quy hoach mt

 

CHƯƠNG I

Câu 1) Khái niệm QHMT: là tổng thể các biện pháp mt mà các cấp có thẩm quyền có thể sử dụng. Là sự cố gắng làm cân bằng, hài hòa các hoạt động phát triển ktxh và bvmt. Là quá trình sử dụng một cách có hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình đưa ra quyết định về tương lai của mt.

Câu 2) Quy trình qhmt:

b1: ý tưởng quy hoạch mt.

b2: điều tra về mt (khảo sát, lấy mẫu phân tích, thu thập số liệu)

b3: Đánh giá mt (k2, đất, nc, tài nguyên, xh, dân số kinh tế…)

b4: xác định vấn đề tài nguyên và mt then chốt (rác, nc sạch)

b5: Mục tiêu

b6: các biện pháp thực hiện.

Câu 3) Nguyên tắc trong quy hoạch mt

1: xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên quan đến chính sách của chính phủ ở các cấp khác nhau để hướng dẫn quy hoạch, trợ giúp cho việc đánh giá.

2: thiết kế các mức rủi ro thấp nhất. Tạo tính mềm dẻo và khả năng thay đổi có tính thuận ngịch trong các quyết định về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sử dụng tài nguyên.

3: Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa đổi cho thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp.

4: Hiểu rỏ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng đất đai cận kề.

5: xây dựng quy hoạch bảo vệ mt gồm cả việc đánh giá và loại trừ rủi ro, kế hoạch ứng cứu và giám sát mt

6: đưa các chính sách mt và biện pháp bvmt vào các  quy hoạch chính thức.

7: quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các dạng tài nguyên. Thiết kế hệ thống giám sát các hệ sinh thái.

8: Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài nguyên cảnh quan.

9: đánh giá tác động mt đối với dự án mới, các chương trình, chính sách và chiến luuwọc kinh tế địa phương và vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên văn hóa và kinh tế.

10: phân tích tiền năng và tính thích hợp của đát đai, lập bản đồ năng suất sinh học; xác định mối liên quan giữa diện tích các khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật. Điều tra 1 cách hệ thống các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay chức năng tự nhiên đối với các đơn vị đất đai.

11: nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy cơ; các vùng nhạy cảm; các cảnh quan và vùng địa chất địa đạo; các khu vực cần cải tạo, khu vực có thể sử dụng cho mục đích khác nhau.

12: tìm hiểu đặc điểm các hệ sinh thái, xác định khả năng chịu tải và khả năng đồng hóa; mối liên kết giữa tính ổn định, khả năng chống trả và tính đa dạng các hệ sinh thái; nhận dạng mối liên kết giữa các hệ sinh thái.

13: tìm hiểu động hoạc quần thể của các loài then chốt, xác định các loài chỉ thị mt.

14: xác định những vấn đề sức khỏe liên quan đến cảnh quan. Nhận dạng và kiểm soát ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt.

15: lập bảng đề về tiềm năng vui chơi- giải trí. Tìm hiểu mối liên kết văn hóa giữa sử dụng đất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên.

16: Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của cộng đồng và thể chế. Phát triển chiến lược để thay đổi giá trị nhân văn và sự nhận thức ở nơi có thể, phát triển cách tiếp cận có tính giáo dục ở mọi cấp độ.

CHƯƠNG II) NỘI DUNG QHMT.

Câu 1) đánh giá hiện trạng môi trường.

a) thông tin cần thiết.

* thông tin về dk tự nhiên

- khí hậu: nhiệt đồ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió, hướng gió theo mùa, sươg gió, sương mù, vòi rồng,…

- địa chất: đất đá, tuổi địa chất, cấu trúc địa chất, tính chất địa hóa, địa chấn, tài biến địa chấn.

- thủy văn, nước ngầm: sự hình thành của tầng nước ngầm giếng, số lượng và chất lượng nước ngầm, đặc điểm mặt nước ngầm.

- sinh địa lý: sinh địa lý vùng, tiểu vùng,…

- thủy văn nước mặt: đại dương, biển, hồ, sông, đầm phá, đất ngập nc,..

- thổ nhưỡng: loại đất, cấu trúc, độ chặt, độ sâu, độ kiềm, dộ axit, khả năng trao đổi cation.

- thực vật: quần xã, uần thể, thành phần loài, phân bổ tuổi, loài quý hiếm,…

- động vật hoang dã: sinh cảnh, quần thể động vật, loài quý hiếm, loài đe dọa tuyệt chủng.

* thông tin về đặc điểm kt-xh:

- dân số: tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nam nữ, cấu trúc tuổi..

-sử dụng đất:nông, lâm, ngu nghiệp, cộng nghiệp, đô thị,khu nông thôn, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.

- các hoạt động kinh tế hiện đại: các hoạt động khai thác sử dụng tntn trong công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp,…

-quy hoạch và  kế hoạch phát triển kt-xh: quy hoạch xây dựng và sử dụng đất.

-cơ sở hạ tầng: hẹ thống gtvt, cấp thoát nc, công trình lịch sử, quản lý chất thải rắn đô thị,..

- các vấn đề thể chế chính sách: luật pháp hiện hành, hệ thống quản lý về bvmt, thuế, giá, đầu tư,..

* thông tin về bối cảnh phát triển khu vực:

- quan hệ giữa khu vực nghiên cứu với các vùng khác do vị trí địa lý

- các lĩnh vực phát triển ảnh hưởng đến khai thác, sử dung tntn và chất lượng mt.

- thuận lợi và hạn chế về dk tự nhiên, kt, kh, chính trị, thể chế.

* Thông tin về cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm liên đới phối hợp chính sách và ra quyết định.

- các công cụ trong quản lý và tổ chức thực hiện

- cơ sở thông tin. Dữ liệu và khả năng hỗ trợ kỹ thuật.

- hoạt động của mạng lưới giảm sát và cơ sở dữ liệu mt.

b) điều tra khảo sát mt

* thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin, dữ liệu mt đã dc nghiên cứu, điều tra, tường trình trong các báo cáo từ các cơ quan chức năng về mt, cơ quan ql đất đai, viện nghiên cứu,..

* Tư liệu viễn thám: để phát hiện, lập bản đồ và cập nhật những thông tin về tài nguyên đất đai.

* điều tra khảo sát thực địa: nhằm cập nhất, bổ sung, chính xác hóa các thông tin dữ liệu

c) đánh giá tài nguyên và hiểm họa mt.

* đánh giá tài nguyên nước

-nước mặt: số lượng, chất lượng nước mặt, địa hình địa chất nền móng, xói mòn, hệ thống bốc hơi nước,..

- nước ngầm: xác định, định lượng nguồn nước ngầm

-chất lượng nước: vsv gây bệnh, photphat, nitrate, chất rắn lưo lửng, chất lắng đọng, các hóa chất cn, chất phóng xạ.

* đánh giá sức sản xuất của đất đai:-sức sản xuất nông nghiệp

-sức sx dựa trên đánh giá tiềm năng cho các sinh vật hoang dại,

* đánh giá các tài nguyên xây dựng.

* đánh giá tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái

- sự đa dạng loài và tính bền vững hst

-sự hiếm loài và sinh cảnh của nó

- phân cấp vùng tự nhiên nhằm mục tiêu bảo vệ.

* đánh giá các giá trị văn hóa thẩm mỹ

* đánh giá hiểm họa mt

-ngập lụt ở các vùng đô thị

- trượt lỡ ở các vùng đất dốc

- động đất

-ô nhiễm mt

* đnah giá rủi ro:

- hóa chất độc hại đối với con người, động thực vật

- vật chất dễ cháy và dễ nổ

- các thiết bị cơ học bị hư hỏng

-các công trình bị đổ vỡ,hư hỏng

- thiên tai

-tàn phá sinh thái

Hệ thống cơ cấu đánh giá rủi ro

 

 

 

 

Xác định hiển họa

 

 

Tính toán phân tích hiểm họa

 

Đánh giá đường truyền mt

 

Ước lượng rủi ro

 

Quản lý rủi ro

2) đánh giá tác động mt và dánh giá phương án

a) sự báo sự phát triển trog khu vực.

-dự báo phát triển kinh tế và các dự kiến phát triển mới.

-các dự báo về nhân khẩu học

-nhu cầu sử dụng tài nguyên trong tương lai

-dự báo về tải lượng chất thải

b) đánh giá tác động mt do các hoạt động phát triển

-mục đích: đgtđmt là khuyến khích việc xem xét các khía cạnh mt trog việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách, qua đó có thể lựa chọn, thực thi các chính sách, dự án và hoạt động phát triển có lợi hơn cho mt.

- nội dung: + các hoạt động, ảnh hưởng lớn,lâu dài; các tác động tổng hợp và tích lũy do nhiều hiện tượng trên cùng 1 khu vực, đặc biệt đối với những khu vực vốn đã bị tác động mạnh.

+ đgtđmt đối với các dự án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch sử dụng đất, các chương trình giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì chúng gây ra những biến đổi sâu sắc, khó đảo ngược. kết quả nghiên cứu, dự báo cho thấy mức độ bị tác động theo không gian của những yếu tố tài nguyên, chất lượng mt và những yếu tố gây tác động chính.

+ đối với các đồ án phát triển ktxh đã lên kế hoạch, đgtđmt cần thực hiện đầy đủ, đối chiếu với các tiêu chuẩn mt thik hợp của nhiều nước. cần chỉ ra những khu vực có nguy cơ suy thoái mt và tài nguyên quý giá vượt qua các tiêu chuẩn cho phép và đề xuất giải pháp khắc phục.

+ các tác động xã hội cũng cần dc xem xét một cách độc lập. các nhân tố cần xem xét trong tác động xh là xu thế biến đổi dân số; sự phân bố thu nhập; chương trình nhà ở cho người ngèo; tình trạng thất nghiệp, sức khỏe, an ninh; ảnh hưởng văn hóa xã hội.

c) đánh giá phương án

3) phác thảo quy hoạch

a) xác định các vấn đề mt then chốt

- các vấn đề tntn: nước mặt, nc ngầm, k2, tn rừng, tn đất nông nghiệp, đất cho xây dựng và phát triển, thủy sản, các khoáng sản, vật liệu xây dựng,..

- ô nhiễm và hiểm họa mt:

+ hiểm họa liên quan tới sức khỏe mt

+ các khu vực nhạy cảm mt (dễ bị sập, lụt, xói mòn)

+ khu vực tập trung dân cư quá cao

+ Khu vực bị ô nhiễm, suy thoái

+ các nguy cơ tiềm ẩn do hoạt động CN, khai khoáng, gtvt,…

+ sử dụng hóa chất nông nghiệp quá mức

- các vấn đề có nguy cơ cao

- lựa chọn ưu tiên: tập trung vào các khía cạnh

+ mức độ ảnh hưởng đến sức khoe cộng đồng.

+ mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng, quy mô sx

+ tiềm năng đối với việc xây dựng năng lực địa phương.

+ khả năng huy động vốn

+ ảnh hưởng đối với lớp người ngèo khổ

+ tính chất và mức độ trầm trọng

+ trường hợp đặc biệt

- làm sáng tỏ các vấn đề ưu tiên được lựa chọn

b) thiết lập mục tiêu mt:

- mục tiêu đã xác lập là những mục tiêu đã dc ghi nhận trong các văn bản pháp lý.

- mục tiêu đang phát triển là những mục tiêu chưa dc quy định trong các văn bản pháp luật nhưng đã dc đề xướng và thảo luận.

- mục tiêu dự định là mục tiêu mà một số ng cho rằng nó phải trở thành mục tiêu chung song chưa dc chấp nhận

* mục tiêu chiến lược (lâu dài): là mục tiêu dc xác lập dựa trên chiến lược bảo vệ mt ở cấp quốc gia, vùng hay địa phương và những vấn đề tnmt cụ thể của mỗi vùng.

* Mục tiêu cụ thể: là những mục tiêu mang tính định lượng là những tiêu chí phải đạt được trong một khoảng time ngắn trước mắt dựa trên các mục tiêu chiến lược chung.

c) Thiết kế quy hoạch: thiết kế quy hoạch là việc thể hiện ý tưởng quy hoạch 1 cách cụ thể bằng các giải pháp hợp lý, khoa học nhằm đạt tới các mục tiêu mt đã lưạ chọn

- phân vùng nhằm kiểm soát việc sử dụng đất theo khu vực.

- phân vùng quản lý chất lượng mt nước, mt 1 lãnh thổ

- quy hoạch sinh thái nhằm đề xuất các phương án tổ chức và sắp xếp các kiểu hệ sih thái, bảo tồn các hst quan trọng.

4) thực hiện giám sát: lập kế hoạch tăng cường hệ thống, chương trình giám sát các hoạt động mt hay hoạt động phát triển khu vực; giám sát khu vực toàn diện; tối thiểu trên cở sở xem xét các hệ thống hiện có và bao gồm cả khía cạnh kt, tài chính, thể chế và kỹ thuật.

CHƯƠNG III) CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG QHMT

1) phương pháp phân tích hệ thống: là 1 hoạt động giải quyết vấn đề mang tính đa ngành dc phát triển cho việc giải quyết những vấn đề nãy sinh ra từ các tổ chức, các cơ sở tư nhân và nhà nc.

*Ưu điểm:+ thik hợp với niều ngành

+ sử dụng những ngành khoa học kỹ thuật cơ bản

+ mức độ tổng hợp cao

+ mang tính chất hoạt động tương lai

+ giải quyết những vấn đề phức tạp

* Nhược điểm:+  sự phối hợp nhiều ngành trên thực tế còn khó khăn

+ thông tin thiếu, đơn vị không chính xác

+ các ngành dễ nhầm lẫn vị trí của mình trong tống thể quá trình

2) phương pháp ma trận mt

* Khái niệm: là p2 phối hợp, liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào 1 ma trận. hoạt động được liệt kê trê trục hoành, nhân tố mt liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động và tác động một cách đồng thời. thường sự xem xét dựa trên sự đánh giá định lượng các tác động riêng lẻ của từng yếu tố mt.

*ưu điểm: được sử dụng phổ biến do không đòi hỏi quá nhiều số liệu về mt một cách rõ rang tác động của hiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố mt.

*nhược điểm: chưa xem xét tương tác qua lại giữa các tác động với nhau. Chưa xem xét diễn biến theo time tác động. Chưa phân biệt các tác động lâu dài.

3) phương pháp điều tra khảo sát: là tổng hợp phân tích tài liệu điều tra khảo sát nhu cầu xây dựng phần mềm, xử lý sơ bộ, xữ lý số liệu điều tra, điều tra về hiện trạng năng lực xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực mt

4) phương pháp chập bản đồ

5) phương pháp phân tích chi phí lợi ích

6) phương pháp mô hình hóa.

CHƯƠNG IV) QUY HOẠCH CÁC THÀNH PHÂN MT VÀ KHU VỰC

Câu 1)Quy hoạch mt vùng ven biển: về mặt sinh thái: vùng ven biển có 2 đặc điểm rõ nét: năng suất sinh học cao và tính đa dạng sinh học lớn

a) các áp lực đối với mt vùng ven biển

* các quá trình tự nhiên: - song, gió vận chuyển vật chất làm ảnh hưởng đến cảnh quan

- bão tố cường phong làm biến đổi địa hình

* hoạt động của con người: - khai thác nước ngầm quá mức gây nên tình trạng hạ thấp mực nước ngầm, tằn mực độ thâm nhập mặn từ biển. ô nhiễm nước ngầm từ chất hữu cơ, vô cơ do sự định cư của con người.

- việc xả thả các chất thải độc hại, nước thải, ctr từ gtvt,..

- làm ô nhiễm mt ven biển

- các hoạt động khái thác, thăm dò, vận chuyển dầu khí gây nên tác động tiêu cực cho mt biển và vùng ven biển.

b) 1 số vấn đề chung trong quy hoạch mt vùng ven biển

- sự hợp tác quốc tế rất cần thiết trong vấn đề sử dụng các tài nguyên chung (đánh cá, khai thác dầu mỏ, đổ thải các loại chất thải,..)

- chính quyền địa phương cần được khuyến khích để thiết lập các quy hoạch đối với vùng ven biển.

- tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn biển, quản lý và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước ven biển.

c) các nội dung cơ bản của quy hoạch tổng thể mt vùng ven biển.

- phân tích hiện trạng sử dung đất và các laoị hình sử dung nc khác nhau

- xác đinh các áp lực mt chính (xói mòn, lũ lụt, ô nhiễm, khai thác tài nguyên, dịch vụ du lịch,..)

- xác định các khu vực ổn đinh cho phát triển, bao gồm các khu vực tiếp giáp với biển chưa khai thác nhưng có tiềm năng phát triển khi có đầu tư tích cực.

- đề xuất các công trình kiểm soát và các đặc tính kỹ thuật

- tạo các vùng đệm giữa các đường bờ biển và các khu vực xây dựng.

- chú ý tạo cảnh quan vừa có tính thẩm mỹ vừa có chức năng chuyển tiếp giữa đường bờ biển và các vị trí trong nội địa.

- phân tích sự cần thiết và tính chất của các loại giấy phép dựa trên cở sở mt để áp dụng cho các vùng ven biển.

2) Quy hoạch mt lưu vực: Lưu vực là khu vực địa lý thu nhận nước ,  các chat lắng đọng và các chất hòa tan để đưa vào 1 đầu ra chung (1 diểm trên 1 dòng chảy lớn,1 cái hồ, tầng nc ngầm, cửa sông). Khi xác định biên của 1 lưu vực, cần chú ý ý kiến của cơ quan địa phương về phạm vi địa lý; đặc điểm khía cảnh thủy văn, sử dụng kt, kiểu và phạm vi gậy ô nhiễm, tình trạng các dạng tài nguyên cần bảo vệ và phục hồi.

a) các áp lực đối với mt lưu vực (hđ của cong ng)

- các hoạt động ở vùng thượng nguồn (phá rừng, khai mỏ, xây dựng đập, hồ chứa, xói mòn đất, cn, du lịch) làm xói mòn, bồi lắng, thuốc trừ sâu và các tác nhân ô nhiễm khác; dòng chảy tràn, tăng độ đục và các chất rắn lơ lửng; làm suy giảm chất lượng nc, ao hồ, hệ sinh thái

- sử dụng đất nông nghiệp trên đất dốc; hóa chất nông nghiệp, trồng cây công nhgiệp, cho thả gia súc, khai mỏ làm ô nhiễm, xói mòn, đổ thải các loại chất vào khu vực.

- tập quán của người dân: du cnh, đốt nương rẫy, thói quen trồng lúa gây tác động xấu tới đa dạng sinh học, xói mòn, tăng dòng chảy

- các hoạt động đắp đập ngăn sông, làm cá hệ thống thủy nông tác động xấu tới rừng và đa dạng sinh học; thay đổi dòng chảy

b) 1 số vấn đề chung trong quy hoạch mt lưu vực

* mô hình pháp lý trog phân chia và bảo vệ tài nguyên trog khu vực: quản lý nc lưu vực mang tính đa ngành và liên ngành, trog đố sự phân công trách nhiện trog quản lý lưu vực ở mỗi quốc gia lại có đặc thù riêng.

* vai trò của cộng đồng trong quản lý lưu vực

- vai trò của cộng đồng trog quản lý và quy hoạch phụ thuộc vào các nguyên tắc về quyền sử dụng đất đai theo luật và vấn đề phát triển bền vưg

- quần chúng có trách nhiệm, có quyền trog quản lý lưu vực và các nhâ lực có trách nhiệm về bvmt. Quyết định của cộng đồng và cá nhân có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tài nguyên nc trên lưu vực

* quy hoạch toàn diện và quy hoạch tổng hợp

\- quy hoạch toàn diện là sự cố gắng giải quyết toàn bộ khía cạnh và đạt dc mọi yêu cầu trog lưu vực dựa trên đánh giá thuần túy khoa học. quy hoạch toàn diện muốn giải quyết đồng thời mọi vấn đề nhưng không thể thu thập được đầy đủ thông tin bởi sự thay đổi của lưu vực.

- quy hoạch tổng hợp là nhận dạng một cách hệ thống các khía cạnh ưu tiên và các phương án giải quyết trog khuôn khổ mục tiêu và các phương án giải quyết trog khuôn khổ mục tiêu và tiêu chí lâu dài dựa trên các thôg tin tốt nhất về xã hội và khoa học tự nhiên. Xem xét lại, cập nhật, các thước đo kết quả, chỉ định trách nhiệm thực hiện, bao gồm cả xác định các ưu tiên và các bước tiếp theo.

c) những vấn đề chính trog quy hoạch quản lý chất lượng nước lưu vực

- ảnh hưởng của các ngồn ô nhiễm phân tán (sx nông nghiệp, công nghiệp)

- ảnh hưởng của mực độ thâm nhập mặn và các vấn đề giao tiếp nước ngầm, nước mặt khi nước ngầm bị khai thác quá mức hay đổ trức tiếp nước thải vào nc mặt

- các phương án lựa chọn giữa đổ thải vào nước mặt, nước dưới bề mặt và đổ thải trên đất.

- đổ thải tại chổ với các hệ thống thu gom tập trug và xử lý trug tâm.

- các khoản chi phí có thể tiết kiệm dc tính theo quy mô khác nhau

- mức độ xử lý tối ưu và các hệ thống xữ lý chất thải để có thể đạt dc các tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định

- vấn đề đổ thải theo các tuyến đường ống dào ra xa biển hay đổ thải cận bờ với chi phí xử lý cao hơn.

- quản lý các chất thải khó xử lý như chất thải công nghiệp dược phẩm, hóa chất,..

3) quy hoạch mt đô thị

- mt đô thị là mt vùng trung tâm đô thị và vùng ngoại vi

- quy hoạch mt đô thị phải quam tâm tới vấn đề định cư trog các đô thị

- dân số, mật độ dân số, vị trí và các hình thức phát triển, hình dáng của mọt số đo thị hay cách sống đô thị là những yếu tố ảnh hưởng đến mt đô thị.

- đô thị còn có thể gây ra các tác độg gián tiêpd khác nhau như tăng dân số cơ học ở đô thị, nhu cầu to lớn trog sử dụng vật chất, thực phẩm, nặng lượng và các dịch vụ khác, thay đổi các mối quan hệ con người-mt và thói quen tập tục.

a) áp lực mt đô thị

* sử dụng đất: khi thành phố, đô thị dc mở rộng thì thảm thực vật sẽ bị phá hủy, các đầm lầy bị lấp, vùng đất ngập nc sẽ trở nên khô cạn, lớp đất tầng mặt bị bóc mòn, đất đai bị bê tông hóa, hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy à mt bị biến đổi.

* chất thải: các chất thải sẽ gây ra các hậu quả trực tiếp tới sức khỏe con ng, một số khác có thể là cơ sở để nuôi dưỡng các tác nhân gây bệnh

* ô nhiễm nước: nước thải đô thị bao gồm nc thải do các hoạt động công nghiệp, từ cống rảnh thành phố, hay nc thải sinh hoạt. ảnh hưởng của nc thải đô thị phụ thuộc vào mức độ xử lý chúng trước khi đưa vào mt và khả năng pha loãng của bản thân thủy vực

* ô nhiễm không khí và tiếng ồn

- quá trình tự làm sạch của bầu khí quyển bị cản trở do quá trình nghịch nhiệt

- khu vực có hiệu ứng nghịch nhiệt có thể bị ô nhiễm không khí nặng nề, gây hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe ng dân

* vấn đề sử dụng năng lượng: năng lg dc sử dụng trog mọi quá triình khác nhau: sinh hoạt, buôn bán, sx, gtvt,… à tiết khiệm năng lượng, tận dụng năng lượng mặt trời.

* tương tác đô thị, nông thôn

- các vùng nông thôn là sân sau của thành phố, là mt thiên nhiên để hưởng thụ, khai thác và đổ thải các loại chất thải.

- việc khai thác tài nguyên ở quy mô lớn, phát triển các dự án năng lượng, gtvt trog quá trình đô thị hóa lâu dài sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới mt tự nhiên, đối với khu vực nhạy cảm

- khi 1 vùng xug quanh đô thị dc quy hoạch cho phát triển à mt nông thôn sẽ dc thay thế = mt đô thị và mt tự nhiên sẽ thay đổi.

b) đô thị sinh thái- cách tiếp cận trong qhmt đô thị: một thành phố bền vững và lành mạnh về sinh thá thì nguyên liệu và năng lượng dc sử dụng hiệu quả; ô nhiễm và chất tahỉ phải ít hơn nhiều so với thành phố thông thường; phải phòng tránh ô nhiễm, tái sử dụng và tái chế hiệu quả nguồn năg lượng và tài nguyên.

* 10 nguyên tắc cơ bản để tiến tớ 1 đô thị sinh thái

1. chú ý xem xét đến nguồn sư dung đất đai tại các nút giao thông nhằm có dc thỏa thuận với lựoi ich chug cho cộng đồng.

2. nâng cấp mức ưu tiên giao thôg đối với ng đi bộ, xi đạp hay ô tô đồng thời quy định rõ khu vực hoạt động nhất định cho mỗi loại hình giao thông.

3. khôi phục lại hiện trag mt đô thị đặc biệt tại các kenh rạch chạy qua thành phố và các vùng ngập nc

4. thiết kế, áp dụng mô hình nha sao cho vừa tao nhã, tiện lợi, kinh tế vừa đạm đà bản sắc dân tộc.

5. đảm bảo công bằng xh, tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ, ng da màu, ng khuyết tật

6. hỗ trợ phát triển nông nghiệp bản địa, xúc tiến hóa các dự án xanh hóa đô thị, phát triển các hội làm vườn.

7. thúc đấy tái sử dụng, khuyến khích áp dụng công nghệ mới đồng thời bảo tồn thiên nhiên, giảm thiểu các dạng ô nhiểm và tái chế rác thải.

8. kêu gọi đầu tự vào các hoạt động xanh, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm và tạo chất thải nguy hại.

9. thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, tránh lãng phí.

10. tăng cường hiểu biết của mọi ng về mt khu vực họ đang sống thông qua các hoạt động xã hội, các dự án nâng cao nhận thứ về phát triển bền vững

4) quy hoạch mt khu công nghiệp

- trong quy hoạch sư dụng đất, việc bố trí tập trung các cơ sở sản xuất thành kcn là biện pháp hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm

- các nguyên tắc chug trong việc lựa chọn vị trí cuối hướng gió, và cuối nguồn nc đối với khu dân cư và khu đô thị khác. Tránh bố trí kcn trog nội thành hay xen giữa các khu dân cư.

a) những vấn đề chính trog quy hoạch mt kcn

* khoanh vùng: thường áp dụng cho các khu vực công nghiệp k đồng nhất, quy mô lớn nhằm cách biệt với khu dân cư với 1 hành lang bảo vệ xung quanh.

* thiết kế mới lạ: kcn mới tạo cảnh quan mới

* thiết kế bảo tồn: phát triển công nghiệp phù hợp với mt xung quanh bằng cách sử dụng các khuôn dạng, hình thức, vật liệu tương tự xuất hiện trog khu vực

* bố trí ngầm: tạo ra sự đồng nhât giữa công nghiệp và cảnh quan bằng cách giấu các phát triển mới xuống dưới mặt đất.

b) kcn sinh thái: là mục tiêu phát triển của các kcn hiện đại, dc áp dụng ở một số nc đã và đag phát triển trên tg.

* kcn sinh thái phải là nơi phát sinh ít chất thải: với mục tiêu chính là phát triển ngành tái sử dụng chất thải với tái sinh nguyên liệu, sử dụng nc thải bằng hệ thống đất ngập nước, sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời, giới thiệu các hoạt động và chuyển giao công nghệ sạch.

* kcn sinh thái là khu công nghiệp xanh: phải dành tỉ lệ đất thích hợp để trồng cây xanh, vườn cỏ, vườn hoa, mặt nc và tạo ra mt vi khí hậu và cảnh quan đẹp ở từng nhà máy cũng như toàn kcn

* kcn sinh thái là kcn sạch: mt vật lý bên trog kcn cũng như xug quanh không những không bị ô nhiễm mà phải đạt dc chất lượng cao. Điều kiện sinh học nghĩ ngơi của ng lao động đều phải thuận tiện.

5) quy hoạch sư dụng đất và mt

a) mục tiêu sinh thái trog sử dụng đất đai.

* sử dụng đất với đk sinh thái

- đất nông nghiệp phục vụ nhiều nhiệm vụ trog đó cơ bản là sx mùa màng, thu nhận nc, bảo vệ sinh vật hoang dại và vui chơi giải trí

- trog quy hoạch sử dung đất hay liên quan đến phân chia tổ chức lãnh thổ, quá trình phân tích không gian bắt đầu từ việc nhận dạng vùng sinh thái. Theo đó không những các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình dc điều tra mà còn phải hiểu biết toàn bộ hệ sinh thái hay các đơn vị cảnh quan.

+ đặc tính thổ nhưỡng dc sử dụng rộng rãi như chỉ thị cho mức độ phù hợp đối với nông nghiệp. đất dc phân loại theo tính lý hóa, hệ số chịu lực, mức thoát nc, khả năng mở rộng.

+ thảm thực vật: bản đồ thực vật ghi lại trạng thái hiện tại về thực vật theo đặc trưng về các loài ưu thế, độ cao và độ rộng tán, thực vật ơt các trạng thái diễn thể khác nhau và khu thực vật bị đốn trụi.

+ lập bản đồ các đặc tính của đất: là tập hợp các nhân tố sinh thái dc sử dụng riêng biệt hay phối hợp với nhau để suy đoán về tính phù hợp của đất đối với các mục đích sư dụng khác nhau của đất

b) năng suất bền vững

- việc tạo năng suất bền vững đối với hệ thống sản xuất lương thực phụ thuộc vào khả năng thích ứng và khả năng khắc phục các vấn đề mâu thuẫn về mt của bản thân hệ thống.

- các mô hình nông- lâm kết hợp, mô hình vườn nhà, mô hình vườn- ao- chuồng có khả năng giữ độ ẩm và tạo chất dinh dưỡng của đất, tạo nguồn lương thực thực phẩm đa dạng, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ mt.

c) bảo tồn tự nhiện và sinh vật hoang dại: giải pháp làm gảm mâu thuẩn do các hoạt động nông nghiệp và vấn đề bảo tồn

- để lại nhiều hơn các khoảnh đất làm nơi sinh sống tự nhiên cho mục tiêu bảo tồn

- đối với hóa chất bvtv, cần thay các hóa chất độc hại bằng những loại ít độc và dễ phân hủy hơn, thay đổi quy trình và cách sử dụng chúng.

d) đánh giá thích hợp và khả năng chịu tải của đất

* đánh giá tính thích hợp của đất đai

- xác đinh khu vực ít thích hợp nhất cho phát triển đo thị, các vùng là tn mt quý giá, những vùng chưa đựng nguy cơ tiềm tang.

- tìm ra những nơi có điều kiện tối ưu phù hợp với các mục đích phát triển khác nhau, khu vực hay địa điểm thích hợp nhất: + đánh giá tính thích hợp phát trine đối với 1 vài sử dung riêng rẻ

+ đánh giá tổng hợp khu vực

+ đánh gá dựa trên thông số mt cơ bản

- tính thích hợp phát triển dựa trên các thông số vật lý

- tính thích hợp dựa trên các thông số khí hậu

- tính thích hợp thị giác

* phân tích khả năng chịu tải

- sức chịu tải dc đánh giá theo ít nhất 3 cách khác nhau về mt, trình độ nhận thưc và thể chế.

- đất, nc, không khí luôn có khả năng đồng hóa các chất nhờ phản ứng lý hóa sinh học. chúng có thể đồng hóa hay trug hòa các chất gây ô nhiễm. khả năng tự làm sạch chỉ có giới hạn và có thể bị quá tải, do đó điều quan trọng là quá trình quy hoạch luôn phải tính đến khả năng đồng hóa của mt

* kết hợp cho điểm có trọng số với khả năng chịu tải: điều này giúp ta xác định dc liên kết giữa các yếu tố hạn chế.

e) các khu vực nhạy cảm mt

* các vùng đất dễ bị tổn thương: phải dc bảo vệ trước các hoạt động của con ng: đường ven bờ, biển; các dòng chảy; đất ngập nc; các khu nhạy cảm sinh thái

* đất nguy hiểm: phải bảo vệ trước mt thiên nhiên: đồng bằng ngập lụt, khu vực dễ bị trượt lỡ, động đất, núi lữa.

* các khu vực tài nguyên tái tạo: vùng hồ cấp nc ngầm, đất nông nghiệp đặc biệt, đất lâm nghiệp

* tài nguyên cảnh quan văn hóa: vùng có vẻ đẹp nỏi tiếng có giá trị khoa học hay giáo dục cao: đất có tài nguyên về lịch sử, khảo cổ và kiến trúc độc đáo

à quản lý quy hoạch:

-nhận dạng: thiết lập các chuẩn cứ để xác định vùng nhạy cảm mt.

- sự chấp thuận: dc phép sử dụng 1 hay toàn bộ khu vực, đảm bảo sử dụng lâu dài

- quản lý: đảm bảo cho hoạt động tiếp theo của hệ thống thiên hiên có giá trị

g)các khu vực nhạy cmr của sinh thái

- nhận dạng các khu vực nhạy cảm sinh thái phải dựa trên việc thống kê hiện trạng phân bố các sinh cảnh tự nhiên, địa mạo, địa hình đất đai, sinh vật hoang dại và sử dụng đất.

- đánh giá các kiểu sinh cảnh và các dạng thực vật đất, tài nguyên khoáng sản, địa hình, sông suối, các đặc tính khác về chế độ thủy văn, khí hậu, hiện trag sử dụng đất, các nhóm dân thiểu số và mật độ dân số.

- thiết lập các tiêu để xác định các khu nhạy cảm sinh thái và cung cấp hướng dẫn về chế độ quản lý thích hợp.

- nhận dạng các vùng có mật độ sinh học cao, đặc biệt là các vùng có giá trị kinh tế cao, vẫn còn trog trạng thái tự nhiên.

- chuẩn bị chiến lược quốc gia để bảo tồn các vùng nhạy cảm sinh thái: bao gồm mục tiêu quốc gia; các mối quan hệ kinh tế, văn bản pháp lý cần thiết, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý.

h) đất ngập nc:

* định nghĩa: là những vùng đầm lầy, sình lầy, than bùn hoặc vùng nc bất kẻ là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, nước đứng, nước chảy hay nước từ; là nc ngọt, nc lợ hay nc biển kể cả vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp.

* đặc điểm đắt ngập nc:

- sự tồn tại của nước bề mặt, thường là nc nông, một thời kỳ hay quanh năm

- sự tồn tại của các lớp đất với hàm lượng chất hữu cơ cao khác với đất trên các vùng cao.

- sự tồn tại các loại thực vật thích nghi với điều khiện đất ướt, trên mặt nc hay trôi nổi

* vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước

- đất ngập nc là những thực thể hữu cơ của hệ thống thủy văn cần thiết cho việc cug cấp nước và chất lượng nc

- đất ngập nước là các sinh cảnh quan trọng cần thiết tồn tại của nhiều loài sinh vật thủy sinh cũng như sinh vật trên cạn

- đất ngập nc điều hòa khí hậu; là nơi vui chơi giải trí, giá trị thương mại và giáo dục, du lịch

- đất ngập nước phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nam