quy hoach do thi
Câu 2
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:- Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.
Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
Mục đích của việc phân cấp quản lí đô thị nhằm phục vụ công tác phân cấp quản lí đô thị về mặt hành chính,cụ thể là:
- Thành phố trực thuộc trung ương tương đương với cấp tỉnh là đô thị loại I hay II do trung ương quản lí
- Các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số thuộc đô thị loại 3,4 một số ít có thể loại 5 và do tỉnh quản lí
- Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lí
Câu 3 mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị
1, Tổ chức sản xuất
- QHĐT đảm bảo phân bố hợp lí các khu vực sản xuất trong đô thị
- Gải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất công nghiệp với các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.
2, Tổ chức đời sống
-Tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị
- Cơ cấu phân bố dân cư và sử dụng đất đô thị hợp lí
- Tổ chức hợp lí các khu ở khu trung tâm khu công cộng ,khu nghỉ giải trí ,đi lại của người dân đô thị
- Tạo môi trường sóng trong sạch ,an toàn tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị
Câu 4 khái niệm đô thị hóa? Đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hóa?
khái niệm:
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
Các quá trình
Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:
§ Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn.
§ Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị
§ Sự kết hợp của các yếu tố trên.
§ Quá trình đô thị hóa biến đổi sâu sắc cơ cấu nghề nghiệp cơ cấu sản xuất cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc từ kiểu nông thôn sang thành thị
§ Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước
Câu 5 quá trình đô thị hóa qua các thời kì?
Quá trình đô thị hóa diễn ra song2 với sự phát triển của không gian kinh tế xã hội,nó là 1 phần quá phát triển về ktxh,văn hóa và không gian kiến trúc. Quá trình đô thị hóa có thể chia làm 3 thời kì.
1, Thời kì tiền công nghiệp(trước thế kỉ 18)
- thời kì này đô thị hóa mang đặc trưng nền văn minh nông nghiêp
- Chức năng đô thị chủ yếu là hành chính,thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
-Không gian đô thị có quy mô nhỏ cơ cấu chức năng đơn giản phân tán.
2 Thời kì cong nghiệp( từ tk18 đến nửa tk20)
- Cuộc cách mạng công nghiệp làm tập chung 1 cách ồ ạt 1 lượng lớn lao động vào các đô thị tạo nên những đô thị lớn và cực lớn.
- Cơ cấu chức năng trong đô thị phức tạp hơn đặc biệt với những đô thị mang nhiều chức năng như thủ đô, thành phố cảng.
- Đặc trưng của các đô thị thời kì này là phát triển thiếu sự kiểm soát, ko có quy hoạch định hướng chung mà mang tính tự phát.
3, Thời kì công nghiệp
- Sự phát triển của công nghệ thong tin 1 lần nữa lại làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt của các đô thị
- Ko gian đô thị có cơ cấu cực kì phức tạp quy mô lớn.
- Các đô thị phát triển theo cụm chum hay chuỗi.
Câu 8 Đặc điểm của đô thị thời trung đại
Đô thị thời trung đại xuất hiện chủ yếu vào đầu công nguyên thuộc chế độ phong kiến . do sự tan dã cua nền kinh tế chiếm hữu nô lệ dân cư đã rời khỏi đô thị về nông thôn để sản xuất. xã hội phong kiến trong giai đoạn đầu mang tính chất tự cung tự cấp đ=dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. chiến tranh lien miên xh không ổn định đã kìm hãm sự phát triển của các đô thị . quy mô của thời đó nhỏ, không vượt quá 5-10000 người, hầu hết có thàh quát bao quanh.
Vào thế kỷ 12, thủ công nghiệp xuất hiện mạnh đã kích thích sự phát triển của đô thị. Việc trao đổi hàng hóa và giao lưu đường thủy giữa các vùng xã dần xóa bỏ chất tự cung tự cấp và hình thành nên các đô thị cảng đô thị nằm trên các đầu mối giao thông.
Bố cục thành phố phong kiến được thể hiện trong việc kết hợp điều kiện tự nhiên xây dựng ở vị trí tương đối thuận lợi cho vấn đề bảo vệ và giao lưu buôn bán. Các công trình nhà thờ dinh thự của vua chúa là những công trình trọng tâm trong bố cục đô thị
Châu âu nền văn hóa Phục Hưng tk 15, 16 gắn liền với sự chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang tư bản, QHĐT đã phản ánh những nhu cầu của xã hội mới. các xu hướng nghiên cứu lý thuyết về qy hoạch xuất hiện ở ý,pháp nga, anh.
Châu á, xhpk kéo dài rất lâu. ở trung quốc thành phố là nơi ở của vua chúa là trung tâm chính trị văn hóa kinh tế. thành thị chỉ bộ phận trung tâm đô thị bảo vệ khu ở của nhà vua quý tộc. quách là tường bảo vệ phía ngoài khu ở của thị dân. Bố cục quy hoạch tập chung biểu hiện rõ tư tưởng phong kiến, đè cao giai cấp thống trị.
Nhìn chung đô thị thời phong kiến phát triển chậm,bố cục thành phố lộn xộn, phát triển tự phát thiếu quy hoạch và môi trường đô thị không hợp lí.
Câu 9 đặc điểm của đô thị thời kỳ cận đại.
Giữa tk17 cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đã thu hút nhiều nhân lực vào sản xuất. các khu ở bên cạnh khu vực sản xuất mọc lên nhanh chóng. Dân số tăng lên nhanh chóng như ở anh pháp đức
Tính tự phát của nền kinh tế thị trường trong việc phân bố sản xuất dẫn đến sự phát triển không đồng đều vd ở Mỹ,khu công nghiệp philadenfia và Chicago chỉ chiếm 14% diện tích cả nước nhưng giá trị sản phẩm cn làm ra chiếm tới 75% tổng thu nhập quốc dân.
Sự phát triển ồ ạt của đô thị thời kì này gây ra sự bất hợp lý trong tổ chức không gian đô thị. Hạ tầng kĩ thuật của khu sản xuất và khu ở không được quan tâm ,ko theo kịp sự phát triển quá nhanh dẫn tới môi trường nhiều nơi khủng hoảng ngiêm trọng. các khu công nghiệp xây dựng tự phát triển thiếu quy hoạch tổng thể,đô thị thiếu cây xanh,mật độ xây dựng quá cao làm cho môi trường đô thị xuống cấp.
Xuất phát từ những bất cập về quy hoạch đô thị nên vào cuối thê kỷ 19 đầu tk 20 hàng loạt các cuộc cải tạo đô thị diễn ra. Những tư tưởng mới và quan điểm mới xuất hiện mở đầu cho sự phát triển của ngành quy hoạch đô thị hiện đại.
Câu 11 Khái quát sự phát triển các điểm dân cư đô thị ở việt Nam đến thế kỉ 19?
Dấu vết đô thị đầu tiên nước ta là thành cổ loa của an dương vương ở tả ngạn sông hồng xây dựng vào năm 25tcn. Là trung tâm chính trị nước âu lạc.
Thời kì bắc thuộc 1 số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự, và thương mại. thành tống bình hà nội ngày nay là những đô thị lớn nhất cho đến thế kỷ 19 do tướng cao điền người trung quốc mở rộng để chống lại quân khởi nghĩa.
Năm 1010, sau khi đất nước ổn định vua lý thái tổ định đô về trung tâm đại la(trong thành tống bình) và đổ tên thành thăng long, mốc khai sinh tp hà nội. đây là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị cả nước.
Trong quy hoạch phát triển đô thị bấy gờ điều đáng chú í nhất là khu văn miếu-đại học đầu tiên của việt nam,xây dựng năm 1070,nay gọi là quốc tử giám.
Dưới thời nhà lê các đô thị phát triển rất mạnh đặc biệt là thành thăng long. Hoàng thành được mở rộng them rất nhiều so với nhà lý,trần. nhiều công trình công cộng tiêu biểu được lưu giữ tới ngày nay như đền ngọc sơn,chùa chấn quốc, văn miếu…
Ngoài hoàng thành,đường phố phát triển hoạt động thương mại tấp nập(khu 36 phố phường),như người phương tây nhận xét,thăng long vào tk17 là đô thị lớn nhất châu á. Thăng long thật sự không còn giữ kinh thành kiểu phong kiến mà trở thành trung tâm văn hóa,sản xuất và thương mại để phát triển thành một đô thị lớn.
Câu 13: mục tiêu của quy hoạch chung xây dựng đô thị.
- Đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị. Đô thị phát triển thúc đẩy sự hoạt động nhiều ngành nghề nhiều thành phần kinh tế chúng luôn đòi hỏi có vị trí xây dựng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong sản xuất thận trí còn cản trở lẫn nhau ảnh hưởng đến cả không gian sinh hoạt và môi trường đô thị.
Quy hoạch xây dựng đô thị là công cụ hiệu quả nhất giải quyết các mâu thuẫn trong sự phát triển của đô thị.
- Đảm bảo cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị điều hòa được sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và vùng ảnh hưởng ở bên ngoài đô thị nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên,cảnh quan đô thị.
- Bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị.
Quy hoạch đô thị nghiên cứu các hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu chức năng hoạt động của các bộ phận trong đô thị, nhằm tạo điều kiện sống tốt nhất cho người dân đô thị.
Câu 14: nhiệm vụ của quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng và các thế mạnh hoặc động lực phát triển đô thị, cơ sở kinh tế-kỹ thuật.
- Xác định tính chất quy mô dân số đất đai phát triển đô thị
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5-10 năm
- Định hướng phát triển không gian đô thị
- Xác lập căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị
- Hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển.
Câu 15: nói rõ về vấn đề dân số đô thị,cơ sở kinh tế kỹ thuật trong việc xây dựng các tiền đề phát triển của đô thị?
1 Dân số đô thị
- Dân số đô thị là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa,xã hội, của dô thị. Là cơ sở phân loại đô thị trong quản lí,xác định quy mô đất đai đô thị, khối lượng nhà ở công trình công cộng… xác định quy mô dân số là nhiệm vụ cơ bản khi thiết kế quy hoạch đô thị.
- Dân số đô thị ngày càng phát triển,nhịp độ tăng đan số phụ thuộc tốc độ phát triển đô thị và động lực phát triển đô thị. Các quy luật tăng trưởng dân số bao gồm:
+ Tăng trưởng tự nhiên: Tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên phụ thuộc đặc điểm sinh lý học, mang tính quy luật và phát triển theo quán tính.
+ Tăng cơ học: Do các luồng dịch cư vào hoặc ra khỏi đô thị
- Xác định quy mô dân số hợp lý cho một đô thị để đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị. Một đô thị có quy mô hợp lý khi các điều kiện kinh tế , văn hóa, xã hội, thiên nhiên cho phép đảm bảo bảo tôt nhất việc tổ chức sản xuất, đời sống không gian đô thị,cảnh quan bà môi trường đô thị
2) Cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị.
- Đây là tiền đề quan trọng nhất của mỗi đô thị. Mỗi đô thị cần tạo cho mình thế mạnh để thu hút đầu tư vào các dự án phát triển đô thị trong cơ cấu quy hoạch phát triển đô thị.
- Một đồ án hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cơ sở kinh tế-kỷ thuật phát triển và cơ sở kinh tế kỹ thuật cũng là động lực chính thực thi ý đồ quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
Câu 16: Xác định tính chất đô thị trong việc xây dựng các tiền đề phát triển đô thị
1) Ý nghĩa việc xác định tính chất đô thị
- Xác định tính chất đô thị nói lên vai trò nhiệm vụ của đô thị đối với các mặt kinh tế,văn hóa chính trị của bản thân xã hội
- Việc xác định đúng tính chất của đô thị tạo điều kiện đúng phương hướng phát triển của đô thị. Đó là nền tảng cho công tác quy hoạch phù hợp cho hoạt động của đô thị trước mắt và tương lai.
2) Cơ sở xác định tính chất của đô thị
- Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước.
- Vị trí của đô thị trong quy hoạch vùng lãnh thổ : quy hoạch vùng lãnh thổ xác định mối quan hệ giữa các đô thị và các vùng lân cận, tùy theo quy mô và chức năng của đô thị ở trong vùng xác định được tính chất đó.
- Điều kiện tự nhiên: Thế mạnh của đô thị về điều kiện tự nhiên là 1 trong những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển đô thị. Nó phản ánh được tính chất khai thác thác của đô thị về mặt kinh tế hay chính trị,văn hóa xã hội và môi trường.
Câu 17: vấn đề đất đai và các thành phần đất đai trong quy hoạch xây dựng đô thị
Vấn đề đất đai:
Đất đai là một tiền đề xây dựng phát triển đô thị rất quan trọng,là tài nguyên quốc gia quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt và là địa bàn để phân bố dân cư.
Đất đô thị cần được đánh giá và phân loại. phân loại đất trong quy hoạch xây dựng và phát triển phải xem xét và nghiên cứu ngay giai đoạn đầu từ quy hoạch vùng.
Chọn đất có vị trí hợp lí sẽ có tác dụng lớn cho mọi hoạt động và phát triển đô thị. Việc lựa chọn đất đô thị cần đảm bảo các yêu cầu cho phép và hợp lý.
Các thành phần đất đai trong quy hoạch xây dựng đô thị
- Đất công nghiệp: là thành phần quan trọng của cơ cấu đất đô thị,là yếu tố quan trọng của sự hình thành và phát triển đô thị. Do đặc điểm sản xuất sẽ gây ô nhiễm môi trường nên đa số bố trí bền ngoài thành phố nhưng vẫn phải đảm bảo thuận tiện giao thong đi lại phục vụ sản xuất.
- Đất kho tàng: đất xay dựng các kho chứa,trang thiết bị kỹ thuật của kho hang.
- Đất giao thong đối ngoại: gồm đất giao thông đường bộ, đườn sắt đường thủy đường hang không.
- Đất dân dụng đô thị: gồm đất xây dựng nhà ở,CTCC,đường xá quảng trường đất cây xanh đô thị.
- Đất đặc biệt: xây dựng các khu như doanh trại quân đội,cơ quan ngoại giao, nghĩa trang, công trình xử lý chất thải đô thị.
Câu 18: Những nguyên tắc cơ bản của sơ đồ định hướng phát triển không gian đo thị.
- Tuân thủ hướng chỉ đạo của quy hoạch vùng.
Mỗi đô thị đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với toàn vùng bởi quy hoạch vùng đã cân đối sự phát triển cho mỗi điểm dân cư đô thị trong vùng lãnh thổ. Nếu chưa có quy hoạch vùng thì việc định hướng phát triển của quy hoạch tổng thể quy hoạch phải luôn thong qua các kế hoạch lien đới vùng của đô thị.
- Triệt để khai thác các điều kiện tự nhiên.
Đó là điều kiện địa hình,cảnh quan thiên nhiên, khí hậu,môi trường…tất cả là cơ sở hình thành cấu trúc không gian đô thị. Tận dụng các điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có đặc trưng riêng.
- Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương.
Mỗi địa phương mỗi dân tộc có những đặc trưng về giao tiếp và sinh hoạt sản xuất tạo nên những đặc thái riêng cho đô thị đó. Quy hoạch cần giải quyết tốt các vấn đề này đặc biệt trong tổ chức các không gian khu ở,khu trung tâm,khu danh lm thắng cảnh,khu tâm linh.
- Kế thừa phát huy thế mạnh hiện trạng
Các cơ sở vật chất hiện tại của đô thị,đặc biệt là khu ở,các CTCC,hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đô thị,khu kinh doanh du lịch đặc biệt là các công trình kiến trúc có giá trị,khu phố cổ truyền.
- Phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật tiên tiến
Thiết kế quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị cần tạo điều kiện phát guy tốt các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,đặc biệt là gia thong đô thị. Quy hoạch đô thị cần có được những dự phòng về kỹ thuật và đất đai nhằm đáp ứng những biến đổi trong quá trình phát triển của đô thị.
- Tính cơ động và hiện thực đồ án quy hoạch.
Đồ án quy hoạch phải có khả năng thích ứng linh hoạt và cơ động trước các biến đổi đột ngột về đầu tư,những chủ trương mới của chính phủ về xây dựng đô thị…
Câu 19: Bố cục không gian kiến trúc đô thị
- Bố cục không gian kiến trúc đô thị biểu hiện ở cơ cấu tổ chức mặt bằng quy hoạch và tỏ chức hình khối không gian kiến trúc toàn đô thị, đặc biệt là khu trung tâm.
- Hình thái quy hoạch không gian kiến trúc đô thị được hình thành nhờ điều kiện tự nhiên.
- Thời kỳ cổ đại và cận đại xuất hiện các đô thị lấy bố cục hướng tâm, những công trình trọng điểm được xây dựng tại trung tâm quảng trường,nơi hội tụ các trục giao thong chính trong đô thị.
- Ngày nay,các đô thị mở rộng có bán kính hang chục,có khi hang trăm km dẫn đến bố cục không gian phức tạp và phong phú hơn. Các đô thị lớn có nhiều trung tâm tạo thành các chuỗi trung tâm của đô thị.
- Theo Kevin lyuch bố cục thành phố gồm 5 thành phần cơ bản:
+ Tuyết,
+ Nút,
+ Vành đai(bờ, rìa,)
+ Mảng,
+ Điểm nhấn, trọng điểm.
- Song song với việc bố cục mặt bằng quy hoạch tổng thể là việc xác định các công trình ,cụm công trình trọng điểm ở khu trung tâm,bố trí trên các trục giao thông chính ,trên quảng trường, nơi có tầm nhìn tốt nhằm tạo một tổng thể không gian đặc trưng của thành phố.
Câu 20: Cơ cấu chức năng phát triển đô thị? Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần chức năng trong đô thị?
Cơ cấu chức năng phát triển đô thị
Cơ cấu chức năng đất đai là một nhiệm vụ nặng nề do kiến trúc sư quy hoạch thực hiện. nó không chỉ đơn thuần là nghệ thuật bố cục không gian mà còn là công tác khoa học tổng hợp đòi hỏi óc tư duy,óc tổ chức khoa học và sang tạo cao để phối hợp có hiệu quả các hoạt động đồng thời của các thành phần vật chất ở đô thị trong quá trình phát triển.
- Đất đô thị chia làm 5 loại theo chức năng sử dụng:
1. Đất công nghiệp và các khu vực sản xuất.
2. Đất kho tàng
3. Đất giao thông đối ngoại.
4. Đất dân dụng trong đó gồm
+ Đất xây dựng nhà ở.
+ Đất cây xanh và thể dục thể thao
+ Đất trung tâm và phục vụ công cộng
+ Đất đường và quảng trường.
5. Đất đặc biệt ngoài đô thị
- Tổ chức cơ cấu chức năng phải đảm bảo sao cho mối quan hệ hữu cơ bên trong và bên ngoài của các đất không ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển. Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần chức năng trong đô thị như sau:
Sơ đồ cơ cấu mối quan hệ giữa các chức năng đất đai.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top