quocdung1
Bài 18: TIÊU DAO TáN (kinh,hu nhuoc) Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Thược dược 3g, Sài hồ 3g, Truật 3g, Phục linh 3g, Cam thảo 1,5-2g, Can sinh khương 1g, Bạc hà diệp 1g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó khǎn, các chứng của thời kỳ mạn kinh và các chứng về đường kinh nguyệt. Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này được đặt tên là Tiêu dao tán là vì bài thuốc này có tác dụng làm dịu cơn bệnh khiến cho con người thanh thản thoải mái. Đây là bài thuốc được dùng cho những bệnh do gan bị tổn thương gây ra trên những người có thể chất hư chứng của bệnh thiếu dương, nhất là những chứng bệnh kèm theo của tình trạng hư lao và các chứng tinh thần ở phụ nữ. Bài thuốc này nằm ở vị trí giữa Tiểu sai hồ thang và Bổ trung ích khí thang. Thông thường, phần nhiều người ta thêm Mẫu đơn bì và Sơn tri tử để dùng dưới dạng Gia vị tiêu dao tán (Đơn tri tiêu dao tán). Sách Hòa tễ cục phương viết:" Thuốc dùng cho những người bị huyết hư, mỏi mệt, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau nhức, đâuử nặng, chóng mặt, miệng khát họng khô, người sốt đổ mồ hôi trộm, ǎn uống kém chỉ muốn nằm, huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bụng cǎng cứng và đau, sốt rét. Thuốc cũng trị cho những người phụ nữ huyết nhược âm hư, thiếu dinh dưỡng, người nóng, cơ thể gày yếu, ho đờm". Sách Vạn bệnh hồi xuân viết: "Bài thuốc này trị các chứng can tỳ huyết hư, người sốt, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược, má đỏ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, bụng trên đau, bụng dưới nặng, niệu đạo đau hoặc phù nề hoặc có mủ khiến cho nóng trong và khát". Sách Y phương tập giải viết: "Thuốc này trị các chứng huyết hư, gan táo, cốt chưng lao nhiệt, sốt cơn lúc nóng lúc lạnh, bí đại tiện, kinh nguyệt không đều. Cốt chưng triều nhiệt trở thành can huyết hư. Can hóa ảnh hưởng tới phế sinh ra ho. Tà của thiếu dương, cho nên người lúc nóng lúc lạnh. Hỏa thịnh khắc kim khiến cho không sinh ra thủy, do đó miệng khát, táo bón, can tǎng huyết, can ngừng hoạt động kiến cho kinh nguyệt không đều".
Bài 1: QUế CHI THANG (cảm) Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh cảm mạo (phong tà) khi thể lực bị suy nhược. Giải thích: Bài thuốc này cón có tên là Dương đán thang, xuất hiện lần đầu tiên trong sách Thương hàn luận, có tác dụng làm máu lưu thông, làm ấm thân thể và tǎng cường chức nǎng của các cơ quan trong cơ thể. Khi dùng thuốc này để chữa các bệnh có sốt, chẳng hạn như cảm mạo, thì mục tiêu của nó là trị ớn lạnh, sợ gió, phát sốt, đau đầu và mạch phù nhược. Trong trường hợp này, thuốc có thể dùng cả khi có đổ mồ hôi lẫn không đổ mồ hôi. Bài thuốc này trị các chứng của tạp bệnh nói chung không có nhiệt bởi vì tuy không có ớn lạnh, sợ gió, nhưng mạch nhược. Thuốc này cũng còn được dùng trong các trường hợp cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đau bụng lạnh, thể chất gầy yếu suy nhược, bị nôn do nghén, v. v... Quế chi thang là bài thuốc đầu tiên của sách Thương hàn luận và nó là cơ sở của nhiều bài thuốc khác. Trong sách Thương hàn luận có tới 60 bài thuốc có thành phần Quế chi, trong đó có tới 30 bài thuốc Quế chi là thành phần chủ đạo. Lương y Isada Muhetaka cho rằng bài thuốc này là ông tổ của các bài thuốc khác, trong các bài thuốc cổ có tới hàng trǎm bài thuốc bắt nguồn từ bài thuốc này. Quế chi thang được ứng dụng chữa các bệnh cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đi tả, đau bụng do lạnh, v.v... Trường hợp dùng Quế chi thang là những bệnh thể hiện biểu hư đó là bệnh tà ở biểu, người lại gầy yếu, gân cốt yếu. Do đó, người dễ đổ mồ hôi và phần nhiều là những người thường ngày cơ thể hư nhược. Những người như vậy nếu uống thuốc giải nhiệt làm cho đổ mồ hôi thì mồ hôi lại ra không dứt, nhiệt độ cơ thể có giảm xuống nhưng người mệt mỏi rã rời. Triệu chứng của những người dùng bài Quế chi thang này không dứt khoát là cứ phải đổ mồ hôi mà đôi khi không có mồ hôi. Sách Thương hàn luận cho rằng những lúc như vậy nên uống Quế chi thang khi thuốc còn nóng, lấy chǎn đắp cho ra chút ít mồ hôi. Như vậy, Quế chi thang có tác dụng cầm mồ hôi ở những người đổ mồ hôi và kích thích ra mồ hôi ở những người không ra mồ hôi để hạ nhiệt và làm lành bệnh. Sách Thương hàn luận gọi tác dụng này là "giải cơ".
Bài 4: HOàNG LIÊN GIảI ĐộC THANG (giải độc) Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 1,5-2g, Hoàng bá 1,5-3g, Hoàng cầm 3,0g, Sơn chi tử 2-3g. Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: mỗi lần uống 1,5-2 gam, ngày uống 3 lần. 2> Thang. Công dụng: Dùng để trị các chứng đổ máu cam, mất ngủ, thần kinh, viêm dạ dày, sau lậu, bệnh về huyết đạo kinh, chóng mặt, tim đập nhanh ở những người thể lực tương đối tốt, mặt đỏ do sung huyết, người bồi hồi. Giải thích: Theo Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, Bách khoa về thuốc dân gian, v.v... bài thuốc trên dùng cho người có thể lực tốt (thường to béo) bị tǎng huyết áp với triệu chứng mặt đỏ, trống ngực dồn dập, tâm trạng hoảng hốt bồi hồi không yên, mất ngủ. Ngoài ra dùng điều trị: - Trường hợp bị xung huyết và những trường hợp viêm nhiễm do thực nhiệt ở vùng tam tiêu hoặc tạp bệnh mạn tính gây thực nhiệt. - Xuất huyết đường hô hập, đường tiêu hóa, đường tiết niệu. - Phụ nữ rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh. - Dị giác do bỏng, đỏ mũi. - Trúng độc thuốc.
Bài 6: LONG ĐảM Tả CAN THANG (đái buốt, cảm giác đái không hết,) Thành phần và phân lượng: Đương quy 5g, Địa hoàng 5g, Mộc thông 5g, Hoàng cầm 3g, Trạch tả 3g, Xa tiền tử 3g, Long đảm 1-1,5g, Sơn chi tử 1-1,5g, Cam thảo 1-1,5g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Trị các chứng đái buốt, cảm giác đái không hết, nước tiểu đục, bạch đới ở những người thể lực tương đối khá, cơ bụng dưới có chiều hướng bị cǎng. Giải thích: Theo Tiết thị lục thập chủng: Bài thuốc này trị chứng viêm bàng quang và niệu đạo, là các loại bệnh thuộc thực chứng, thuốc được dùng chữa viêm niệu đạo dạng lậu cấp hoặc bán cấp, viêm bàng quang, dẫn tới đái buốt, hoặc bạch đới ở phụ nữ. Thuốc cũng dùng cho những người đái ra mủ, vùng hạ bộ bị sưng và đau, tuyến háng bị sưng. Nói chung, đối tượng của bài thuốc này là những người thể lực chưa bị suy yếu, cả mạch lẫn bụng đều tương đối khỏe. Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này còn dùng điều trị viêm màng trong tử cung (bạch đới), viêm tinh hoàn, sưng bạch hạch, eczêma vùng hạ bộ, hôi nách, chứng vô sinh và hạ cam dạng nhuyễn do lậu mạn tính gây ra. Theo Thực tế trị liệu: Ngoài tác dụng lợi tiểu, bài thuốc còn được dùng để tiêu viêm, giải nhiệt, trấn tĩnh. Theo Giải thích các bài thuốc: Bài thuốc còn dùng điều trị trichomonas, biến chứng của xơ gan. Tham khảo: Bài Long đảm tả can thang ghi trong Hòa tễ cục phương gồm có 10 vị: Long đảm thảo, Sài hồ, Trạch tả mỗi vị một tiền, Xa tiền, Mộc thông, Sinh địa hoàng, Đương quy vĩ, Chi tử, Hoàng cầm, Cam thảo mỗi vị 5 phân. Nghiền thành bột rồi cho vào 3 bát nước để sắc lấy 1 bát, uống nóng trong bữa ǎn.
Bài 9: TÔ Tử GIáNG KHí THANG (VPA,khó thở) Thành phần và phân lượng: Hạt tô tử 3g, Bán hạ 4g, Trấn bì 2.5g, Tiền hồ 2.5g, Quế chi 2.5g, Đương quy 2.5g, Hậu phác 2.5g, Đại táo 1-1.5g, Sinh khương 1-1.5g, Cam thảo 1g; (dùng Tử tô lá cũng được). Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Dùng cho những người có chứng lạnh chân bị viêm phế quản mạn tính cho nên có chiều hướng ít nhiều bị khó thở. Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc kết hợp bài Đương quy kiến trung thang dùng cho những người thể chất hư nhược, vùng trung tiêu dễ bị hư lại bị các chứng ứ huyết, bỏ Thược dược, với bài Bán hạ hậu phác thang thường dùng cho những người khí trệ, bỏ Phục linh. Bài thuốc này được dùng để trị ho cho những người gia do chứng lạnh và khí huyết thượng xung gây ra. Bài thuốc này còn dùng cho những người ngày thường thể chất hư nhược, khí lực kém, chân và vùng thắt lưng lạnh, mặt đỏ vì khí huyết thượng sung, ù tai, mũi đỏ, sung huyết mắt, nhiều đờm, ho và khó thở. Bài thuốc này có hai bài thuốc tương tự: Tử tô thang (Thiên kim) gồm 8 vị là Tô tử, Hậu phác, Bán hạ, Sài hồ, Cam thảo, Đương quy, Quất bì, Quế chi và thêm Hạnh nhân và Tang bạch dùng để chữa chứng lạnh chân và xuyễn, và bài Tô tử thang (Ngoại đài) gồm có 8 vị là Tô tử, Can khương, Quất bì, Phục linh, Bán hạ, Quế chi, Nhân sâm, Cam thảo dùng để trị các chứng hư, khí thượng nghịch xuyễn. Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này trị chứng lạnh chân và khó thở. Phần nhiều đó là những người thể chất hư nhược, người già cả, vùng hạ tiêu (vùng dưới rốn) yếu, tiểu tiện bất lợi, đờm nhiều, thở gấp, khí thượng xung, mạch huyền khẩn hồng đại yếu bụng nhìn chung bạc nhược, đầy tức ở vùng lõm thượng vị. Trong sách Kinh nghiệm bút ký có viết: "Hai chứng lạnh chân và hen là đối tượng của bài thuốc này. Khi bị bệnh gì đó mà có hai triệu chứng lạnh chân và xuyễn thì phải dùng thuốc này sẽ có hiệu quả. Nếu không có chứng lạnh chân thì thuốc này không hiệu quả lắm. Những bệnh mà bài thuốc này có hiệu quả là: thứ nhất là xuyễn, thứ hai là ù tai, thứ ba là mũi đỏ, thứ tư là rǎng lung lay, thứ nǎm là thổ huyết, thứ sáu là loét khoang miệng, thứ bảy là phù nước ở những người bị xuyễn nặng, thứ tám là ho có đờm dạng
xuyễn; những người bị các chứng trên nếu chân bị lạnh thì nhất định phải dùng bài thuốc này, 10 người khỏi 9".
11 QUY Tỳ THANG (thiếu máu,suy nhược) Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2-3g, Bạch truật 2-3g, Phục linh 2-3g, Toan táo nhân 2-3g, Long nhãn nhục 2-3g, Hoàng kỳ 2-3g, Đương quy 2,0g, Viễn chí 1-2g, Cam thảo 1,0g, Mộc hương 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1-1,5g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ ở những người thể chất hư nhược, huyết sắc kém. Giải thích: Theo Tế sinh phương: Bài thuốc này dùng cho những người hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ, chỉ lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, đổ mồ hôi trộm, hoặc trái lại, ngủ li bì, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường. Thuốc này cũng dùng cho những người hay lo nghĩ nhiều, hoặc bị hạ huyết, thổ huyết và xuất huyết. Vốn dĩ đây là bài thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, vị tràng yếu bị các loại xuất huyết dẫn đến thiếu máu, hay quên và các chứng thần kinh do lao lực lao tâm quá nhiều. Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trong các trường hợp xuất huyết, như chảy máu ruột, chảy máu tử cung, loét dạ dày, đái ra máu, v.v... Ngoài ra, bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp thiếu máu, hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống không ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, thần kinh suy nhược, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc mưng loét. Theo Thực tế trị liệu: Dùng cho những người hư chứng, thể lực cũng như khí lực đều suy nhược.
Bài 12: Bổ TRUNG íCH KHí THANG (hư nhược, mệt mỏi) Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Hoàng kỳ 3-4g, Đương quy 3g, Trần bì 2g, Đại táo 2g, Sài hồ 1-2g, Camthảo 1-1,5g, Can sinh khương 0,5g, Thǎng ma 0,5-1g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Dùng cho người thể chất hư nhược, mệt mỏi, suy nhược sau khi bị bệnh, ǎn uống kém ngon, đồ mồ hôi trộm ở những người nguyên khí kém, chức nǎng vị tràng suy nhược và người dễ mệt mỏi. Giải thích: (1) Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Y chủ thang bởi công hiệu đứng đầu trong các bài thuốc bổ cúa nó. (2) Xuất xứ của bài thuốc là phần Nội thương trong Biện hoặc luận (của Lý Đông Viên). (3) Bài thuốc có tên Bổ trung ích khí thang với ý nghĩa có tác dụng bổ trung, ích khí. (4) Thuốc được dùng cho những người bị hư chứng hơn là ở Tiểu sài hồ thang, theo thứ tự Tiểu sài hồ thang > Sài hồ khương quế thang > Tiêu dao tán > Bổ trung ích khí thang. (5) Nhân sâm, Truật, Trần bì và Cam thảo có tác dụng bổ vị làm cho vị khỏe ra; Hoàng kỳ và Đương quy tǎng thêm dinh dưỡng cho da, trị chứng đổ mồ hôi trộm; Sài hồ và Thǎng ma có tác dụng giải nhiệt, Sinh khương và Đại táo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và làm tǎng hiệu quả của bài thuốc. Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người hư chứng, dễ mệt mỏi, thành bụng đàn hồi kém. Thuốc được ứng dụng trị cảm mạo ở người hư nhược, viêm màng phổi, lao phổi, viêm phúc mạc, gầy về mùa hè, suy nhược sau ốm, lòi dom, liệt dương, bán thân bất toại, chứng tháo mồ hôi, v.v...
14 LụC Vị HOàN (đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa) Thành phần và phân lượng: 1. Thang: Địa hoàng 5-6g, Sơn thù du 3g, Sơn dược 3g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g. 2. Tán: Địa hoàng 6-8g, Sơn thù du 3-4g, Sơn dược 3-4g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g. Cách dùng và lượng dùng: 1. Thang: Có thể sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. 2. Tán: Dùng mật ong luyện thành hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g. Công dụng: Trị các chứng đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa ở những người dễ mệt mỏi, lượng tiểu tiện giảm hoặc đái rắt, đôi khi miệng khát. Giải thích: Theo sách Tiểu nhi trực quyết: Thuốc này còn có tên là Lục vị địa hoàng hoàn. Các triệu chứng của bài thuốc này lấy triệu chứng của bài Bát vị hoàn làm tiêu chuẩn, song nó được bốc cho những người khó xác định đó là âm chứng và không dùng được Phụ tử. Do đó bài thuốc này là bài Bát vị hoàn bỏ các vị Quế chi, Phụ tử. Những người ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng ỉa chảy tuyệt đối không được dùng bài thuốc này. Theo Giải thích các bài thuốc hậu thế: Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá. Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc dùng cho những người dễ bị mệt, vai dễ mỏi, đôi khi bị chóng mặt, nặng đầu, có cảm giác bải hoải ở vùng từ thắt lưng trở xuống, đầu gối dễ bị trẹo, đêm đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu tiện thường lại muốn uống nước, dùng tay nắn phía trên và dưới rốn người ta thấy cơ bụng phía dưới rốn yếu hơn ở phía trên rốn rất nhiều. Những người bị các chứng như vậy thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.
Bài 15: THậP TOàN ĐạI Bổ THANG Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2,5-3g, Hoàng kỳ 2,5-3g, Truật 3g, Phục linh 3g, Đương quy 3g, Thược dược 3g, Địa hoàng 3g, Xuyên khung 3g, Quế chi 3g, Cam thảo 1,5g. Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là) Thang. Công dụng: Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu. Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Bát trân thang (kết hợp Tứ vật thang - gồm Đương quy, Thược dược, Địa hoàng, Xuyên khung với Tứ quân tử thang - gồm Phục linh, Truật, Nhân sâm, Cam thảo) có thêm Quế chi và Hoàng kỳ. Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của Nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các chứng bệnh của bài thuốc này điều trị còn có chứng ho, cho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc. Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc này là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, ỉa chảy, sốt. Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là Thập toàn đại bổ thang. Bài thuốc này còn dùng cho những trường hợp cả khí lẫn huyết đều hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v.
Bài 18: TIÊU DAO TáN (kinh,hu nhuoc) Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Thược dược 3g, Sài hồ 3g, Truật 3g, Phục linh 3g, Cam thảo 1,5-2g, Can sinh khương 1g, Bạc hà diệp 1g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó khǎn, các chứng của thời kỳ mạn kinh và các chứng về đường kinh nguyệt. Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này được đặt tên là Tiêu dao tán là vì bài thuốc này có tác dụng làm dịu cơn bệnh khiến cho con người thanh thản thoải mái. Đây là bài thuốc được dùng cho những bệnh do gan bị tổn thương gây ra trên những người có thể chất hư chứng của bệnh thiếu dương, nhất là những chứng bệnh kèm theo của tình trạng hư lao và các chứng tinh thần ở phụ nữ. Bài thuốc này nằm ở vị trí giữa Tiểu sai hồ thang và Bổ trung ích khí thang. Thông thường, phần nhiều người ta thêm Mẫu đơn bì và Sơn tri tử để dùng dưới dạng Gia vị tiêu dao tán (Đơn tri tiêu dao tán). Sách Hòa tễ cục phương viết:" Thuốc dùng cho những người bị huyết hư, mỏi mệt, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau nhức, đâuử nặng, chóng mặt, miệng khát họng khô, người sốt đổ mồ hôi trộm, ǎn uống kém chỉ muốn nằm, huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bụng cǎng cứng và đau, sốt rét. Thuốc cũng trị cho những người phụ nữ huyết nhược âm hư, thiếu dinh dưỡng, người nóng, cơ thể gày yếu, ho đờm". Sách Vạn bệnh hồi xuân viết: "Bài thuốc này trị các chứng can tỳ huyết hư, người sốt, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược, má đỏ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, bụng trên đau, bụng dưới nặng, niệu đạo đau hoặc phù nề hoặc có mủ khiến cho nóng trong và khát". Sách Y phương tập giải viết: "Thuốc này trị các chứng huyết hư, gan táo, cốt chưng lao nhiệt, sốt cơn lúc nóng lúc lạnh, bí đại tiện, kinh nguyệt không đều. Cốt chưng triều nhiệt trở thành can huyết hư. Can hóa ảnh hưởng tới phế sinh ra ho. Tà của thiếu dương, cho nên người lúc nóng lúc lạnh. Hỏa thịnh khắc kim khiến cho không sinh ra thủy, do đó miệng khát, táo bón, can tǎng huyết, can ngừng hoạt động kiến cho kinh nguyệt không đều".
Bài 19: HOắC HƯƠNG CHíNH KHí TáN (cảm) Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Bán hạ 3,0g, Phục linh 3,0g, Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Cát cánh 1,5g, Bạch chỉ 1-1,5g, Tử tô diệp 1,0g, Hoắc hương 1,0g, Đại phúc bì 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1,0g, Cam thảo 1,0g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Chữa cảm mạo mùa hè, kém ǎn do nóng, ỉa chảy, mệt mỏi toàn thân. Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này thuộc loại thuốc tiêu đạo làm thông các cơ quan trong cơ thể, dùng để trị cả nội thương lẫn ngoại thương và có hiệu quả phát tán. Thuốc này được dùng nhiều vào mùa hè khi bên trong thì bị lạnh, bên ngoài cảm thử thấp, trong bụng thức ǎn thức uống không tiêu, do đó dẫn tới đau đầu, đi tả, nôn mửa, vùng dưới tim đầy tức, bụng đau, người sốt nhưng không ra mồ hôi. Thuốc có tác dụng làm tiêu tán thử thấp, làm tiêu hóa thức ǎn thức uống. Thuốc được sử dụng cho những người thể chất còn tương đối khá bị trúng thử, bị viêm chảy ruột dạ dày vào mùa hè, đau bụng do thần kinh ở những người phụ nữ trước hoặc sau khi đẻ, dùng để chữa ho, đau mắt, đau rǎng, đau họng do thức ǎn không tiêu ở trẻ em, và người ta thêm nhiều ý dĩ nhân để chữa mụn cơm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top