quy hoạch đô thị
Câu 1: phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch cộng đồng, lấy ví dụ minh họa>
1, khái niệm:
Qh cộng đồng là quy hoạch đô thị, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc sắp xếp tổ chức không gian sống, khgian chức năng,kiến trúc đô thị cho các đô thị và khu đô thị trên cở sở điều tra dự báo tính toán sự phát triển, đặc điểm.vai trò nhu cầu nguồn lực của đô thị có sự tham gia của cộng đồng hướng đến phát triển bền vững.
2,thực trạng quy hoạch cộng đồng tại việt nam
Ở nhiều nước trên thế giới quá trình lập quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng đang dành được sự chú ý đáng kể của các cơ quan chính quyền và giới chuyên môn, đặc biệt là các nước đang phát trển. Nó đã chỉ ra những thế mạnh và hiệu quả thực tế của việc phát triển đô thị.
Tuy nhiên ở nước ta, cho đến nay sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn khá mới mẻ nên rất đáng được chú ý triển khai nghiên cứu và thực hiện trong những điều kiện cụ thể riêng.
- trên tư tưởng đó thì thời gian qua đã có nhiều dự án tham vấn cộng đồng: công khai minh bạch quy hoạch cho người dân biết, lấy ý kiến của người dân về các vấn đề liên quan đến quy hoạch, qua đó nhân dân sẽ phản hôì và đưa ra kiến nghị, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn từ của người dân và phản hồi…
- sự tham vấn của cộng đồng đã đem lại 1 số hiệu quả như sau:
+ có sự chuyển biến trong nhận thức đối tượng dân cư về tham vấn cộng đồng: người dân thấy dc vai trò của mình trong dự án quy hoạch, người dân muốn đóng ý kiến của mình ngày càng nhiều
+các nhà quản lí đô thị thì sẽ cân đối dc lợi ích của dự án. Đưa ra những phương án sửa đổi, bổ sung hợp lí cho dự án.
+ đói với các doanh ngiệp đầu tư xây dựng thì họ sẽ hiểu dc mong muốn, khó khăn hay bức xúc trong nhân dân để đưa ra những giải pháp kiến nghị, mà dân cũng mong muốn ý kiến của họ dc xem xét một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên thì vẫn còn một số hạn chế như:
+ tham vấn ở một số nơi chỉ mang tính lấy ý kiến và hình thức
+cơ chế giải đáp ý kiến còn nhiều bất cập, chưa dc thực hiện nghiêm túc.
3. dự án cải tạo vỉa hè hồ gươm:
- thực trạng tham vấn cộng đồng của dự án này:
+Dự án này đã không chú trọng tới tham vấn cộng đồng. để khi mà khởi công thì gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân. Tham vấn cộng đông k dc thực hiên nghiêm túc. Chỉ dc tiến hành khi vấp phải sự phản đối.
+một tháng sau khi bắt đầu thực hiện thì ubnd mới dừng lại việc lát đá xanh, để hỏi ý kiến người dân Trong khi đã xây dựng khoảng 2000m2 thì mới quan tâm đến ý kiến dân.
+ sau khi gặp phải ý kiến của ng dân, ban quanli đã gấp rút lấy ý kiến của người dân, những động thái nhanh nhạy trở nên bị động và không mang lại hiệu quả cao.
+thiết kế của dự án đc đặt ngay trên chỗ gạch lát giở để ng dân tiện theo dõi.Nhưng bản thiết kế nhỏ và mờ phần thuyết minh nên ít người hiểu dc hơn nữa là do thời gian gấp rút và khi lấy ý kiến của người dân thì không trình bày trên phương tiện thông tin đại chúng nên nhiều người hỏi đến còn ngỡ ngàng. Vây nên sau 4 ngày chỉ có khoảng 100 ý kiến mặc dù đây là vấn đề đc quan tâm của nhiều người.
+ đây là một dự án lớn nhưng chỉ lấy ý kiến của 18 phường trong quận thì quá nhỏ không đáp ứng hết mông muốn của người dân.
+Trong quá trình công nghệ phát triển thì quá trình phải nên ngắn gọn hơn và ít chi phí hơn. Thay vì những mẫu đơn bằng giấy thì đưa ra những câu hỏi ngắn gọn trên những trang báo mạng.
+ là một dự án quan trọng như vậy nhưng khi tiến hành lại không tham vấn ý kiến của chuyên gia và kiến trúc, và quy hoạch xây dựng. loại đá đó không phù hợp để xây dựng
Thiết nghĩ nếu tr khi xây dựng dự án thực hiện tham vấn cộng đồng thì sẽ .k vấp phải những ý kiến trái chiều và biến hồ gươm thành đại công trường.
4. một số đề xuất giải pháp:
Hoạt động tham vấn cộng dồng của việt nam đang dc triển khai nặng về hình thức, chưa lấy dc các ý kiến của người dân. Để quy hoạch cộng đồng dc đi sâu hơn nữa thì xin có 1 số kiến nghị như sau:
+chính quyền: cần công khai minh bạch các quy hoạch cho người dân biết và đưa ra ý kiến, cần làm tốt dự án trên giấy để không vấp phải sự phản đối của dân.
+người dân cần hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong các vấn đề quy hoạch phát triển để từ đó đóng góp tích cực vào trong dự án
+chuyên gia cần đưa ý kiến đánh giá chính xác và hiệu quả, ý kiến chuyên gia là ý kiến để hoàn thiện bản dự án, đưa ra những ưu nhược điểm giúp cho dự án không chỉ sinh lời mà còn lâu dài trong tương lai.
Bài tập 2: phân tích và đánh giá thực trạng quy hoạch không gian mở. lấy vd minh họa
1, khái niêm” quy hoạch không gian mở”
“Quy hoạch không gian mở đô thị được hiểu là sự vạch định, quy định sắp xếp, bố trí các đối tượng không gian mở theo không gian đô thị nhằm đảm bảo môi trường sống tốt đẹp cho dân cư đô thị và đảm bảo tính tiện ích, chức năng, lịch sử, giải trí, thẩm mỹ, sinh thái phát triển bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của kinh tế xã hội theo các định hướng, mục tiêu và thời gian của kế hoạch; phù hợp với trình độ phát triển nhất định.
Nói tóm lại quy hoạch không gian mở đô thị là quy hoạch không gian mở của cư dân đô thị và mọi thể sinh vật theo các mục tiêu và giai đoạn của kế hoạch bảo vệ mục tiêu của sự phát triển bền vững”
2. thực trạng quy hoạch không gian mở tại việt nam
+ Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn kiến thiết đô thị và hình thành hệ thống KGCC.
+ Thực tế phát triển đô thị Việt Nam vài chục năm trở lại đây đã cho thấy hầu hết các vấn đề nghiêm trọng hiện nay trong đô thị (thiếu đường xá, bãi đỗ xe, cây xanh, không gian nghỉ ngơi, sân chơi) đều xuất phát từ những thiếu sót trong quy hoạch, quản lý và bảo vệ hệ thống không gian mở đô thị.
+ Chúng ta hiện rất cần có một cơ quan nhà nước có năng lực để xác định hệ thống không gian mở cho từng đô thị, có đủ quyền hành để mở rộng, duy trì và bảo vệ hệ thống không gian mở đô thị trước các sức ép, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị.
+Trong báo cáo xây dựng lần 3 quy hoạch chung xây dựng hà nội thì không gian mở đã dc đề cạp đến. Các không gian mặt nước sẽ được khai thác tạo không gian mở đô thị. Hình thành tại các không gian này các trung tâm tài chính và kinh doanh, thị trấn giáp mặt nước, khu liên hợp thể thao… Khai thác các hồ hiện có làm chức năng hồ điều hoà và xây dựng mới các hồ điều hoà ven sông. Cải thiện chất lượng nước và tạo cảnh quan ven sông.
+ Không gian xanh của Hà Nội được quy hoạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn TP, gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông hồ ao, không gian mở ven mặt nước và các công viên trong đô thị.
3. thực trạng quy hoạch không gian mở hồ 3 mẫu:
• Ô nhiễm :
+ đủ thứ nước thải ra hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh hồ Ba Mẫu.
+ các xe tải nặng chở vật liệu xây dựng vào tập kết xung quanh khu vực hồ, khiến cho con đường càng xuống cấp nghiêm trọng, gây mùa nóng thì khói bụi, mùa mưa thì lầy lội, không khí bị ô nhiễm
+ cạnh hồ Ba Mẫu hiện nay, nơi tập kết rác thải trong khu vực Gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm
+, hồ Ba Mẫu đang bị ô nhiễm vượt quá mức cho phép. nước hồ Ba Mẫu nhiễm nhiều hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, phenol, dầu mỏ và các phụ phẩm dầu mỏ... ở mức cao.
.
2. vấn đề hạ tầng kĩ thuật:
+ các tuyến đường trong công viên bị hư hỏng nặng.
+ vỉa hè bị lấn chiếm lam nơi buôn bán, hang quán.
+ hệ thống thoát nước không đảm bảo.
3.vấn đề sử dụng đấy sai mục đích:
+xây dựng trái phép, làm lều,lán
+diện tích đất cho di dân sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đã bán cho ca nhân xây nhà nên dự án phải dừng lại do không đủ quỹ đất di dân
+những con đường quanh hồ cũng bị ý đồ biến thành đường giao thông kiên cố.
. Như vậy, so với quy hoạch ban đầu thì việc cải tạo hồ ba mẫu đã không được chú trọng, không đảm bảo yêu cầu đặt ra là biến Hồ ba mẫu thành “lá phổi xanh” của thành phố phục vụ các mục đích công cộng, là điểm vui chơi, giải trí của người dân. Cũng chính vì không chú trọng mà khu vực xung quanh hồ này mói có thực trạng đáng buồn như trên
Giải pháp hoàn thiện quy hoạch
• Giải pháp trước mắt
+Kiểm tra thực trạng quy hoạch công viên Hồ Ba Mẫu: những gì đã làm được những gì còn tồn tại,.. làm sạch hồ,nâng cấp đường xá, cải thiện hệ thống thoát nước, trồng cây xanh đúng như quy hoạch
+ xử phạt các đối tươgj lấn chiếm vỉa hè bán hàng, làm bãi trông xe. Cấm các điểm rửa xe xả nước thải ra mặt đường.
+ xử lí vấn đề đèn bù và tái định cư cho người dân, xử lí vi phạm lấn chiếm
• Giải pháp lâu dài
+ thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lí dự án, quản lí công viên.
+Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật và phối hợp với chính quyền
+Công khai minh bạch những gì chính quyền làm để tạo niềm tin cho nhân dânvà tạo sự gắn kết của nhân dân với chính quyền.
+Tính đến yếu tố đồng bộ giữa quy hoạch cơ sở hạ tầng với quy hoạch không gian xanh. Kết hợp hài hoà giữa thiết kế và quản lý để hình thành và phát triển không gian xanh một cách tốt nhất.
+Thường xuyên tổ chức các buổi chung tay vì thủ đô sạch đẹp, khởi sướng cáchoạt động sinh viên chung tay vì môi trường như quét đường phố, quét vôi các gốc cây, nhặt rác.
Bài tập 3: quy hoạch giao thông đô thị
1, khái niệm quy hoạch giao thông đô thị
Quy hoạch giao thông đô thị là việc tổ chức các cơ sở giao thông vận tải, các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong đô thị với nhau và giữa đô thị với những khu vực bên ngoài.
2.thực trạng quy hoạch giao thông đô thị tại việt nam
+trong những năm gần đây thì hệ thống giao thông có nhiều phát triển đáng ghi nhận.
Những con đường mới được xây dựng, hệ thống cầu cống được sửa chữa nâng cấp kiên cố hơn, diện tích mặt đường đáp ứng cho nhu cầu giao thông ngày một nhiều hơn.
+ Ở nước ta cái gọi là "hành lang dành cho người đi bộ" đã và đang thu hẹp dần, bởi nhiều lí do mà trong đó không thể nói không có lỗi của những người qui hoạch và kiến tạo giao thông đô thị.
+Hơn nữa, phương tiện giao thông cá nhân tăng chóng mặt và tỉ lệ giữa phương tiện này với diện tích mặt đường không tương thích.
+ thiếu tư duy qui hoạch đất dành cho giao thông (không gian nổi và không gian ngầm). Quĩ đất giao thông hiện tại mà họ sử dụng là đã được hoạch định từ 40-50 năm về trước. Nhiệm vụ của ngành quy hoạch đô thị là cần phải có cái nhìn về phát triển đô thị bền vững, có tính kế thừa, tính liên tục.
3. thực trạng quy hoạch hầm kim liên
3.2 thực trạng quy hoạch hầm đường bộ kim liên
Những vấn đề xảy ra ở hầm đường bộ Kim Liên
1.Hệ thống thoát nước hầm kim liên
Phương án hầm đường bộ ngã tư Kim Liên được lựa chọn với các giải pháp không hợp lý. Trước hết, thay vì phương án hầm chui qua đường sắt như hiện nay, đáng lẽ phải chọn phương án cầu vượt chạy song song với đường sắt trên tuyến Giải Phóng-Lê Duẩn, bởi chi phí xây cầu vượt nhỏ hơn, thi công đơn giản hơn, nhanh hơn, an toàn hơn. Nếu công tác quy hoạch phát triển, quy hoạch đô thị không coi giao thông vừa là động lực, vừa là công cụ thực hiện thì khó đạt được mục tiêu của quy hoạch
-Việc tổ chức giao thông với phương án cầu (cho các phương tiện quay đầu hoặc rẽ trái) sẽ đơn giản hơn so với phương án hầm như hiện nay. Gần hầm ngầm có 2 hồ lớn (nếu không kể hồ Kim Liên trước đây) là hồ Bảy Mẫu và Ba Mẫu, phương án xây ngầm như hiện nay sẽ rất tốn kém trong khâu thoát nước (phải bơm cưỡng bức), trong khi phương án cầu vượt chỉ cần thoát tự nhiên. Từ đó cho thấy chỉ được quy hoạch ngắn hạn, quy hoạch chi tiết trên cơ sở đã có quy hoạch dài hạn và quy hoạch tổng thể
2. Hiện tượng lún, nứt , thấm nước, rò rỉ ở hầm đường bộ Kim Liên: tình trạng này trong hầm không chỉ làm ảnh hưởng mỹ quan mà còn gây lo lắng về chất lượng công trình hiện đại của thủ đô. Vấn đề đặt ra ở đây là trước khi quy hoạch phải tiến hành việc đo đạc, khảo sát địa hình, trắc địa nơi sẽ tiến hành xây dựng công trình để đảm bảo không xảy ra những hiện tượng như rò rỉ nghiêm trọng như vậy. Khi tiếp cận các nội dung trong đồ án GTVT cần xét tới điều kiện đặc thù của yếu tố Địa kinh tế - xã hội ở nước ta, phải đảm bảo tính kế thừa đồng thời phải tiếp cận được những thành tựu tiến bộ KHKT đương đại nhằm rút gắn quá trình phát triển và hội nhập dễ dàng với khu vực và thế giới.
3. Những vụ tai nạn bất thường diễn ra trong hầm đường bộ Kim Liên
Thiết kế hầm Đai Cồ Việt – Kim Liên hiện nay nhiều vấn đề kỹ thuật vẫn chưa được Việt Nam hóa theo yêu cầu thân thiện với môi trường cụ thể.
-Hệ thống thông gió cưỡng bức cho mỗi luồng đường xe bằng 1 cặp quạt hướng trục, treo dưới trần mặt cắt ngang thấp nhất, để thổi gió theo từng luồng hầm => nguyên nhân gây tiếng ồn trong hầm
- Chỗ tiếp giáp dốc đầu hầm với đường Đại Cồ Việt, chưa phải là đường phân thủy cao hơn xung quanh khoảng (50, 75)cm. Vì thế, vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây bất lợi cho việc khai thác hầm; điển hình là:
+ Nước trên mặt đường Đại Cồ Việt tràn xuống dốc hầm.
+ Không hạn chế được tốc độ xe cộ từ phía Đại Cồ Việt lao xuống dốc hầm.
+ Xe cộ lên khỏi dốc hầm, trước khi chạy tiếp theo đường Đại Cồ Việt, thường phải cài số đổi tốc độ; nên dễ gây ùn và thậm chí dễ gây va chạm tại đây.
- Dải phân cách giữa 2 làn đường xe trong đoạn hầm kín nóc là bờ tường lửng,trên có hàng trụ đỡ nóc cách quãng:
+ Làm giảm hiệu quả sử dụng thông gió theo từng làn đường,tăng chi phí sử dụng đường hầm.
+ Khi làn đường bị tắc nghẽn,không có khả năng sử dụng làn đường kia để thông xe giải tỏa.
Hệ thống GTVT (ngành GTVT) bao gồm các chuyên ngành khác nhau; mỗi chuyên ngành, có những đặc thù, ưu thế và bất lợi khác nhau thể hiện qua: tốc độ, khối lượng vận chuyển, giá thành vận chuyển, thích ứng vận chuyển theo các điều kiện và khoảng cách khác nhau.v.v. Vì vậy khi QHGTVT phải xây dựng một số tổ hợp phương án khác nhau về thị phần vận tải. Mỗi loại hình vận tải đường bộ, đường sắt v.v. lại có các phương án là tổ hợp của các loại phương tiện khác nhau. Khi nguyên tắc này được tuân thủ thì có thể đạt được một đề án QHGTVT cân đối, có hiệu quả, từ đó sẽ xác định được nhu cầu về hạ tầng thích ứng.
Bài tập 4: quy hoạch sử dụng đất
1, khái niệm:
:Quy hoạch sử dụng đất đô thị là một hê thống các biện pháp kinh tế và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta
công tác quản lý và sử dụng đất đai theo quy hoạch ngày càng đi vào thực chất, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương đã giảm đáng kể. Vai trò giám sát của người dân được tăng cường, phát huy tính dân chủ, minh bạch và hạn chế tiêu cực trong quản lý đất đai.. Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị cũng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quy hoạch đất chủ yếu thiên về các mục tiêu quản lý hành chính mà chưa tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững nên chưa phát huy tối đa tiềm năng đất đai. Nhiều địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp...
Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ chỉ báo, quản lý quan trọng để đảm bảo cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác này thời gian qua mới mang tính hình thức khi quy hoạch sử dụng đất chậm và lạc hậu đáng kể so với tình hình sử dụng: Tình trạng kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa tiết kiệm và hiệu quả về sử dụng đất , Sự thiếu chính xác và lạc hậu của số liệu thống kê tình hình sử dụng đất
tình hình buông lỏng quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiều địa phương, tự phát chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất, để lại tác động rất xấu đến môi trường.
Nhiều nơi muốn tranh thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi san lấp mặt bằng một lượng lớn đất nông nghiệp để lập khu công nghiệp, dịch vụ. Sau đó do thiếu vốn nên các dự án hoạt động cầm chừng, đất đai bị bỏ hoang trở thành "dự án treo".
2, thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở khu đô thị định công
+ Quy hoạch sử dụng đất cho giáo dục
- Trường PTDL Phương Nam: Quy hoạch, xây dựng hướng đến ngôi trường đa cấp có quy mô diện tích lớn, cơ sở vật chất hiện đại, Diện tích đất lớn, có nhiều phòng học, tuy nhiên số lượng học sinh chỉ được gần 800 người. Chính vì thế có ¾ số phòng học không sử dụng đến và cuối cùng phải cho thuê.Bên cạnh đó diện tích sử dụng sân trường không hết, gây nên lãng phí.
ngôi trường xây dựng ở vị trí gần công viên những trò chơi khác nhau gây ra tiếng ồn lớn, ảnh hưởng tới qua trình học tập và giảng dạy. Điều này cho thấy rõ bất cập của việc quy hoach vị trí đất dành cho trường học và công viên.
- Trường mầm non tư thục Bình Minh : trường đã quy hoạch, xây dựng với mức vốn gần 40 tỷ đồng. Diện tích đất rộng lớn, quy hoạch thiết kế hiện đại, là một ngôi trường đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên số lượng các cháu mầm non đến học hiện tại chỉ hơn 100 cháu => gây lãng phí tài nguyên đất đai.
- Quy hoạch “ treo” xây dựng trường mẫu giáo trên diện tích đất để trống nằm đối diện trường PTDL Phương Nam. Khu đất này đã bỏ hoang hơn 10 năm. => Quy hoạch sử dụng đất cho giáo dục còn lãng phí quá nhiều, không tối đa hóa được mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, còn gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị.
+Quy hoạch sử dụng đất cho giao thông
- quy hoạch khu dân cư có nhiều nhà cao tầng gần các ngã ba, ngã tư và thiết kế đường rất ngắn với nhiều các điểm giao cắt đã làm che khuất tầm nhìn, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao
- Đường ở khu đô thị Định Công có cấu trúc kiểu “ô bàn cờ” và khoảng 35 điểm giao cắt nhưng lại không có một biển báo hay hệ thống giảm tốc nào giữa các điểm giao cắt.
- Bất cập lớn ở khu đô thị Định công là sự liên thông và kết nối giao thông với bên ngoài. Sự khớp nối giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài khu đô thị thì chưa có, dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị mới như: Định Công Hạ, Lê Trọng Tấn.
3.GIẢI PHÁP
-Đối với trường PTDL Phương Nam :cho thuê phòng học và trang thiết bị
- Chuyển mục đích sử dụng đất
- về sân chơi :xây thêm một số phòng cho thuê hoặc dùng làm bãi gửi xe
- Cần có sự kết hợp giữa nhà trường và cơ quan quản lý khu đô thị
- Đối với trường mầm non Bình Minh: Tăng cường chất lượng và tính cạnh tranh với các trường khác triên địa bàn đô thị, thu hút phụ huynh.
* Đất dành cho giao thông đô thị
+ Giải pháp cho việc sử dụng đất giao thông nội đô :
-triển khai xây dựng hệ thống giao thông nối KĐT mới Định Công với mạng lưới giao thông thành phố đã được phê duyệt và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
- Giải tỏa hoặc hạn chế chiều cao của các công trình tại các nút giao cắt giúp thông thoáng hơn, tăng khả năng quan sát của người tham gia giao thông.
- Lắp đặt các gương cầu lồi tại các nút giao cắt bị che khuất tầm nhìn
- Xây dựng các gờ giảm tốc trong đường nội đô
+ Giải pháp quy hoạch sử dụng đất cho sự giao thông kết nối nội đô với toàn thành phố
- Mở rộng đường Lê Trọng Tấn
- Hoàn thiện trục đường vành đai 2.5
- Mở rộng đường Định Công Hạ và quy hoạch lại ngã tư Định Công
- Mở rộng một phần đường Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót
- Xây dựng con đường trên sông Lừ chạy ra đường Trường Trinh liên kết với đường Phan Đình Giót và Nguyễn Văn Trỗi để dẫn ra Giải Phóng.
Nghiên cứu những vấn đề trong quy hoạch sử dụng đất đối với khu đô thị Định Công Từ đó cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất đai đô thị sao cho hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao. Xây dựng đô thị có kiến trúc, quy hoạch văn minh mang lại vẻ đẹp cho cả khu đô thị và cảnh quan chung của toàn thành phố, quốc gia, góp nền tạo nên sự phát triển bền vững.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top