Quy chế kiểm soát đặc biệt

2. Quy chế kiểm soát đặc biệt

a. Khái niệm:

Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toánnhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

Mục đích của việc kiểm soát đặc biệt nhằm giúp đở cho các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về thanh tóan, chi trả để vượt qua khó khăn tài chính đó, đẩm bảo sự an toàn cho TCTD và cho cả hệ thống TCTD.

Điều 92 khoản l Luật các tổ chức tín dụng có quy định: "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng đư­ợc đặt dư­ới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán".

b. Đốt t­ượng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

Đối tư­ợng bị kiểm soát đặc biệt là những tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu sau:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả. (Khả năng chi trả của tổ chức tín dụng đư­ợc xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản 'Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ" phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng).

- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

c. Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt

Khi một tổ chức tín dụng phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức tín dụng đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Quyết định này ghi rõ tên tổ chức tín dụng, lý do, thời hạn kiểm soát đặc biệt, họ tên những thành viên đ­ược Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cử làm nhiệm vụ kiểm soát và nhiệm vụ cụ thể của ban kiểm soát đặc biệt.

- Quyết định này đ­ược Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện mà không đ­a ra công luận.

Ban kiểm soát đặc biệt đ­ược thành lập sẽ thực hiện nhiệm vụ trong khi tiến hành kiểm soát, ban kiểm soát có thẩm quyền sau:

Chỉ đạo hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng đ­ược đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng ph­ương án củng cố tổ chức và hoạt động;

Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp đ­ược nêu trong ph­ương án củng cố đã đ­ược ban kiểm sát đặc biệt thông qua;

Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện ph­ương án củng cố tổ chức tín dụng;

Đ­ược quyền đình chỉ những hoạt động không phù hợp với ph­ương án củng cố đã đ­ược thông qua các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng có thể gây phư­ơng hại đến lợi ích của ng­ời gửi tiền;

Có quyền tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

Có quyền yêu cầu người quản trị, ng­ời điều hành miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vì phạm, không chấp hành ph­ương án củng cố đã được thông qua.

Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; về khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp cấp bách để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng.

Ban kiểm soát đặc biệt phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt.

Đối với tổ chức tín dụng khi đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng đó có trách nhiệm:

Xây dựng phư­ơng án củng cố tổ chức và hoạt động trình ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phư­ơng án đó;

Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ ir­ờng hợp bị ban kiểm soát đặc biệt tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát;

Chấp hành các yêu cầu của ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát điều hành tổ chức tín dụng;

Tr­ường hợp cần thiết đ­ược thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng đ­ược vay đặc biệt ở các tổ chức tín dụng khác hoặc ở Ngân hàng Nhà nước. Khoản vay đặc biệt này sẽ đư­ợc ­ưu tiên hoàn trả tr­ước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.

Việc kiểm soát đặc biệt đ­ược kết thúc trong các tr­ường hợp sau:

- Hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không đ­ược gia hạn;

- Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thư­ờng;

- Trư­ớc khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng đ­ược sáp nhập, hợp nhất;

- Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

Việc kết thúc kiểm soát đặc biệt thực hiện bằng một quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này đ­ược thông báo cho các cơ quan liên quan.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrnguyen