QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG Ô TÔ

4.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với các

loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường qui định.

Mục đích:

- Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để

đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn.

- Chăm sóc các hệ thống, các cơ  cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và

không bị hư hỏng.

- Giữ gìn hình thức bên ngoài.

4.2. CÁC CẤP BẢO DƯỠNG

- Bảo dưỡng hàng ngày.

- Bảo dưỡng định kỳ.

4.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày

Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng

chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt       động hàng ngày,

cũng như trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì

mới chạy xe. Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác            định rõ

nguyên nhân. Ví dụ: Khó khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực

quá ồn hoặc có tiếng va đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống

đèn, còi làm việc kém hoặc có trục trặc...

Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán

đoán và dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được. 

Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn.

4.2.1.1. Kiểm tra, chẩn đoán.

1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh). 

2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của

buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa

lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có)

và trang bị kéo moóc...

3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong

buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ  cấu rửa kính, hệ

thống quạt gió...

4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc

của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái.

5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm

việc và độ kín của tổng  phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh...

6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ

thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu

nâng hạ...).

4.2.1.2. Bôi trơn, làm sạch.

7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu

thiếu phải bổ sung.

8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...

9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu

lọc dầu.

10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều

tốc.

11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính

chắn gió, gương chiếu hậu, đèn, pha, cốt, đèn phanh, biển số.

4.2.1.3. Nội dung bảo dưỡng hàng ngày đối với rơ moóc và nửa rơ moóc.

1. Làm sạch, kiểm tra dụng cụ và trang thiết bị chuyên dùng  của rơ moóc, nửa

rơ moóc.

2. Kiểm tra thùng, khung, nhíp, xích, chốt an toàn, áp suất hơi lốp,  ốc bắt dữ

bánh xe, càng, chốt ngang, mâm xoay của rơ moóc, nửa rơ moóc.

3. Sau khi nối rơ moóc, nửa rơ moóc với ôtô phải kiểm tra khớp, móc kéo và

xích an toàn. Kiểm tra tác dụng và phanh của rơ moóc, nửa rơ moóc.

4. Đối với rơ moóc 1 trục kiểm tra càng nối chân chống, giá đỡ.

5. Đối với nửa rơ moóc kiểm tra chân chống, cơ cấu nâng và mâm xoay.

6. Kiểm tra các vị trí bôi trơn. Chẩn đoán tình trạng chung của rơ moóc, nửa rơ

moóc.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: