Ngoài ra với công nghệ an táng này người quá cố sẽ có cơ hội “ du lịch trong vũ trụ” , giúp hoàn thành ước nguyện của một số người sống trước khi lâm trung.
- Tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến môi trường khi tàu vụ trụ cất cánh sẽ thải ra 1 lượng khí thải gây ô nhiễm.
1.9. An táng vĩnh hằng trong rạng san hô (thạch táng)
- Đây là một dự án an táng hoàn toàn sinh thái, không gây nguy hại cho môi trường, đồng thời còn làm cân bằng môi trường lòng đại dương.
- Hình thức an táng này được đặt trong các rặng san hô và trong tương lai gần các "nấm mồ" này sẽ là nơi lưu trú của các đàn cá. Tro cốt người quá cố và gang là hai nguyên liệu cơ bản được sử dụng làm nguyên liệu làm ra san hô nhân tạo. Sau khi chế tạo xong, những giỏ, bịch này được thả xuống biển để nuôi cấy san hô, tro cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành san hô đó.
1.10. Biến tro xương người quá cố thành kim cương (kim cương táng)
- Cách thức mai táng này khá kỳ lạ. Cơ thể chúng là được cấu tạo từ cacbon, vì vậy, sau khi hoả thiêu sẽ còn lại tro. Tro này sẽ được đem tạo thành kim cương và người thân có thể giữ bên cạnh mãi mãi.
- Công nghệ an táng này cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường. tuy nhiên công nghệ này còn khá mới, chi phí đắt đỏ, chưa phù hợp với các nước đã và đang phát triển.
1.11. An táng sinh thái
- Phương pháp dựa trên việc lưu giữ cơ thể con người theo dạng sinh học sau khi chết mà không sử dụng các chất ướp tẩm. Sau đó, xác có thể được đưa trở lại chu kỳ sinh thái trên trái đất."
- thi hài người chết được làm đóng băng ở nhiệt độ -18 độ C. Nhiệt tiếp tục giảm khi xác được đưa vào một quan tàm bằng nitơ lỏng, lúc này, xác rất giòn và dễ vỡ do tác động của nitơ. Thi hài và quan tài bằng nitơ sau đó được đưa vào một máy tạo rung để tan rã thành bột hữu cơ. Một buồng chân không sẽ được sử dụng để làm bay hơi nước trong bột hữu cơ, thủy ngân cũng như các kim loại khác sẽ được phân loại và loại bỏ bằng từ trường. Sau các quy trình, 25 đến 30kg bột còn lại của thi hài được đưa vào một quan tài nhỏ bằng tinh bột ngô. Bột không bị phân hủy khi vẫn giữ khô ráo
- Phương pháp an táng này có một ưu điểm nổi trội đó là rất thân thiện với môi trường. Nguyên tắc chính của kiểu mai táng này là thi hài người chết sẽ được chuyển hóa thành một chất bột hữu cơ không mùi và hợp vệ sinh. Chất bột này sau khi đem đi chôn sẽ giúp cho cây cối trồng trên nó phát triển rất tốt. Ngoài ra quá trình tách các chất ô nhiễm như thủy ngân đã làm giảm đáng kể tác động tiêu cực lên môi trường, giúp bảo vệ môi trường.
- Sử dụng công nghê tiên tiến nhưng phức tạp và tốn kém. Bước đầu mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm. Chưa đi vào thực tiễn.
1.12. An táng bằng pháo hoa (yên hoa táng)
- An táng bằng pháo hoa hay "Heavens Above Fireworks" là một hình thức an táng được hình thành vào năm 2004 nhằm đáp ứng nhu cầu đi vào thế giới vĩnh hằng của một bộ phận khách hàng.
- Bằng cách trộn lẫn tro cốt với thuốc pháo hoa, Công ty Heavens Above Fireworks đã sáng tạo ra phương thức an táng này. Con người ta khi chết đi ai cũng mong được lên thiên đường, trong khi pháo hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa tan vào không gian, vũ trụ, trời đất bao la. Những phát pháo được bắn lên bầu trời cũng là những lời chào ý nghĩa nhất của kẻ ra đi với những người ở lại.
- Công nghệ đơn giản, dễ làm nhưng chưa thực sự tốt. Chỉ phù hợp về mặt tâm linh, còn về thực tế thì khi tro pháo hoa đốt xong sẽ rơi xuống và hòa vào nguồn nước sinh hoạt người dân cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Ngoài ra đốt pháo hoa còn ảnh hưởng đến bầu khí quyển.
1.13. Quan tài cacbon (bút táng)
- Nhà cung cấp dịch vụ này sẽ lấy các bon trong tro cốt người chết chế tạo ruột bút chì. Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho một con người, một số phận và họ sẽ giúp đời tiếp tục vẽ lên những bức tranh muôn màu của cuộc sống.
Công nghệ an táng này cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường. tuy nhiên phương pháp này chưa thực sự phù hợp với phong tục tập quán của người Châu Á.
1.14. Dùng tro của người quá cố để vẽ chân dung (họa táng)
- Đây có thể coi là trường phái hội họa độc đáo nhất, Bạn sẽ cảm thấy trân trọng hơn trong việc sử dụng tro hài cốt người quá cố hòa với loại sơn dầu mà bạn yêu thích và vẽ nên bức tranh chân dung người thân yêu của mình, bức tranh độc đáo này sẽ lưu truyền trong suốt nhiều thế hệ sau đó. Các bức tranh chân dung này sẽ giúp bạn hồi tưởng lại những kỷ niệm tươi đẹp một thời với người quá cố.
- Chưa thực sự phù hợp với phong tục tập quán của người Châu Á
Câu 7:những yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong các khu nghã trang trong đô thị
1. Yêu cầu 1: Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị
Nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt
Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn một lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị
Diện tích khu đất phải bảo đảm được theo qui mô dự báo về mộ phần trong thời gian tối thiểu 50 năm.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các khu vực lân cận
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn…
2. Yêu cầu 2: Nguyên tắc chung quy hoạch tổng mặt bằng nghĩa trang đô thị Các nguyên tắc chung
Phương vị của trục cảnh quan chủ đạo phải phù hợp với vị thế địa hình khu vực.
Phải khoanh vùng cụ thể cho từng khu vực chôn cất theo các hình thức táng khác nhau
Các công trình kiến trúc, cây xanh cảnh quan tâm linh cần được xây dựng tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc.
Nguyên tắc tổ chức không gian tổng mặt bằng
Tổ chức không gian: Hướng chính nghĩa trang nên quay về hướng nam; hướng đông; hướng đông nam, về hướng thoáng và thấp
Các khu chức năng trong một nghĩa trang .
+ Khu vực táng:
+ Khu vực dịch vụ:
+ Khu tâm linh:
+ Cây xanh, mặt nước
+ Khu vực quản lý:
+ Các khu kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật
3. Yêu cầu 3: Xác định hình thức táng, chỉ tiêu sử dụng đất mộ phần trong nghĩa trang đô thị
+ Xác định hình thức táng: Là cơ sở xác định quy mô đất đai, kiến trúc, kỹ thuật, hình thức quản lý phù hợp. Hình thức táng trong nghĩa trang đô thị được lựa chọn phù hợp với phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân địa phương kết hợp với yêu cầu phát triển thực tế công nghệ táng hiện đại của đô thị
4. Yêu cầu 4: Xác định các yêu cầu cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
+ Đường chính trong nghĩa trang: Thông thường chủ yếu dành cho phương tiện cơ giới cho nên sự lưu thông cần được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện
+ Bề rộng đường phải đảm bảo tối thiểu 2 làn xe 7m tuỳ theo quy mô nghĩa trang .
+ Đường nhánh: Các tuyến đường nhánh trong nghĩa trang chủ yếu dành cho người đi bộ, được xây dựng giữa các lô mộ. Bề rộng mặt cắt ngang tối thiểu là 3,5m. Mặt đường nên làm bằng bê tông, gạch hoặc đá.
+ Đường nội bộ: Được xây dựng giữa hai hàng mộ rộng từ 0,8m đến 1 m và giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng khoảng 0,6m. Loại đường này nên được lát gạch.
+ Sân bãi đỗ xe: Tuỳ theo quy mô nghĩa trang mà quy mô của sân, bãi đỗ xe được tính toán cho phù hợp
+ Quảng trường: Một quảng trường nhỏ nên được bố trí trước kỳ đài, khu tưởng niệm hay khu vực thờ cúng chung của nghĩa trang
Câu 8: Sưu tầm và phân tích không gian cảnh quan của nghĩa trang đô thị?
Trả lời:
a. BỐ CỤC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH
Trong mỗi nghĩa trang đều phải xác định các khu vực trọng tâm, các tuyến chính, các điểm nhấn, phân khu rõ ràng (khu trước an táng, khu hóa thân hoàn vũ, khu an táng, khu quản lí, phục vụ, khu dành cho người thăm viếng, tảo mộ, khu thờ cúng chung, khu kỹ thuật, khu cây xanh…)
b. CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRONG NGHĨATRANG
Kiến trúc cho các công trình trong nghĩa trang từ Cổng, nhà quản trang, nhà dâng hương tưởng niệm, mộ chí, hàng rào…phải phù hợp với bản sắc văn hóa của từng vùng miền. Đối với các nghĩa trang không yêu cầu các ngôi mộ phải có chung 1 kiểu kiến trúc, các ngôi mộ có thể được thiết kế riêng chỉ cần phù hợp với không gian cảnh quan nghĩa trang
c. KIẾN TRÚC MỘ CHÍ
Bao gồm phần mộ, nơi thắp hương, bia mộ, cây xanh trên mộ và xung quanh mộ:
-Hình thức phải phù hợp với quan niệm thẩm mĩ và tập quán từng vùng miền.
-Mỗi lô mộ mai tang tính cho khoảng 300 mộ, có đánh dấu biển báo, kí hiệu cho từng lô mộ
-Hướng: tùy theo địa hình và phong thủy mà bố trí hướng các ngôi mộ
· Với địa hình dốc: đầu ngôi mộ quay về hướng đỉnh dốc, các lô mộ nên chia theo thềm địa hình tạo thành các hình vành khăn và các trục hướng tâm lên đỉnh đồi
· Với các địa hình bằng phẳng các ngôi mộ nên quay về hướng nam, các lô mộ nên phân chia theo hệ ô bàn cờ, các ngôi mộ trong 1 lô nên quay theo 1 hướng
-Hình thức bia mộ: tùy theo tập quán của từng địa phương
-Hình thức kiến trúc cho các hệ thống đường, mặt lát, chiếu sáng, hệ thống thoát nước…cũng phải được nghiên cứu cho phù hợp với văn hóa, địa hình của khu vực xây nghĩa trang
d. GIAO THÔNG
Hệ thống đường trong nghĩa trang
Đường chính:đường chủ yếu dành cho phương tiện xe cơ giới.
Bề rộng đường phải đảm bảo tối thiểu 2 làn xe 7m, tùy theo quy mô nghĩa trang có thể có cây xanh, dải hè. Mặt đường xe chạy là đá răm thấm nhập hoặc bê tông xi măng.Hè được lát gạch
Đường nhánh:các tuyến nhánh trong nghĩa trang, chủ yếu dành cho người đi bộ, được xây dựng xung quanh các lô mộ.
Bề rộng tối thiểu 3.5m. Mặt đường nên làm bằng bê tông, gạch hoặc đá. Các tuyến đường nhánh trong nghĩa trang chủ yếu dành cho người đi bộ, được xây dựng giữa các lô mộ
Đường nội bộ: được xây dựng giữa 2 hàng mộ và xây dựng giữa 2 mộ liên tiếp
Đường giữa 2 hàng mộ rộng từ 0.8-1m . giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng khoảng 0.6m. loại đường này nên được lát gạch
e. SÂN BÃI ĐỖ XE
Vị trí khu để xe tốt nếu ở gần cổng, và gần trục đường chính trong nghĩa trang, bố trí thuận lợi và có liên hệ thuận tiện với cổng chính, tránh được ùn tắc giao thông tại khu vực ra vào nghĩa trang. Yêu cầu mở rộng khu vực đỗ xe và phân khu
f. QUẢNG TRƯỜNG
Một quảng trường nhỏ được bố trí trước kì đài,khu tưởng niệm hay khu vực thờ cũng chung của nghĩa trang.trong không gian quảng trường có cây xanh,tiểu cảnh kiến trúc,tượng đài ghế đá..
g. BẢNG CHỈ DẪN
Mõi nhóm mộ, lô mộ, khu vực chôn cất trong nghĩa trang phải có bảng chỉ dẫn dể người thăm viếng dễ dàng nhận biết được mộ cần tìm. Bảng chỉ dẫn làm bằng vật liệu kiên cố, đặt tại vị trí dễ thấy, dễ nhận biết
h. CÔNG TRÌNH THỜ CÚNG, TƯỞNG NIỆM CHUNG
Mỗi nghĩa trang cần có 1 không gian chung để thắp hương tưởng niệm cho người đã khuất. Đối với các nghĩa trang có người có công mà không an tang tại nghĩa trang liệt sĩ, cần có hình thức tưởng niệm-tri ơn bằng bia ghi công tại không gian tưởng niệm
i. CỔNG VÀ HÀNG RÀO
Nên có những thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình và cảnh quan khu vực, khuyến khích hàng rào xây tường kết hợp các lớp cây xanh cách ly
Những quy định về cảnh quan:
-Các nghĩa trang có mật độ an táng cao phải có tường rào bao quanh với chiều cao tối đa là 3m, tôi thiểu 1,5m. Sau lớp tường rào là hệ thống cây xanh
-Mật độ cây xanh và đường giao thông nội bộ tối thiểu:
· Nghĩa trang hung táng và chôn cất 1 lần: 30%; cây xanh khoảng 35-40%
· Nghĩa trang cát táng là 50% trong đó cây xanh khoảng 35-40%
-Cây xanh được chia làm 3 loại:
· Cây tạo môi trường và cách ly với công trình xung quanh: có độ cao 15m
· Cây xanh trang trí cảnh quan có chiều cao 5m
· Cây cỏ nằm sát mặt đất thấp: chiều cao 0.5m
Câu 9: Những tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với 1 dự án quy hoạch xây dựng nghĩa trang?
Trả lời
v Đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng:
1. Tác động đến môi trường xung quanh
- Giai đoạn thi công:
+ thi công bờ bao
+ san lấp mặt bằng
è Có thể gây ô nhiễm bui, tiếng ồn đến khu vực lân cận, nhưng ảnh hưởng không lớn lắm vì phần lớn hộ dân đã được di dời.
- Nước thải sinh hoạt từ công nhận làm việc trong giai đoạn thi công có khối lượng nhỏ, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn VN (TCVN 5945 – 2005 loại A) nên phải xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Giai đoạn hoạt động của nghĩa trang:
+ nước thải của người quản lý sống trong nghĩa trang là không đáng kể và ảnh hưởng không lớn lắm
+ tác động của chất phân hủy từ cơ thể người đối với hình thức địa táng.
2. Tác động đến môi trường không khí
a. Giai đoạn thi công:
- Nếu thi công bờ bao san lấp mặt bằng vào mùa khô thì lượng bụi do các loại gàu xúc sẽ tăng cao, tiếng ồn và các khí thải ra từ các phương tiện này thải ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhận tại công trường. Tuy nhiên thời gian thực hiện bờ bao rất ngắn nên tác động của nó là không đáng kể.
- Bụi cát sinh ra trong quá trình san lấp mặt bằng có thể ảnh hưởng tới người đân xung quanh và các hệ thống canh tác lân cận.
- Khói bụi sinh ra từ các hạng mục nhà làm việc, nhà đặt lò hỏa thiêu, hệ thống đường giao thông nội bộ, các hạng mục cảnh quan.
è Nhìn chung các loại khói bụi nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trường và ảnh hưởng không nhiều tới khu dân cư. Vì vậy khi thi công cần trang bị những thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
b. Giai đoạn vận hành
- Vấn đề ô nhiễm từ quá trình vận hành chủ yếu là khói bụi sinh ra do các loại phương tiện giao thông vào khu vực nghĩa trang, các chất mùi sinh ra từ quá trình phân rã vật chất hữu cơ.
3. Tác động đến môi trường đất.
Quá trình vận hành nghĩa trang sẽ bổ sung vào đất một lượng kim loại nặng khác lớn nếu tính tổng cộng tập trung. Nếu xét về diện phân bố thì hàm lượng kim loại này không lớn. Tuy nhiên theo thời gian, cần phải quan trắc theo dõi quá trình khuếch tán các chất này trong đất.
4. Chất thải rắn.
a. Giai đoạn thi công
Đất từ việc đào đắp bờ ao, cát, đá, bê tông, nhựa nóng từ quá trình thi công các hạng mục nhà, hệ thống giao thông. Tuy nhiên, các loại vật liệu này đều được tái sử dụng hoặc được chuyển về bãi tập trung của khu vực.
b. Giai đoạn vận hành.
Trong khi vận hành sẽ có lượng rác từ các loại giấy tiền vàng thải ra đường khoảng 3kg/ ca. Rác từ các loại giấy tiền vàng sẽ tự phân hủy. Tuy nhiên, để tạo vè đẹp mỹ quan của nghĩa trang cần tổ chức thu gom và xử lý. Đối với rác sinh hoạt của công nhân làm việc trong nghĩa trang và của khách vãng lai cần phải được thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp. tuy nhiên, cũng cần chú ý đến vấn đề rác thải bừa bãi của dân cư xung quanh do các dịch vụ kéo theo khi nghĩa trang đi vào hoạt động.
5. ô nhiễm nhiệt
ô nhiễm nhiệt có nhiều khả năng gây ra trong giai đoạn vận hành mà chủ yếu là nhiệt sinh ra từ lò hỏa thiêu. Nhiệt độ thiết kế của buồng thứ cấp là 1000 - 1100ºC . Theo thiết kế của nhiệt thải ra khỏi ống khói ( cao 8m) có nhiệt độ nhỏ hơn 50ºC. Tuy vậy, đối với công nhân làm việc trực tiếp tai lò hỏa thiêu phải được trang bị bảo hộ lao động nhằm hạn chế khả năng bị sốc nhiệt và một số tác hại khác.
6. Tác động đến môi trường sinh thái.
Diện tích dự án là không lớn đối với diện tích vùng sinh thái trong khu vực nên khi san lấp sẽ không ảnh hưởng đến việc giảm số lượng các cá thể của chủng loài sinh vật đáy cũng như thủy sinh và chúng nhanh chóng phục hồi trong môi trường mới.
Các chất thải ra môi trường xung quanh cần được xử lý theo tiêu chuẩn nước khi thải ra môi trường nước nên không ảnh hưởng đến thủy sinh.
7. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội.
a. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ giai đoạn thi công :
· Làm thay đổi phương thức lao động hoặc trực tiếp làm ruộng hoặc chuyển sang nghề thủ công hoặc mua bán
· Có vốn ổn định cuộc sống hoặc chuyển nghề
· Tạo việc làm cho các dạng lao động nhàn rỗi, mùa vụ làm tăng thu nhập
+ Giai đoạn vận hành:
· Tạo việc làm lâu dài cho dân cư trong vùng
· Đẩy mạnh các dạng dịch vụ phát triển như buôn bán hững vật dụng dùng trong các đám tang….
- Điều kiện văn hóa :
+ nâng cao nhận thức của người dân về cách an táng người chết, đảm bảo hợp vệ sinh môi trường vì chôn cất trong nghĩa trang sẽ không bị ngập nước như trước khi có nghĩa trang vào mùa lũ
+ tuyên truyền giáo dục dân chúng ưu điểm và lợi ích của phương pháp hỏa táng và phong cách văn minh
+ kéo theo đó là các tệ nạn xã hội kèm như lợi dụng khu vực nghĩa trang để làm nơi tiêm chích ma túy, cờ bạc.
- Điều kiện mỹ thuật
+ tạo nơi khang trang, tôn nghiêm đối với người đã khuất
+không còn cảnh mai táng xen lẫn trong các khu dân cư
b. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng
- Cấp thoát nước: nước thải được qua xử lý sơ bộ và thải trở lại vào hệ thống kênh rạch gần nhất
- Giao thông vận tải: đường đi vào khu dự án là đường nhựa với chiều rộng theo tiêu chuẩn. Vì vậy việc mở rộng tuyến đường này và nâng cấp hệ thống cầu là đều cần làm trước tiên
- Nông nghiệp:
+ một bộ phận nhỏ người làm nông nghiệp sẽ chuyển sang buôn bán
+ diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang đất thổ cư khi dịch vụ phát triển
+ tuy nhiên mức độ thay đổi không lớn.
Câu 10: Những tác động của yếu tố địa phương , phong thủy, tín ngưỡng trong quy hoạch nghĩa trang?
Trả lời:
Câu 10: những tác động của các yếu tố địa phương phong thủy tín ngưỡng trong QHNT ?
1 Yếu tố địa phương
a. Yếu tố kinh tế - tài chính : ngân sách của địa phương phải đảm bảo chi cho các yêu cầu xây dựng, nâng cấp, tu bổ, giữ gìn các nghĩa trang, đài tưởng niệm. Nếu địa phương có kinh tế quá khó khăn thì chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh , thành phố xem xét hỗ trợ về kinh phí, bên cạnh đó chính quyền xã, phường phối hợp với các đoàn thể quần chúng huy động sự đống góp của các tổ chức và cá nhân bảo đảm việc xây dựng nghĩa trang
b. Yếu tố quản lý
ü Xác định đơn vị quản lý nghĩa trang
Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và giao đơn vị quản lý đối với các nghĩa trang thuộc quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Phân cấp quản lý nghĩa trang
· Sở xây dựng
· Sở tài nguyên môi trường
· Sở tài chính
· Sở lao động thương binh xã hội
· Sở kế hoạch và đầu tư
· Sở y tế
· UBND các huyện, thị xã
· UBND xã phường thị trấn
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.
ü Nội dung quản lý nghĩa trang
Nội dung chung Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang
Quy chế quản lý nghĩa trang
Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang
Chi phí quản lý nghĩa trang
Các hành vi bị cấm
Các yếu tố xã hội
1. Đối với nghĩa trang đã đóng cửa:
a) Định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang;
b) Bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang;
c) Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang
d) Quy định, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang.
2. Đối với nghĩa trang đang sử dụng:
a) Quản lý sử dụng đất, xây dựng phần mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang tuân theo quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý nghĩa trang được người có thẩm quyền phê duyệt.
b) Giám sát quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang.
c. Chính sách xã hội đối với các đối tượng đặc biệt
1. Người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng không có điều kiện lo việc táng, khi chết ở địa phương nào thì chính quyền địa phương nơi đó có trách nhiệm tổ chức táng ở nghĩa trang địa phương đó với chi phí được lấy từ tài sản của người chết (nếu có) hoặc từ ngân sách địa phương phù hợp với điều kiện địa phương.
3. Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết được xem xét, cho phép táng tại các nghĩa trang ở Việt Nam.
4. Đối với các trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh, chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức táng cho người chết, bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của BYT
5. Đối với các mộ vô chủ, trường hợp hết thời hạn táng theo quy định, đơn vị quản lý nghĩa trang được phép di chuyển mộ tới vị trí khác trong nghĩa trang hoặc tới các nghĩa trang khác theo quy hoạch.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chế độ, chính sách xã hội, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết đối với các đối tượng đặc biệt trong việc táng khi chết trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Yếu tố phong thủy
Phong Thủy tức là Nước và Gió, là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của Địa lý đến đời sống hoạ phúc của con người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi cá nhân.
ảnh hưởng của thuyết phong thủy vào quy hoạch nghĩa trang
1. Do mộ ở nghĩa trang là sắp xếp theo hàng bậc, từ cao xuống thấp, bởi vậy các mộ chôn về sau có nguy cơ bị giáp vào chỗ sườn đồi hoặc tường, dễ bị hiện tượng Lâm Đầu Thủy hoặc Xạ Thủy là tai họa.
2. Quá gần cây to cũng không tốt, ngày nay có một số gia đình đem cây cối lớn như đào, mai tròng ngay cạnh mộ thậm chí trên nóc mộ, điều này rất nguy hiểm, rễ cây có thể bó chặt hoặc xuyên qua quan tài
3. Cần tránh các tuyến hoàng tuyền độ số, bởi thu phải Hoàng Thuyền Thủy là bại sản tổn nhân, quyết không thể dùng.
4. Tuyệt đối không dùng độ số Không Vong. Bởi các độ tuyến không vong dễ khiến đời sau thoái bại vì là tuyến vô Khí.
Các thế hệ phong thuỷ hậu duệ và thời nay có khuynh hướng dụng phong thuỷ vào dương trạch,ý nghĩa và mục đích đó tích cực hơn.Tuy nhiên,mộ huyệt âm phần vẫn được dành vị trí quan tâm thích đáng,tuỳ hoàn cảnh và nhu cầu.
+ Chớ để người thân của mình an nghỉ với nấm mồ vô chủ.Nên gắng tìm kiếm,qui tập về một nơi,để hương khói nhớ vọng cội nguồn.
+ Nên qui tập mộ về các nghĩa trang,không nên táng người chết nơi quá biệt lập.Không nên ganh đua nhau xây mộ hoành tráng,to đẹp.
+ Hoả táng gửi hũ tro cốt vào tháp mộ hoặc chùa là giải pháp an táng tốt nhất (theo thiển ý cá nhân) trên mọi phương diện đất,môi trường,vệ sinh,chăm sóc,dịch chuyển và cả ý nghĩa cát tường trong quan niệm phong thuỷ.
+ Với các mộ phần lưu niên,không nhất thiết phải xây mộ huyệt lớn,điều kiện có thể, nên thay đất quanh mộ.
+ Cây xương rồng (loại xương rồng dại,cây ông và cây bà) theo dân gian được coi là loại cây chống xung sát rất tốt,nên trồng hai cây phía trước mộ..
3. Yếu tố tín ngưỡng
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Do yếu tố tín ngưỡng của mỗi một dân tộc, khu vực , quốc gia khác nhau mà yếu tố về tâm linh,văn hóa mai táng, phong tục tập quán cũng có những đặc trưng riêng quyết định đến công tác quy hoạch nghĩa trang.
Ảnh hưởng của yếu tố tín ngưỡng đến quy hoạch nghĩa trang
Ở Việt Nam:
· Diện tích đất nghĩa trang của nước ta rất lớn, có những địa phương diện tích đất nghĩa trang xấp xỉ với diện tích đất ở của cư dân đô thị! Diện tích đất dành cho mỗi ngôi mộ cải táng khoảng 4 m2 /ngôi, nếu “ đào sâu chôn chặt (miền Trung và miền Nam) thì mất tới 8m2 /ngôi.
· Hiện nay có phong trào xây mộ thật to, thật rộng để thẻ hiện tiềm lực kinh tế. Hơn nữa “ dân số” của các nghĩa trang được tích dồn qua nhiều thế kỉ, vì thế nếu cứ giữ tập tục địa táng thì đến một lúc nào đó diện tích đất dành cho nghĩa trang sẽ còn lớn hơn cả diện tích đất dành cho người sống.
· Ở khu vực đô thị, việc an táng cơ bản đã được tập trung vào các nghĩa trang đã được xây dựng theo quy chuẩn, ở nông thôn việc này còn khá tùy tiện dẫn đến tình trạng lãng phí đất, không đảm bảo vệ sinh môi trường….
Trên thế giới:
· Ở một số quốc gia như Hàn Quốc hỏa táng là hình thức phổ biến, họ đem tro cốt rải xuống sông biển, còn chôn cất thi hài thì thường chọn nơi đồi núi xa khu dân cư nên diện tích đất dành cho quy hoạch nghĩa trang nhỏ, ít ảnh hửơng tới môi trường…
· Còn những quốc gia theo đạo thiên chúa thì thì từ năm 1963 Gíao Hội Thiên Chúa cho phép người theo đạo thiên chúa lựa chọn hình thức hỏa táng, việc chôn cất thi hài người đã khuất vẫn là truyền thống ngoan đạo nên diện tích đất cho quy hoạch nghĩa trang vẫn lớn tuy nhiên đa phần đã được quy hoạch theo hệ thộng đối với từng đô thị và thành phố.
· Trong đạo Hồi, không có một nghi lễ tôn giáo nào cho việc mai táng người chết. Vậy người theo đạo Hồi cũng mai táng theo phương thức địa táng -> ảnh hưởng đến quy hoạch nghĩa trang
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top