quangchien
liên hệ với nền kinh tế việt nam:
Quy luật tích lũy tư bản là một trong những quy luật quan trọng nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh sự tác động của quá trình tích luỹ tư bản đến sự tăng trưởng kinh tế và đến tình cảnh của giai cấp công nhân. Theo quy luật này, tư bản được sử dụng càng lớn, quy mô và năng lực tích luỹ của tư bản càng lớn, và do đó số lượng tuyệt đối của giai cấp công nhân và năng lực sản xuất của họ càng lớn, thì đội quân hậu bị công nghiệp càng đông và mức độ bóc lột giai cấp công nhân càng lớn. Quá trình tích luỹ tư bản dẫn đến tích luỹ của cải, sự giàu có về phía giai cấp tư sản ngày càng lớn, sự chênh lệch thu nhập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng cao, tình trạng nghèo khổ, thất nghiệp của giai cấp vô sản không thể bị xoá bỏ, thể hiện ở sự bần cùng hoá tương đối của giai cấp vô sản. Sự tác động của quy luật này làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động ngày càng tăng, và tất yếu dẫn đến sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Nhờ sự tích lũy trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng của các dòng vốn chu chuyển qua hệ thống ngân hàng năm qua đã đạt mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây, , trước khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ qua rất ấn tượng, nhưng Chính phủ còn tham vọng đi theo bước chân của "các con hổ châu Á" trước đó. Việt Nam muốn thoát ra khỏi tình trạng thu nhập bình quân đầu người thấp (1.000 USD/năm). Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Việt Nam đã tăng từ 10% năm 1985 lên tới 33% năm 2004.Tuy nhiên, mặt trái tiềm ẩn của việc này là vốn tích lũy nhanh tạo nên mức đầu tư quá cao và sự phân bổ tài sản không hiệu quả. Sản lượng lao động tăng chủ yếu do việc chuyển nhân công từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Sản lượng nông nghiệp tăng đều ở mức 4%/năm, trong khi, tăng trưởng của công nghiệp là 8%/năm, chủ yếu do tiềm lực sản xuất vốn tăng. Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7%/năm trong 5 năm qua. Ngành công nghiệp hoàn toàn có khả năng tăng trưởng 10%/năm trong khi dịch vụ có thể tăng ở mức 8%/năm trong tương lai gần... Đặc biệt, nhu cầu vốn của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng lên theo thời gian, dự báo ở mức 140 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Tỷ lệ đầu tư so với GDP ước tính sẽ cao hơn 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, có thể vốn tiết kiệm sẽ được huy động để tài trợ đầu tư nếu nền kinh tế tránh được các cú sốc. Việt Nam có thể huy động được lượng vốn đủ để đáp ứng nhu cầu này, bởi vì với tỷ lệ tiết kiệm nội địa so với GDP trong những năm gần đây ổn định ở mức 31% - 33%, lượng vốn còn thiếu có thể sẽ được bù đắp bởi đầu tư nước ngoài và kiều hối.
_Quá tập trung vào tích luỹ tài sản vật chất, các nước đang phát triển có thể bị cuốn vào thực hiện các chính sách trợ cấp đầu tư XDCB. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp đặc quyền luôn được đảm bảo về lợi ích. Trong khi đó, có tình trạng đầu tư không đúng mức vào giáo dục, y tế và sức khoẻ, tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến giá trị loại tài sản là nguồn nhân lực bị hạn chế và không được đánh giá đúng mức, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá.
_Tiếp tục lệ thuộc vào tích luỹ tài sản sản xuất sẽ có thể bị sai lệch trong chính sách kinh tế. Ví dụ, khi đầu tư nhiều vào tài sản sản xuất nói chung, để duy trì hoàn vốn cần đến khoản trợ cấp xã hội lớn hơn để thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, thúc đẩy tăng trưởng qua các chính sách không trú trọng đến mai sau có thể dẫn đến khai thác bừa bãi rừng và các loại tài nguyên thiên nhiên khác làm cạn kiệt các nguồn lực tự nhiên và tổn hại đến tính bền vững của môi trường. Năm 1997, ở các nước đang phát triển, tổng tiết kiệm trong nước khoảng 25% GDP. Tuy nhiên, để xử lý tình trạng cạn kiệt môi trường nên tổng tiết kiệm thực tế chỉ còn 14% GDP. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Nigeria với tổng tiết kiệm là 22%, nhưng tiết kiệm thực tế là -12%; Liên bang Nga là 25% nhưng thực tế là -1,6% (theo World Bank 1999).
Thứ nhất, vấn đề tích luỹ tư bản. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là phải tạo môi trường thuận lợi để kích thích tư bản trong nước và nước ngoài tích cực đầu tư. Giữa những năm 1990, tỷ lệ của tổng đầu tư trong GDP tăng nhanh, đạt mức 27-28% nhưng sau đó giảm mạnh. Điều này một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á nhưng phần quan trọng là do bộ máy hành chính kém hiệu quả làm cho phí tổn hành chính trong hoạt động đầu tư quá cao. Phương châm, đường lối về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã có nhưng trên thực tế, thành phần ngoài nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, trong việc tiếp cận thông tin về cơ hội đầu tư, về thị trường... Việc định hướng chiến lược công nghiệp hoá không rõ ràng và phương châm, chính sách hay thay đổi làm cho độ rủi ro của các dự án đầu tư quá cao. Từ năm 2002, tỷ lệ của tổng đầu tư trong GDP tăng trở lại, đạt đến gần 34% vào năm 2003, nhưng đó là kết quả của việc cạnh tranh chạy dự án đầu tư của các bộ ngành, và các địa phương chứ không phải là hiện tượng tích luỹ tư bản lành mạnh. Điều này thể hiện trong việc giảm sút hiệu quả của đồng vốn đầu tư, phản ánh trong khuynh hướng tăng của việc hệ số ICOR11. Increamental Capital - Output Ratio: Hệ số chỉ số vốn tăng cần thiết để tăng một sản lượng nhất định. .
_Để tích luỹ tư bản nhanh và có hiệu quả cần tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, FDI giảm liên tục từ năm 1997, gần đây mới hồi phục nhưng còn yếu. Trong tình trạng doanh nghiệp tư nhân trong nước còn nhỏ bé, các doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém và đang trong quá trình cải cách, nếu không có một sự xoay chiều mạnh mẽ trong FDI thì liệu kinh tế Việt Nam có tăng trưởng được ở mức cao hay không? Nhìn sang các nước châu Á lân cận, ta thấy họ ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của FDI trong xu thế toàn cầu hoá, và ra sức tạo điều kiện để thu hút FDI hơn nữa. Các nước này với quá trình phát triển và thu hút FDI trong nhiều thập kỷ đã xây dựng được một nền công nghiệp vững mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Có thể nói trình độ kỹ thuật, công nghệ, bề dày của tri thức quản lý kinh doanh tại các nước này đã tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào độ lớn của FDI được tích luỹ (FDI stock). Là một nước đi sau, FDI stock của Việt Nam quá nhỏ so với các nước lân cận là đương nhiên. Nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là lưu lượng hàng năm (flow) của FDI vào Việt Nam cũng quá nhỏ so với Thái Lan chẳng hạn. Để rút ngắn khoảng cách, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, phải quan tâm hơn đến vai trò của FDI. Điểm này sẽ được phân tích sâu hơn ở Chương 12. Trần Văn Thọ (2000b) bàn về sự liên quan giữa FDI với nguy cơtụt hậu
_Việt Nam đang phấn đấu để đến năm 2010 ra khỏi tình trạng nước thu nhập thấp, vươn lên đạt mức thu nhập trung bình. Đây cũng là lúc phải nghĩ tới một chiến lược dài hạn để đưa nước ta dần dần trở thành nước có trình độ phát triển cao hơn. Kinh nghiệm chung trong khu vực Đông Á là, để phát triển từ nước có mức thu nhập trung bình thành nước có thu nhập cao, phải thực hiện 3 sự chuyển đổi lớn: từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa, từ tích lũy sang sáng tạo, từ kỹ năng cơ bản sang kỹ năng tiên tiến.
_Trong bài này ta chỉ đề cập đến biện pháp từ tích lũy sang sáng tạo. Từ tích lũy chuyển sang sáng tạo đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không chỉ thu hút vốn, mà quan trọng hơn là thu hút, học hỏi, ứng dụng công nghệ từ các nước tiên tiến và dần dần sáng tạo nên những công nghệ của chính mình. Công tác nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu ứng dụng đều cần được chú trọng, trong cả các lĩnh vực khoa học cơ bản quan trọng và trong các lĩnh vực công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn tới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top