quan xa va cau truc
QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Một số khái niệm chung:
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, phân bố trong một sinh cảnh xác định, ở đấy chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.
• Quần xã sinh vật có những tính chất sau:
• - Các quần xã đều có chức năng giống nhau, nhưng có thể khác nhau về cấu trúc, thành phần.
• - Kích thước của quần xã có khác nhau.
• Các quần xã thường có ranh giới rõ ràng hay ngược lại, chúng có thể chuyển tiếp dần theo gradien của một tổ hợp yếu tố giới hạn nào đó và do đó sự chuyển tiếp ít rõ hơn.
• Tên gọi của quần xã: có thể gọi theo địa điểm phân bố như quần xã sinh vật bãi triều, quần xã sinh vật núi đá vôi... hay theo chủng loại phát sinh như quần xã thực vật ven hồ, quần xã động vật hoang mạc... hoặc gọi theo dạng sống như quần xã sinh vật nổi (Plankton), quần xã sinh vật tự bơi (Nekton), loài sinh vật ưu thế,...
Cấu trúc của quần xã sinh vật
• 1. Đa dạng về loài, về cấu trúc và về gen
• Đa dạng sinh học là một khái niệm chỉ tất cả những loài động, thực vật, vi sinh vật, những đơn vị phân loại dưới chúng và các hệ sinh thái mà sinh vật là một đơn vị cấu thành.
• Đa dạng sinh học được thể hiện dưới mọi dạng thông tin tồn tại trong quần xã mà mọi sinh vật có thể cảm nhận và truyền đạt được cho nhau qua các kênh liên lạc, ta cũng có thể nhận biết và lượng hóa được các thông tin trong quần xã.
•
• Sự đa dạng của quần xã trước tiên được thể hiện bằng độ lớn của các thông tin. C.E. Shannon (1984) đã đưa ra công thức tính lượng thông tin (hay Entropi thông tin) như sau:
Trong đó:
H = Chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener
pi = Tỷ lệ của mỗi loài trong mẫu (liên quan đến sự phong phú)
loge = log tự nhiên của pi
s = Số loài trong quần xã (độ giàu loài)
• Đa dạng về loài được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản. Đó là "sự giàu có" hay độ "phong phú' về loài và tính "bình quân" (san bằng) dựa trên độ phong phú tương đối hoặc bằng các chỉ số "vai trò" và vị trí của nó trong cấu trúc của quần xã .
• Để tính sự "giàu có" hay độ "phong phú" về loài, một trong những chỉ số đa dạng về loài (d), R. Margalef (1958); E.F Menhinick, (1964); H.T. Odum và nnk; (1960) đã sử dụng công thức:
•
• d=(S-1)/lgN hoặc d=S/100
• S - số loài, N - số cá thể.
• Trong quần xã sinh vật, mức đa dạng càng cao khi diện tích phân bố của quần xã càng lớn
• Mức đa dạng tăng lên khi di chuyển từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
• Trong các quần xã đang phát triển hoặc những quần xã phân bố từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp hay từ khơi vào bờ thì số lượng loài tăng lên, số lượng cá thể của mỗi loài giảm, mối quan hệ giữa chúng căng thẳng hơn.
• Ở những quần xã đang suy thoái hay phân bố theo chiều hướng đối diện với cách phân bố trên thì số lượng loài giảm, số lượng cá thể của các loài tăng, tính ưu thế cao dần, còn mức bình quân giảm, quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.
• Để đánh giá tính đa dạng của quần xã không chỉ sử dụng các chỉ số hình thái và sinh thái mà còn cả các chỉ số di truyền (gen).
• Sự đa dạng có quan hệ trực tiếp với tính ổn định hay sự cân bằng động của hệ sinh thái. Sự đa dạng của quần xã có thể do các yếu tố sau.
• - Yếu tố lịch sử.
• - Yếu tố khí hậu.
• - Sự không đồng nhất không gian. Môi trường càng phức tạp thì các quần xã càng đa dạng, trong đó yếu tố địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng của môi trường và sự hình thành các loài (Mayr, 1963).
• - Ảnh hưởng của sinh sản. Sinh vật sinh sản cao thì sự đa dạng lớn
• - Ảnh hưởng của cạnh tranh và phá hoại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top