qui tac mang lai thanh cong
1. Qui tắc 1: Quy tắc cơ bản nhất - hiểu rõ công việc của mình, toàn tâm toàn ý làm công việc đó tốt hơn nhiều người khác.
- Luôn tỏ ra điềm tĩnh, tự tin, chuyên nghiệp, kiểm soát được tình hình, không bao giờ bối rối.
- Cần có một điểm nhấn về năng lực cá nhân để người khác và cấp trên chú ý tới.
- Nên có một bản báo cáo tự nguyện về công việc cho sếp khi cần.
- Luôn phấn đấu vươn lên, đạt đến sự thăng tiến cả chức vụ và tiền bạc, không thỏa mãn dừng lại, làm việc cho qua.
- Trước khi tự nguyện tự giác nhận về mình bất kỳ việc gì trong cơ quan, bạn nên nghĩ kỹ để hoàn thành cho tốt.
- Luôn tìm kiếm điều mới mẻ, nghĩa là nghĩ ra những việc chưa ai từng làm.
- Hứa ít, thực hiện nhiều và luôn luôn đúng hẹn.
- Hãy tìm mọi cách biết được nhiều điều mà người khác không biết. Muốn vậy cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Những hiểu biết đó phải: phù hợp, có chủ đề, bổ ích và thú vị.
- Không bao giờ được lãng quên mục tiêu lâu dài của mình, vì vậy cần làm việc chăm chỉ, tận tụy, toàn tâm toàn ý tuân thủ luật chơi.
- Không những không nên kêu ca buồn chán về công việc mà còn phải luôn yêu thích công việc của mình. Lòng yêu thích tạo ra sự hứng khởi, phấn chấn, sáng tạo và kết quả trong công việc.
- Luôn luôn có thái độ đúng đắn đối với đồng nghiệp, với cấp trên và với bản thân: cố gắng làm việc tối đa, luôn tự tin tự chủ, lạc quan, luôn đặt mình vào địa vị người lãnh đạo để xử lý mọi việc .v.v.
2. Một thực tế không thể phủ nhận: cách ta ăn mặc, chiếc xe ta sử dụng, địa điểm ta đi du lịch, cách ta nói năng đi lại, thức ăn ta dùng vào bũa trưa .v.v tất cả mọi thứ thuộc về ta đều có thể trở thành chủ đề để mọi người soi mói, xem xét.
Vì vậy, bạn không thể cấm mọi người soi mói, đánh giá về bạn nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được cách nhìn của họ đối với mình.
- Luôn chú ý tới ăn mặc khi đến công sở, tốt nhất phải luôn mặc sạch, đẹp, sang trọng thì càng tốt. Luôn nở nụ cười chân thật và thân thiện dù có việc gì xảy ra. Người ta có thể luyện cười trước gương dựa vào sự tự tin, niềm vui và hạnh phúc do công việc đem lại.
- Không nên bắt tay kiểu vô thức, hoàn toàn lạnh nhạt và hời hợt. Khi bắt tay ai đó tức truyền cho họ những tín hiệu cần thiết và gây cho họ cảm giác về sức mạnh, tự tin, thân thiện và quyền lực của mình. Và dĩ nhiên đi kèm cái bắt tay là một câu chào, lời tự giới thiệu .v.v.
- Cần luôn thể hiện sự tự tin và lòng nhiệt huyết. Khi đến cơ quan vào buổi sáng, nên bước đi vui vẻ, nhanh nhẹn với vẻ mặt tươi vui, phấn chấn. Không nên chậm chạp, buồn nản hoặc vội vàng hấp tấp...
- Cần tạo ra phong cách riêng để được mọi người chú ý: trang nhã, lịch thiệp, hiện đại, tinh tế, có học thức, tế nhị và sâu sắc. Hướng đến sự thanh lịch hơn là hào nhoáng, sự trang trọng hơn là phô trương.
- Hãy trở nên hấp dẫn hơn bằng cách chú ý đúng mức tới vẻ ngoài, luôn thân thiện, vui tính, ăn nói lưu loát, quan tâm đến người khác, dáng điệu và tư thế lịch sự, có văn hóa .v.v.
- Lúc nào cũng cần thể hiện sự điềm tĩnh, văn minh và chững chạc, luôn kiểm soát được bản thân, giữ một khoảng cách nhất định đối với những cá nhân và những chuyện tào lao xung quanh. Đó là một phẩm chất cần thiết dành cho người lãnh đạo trong tương lai.
- Cần coi trọng và chú ý đến cách nói năng của mình. Nói là để giao tiếp và truyền thông tin. Biết cách nói là làm cho những thông tin được chuyển tải một cách rõ ràng và hiệu quả. Cụ thể: không lầm bầm quá nhỏ, không dùng tiếng lóng, biệt ngữ, không nói nhầm .v.v. Tiêu chuẩn nói năng nơi công sở: sắc sảo, rõ ràng, dễ nghe, đơn giản.
- Cách bạn viết cho người khác vô cùng quan trọng cho nên cần được rèn luyện kỹ lưỡng. Tiêu chuẩn để đánh giá: nội dung bài viết, cách viết và hình thức trình bày. Cụ thể: dễ đọc, rõ ràng, có phong cách, chín chắn, nhất quán, hợp lôgic v.v.
3. Không nên làm việc mà không có kế hoạch. Một người tuân thủ luật chơi một cách thông minh sẽ biết chính xác họ đang đi về đâu và bằng con đường nào: Họ có kế hoạch cho tương lai cũng như cho từng công việc cụ thể. Cần xác định rõ mục tiêu dài hạn, thậm chí cả cuộc đời, nếu không bạn luôn bị dòng đời xô đẩy một cách bị động. Sự thăng tiến trong công việc được lựa chọn thường có 4 nấc thang: lính mới - người có kinh nghiệm - chuyên viên cao cấp - lãnh đạo. Rất cần đề ra cách thực hiện từng bước. Trong đó coi trọng mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn; tuần, tháng, quí, năm .v.v.
Nắm vững hệ thống thăng tiến của công ty bạn, lập một biểu đồ cụ thể và đề ra mục tiêu cũng như cách thức tiến lên từng bậc một.
Cần phải biết rõ từng điểm mạnh và điểm yếu của mình một cách khách quan, chính xác. Hãy viết ra một danh mục các điểm mạnh điểm yếu của mình, có thể tham khảo ý kiến người thân cận. Từ đó để biết mình, tìm cách sử dụng năng lực của mình chứ không phải phấn đấu thành người hoàn thiện - không hề có con người hoàn thiện.
Tìm cách xác định thời điểm và sự kiện quan trọng. Chỉ sử dụng toàn bộ năng lực khi cần thiết, trong hoàn cảnh cần thiết.
Cố gắng lường trước nguy cơ và khả năng biến thành tai họa là một nghệ thuật cần trong cuộc sống và công việc.
Tuy vậy, nhiều khi nguy cơ biến thành hiện thực lại trở thành cơ hội cho những người tài. Phải thường xuyên để ý tìm kiếm, thậm chí chủ động tạo ra cơ hội, phát hiện và tận dụng được cơ hội một cách kịp thời. Đó mới là điều chính yếu.
4. Nên học hỏi để chỉ nói ra những điều tốt đẹp, tích cực về người khác, không buôn chuyện, nói xấu nhau sau lưng, không kêu ca về cuộc sống về công việc, vì kêu ca là vô ích; tìm mọi cách ủng hộ những người xung quanh vì đó là niềm vui, là cách làm cho uy tín tăng lên; khen người khác một cách thực lòng cũng rất cần thiết.
Hãy luôn sông vui vẻ lạc quan, thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp bằng những câu hỏi thích hợp; luôn nói lời "làm ơn" và "cám ơn"; không nên nói tục chửi thề, luôn biết lắng nghe, không nên nói nhiều và nói những điều vô nghĩa, vô bổ, không đúng lúc đúng chỗ.
5. Tự chăm lo bản thân. Có một qui tắc quan trọng trong công việc: hãy tìm cách có thêm bạn và giảm tối đa kẻ thù. Muốn vậy:
- Cần biết rõ những chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực của bạn
- Biết tính hợp pháp của công việc mà bạn đang làm, hoạt động của công ty có trái pháp luật không, đường hướng chủ trương của công ty có đúng đắn không, trong sạch hay không .v.v. Do đó, bạn không được để trở thành vật hy sinh thí mạng cho một hoạt động phi pháp nào đó. Tóm lại là không nên dính vào bê bối do thiếu hiểu biết.
- Luôn phấn đấu để thành người tốt nhất trong khả năng của chúng ta. Nên tự đặt ra một "bộ luật ứng xử" của riêng mình trong mọi tình huống, với mọi đối tượng.
- Điều quan trọng khác: đừng bao giờ nói dối, dù đôi lúc có thể bốc phét chút đỉnh. Đó là cách tiếp cận rõ ràng nhất đơn giản nhất, chân thành và an tâm nhất đối với cả cuộc sống riêng tư cũng như công việc của bạn. Không nên che dấu khuyết điểm vì lý do bao che cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc chung. Nó khác với lối mách lẻo rất không hay.
- Rèn luyện thói quen ghi chép. Cấp trên yêu cầu việc gì, cần ghi lại cẩn thận. Những công việc cần sự thỏa thuận của nhiều người càng cần phải có hợp đồng, biên bản hẳn hoi, nhất là những chi tiết quan trọng.
- Rèn khả năng nhận biết sự khác biệt giữa sự thật và tòan bộ sự thật. Luôn tỉnh táo để biết khi nào nên tiết lộ bí mật lúc nào không. Khó khăn là ở chỗ: bạn phải vừa là người thành đạt nhưng phải luôn chính là bạn, không nên đánh mất chính mình để đạt được mục tiêu.
- Luôn khôn khéo tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, tích cực tạo dựng các mối quan hệ đáng tin cậy bằng sự trung thực, tốt bụng, chân tình, quan tâm và luôn vì việc chung. Cố gắng hiểu được động cơ hành động và nguyện vọng của người khác. Đặc biệt thận trọng với những ai lấy lòng tham làm động lực thúc đẩy...
- Cần chấp nhận thực tế là luật chơi của nhiều người khác với của bạn mà không cần biết cụ thể, do đó gần gũi nhưng không cả tin, thông cảm nhưng không bị lừa .v.v.
6. Biết hòa mình vào tập thể, biến thành một phần của tập thể, dễ thích ứng; không nên bị lạc lõng, một mình một kiểu. Muốn vậy cần:
· Hiểu rõ văn hóa của công ty, nói cùng kiểu ngôn ngữ, tôn trọng sự đa dạng, khác nhau trong phương pháp xử trí mọi việc, biết những luật bất thành văn trong công ty và tuân theo chúng, hiểu rõ quyền lực thực sự nằm trong tay ai, biết các qui định, hệ thống tổ chức, cấp bậc và thủ tục trong văn phòng.
· Nên hiểu rõ đặc điểm tâm lý mọi người hoặc những nhóm người để tìm cách hòa nhập. Nhưng hòa nhập là trở nên linh hoạt chứ không phải buông xuôi, hòa tan, vứt bỏ cá tính chỉ lo đi bắt chước...
7. Cần rèn luyện để có thể giống cấp trên về phong cách làm việc, thái độ, đặc điểm quản lý... điều đó có lợi cho sự thăng tiến. Thí dụ: lối ăn mặc, cách nói chuyện, ăn nói tập trung và mạnh mẽ, tìm kiếm và giữ các thông tin riêng, không nói chuyện tầm phào về những vấn đề vặt vãnh...
- Học cách cư xử của cấp trên, cách suy nghĩ , cách xử lý các vấn đề của sếp
- Nên thường xuyên dùng từ "chúng tôi" thay cho "tôi"; muốn phấn đấu đến chức vụ nào, hãy rèn luyện có đủ năng lực, phẩm chất của người làm ở chức vụ đó; luôn chủ động chuẩn bị sẵn sàng cho những buớc tiếp theo.
8. Trau dồi kỹ năng ngoại giao: sự đánh giá khách quan chính xác trong mọi trường hợp, thái độ không thiên vị, khả năng đoàn kết, tập hợp và giải quyết mọi vấn đề dựa trên nguyên tắc chí công vô tư.
- Khi có xung đột, hãy tìm hiểu kỹ và đặt ra nhiều câu hỏi, không ủng hộ phe nào chống lại phe nào, biết khi nào nên giữ ý kiến riêng trong lòng, với thái độ hòa giải, đặc biệt đừng bao giờ cáu giận mà mất tự chủ, không nhằm vào cá tính của người khác mà công kích, rất dễ mất bạn bè, không được tôn trọng; biết cách xử trí khi có ai nổi cáu với bạn: nhận thiếu sót khi phạm sai lầm và bị giận dữ, trách phạt, nhưng có lời nói kiên quyết thích hợp khi bị trút giận vô cớ hoặc bắt nạt
- Biết cách tránh bị quấy nhiễu, đe dọa, quát tháo đánh đập nhân viên làm việc bằng thái độ bình tĩnh nhưng cương quyết, tốt nhất nên báo cáo lên trên, không cãi tay đôi
- Luôn đặt mục tiêu dài hạn lên trên những xung đột nhỏ nhặt
- Phải biết cách thả lỏng, thư giãn khi cần, không quá quan trọng mọi việc để có thể tận hưởng cuộc sống...
9. Biết về tất cả những luật bất thành văn ở công ty, nhớ chính xác và gọi đúng tên họ mọi người kèm theo cách xưng hô khéo léo...
- Biết khi nào được phép đem tài liệu về nhà, cầm dụng cụ gì theo người .v.v. tránh bị hiểu lầm có tính tắt mắt...
- Khéo léo gần gũi những nhân vật quan trọng, tạo ra những cuộc gặp gỡ "ngẫu nhiên" thú vị để tranh thủ họ, học cách sử dụng những kỹ năng và công nghệ quản trị mới ở họ .v.v.
- Cần biết cả những hoạt động ngầm và những chương trình nghị sự ẩn trong công ty. Luôn tự đặt ra và trả lời những câu hỏi đại loại: tại sao điều này lại diễn ra, có điều gì mình không biết, ai được lợi từ vấn đề này, bản thân có được lợi gì không...?
10. Khi xuất hiện đối thủ, những ứng viên cho vị trí của bạn, phải lập tức nhận ra ngay, không nên chủ quan lơ là. Sau đó phải nghiên cứu kỹ các đối thủ, những điểm mạnh điểm yếu của họ nhưng không được nói xấu sau lưng, đặc biệt không được bịa chuyện gây bất lợi cho họ... Không nên loại đối thủ bằng những thủ đoạn bất hợp pháp. Đừng khoe khoang công khai và nói về tham vọng của mình: lên chức gì, rời khỏi công ty, yêu cầu tăng luơng, đòi khen thưởng .v.v.
- Không nên dành hết thời gian vào công việc chuyên môn mà không nghe ngóng tình hình, sưu tầm thông tin. Luôn cập nhật thông tin nhiều chiều từ báo chí, từ các mối quan hệ, các cuộc họp .v.v.
- Tận dụng mọi thời cơ để thăng tiến, như tham gia phỏng vấn, thuyết trình, chủ trì cuộc họp quan trọng, thương thuyết với đối tác, dự triển lãm .v.v. Nên nhớ kỹ điều này: Không có công việc nào là tệ hại, chỉ có những cách nhìn nhận tệ hại đối với công việc mà thôi.
- Cần trở thành nguồn động viên, chỗ dựa và là bạn bè của mọi nguời trong công ty, đi cùng họ với tư cách là một phần không thể thiếu của công ty...
Nếu bạn luôn luôn đứng về phía những đồng nghiệp của mình thì chính họ sẽ là người giúp bạn thăng tiến, muốn bạn trở thành người cấp trên của họ và yêu cầu bạn dẫn dắt họ. Bạn sẽ trở thành người tuân theo luật chơi xuất sắc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top