quan_tri_web

CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU

TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN TRUYỀN SỐ LIỆU KV1

-------------- o0o -------------

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ

WEBSITE, PORTAL

Hà nội, năm 2003

1

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

MỤC LỤC

Chương I. Giới thiệu về InterNet, World Wide Web ........................................ 6

1.1 Lịch sử phát triển .......................................................................................... 6

1.2 Tổ chức của Internet...................................................................................... 7

1.3 Vấn đề quản lý mạng Internet....................................................................... 9

1.4 Nguồn gốc World Wide Web...................................................................... 10

1.5 World Wide Web là gì? .............................................................................. 11

1.6 Trình duyệt Web: ........................................................................................ 11

Chương 2: Tổng quan về một hệ thống Web................................................... 24

2.1 Giới thiệu .................................................................................................... 24

2.2 Mô hình hệ thống Web nói chung............................................................... 24

2.3. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................ 25

Chương 3: Frontpage 2002 (Front page XP) ................................................... 27

3.1 Mở, đóng, tạo mới, ghi một trang hay một Web site.................................. 28

3.2 Định dạng font chữ, paragraph,... ............................................................... 30

3.3 Ảnh, âm thanh ............................................................................................. 32

3.4 Bảng(Table) ................................................................................................ 34

3.5 Hyperlink, Bookmark.................................................................................. 36

3.6 Tạo khung (form) ........................................................................................ 38

Chương 4 Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML: Hyper Text Markup

Language).......................................................................................................... 41

4.1 Khái niệm.................................................................................................... 41

4.2 Các thẻ cơ bản:............................................................................................ 41

4.2.1 Các thẻ định nghĩa đoạn văn bản, kiểu chữ ............................................. 41

4.2.2 Các thẻ định nghĩa bảng, ảnh................................................................... 50

3.2.3 Tên một đối tượng, hyperlink (thẻ A)...................................................... 54

4.2.4 Tạo form................................................................................................... 58

4.2.5 Tạo khung (thẻ Frame)............................................................................. 63

Chương 5: CSS (Cascading Style Sheets) ........................................................ 72

5.1 Khái quát ..................................................................................................... 72

5.2 Kỹ thuật CSS (những kỹ thuật thông dụng)................................................ 73

5. 3 Một số thuộc tính hay dùng trong CSS (cùng thẻ HTML) ........................ 75

Bài tập ............................................................................................................... 77

Chương 6 Sử dụng phần mềm Photoshop, Coreldraw áp dụng cho việc chỉnh

sửa, xuất ảnh cho Web .................................................................................... 118

6.1- Đồ hoạ trên Web...................................................................................... 118

6.1.1Giới thiệu đồ hoạ trên web...................................................................... 118

6.1.2-Đồ hoạ trên Web khác gì? ..................................................................... 120

6.2- Xử lý đồ họa trên Web: ........................................................................... 120

6.2.1- Phần mềm xử lý đồ hoạ photoshop...................................................... 120

6.2.1.1- Cơ sở về Photoshop ........................................................................... 120

6.2.1.2-Giới thiệu các công cụ chọn: .............................................................. 126

6.2.1.3 Công cụ cắt ảnh:.................................................................................. 132

6.2.1.4 Nhóm công cụ chỉnh sửa ảnh:............................................................. 132

6.2.1.5 Công cụ tạo chữ: ................................................................................. 135

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

2

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.2.1.6 Các công cụ bút vẽ:............................................................................ 137

6.2.1.7 - Sử dụng công cụ Eraser (E)

...................................................... 138

6.2.1.8 Công cụ tô màu cho đối tượng:........................................................... 138

6.2.1.8 Công cụ tạo đường dẫn Path: ............................................................. 139

6.2.1.10 - Các công cụ tạo hình: ..................................................................... 140

6.2.1.11 Công cụ Zoom và Hand: ................................................................... 141

6.2.1.12- Công cụ lấy màu ............................................................................. 142

6.2.1.13 Những điều cơ bản về Layer :........................................................... 142

6.2.1.14 Mặt nạ và kênh:............................................................................... 147

6.2.1.15 Làm việc với bảng History (chuyển đổi ảnh đến 1 trạng thái bất kỳ)

......................................................................................................................... 148

6.2.1.16 Căn chỉnh màu cho ảnh:.................................................................... 149

6.2.2- Sử dụng corel draw áp dụng cho thiết kế logo cho web..................... 160

6.2.2.1-Cơ sở về Corel Draw .......................................................................... 160

6.2.2.2- Làm việc với Corel Draw: ................................................................. 160

6.2.3 - Giới thiệu các phần mềm xử lý đồ hoạ khác ....................................... 186

6.2.3.1 - Flash:................................................................................................. 186

6.2.3.2- Adobe Image Ready: ......................................................................... 186

6 .2.3.4- Xu hướng về đồ hoạ hiện đại trên Web............................................ 187

Chương 7. Các phương pháp cập nhật thông tin lên web............................... 188

7.1 FTP dưới dạng dòng lệnh.......................................................................... 188

7.2 FTP dưới dạng truyền file thông qua các chương trình ............................ 189

7.2.1 Giới thiệu một số chương trình FTP Client ........................................... 189

7.2.2 Tạo kết nối bằng WS_FTP Pro client .................................................... 189

7.2.3 Truyền file.............................................................................................. 190

7.2.4 Một vài chức năng của WS_FTP ........................................................... 191

7.2.4.1 Sửa thông tin Site profile đã có sẵn .................................................... 191

7.2.4.2. Các chức năng xử lý file và folder trên giao diện chương trình ........ 192

7.2.4.3. Các chức năng trên Menu .................................................................. 193

7.2.4.4 Các thuật ngữ thông dụng trong khi sử dụng WS_FTP Pro ............... 194

Chương 8: Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình Web - Ngôn ngữ lập trình

ASP ................................................................................................................. 195

8.1.Khái niệm về CGI: .................................................................................... 195

8.1.1.Khái niệm:.............................................................................................. 195

8.1.2.Cấu trúc:................................................................................................. 195

8.1.3.Ví dụ về một CGI viết bằng Perl ........................................................... 195

8.2.Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình WEB .............................................. 196

8.2.1. Perl, viết tắt của Practical Extraction and Report Language ................ 196

8.2.2. PHP, viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor..................................... 197

8.2.3.JSP, viết tắt của Java Server Pages ........................................................ 198

8.2.4.Javascript:............................................................................................... 199

8.2.5.ASP ........................................................................................................ 199

8.3. - Ngôn ngữ ASP ...................................................................................... 200

8.3.1 Kiến thức cơ bản về VBScript ............................................................... 200

8.3.1.1- Biến và phạm vi biến ......................................................................... 201

8.3.1.2- Các kiểu dữ liệu:................................................................................ 202

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

3

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

8.3.1.3- Các hàm trong VBScript: .................................................................. 204

8.3.1.4- Các toán tử và biểu thức .................................................................... 208

8.3.1.5- Các cấu trúc điều khiển...................................................................... 209

8.3.1.6. Các cấu trúc lặp.................................................................................. 210

8.3.2 - Ngôn ngữ ASP..................................................................................... 212

8.3.3- Mô hình ASP hoạt động như thế nào?.................................................. 213

8.3.4- Tạo một trang ASP ............................................................................... 214

8.3.4.1- Thêm các lệnh Script ......................................................................... 215

8.3.4.2- Sử dụng các Server- Side VBScript và Javascript............................. 216

8.3.4.3- Khai báo biến trong ASP ................................................................... 216

8.3.4.4- Phạm vi hoạt động của biến............................................................... 217

8.3.4.5- Các biến phiên và biến ứng dụng ...................................................... 218

8.3.4.6- Khai báo thủ tục, hàm và cách gọi..................................................... 218

8.3.4.7- Liên kết nhiều tệp trong một tệp........................................................ 220

8.3..5- Sử dụng các đối tượng Component ..................................................... 222

8.3.5.1- Khái niệm Components ..................................................................... 222

8.3.5.2- Sử dụng các đối tượng trong Component.......................................... 223

8.3.5.3- Các phương thức và thuộc tính của đối tượng................................... 224

8.3.5.4- Thiết lập phạm vi đối tượng .............................................................. 224

8.3.6- Làm việc với tập hợp (Collection) trong ASP...................................... 225

8.36.1- Truy xuất theo tên............................................................................... 226

8.3.6.2- Truy xuất theo chỉ số ......................................................................... 226

8.3.6.3- Truy xuất đến các phần tử của Collection dùng cấu trúc lệnh .......... 226

8.3.6.4- Sử dụng thuộc tính Count trong Collection....................................... 226

8.3.7- Các đối tượng của ASP......................................................................... 226

8.3.7.1- Đối tượng Request ............................................................................. 227

8.3.7.2- Đối tượng Response........................................................................... 232

8.3.7.3- Đối tượng Server ............................................................................... 233

8.3.7.4- Đối tượng Application ....................................................................... 233

8.3.7.5- Đối tượng Session.............................................................................. 234

8.3.7.6 - Tệp Global.asa .................................................................................. 234

8.3.7.8- Truy xuất dữ liệu trong ASP.............................................................. 238

8.3.8.1- Tạo một ODBC DSN......................................................................... 238

8.3.8.2- Cấu hình File DSN cho MS Access................................................... 238

8.3.8.3- Cấu hình File DSN cho SQL Server.................................................. 238

8.3.8.4- Cấu hình File DSN cho Oracle .......................................................... 239

8.3.8.5- Liên kết và truy xuất CSDL bằng đối tượng Connection.................. 239

8.3.8.6- Sử dụng đối tượng RecordSet............................................................ 240

8.3.8.7- Các thao tác dữ liệu với RecordSet ................................................... 241

8.3.9- Thao tác với tệp và thư mục ................................................................. 242

8.3.9.1- Đối tượng Drive................................................................................. 243

8.3.9.2- Đối tượng Folder ............................................................................... 244

8.3.9.3- Đối tượng File.................................................................................... 244

Chương 9: Quản trị máy chủ Web Server trên Windows ............................... 253

9.1. Giới thiệu WEB Server ............................................................................ 253

9.2. Giới thiệu một số phần mềm Web Server................................................ 253

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

4

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

9.3. Quản trị máy chủ WebServer trên Windows - Phần mềm IIS Web Server

......................................................................................................................... 255

9.3.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................ 255

9.3.2. Cài đặt Internet Information Services IIS ............................................. 258

9.3.2.1. Chuẩn bị cài đặt.................................................................................. 258

9.3.2.2. Cài đặt Internet Information Services ................................................ 258

9.3.3. Quản trị Internet Information Services (IIS)......................................... 261

9.3.3.1. Cấu hình Internet Information Services............................................. 261

9.3.3.2 Stop/Start/Restart IIS .......................................................................... 275

9.3.3.3 Cài đặt các công cụ hỗ trợ bảo mật.................................................... 276

Chương 10 Giới thiệu về WebPortal và phương pháp thiết kế web ............... 282

10.1 Webportal là gì? ...................................................................................... 282

10.2 Các lưu ý khi xây dựng Webportal ......................................................... 282

10.3 Phương pháp thiết kế web...................................................................... 284

10.3.1 Xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng, nhu cầu điều kiện thiết kế Web

......................................................................................................................... 285

10.3.2 Kỹ thuật khảo sát, thu thập thông tin ................................................... 287

10.3.3 Phân tích, lựa chọn các thành phần chính của Website, thứ tự ưu tiên 289

10.3.4 Phương án kỹ thuật, mô hình bảo mật, vận hành website ................... 290

10.3.5 Cấu trúc logic Web .............................................................................. 294

10.3.6 Cấu trúc cơ sở dữ liệu Web.................................................................. 296

10.3.7 Phương án triển khai xây dựng Web.................................................... 298

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

5

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương I. Giới thiệu về InterNet, World Wide Web

* INTERNET

1.1 Lịch sử phát triển

Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người

sử dụng, được hình thành cuối thập kỷ 60 từ một thí nghiệm của Bộ Quốc

phòng Mỹ. Tại thời điểm ban đầu đó là mạng ARPAnet của Ban quản lý dự án

nghiên cứu quốc phòng. ARPAnet là một mạng thử nghiệm phục vụ các nghiên

cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy

tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và

phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động). Mạng cho phép một máy tính bất

kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác.

Khả năng kết nối các hệ thống máy tính khác nhau đã hấp dẫn mọi người, mặt

khác đây cũng là phương pháp thực tế duy nhất để kết nối các máy tính của các

hãng khác nhau. Kết quả là các nhà phát triển phần mềm ở Mỹ, Anh và châu

Âu bắt đầu phát triển các phần mềm trên bộ giao thức TCP/IP (giao thức được

sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) cho tất cả các loại máy. Điều này

cũng hấp dẫn các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn và các cơ quan

chính phủ, những nơi mong muốn mua máy tính từ các nhà sản xuất, không bị

phụ thuộc vào một hãng cố định nào.

Bên cạnh đó các hệ thống cục bộ LAN bắt đầu phát triển cùng với sự xuất hiện

các máy để bàn (desktop workstations) - 1983. Phần lớn các máy để bàn sử

dụng Berkeley UNIX, phần mềm cho kết nối TCP/IP đã được coi là một phần

của hệ điều hành này. Một điều rõ ràng là các mạng này có thể kết nối với nhau

dễ dàng.

Trong quá trình hình thành mạng Internet, NSFNET (được sự tài trợ của Hội

Khoa học quốc gia Mỹ) đóng một vai trò tương đối quan trọng. Vào cuối

những năm 80, NFS thiết lập 5 trung tâm siêu máy tính. Trước đó, những máy

tính nhanh nhất thế giới được sử dụng cho công việc phát triển vũ khí mới và

một vài hãng lớn. Với các trung tâm mới này, NFS đã cho phép mọi người hoạt

động trong lĩnh vực khoa học được sử dụng. Ban đầu, NFS định sử dụng

ARPAnet để nối 5 trung tâm máy tính này, nhưng ý đồ này đã bị thói quan liêu

và bộ máy hành chính làm thất bại. Vì vậy, NFS đã quyết định xây dựng mạng

riêng của mình, vẫn dựa trên thủ tục TCP/IP, đường truyền tốc độ 56 kbps. Các

trường đại học được nối thành các mạng vùng, và các mạng vùng được nối với

các trung tâm siêu máy tính.

Đến cuối năm 1987, khi lượng thông tin truyền tải làm các máy tính kiểm soát

đường truyền và bản thân mạng điện thoại nối các trung tâm siêu máy tính bị

quá tải, một hợp đồng về nâng cấp mạng NSFNET đã được ký với công ty

Merit Network Inc, công ty đang cùng với IBM và MCI quản lý mạng giáo dục

ở Michigan. Mạng cũ đã được nâng cấp bằng đường điện thoại nhanh nhất lúc

bấy giờ, cho phép nâng tốc độ lên gấp 20 lần. Các máy tính kiểm soát mạng

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

6

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

cũng được nâng cấp. Việc nâng cấp mạng vẫn liên tục được tiến hành, đặc biệt

trong những năm cuối cùng do số lượng người sử dụng Internet tăng nhanh

chóng.

Điểm quan trọng của NSFNET là nó cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước

NSFNET, chỉ có các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ

quan chính phủ được kết nối Internet. NSF chỉ tài trợ cho các trường đại học

để nối mạng, do đó mỗi sinh viên đại học đều có khả năng làm việc trên

Internet.

Ngày nay mạng Internet đã được phát triển nhanh chóng trong giới khoa học

và giáo dục của Mỹ, sau đó phát triển rộng toàn cầu, phục vụ một cách đắc lực

cho việc trao đổi thông tin trước hết trong các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và

gần đây cho thương mại.

1.2 Tổ chức của Internet

Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con. Vậy đầu tiên là vấn

đề kết nối hai mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần

giải quyết. Về mặt vật lý, hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một

máy tính có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thuần về vậy lý

chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. Vậy vấn đề

thứ hai là máy kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu được cả

hai giao thức truyền tin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông

tin của hai mạng con sẽ được gửi qua nhau thông qua đó. Máy tính này được

gọi là Internet gateway hay router.

Net 1

R

Net 2

Hình 1.1: Hai mạng Net 1 và Net 2 kết nối thông qua router R.

Khi kết nối đã trở nên phức tạp hơn, các máy gateway cần phải biết về sơ đồ

kiến trúc của các mạng kết nối. Ví dụ trong hình sau đây cho thấy nhiều mạng

được kết nối bằng 2 router.

Net 1

R 1

Net 2

R 2

Net 3

Hình 1.2: 3 mạng kết nối với nhau thông qua 2 router

Như vậy, router R1 phải chuyển tất cả các gói thông tin đến một máy nằm ở

mạng Net 2 hoặc Net 3. Với kích thước lớn như mạng Internet, việc các routers

làm sao có thể quyết định về việc chuyển các gói thông tin cho các máy trong

các mạng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

7

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Để các routers có thể thực hiện được công việc chuyển một số lớn các gói

thông tin thuộc các mạng khác nhau người ta đề ra quy tắc là:

Các routers chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉ mạng của nơi đến, chứ

không phải dựa trên địa chỉ của máy nhận.

Như vậy, dựa trên địa chỉ mạng nên tổng số thông tin mà router phải lưu giữ về

sơ đồ kiến trúc mạng sẽ tuân theo số mạng trên Internet chứ không phải là số

máy trên Internet.

Trên Internet, tất cả các mạng đều có quyền bình đẳng cho dù chúng có tổ chức

hay số lượng máy là rất chênh lệch nhau. Giao thức TCP/IP của Internet hoạt

động tuân theo quan điểm sau:

Tất các các mạng con trong Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như

NSFNET back bone hay một liên kết điểm-điểm giữa hai máy duy nhất đều

được coi như là một mạng.

Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là để có

thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau, khái niệm "mạng"

đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp

cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh.

Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet là một mạng thống nhất

và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng

duy nhất. Hình vẽ sau mô tả kiến trúc tổng thể của Internet.

Internet

host

(a)

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

8

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Internet

router

(b)

Physical

net

host

Hình1.3: Mạng Internet dưới con mắt người sử dụng. Các máy được nối với

nhau thông qua một mạng duy nhất. (b) - Kiến trúc tổng quát của mạng

Internet. Các routers cung cấp các kết nối giữa các mạng.

Sub net

Sub net

Switch, hub

Server System

ISDN

VPN

...

Firewall

Internet

Sub net

Hình 1.4: Mạng Internet chi tiết hơn

1.3 Vấn đề quản lý mạng Internet

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

9

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó không có

giám đốc, không có ban quản trị. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia vào

Internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám

đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành, nhưng

không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet.

- Hiệp hội Internet (Internet Socity - ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục

đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet. Hiệp hội

bầu ra Internet Architecture Board- IAB (ủy ban Kiến trúc mạng). ủy ban này

có trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để

phát triển Internet. IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cách

phân chia tài nguyên, địa chỉ ...

- Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua ủy ban Kỹ

thuật Internet (Internet Engineering Task Force - IETF). IETF cũng là một tổ

chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động

của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để

nghiên cứu vấn đề này.

- Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet (IRTF).

- Trung tâm thông tin mạng (Network Information Center -NIC) gồm có nhiều

trung tâm khu vực như APNIC - khu vực châu á -Thái Bình Dương. NIC chịu

trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet.

* WORLD WIDE WEB:

"Bất kỳ một cá nhân nào, đang sử dụng bất kỳ loại máy tính nào, ở bất kỳ nơi

nào, đều có thể truy cập được dữ liệu trên Internet chỉ nhờ sử dụng một chương

trình đơn giản" đó là ý tưởng của Tim Berners-Lee - Một nhà khoa học tại

phòng thí nghiệm vật lý châu âu (CERN) vào năm 1989.

Hình 1.5: World Wide Web

1.4 Nguồn gốc World Wide Web.

Vào cuối năm 1980, Tim Berner Lee đã viết một chương trình lưu trữ dữ liệu

tên là "Enquire" là cơ sở để sau này phát triển chương trình cho Web server và

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

10

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Web client đầu tiên. Chương trình này được bắt đầu vào tháng 12 năm 1990 tại

CERN và được quảng bá vào mùa hè năm 1991. "WorldWideWeb" trình duyệt

hypertext đầu tiên chạy trên máy NeXT - Step.

Cũng vào thời gian này đã có nhiều công trình chuẩn hoá các hệ thống

Hypertext. Các nỗ lực này tập trung vào lĩnh vực Internet theo sự phát triển của

Hypertext Markup Language, hay HTML, được thiết lập bởi Tim Berner Lee.

Phiên bản đầu tiên này bây giờ gọi là HTML 1.0

Năm 1993, một sinh viên trẻ tên là Marc Andressen, trường đại học Illinois tại

Urbana- Champaign đã tạo ra một giao diện đồ họa đầu tiên dành cho Web

được gọi là Mosaic. Ban đầu nó đã được phát triển trên nền X Windows, một

môi trường dựa vào Unix. (Lúc đó Unix là hệ điều hành phổ biến nhất cho các

hệ thống máy tính nối kết với Internet).

Sau đó, Những người lập trình Mosaic bắt đầu nghĩ ra các phần mở rộng tuỳ

biến dành cho HTML nhằm mở rộng các tính năng của bộ trình duyệt Mosaic.

W3C (World Wide Web Consortium) được hình thành vào cuối năm 1994, với

hướng dẫn cấu trúc và sự phát triển HTML ở một cấp độ ưu tiên nhất và phát

triển ngôn ngữ này cho đến nay.

1.5 World Wide Web là gì?

Theo W3C: World Wide Web là mạng lưới nguồn thông tin cho phép ta khai

thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức

mạng.

World Wide Web là công cụ, phương tiện hay đúng hơn là một dịch vụ của

Internet. Hiểu thế nào là dịch vụ Internet? Đó là những cách thức được sử dụng

trên Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ

dàng.

Không giống với những dịch vụ khác của Internet, Web cung cấp thông tin rất

đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, nghĩa là những gì chúng

ta có thể cảm nhận được. Thông tin được biểu diễn bằng "trang Web" theo

đúng nghĩa của một trang mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình máy

tính. Mọi thông tin đều có thể biểu thị trên trang Web đó, kể cả âm thanh, hình

ảnh động. Nhưng vấn đề lý thú nhất của Web nằm ở khía cạnh khác. Trang

Web bạn nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với những

trang Web khác, dẫn ta đến những nguồn thông tin khác. Khả năng này của

Web có được nhờ thông qua các "siêu liên kết" (hyperlink). Siêu liên kết về

bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang Web) nằm đâu đó trên

Internet. Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có thể liên kết với nhau

thành một mạng chằng chịt, trang này chỉ tới trang khác, cho phép ta chu du

trên biển cả thông tin.

1.6 Trình duyệt Web:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

11

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

World Wide Web được bắt đầu tại CERN (Conseil European pour la Recherche

Nucleaire, bây giờ được gọi là European Laboratory for Particle Physics). Mặc

dù ý tưởng về Web xuất phát từ nhiều nơi khác nhau, nhưng một đề nghị ban

đầu đã được viết bằng văn bản và được thông tin tại CERN vào năm 1989.

CERN còn chịu trách nhiệm về việc phát triển bộ trình duyệt Web đầu tiên, và

bộ trình duyệt này đã được xuất bản vào năm 1990.

Bộ trình duyệt đầu tiên này đã được soạn thảo trên một máy NeXT-Step.

Không giống như các bộ trình duyệt với các giao diện đồ họa mà chúng ta

thường nhìn thấy ngày nay, nó chỉ hiển thị văn bản (text). Các bộ trình duyệt

khác cũng sớm được phát triển, bao gồm Erwise, Viola, và Lynx. Ngày nay,

nhiều máy vẫn còn sử dụng các bộ trình duyệt không thuộc đồ họa này, đặc biệt

là Lynx. Lynx được sử dụng chủ yếu trên các hệ thống Unix và VMS, mặc dù

nó có sẵn đối với tất cả các trình ứng dụng lớn.

Sau đó, NCSA (National Center for Supercomputing Applications), đặt cơ sở

tại trường đại học của Illinois ở Urbana-Champaign, bắt đầu quan tâm đến Web

và bắt đầu phát triển một bộ trình duyệt. Bộ trình duyệt này, Mosaic for X, đã

được xuất bản rộng rãi trên các nền X, PC/Windows và Macintosh vào tháng 9

năm 1993.

Một trong những người đã làm việc trên đề án này là một sinh viên tại NCSA,

chưa tốt nghiệp, tên Mark Andreessen. Vào năm 1994, Mark Andreessen và

năm người khác đã rời NCSA

để thành lập Mosaic Communications

Corporation, sau đó trở thành Netscape Communications Corporation.

Netscape đã xuất bản phiên bản đầu tiên của Netscape Navigator, với biệt dành

là "Mozilla", vào cuối năm 1994.

Trong khi đó, Microsoft đã phát triển Internet Explorer (lE), là đối thủ cạnh

tranh chính của Netscape; Sun Microsystems đã phát triển HotJava; và America

Online (AOL) đã phát triển bộ trình duyệt AOL của riêng họ. Gần đây, một

công ty có tên là WebTV đã giới thiệu một bộ trình duyệt chạy trên truyền hình

nhờ sử dụng một hộp set-top. Bây giờ thậm chí không cần sử dụng máy tính đế

truy cập Web!

Hai bộ trình duyệt chính được sử dụng ngày nay là Netscape Navigator và

Microsoft Internet Explorer.

Tháng 10 năm 1994 Netscape giới thiệu Netscape Navigator 1.0 miễn phí đối

với người sử dụng thông qua lnternet. Tháng 3 năm 1995 Netscape Navigator

1.1 được công bố. Nó bao gồm sự hỗ trợ đối với các tính năng trình bày cao

cấp nhờ sử dụng các font đồ họa và các bảng biểu HTML 3.0. Các tính năng

này cho phép trình bày các trang phức tạp hơn, bao gồm việc bố trí nhiều cột

text và các hình ảnh linh động.

Tháng 9 năm 1995 Netscape giới thiệu Netscape Navigator Gold 2.0, bộ trình

duyệt này cho phép người sử dụng tạo, chỉnh sửa và định hướng các tài liệu

trực tuyến một cách dễ dàng. Về bản chất, bộ chỉnh sửa này hỗ trợ các phần mở

rộng Netscape. Các tính năng bao gồm sự hỗ trợ đối với các khung (frame),

một tính năng trình bày trang trên Netscape Navigator 2.0 cho phép hiển thị

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

12

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

nhiều ô có thể được cuộn một cách độc lập trên một màn hình đơn; các font và

các bảng biểu HTML 3.0.

Tháng 1 năm 1996 Netscape công bố các plug-in, đây là các phần mềm nhỏ cải

tiến các tính năng của bộ trình duyệt.

Tháng 4 năm 1996 Netscape công bố Netscape Navigator 3.0. Nó hỗ trợ các thẻ

HTML mới, bao gồm màu nền trong bảng biểu và các chức năng nhúng audio

và video. Microsoft Internet Explorer 2.0 dành cho Macintosh được xuất bản.

Nó hỗ trợ plug-in Shockwave, các thẻ HTML 2.0 và 3.0, QuickTime, và

Virtual Reality Modeling Language (VRML).

Tháng 5 năm 1996 Microsoft i

*nternet Explorer 3.0 Beta sẵn sàng.

Tháng 6 năm 1996 Netscape công bố rằng có trên 130 nhà phát triển plug-in

đang tạo các plug-in để làm việc với Netscape Navigator. Nó cũng công bố

rằng site Internet của nó nhận trên 80 triệu lượt truy cập một ngày và đã tích

lũy trên 10 tỷ lượt truy cập kể từ khi bắt đầu. Microsoft tiếp tục phát triển IE

3.0, và sẽ giới thiệu khả năng mở rộng qua các Active X control.

Tháng 8 năm 1996 Netscape công bố Netscape Navigator 3.0 hỗ trợ cả Java và

JavaScript. Một số nhà phát triển thuộc nhóm thứ ba lập ra các sơ đồ để phát

triển các plug-in nhằm tận dụng tính năng của Netscape Navigator 3.0. Đã có

175 plug-in được công bố cho Netscape Navigator.

Microsoft tung ra lnternet Explorer 3.0. Các Web site đứng đầu cung cấp nội

dung miễn phí mà có thể chỉ được xem bởi những người sử dụng lnternet

Explorer 3.0.

Tháng 10 năm 1996 Netscape công bố Netscape Communicator, bộ trình duyệt

này hợp nhất phần mềm bộ trình duyệt Netscape Navigator 4.0, phần mềm tạo

HTML Netscape Com-poser, thư điện tử Netscape Messenger, phần mềm thảo

luận nhóm Netscape Collabra, và phần mềm cộng tác thời gian thực Netscape

Conference.

Netscape công bố Netscape Navigator 4.0, bao gồm sự hỗ trợ đối với sự định vị

tuyệt đối, tạo lớp và stylesheet, các font HTML mới, và sự hỗ trợ đối với

Netscape ONE (the open network environment).

Tháng 1 năm 1997 Microsoff giới thiệu Internet Explorer 3.0 cuối cùng dành

cho Macintosh. Microsoft lnternet Explorer 3.0 cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ đối

với HTML 3.2, các bảng biểu, các khung và các khung cải tiến (không có

đường biên và di động). Với phiên bản này, lnternet Explorer trở thành bộ trình

duyệt đầu tiên cho phép những người sử dụng Macintosh xem các trang Web

được tạo nhờ sử dụng cascading stylesheet chuẩn của HTML.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

13

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Tháng 4 năm 1997 Microsoft công bố Microsoft Internet Explorer 4.0. Sự hỗ

trợ stylesheet cải tiến. Dynamic HTML, và Active Desktop được xem như là

một làn sóng mới trong sự trình duyệt.

Tháng 7 năm 1997 Microsoft chứng thực HTML 4.0 của World Wide Web

Consortium và công bố sự hỗ trợ trong M icrosoft Internet Explorer 4.0.

Các đặc tính chính của các bộ trình duyệt

Đôi khi bạn cấn tìm hiểu bộ trình duyệt có những đặc tính nào và ai hỗ trợ

chúng. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết các đặc tính nào được hỗ trợ bởi

các bộ trình duyệt nào và chúng được thực thi lần đầu trong các phiên bản nào.

Nắm vững điều này, bạn sẽ có thể thực hiện các quyết định về kiểu thiết kế và

các đặc tính của các Web site dựa vào sự phân tích các số liệu thống kê server

đối với những bộ trình duyệt nào mà người xem của bạn đang sử dụng và bao

nhiêu người trong số họ không thể nhìn thẩy các đặc tính mà bạn đã sử dụng.

Trong mục này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các bộ trình duyệt mà bạn

có thể gặp.

Netscape Navigator

Netscape Navigator hiện đang là một trong các bộ trình duyệt phổ biến nhất

trên World Wide Web. Trong khi bộ trình duyệt này có sẵn như là một trình

ứng dụng riêng biệt, Netscape cũng đã đưa nó vào một bộ sản phẩm có tên là

Netscape Communicator; Communicator bao gồm không chỉ bộ trình duyệt, mà

còn các công cụ khác để cộng tác. Đối với các mục đích thảo luận ở đây, chúng

ta sẽ chỉ xem xét bộ trình duyệt.

Đa phương tiện truyền thông, sụ tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động.

Có nhiều cách để thực thi sự tương tác hay di chuyển trên một site. Một cách là

sử dụng GlF động, mà trong đó một loạt các file GlF tải trên trang theo trình tự

GlF là một dạng đồ họa Netscape Navigator cũng hỗ trợ thẻ EMBED, tuy

không phải là HTML chính thức, nhưng nó cho phép nhúng một file audio. Thẻ

EMBED hoạt động đối với các phiên bản của Navigator 2.0 và cao hơn. File

được nhúng được điều khiển bởi một plug-in.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

14

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 1.6: Bộ trình duyệt Netscape Navigator 7.0

Một cách khác để bổ sung sự tương tác và đa phương tiện truyền thông vào

Web là sử dụng Java và JavaScript. Java là một ngôn ngữ lập trình theo hướng

đối tượng với đầy đủ đặc tính và nó có thể được sử dụng để chèn các applet vào

các trang Web hoặc để viết các trình ứng dụng riêng biệt. Java có thể được

chèn vào một trang HTML bằng cách sử dụng thẻ APPLET, được hỗ trợ bởi

Netscape 2.0 và cao hơn, mặc dù nó không xuất hiện trong đặc tả HTML chính

thức, cho đến HTML 3.2. Mặt khác, JavaScript là một ngôn ngữ tạo script và

không được sử dụng để phát triển các trình ứng dụng riêng biệt. Nó được thực

thi nhờ sử dụng thẻ SCRIPT, nhưng không được thực thi trong Navigator cho

đến phiên bản 3.05b.

Các plug-in, là các mẩu phần mềm nhỏ được sử dụng để mở rộng các tính năng

của một chương trình phần mềm, được thực thi trong các bộ trình duyệt Web

bởi Netscape Communications dành cho Navigator bắt đầu với phiên bản 2.0.

Các plug-in có thể được sử dụng để xem audio, video, 3D và nhiều thứ khác.

Thậm chí bạn có thể sử dụng chúng để xem các màn hình nền của những người

sử dụng khác. Nó chỉ phụ thuộc vào plug-in nào mà bạn có (và bao nhiêu RAM

mà bạn có thể dành riêng cho nó!).

Bạn có thể bổ sung các form vào Web site của bạn bằng cách sử dụng thẻ

FORM . Bạn có thể sử dụng các form để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn

thích, để lấy thông tin về những người sử dụng, và để cung cấp cho họ một cơ

hội phản hồi. Các form đã được hỗ trợ bởi Navigator kể từ phiên bản 1.1.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

15

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Các table, layout, và style

Các table là một sự tiến bộ lớn khi những người thiết kế Web sau cùng có thể

trình bày thông tin trong các hàng và các cột bằng cách sử dụng các table thay

vì text đã được định dạng sẵn. Netscape Navigator đã hỗ trợ các table kể từ

phiên bản 1.1, mặc dù một số thuộc tính đối với thẻ TABLE được bổ sung vào

sau này. Các table thật sự là một đặc tính thuận lợi.

Nếu bạn đã từng truy cập Web và đi qua các Web site có nhiều "ô" khác nhau,

hay các mục riêng lẻ trong cửa sổ bộ trình duyệt lớn hơn, bạn đã nhìn thấy các

frame (khung). Mỗi frame này có thể được cuộn qua một cách riêng lẻ.

Navigator đã hỗ trợ các frame đơn giản kể từ phiên bản 1.1. Nhiều đặc tính thú

vị (chẳng hạn như các màu frame) không được hỗ trợ cho đến phiên bản 3.05b.

Tiến bộ mới nhất về style khi truy cập Web là stylesheet, một khái niệm lần

đầu tiên được thực thi trong một bộ trình duyệt chính bởi Microsoff

Corporation. ý tưởng đằng sau các stylesheet là người thiết kế Web có thể chỉ

định các thành phần thiết kế cho toàn bộ site trong một nơi. Chẳng hạn, một

người thiết kế có thể cho tất cả các đoạn có font là màu xanh dương, và sau đó

mỗi đoạn sẽ tự động có màu xanh dương. Đoạn nhận thông tin màu xanh

dương tử stylesheet (một tài liệu riêng). Điều này có nghĩa rằng người thiết kế

chỉ cần chỉ định màu đoạn trong stylesheet. Nó cho phép người thiết kế thay

đổi tất cả các đoạn trên site sang bất kỳ một màu khác bằng cách thay đổi

stylesheet thay vì thay đổi mỗi đoạn. Đặc tính này tiết kiệm cho bạn rất nhiều

thời gian.

Có nhiều ưu điểm khác đối với các stylesheet, chẳng hạn như khả năng gởi các

stylesheet khác nhau cho những người sử dụng khác nhau. Một người đang sử

dụng một bộ trình duyệt dựa vào lời nói có thể yêu cầu một tài liệu rất đơn

giản, trong khi một người thiết kế đồ họa có thể yêu cầu một trang chuyên về

đồ họa. Một ưu điểm khác của các stylesheet là chúng giúp cho việc tạo Web

site nhất quán trở nên dễ dàng hơn nhiều - chẳng hạn, tất cả các table của bạn

có thể tự động có hình dạng giống nhau. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các stylesheet

trong chương 7. Bây giờ, bạn chỉ cần lưu ý rằng chúng được hỗ trợ bởi các bộ

trình duyệt mới hơn. Netscape đã không hỗ trợ các stylesheet cho đến

Navigator 4.0, vì vậy nhiều người chưa nhìn thấy chúng.

Hình ảnh

Khả năng có các hình ảnh đã đem lại cho Web một ưu điểm vượt trội so với

Gopher, tiền thân của nó. Trong khi không phải tất cả các bộ trình duyệt đều có

thể xem các hình ảnh nội tuyến, nghiã là trên cùng một trang với text, tất cả các

bộ trình duyệt đều có khả năng tải xuống các hình ảnh để bạn có thể xem

chúng. Các hình ảnh nội tuyến đã được hỗ trợ bởi Navigator kể từ phiên bản

1.0. Các hình ảnh thường được sử dụng như là các liên kết.

Một cách sử dụng của các hình ảnh là ở ạ ng các bản đồ ảnh (imagemap). Một

bản đồ ảnh là một ảnh có thể nhấp được chia thành nhiều phần, mỗi phần liên

kết bạn với một nơi khác trên Web. Các bản đồ ảnh, giống như các hình ảnh, đã

được thực thi trong Netscape kể từ phiên bản 1.0.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

16

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Thư và tin tức

Nhiều bộ trình duyệt cho phép người sử dụng đọc và gởi e-mail hay các bài báo

Usenet newsgroup. Phương pháp tất cả trong một này là một phương pháp phổ

biến, trong đó nó cho phép những người thiết kế Web site hợp nhất các liên kết

với các newsgroup archive hay các địa chỉ e-mail nhất định nằm ngay trong các

trang Web của chúng. Cả thư và tin tức đều đã được mô tả bởi Navigator kể từ

phiên bản 1.0, mặc dù giao diện này đã thay đổi đôi chút với các phiên bản mới

hơn.

Bảo mật

Trong khi có nhiều loại mã hóa trên Internet, bạn có thể quan tâm đến việc bảo

đảm sự bảo mật. Bắt đầu với Navigator 3.0, các chứng nhận kỹ thuật số đã

được hỗ trợ. Các phiên bản mới hơn của Netscape có một biểu tượng chìa khóa

ở dưới cùng cho phép bạn xem một giao tác có an toàn hay không. Điều này sẽ

quan trọng hơn nếu bạn dự định có một Web site mà những người sử dụng của

bạn có thể mua hàng hóa. Hãy xem chương 22 để biết thêm chi tiết về Web

commerce.

Microsoft Internet Explorer

Microsoft lnternet Explorer hiện đang ở phiên bản 6.0. Microsoft đã phát triển

một số công nghệ, bao gồm các stylesheet và ActiveX.

Các đặc tính chính :

Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động

IE hỗ trợ các kỹ thuật tạo hoạt hình GlF. Nó cũng đã hỗ trợ các applet Java kể

từ phiên bản 3.0b2. Sự bao hàm của thẻ SCRIPT đối với JavaScript đã xuất

hiện cùng với phiên bản 3.0. Microsoft cũng đã sao chép ý tưởng plug-in của

Netscape - hiện có nhiều plug-in dành cho cả Navigator và IE. IE đã hỗ trợ các

form ngay từ lúc đầu - phiên bản 1.0.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

17

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 1.7: Bộ trình duyệt Internet Explorer 6.0

Có lẽ biến đổi hấp dẫn nhất trong việc phát triển IE là sự giới thiệu của

ActiveX. ActiveX đã được sáng tạo bởi Microsoft, điều chỉnh các công nghệ

hiện có OLE 2.0 và OCX cho phù hợp với các trình ứng dụng lnternet. Một

ActiveX control là một sự kết hợp giữa một plug-in và một applet Java - nó bổ

sung tính năng hoạt động giống như một plug-in, và nó chạy một cách độc lập

với bộ trình duyệt, giống như một applet. Không giống như một applet,

ActiveX control được tải xuống và được chứa trên đĩa cứng của người sử dụng.

Các ActiveX control hiện không được hỗ trợ bởi bất kỳ bộ trình duyệt nào

ngoài IE mặc dù có một plug-in Navigator cho phép bạn xem các ActiveX

control. Sự hỗ trợ đối với ActiveX bắt đầu với phiên bản IE 3.0.

Các table, layout, và style

Microsoft Internet Explorer đã hỗ trợ các table kể từ phiên bản 1.0 và các frame

kể từ phiên bản 3.0. Các tùy chọn mà nó hỗ trợ đối với các frame hơi khác với

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

18

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

các tùy chọn được hỗ trợ bởi Netscape Navigator, và Microsoft đã phát minh ra

các frame (nhờ sử dụng thẻ (FRAME). Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các frame

trong chương 5.

Hình ảnh

IE đã hỗ trợ các hình ảnh kể từ phiên bản 2.0. Nó không hỗ trợ nhiều tùy chọn

bố trí hình ảnh, chẳng hạn như canh giữa, hoặc dàn text xung quanh đối tượng

ảnh. IE cũng hỗ trợ các bản đồ ảnh.

Thư và tin tức

Bắt đầu với phiên bản 2.0, IE đã hỗ trợ việc đọc và gởi e-mail, cùng với việc

đọc và gởi đến các newsgroup.

Bảo mật

Giống như Navigator, IE hỗ trợ các chứng nhận kỹ thuật số để bảo đảm sự an

toàn. Ngoài ra, IE có một công nghệ được gọi là Authenticode. Authenticode

cho phép những người tạo phần mềm ký nhận phần mềm của họ bằng kỹ thuật

số để những người sử dụng có thể biết chắc rằng phần mềm này (bao gồm cả

applet Java) đã đến từ nơi giống như họ nghĩ.

Một đặc tính trong IE mà nhiều bố mẹ tìm thấy hấp dẫn là khả năng sử dụng

"parental controls" được cài sẵn vào bộ trình duyệt. Các cài đặt này sẽ không

cho phép người sử dụng xem các Web site vốn có các nội dung không thể chấp

nhận được.

Lynx

Lynx đã được phát triển tại trường đại học Kansas để sử dụng trên hệ thống của

riêng họ. Phiên bản hiện hành là 2.6. Lynx là một bộ trình duyệt cũ hơn dựa

vào text và có ưu điểm chạy trên các hệ thống cũ hơn. Nó được sử dụng phần

lớn trên các hệ thống Unix và VMS, mặc dù bạn có thể sử dụng nó cho các

trình ứng dụng khác. Nó đặc biệt phổ biến ở các trường đại học và trung học,

nơi mà các sinh viên thường có các Unix shell account.

Lynx cũng phổ biến đối với một số người bị khiếm thị bởi vì nó có thể được

cấu hình dưới dạng một text reader để đọc các dòng từ các trang Web. Với hệ

thống của chúng được cấu hình với phần cứng audio thích hợp được gọi là một

bộ tổng hợp tiếng nói, máy tính đọc lớn cho người sử dụng. Ngoài ra, nhiều

người sử dụng Web sẽ khởi động Lynx khi họ vội vã muốn tìm các nội dung

thông tin dựa vào text. Bởi vì bộ trình duyệt này không tải các hình ảnh vào

nhiều đối tượng có kích cỡ file lớn, nên các site có thể nhanh chóng được lướt

qua để tìm nội dung thích hợp.

Lynx là một bộ trình duyệt text-only, vì vậy nếu bạn muốn hòa hợp với những

người sử dụng Lynx, bạn sẽ phải cung cấp các phương thức khác đối với hình

ảnh nếu không hãy cho phép những người sử dụng Lynx tải chúng xuống.

Lynx là một ví dụ hoàn hảo về một điều gì đó mà chúng ta thường nhìn thấy

trong thế giới phần mềm - thường có một sự trao đổi giữa các đặc tính (chẳng

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

19

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

hạn như hình ảnh, kiểu định dạng, và các frame), và các yêu cầu hệ thống

(chẳng hạn như các vấn đề nền ứng dụng và RAM). Trong khi Lynx không hỗ

trợ nhiều đặc tính mới hơn, bạn cũng không cần nhiều RAM và một máy mới

hơn để chạy nó: Với giao diện dòng lệnh của Lynx, nó có thể được đưa vào sử

dụng nếu bạn đã quen với việc trỏ và nhấp chuột.

Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động

Lynx không hỗ trợ các GlF hình động, thẻ EMBED, Java, JavaScript, các plug-

in hoặc cấu trúc ActiveX. Lynx không hỗ trợ các form, mặc dù những người sử

dụng Lynx phải định hướng qua chúng nhờ sử dụng các phím mũi tên hay phím

TAB trên bàn phím thay vì chỉ cần nhấp chuột vào trong một trường và gõ

nhập nội dung của chúng. Lynx có thể điều khiển các hộp kiểm, các nút radio,

các nút thông thường, các danh sách chọn, và các vùng gởi text.

Các table, layout và style

Lynx không hỗ trợ các table, mặc dù nó không nhất thiết phải hiển thị chúng

như ý bạn muốn. Nó nhận biết thẻ TABLE và sau đó phân chia thông tin ra

thành một loại form trình bày. Nghĩa là, tất cả thông tin đều nằm ở đó và người

sử dụng có thể tìm ra hệ thống phân cấp và theo dõi các liên kết nếu có, nhưng

bạn sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào các hàng và các cột. Nếu bạn muốn lập

các table có ý nghĩa đối với những người sử dụng Lynx, bạn có thể cần sử dụng

thẻ PRE, được trình bày sau trong sách này.

Các frame trong Lynx tương tự như các table - trong khi Lynx nhận biết và xử

lý các thẻ kết hợp với các frame, các kết quả có thể hoàn toàn khác với những

gì mà bạn mong muốn. Thay vì mô phỏng các frame, Lynx cung cấp các liên

kết text với các frame khác nhau trên một trang HTML. Sau đó, khi bạn học

cách tạo các frame, bạn sẽ tìm hiểu thêm về thẻ NOFRAMES, nó được sử dụng

để cung cấp nội dung thay thế cho các bộ trình duyệt vốn không hoàn toàn hỗ

trợ các frame. Lynx không hỗ trợ các stylesheet.

Hình ảnh

Như đã được lưu ý ở trên, bộ trình duyệt Lynx không hỗ trợ hình ảnh. Tuy

nhiên, nó làm việc với các bản đồ ảnh.

Lynx làm việc tốt hơn với các bản đồ ảnh phía client bởi vì nó giúp cho bộ

trình duyệt dễ dàng tìm ra nơi mà các vùng khác nhau của bản đồ dẫn đến. Trên

một bản đồ phía client, bộ trình duyệt có cơ hội xử lý text khác. Hãy ghi nhớ

rằng, vì không có hình ảnh, nên bản đồ được hiển thị trong Lynx dưới dạng các

liên kết text. Trên một bản đồ phía server, bộ trình duyệt nhấp chuột và một cặp

tọa độ được gởi đến server. Lynx chỉ có khả năng gởi các tọa độ (0,0), và vì

vậy phương cách này không đem lại hiệu quả tốt.

Thư và tin tức

Bạn không thể đọc e-mail của bạn từ trong Lynx. Tuy nhiên, bạn có thể gởi e-

mail từ Lynx nếu có một liên kết đến một địa chỉ e-mail hay một tác giả đã

được chỉ định trong trang HTML. Lynx hỗ trợ việc đọc các newsgroup và trả

lời các bài báo newsgroup.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

20

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bảo mật

Lynx hiện không hỗ trợ bất kỳ đặc tính an toàn bổ sung nào.

NCSA Mosaic

Giống như Lynx, NCSA Mosaic là một bộ trình duyệt được phát triển tại

trường đại học.

NCSA Mosaic là một bộ trình duyệt cũ hơn với các tính năng giới hạn, mặc dù

nó có thể xử lý các thẻ HTML và các loại file nhiều hơn so với Lynx. Một

trong các điểm khác biệt lớn nhất giữa NCSA Mosaic và Lynx là Lynx hỗ trợ

các kiểu định dạng file đồ họa.

Vào tháng 1 năm 1997, Mosaic đã chấm dứt phát triển bất kỳ phiên bản mới

nào của bộ trình duyệt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn sử dụng nó. Mosaic có

sẵn đối với các trình ứng dụng X-Windows, Macintosh và PC.

Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động

NCSA Mosaic không hỗ trợ các GIF động, thẻ EMBED, các applet Java,

JavaScript, hay plug-in hoặc cấu trúc ActiveX. Nó hỗ trợ các form.

Các table, layout, và style

Mosaic không hỗ trợ các table, các frame, hay các stylesheet.

Hình ảnh

Đây là một trong các lĩnh vực mà trong đó Mosaic tiến bộ hơn nhiều so với

Lynx. Bắt đầu với phiên bản 2.0, Mosaic có thể hiển thị các file ảnh GlF và

JPG .

Các phiên bản trước đây không hỗ trợ đồ họa.

NCSA Mosaic không hỗ trợ các bản đồ ảnh.

Thư và tin tức

NCSA Mosaic không hỗ trợ việc đọc thư và tin tức.

Bảo mật

Giống như Lynx, NCSA Mosaic không có các hệ thống bảo đảm an toàn được

cài sẵn trong bộ trình duyệt. Nó không hỗ trợ một đặc tính giống như các

chứng nhận kỹ thuật số.

AOL

Vào năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn nhất thế giới, America

Online (AOL) đã phát triển một bộ trình duyệt Web. Bộ trình duyệt AOL cho

phép những người sử dựng AOL chọn bất kỳ bộ trình duyệt nào mà họ muốn

sử dụng cùng với dịch vụ AOL.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

21

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Đối với người sử dụng, lợi ích của việc sử dụng bộ trình duyệt AOL là họ có

thể vào Web một cách nhanh chóng - mọi thứ đi qua AOL và có rất ít thứ mà

người sử dụng phải tải xuống và cấu hình. Điểm hạn chế là chất lượng của bộ

trình duyệt AOL kém. Phần lớn một Web site được thiết kế để làm việc tốt trên

các bộ trình duyệt khác đều cần phải có một "phiên bản AOL" mới. Phiên bản

3.0 là phiên bản sau cùng.

Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động.

Bộ trình duyệt AOL không hỗ trợ các GIF động, thẻ EMBED, Java, hay

JavaScript. Nó cũng không hỗ trợ các plug-in hay các thành phần ActiveX. Nó

hỗ trợ các form.

Các table, layout và style

Bộ trình duyệt AOL hỗ trợ các table và các frame. Bộ trình duyệt nhận biết thẻ

TABLE nhưng không có nhiều thuộc tính (hay tùy chọn) dành cho nó. Cả các

table và frame đều được thực thi bắt đầu với phiên bản 3.0. Bộ trình duyệt AOL

không hỗ trợ các stylesheet.

Hình ảnh

Tất cả các phiên bản của bộ trình duyệt AOL đều hỗ trợ đồ họa và các bản đồ

ảnh.

Thư và tin tức

Bộ trình duyệt AOL cho phép khách hàng sử dụng thư và tin tức, nhưng sự truy

cập bị giới hạn đối với những gì mà AOL cung cấp - không có sự truy cập trực

tiếp vào Internet.

Bảo mật

Bộ trình duyệt AOL không chứa bất kỳ đặc tính nào để tăng sự an toàn cho các

giao tác trực tuyến. Nó không hỗ trợ các chứng nhận kỹ thuật số.

Web TV

Bộ trình duyệt WebTV cho phép người sử dụng truy cập lnternet thông qua

một máy truyền hình. Môi trường người sử dụng tất khác với một máy tính, vì

vậy nếu bạn quyết định rằng bạn muốn thu hút càng nhiều người sử dụng

WebTV càng tốt, bạn nên kiểm tra cách hoạt động phần mở rộng của chúng.

Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động

Bộ trình duyệt WebTV phiên bản 0.9 hỗ trợ các GIF động và các form, mặc dù

nó không hỗ trợ sự mã hóa (để bảo đảm an toàn) đối với thông tin được gởi qua

các form. Nó không hỗ trợ thẻ EMBED. các applet Java, JavaScript, các plug-

in, hoặc ActiveX.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

22

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Các table, layout và các style

WebTV hỗ trợ các table, tuy không tuân theo cách thông thường. Bộ trình

duyệt WebTV không hỗ trợ các frame hay stylesheet. Một trong các quy ước

khó hiểu nhất của WebTV là thiết bị đầu cuối được cài đặt với một chiều rộng

cố định là 544 pixel và nó không hỗ trợ việc cuộn theo chiều ngang. Những

người sử dụng có khả năng gặp các rắc rối về sự hiển thị khi cố xem các Web

site vốn sử dụng các thành phần rộng hơn.

Hình ảnh

Bộ trình duyệt WebTV hỗ trợ đồ họa. Có nhiều phần mở rộng chuyên biệt đối

với WebTV. Nó cũng hỗ trợ các bản đồ ảnh phía client.

Thư và tin tức

Bộ trình duyệt WebTV cho phép người sử dụng gởi và nhận e-mail nhưng

không có một giao diện trực tiếp đối với các tin tức Usenet. Những người sử

dụng vẫn có thể đọc các bài báo newsgroup được truy cập đối xứng trên các

Web site.

Bảo mật

Bộ trình duyệt WebTV không chứa bất kỳ thành phần bảo đảm sự an toàn nào,

bao gồm sự hỗ trợ đối với các chứng nhận kỹ thuật số.

Tóm tắt chương:

Chương này cung cấp cho bạn những kiến thức mang tính khái niệm về

Internet, Web và các tính năng của các bộ trình duyệt web. Bạn có thể thấy

được nguồn gốc, sự phát triển của Internet, web một cách khái quát.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

23

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 2: Tổng quan về một hệ thống Web

2.1 Giới thiệu

Một hệ thống Web là một hệ thống cung cấp thông tin trên mạng Internet

thông qua các thành phần Máy chủ, trình duyệt và nội dung thông tin.

Trong chương này sẽ giới thiệu một cách cơ bản nguyên lý hoạt động của

một hệ thống Web cũng như các thông tin liên quan tới các cách thức xác

định vị trí nguồn thông tin, cách thức trao đổi dữ liệu giữa máy chủ với

trình duyệt và cách thức thể hiện thông tin.

2.2 Mô hình hệ thống Web nói chung

Mạng dịch vụ Web là mạng các máy tính liên quan đến dịch vụ Web bao gồm

các máy chủ dịch vụ, các máy tính và thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch

vụ Web.

Hệ thống đó bao gồm:

- Đường kết nối với mạng cung cấp dịch vụ Internet

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

24

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Các máy chủ cung cấp dịch vụ Web: cung cấp các dịch vụ web hosting, chứa

các phần mềm Application Server đảm bảo việc phát triển các dịch vụ trên

web, kết nối đến các cơ sở dữ liệu trên các máy tính khác, mạng khác

- Các máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ chứng thực, máy chủ tìm kiếm ...

- Hệ thống tường lửa (cả phần cứng và phần mềm) đảm bảo an toàn cho hệ

thống máy chủ với môi trường Internet.

- Hệ thống máy trạm điều hành, cập nhật thông tin cho máy chủ Web...

2.3. Nguyên tắc hoạt động

Internet

http://home.vnn.vn

http://home.vnn.vn

Brows

Clien

Server answer

Server answer

HTM Web Server

Server

CGI

API

....

Greeting!

Well come to Our site

VNN Web Site on the Net

We hope that you will find every

thing you are looking for...

Greeting!

Well come to our site

We hop that you will find every

thing you are looking for ...

Database

Khi máy client kết nối vào Internet (thông qua hệ thống mạng LAN hay các

đường dial up..), người sử dụng dùng trình duyệt web (web browser) gõ địa chỉ

tên miền cần truy nhập (ví dụ: http://home.vnn.vn) gửi yêu cầu đến máy chủ

Web.

Web Server xem xét và thực hiện hết những yêu cầu từ phía Web browser gửi

đến. Kết quả là một trang "thuần HTML" được đưa ra Browser. Người sử dụng

sẽ hoàn toàn trong suốt với những gì đằng sau của một Web server như CGI

Script, các ứng dụng cơ sở dữ liệu.

Trường hợp là web tĩnh thì web server sẽ lấy thông tin lưu sẵn trên máy chủ

dạng thư mục, file gửi lại theo yêu cầu của client. Trường hợp web động (dùng

các ngôn ngữ lập trình web như ASP, PHP, JSP, CGI ... kết nối và khai thác cơ

sở dữ liệu.

Một ví dụ: Khi có kế hoạch đi công tác tại Hà nội, A biết có thể tìm được

các thông tin liên quan tới thời tiết ở Hà nội tại địa chỉ Web

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

25

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

"http://hanoi.vnn.vn" - địa chỉ này chính là một URI (Uniform Resource

Identifier - world wide web address) .

Khi A nhập URI trên vào trình duyệt thì:

1. Trình duyệt sẽ thực hiện gửi yêu cầu lấy thông tin tới địa chỉ xác định

trong URL thông qua giao thức truyền dữ liệu có tên là http.

2. Máy chủ nới chứa thông tin sẽ xác định những thông tin cần thiết theo

yêu cầu dựa trên URI của người sử dụng gửi tới. Truyền thông tin liên

qua tới yêu cầu tới người sử dụng thông qua giao thức truyền thông http.

3. Trình duyệt sau khi nhận được kết quả trả lời của máy chủ sẽ tiến hành

trình bày dữ liệu kết quả nhận được theo khuôn dạng nhất định. Bản

thân trong kết quả nhận được cũng bao gồm các liên kết tới thông tin ở

vị trí khác trên Web và các vị trí này cũng được xác định bởi các URI.

Trong ví dụ trên đã giới thiệu cho chúng ta ba cấu trúc của Web gồm: Xác định

vị trí thông tin, Trao đổi và cách thể hiện thông tin:

1. Xác định vị trí thông tin: Mỗi resource trong Web sẽ được xác định bởi

Uniform Resource Identifier (URI). Trong ví dụ trên, resource dùng để

lấy tông tin về thời tiết ở Hà nội được xác định bời URI:

"http://hanoi.vnn.vn".

2. Trao đổi thông tin: Các tác nhân của Web (trình duyệt - browser, web

server, ...) thực hiện trao đổi thông tin thông qua các message, các

message này được hình thành khi có yêu cầu của người sử dụng hoặc

khi thực hiện các tiến trình xử lý dữ liệu. Các giao thức (Protocols) sẽ

định nghĩa cách thức trao đổi dữ liệu giữa các tác nhân trong Web, trong

ví dụ này là giao thức HTTP.

Thể hiện thông tin: Các message được hình thành khi trao đối thông tin giữa

các tác nhân trong web đã chứa các định dạng dữ liệu. Tùy thuộc vào từng

yêu cầu cụ thể mà các đinh dạng thể hiện dữ liệu sẽ khác nhau. Trong

trường hợp khi nhận kết quả trả lời từ các web server, các định dạng đó có

thể là: HTML, XML, ... dữ liệu ảnh, ... Dựa trên các định dạng được định

nghĩa này, trình duyệt sẽ trình bày lại sao cho dữ liệu có thể giúp người sử

dụng khai thác thông tin một cách dễ dàng.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

26

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 3: Frontpage 2002 (Front page XP)

Đại đa số các trang Web trên Internet viết bằng ngôn ngữ HTML. Nếu chúng ta

không thạo lắm về ngôn ngữ này, chúng ta vẫn có thể tạo được các trang Web

dễ dàng thông qua các chương trình tạm gọi là công cụ làm Web. Có rất nhiều

chương trình như vậy ví dụ như: Frontpage, Hotdog, Dream weaver...

Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu với các bạn sử dụng chương trình

Frontpage 2002:

- Mở, đóng, tạo mới, ghi một trang Web.

- Định dạng font chữ, paragraph, màu chữ, ...

- ảnh, âm thanh, ...

- Làm việc với bảng.

- Hyperlink, Bookmark.

- Tạo Form

Hình 3.1: Giao diện Frontpage 2002 cửa sổ soạn thảo

Khi mở Frontpage 2002, giống như bất cứ một chương trình soạn thảo nào,

chúng ta sẽ thấy một loạt các công cụ phía trên. Các công cụ này có thể cho

hiển thị hoặc không bằng cách click chuột phải lên thanh công cụ rồi chọn loại

công vụ cần hiển thị.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

27

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Với Frontpage có thể soạn thảo trang trực tiếp bằng giao diện trực quan hoặc

xây dựng trực tiếp bằng thẻ HTML

Hình 3.2 Giao diện Frontpage 2002 cửa sổ mã

3.1 Mở, đóng, tạo mới, ghi một trang hay một Web site

+ Tạo mới một trang hay một Website:

Frontpage có khả năng coi một thư mục trên máy như một website. Khi đó tại

thư mục được coi là website đó sẽ sinh ra một số các file để windows quản lý

(Các file này nằm trong các thư mục có tên "_private", "_vti_cnf", "_vti_pvt").

Khi đưa website lên mạng thì các file này không còn giá trị sử dụng vì thế

trước khi đưa lên mạng chúng ta nên xoá bỏ toàn bộ những file này.

Trên thanh công cụ vào: File --> New --> Page or Web ...

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

28

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.3: Tạ

Hình 3.4: Chọn template

Sau đó chọn trang cần tạo:

Có thể chọn một trang trắng (Blank page) hoặc

chọn trang theo một thiết kế có sẵn của Front

page(Page template) rồi chọn một trong số các

mẫu có sẵn (Có thể là Frame). Đối với Website

chọn Empty Web hoặc Website Template.

+ Mở một Website (Một thư mục được coi là

Website):

Trên thanh công cụ vào: File --> Open Web

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

29

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 2.5: Mở Website

Sau đó chọn thư mục cần xây dựng.

Hình 3.6: Chọn thư mục web

3.2 Định dạng font chữ, paragraph,...

Font chữ: Format --> Font... rồi chọn font cần hiển thị, và màu hiển thị của

doạn text. Hoặc bạn có thể chọn ngay tại Dropmenu font cần hiển thị (Giống

một số trình soạn thảo văn bản khác) và màu tại biểu tượng chữ A trên thanh

công cụ.

Paragraph: Lựa chọn đoạn văn bản cần định dạng (Bôi đen), click chuột phải

vào đoạn ăn bản đó đó rồi chọn Paragraph.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

30

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.7: Đặt paragragh

Có thể định dạng theo:

- Alignment: Quy định vị trí của đoạn text đó. Giá trị:

Defaut, left, right, center, Justify.

- Identation: Xác định lề của đoạn text. Giá trị:

Before text: Khoảng cách lề trái.

After text: Khoảng cách lề phải.

Ident first line: Khoảng trắng đầu đoạn text.

- Spacing: Xác định khoảng cách giữa các đoạn text. Giá trị:

Before: Khoảng cách phía trên đoạn text.

After: Khoảng cách phía dưới đoạn text.

Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn text.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

31

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.8: Chọn tham số paragraph

3.3 Ảnh, âm thanh

Ảnh, âm thanh trong trang Web không phải là nó được xây dựng trong trang

mà nó được gọi từ file ảnh hay file âm thanh bên ngoài.

Chèn ảnh: Insert --> Picture -->From file... rồi chọn file ảnh cần chèn.

Hình 3.9: Insert ảnh

Đặc tính của ảnh: Chọn ảnh cần đặt thuộc tính, click chuổi phải chọn Picture

Properties...

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

32

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.10: Đặt đặc tính của ảnh

Hình 3.11 : Chọn tham số cho ảnh

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

33

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Tạo âm thanh cho trang: Click chuột phải vào trang chọn Page properties, Tại

mục background sound chọn file âm thanh cần chèn.

Hình 3.12: Đặt âm thanh nền

3.4 Bảng(Table)

Tạo bảng:

Table --> Insert --> Table... sau đó bạn điền các tham số sau:

- Size:

Rows: Số lượng hàng trong bảng.

Colums: Số lượng cột trong bảng.

- Layout:

Alignment: Vị trí của bảng trong trang. Giá trị:

Default, left, right, center.

Border size: Độ dày của đường viền bảng.

Cellpadding: Khoảng cách phần tử trong cell đến đường viền bảng.

Cellspacing: Khoảng cách phần tử ngoài cell đến đường viền bảng.

Specify width: Độ rộng của bảng.

Bạn cũng có thể tạo bảng bằng biểu tượng trên thanh công cụ hoặc có thể vẽ

bảng bằng cách Table --> Draw Table.

Bạn muốn sửa bảng click chuột phải vào bảng cần sửa chọn Table Properties...

cũng có các tham số như trên.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

34

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.13: Chọn Thuộc tính cho bảng

Tạo màu nền cho một bảng hoặc một cell:

Click chuột phải vào bảng hoặc cell cần o màu nền chọn Table properties (với

Table) hoặc Cell properties (với cell). Tại mục Background có 2 lựa chọn

- Color: Chọn màu nền cho bảng hoặc cell.

- Use background picture: Chọn một file ảnh có sẵn làm nền.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

35

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.14: Đặt tham số của bảng

3.5 Hyperlink, Bookmark

Đặt tên cho một đối tượng(Bookmark):

Chọn đối tượng cần đặt tên. Trên thanh công cụ vào Insert --> Bookmark..., tại

phần Bookmark name, bạn gõ tên cho đối tượng cần đặt.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

36

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.15: Đặt bookmark cho một đối tượng

Tạo siêu liên kết (hyperlink):

Chọn đối tượng cần tạo hyperlink (có thể là một đoạn text, có thể là ảnh,...).

Sau đó,

vào Insert --> Hyperlink... (Phím nóng Crtl+K, cũng có thể click chuột vào

biểu tượng quả cầu trên thanh công cụ), tại phần URL của cửa sổ mới hiện bạn

đánh địa chỉ cần link đến là được.

Hình 3.16: Tạo hyperlink

Để link đến một đối tượng đã đặt tên trong một trang nào đó, bạn vẫn làm như

trên nhưng sau khi đánh địa chỉ đến trang đó, tại mục Bookmark bạn chọn tên

của đối tượng cần link tới.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

37

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.17: Đặt thuộc tính cho hyperlink

Nếu trang chứa đường link có sử dụng frame, bạn có thể chỉ định trang link đến

hiển thị tại frame nào bằng cách, tại phần Target frame click chuột vào biểu

tượng "cái bút", rồi chọn các tham số:

Same frame: Trang hiển thị vào đúng frame chứa đường link.

Whole frame: Trang hiển thị toàn bộ cửa sổ (không thuộc frame nào).

New Windows: Trang hiển thị sang một cửa sổ mới (Không thuộc cửa sổ chứa

frame).

Parent frame: Trang hiển thị sang frame cha (bao frame có chứa đường link).

3.6 Tạo khung (form)

a, Tạo khung(form):

Mọi phần tử thuộc form (các form field) phải nằm trong khung này thì mới có

nghĩa.

Insert --> Form --> Form.

Khi tạo khung luôn có 2 nút chức năng :

Submit: Gửi dữ liệu đến một một đối tượng xử lý khác (có thể là một chương

trình CGI, có thể gửi trực tiếp qua Email,...).

Clear: Xóa dữ liệu trong các form field.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

38

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 3.18: Tạoform

b, Tạo các form field: (Phải nằm trong khung)

- Hộp text một dòng (One line text box):

Insert --> Form --> One-line Text Box

Giá trị là một dòng ký tự

- Hộp text có thanh trượt (Scrolling text box):

Insert --> Form --> Scrolling Text Box

Giá trị là một đoạn văn bản gồm nhiều dòng ký tự

- Hộp lựa chọn (Check box):

Insert --> Form--> Check Box.

Giá trị là các lựa chọn logic. Sử dụng trong trường hợp chọn nhiều giá

trị cùng một lúc

- Hộp lựa chọn logic (Radio Button) :

Insert --> Form--> Radio Button.

Giá trị là các lựa chọn logic. Sử ụ ng trong trường hợp chọn một giá trị

duy nhất.

- Hộp lựa chọn trượt (Drop-down menu):

Insert --> Form --> Drop-down menu.

Giá trị là một danh sách các lựa chọn đã được tạo sẵn

- File Upload:

Insert --> Form --> File Upload

Có tác dụng gửi file lên máy chủ

- Nút bấm (Push button):

Insert-->Form-->Push Button.

Giá trị là thông tin mà ta gán cho chúng

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

39

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Mỗi form field có các đặc tính riêng của chúng. Để lựa chọn các tham số này ta

click chuột phải vào form field đó rồi chọn Form Field Properties..

Hình 3.19 : Hình dáng trang có tạo form

+

Tóm tắt chương

Chương này hướng dẫn về cách trình bày trang và các kỹ thuật định dạng văn

bản. Qua đó bạn có thể tạo những trang web mà không bị phụ thuộc vào những

giới hạn của HTML. Mặc dù Frontpage 2002 cung cấp cho bạn hầu hết các kỹ

thuật xây dựng, bạn có thể thấy một trang web rất vừa ý, nhưng kỳ thực bản

thân nó vẫn chứa rất nhiều những thẻ mã nguồn (HTML) không cần thiết. Đó

có thể là lý do khi trang web hiển thị trên trình duyệt không hoàn toàn theo ý

muốn của bạn mặc dù trên giao diện frontpage rất hoàn hảo. Vì vậy để cho

trang web của bạn hiển thị tốt hơn bạn cuãng cần phải có kiến thức nhất định về

mã nguồn của nó nhất là khi bạn muốn lập trình, sử lý các trang web động.

Phần tiếp theo của cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng mã nguồn

HTML với các thẻ cơ bản đủ sử dụng trong việc soạn thảo trang web hiệu quả.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

40

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 4 Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

(HTML: Hyper Text Markup Language)

4.1 Khái niệm

HTML(Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, một

ngôn ngữ thông dụng hiển thị Web.

Ngôn ngữ HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình. HTML gọi là ngôn

ngữ chỉ vì nó gồm các tập hợp nhỏ các nhóm ký tự theo một quy tắc mà bạn

dùng để quy định kiểu dáng, vị trí, cách thức của văn bản, ảnh, âm thanh hay

bất cứ một đối tượng nào khác cùng với sự liên kết giữa chúng.

Các trang viết bằng ngôn ngữ HTML có cấu trúc như sau:

tiêu đề trang

Nội dung văn bản

4.2 Các thẻ cơ bản:

Cách định nghĩa thẻ:

Có 2 loại thẻ:

- Thẻ có nội dung: nội dung text ên thẻ>

: Bắt đầu một thẻ.

ên thẻ>: Kết thúc một thẻ.

- Thẻ rỗng: (Trường hợp này không có kết thúc thẻ)

4.2.1 Các thẻ định nghĩa đoạn văn bản, kiểu chữ

Thẻ P: Định nghĩa đoạn văn bản.

Cú pháp:

nội dung đoạn văn bản

Mã nguồn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

41

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Test

Day la noi dung doan text

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.1: Hiển thị đoạn văn bản

Thẻ H: Quy định kích cỡ của tiêu đề.

Cú pháp: Tiêu đề

Trong đó: x =1,2,3,4,5,6. x càng nhỏ cỡ chữ càng lớn.

Mã nguồn

Test

Tieu de co chu lon nhat (H1)

Tieu de co chu lon thu hai (H2)

.. .. ..

Tieu de co chu nho nhat

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

42

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.2: Ví dụ về tiêu đề văn bản

Thẻ B: Chữ đậm.

Cú pháp: Phần chữ đậm

Mã nguồn

Test

Phan text chu dam

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.3: Đoạn văn bản chữ đậm

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

43

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Thẻ I: Chữ nghiêng.

Cú pháp: Phần chữ nghiêng

Mã nguồn

Test

Phan text chu nghieng

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.3: Đoạn văn bản chữ nghiêng

Thẻ U: Chữ gạch chân.

Cúpháp: Phần chữ gạch chân

Mã nguồn

Test

Phan text gach chan

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

44

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.4: Đoạn văn bản chữ gạch chân

Thẻ FONT: Quy định font chữ.

Cú pháp:

size="số nguyên">

Một số tên font thông dụng: .VnTime; .VnTimeH; .VnArial;

.VnArialH;.VnAvant; .VnAvantH;...

Mã nguồn

Test

Phần text có font Arial

theo chuẩn Unicode, cỡ chữ bằng 2, màu đen

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.5: Ví dụ về phông chữ

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

45

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Thẻ BR: Xuống dòng
(Thuộc loại thẻ rỗng)

Mã nguồn

Test

Phan text truoc the BR
Phan text sau the BR

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.6: Thẻ BR trên trình duyệt

Thẻ Sub: Chữ nhỏ chỉ số dưới.

Cú pháp: Phần chữ nhỏ chỉ số dưới

Mã nguồn

Test

Đối tượngChi so duoi

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

46

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.7: Chỉ số dưới

Thẻ Sup: Chữ nhỏ chỉ số trên.

Cú pháp: Phần chữ nhỏ chỉ số trên

Mã nguồn

Test

Đối tượngChi so tren

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.8: Chỉ số trên

Thẻ DL: Định nghĩa một danh sách.

Cú Pháp

Đề mục danh sách

Danh sách mức 1

Danh sách mức 1

Danh sách mức 2

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

47

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Danh sách mức 2

Danh sách mức 1

Danh sách mức 2

.....

Mã nguồn

Test

De muc danh sach

Danh sach muc 1

Danh sach muc 1

Danh sach muc 2

Danh sach muc 2

Danh sach muc 1

Danh sach muc 2

.. ..

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.9: Ví dụ về danh sách

Thẻ UL: Tạo danh sách có bullets

Cú pháp:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

48

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Text1

Text2

Text3

......

Mã nguồn

Test

text1

text2

text3

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 3.10: Danh sách có bullet

Thẻ OL: Tạo danh sách theo có đánh số thứ tự.

Cú pháp:

Text1

Text2

Text3

......

Mã nguồn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

49

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Test

text1

text2

text3

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 3.11: Danh sách có đánh số thứ tự

4.2.2 Các thẻ định nghĩa bảng, ảnh

Thẻ TABLE: Tạo bảng

Cú pháp:

Nội dung cột 1, hàng1

Nội dung cột 2, hàng1

.....

Nội dung cột 1, hàng 2

Nội dung cột 2, hàng 2

......

......

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

50

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Một số tham số của bảng:

Cách sử dụng:

hoặc

cellspacing: Quy định khoảng cách của phần tử ngoài cell đến đường

viền bảng.

cellpadding: Quy định khoảng cách của phần tử trong cell đến đường

viền bảng

width:

height:

align:

cell.

border:

Quy định độ rộng của một bảng hoặc một cell.

Quy định độ cao của một bảng hoặc một cell.

Quy định tính trôi nổi của bảng hoặc định vị phần tử trong

Quy định độ dày của đường viền trong bảng.

Mã nguồn

Test

1,1

1,2

2,1

2,2

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.12: Ví dụ về bảng

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

51

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Mã nguồn

Test

border="0">

Nhắc đến những cây cầu ở Hà

Nội, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những cây cầu lớn như Long Biên, Thăng Long

hay Chương Dương. Tuy nhiên bài viết này sẽ đưa bạn đến với những cây cầu

khác của Hà Nội, nhỏ bé hơn nhiều nhưng lại là những nét chấm phá không thể

thiếu trong không gian kiến trúc xinh đẹp của Hà Nội.

Vốn được xây

dựng bên bờ sông Cái, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội một nét đặc sắc mà

hiếm thành phố nào có được, đó là những dòng sông nhỏ chảy uốn lượn trong

lòng thành phố, là vô số những hồ lớn nhỏ mà phần lớn đều có đảo và bán đảo

được tạo bởi thiên nhiên hoặc do công sức lao động của người dân thành phố

qua các thế hệ, chúng như những viên ngọc tô điểm cho bộ mặt đô thành. Có

thể nói sông, hồ đã trở thành một bộ phận hữu cơ tạo nên Hà Nội của chúng ta.

Với sự thông minh sáng tạo, người Hà Nội đã phát hiện, nắm bắt được nét đẹp

đặc trưng đó của thành phố mình và như để điểm xuyết thêm cho nó, người Hà

Nội đã tạo nên những cây cầu nối những bờ sông, nối liền bờ - đảo với những

sắc thái khác nhau theo từng hoàn cảnh. Đặc sắc nhất có lẽ phải nói đến cầu

Thê Húc, khi nhắc đến thắng cảnh Hồ Gươm không thể không nhắc tới cây cầu

này. Được dựng từ năm 1865 theo ý tưởng của Phương đình Nguyễn Văn Siêu

- nhà văn hóa lớn của nước Việt, đây chính là một phần không thể thiếu của

cụm công trình văn hóa liên hoàn nổi tiếng "Đền Ngọc Sơn - Cầu Thê Húc -

Tháp Bút - Đài Nghiên" đã làm tăng lên sự lung linh huyền diệu của khu "Linh

Địa" Hồ Gươm. Hà Nội có ca dao rằng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm

Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút

chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này....

Mai Lâm

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

52

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.13: Trang web bố trí ảnh và text

Thẻ IMG: Gọi ảnh.

Cú pháp:

alt="Đoạn text thông báo" width="chiều rộng ảnh" height="chiều cao ảnh"

align="vị trí của ảnh">

Mã nguồn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

53

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

test

Logo</p><p>VDC

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.14: ví dụ ảnh

3.2.3 Tên một đối tượng, hyperlink (thẻ A)

Tên một đối tượng: Phần tử cần đặt tên

Hyperlink: Phần tử cần link

Mã nguồn

Test

Phan text co link den trang chu

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

54

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.15 Hyperlink

Mã nguồn

test

Nhạc cung đình Huế

Nghệ thuật hát chèo

Đã hàng trăm năm nay, nghệ thuật hát chèo, tuồng, múa rối nước, dân ca v.v... là

những loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam. Trong đó nghệ

thuật hát chèo đã được những người nông dân miền Bắc Việt Nam rất yêu thích.

Đặc biệt nó được phổ biến rất rộng ở đồng bằng sông Hồng.  

href="nghethuat.asp?id=BT13110240751" id="l5">Chi tiết

Làng giấy dó Yên Thái

Làng nghề giấy nổi tiếng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, ở phía Tây Bắc của

Thủ đô Hà Nội. Nghề làm giấy ở đây bắt đầu từ thế kỷ XV, được Nguyễn Trãi

nói đến khá rõ trong sách "Dư địa chí" của ông (viết năm 1435): Phường

Yên Bái ở Thăng Long đương thời chuyên làm giấy; người thợ thủ công ở đây

đã làm ra giấy thị (để viết chỉ thị); giấy lệnh (để ghi mệnh lệnh).  

href="nghethuat.asp?id=BT13110240142" id="l5">Chi tiết

Nhạc cung đình Huế - loại hình âm nhạc

truyền thống đặc sắc ở Việt Nam

Âm nhạc cung đình Việt Nam là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của

Việt Nam, có giá trị cao về nghệ thuật và phương diện lịch sử. Nhạc cung đình

còn xuất hiện trong triều đình của một số quốc gia châu Á như Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo sử sách để lại thì nhạc cung đình xuất hiện lần đầu

tiên vào đời nhà Trần, nhưng mãi đến đời Nguyễn nhạc cung đình mới chính

thức được phổ biến và phát triển mạnh tại Cung đình Huế.  

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

55

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

href="nghethuat.asp?id=BT14110236304" id="l5">Chi tiết

Nghề đúc đồng ở Sài Gòn xưa

Ở Sài Gòn đúc đồng là một nghề thủ công dân gian truyền thống. Nếu bỏ qua sự

tồn tại về một nghề đúc đồng của các cư dân bản địa thì nghề đúc đồng của

người Việt có lẽ đã xuất hiện ngay từ những thế hệ đầu tiên đi mở đất - Với

những nhu cầu về vũ khí, đồ sinh hoạt... Và, ngày càng được bổ sung phát triển

bởi những đợt di dân sau đó.  

href="nghethuat.asp?id=BT13110239856" id="l5">Chi tiết

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

56

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.16 Book mark

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

57

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

4.2.4 Tạo form

- Thẻ

là công cụ chủ yếu để tạo các trang web có tính chất tương

tác.

- Thẻ

cho phép người sử dụng Browser nhập thông tin hoặc lựa

chọn trong các khả năng có sẵn.

- Mỗi form thường gắn với một chương trình thực hiện gọi là "script",

chương trình này sẽ tiến hành làm một công việc nào đó khi người dùng

nhấn nút chấp nhận (submit) trên form.

Cú pháp:

Các thẻ form

Browser

Client

Request

Server answer

- C, C++

Internet

Request

Server answer

Web Server

- Javascript

- Basic

- Perl

- ....

APP

CGI

Hình 4.17: Cách thức trao đổi thông tin qua chương trình.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

58

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Các thẻ tạo form:

Thẻ INPUT:

Cú pháp:

Có các loại sau:

Text: Hộp text box có một dòng để điền dữ liệu.

Checkbox: Hộp lựa chọn logic kiểu giá trị tập hợp.

Radio: Hộp lựa chọn logic kiểu giá trị duy nhất.

Button: Tạo một nút bấm bất kỳ.

Submit: Tạo nút bấm có tính chất gửi thông tin.

Reset: Tạo nút bấm có tính xoá toàn bộ thông tin trong các formfield.

Thẻ SELECT:(Hộp lựa chọn trượt)

Cú pháp:

Tên lựa chọn1

Tên lựa chọn2

..........

Trong đó:

giá trị của size là độ rộng của hộp lựa chọn trượt.

giá trị1: Là giá trị của lựa chọn 1.

giá trị2: Là giá trị của lựa chọn 2.

...

Thẻ TEXTAREA:(Hộp text có thanh trượt)

Cú pháp:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

59

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Mã nguồn

Test

One-line Text box

Checkbox và Radio button

   

Normal button, Submit button, Reset button

     

     

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

60

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.18: Ví dụ về form (thẻ Input)

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

61

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Mã nguồn

Test

Drop menu

Chon menu

Menu1

Menu2

Menu3

Scrolling text box

Hiển thị trên trình duyệt

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

62

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.19: Thẻ Select, textarea

4.2.5 Tạo khung (thẻ Frame)

Cú pháp:

frameborder="0">

src="đường dẫn 1">

src="đường dẫn 2">

frameborder="0">

.....

......

src="đường dẫn n">

Noi dung doạn text thong bao trinh duyet khong ho tro

Frame

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

63

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Mã nguồn

Le hoi

target="_self">

This page uses frames, but your browser doesn't support them.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

64

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hiển thị trên trình duyệt

Hình 4.20: Toàn bộ trang Frame

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

65

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.21: Frame trên (top.html)

Hình 4.22: Frame dưới (phu_tay_ho.html)

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

66

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Tóm tắt chương

Mã nguồn HTML là một trong những phần trọng yếu trong làm việc với Web.

Bạn có thể chỉnh sửa lại mã nguồn và loại bỏ hay thêm vào các thẻ sau khi soạn

thảo các trang web qua các công cụ để tối ưu cho trang web của bạn.

Chương này giúp bạn có cơ sở cho việc soạn thảo web và tiến đến xây dựng

các trang web động. Khi đó việc kết hợp mã nguồn với các lệnh, hàm trong các

ngôn ngữ lập trình là cực kỳ quan trọng quyết định trang web động đó có đạt

được sự linh hoạt hay không.

Bài tập

Bài tập về Đoạ

ăn

ản, kiểu chữ

Bài 1: Sử dụng trình soạn thảo text bất kỳ tạo một trang HTML có nội dung

như sau:

Các bài thực hành Visual Basic 6

Mục lục

Phần I. CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG VISUAL BASIC 6.0

Điều khiển label và command button

Bài1: Modul Help

Bài 2: Modul Display

Bài 3: Modul Display1

Bài 4: Modul Display2

Bài 5: Modul About

Bài 6: Modul Display3

Bài 7: Modul Move

Bài 8: Modul Random

Bài 9: Modul Form

Bài 10: Modul Start

Điều khiển textbox, option button và mảng điều khiển

Bài 11: Modul Multiply

1.1 Theo bạn trình duyệt sẽ hiển thị trang HTML trên như thế nào?

1.2 Chỉnh sửa nội dung trang HTML trên sao cho hiển thị giống hình 3.23

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

67

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 4.23 Bài tập 1 HTML

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

68

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bài 2: Hãy soạn các trang web như hình 4.24

Hình 4.24: Bài tập 2

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

69

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bài tập về bảng

Bài 3: Sử dụng trình soạn thảo text b t kỳ lập trang HTML sao cho khi hiển thị

như hình 4.25

Hình 4.25. Bài tập 3

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

70

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bài tập về form

Bài 5: Sử dụng trình soạn thảo text bất kỳ lập trang HTML sao cho khi hiển thị

như hình 3.27

Hình 4.27: Bài tập tổng hợp

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

71

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 5: CSS (Casca ing Style Sheets)

5.1 Khái quát

- CSS là ngôn ngữ thể hiện phong cách, trợ giúp HTML trong việc hiển thị,

tương tự như các định dạng mẫu trợ giúp trình bày trong các ứng dụng văn bản

của máy để bàn (template trong MSWWord).

- CSS là một mở rộng của Web và là một trong những hy vọng lớn để thực hiện

ý tưởng tách web thành hai phần: trình bày và nội dung.

-Về thực chất, CSS là một tập hợp các quy tắc định dạng được định nghĩa cho

các thẻ của HTML. CSS luôn đi kèm với việc một nội dung được định dạng

theo thẻ (HTML, XML,...) - điều này giải nghĩa cho từ "cascading".

Hình5.1: Vị trí của CSS trên WEB-Internet

XLS-T: Transformation Language

XLS-FO: Formatting Objects

CSS được gắn cùng trang web (HTML) theo các cách sau:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

72

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Gọi từ một tập tin ngoài (external):

Được nhúng vào trang HTML:

Được định nghĩa cùng thẻ (inline):

Indented paragraph

Được gọi gián tiếp (import):

Được gọi thay thế (Alternate):

Hoặc:

TITLE="Man hinh" MEDIA=screen>

TITLE="In" MEDIA=print>

5.2 Kỹ thuật CSS (những kỹ thuật thông dụng)

Quy tắc dùng trong CSS:

P {text-indent: 10pt} - CSS r le (ruleset)

P - CSS selector

{text-indent: 10pt} - CSS de aration

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

73

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

text-indent - CSS property

10pt - CSS value

Cách dùng CSS CLASS:

CLASS là một dạng selector đặc biệt, là tập hợp nhiều định nghĩa CSS và

không gán cho bất kỳ một thẻ HTML nào. Khi dùng thì mới có tác dụng lên thẻ

HTML nào gọi đến nó.

.footnote {font: 70%} /* class as selector */

This element is associated with the CLASS

footnote

And so is this

Cách dùng ngữ cảnh:

TD P CODE {color: red}

Chỉ có tác dụng cho phần văn bản được lồng trong 3 thẻ HTML theo thứ tự

trên.

Phần tử giả hiệu: (pseudo-element)

Chỉ có 2 phần tử giả hiệu, dùng cho các thẻ hiển thị khối, dòng (block, p, ...)

first-line

first-letter

CLASS giả hiệu:

Chỉ có 1 thẻ A là có các lớp giả hiệu:

A:link {background: black; co r

lo : white}

A:active {background; black: col r: red}

A:visited {background: transparent; color: black}

Tính kế thừa:

HTML là một văn bản có cấu trúc, được bắt đầu từ thẻ rồi đến thẻ

và sau đó là các thẻ như ,

,...

Như vậy, các thuộc tính của các thẻ bậc dưới được kế thừa thuộc tính của các

thẻ bậc trên, như màu sắc, font chữ, cách lề,...

Tương tự như vậy, CSS cũng thực hiện việc kế thừa thuộc tính. Ví dụ như:

BODY {font-size: 10pt}

H1 {font-size: 180%}

Có nghĩa là:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

74

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Toàn bộ font chữ được hiển thị trong văn bản với độ lớn là 10pt, riêng đối với

phần văn bản trong thẻ H1 sẽ được hiển thị với độ lớn hơn 1.8 lần (hay là

18pt).

Không phải mọi thuộc tính đều được kế thừa, ví dụ như thuộc tính background.

5. 3 Một số thuộc tính hay dùng trong CSS (cùng thẻ HTML)

Thuộc tính

Định dạng chữ

Color dùng

thị

Mục đích

để định nghĩa màu chữ hiển

Giá trị

(nên dùng)

#rrggbb

Thừa

kế

font-weight chỉ định kiểu chữ hiển thị (đậm,

béo,...)

font-family chỉ định font chữ

Bold

lighter

normal

.VnTime

.VnArial

font-size kích

cỡ chữ

12pt

15px

font-style kiểu hiển thị

Italic

normal

text-decoration

Dàn chữ

trang trí chữ

None

underline

overline

line-through

line-height chỉ định độ cao dòng

vertical-align chỉnh theo chiều dọc

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

%(font chữ)

Top

bottom

middle

sub

super

baseline

75

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Thuộc tính

Text-indent

Text-align

Nền

Mục đích

điều chỉnh dòng đầu tiên của

khối văn bản

dàn theo chiều ngang

Giá trị

(nên dùng)

px, pt, %

Left

right

justify

center

Thừa

kế

background-color chỉ định màu nền

background-image chỉ định ảnh nền

Lề

margin-top, chỉ định việc cách lề

margin-left,

margin-bottom,

margin-right,

margin

Dàn trang

list-style-type kiểu dành cho thẻ UL, OL

#rrggbb

url()

px, pt

None

disc

circle

square

decimal

lower-roman

upper-roman

lower-alpha

upper-alpha

list-style-image

ảnh thay cho bullet

url()

list-style kiểu vắn tắt

Tóm tắt chương

Chương này giúp bạn có được khả năng phong phú trong việc trang trí, tạo các

trang web hấp dẫn hơn. Bạn có thể sử dụng CSS để tạo thành tập hợp các định

dạng riêng cho cả website điều đó sẽ tiện lợi hơn nhiều trong việc soạn thảo,

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

76

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

sửa đổi định dạng trang cũng như làm trang web đó có cấu trúc đồng nhất và

chuyên nghiệp hơn.

Bài tập

I. Background (nền của trang Web)

1. Đặt màu Background

body {background-color:

yellow}

h1 {background-color:

#00ff00}

h2 {background-color:

transparent}

p {background-color:

rgb(250,0,255)}

This is header 1

This is header 2

This is a paragraph

2. Đặt background là một ảnh có sẵn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

77

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

body

{

background-image:

url("/images/bgdesert.jpg")

}

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

78

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

3. Đặt ảnh nền cố định (ảnh nền không cuộn theo trang web)

body

{

background-image:

url("/images/smiley.gif");

background-repeat:

no-repeat;

background-attachment:

fixed

}

Note:

Netscape 4 does not support he

"background-attachment"

property.

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

The image will not scroll

with the rest of the page

Ảnh 1 (ảnh nền ở vị trí cố định, trên cùng):

Ảnh 2 (ảnh nền vẫn ở vị trí cũ, khi cuộn

web):

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

79

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

4. Định nghĩa tất cả các thuộc tính của background trong một khai báo

body

{

background: #00ff00

url("/images/smiley.gif")

no-repeat fixed

center center

}

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

This is some text

II. Các định dạng cho chữ và ký tự

1. Định nghĩa màu cho chữ

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

80

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

h1 {color: #00ff00}

h2 {color: #dda0dd}

p {color: rgb(0,0,255)}

This is header 1

This is header 2

This is a paragraph

2. Định khoảng cách giữa các ký tự

h1 {letter-spacing: -3px}

h4 {letter-spacing: 0.5cm}

Note: Netscape 4 does

not support the "letter-spacing"

property.

This is header 1

This is header 4

3. Căn lề đoạn văn bản

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

81

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

h1 {text-align: center}

h2 {text-align: left}

h3 {text-align: right}

This is header 1

This is header 2

This is header 3

4. Trình bày kiểu chữ

h1 {text-decoration: overline}

h2 {text-decoration: line-through}

h3 {text-decoration: underline}

a {text-decoration: none}

This is header 1

This is header 2

This is header 3

href="http://www.w3schools.com">

This is a link

5. Trình bày đoạn văn bản

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

82

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

p {text-indent: 1cm}

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

6 Định dạng các ký tự trong văn bản

p.uppercase {text-transform:

uppercase}

p.lowercase {text-transform:

lowercase}

p.capitalize {text-transform:

capitalize}

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

This is some text in a

paragraph

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

83

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

III. Định dạng kiểu chữ

1. Thiết lập kiểu chữ

h3 {font-family: times}

p {font-family: courier}

p.sansserif {font-family: sans-

serif}

This is header 3

This is a paragraph

This is a paragraph

2. Thiết lập cỡ chữ

h1 {font-size: 150%}

h2 {font-size: 130%}

p {font-size: 100%}

This is header 1

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

84

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

This is header 2

This is a paragraph

3. Thiết lập mẫu chữ

h1 {font-style: italic}

h2 {font-style: normal}

p {font-style: oblique}

This is header 1

This is header 2

This is a paragraph

4. Sử dụng nhiều kiểu chữ trong cùng một đoạn văn bản

p.normal {font-variant: normal}

p.small {font-variant: small-caps}

Note: Netscape 4 does not

support the "font-variant"

property.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

85

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

This is a paragraph

This is a paragraph

5. Thiết lập cỡ cho kiểu chữ đậm

p.normal {font-weight: normal}

p.thick {font-weight: bold}

p.thicker {font-weight: 900}

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

6. Thiết lập các thuộc tính của kiểu chữ trong một khai báo

p

{

font: italic small-caps 900 12px arial

}

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

86

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

This is a paragraph

IV. Đường viền - Border

1. Thiết lập kiểu mẫu của đường viền

p.dotted {border-style:

dotted}

p.dashed {border-style:

dashed}

p.solid {border-style:

solid}

p.double {border-style:

double}

p.groove {border-style:

groove}

p.ridge {border-style:

ridge}

p.inset {border-style:

inset}

p.outset {border-style:

outset}

A dotted border

A dashed border

A solid border

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

87

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

A double border

A groove border

A ridge border

An inset border

An outset border

2. Thiết lập các đường viền khác nhau trên các trang web

p.soliddouble {border-

style: solid double}

p.doublesolid {border-

style: double solid}

p.groovedouble {border-

style: groove double}

p.three {border-style:

solid double groove}

Note: Netscape 4

does not support the

"border-style" property.

Use the "border" property

to set the borders in

Netscape.

Some text


Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

88

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Some text


class="groovedouble">

Some text


Some text

3. Thiết lập màu cho đường viền

p.one{

border-style: solid;

border-color: #0000ff}

p.two{

border-style: solid;

border-color: #ff0000

#0000ff}

p.three{

border-style: solid;

border-color: #ff0000

#00ff00 #0000ff}

p.four{

border-style: solid;

border-color: #ff0000

#00ff00 #0000ff

rgb(250,0,255)}

class="one">Note:

> The "border-color"

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

89

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

property is not recognized

in Internet

Explorer if it is used alone.

Use the "border-style"

property to set the borders

first

in Internet Explorer.

Some

text

class="three">Note:

b> Netscape 4 does not

support the "border-color"

property. Use the "border"

property to set the borders

and colors in

Netscape.

Some

text

4. Thiết lập độ rộng cho đường viền phía dưới

type="text/css">

p

{

border-style: solid;

border-bottom-width:

15px

}

The "border-

bottom-width"

property is not

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

90

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

recognized in Internet

Explorer if it is used

alone. Use the

"border-style"

property to set the

borders first

with Internet

Explorer.

5. Thiết lập độ rộng cho đường viền phía trên

type="text/css">

p {

border-style: solid;

border-top-width:

15px}

The "border-top-

width" property is not

recognized in Internet

Explorer if it is used

alone. Use the "border-

style" property to set

the borders first

in Internet

Explorer.

6. Thiết lập tất cả các thuộc tính của đường viền phía dưới trong một khai

báo

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

91

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

type="text/css">

p

{

border-bottom:

medium solid #ff0000

}

Note:

Netscape 4 does not

support the "border-

bottom" property. Use

the "border-bottom-

width" property to set

the width of the

bottom

border with

Netscape.

7. Thiết lập tất cả các thuộc tính của đường viền bên trái trong một khai

báo

type="text/css">

p

{

border-left: medium

solid #ff0000

}

Note:

Netscape 4 does not

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

92

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

support the "border-

left" property. Use the

"border-left-width"

property to set the

width of the left

border in

Netscape.

8. Thiết lập tất cả các thuộc tính của đường viền bên phải trong một khai

báo

type="text/css">

p

{

border-right: medium

solid #ff0000

}

Note:

Netscape 4 does not

support the "border-

right" property. Use

the "border-right-

width" property to set

the width of the right

border in

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

93

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Netscape.

9. Thiết lập tất cả các thuộc tính của đường viền phía trên trong một khai

báo

type="text/css">

p

{

border-top: medium

solid #ff0000

}

Note:

Netscape 4 does not

support the "border-

top" property. Use the

"border-top-width"

property to set the

width of the top border

in Netscape.

10. Thiết lập độ rộng của các đường viền trong một khai báo

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

94

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

type="text/css">

p.one

{border-style: solid;

border-width: 5px}

p.two

{border-style: solid;

border-width: 5px

10px}

p.three

{border-style: solid;

border-width: 5px

10px 1px}

p.four

{

border-style: solid;

border-width: 5px

10px 1px medium

}

The "border-width"

property is not

recognized in Internet

Explorer if it is used

alone. Use the

"border-style"

property to set the

borders first

in Internet Explorer.

Some text

Some text

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

95

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Some text

11. Thiết lập các thuộc tính của đường viền trong một khai báo

p

{

border: medium double

rgb(250,0,255)

}

Some text

V. Căn lề đoạn văn bản

1. Thiết lập lề bên trái của đoạn văn

type="text/css">

p.margin {margin-left:

2cm}

This is a

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

96

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

paragraph This is a

paragraph

This is a paragraph

This is a

paragraph

This is a paragraph

with a left margin

This is a paragraph

with a left margin

2. Thiết lập lề bên phải của đoạn văn

type="text/css">

p.margin {margin-

right: 5cm}

This is a

paragraph This is a

paragraph

This is a paragraph

This is a

paragraph

This is a paragraph

with a right margin

This is a paragraph

with a right

margin

3. Thiết lập lề phía trên của đoạn văn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

97

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

type="text/css">

p.margin {margin-top:

5cm}

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

with a top margin

This is a paragraph

with a top margin

4. Thiết lập lề phía dưới của đoạn văn

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

98

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

type="text/css">

p.margin {margin-

bottom: 80px}

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

with a bottom margin

This is a paragraph

with a bottom margin

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

99

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

5. Thiết lập các thuộc tính lề trong một khai báo

p.margin {margin: 2cm

4cm 3cm 4cm}

This is a paragraph

This is a paragraph with

margins

This is a paragraph

VI. Padding

1. Thiết lập padding bên trái của ô

td {padding-left: 2cm}

border="1">

This is a tablecell with a left

padding

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

100

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

2. Thiết lập padding bên phải của ô

type="text/css">

td {padding-right:

5cm}

This is a tablecell with

a right padding. This

is a tablecell with a

right padding.

3. Thiết lập padding phía trên của ô

type="text/css">

td {padding-top: 2cm}

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

101

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

This is a tablecell with

a top padding

4. Thiết lập padding phía dưới của ô

type="text/css">

td {padding-bottom:

2cm}

This is a tablecell

with a bottom

padding

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

102

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

5. Thiết lập các thuộc tính của padding trong một khai báo

td {padding: 1.5cm}

td.twovalues {padding:

0.5cm 2.5cm}

This is a tablecell with

padding on each side


This is a tablecell with padding on each side. The top and bottom padding have

the same value (0.5cm), while the left and right padding have another value

(2.5)

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

103

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

VI. Danh sách - List

1. Thiết lập danh sách không đánh số thứ tự

ul.disc

{

list-style-type: disc

}

ul.circle

{

list-style-type: circle

}

ul.square

{

list-style-type: square

}

ul.none

{

list-style-type: none

}

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

104

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

2. Thiết lập danh sách với chỉ số thứ tự

ol.decimal

{list-style-type: decimal}

ol.lroman

{list-style-type: lower-roman}

ol.uroman

{list-style-type: upper-roman}

ol.lalpha

{list-style-type: lower-alpha}

ol.ualpha

{list-style-type: upper-alpha}

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Coffee

Tea

Coca Cola

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

105

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

3. Lấy ảnh làm đơn vị đánh dấu

ul

{

list-style-image:

url("/images/arrow.gif"

)

}

Note:

Netscape 4 does not

support the "list-style-

image" property.

Coffee

Tea

Coca Cola

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

106

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

4. Đặt chỗ cho đơn vị đánh dấu

ul.inside

{

list-style-position: inside

}

ul.outside

{

list-style-position: outside

}

Note: Netscape 4 does not support the "list-style-position"

property.

This list has a value of "inside":

Earl Grey Tea - A fine black tea, fermented to perfection in a complementary

blend of bergamot oil. This combination creates an ultra fine tea where

precision and process gives birth to this much-revered beverage.

Jasmine Tea - A fabulous "all purpose" tea made of freshly picked, organic

camellia sinensis (green tea) and jasmine flowers.

Honeybush Tea - A super fruity delight that is naturally sweet and almost

unbelievable! This magnificent tea imported from the Cape of Good Hope has

a smooth and fruitful body that reminds us of those tangy tea blends currently

on the market. However it should be pointed out that this is completely free of

flavoring agents and other ingredients.

This list has a value of

"outside":

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

107

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Earl Grey Tea - A fine black tea, fermented to perfection in a complementary

blend of bergamot oil. This combination creates an ultra fine tea where

precision and process gives birth to this much-revered beverage.

Jasmine Tea - A fabulous "all purpose" tea made of freshly picked, organic

camellia sinensis (green tea) and jasmine flowers.

Honeybush Tea - A super fruity delight that is naturally sweet and almost

unbelievable! This magnificent tea imported from the Cape of Good Hope has

a smooth and fruitful body that reminds us of those tangy tea blends currently

on the market. However it should be pointed out that this is completely free of

flavoring agents and other ingredients.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

108

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

5. Thiết lập các thuộc tính trong một khai báo

ul

{

list-style: square inside

url("/images/arrow.gif"

)

}

Note:

Netscape 4 does not

display the images or

position the list.

Coffee

Tea

Coca Cola

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

109

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

VIII. Dimension

1. Thiết lập chiều rộng và chiều dài cho ảnh

img.normal

{

height: auto;

width: auto

}

img.big

{

height: 80pax;

width: 100px

}

img.small

{

height: 30px;

width: 50px

}

b

Note:

Ne a

support the "height"

property, and the

"width"

property does not work

on images.

src="/images/back.gif"

width="72"

height="40">

src="/images/back.gif"

width="72"

height="40">

src="/images/back.gif"

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

110

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

width="72"

height="40">

2. Tăng khoảng cách giữa các dòng

p.increase {line-height: 1cm}

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph

IX. Classification - Phân loại

1. Ẩn hoặc hiển thị đoạn văn bản

div {display: none}

p {display: inline}

The div section is invisible

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

This is a paragraph This is a

paragraph This is a paragraph This is

a paragraph This is a paragraph This

is a paragraph This is a paragraph

This is a paragraph This is a

paragraph This is a paragraph This is

a paragraph This is a paragraph This

is a paragraph This is a paragraph

With the value of "inline" there

should be

no distance between the two

paragraphs.

111

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

With the value of "inline" there

should be

no distance between the two

paragraphs.

2. Thiết lập ảnh xuất hiện trong một đoạn văn bản

img

{

float: left

}

src="/images/bookasp20.gif

"

width="120" height="151"

/>With the

value of "left" the image

will

float to the left in the

paragraph.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

112

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

3. Vị trí tương đối của đoạn văn bản so với vị trí bình thường

type="text/css">

h1.ex1

{

position:relative;

left:20

}

h1.ex2

{

position:relative;

left:-20

}

Normal

Heading

class="ex1">Headi

ng +20

class="ex2">Headi

ng -20

Relative positioning

moves an element

relative to its

original position.

"left:20" adds 20

pixels to the

element's LEFT

position.

"left:-20" subtracts

20 pixels from the

element's LEFT

position.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

113

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

4. Vị trí tương đối của dòng tiêu đề

h1

{

position:relative;

left:40

}

Heading A

This is a paragraph.

Heading B

This is a paragraph.

Heading C

This is a paragraph.

Heading D

This is a paragraph.

5. Vị trí tuyệt đối của đoạn văn bản

type="text/css"

>

h1.x

{

position:absolut

e;

left:100;

top:150

}

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

114

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

class="x">This

is a

heading

With absolute

positioning, an

element can be

placed

anywhere on a

page.

The LEFT

position of the

heading is 100

pixels from the

left of the page.

The TOP

position is 150

pixels from the

top of the page.

6. Không hiển thị một đoạn văn bản

h1.one

{

visibility:visible

}

h1.two

{

visibility:hidden

}

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

115

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Note:

Netscape 4 does not

support the "visibility"

property.

class="one">Heading

one

class="two">Heading

two

Where is heading

two?

7. Thay đổi con trỏ

Note: Netscape 4 does not support the "cursor" property.

Move the mouse over the words to see the cursor change.

Auto

Crosshair

Default

Pointer

Move

e-resize

ne-resize

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

116

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

nw-resize

n-resize

se-resize

sw-resize

s-resize

w-resize

text

wait

help

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

117

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 6 Sử dụng phần mềm Photoshop, Coreldraw áp dụng

cho việc chỉnh sửa, xuất ảnh cho Web

6.1- Đồ hoạ trên Web

6.1.1Giới thiệu đồ hoạ trên web

- Sơ lược về đồ hoạ: Thiết kế diện mạo cho Website của bạn là một công việc

hấp dẫn. Hình ảnh trực tuyến sẽ hỗ trợ cho bản tin của bạn và mời người xem

nhận bản tin đó. Nếu không có hình ảnh thích hợp, bản tin của bạn có thể

không bao giờ được đọc, người xem có thể lướt qua site của bạn và di chuyển

đến site kế tiếp. Việc tìm diện mạo của bạn là một vấn đề của việc lập kế hoạch

một cách sáng tạo.

Việc trình bày thông tin với diện mạo và ấn tượng bổ xung vào bản tin của bạn

là thiết yếu để thu hút người xem. Mọi người thực hiện các quyết định một

cách có ý thức và vô thức dựa vào các cảm xúc của họ. Một trong các công việc

của người thiết kế là tạo ra một hình ảnh cho website của bạn để gợi ra các cảm

xúc thích hợp đối với người xem để truyền đạt bản tin của bạn một cách hay

nhất.

Màu sắc: Màu sắc là một trong những khía cạnh thiết kế thú vị nhất đối với

Web. Trong chế bản truyền thống, màu thường được sử dụng cho các ấn phẩm

có giá trị cao nhờ các phương pháp thủ công. Nhưng trên web, việc bổ xung

màu tương đối dễ dàng ngay cả đối với những người mới bắt đầu thiết kế web.

Bằng một vài thao tác, bạn có thể sử dụng các ứng dụng đồ hoạ và các bức ảnh

chụp đầy màu sắc làm hiệu quả hơn cho trang web của bạn.

Vòng màu

Sắc độ

Hình 6.1: Vòng màu cơ bản

Việc sử dụng màu sắc một cách hữu hiệu phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân

theo một số quy tắc đơn giản về cách mà mắt bạn cảm nhận màu và cách màu

tác động đến bạn. Chúng ta thường gọi các màu là " nóng" và "lạnh"

Các màu Nóng: Màu đỏ, màu cam, và màu vàng là màu nóng. Các màu nóng

có vẻ di chuyển ra phía trước trong một hình ảnh, và chúng chuyển tải một ý

nghĩa về năng lượng. Các màu này kích thích người xem và làm cho người xem

cảm thấy sự hứng thú được tạo ra bởi các màu trong hình ảnh cũng như bởi chủ

đề của hình ảnh.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

118

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Các màu lạnh: màu tím, màu xanh dương, màu xanh lục là màu lạnh. Các màu

lạnh có vẻ lùi xa dần về phía nền và gợi lên một cảm giác căng thẳng được xoa

dịu dần.

Màn hình máy tính thể hiện mọi màu sắc bằng chế độ màu RGB

Red Green Blue

Số lượng mỗi màu sử dụng dựa trên giá trị giữa 0 và 255.

Nếu R=255 G=255 B=255 = Màu trắng

Nếu R=0 G=0 B=0 = Màu đen

Người ta còn định nghĩa màu bằng các giá trị số thập lục phân Hex -

Hexadecimal, là giá trị của gồm 6 con số để mô tả 1 màu. Có giá trị từ 00 đến

FF

Ví dụ: 000000 = Màu đen

FFFFFF = Màu trắng

Là một người thiết kế, bạn sẽ cần chọn các sắc độ nào của màu để sử dụng chủ

yếu dựa vào các cảm nhận của bạn. Hãy để cho mắt bạn đánh giá sự phối màu

của bạn.

Bố cục: dù bạn đang thiết kế một bản tin nội bộ, một mục quảng cáo, hay một

trang web, bạn cần quyết định cách sắp xếp đồ hoạ và text để chuyển tải bản tin

của bạn theo một cách dễ hiểu và Logic. Để làm được như vậy, bạn cần phải

nắm được một số nguyên tắc về bố cục.

- Có nhiều kiểu bố cục (cân đối, đăng đối, đối xứng, ...) nhưng bố cục

nào cũng phải đem đến 1 sự cân bằng, chặt chẽ

- Bố cục phải có chính có phụ.

- Có thể phá cách nhưng phải không thể phá vỡ các quy chuẩn chung. Bạn

có thể sử dụng cảm giác " không cân đối" để tập chung sự chú ý, người

xem sẽ nhìn vào thành phần này một cách cẩn thận, cố cảm nhận về nó

và tìm ra một cách để hợp nhất nó vào toàn bộ cảm nhận về sự cân đối.

Hình 6.2: Các kiểu bố cục

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

119

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.1.2-Đồ hoạ trên Web khác gì?

- Luôn bị giới hạn trong bố cục màn hình ngang (thông thường là 600 x 800

pixels) và không bao quát được toàn bộ trang như trong in ấn.

- Mang một phong cách đặc trưng của Web, đó là phải có thanh menu chứa các

liên kết với toàn bộ các trang trong hệ thống Website của bạn, có phần đầu

trang (header) và phần chân trang ( Footer). Giao diện của site phải được thống

nhất về mặt hình ảnh và phải mang cùng một phong cách trình bày. Như vậy

mới đảm bảo được tính nhất quán trong suốt site của bạn. Mắt bạn sẽ bị thu hút

và nhìn thấy một loạt các hình ảnh dưới dạng một mẫu đồng nhất, và rất là

không thoả mãn đối với nhiều người khi bạn bấm nút liên kết đến một trang

web có màu sắc cũng như cách trình bày hoàn toàn khác, tạo cho ta cảm giác là

bị lạc vào một site khác chứ không phải là website mà bạn đang truy cập.

- Giới hạn trong công nghệ: Trở ngại lớn nhất làm mất hứng người xem là một

Website tải quá chậm. Nếu một ảnh mất trên 20s để tải qua một modem 56k,

bạn có thể chắc chắn rằng phần lớn người xem đều trở nên mất kiên nhẫn và rời

khỏi website của bạn. Vì vậy trong trang web không nên đặt quá nhiều ảnh hay

ảnh quá lớn

- Một lợi thế của đồ hoạ web là việc sử dụng các hình ảnh động. Web đang

không ngừng phát triển thành một đa phương tiện truyền thông tinh vi, nếu

được sử dụng một cách hữu hiệu, các hình ảnh động sẽ mang sự sống động đến

cho website của bạn. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng nó sẽ làm rối loạn, giảm đi

tính thẩm mỹ cũng như hạn chế tốc độ truy cập của trang.

6.2- Xử lý đồ họa trên Web:

Bạn đã hiểu một số điểm căn bản về đồ hoạ, bạn có thể thắc mắc làm thế nào

để thật sự chuyên sâu vào việc Thiết kế web. Bạn cần phần mềm nào? Chương

trình tạo ảnh nào được xử dụng để tạo các ảnh chuyên nghiệp cho website của

ban?. Có nhiều công cụ có sẵn để tạo và xử lý đồ hoạ trên Web như: Flash, Gif

Animation, Corel, Inlustrator ....Nhưng trong chương này chúng tôi sẽ giới

thiệu với các bạn 2 chương trình xử lý đồ hoạ thông dụng nhất đó là: Photoshop

6.0 và corel Draw 10.

6.2.1- Phần mềm xử lý đồ hoạ photoshop

6.2.1.1- Cơ sở về Photoshop

Adobe photoshop là sản phẩm được chọn sử dụng bởi phần lớn những người

thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp nhất đang xử lý các ảnh web. Photoshop có

nhiều công cụ và tiện ích xử lý ảnh. Khi bạn quét một bức ảnh chụp hay tinh

chỉnh lại nó, tạo một ảnh của một bức vẽ, hay các nút, các thanh, các nền

chuẩn, Photoshop có thể thực hiện được điều đó. Nó cũng có khả năng xử lý và

chuyển đổi phần lớn các dạng file ảnh sang file gif và jpg. Photoshop sẽ cho

phép bạn xử lý hầu hết tất cả các dạng ảnh mà bạn gặp phải.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

120

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Ý nghĩa các định dạng của tệp tin: (Những định dạng thông dụng)

-

Psd:

định

dạng

chuẩn

của

Photoshop

- GIF (Graphic Interchange Format): Gif sử dụng kiểu nén không phải hi sinh

dữ liệu gốc. Chỉ rút gọn trung bình 1/3 tập tin cũ. Gif giới hạn trong 256 màu.

- JPEG (Joint Photographic Expert Group): Dùng để nén các hình ảnh suất cho

Web. Do chế độ JPEG cho phép ảnh lên tới 16 triệu mầu nên các hình ảnh có

chất lượng hình ảnh và mầu cao

- PNG: Là định dạng tệp tin để nén các hình ảnh sẽ được xuất cho Web.

- TIFF: Các tệp tin dạng TIFF là các tệp tin có chất lượng cao được dùng để

định dạng cho ảnh đầu vào và dùng trong in ấn (dùng cho máy PC và MAC)

- BMP: Là định dạng dùng cho các file ảnh, có thể dùng rộng rãi cho các

chương trình chạy trong Window.

Các chế độ màu của Photoshop:

- Chế độ màu RGB:

Màn hình máy tính thể hiện mọi màu sắc bằng chế độ màu RGB.

Red Green Blue

Số lượng mỗi màu sử dụng dựa trên giá trị giữa 0 và 255.

Nếu

R=255

G=255

B=255

= Màu

trắng

Nếu R=0 G=0 B=0 = Màu đen

Người ta còn định nghĩa màu bằng các giá trị số thập lục phân Hex -

Hexadecimal, là giá trị của gồm 6 con số để mô tả 1 màu. Có giá trị từ 00 đến

FF

dụ:

000000

=

Màu

đen

FFFFFF = Màu trắng

- Chế độ màu CMYK:

Là chế độ màu gồm 04 màu: C= Cyan; M= Magenta; Y= Yellow; K= Black. Là

chế độ màu chuẩn dùng để in các ấn phẩm.

- Chế độ mầu Index:

Là chế độ mầu chỉ định, sử dụng một bảng mầu có 256 mầu, khi hình ảnh có

mầu nằm ngoài bảng mầu chỉ định, chế độ Index color sẽ tự thay thế mầu đó

bằng một mầu tương tự trong bảng mầu. Bằng cách giới hạn mầu trong một

bảng mầu, mầu chỉ định có thể giảm bớt kích cỡ của tệp tin trong khi vẫn giữ

nguyên chất lượng của hình ảnh khi nhìn trên màn hình.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

121

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.2.1.1- Làm việc với Photoshop:

Tạo 1 File mới:

Thực hiện một trong các cách sau:

Để xác định kích cỡ và độ phân giải của tệp mới dựa trên kích cỡ và độ phân

giải của nội dung đang chứa trong Clipboard, chọn File > New. (Ctrl+N)

Để xác định kích cỡ và độ phân giải của tệp mới dựa trên kích cỡ và độ phân

giải của lần thiết lập gần nhất, giữ Alt/option và chọn File > New.

Để xác định kích cỡ của tiệp dựa trên một tiệp đang mở trên màn hình, chọn

File > New. Với hộp thoại New đang mở, chọn tên Tệp đang mở trong thực đơn

Window.

Đưa thông số vào các ô sau:

Name: đặt tên tiệp

lmage Size: kích thước tiệp

width (rộng):

Height (cao):

Resolution (độ phân giải):

Để hiển thị trên màn hình: 72 dpi (pixel/inch) cho máy Mac và 96 dpi cho máy

PC

Để in thử laser chất lựng cao: 200 dpi

Để in ốp sét: 300 dpi

Mode (chế độ màu):

Bitmap: Ảnh chỉ có hai giá trị, đen hoặc trắng

Grayscale: nh có 256 mức xám khác nhau

RGB color: Chế độ hiển thị mặc định và là mô hình màu tiêu chuẩn để hiển thị

các màu của màn hình Video

CMYK color: dùng để biên tập các hình ảnh để xuất ra cho in ấn

Lab color: Kiểu màu độc lập với thiết bị, dùng để truyền các tệp giữa các hệ

thống màu khác nhau

Contents: Phông nền tập tài liệu

White: phông nền màu trắng

Background Color: Tài liệu mới tạo sử dụng màu phông nền hiện thời

Transparent: Tài liệu mới tạo sẽ có lớp phông nền trong suốt không có các giá

trị màu.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

122

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.3: Cửa sổ New của menu File

Lưu fĩle .

Chọn

một trong

ba

trường

hợp

sau:

File > save: để lưu Công việc của bạn sau khi đã thực hiện các thay đổi với

các

định

dạng

hiện

thời (Ctrl+S)

File > Save as: lưu tệp với tên mới. Cách này cho phép bạn lạo ra các phiên bn

khác nhau của một tệp, lưu vào đĩa cứng khác hoặc lưu dự trữ tệp gốc sẽ được

đóng lại và tệp vừa lưu được mở trên màn hình. (Shift+Ctrl+S)

File > Save a Copy: lưu tệp với tên mới và vẫn để mở tệp gốc.

Lưu ý: cách lưu tệp này sẽ cho phép bạn làm phẳng ảnh và lưu tệp không kèm

theo các kênh alpha của tập đó.

Canvas (không gian làm việc) và cửa sổ đang được kích hoạt

Canvas là ô rộng màu trắng trong cửa sổ, nơi bạn tạo và biên tập ảnh. Canvas

cũng có thể trong suốt hoặc mang màu của phông nền. .

Bạn hãy để con trỏ chuột vào góc dưới, bên phải của cửa sổ và rê chuột. Cửa

sổ sẽ mở rộng, nhưng lưu ý rằng kích thước của Canvas không thay đổi. ..

Khi bạn tạo lệp mới, kích thước của ảnh chính là kích thước của canvas. Sau

đó, nếu muốn điều chỉnh canvas, vào lmage > Canvas Size: điền các gian trị

mới vào ô Width và Height; Anchor cho phép bạn xác định vị trí của vùng

không gian sẽ được mở rộng.

Bạn có thể in ở nhiều cửa sổ cùng một lúc trong Photoshop nhưng chỉ có một

cửa sổ được kích hoạt (cửa sổ làm việc).

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

123

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Thanh trạng thái nằm ở phía dưới màn hình.

Thanh trạng thái có các thông tin sau:

Document Size: Số bên trái là kích cỡ tài liệu không chứa các lớp. Bạn có thể

coi số này là kích cỡ tệp tin khi ảnh đã được làm phẳng, hoặc khi tài liệu đã

được xuất cho máy in. Số bên phải cho biết tệp tin khi chứa tất cả các lớp, các

kênh Alpha và dữ liệu (Số này ban đầu bằng 0 khi bat bắt đầu với 1 tập tin

trống không). Số đó thường lớn hơn dung lượng không gian thực sự được sử

dụng trên đĩa cứng, bởi vì Photoshop có thể nén thông tin khi lưu trên đĩa.

ý nghĩa các định dạng của tệp tin: (Những định dạng thông dụng)

Số % của tệp tin đang được hiển thị.

Bảng quản lý Navigator

Mở bảng điều khiển bằng cách vào Window> Show Navigator. Bảng này hiển

thị ảnh dưới dạng thu nhỏ. Bạn cod thể phóng to hay thu nhỏ ảnh bằng cách

nhập giá trị vao ô % hay kích chuột vào mũi tên phía dưới bảng này.

Hình 6.4: bảng điều khiển Navigator

Giới thiệu bảng công cụ

1.Công cụ chọn hình chữ nhật

2. Công cụ chọn hình elip

3. Công cụ chọn 1px theo chiều

ngang

4. Công cụ chọn 1px theo chiều dọc

1.Công cụ chọn sợi dây tự do

2. Công cụ chọn sợi dây thẳng

3. Công cụ chọn sợi dây từ tính

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

124

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

1.Công cụ chọn hình chữ nhật

2. Công cụ chọn hình elip

3. Công cụ chọn 1px theo chiều

ngang

4. Công cụ chọn 1px theo chiều dọc

1.Công cụ chọn sợi dây tự do

2. Công cụ chọn sợi dây thẳng

3. Công cụ chọn sợi dây từ tính

Công cụ dịch chuyển

Công cụ cây đũa thần (Magic Wand)

cho phép chọn vùng có màu tô tư-

ơng tự

Công cụ cắt ảnh

Công cụ Slice

1.Công

cụ

bút lông

2.Công cụ but chì

Công cụ phuc hồi ảnh như ban đầu

1.Công cụ con dấu

2 Công cụ con dấu mẫu

1.Công cụ tẩy

2.Công cụ tẩy dùng màu nền dưới

làm màu tẩy

3.Công cụ tẩy những vùng hình ảnh

có thuộc tính tương tự nhau

1. Công cụ tô chuyển màu

2. Công cụ tô màu

1.Công

cụ

làm

nhoè

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

2. Công cụ làm nét

3. Công cụ di mầu

125

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

1. Công cụ làm sáng ảnh

2.

Công

cụ

tối

ảnh

Hình 6.5: Thanh công cụ

6.2.1.2-Giới thiệu các công cụ chọn:

3. Công cụ bão hoà mầu

Công cụ tạo đường dẫn

Công cụ chọn các hình vector

1. Tạo text theo chiều ngang

2. Tạo text theo chiều dọc

3. Tạo text thanh vùng chọn

theo chiều ngang

4. Tạo text thành vùng chọn

theo chiều dọc

Các công cụ tạo hình

1.Công cụ chọn màu

2. Chọn nhiều màu

3. Thước đo

Công cụ bàn tay kéo

Công cụ phóng to, thu nhỏ.

Trong photoshop, bạn có thể tạo các vùng chọn dựa theo kích cỡ, hình dạng,

màu sắc... bằng 4 công cụ chọn cơ bản: Marquee, Lasso, Magic Wand và Pen.

Trên hộp công cụ, bộ công cụ Marquee và Lasso có chứa các công cụ ẩn ở phía

dưới. Có thể chọn công cụ ẩn bằng cách giữ nút chuột trên biểu tượng công cụ

đang thể hiện của nhóm và chọn công cụ mà bạn muốn từ menu vừa xuất hiện.

Để tạo một vùng chọn, bạn dùng công cụ chọn, kéo xung quanh vùng muốn

chọn. Hình thể của vùng chọn còn tỳ tuộc vào công cụ chọn được dùng để tạo

vùng chọn.

Các vùng chọn theo hình dạng cố định:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

126

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.6: Rectangular Marquee Tool

- Sử dụng công cụ Rectangular Marquee Tool (M) để chọn một vùng chữ

nhật trong ảnh (Giữ Shift trong khi kéo sẽ tạo được hình vuông).

- Sử dụng công cụ Elliptical Marquee Tool để chọn một vùng hình ellipse

(Giữ Shift trong khi kéo sẽ tạo được hình tròn).

- Sử dụng công cụ Single Row Marquee Tool hoặc Single Column

Marquee Tool để chọn 1 vùng là 1 dòng có chiều cao là 1 pixel hoặc

một cột có chiều rộng 1 Pixel.

Các vùng chọn có hình dạng tự do:

Hình 6.7: Lasso Tool

- Sử dụng công cụ Lasso Tool kéo trên ảnh để tạo một vùng chọn có hình

dạng tự do.

- Công cụ Polygonal Laso Tool để tạo vùng chọn có biên là một đa giác

(biên chọn là các đoạn thẳng nối vào nhau)

- Công cụ Magnetic Lasso sẽ tạo ra vùng chọn có biên chọn được hút vào

biên của các chi tiết trong ảnh. Bạn có thể chủ động định hướng cho

biên chọn bằng cách bấm chuột để xác định điểm định hướng, điểm ép

buộc.

Công cụ Lasso có thể dùng để tạo các vùng chọn với biên chọn gồm những

đoạn ngoằn ngèo như vẽ tay xen kẽ các đoạn thẳng. Nhấn giữ phím Alt trong

khi vẽ bằng ccông cụ Lasso, con trỏ sẽ tạm thời chuyển thành con trỏ của công

cụ Polygonal Lasso. Chú ý không thả chuột, bạn bấm chuột tại điểm khác.

Trong khi vẫn giữ nút chuột, thả phím Alt, con trỏ sẽ trở lại thành con trỏ

Lasso.

Trong quá trình chọn nếu bị lỗi, bạn sẽ dễ dàng bỏ chọn và chọn lại đoạn lỗi

trong khi vẫn giữ phím Alt, bạn có thể nhấn phím Delete hoặc Backspace để

huỷ bỏ các điểm neo này rồi bấm chọn lại.

Các vùng chọn dựa theo màu sắc:

Hình 6.8: Magic Wand

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

127

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Công cụ Magic Wand chọn các phần ảnh dựa theo mức độ màu gần giống nhau

của các pixel nằm sát nhau. Công cụ này rất có ích khi phải chọn vùng chọn có

hình dáng phức tạp mà bạn không thể tạo được bằng công cụ Lasso.

Thanh tuỳ chọn của công cụ Magic Wand chứa các tuỳ chọn, bạn có thể thay

đổi chúng để điều khiển cách làm việc của công cụ. Tuỳ chọn Tolerance sẽ xác

định số lượng tông màu xấp xỉ nhau được chọn khi bạn bấm vào 1 điểm ở trên

ảnh. Giá trị này nằm trong khoảng từ 0 tới 255. Giá trị mặc định là 32, điều này

có nghĩa là sẽ có 32 tông màu sáng hơn và 32 tông màu tối hơn được chọn.

Chú ý: Khi dùng một trong các công cụ chọn như Lasso, Marquee, cũng có thể

nhấn giữ phím Shift để nối thêm vào vùng chọn hiện hành. Để loại bỏ bớt vùng

chọn, bạn nhấn giữ phím Alt và kéo vùng bạn muốn loại bớt.

Để bỏ chọn vùng chọn đang hiện hành: Chọn menu Edit/ Deselect ( Ctl+D)

hoặc bấm ra vùng khác phía ngoài biên chọn trong của sổ ảnh để bỏ chọn.

Định lại vị trí đường biên chọn khi đang tạo nó: Nếu hình thể vùng chọn chưa

phù hợp với hình Oval và nếu đã thả nút chuột thì bạn phải vẽ lại vùng chọn.

trong khi vẫn giữ nút chuột, nhấn giữ phím Spacebar trên bàn phím và kéo

chuột. Biên chọn sẽ di chuyển khi bạn kéo. Cẩn thận thả nút Spacebar nhưng

không thả nút chuột và tiếp tục vẽ, có gắng làm cho kích cỡ và hình dáng của

biên chọn phù hợp với hình muốn chọn.

Di chuyển phần ảnh được chọn: Khi vùng chọn vẫn đang được chọn. Chọn

công cụ Move từ hộp công cụ, con trỏ sẽ chuyển thành hình mũi tên và cái kéo,

thông báo rằng nếu bạn kéo chuột, bạn sẽ cắt vùng chọn và di chuyển nó từ vị

trí hiện hành sang vị trí mới.

Di chuyển và sao chép cùng một lúc: Dùng công cụ Move, đặt con trỏ vào bên

trong vùng chọn và nhấn giữ phím Alt. Con trỏ sẽ chuyển thành hình hai mũi

tên, thông báo sẽ sao chép vùng chọn nếu bạn kéo nó tới vị trí khác.

Thay đổi kích thước vùng chọn: Chọn menu Edit/ Transform/ Scale. Một hộp

bao sẽ xuất hiện xung quanh vùng chọn. Khung bao có 8 điểm vuông nhỏ ở các

cạnh và góc của khung bao ( Handle) và một điểm tâm ở giữa. Nhấn Shift và

kéo handle ở góc để tăng kích thước. Chú ý việc giữ Shift sẽ bảo toàn tỷ lệ của

vùng chọn, làm cho nó không bị méo. Nhấn Enter để hoàn tất việc tăng kích

thước.

Di chuyển vùng chọn bằng phím tắt: Trong khi côg cụ chọn đang được chọn, di

chuyển co trỏ vào bên trong vùng chọn, nhấn giữ phím Ctrl làm con trỏ chuyển

thành con trỏ của công cụ Move. Trong khi vẫn giữ Ctrl, kéo vùng chọn đến vị

trí mới.

Bạn có thể di chuyển vị trí vùng chọn bằng cách sử dụng các mũi tên trên bàn

phím. Mỗi lần nhấn phím sẽ làm di chuyển từng bước 1 hoặc 10 pixels nếu như

bạn giữ phím Shift.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

128

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Biến đổi vùng chọn: Bạn sẽ thực hiện việc quay vùng chọn bằng cách chọn

Edit/ Transform/ Rotate (Ctrl + T). Một khung bao xuất hiện xung quanh đối

tượng và con trỏ sẽ có hình mũi tên cong khi đặt bên ngoài khung quay. Kéo và

quay đối tượng sau đó bấm phím Enter để áp dụng biến đổi.

Làm mềm biên chọn bằng tính năng Anti-aliased và Feather: Trong kỹ thuật

ghép ảnh, chúng ta thường phải chọn các đối tượng ảnh, sau đó đặt các đối

tượng này lên trên các nền khác nhau, tính năng Anti-aliased và Feather sẽ giúp

cho biên các đối tượng được đặt và phối trộn tốt hơn với

Chọn lại vùng gần đây nhất: Chọn menu Select/ Reselect ( Ctrl+ Shift+D hoặc

Command + Shift+ D)

Với công cụ chọn đang được chọn, bạn bấm chuột phải hoặc Control -click vào

ảnh và chọn mục Reselect từ content menu;

Đảo ngược vùng chọn: Trong khi chọn 1 vùng ảnh, lệnh Select/ Inverse ( Ctrl +

Shift+ I) hoặc Command + Shift+ I dùng để chọn các vùng không được chọn

trong ảnh.

Xoá ảnh trong vùng chọn: Nhấn phím Backspace hoặc Delete, ảnh trong vuang

chọn sẽ bị xoá nhưng đường biên chọn vẫn được giữ lại sau khi xoá. Chọn Edit/

Clear kết quả cũng tương tự như trên.

Chọn menu Edit/ Cut ( Ctrl+X) ảnh trong vùng chọn sẽ bị xoá và đưa vào bộ

nhớ Clipboard.

Mở rộng hoặc thu hẹp vùng chọn bằng cách chỉ rõ số pixel:

Với vùng chọn đang có, bạn có thể mở rộng hoặc thu hẹp nó bằng cách chọn

menu Select/Modify/ Expand để mở rộng hoặc Contract để thu hẹp.

Hình 6.9: Hộp thoại Expand

Vùng chọn mới được mở rộng hoặc thu hẹp dựa trên vùng chọn ban đầu.

Tạo vùng chọn là đường viền của biên chọn cũ:

Bạn chọn menu Select/ border. Trong hộp thoại Border Selection, nhập giá trị

chiều rộng đường viền ở hộp nhập With từ 1- 200 pixel và bấm nút OK. Một

vùng chọn mới sẽ được tạo có biên cách đều biên của vùng chọn cũ.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

129

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.10: Hộp thoại Border Selection

M rộng vùng chọn tới các màu tương tự:

Chọn Menu Select/ Grow để thêm vào vùng chọn các pixel gần kề, nằm trong

phạm vi Tolerance được xác định trên thanh tùy chọn của công cụ Magic

Wand. Hoặc chọn Nenu Select /Similar để thêm vào vùng chọn các pixel ở

khắp nơi trong ảnh( không chỉ các pixel nằm gần kề) nằm trong phạm vi

Tolerance.

Lệnh Free Transform: (Ctrl+ T):

ể làm một loạt hoặc xen kẽ nhiều phép biến đổi với lênh Free

Transform cho đến khi tạo được kết quả mong muốn.

Di chuyển: đưa con trỏ vào bên trong hộp bao, con trỏ sẽ chuyển thành biểu

tượng Move rồi kéo để chuyển cả hộp bao và đối tượng chọn. Giứ Shift rồi kéo

để ép buộc di chuyển theo phương thẳng đứng, ngang hoặc 45o.

Quay: Đưa cho trỏ ra phía ngoài hộp bao, con trỏ sẽ chuyển thành hình múi tên

2 đầu và kéo để quay cả hộp bao và đối tượng chọn. Shift và kéo sẽ ép buộc

quay theo từng góc 15o so với tâm quay.

Thay dổi kích thước và tỷ lệ: Kéo các cạnh hoặc handle ở cạnh để làm biến

dạng đối tượng theo chiều ngang hoặc dọc. Kéo các handle ở góc làm biến

dạng đồng thời cả hai chiều. Shift kéo handle ở góc sẽ giữ nguyên tỷ lệ của đối

tượng khi biến dạng. Alt kéo hoặc Option kéo sẽ làm biến dạng đều từ tâm ra.

Xô nghiêng: Ctrl+Shift+ kéo các cạnh để xô nghiêng đối tượng theo chiều

ngang hoặc đứng. Ctrl+Shift+Alt+ kéo để tạo biến dạng từ tâm ra.

Biến dạng phối cảnh: Ctrl+Alt+ Shift+kéo các handle ở góc để làm biến dạng

đối tượng theo phối cảnh.

Làm méo: Ctrl+ kéo các handle ở góc để di chuyển riêng thanh handle này tùy

ý. Ctrl+ Shift+ kéo ở góc để di chuyển handle này và ép buộc theo phương

ngang hoặc htnẳng đứng. Ctrl + Alt+ kéo một cạnh để di chuyển cạnh này đối

xứng qua tâm.

Các lệnh bổ xung: trong khi đang sử dụng lệnh Free Transform, bạn có thể bấm

chuột phải để mở content menu và chọn các ệnh bổ xung như quay 90o,

180o....

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

130

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.11: Hộp thoại Free Transform

Hủy bỏ các lệnh biến dạng:

Để hủy bỏ1 phép biến dạng vừa làm, bạn nhấn phím Ctrl+Z. Để hủy bỏ toàn bộ

chuõi biến dạng vừa làm, bạn nhấn phím Esc hoặc bấm nút cancel trên thanh

tùy chọn. Để kết thúc và áp dụng chuối biến dạng đã làm, bạn nhấn phím Enter

hoặc bấm vào nút Commit trên thanh tùy chọn.

Áp dụng lại một chuỗi biến dạng Free Transform đã thực hiện trước đó:

Sau khi thực hiện mộtloạt các biến đổi bằng lệnh Free Transform, bạn có thể

tiếp tục thực hiện lại chuối biến đổi vừa rồi cho môth đối tượng khác đang chọn

bằng menu Edit/ Transform/ Again ( Ctrl+Shift+T)

Phương pháp sử dụng các giá trị số:

Sau khi khởi động lệnh Free Transform, bạn cũng có thể thực hiện các phép

biến đổi chính xác bằng cách nhập giá trị số trên thanh tùy chọn.

Tô màu cho vùng chọn: bạn có thể tô màu cho vùng chọn bằng menu Edit/Fill.

Hình 6.12: Hộp thoại Fill

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

131

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chọn các kiêu màu tô Foreground Color ( Alt+Delete) Hoặc Background Color

( Ctrl + Delete).

6.2.1.3 Công cụ cắt ảnh:

Chúng ta sẽ dùng công cụ Crop để xén ảnh và quay cho vừa với kích thước yêu

cầu. Chọn công cụ Crop tù hộp công cụ. Trên thanh tùy chọn nhập kích thước

vào hộp nhập Width và hộp nhập Height, hoặc tạo một khung xén xung quanh

phần ảnh. Không phải bận tâm khi khung xén không vừa với ảnh, chúng ta sẽ

điều chỉnh kích cỡ xung quanh khung xén. Bạn có thể kéo các handle xung

quanh khung xén để điều chỉnh lại khung xén cho vừ với ảnh cần xén. Nhấn

Enter hoặc nhấp đúp chuột để hoàn tất việc cắt ảnh. Nhấn Esc nếu muốn hủy bỏ

khung xén.

- Sử dụng công cụ Slice (K)

Công cụ Slice dùng để chia cắt hình ảnh ra thành nhiều mảnh nhỏ, Trước khi sử

dụng công cụ Slice, cần dùng những đường Guide để chia hình ảnh ra thành

những vùng cần cắt. Sau khi chia hình ảnh thành những vùng nhỏ như ý, dùng

công cụ Slice để chia cắt hình ảnh (tương tự như khi ta dùng dao để cát miếng

bánh)

Cách thực hiện:

Chọn công cụ Slice, đặt công cụ tại 1 góc của vùng cần cắt, giữ chuột và kéo

chuột đến góc đối diện, thả chuột.

Khi muốn chỉnh sửa 1 Slice đã được cắt, dùng công cụ Slice Select Tool để

chỉnh sửa

- Thay đổi độ rộng, hẹp của các Slice đã cắt

- Loại bỏ Slice

Đặt tên và gán các thuộc tính cho Slice

6.2.1.4 Nhóm công cụ chỉnh sửa ảnh:

Chỉnh sửa các vùng ảnh bằng công cụ Clone Stamp:

Công cụ Clone Stamp sử dụng các pixel từ một vùng của ảnh để thay thế cho

các pixel của một vùng khác trên ảnh. Với công cụ này, bạn có thể thay thế, sửa

chữa các vùng bị lỗi của ảnh gốc. Chọn công cụ Clone Stamp từ hộp công cụ,

trên thanh tùy chọn, mở bộ chọn Brush, chọn một nét bút kích cỡ phù hợp với

vùng định chỉnh sửa. Chắc chắn rằng tùy chọn Aligned được chọn. Di chuyển

con trỏ tới phần ảnh gần nhất so với phần ảnh bị lỗi. Nhấn giữ phím Alt để

chuyển con trỏ thành con trỏ xác định vị trí bắt đầu lấy mẫu nguồn và bấm để

xác định vị trí này. Kéo con trỏ của công cụ Clone Stamp để xóa vùng bị lỗi.

Kéo tô xóa một phần của góc bị lỗi rồi thả nút chuột, di chuyển con trỏ tới vị trí

khác của vùng lỗi và tiếp tục tô xóa vùng bị lỗi. Khi tùy chọn Aligned được

chọn sẽ đảm bảo ảnh được sao chép liên tục, không bị lặp lại sau mỗi lần kéo.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

132

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Sử dụng công cụ Pattern Stamp:

Chọn một vùng chọn. Chọn menu Filter/ Pattern Maker.

Hình 6.13: Pattern Maker

Trong hộp thoại Pattern Maker bấm vào nút Use Image

Size. Bấm nút General, bạn có thể tiếp tục bấm nút

General Again để tạo thêm các biến thể khác của mẫu tô.

Sử dụng các nút mũi tên tam giác dưới đáy, bên phải hộp

thoại để xem lại các biến thể của mẫu tô và chọn một mẫu

tô muốn sử dụng. Bấm nút Save Preset Pattern, nhập tên

vào hộp thoại Name và bẫm nút OK để trở về hộp thoại

Pattern Maker. Nếu bạn bấm OK hộp thoại Pattern Maker

sẽ tô toàn bộ ảnh bằng mẫu tô vừa được tạo.

Để áp dụng mẫu tô, chọn công cụ Pattern Stamp. Trên

thanh tùy chọn, chọn một nét bút từ bộ chọn Brush, bấm

vào mũi tên tam giác của bộ chọn pattern để mở bộ chọn

mẫu tô. Bấm ra phía ngoài để đóng bộ chọn lại. Trong của

sổ ảnh, bạn kéo con trỏ để thay thể bằng mẫu tô mới.

Sử dụng công cụ Healing Brush và Patch

Hình 6.14: Healing Brush và Patch

Đây là công cụ cải tiến mở rộng khả năng của hai công cụ Clone Stamp và

Pattern Stamp. Các công cụ này cho phép thực hiện đồng thời việc sao chép và

khả năng phối trộn tốt giữa các pixel từ một vùng ảnh này với một vùng ảnh

khác.

Chọn công cụ Healing Brush , trên thanh tùy chọn bấm vào nút mũi tên ở bộ

chọn Brush. Kéo con trượt Diameter để điều chỉnh đường kính nét bút . Bấm ra

bên ngoài để đóng bộ chọn lại. Nhấn giữ Alt hoặc Option và bấm vào vị trí gần

với vị trí cần sửa để lấy mẫu. Thả phím Alt và kéo.

Công cụ Patch được dùng để vá ảnh, công cụ này kết hợp cách chọn của công

cụ Lasso và tính năng phối màu của công cụ Healing Brush. Với công cụ Patch,

bạn có thể chọn một vùng làm vùng cần vá hoặc vùng lấy mẫu vá. Sau đó bạn

dùng công cụ patch kéo vùng chọn tới vị trí khác trong ảnh. Khi thả nút chuột,

công cụ patch sẽ thực hiện chức năng vá.

Sử dụng công cụ History Bruch để phục hồi lại phần chỉnh sửa

Công cụ history Brush dùng dữ liệuảnh từ các trạng thái trước đố làm nguồn

sao chép. Điểm tiến bộ của công cụ này là bạn có thể phục hồi trở lại một vùng

ảnh giới hạn, không phải loại bỏ toàn bộ kết quả đã làm theo từng bước. Chính

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

133

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

vì điều này, bạn có thể giữ lại các vùng ảnh đã chỉnh sửa hoàn hảo và có thể

phục hồi lại các vùng ảnh sau khi chỉnh sửa nhưng không đạt yêu cầu.

Chọn công cụ History từ hộp công cụ. Trong bảng history, kéo thanh cuộn lên

phía trên sẽ thấy được Snapshot Post - graffiti. Bấm vào ô trống bên trái tên

Post - graffiti. động tác này sẽ chọn Post - graffiti làm nguồn sao chép. Kéo

công cụ history Brush trên vùng mà trước đây bạn xóa. Sử dụng thanh tùy chọn

của công cụ History Brush khảo sát các tùy chọn khác nhau của công cụ này

như độ mờ đục, và phương thức phối màu Mode...

Điều chỉnh độ sáng bằng công cụ Dodge:

Chúng ta sẽ dùng công cụ Dodge để làm sáng hơn vùng sáng và làm tăng độ

chi tiết của ảnh. Chọn công cụ Dodge trong hộp công cụ. Trên thanh tùy chọn,

bấm vào hộp chọn Brush để mở bộ chọn nét bút định sẵn, chọn phạm vi tông

màu chịu tác động Range, ở tùy chọn Exposure, chọn cường độ tăng sáng bằng

cách nhập trực tiếp giá trị vào ô nhập hoặc dùng thanh trượt.

Hình 6.15: thanh trạng thái của công cụ Dodge

Kéo con trỏ vào phần bạn muốn. chỉnh sửa trên khung hình cho đến khi được

kết quả mong muốn.

Nếu muốn tạo hiệu ứng Dodge theo tùng đoạn thẳng, thay vì phải kéo con trỏ

theo đường thẳng, bạn có thể bấm tại một điểm sau đó Shift+ bấm tại 1 điểm

thứ hai, hiệu ứng dodge sẽ xảy ra trên đoạn thẳng nối giữa hai điểm này.

Giới thiệu về công cụ Burn:

Ngược lại với công cụ Dodge, thay vì làm sáng hơn phạm vi tông màu được

chọn, công cụ Burn sẽ làm chúng đậm và tối hơn. Các tùy chọn và các thao tác

cũng giống như công cụ Dodge

Điều chỉnh cường độ màu bằng công cụ Sponge:

Dùng công cụ Sponge để tăng cường độ màu. Chọn công cụ Sponge trên thanh

công cụ. Trên thanh tùy chọn công cụ Sponge xác lập các tùy chọn Mode: kiểu

tác động, Flow: cường độ tác động... kéo con trỏ của công cụ Sponge trên

vùng định tăng cường độ màu. Càng kéo nhiều lần thì cường độ màu ở vùng

này càng tăng.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

134

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Trong danh sách Mode, kiểu tác động Desaturate sẽ loại bỏ sự có mặt của màu

ở trên ảnh, làm ảnh bị xỉn đi, chỉ con các sắc đen xám. Saturate và Desaturate là

hai kiểu tác động trái ngược nhau. Tuy nhiên bạn không nên dùng kiểu này để

loại bỏ kiểu kia.

Làm mềm mại vùng bóng đậm và vùng bóng sáng bằng công cụ Blur:

Chọn công cụ Blur từ hộp công cụ, trong bảng Brushes, chọn một nét bút. Trên

thanh tùy chọn đặt các giá trị. Kéo con trỏ của công cụ Blur trên vùng bóng

đậm và vùng bóng sáng để làm mềm và tạo sự chuyển màu ở những vùng này.

Công cụ Sharpen làm nét ảnh:

Ngược lại với công cụ Blur, thay vì làm mềm , công cụ Sharpen sẽ làm cho ảnh

nét hơn. Các tùy chọn và các thao tác cũng giống như công cụ Blur

Sử dụng công cụ SMUDGE (R)

Công cụ Smudge có hình bàn tay đang chỉ dùng để làm mờ và biến dạng ảnh.

Chọn công cụ Smudge, nhấp chuột và di chuọtt vào vùng hònh ảnh cần làm mờ

vag biến dạng.

6.2.1.5 Công cụ tạo chữ:

Hình 6.16: công cụ Text

Tạo văn bản:

Khi bạn dùng công cụ Horizontal (tạo văn bản hướng ngang) hoặc Vertical

Type (tạo văn bản có hướng dọc), văn bản sẽ hiện lập tức trên của sổ ảnh.

Ngoài việc thay đổi thuộc tính như văn bản, bạn có thể biến đổi hình dạng tổng

quát cho nó, áp dụng các hiệu ứng, thay đổi phương thức trộn phối màu hoặc

thay đổi độ mờ đục cho nó.

Nhưng bạn không thể áp dụng các bộ lọc, sử dụng các công cụ vẽ, không thể tô

văn bản với các mẫu tô chuyển màu hoặc với các hoa văn định sẵn. Để áp dụng

các hiệu ứng này, bạn phải chuyển văn bản này thành đối tượng thường bằng

menu Layer/Rasterize/ Type. Tuy nhiên khi sử dụng lệnh này thì các thuộc tính

văn bản không còn nữa.

Nếu sử dụng Horizontal Type Mask hoặc Vertical Type Mask, bạn có thể

chuyển đổi các vùng chọn có dạng văn bản này thành dạng mặt nạ Layer.

Chỉnh sửa văn bản:

Để chỉnh sửa văn bản, chúng ta cần chọn nó. Bạn có thể chọn một ký tự đơn,

một từ hoặc tất cả các ký tự trong cả khối văn bản. Bạn có thể thay đổi kích

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

135

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

thước,tỷ lệ văn bản , điều chỉnh khoảng cách giữa hai ký tự, điều chỉnh khoảng

cách dòng ( Leading). Di chuyển các ký tự được chọn lên trên hoặc xuống dưới

đường baseline.

Hình 6.17: Hộp thoại Text

Từ trái qua phải - Từ trên xuống dưới:

1. Chọn font chữ

2. Chọn Mode cho chữ

3. Chọn Size cho chữ

4. Chọn khoảng cách giữa các dòng trong 1 đoạn, giá trị càmg lớn thì khoảng

cách càng xa

5. Chọn khoảng cách giữa các ký tự, giá trị càng lớn thì khoảng cách càng xa.

6. Chọn tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của chữ.

7. Chọn tỉ lệ giữa chữ hoa và chữ thường

8. Chọn mầu cho chữ

9. Chọn ngôn ngữ thể hiện

10. Chọn chế độ chống hiệu ứng răng cưa. (Anti Alias)

Cách sử dụng công cụ Type Mark

Công cụ Type Mask tạo ra vùng chọn có dạng ký tự. Đối với công cụ Type

Mask, ký tự được tạo ra như một hình ảnh, được xác định bằng vùng chọn. Vì

vậy sau khi đã tạo ký tự bằng công cụ Type Mask xong không thể chỉnh sửa lại

được.

Tuy công cự Type Mask có khuyết điểm nhưng nó cũng có một ưu điểm lớn,

đó là ứng dụng được các hiệu ứng làm đẹp cho chữ như khắc nổi tạo bóng .

Công cụ Type tuy có thể chỉnh sửa được, nhưng vì không được xem là một đối

tượng hình ảnh nên không thể ứng dụng các hiệu ứng làm đẹp cho chữ (Filters.

Plug-lns) trên Photoshop được.

Chuyển hướng cho văn bản:

Bạn có thể chuyển hướng cho văn bản từ ngang sang dọc hoặc ngược lại. Bấm

vào nút Text Orientation ở bên trái, trên thanh tùy chọn. hoặc trong bảng

Character, bấm nút mở menu và chọn lệnh Change, Text Orientation từ menu

của bảng. Hay chọn menu Layer/ Type/ Horizontal hoặc Vertical.Bạn có thể

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

136

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

quay các ký tự của văn bản bằng cách chọn các ký tự này và bấm nút mở menu

của bảng Character, và chọn lệnh Rotate Character

Các xác lập cho văn bản Paragraph:

Khi tạo văn bản dạng Paragraph, Photoshop cũng cung cấp thêm các tuỳ chọn

định dạng văn bản, Trong bảng Paragraph có xác lập gióng hàng( Align), dàn

đều hai bên( Justify), khoảng thụt vào ( Indent) và khoảng cách giữa các đoạn

văn bản. Menu cho phép tinh chỉnh các tuỳ chọn này:

Hình 6.18: Hộp thoại Paragraph

6.2.1.6 Các công cụ bút vẽ:

Sử dụng công cụ bút chì:

Công cụ Pen được sử dụng như một cái bút chì. Chọn công cụ Pen tool, dùng

công cụ để vẽ nét. Trên thanh thuộc tính, bạn có thể chọn kích cỡ bút ở tuỳ

chọn Brush .

Nếu muốn vẽ đoạn thẳng, thay vì phải kéo con trỏ theo đường thẳng, bạn có thể

bấm tại một điểm sau đó Shift+ bấm tại 1 điểm thứ hai, sẽ xuất hiện đoạn thẳng

nối giữa hai điểm này.

Sử dụng công cụ BRUSH tool (B)

Công cụ Brush được sử dụng như một cái bút vẽ. Chọn công cụ Brush tool,

dùng công cụ Brush để tô màu. Photoshop sẽ dùng màu foce Ground để làm

màu tô và dùng màu back ground để làm màu xoá (dùng công cụ Eraser)

Nét vẽ của công cụ Brush được chọn trong bảng Brush tại thanh thuộc tính của

công cụ

Master Diameter:

Dùng để chọn độ lớn của đường kính nét vẽ .Các chế độ (Mode) của công cụ

Brush

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

137

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.18: Hộp thoại công cụ Brush

6.2.1.7 - Sử dụng công cụ Eraser (E)

Công cụ Eraser có hình cực tẩy, dùng để tẩy xóa hình ảnh. Chúng ta đã quen

dùng công cụ này qua công việc tẩy xóa, nhưng công cụ Eraser còn có chức

năng phục bổi những gì đã bị xóa. Đánh dấu chân Ô Eraser to History trên

thanh Property bar để mở chức năng phục hồi những phầ đã bị tẩy xoá

6.2.1.8 Công cụ tô màu cho đối tượng:

Hình 6.19: công cụ Gradient

Tô màu chuyển ( Gradient) :

Màu chuyển Gradient là sự chuyển dần giữa hai hay nhiều màu. Có thể điều

chỉnh kiểu chuyển tiếp bằng công cụ gradient. Bấm chọn công cụ Gradient từ

hộp ô

c ng cụ. Trên thanh thuộc tính bấm vào nút mũi tên để mở hộp chọn

Gradient

Hình 6.20: hộp chọn Gradient

Chọn một kiểu chuyển màu rồi bấm ra phía ngoài để đóng bộ chọn lại. Kéo con

trỏ với công cụ Gradient ( bạn có thể giữ Shift trong khi kéo để buộc hướng

chuyển màu theo phương ngang).

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

138

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bạ ó

ể thay đổi màu chuyển bằng cách nhấp chuột vào ô mẫu trên thanh

trạng thái. Cửa sổ Gradient Editor xuất hiện. Kéo các mũi tên để điều chỉnh độ

chu n

à

ể của màu .

Hình 6.21: hộp thoại Gradient

Đổ m u cho đối tượng (Paint Buket):

Chọn công cụ Paint Buket trên thanh công cụ. Nhấp chuột vào layer cần đổ

màu. Paint Buket sẽ tự đổ màu cho đối tượng đươc chọn. Màu mặc định là màu

Foreground Color. Bạn cũng có thể chọn các mẫu tô Patent trên thanh trạng

thái để tô màu cho đối tượng.

6.2.1.8 Công cụ tạo đường dẫn Path:

Hình 6.22: Công cụ tạo đường dẫn Path

Nhóm công cụ Pen giúp chúng ta: Vẽ những nét thẳng, nét cong, những hình

gấp khúc, những đường cong khép kín. Vẽ lại đường viền của một hình ảnh bất

T màu một hình sau khi đã vẽ lại.

kỳ. ô

Chọn công cụ Pen Tool trong thanh công cụ. Bấm chuột lên khung ảnh lấy

điể đ ầu, bấm tiếp để lấy các điểm tiếp theo nếu muốn vẽ đường thẳng. Nếu

muốn vẽ theo đường cong , bấm điểm đầu, giữ chuột rồi kéo, bạn sẽ được các

dâ điều chỉnh, thả chuột rồi bấm tại điểm tiếp theo. Giữ Ctrl+ nhấp chuột

sợi y

tại đầu dây neo+ kéo, Đường cong sẽ thay đổi theo cách kéo của dây điều

khiển.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

139

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.23: đường dẫn Path và dây điều khiển

Để biến đường Path thành vùng chọn, chọn menu Path/ Meke Selection. Để tô

màu cho path chọn Fill Path. Để tô nét cho đường Path, chọn Stroke Path....

Hình 6.24: Menu Path

6.2.1.10 - Các công cụ tạo hình:

Hình 6.25: Các công cụ tạo hình

-

-

Công cụ tạo hình chữ nhật

Công cụ tạo hình chữ nhật tròn cạnh

- Công cụ tạo hình Ellipse

- Công cụ tạo hình đa giác

-

Công cụ tạo nét

- Công cụ tạo hình đa phương.

Chọn bất kỳ công cụ nào trong nhóm công cụ này, trên thanh trạng thái sẽ xuất

hiện các tính năng tương ứng

Hình 6.26: thanh trạng thái công cụ tạo hình

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

140

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.2.1.11 Công cụ Zoom và Hand:

Zoom:

Để thu phóng sự thể hiện của ảnh, bạn sử dụng menu View với một trong các

cách sau:

- Dùng menu View / Zoom In để phóng to sự thể hiện của ảnh.

- Dùng menu View / Zoom Out để thu nhỏ sự thể hiện của ảnh.

- Dùng menu View / Fit on Screen: Thể hiện toàn bộ ảnh lớn nhất vừa vặn

với màn hình. Kích cỡ của ảnh và kích cỡ của cửa sổ chương trình

Photoshop sẽ xác định độ phóng to, thu nhỏ của ảnh trên màn hình. Dùng

menu View / Actual Pixels (trong Imageready là View 1 Actual Size) để thu

phóng ảnh sao cho độ phân giải của ảnh bằng với độ phân giải của màn hình

(một pixel của ảnh thể hiện bằng một dọt (điểm) của màn hình).

- Dùng menu View / Print Size (chỉ có trong Photoshop) để thu phóng ảnh

bằng với kích thước khi in ra.

- Dùng menu View / Resize Window to Fit (trong Imageready) hoặc tùy chọn

Resize Window to Fit trên thanh tùy chọn của công cụ Zoom (trong

Photoshop): lệnh này thay đổi kích cỡ cửa sổ cho phù hợp với cấp dộ thu

phóng của ảnh.

Bạn có thể double-click vào công cụ Hand để làm cho ảnh vừa vặn với màn

h ( it on Screen).

hìn F

Mỗi khi bạn sử dụng lệnh Zoom, ảnh sẽ được phóng to hoặc thu nhỏ, nhưng nó

chỉ thể hiện trong phạm vi của cửa sổ file ảnh mà thôi. Phần trăm thu phóng sẽ

được thể hiện trên thanh tiêu đề của cửa sổ file ảnh và ở tận cùng, bên trái

thanh trạng thái (status bar)

Trong Photoshop, có thể nhập chỉnh xác cấp độ thu phóng ảnh theo ý bạn ở hộp

thể hiện cấp độ thu phóng trên thanh trạng thái hoặc trong bảng Navigator. Bạn

có thể kéo con trỏ của công cụ Zoom tạo một đường bao hình chữ nhật để xác

định vùng ảnh muốn phóng to.

Cuộn Ảnh:

Bạn có thể dùng công cụ Hand để di chuyển, cuộn ảnh trong cửa sổ chứa file

ảnh. Nếu ảnh đã thể hiện đầy đủ trong cửa sổ chứa file ảnh thì công cụ Hand sẽ

ô

ụng khi bạn kéo con trỏ trong cửa sổ ảnh.

- Kéo góc dưới bên phải của khung cửa sổ ảnh vào phía trong ảnh để làm giảm

kích thước của cửa sổ này, sao cho cửa sổ ảnh chỉ thể hiện một phần của ảnh

- Chọn công cụ Hand từ hộp công cụ, kéo con trỏ trong cửa sổ ảnh để di

chuyển tới các phần ảnh khác trong cửa sổ này .

- Cũng giống nh công cụ Zoom, bạn có thể chọn công cụ Hand từ bàn phím mà

không cần bỏ chọn công cụ đang chọn.Chọn công cụ bất kỳ (khác công cụ

Hand).Nhấn giữ phím Spacebar để tạm thời chọn công cụ Hand từ bàn phím.

- Kéo con trỏ để di chuyển tới vùng ảnh mong muốn trong cửa sổ ảnh, sau đó

thả phím Spacebar.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

141

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Double-click vào công cụ Zoom trong hộp công cụ để đưa ảnh về cấp độ view

100%.

6.2.1.12- Công cụ lấy màu

Đây là công cụ rất hữu hiệu để bạn copy chính xác một màu . Dùng công cụ

Edropper Tool trỏ vào 1 màu bất kỳ nào trên ảnh, ban sẽ coppy màu ngay chính

chỗ đó.

6.2.1.13 Những điều cơ bản về Layer :

Có thể xem các layer như những tấm phim có đặt các phần ảnh trên đó.Trong

một layer, những phần có ảnh sẽ không trong suốt, các phần còn lại sẽ trong

suốt. Mỗi file Photoshop có một hoặc nhiều layer, các Layer xếp chồng lên

nhau thành nhiều lớp.

Nói thêm về layer Background

Layer Background được đặt ở vị trí cuối cùng (nằm dưới các layer khác) trong

bảng Layers. Một fie ảnh chỉ có thể có một layer Background. Bạn không thể

thay đổi trật tự sắp xếp, phương thức phối trộn màu (blending mode) hoặc độ

mờ đục (opacity) của layer Background. Tuy nhiên, bạn có thể chuyển layer

Background thành một layer bình thường . Double-click vào layer Background

trong bảng Layers, hoặc chọn menu Layer / New / Layer From Background để

mở hộp thoại New Layer . Đặt tên và xác lập các tùy chọn cho layer mới, rồi

click nút OK.

Đổi tên và sao chép layer từ một file khác:

Cũng dễ dàng tạo một layer mới bằng cách kéo ảnh từ file này sang file khác

bằng cách chọn công cụ Move từ hộp công cụ. Kéo từ cửa sổ file ảnh này sang

file ảnh kia. Con trỏ sẽ chuyển thành hình mũi tên với ô vuông và dấu cộng.

Nếu bạn nhấn phím Shift khi dang kéo thì ảnh sao chép sẽ đặt ngay chính giữa

của sổ file ảnh đích. Khi thả chuột, hai lớp ảnh sẽ đặt chồng lên nhau trong

cùng một cửa sổ.

Thể hiện hoặc làm ẩn ảnh chứa trong layer:

Biểu tượng con mắt ở ngoài cùng bên trái tên layer cho biết layer này đang

được thể hiện. Các layer không có con mắt là các layer bi ẩn đi. Bạn có thể bấm

vào biểu thượng con mắt để làm ẩn hoặc hiện layer.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

142

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.27: Cửa sổ layer

Sắp xếp lại các Layer:

Thứ tự tổ chức các layer trong file ảnh còn gọi là Straking Order ( thứ tự xếp

lớp). Thứ tự này sẽ quyết định việc thể hiện nội dung file ảnh. Thay đổi thứ tự

xếp lớp sẽ làm cho một phần ảnh nào đó di chuyển lên phía trên hoặc ẩn dưới

các phần ảnh trong các layer khác. Trong bảng layer, kéo layer cần thay đổi thứ

tự lên phía trên, khi nhìn thấy một đường màu trằng xuất hiện giữa các layer thì

thả nút chuột.

Có thể sắp xếp lại vị trí layer đang chọn trong bảng Layers bằng các lệnh từ

menu Layer / Arrange:

- Bring Forward (phím tắt Ctrl+j hoặc Command+j (Mac OS)): đưa layer

đưang chọn lên trên một cấp.

- Bring To Front (phím tắt ( trl+shift+j hoặc Command+shift +] (Mac OS)):

đưa layer đưang chọn lên trên cùng.

- Send Backward (phím tắt Ctrl+[ hoặc Command+[ (Mac OS)): đưa layer đang

chọn xuống dưới một cấp (không xuống dưới layer Background).

- Send To Back (phím tắt Ctrl+shift+[ hoặc Command+shift +[ (Mac OS)): đưa

layer đang chọn xuống dưới 1 cùng (không xuống dưới 1 layer Background).

Các lệnh trên không sử dụng được cho layer Background trước khi chuyển

layer này thành layer thường.

Thay đổi độ mờ đục Opacity và phương thức phối trộn màu Blending mode cho

layer

Phần ảnh layer trên đã che khuất các phần ảnh khác nằm dưới nó. Bạn có thể

thay đổi độ mờ đục Opacity để thấy được các phần ảnh phía dưới xuyên qua

cánh cửa. Cũng có thể thay đổi phương thức phối trộn màu Blending mode để

thay đổi hiệu ứng phối trộn màu của các pixel.

Liên kết layer:

Có một cách rất hiêu quả là liên kết hai hoặc nhiều layer lại với nhau. Với các

layer đã được liên kết, bạn có thể di chuyển, biến đổi chúng 1 cách đồng thời.

Trong khi vẫn duy trì vị trí tương đối cho các phần ảnh trên các layer đã liên

kết. Để liên kết các layer lại với nhau, bạn bấm vào ô vuông nhỏ nằm giữa biểu

tượng con mắt và tên layer. Một biểu tượng hình mắt xích sẽ xuất hiện cho biết

các layer đã được liên kết.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

143

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Áp dụng hiệu ứng layer bằng các layer style

Bạn có thể tăng cường hiệu quả cho layer bằng cách áp dụng hiệu ứng layer

(còn gọi là layer style) có sẵn như shadow (đổ bóng), Grow (tỏa sáng), bevel

(vát cạnh), emboss (làm nổi) và các hiệu ứng đặc biệt khác. Các layer style

được áp dụng một cách tự động và có thể chỉnh sửa được Chúng liên kết trực

tiếp với layer mà bạn chỉ định.Trong Photoshop, bạn sẽ dùng hộp thoại Layer

Style để điều chỉnh các style.

Với các hiệu ứng layer sau khi đã áp dụng, bạn có thể tạm thời tắt tác dụng của

nó bằng cách click tắt biểu tượng con mắt của hiệu ứng trong bảng Layers.

Cũng có thể sao chép hiệu ứng bằng cách kéo nó thả vào một layer khác.

Hình 6.28: Cửa sổ layer Style

Tạo một tập hợp layer và đưa các layer vào tập hợp này:

Bạn có thể tạo một tập hợp, một bộ các layer hay còn gọi là layer set, giống

như một thư mục để chứa các layer có chung một mục đích hoặc cùng tính

chất. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý các file ảnh phức tạp, có quá nhiều

layer:

- Trong bảng layer, bấm nút mở menu và chọn mục New layer set.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

144

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.28: Menu layer

- Trong hộp thoại New layer set đặt tên cho tập hợp layer mới ở hộp nhập

name rồi OK.

Hình 6.29: Menu New layer Set

Tạo một layer mới:

Để tạo một layer mới, bạn thực hiện một trong các cách sau:

- Click vào nút New Layer ở phía dưi bảng Layers để tạo một layer mới với độ

mờ đục Opacity là 100% và phương thức phối trộn màu Blending mode là

Normal. Trong bảng Layers, layer mới sẽ được chọn, được đặt tên tự động (như

Layer 1, Layer 2...) và đặt trên layer đang chọn trước đây.

- Trong bảng Layers, click vào nút mở menu và chọn mục New Layer từ menu

của bảng. Trong hộp thoại New Layer bạn cóthể chọn các tùy chọn cho layer

mới: Đặt tên cho layer ở hộp nhập Name. Click chọn tùy chọn Group With

Previous Layer nếu bạn muốn layer mới là một phần của nhóm cắt clipping

group.

Chọn một màu từ danh sách Color, màu này sẽ được dùng làm màu trang trí

cho layer mới, giúp dễ phân biệt layer này với các layer khác trong bảng Layers

. Nếu muốn, bạn có thể chọn một phương thức phối trộn màu ở hộp danh sách

Mode và độ mờ đục ở hộp nhập Opacity. Click nút OK để đóng hộp thoại,

layer mới với các xác lập trên

được tạo

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

145

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Di chuyển ảnh trong layer

Để di chuyển ảnh trong layer, bạn chọn layer muốn di chuyển từ bảng Layers.

Chọn công cụ Move từ hộp công cụ hoặc nhấn giữ phím Ctrl hoặc Command

(Mac OS) trong khi một công cụ khác đang chọn để tạm thời chuyển sang công

cụ Move. Drag con trỏ trong cửa sổ ảnh để di chuyển vị trí của toàn bộ ảnh

trong layer đang chọn. Tuy nhiên, cách này không thực hiện được với layer

Background, bạn phải chuyển layer Background thành layer thường.

Chọn nhanh layer

-Thông thường, nếu muốn di chuyển ảnh trên một layer, bạn phải chọn layer

này từ bảng Layers trước khi sử dụng công cụ Move. Có thể thực hiện điều

này nhanh hơn bằng cách chọn công cụ Move và chọn tùy chọn Au to Select

Layer trên thanh tùy chọn. Nếu tùy chọn này được chọn. khi bạn click vào phần

ảnh thuộc layer nào th layer đó sẽ tự động được chọn trong bảng Layers. Tuy

nhiên. các pixel tại vị trí c

cli k phải có giá trị mờ đục Opacity từ 50% trở lên,

nếu dưới 50 thì phần ảnh b

ên dưới sẽ được xét đến.

Tương tự như trên, với công cụ Move đang được chọn, thay vì phải chọn tuỳ

chọn Auto Select Layer trên thanh tuỳ chọn, bạn có thể dùng con trỏ của công

cụ Move, Ctrl bấm.

Sao chép layer:

Để sao chép layer trên cùng một file ảnh, bạn kéo layer nguồn muốn sao chép

thả vào nút New Layer. Layer sao có cùng tính chất và được đặt trên layer

nguồn.

Hợp nhất các layer bằng lệnh Merge hoặc Flatten:

- Lệnh Merge Down: dùng để hựp nhất hai layer nằm kề nhau.

- Lệnh Merge Visible: Dùng để hợp nhất tất cảc các layer đang được thể hiện

(có biểu tượng con mắt) vào layer đang chọn. Các layer ẩn được giữ

nguyên.

- Lệnh Merge Link: dùng để hợp nhất các layer có liên kết với layer đang

chọn.

-

Lệnh Merge layer set: dùng để hợp nhất tất cả các layer trong môth tập hợp

layer

- Lệnh Merge Group: dùng để hợp nhất các layer trong một nhóm cắt (

Clipping Group).

Khoá Layer:

Bạ ó

ẻ khoá từng phần hoặc toàn bộ để bảo vên hình ảnh chứa trong nó,

ngăn ngừa các thay đổi vô tình. Khi một layer bị khoá, một biểu tượng khoá sẽ

hi n bên cạnh tên của layer. Biểu tượng này sẽ bị tô đặc khi layer bị khoá

thể ệ

hoàn toàn, hoặc biểu tượng rỗng khi bị khoá 1 phần.

Bấm vào nút Lock All ở phần Lock, phía trên bảng layer. Một layer sẽ bị xoá

hoàn toàn

Chọn một hoặc nhiều tuỳ chọn khoá ở phần lock sẽ khoá một vài thuộc tính của

layer.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

146

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.2.1.14 Mặt nạ và kênh:

oà cách sử dụng các layer, Photoshop dùng mặt nạ (mask) để cô lập và tác

Ng i

động cho từng vùng của ảnh. Mặt nạ cũng tương tự như một khuôn mẫu. ảnh

ng qua phần bị cắt của mặt nạ có thể chỉnh sửa, thay đổi được Phần ảnh bên

thô

dưới phần không bị cắt của mặt nạ sẽ được bảo vệ và không bị thay đổi. Bạn có

thể tạo một mặt nạ tạm thời cho một lần sử dụng, hoặc lưu mặt nạ lại để sử

dụn c

g ho các lần sau.

Làm việc với mặt nạ (mask) và kênh (channel)

Các mặt nạ cho phép cô lập và bảo vệ các phần khác nhau trên file ảnh. Khi

bạn tạo mặt nạ từ một vùng chọn, vùng không được chọn sẽ được bảo vệ và

không bị chỉnh sửa. Bạn có thể lưu lại các vùng chọn thành mặt nạ để sứ dụng

sau này. Mặt nạ còn được dùng cho các công việc chỉnh sửa phức tạp, như thay

đổi màu hoặc áp dụng các bộ lọc cho file ảnh.

ng Photoshop, bạn có thể sử dụng mặt nạ tạm thời (quick mask) hoặc tạo

Tro

mặt nạ và lưu nó vào một kênh với các sắc độ xám (grayscale channel - còn gọi

là a h

lp a channel). Photoshop còn có các kênh để tái tạo màu của file ảnh (Color

information channels - các kênh màu thành phần) và các kênh riêng cho màu

spot (màu riêng biệt, không thể tái tạo bằng cách phối hợp các kênh màu thành

phần). Không như layer, các kênh không thể in ra được. Bạn sử dụng bảng

Channels để xem và làm việc với các kênh. Imageready không hỗ trợ các kênh,

ngo

i trừ kênh alpha dùng cho định dạng PNG trong suốt và tùy chọn Weighted

Optimization của bảng Optimize.

Tạo mặt nạ tạm thời:

Bấm vào biểu tượng Qickmask(

tạm thời.

) để chuyển biên vùng chọn thành mặt nạ

Hình 6.30: Quick Mask

Trong chế độ Quick Mask, màu đỏ thể hiện vùng không được chọn, được bảo

vệ bời mặt nạ. Bạn chỉ áp dụng được các chuyển đổi cho vùng không được bảo

vệ, đó là vùng nhìn thấy rõ (vùng đã được chọn trước khi chuyển sang chế độ

Quick Mask) Và không bị che bởi lớp màu đỏ (có thể chuyển màu cho phần

che của mặt nạ, nhưng nên nhớ nó chỉ là màu dùng để phân biệt mà thôi, không

phải màu áp dụng cho ảnh).

Chỉnh sửa mặt nạ tạm thời

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

147

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Điều thuận lợi của việc chỉnh sửa vùng chọn thông qua việc chỉnh sửa mặt nạ

tạm thời là bạn có thể dùng gần như tất cả các công cụ và bộ lọc cho việc chỉnh

sửa (ngay cả những công cụ chọn).Trong chế độ Quick Mask, Photoshop sẽ tự

động chuyển sang chế độ Grayscale (các cấp độ xám). Màu foreground mặc

định là màu đen và màu backgro d

un mặc định là màu trắng. Khi dùng công cụ

vẽ hoặc công cụ chỉnh sử

g ế độ Quick Mask, bạn cần ghi nhớ các

nguyên tắc sau: Tô vẽ bằng màu trắng sẽ xóa phần mặt nạ (phần che màu đỏ)

và làm tăng thêm vùng chọn. Tô vẽ bằng màu đen sẽ tăng thêm phần mặt nạ và

làm giảm vùng chọn .

Kênh alpha có các tính chất sau:

Mỗi file ảnh có thể chứa tới 24 kênh, bao gồm tất cả các kênh màu và các kênh

alpha. Tất cả các kênh đều là ảnh 7/ 8-bit grayscale (có thể chứa tới 256 cấp độ

xám). Có thể định tên, màu, tùy chọn mặt nạ và opacity (độ mờ đục) cho mỗi

kênh alpha. Opacity chỉ có tác dụng trong việc thể hiện mặt nạ của kênh alpha,

nó không có tác dụng với ảnh. Tất cả các kênh alpha đều có cùng kích thước và

độ phân giải như ảnh gốc. Bạn có thể chỉnh sửa mặt nạ trong kênh alpha bằng

cách sử dụng các công cụ vẽ và công cụ chỉnh sửa. Đưa các vùng chọn vào

kên a

h lpha để có thể sử dụng lại các vùng chọn lâu dài cho file ảnh hoặc cho

các file ảnh khác.

Trong bảng Channels, double-click vào tên kênh Alpha 1 và nhập tên mới

ret nhấn phím Enter để đổi tên. Nếu bạn cho thể hiện (có biểu tượng con

Eg ,

mắt) tất cả các kênh màu và kênh alpha mặt nạ mới, ảnh sẽ trông như đang ở

chế độ QuickMask (vùng mặt nạ sẽ thể hiện với màu đỏ).

Chỉnh sửa mặt nạ

Bây giờ, bạn sẽ tinh chỉnh lại vùng chọn bằng cách chỉnh a kênh mặt nạ.

Những sai sót không tránh khỏi khi tạo vùng chọn cần phải tinh chỉnh lại. Có

thể chỉ thấy các lỗi khi bạn xem kênh mặt nạ sau khi đã lưu vùng chọn. Có thể

dùng các công cụ vé và các công cụ chỉnh sửa bình thường để sửa kênh mặt nạ

như khi bạn chỉnh sửa trong chế độ Quick Mask.

6.2.1.15 Làm việc với bảng History (chuyển đổi ảnh đến 1 trạng thái bất kỳ)

Hiển thị bảng History: Window> Show History

Trong chương trình Photoshop, chế độ Undo chỉ thực hiện được 1 lần, để thay

thế cho nhược điểm này, bảng History chính là nơi lưu các bước đã được thực

hiện. Bảng History chỉ lưu giữ được tối đa là 20 bước được thực hiện trước đó.

Nếu thực hiện bước thứ 21 thì bước đầu tiên sẽ tự động được xoá đi trong bộ

nhớ

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

148

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.30: bảng History

Khi muốn lấy lại một bước nào đó đã thực hiện trước đó thi kích chuột làm

hiển thị hộp sáng ở trong bảng History.

- Step Forward: Lùi xuống một bước mới thực hiện sau thời điểm hiện tại

- Step Back ward: Tiến lên một bước vừa thực hiện trước thời điểm hiện tại

- New Snapshot: tạo ra một bản Copy của hình ảnh

- Delete: Xoá bước đang hiển thị

- Clear History: Xoá tất cả các bước thực hiện trước bước hiện thời. (Bước

đang được hiển thị)

- New Document: Tạo ra một tệp tài liệu mới.

6.2.1.16 Căn chỉnh màu cho ảnh:

Xem đồ thị thống kê (Histogram)

Hình 6.31: bảng Histogram

Ý ghĩa của bảng Histogram

- Khi nhìn Histogram, bạn có thể biết ảnh có đủ thông tin hay không để áp

dụng những căn chỉnh có hiệu quả; nếu bạn có 1 ảnh gốc xấu hoặc 1 máy quét

tồi, khi quan sát Histogram, bạn sẽ có cơ sở để quyết định có nên tiếp tục sử

dụng ảnh đó hay bỏ đi để làm lại

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

149

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Histogram cho biết bạn đã sửa chữa nhiều lần trên 1 ảnh và đã làm mất các

giá trị của ảnh điểm

- Histogram cho biết tình trạng của ảnh:

- Khi các ảnh điểm tập trung ở vùng giữa của Histogram: Ảnh chủ yếu

có tông màu xám

-Nếu các ảnh điểm tập trung ở phía bên phải: Ảnh thừa sáng

- Nếu các ảnh điểm tập trung ở phía bên trái: Ảnh thừa tối

Căn chỉnh tông giữa bằng cách sử dụng bảng Levels

1. Mở hộp thoại Levels

2. Chọn kênh hoặc những kênh cần căn chỉnh

3. Chọn Preview đẻ xem r

t ước các thay đổi trên nàm hình.

4. Để điều chỉnh tông giữa, dùng con chạy màu xám trên trục đồ thị thống

kê. Rê con trỏ sang phải để làm tối vùng tông giữa, rê sang trái để làm

sáng. bạn cũng xó thể cho giá trị vào hộp tương ứng

Sử dụng lệnh Curve

Hình 6.32: bảng Curve

Giống như Levels, Curves cho phép bạn căn chỉnh vùng tông của 1 ảnh. Tuy

nhiên thay vì sử dụng ba giá trị đ iểm sáng, điểm tối và tông giữa) để điều

chỉnh, bạn có thể tác động vào bất kỳ điểm nào trong khoảnh từ 0 đến 255

trong khi giữ nguyên tối đa 15 giá trị khác không thay đổi.

Bạn cũng có thể dùng công cụ bút chì trong bảng Curves để gán các giá trị áp

đặt cho ảnh

Sử dụng hộp thoại Curves

- Trục ngang thể hiện các giá trị gốc của ảnh (input levels)

- Trục dọc thể hiện các giá trị mới điều chỉnh

Cách sử dụng

Nhấn chuột và di con trỏ trên vùng ảnh cần chỉnh bạn sẽ thấy 1 vòng tròn xuất

hiên trên đồ thị - tại nơi biểu diễn các Pixel mà con trỏ đang di lên.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

150

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Như vậy bạn sẽ xác đinh được vungdf ảnh cần chỉnh trên đồ thị. Nếu có phần

ảnh nào bạn không muốn điều chỉnh hãy nháy chuột trên đường đồ thị để khoá

vùng đó.

VD: nếu bạn muốn điều chỉnh vùng giữa của ảnh mà không muốn làm ảnh

hưởng gì đến vùng tối và vùng sáng. bạn hãy nháy chuột vào vung ¼ và ¾ của

đồ thị để khoá vùng đó lại.

- Đưa đường đồ thị lên trên sẽ làm sáng ảnh, đưa đường đồ thị xuống dưới

sẽ làm tối ảnh

- Di các chấm mực ra khỏi anh sẽ lamd mất các chấm đó

- nhấn Option và nháy vào đường kẻ ô để có các ô vuông nhỉ hơn trong đồ

thị

- Có thể dùng bút chì để vẽ 1 đường đồ thị hoàn toàn mới, sau đó nháp

Smoth để nối các đường chấm chấm thành 1 đường liền nét.

Căn chỉnh cân bằng màu

Hình 6.33: bảng Levels

Chỉnh cân bằng màu dựa trên nguyên tắc phân bổ màu trên bánh xe màu nghĩa

là muốn tăng 1 màu nào đó ta chỉ cần giảm màu đối lập của nó đi.Cách chỉnh

này dùng đẻ chỉnh màu chung cho toàn ảnh chứ không phải chỉ chỉnh 1 vùng

màu nào đó. Tuy nhiên bạn cũng có thể chỉnh màu cho 1 vùng ảnh nếu như bạn

đã tạo 1 vùng chọn cho vùng hình ảnh đó. Cách chỉnh này rất hữu hiệu khi bạn

có 1 ảnh đã quét vào nhưng bị thiên về 1 màu nào đó. VD: khi ảnh thiên về

màu vàng, công vụ chỉnh màu sẽ giúp bạ lại bỏ bớt màu vàng mà không làm

ảnh hưởng đến các màu khác của ảnh.

Cách làm:

1. Chọn ảnh hoặc vùng ảnh cần chỉnh màu. Mở Image>Adjust> Color

balance

2. Chọn Shadows, Midtone hoặc Highlights, thông thường bạn nên bắt đầu

bằng Midtones (vùng sáng trung bình) nếu bạn chỉnh toàn bộ ảnh vì

Midtones đã bao trùm tới 90% diện tích ảnh

3. Đánh dấu vào ô Preserve Luminoisity để bạn không làm thay đổi độ

sáng của ảnh khi bạn tăng màu. nếu không cần giữ nguyên độ sáng thì

không cần đánh dấu vào ô này.

4. Di con chuột để điều khiển màu. Các giá trị sẽ tăng từ 0 dến +100 nếu về

phía đỏ, xanh lục và xanh lơ. Từ 0 đến -100 nếu về phía Magenta, Cyan,

vàng.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

151

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

5. Chỉnh Shadow và Highlight, sau đó lặp lại ác dộng tác cho tới khi bạn

đã hài lòng.

6. Nhấp OK

Dùng lệnh Hue / Saturation

- Master: Diều chỉnh toàn bộ màu trong ảnh

- Các ô màu: Điều chỉnh từng màu riêng biệt

- Trục HUE: Di chuyển màu theo bánh xe màu , nếu chọn Master- bạn có

thể di chuyển theo mọi hướng xuất phát từ màu đỏ (nằm giữa trục), bên

trái Hồng - xa l ơ - xanh lục; bên phải: cam - vàng - xanh lục.

- Trục Saturation; Bên phải đi từ 0 đến 100 (chỉ còn màu tinh khiết, không

có màu xám). Bên trái đi từ 0 đến 100% (Hoàn toàn không có màu)

- Trục Lighness: Đi từ 100 dến 0 (ở giữa) đến + 100 bên phải

- Hộp Sample: Theo mặc định hộp này hiển thị màu Force Ground. Nháy

vào bất cứ màu nào trong ảnh sẽ làm thay đổi màu của ô này

Cách điều chỉnh sắc độ bão hoà:

1. Mở Image> Adjust > Hue and Saturation

2. Chọn Master để điều chỉnh tất cả các màu hoặc nháy vào ô màu cần điều

chỉnh

3. Di con trượt Hue sang trái hặc phải để đạt được màu mong muốn. Con

số trong hộp thể hiện sự thay đổi độ quay xung quanh bánh xe màu kể từ

màu đang chọn của màu ảnh gốc

4. Di con trượt Saturation sang trái để giảm độ bão hoà và sang phải để

tăng độ bão hoà

5. Di con trượt Lightness để tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh.

6. Nháy OK.

Làm nét ảnh :

Hình 6.34: bảng UnSharpMask

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

152

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Trước khi chuyển ảnh sang in hay đưa lên mang Internet, người ta thường làm

tăng độ nét bằng cách áp dụng bộ lọc Sharpen> UnSharpMask.

- Amount (Mức độ áp dụng): Dối với những ảnh có đọ phân giải cao từ

150% đến 200%

- Radius: bán kính

- Threshold (ngưỡng): Đối với những ảnh có phần da người, nên áp dụng

Threshold từ 2 đến 20.

Dùng các lệnh chỉnh màu và tông màu đa năng :

Hình 6.35: bảng Color Balance

Dùng Variation

Cách rõ ràng nhất để chỉnh màu và tông màu là so sánh giữa ảnh đã sửa và ảnh

gốc . Công cụ dể sửa ảnh trong photoshop la Variation. Công cụ này bao gồm

Brightness/Contract (Sửađộ sáng tối và tương phản); Color Balance (Cân bằng

màu), Hue/ Saturation (Sắc độ/ tương phản), bạn chỉ cần nháy vào 1 ảnh mẫu

bất kỳ đẻ thay đổi màu hoặc thay đổi các đặc tính của ảnh gốc.

Bạn có thể di chon chạy sang trái (Fine) hay sang phải (Coarse), đẻ xác định

hiệu quả của mỗi lần thay đổi lên ảnh gốc.

Di chuyển con chạy sang trái hay sang phải 1 nấc sẽ làm thay đổi gấp 2 lần độ

tác động lên ảnh gốc .

Nếu chọn chế đọ Fine thì sự thay đổi không đáng kể, nhưng nếu chọn chế độ

Coarse thì sự thay đổi sẽ rất lớn. Chế độ Coarse chỉ dùng khi cần có những hiệu

ứng đặc biệt và bạn muốn chuyển ảnh thành 1 màu. Chế độ con chạy nằm ở

giữa là chế độ thường dùng nhất.

Dùng Brightness and Contract:

Hình 6.36: bảng Brightness/ Contract

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

153

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Điều chỉnh đồng thời ba vùng tối, sáng, trung bình của ảnh. Cách chỉnh này it

chính xác nhưng nhanh và dễ.

- Đánh dấu vào ô Preview để nhìn tháy ngay lập tức sự thay đổi của ảnh

- Di chon chạy sang trái hoặc sang phải để tăng độ sáng hoặc độ bão hoà.

Di con chạy sang trái để giảm độ sáng hoặc độ bão hoà.

11. Xuất ảnh cho Web:

Khi xuất một hình ảnh cho Web ta thường dùng những định dạng sau: Gif ;

JPEG; và PNG

Có 2 cách để xuất ảnh cho web:

File > Save as - chọn định dạng Compuserve GIF

Đối với những ảnh có nhiều mầu và yêu cầu chất lượng hình ảnh và mầu sắc

cao, khi xuất ảnh cho Web nên xuất ở định dạng JPEG

- File > Save as - chọn định dạng JPEG - Đặt giá trị vào ô giá trị Quality

trong bảng JPEG property (Chất lượng của ảnh càng cao thi tương đương

với dung lượng càng lớn)

File > Save for Web

Hình 6.37: bảng Save for web

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

154

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Bài tập Photoshop

Thực hành: Chỉnh sửa ảnh và xuất ảnh cho web:

1- File/ Open hoặc (Ctrl+O) để mở một file ảnh cần chỉnh sửa.

Trong ảnh trên bạn thấy có quá nhiều thuyền và bạn muốn xoá bớt , chỉ để lại

một số thuyền ở gần bờ.

2- Chọn công cụ Clone Stamp (S) trên thanh công cụ. Chọn kiểu bút mềm cỡ

24. Di con trỏ chuột vào khung hình, con trỏ chuột sẽ chuyển thành một vòng

tròn có đường kính tương ứng với cỡ bút mà bạn chọn. Giữ Ctrl+ bấm chuột tại

điểm gần với diểm mà bạn cần xoá để copy. Thả Ctrl và bấm tại điểm mà bạn

muốn xoá.

Lặp lại nhiều lần động tác trên, chúng ta sẽ được kết quả như trên.

3 - Trên thanh công cụ chọn công cụ Text Tool. Nhập đoạn chữ, thay đổi màu

chữ, kích thước, kiểu chữ .... Cho đến khi bạn cảm thấy ưng ý. Layer chữ sẽ tự

động tạo một lớp mới trong của sổ layer được ký hiệu bởi chữ T ở phía bên trái

của tên lớp.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

155

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

ng công cụ Move để di chuyển layer chữ đến vị trí bạn mong muốn.

4- Tạo hiệu ứng cho chữ bằng cách bấm vào biểu tượnghình chữ F trong cửa sổ

Layer, chọn các hiệu ứng cần thiết , xác lập các giá trị cho nó rồi bấm OK để áp

dụng hiệu ứng.

5 - Mở một hình ảnh bất kỳ mà bạn muốn ghép vào bức ảnh này. Áp dụng các

công cụ chọn để chọn hình ảnh mà bạn muốn đưa vào. Giữ Ctrl và kéo vùng

chọn sang cửa sổ đang làm việc. Tạo hiệu ứng Outer Glow cho hình ảnh mới.

Nếu hình ảnh mới có kích thước không phù hợp với khuôn hình thì bạn có thể

điều chỉnh bằng lênh Free Transform ( Ctrl+ T) rồi bấm Enter.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

156

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6 - Bạn có thể điều chỉnh tông màu của màu ảnh nền cho phù hợp với ảnh mới

bằng cách chọn layer background. Chọn Images/Adjustment/Hue/Statution (

Ctrl+U). Điều chỉnh các thanh trượt màu cho đến khi được màu sắc ưng ý.

7 - Tạo một lớp mới, tạo một vùng chọn hình chữ nhật bao quanh khung hình.

Chọn menu Edit/ Stroke để mở cửa sổ Stroke. Chọn độ rộng của nét, vị trí

đường bao, màu sắc đường bao ...

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

157

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Kết u ả cuối cùng rất khác so với bức ảnh ban đầu.

8 - Để xuất ảnh cho web, bạn chọn menu File/Save for Web (Ctrl+ Shift+

Alt+S). Chọn kiểu định dạng là ảnh Jpeg, Quality là 60%. Bạn có thể nhìn được

dung lượng ảnh ở phía dưới cửa sổ Optimized. Nếu được thì bấm OK và đặt tên

cho ảnh.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

158

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

159

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

6.2.2- Sử dụng corel draw áp dụng cho thiết kế logo cho web

6.2.2.1-Cơ sở về Corel Draw

rel Draw 10.0 là chương trình vẽ minh hoạ thuộc hàng đầu thế giới và được

Co

sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Nó là phần mềm đầy uy lực và lại rất dễ sử

dụn v

g à phạm vi ứng dụng không hạn chế.

6.2.2.2- Làm việc với Corel Draw:

Bắt đầu với CorelDraw:

Menu File:

Hình 6.38: Menu File

- Lệnh New: dùng để tạo một file mới.

- New from Template: dùng để mở các bảng mẫu

có sẵn, bạn không thể viết chồng lên như là các

file tài liệu khác.

- Lệnh Open: dùng để mở một file tài liệu đang có.

Bạn có thể mở nhiều file tài liệu trong hộp thoại

bằng cách nhấn giữ Shift trong khi bạn nhấp lên

các tên file rồi nhấn nút Open. Nếu bạn muốn mở

các file từ các trình ứng dụng khác, nhiều file đã

được liệt kê trong menu xổ xuống File Of Type.

Đôi khi lệnh Open về mặt căn bản là một hoạt

đọng Inport, một số file có thể không được mở

dưới dạng tài liệu, máy sẽ thông báo các lỗi sau.

o Nếu file mà bạn đang thử mở chỉ có thể được nhập mà thôi, nó sẽ

hiển thị thông báo:

Hình 6.39: Hộp cảnh báo lỗi file

Khi bạn mở các file cũ hoặc các file được tạo trên một hệ thống khác,

bạn sẽ thấy những cảnh báo về tính tương thích phiên bản.

- Lệnh Close: Dùng đóng các file tài liệu

- Lệnh Save: dùng để lưu tài liệu lần đầu tiên. Hộp thoại Save sẽ xuất

hiện.

- Lệnh Save As: lưu các bản sao mới của một tài liệu mà bạn vừa mở và

vừa chỉnh sửa.

- Lệnh Revert: Dùng để đảo ngược những thay đổi của đối tượng đã được

thực hiện trước đó. Lệnh này chỉ được thực hiện khi đối tượng nhái

được chọn.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

160

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Lệnh Aquire Image: Chứa thành phần tiện ích để bạn sử dụng máy

Scanner để quét hình ảnh vào Corel để xử lý.

- Lệnh Import: Dùng để nhập tài liệu đối tượng từ một chương trình, thư

mục khác vào trang thiết kế để xử lý.

- Lệnh Export: dùng để chuyển tập tin thiết kế đang hiện hành sang một

chương trình khác.

-

Lệnh Send To: Dùng để chuyển đối tượng hiện hành sang thành phần

tuỳ chọn từ Menu xổ xuống

- Lệnh Print: Dùng để in các tài liệu của bạn

-

Lệnh Print Merge: Dùng để in kết hợp giữa các ký tự với các hình ảnh.

Bạn có thể dùng thành phần Print Merge Winzard để thực hiện tác vụ

này, ví dụ bạn cần in thiếp mời với cùng một nội dung nhưng với tên

người nhận khác nhau.

- Lệnh Print Preview: Hiện khung màn hình quan sát đối tượng trước khi

in. Trong khung màn hình này, bạn có thể phóng to, thu nhỏ đối tượng

để quan sát, thay đổi hướng in đối tượng, nhưng không thay đổi nội

dung chi tiết của đối tượng.

- Lệnh Print Setup: Hiện khung tham số Print Setup để chọn thiết bị máy

in để in tập tin văn bản hiện hành

- Lệnh Prepare for Service Bureau: Dùng để chuyển bản vẽ thành tập tin.

- Lệnh Puplic To The Web dùng để chuyển tập tin thiết kế sang hệ thông

mạng theo menu xổ xuống

-

-

-

Publish to PDF: Dùng để tối ưu hoá độ phân giải hinhd ảnh và sau đó

truyền lên mạng Intranet hoặc Web.

Document Info: Dùng liệt kê những thông tin chi tiết về tập tin thiết kế

hiện hành.

Exit: Thoát khỏi CorelDraw

Giới thiệu bảng công cụ:

Công cụ chọn: ( Pick tool)

Khi muốn thay đổi một đối tượng nào đó thi trước tiên cần phải chọn đối tượng

đó. Có hai cách chọn: chọn toàn bộ và chọn từng phần :

Chọn từng phần: Dùng công cụ chọn, kích chuột vào đối tượng cần chọn để

chọn đối tượng.

Chọn toàn bộ: Dùng công cụ chọn, giữ và kéo chuột tạo thành một đường bao

quanh các đối tượng cần chọn. Lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện các hình vuông

màu đen xung quanh hình bao các đối tượng chọn.

Bỏ chọn đối tượng: Nếu đối tượng đã chọn rồi mà bạn muốn bỏ đối tượng

chọn, bạn chỉ cần giữ Shift và bấm lên nó một lần nữa thì đối tượng đ

không được chọn.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

161

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Công cụ biên soạn các đường vecter: ( Shape tool )

Công cụ biên tập đường vector:

Bạn bấm lên nút cần chọn. Nếu bạn muốn chọn nhiều nút thì giữ Shift trong khi

bấm và kéo chuột để chọn bằng vùng chọn. Để bỏ chọn, bạn giữ Shift và bấm

lên nút. Bạn có thể dùng phím Home để chọn nút đầu tiên, bấm phím tab để

chuyển tới nút khác trong đối tượng. Bấm phím End để chuyển tới nút cuối

cùng.

Muốn di chuyển nút bạn kéo nút đã chọn tới vị trí mới , nếu muốn di chuyển

thẳng thì trong lúc kéo bạn giữ Ctrl.

Thêm nút: Trong khi tạo đường cong nhiều khi bạn muốn tăng thêm số nút để

điều chỉnh đường cong theo đúng ý. Bạn sẽ làm theo các bước sau:

- Bạn bấm lên vị trí muốn thêm nút, lúc này bạn sẽ thấy dấu chấm tròn

màu đen.

- Bạn bấm dấu + bên vùng số hay bấm lên nút

trí chấm tròn này.

Hình 6.40: Biên tập đường vector

để tạo nút mới tại vị

Huỷ nút: Bạn chọn một nút, sau đó bấm lên nút

sẽ h ỷ ỏ nút này.

Tách rời 1 nút thành 2 nút con: bạn bấm lên nút

hoặc bấm phím Del, máy

để tách nó thành hai nút

con chồng lên nhau, lúc này đường cong được tách thành hai đường nhưng vẫn

là một đối tượng.

Nối hai nút thành một: Bạn đánh dấu hai nút muốn nối ở đầu của đường cong,

bạn chọn

để nối.

Co ã gi n nút: bạn hãy chọn nút cần co giãn ( ít nhất là hai nút), bạn bấm lên nút

. Kéo nút màu đen ở góc để thực hiện co hay giãn nút.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

162

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Xoa ny út: Bạn chọn nút cần xoay ( ít nhất là 2 nút), bạn bấm lên nút

nút màu đen tại các góc để thực hiện xoay góc.

kéo

Tạo chế độ đàn hồi: Đánh dấu nút cần dịch chuyển, chọn

tính. thực hiện di chuyển.

Công cụ dao cắt:

Trên thanh đặc

Dùng công cụ cắt để cắt bất kỳ đường nào thành hai đường con mà không cần

phải cắt tại nút . Thông thường đường con cắt sẽ tự động khép kín. Nếu bạn

không muốn chúng tự khép kín thì bạn chọn Tool - Option - Workspace -

Toolbox - Knife Tool và bỏ chọn tại ô Automatically close object. Còn nếu

chọn Leave as one object thì hai miếng cắt sẽ trở thành hai đối tượng riêng lẻ.

Công cụ tẩy :

Dùng để xoá các thành phần dư thừa trong một bức tranh, vết xoá sẽ tự động

thành một đường cong khép kín để không làm mất màu của hình. Bạn chọn

công cụ tẩy, chọn kích cỡ nét xoá trên thanh đặc tính. Kéo chuột trên thành

phần mà bạn muốn xoá.

Công cụ biến dạng tự do:

Khi công cụ Free transform đang được chọn, thanh thuộc tính sẽ thể hiện 4 kiểu

biến dạng cơ bản: quay tự do, đối xứng tự do theo goác nghiêng. Co giãn tự do

và xô nghiêng tự do.

Hình 6.41: Thanh thuộc tính công cụ biến dạng tự do

Để biến dạng 1 trong 4 kiểu, bạn chọn 1 kiểu trên thanh thuộc tính và bấm- kéo

đối tượng đang chọn trên trang vẽ.

Công cụ phóng to thu nhỏ và kéo trượt vật thể: (Zoom và Pan)

- Phóng to thu nhỏ:

- Zoom in: phóng to trang vẽ gấp hai.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

163

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Zoom out: thu nhỏ trang vẽ bằng một nửa

- Zoom to selected: dùng chọn đối tượng, máy sẽ phóng to đối tượng được

chọn ra toàn màn hình.

- Zoom to all opjects: Phóng to tất cả đối tượng trong trang vẽ ra toàn màn

hình

- Zoom to page width: Phóng to bề rộng trang vẽ ra toàn màn hình

- Zoom to page height: Phóng to chiều cao trang vẽ ra toàn màn hình.

- Kéo trượt vật thể:

Bạn có thể kéo thanh cuộn màn hình để xem các đối tượng bị khuất này, nhưng

làm như vậy rất chậm. Bạn có thể bấm Alt và dùng các phím mũi tên để

chuyển tới nơi mình cần, màn hình sẽ cuộn theo hướng mình chọn. Hoặc bạn

chọn công cụ có hình bàn tay, kéo chuột trên bản vẽ để quay tới phần mà bạn

cần.

Công cụ tạo nét vẽ:

- Bút vẽ tự do ( Freehand)

Bạn chọn công cụ freehand hoặc bấm phím F5 ( Trước đó bạn phải bấm chuột

vào bản vẽ), bạn chuyển con trỏ tới điểm cần vẽ. Kéo chuột để tạo hình nét vẽ

tự do. Nếu bạn bấm vào 1 điểm, sau đó bấm vào diểm khác, bạn sẽ vẽ được

đoạn thẳng giữa hai điểm đó. Giữ Shift trong khi kéo lùi lại sẽ xoá nét vẽ bạn

vừa vẽ.

- Vẽ đường Bezier

Chọn công cụ Bezier, dịch chuyển chuột tới điểm cần vẽ, kéo chuột để tạo

đường chuẩn. Kéo một trong hai điểm mút của đường chuẩn để uốn cong

đường muốn vẽ sẽ xuất hiện đường chuẩn thứ hai. Kéo một trong hai điểm nút

ở đầu đường chuẩn thứ hai để uốn cong đương muốn vẽ. Tương tự làm tiếp nếu

bạn muốn uốn cong theo nhiều đoạn.

- Công cụ tạo nét vẽ mỹ thuật

Khi bạn chọn công cụ này, nó sẽ cho phép bạn tô các nét cọ lên các đường mới

hay hiện có bằng cách sử dụng các đối tượng bị biến dạng làm công cụ vẽ. Bạn

xịt nhiều đối tượng lên trên các đường mới hay hiện có trong một hiệu ứng kiểu

lặp lại. Vẽ hoặc áp dụng các kiểu bút vẽ.

Thanh Property Bar sẽ cung cấp nhanh trạng thái đường vẽ khác nhau để chọn,

mỗi thanh trạng thái sẽ có các tuỳ chọn đặc biệt riêng khi được chọn.

- Công cụ vẽ đường ziczac

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

164

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Công cụ này cho phép bạn vẽ đường ziczac. Bạn chuyển con trỏ tới điểm cần

vẽ, kéo chuột để tạo hình nét vẽ theo đương ziczac. Kéo một trong hai điểm nút

ở hai đầu để được các đường kế tiếp.

-

Công cụ ghi kích thước

Công cụ này rất có ích cho các kỹ sư, kiến trúc sư để vẽ những bản vẽ kỹ thuật

hoặc sơ đồ mạch điện tử, thường đòi hỏi độ chính xác cao. Khi chọn công cụ

này thanh thuộc tính sẽ thể hiện 6 trạng thái khác nhau. Bạn có thể xác định

kiểu, độ chính xác, đơn vị đo và cách thể hiện nhãn văn bản. Sau khi tạo xong

một bộ đường đo kích thuớc, bạn có thể bấm chọn riêng nhãn văn bản để thay

đổi vị trí, thuộc tính (như font, kích cỡ) bằng các tuỳ chọn trên thanh thuộc

tính.

Công cụ vẽ hình chữ nhật: ( Rectangle tool -F6 )

Vẽ hình chữ nhật là một trong những thao tác đơn giản nhất. Bạn chọn công cụ,

con trỏ sẽ biến thành hình chữ thập, bên cạnh có hình chữ nhật nhỏ. Khi kéo

hì h chữ nhật, thanh trạng thái và thanh thuộc tính sẽ thể hiện các thông số

tạo n

về toạ độ, chiều rộng, chiều cao, mô tả chi tiết về hình thể của đối tượng tương

ứng với vị trí con trỏ. Mỗi khi một hình chữ nhật mới được tạo, CorelDraw sẽ

tự n g gán các thuộc tính mặc định về đường biên và màu tô. Nếu muốn bạn

có thể định lại các thuộc tính này trên thanh thuộc tính hoặc phải sử dụng các

tuỳ chọn trong cửa sổ Object properties ( Window/Dockers/ Object properties )

hoặc trong hộp thoại Outline Pen (F12).

Giữ Ctrl trong lúc kéo sẽ tạo thành hình vuông. Giữ Shift trong khi kéo sẽ lấy

điểm ta bắt đầu kéo làm tâm điểm của hình chữ nhật ( vẽ từ tâm ra ngoài). Bạn

cũng có thể nhấn giữ Ctrl + Shift trong khi vẽ các đối tượng mới để giữ hình

dạnh của chúng kể từ gốc tâm đồng thời có chiều rộng và chiều cao bằng nhau.

Độ bo tròn góc ( từ 0 đến 100%) có thể được xác lập bằng nhiều cách:

- Chọn hình chữ nhật sau đó điền giá trị Corners Together

tính.

trên thanh đặc

- Chọn công cụ Biên tập, sau đó kéo bất kỳ điểm nào trong 4 đỉnh của hình

theo cạnh hình chữ nhật để thực hiện mài tròn.

- Bạn có thể bấm phải chuột trên đối tượng, chọn Properties rồi thực hiện mài

góc, sau đó chọn Aplly để việc lưah chọn có hiệu quả. Nếu chọn Apply All

thì việc chọn lựa này sẽ thành mặc định cho nó.

Công cụ vẽ hình elip: ( Ellipse tool -F7)

Tương tự như hình chữ nhật, vẽ hình elip cũng rất đơn giản. Nhưng hinh elip

linh hoạt hơn hình chữ nhật, chúng có thể thành những hình nêm tròn hoặc hình

vòn c

g ung mà vấn giữ nguyên các thuộc tính đặc biệt của đối tượng hình elip.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

165

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

-

Bạn chọn hình Elip muốn chuyển sang góc bánh, sau đó bạn bấm vào nút

Pie trên thanh đặc tính.

- Nếu bạn muốn chuyển sang phần bánh nhỏ, bạn bấm vào nút

- Bạn có thể thay đổi góc bắt đầu, góc kết thúc bằng cách điền giá trị starting

& Ending Angles hoặc có thể sử dụng công cụ Shape.

-

-

Bạn cũng có thể thưc hiện việc tạo bánh bằng cách bấm phải chuột, chọn

Properties rồi chọn Pie.

Tương tụ như vậy khi bạn muốn chuyển hinh elip sang hình vòng cung.

Cô cụ vẽ hình đa giác: ( Polygon)

Vẽ hình đa giác cũng tương tự như vẽ hình chữ nhật hoặc Elip. Nhưng công cụ

đặc biệt này sẽ tạo ta nhiều hình thể hấp dẫn đáng ngạc nhiên. Bạn có thể thay

đổi số lượng đỉnh và cạnh của đa giác bất cứ lúc nào, hoặc ấn định các thông số

này trước khi vẽ đa giác.

Có thể chuyển hình đa giác sang hình sao băng cách chọn hình đa giác, sau đó

bấm vào nút Polygon/star

thì m vào nút .

- Hình xoắn ốc:

trên thanh đặc tính ( nếu muốn chuyển ngược lại

Công cụ này giúp bạn nhanh chóng tạo ra đường xoắn ốc . Chọn vòng xoáy

trong phần Spiral Revolution

trên thanh đặc tính, kiểu xoáy đều

hay xoáy logarit ( Khoảng cách giữa các vòng tăng dần theo số vòng). Bạn có

thể chọn số logarit trong phần

- Tạo mẫu giấy tô:

.

Chọn công cụ, chọn số cột , số dòng muốn kẻ trong phần hộp thoại trên thanh

thuộc tính. Bạn chuyển chuột đến điểm cần vẽ, kéo chuột để tạo hình mẫu kẻ ô,

khi vẽ xong trên thanh đặc tính thể hiện chiều dài và rộng của hình mẫu giấy kẻ

ô đang tạo và toạ độ điểm đầu của nó.

Công cụ tạo các hình Shape:

Nhóm công cụ Shape bao gồm các công cụ Báic Shapes ( để tạo các hình thể

cơ bản), Arow Shapes( tạo các hình mũi tên), Flowchart Shapes ( Tạo các đối

tượng dùng trong lưu đồ), Star Shapé ( Tạo hình ngôi sao) và Callout Shapes (

tạo các hình bao cho lời thoại). Bạn chọn một công cụ shape bằng cách

giữchuọt tại biểu tượng của công cụ shapes để mở menu flyout và chọn một

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

166

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

công cụ trong nhóm. Khi một công cụ trong nhóm được chọn, bạn có thể chọn

hình thể muốn tạo trên thanh thuộc tính trước khi tạo đối tượng trên trang vẽ.

Hình 6.41: Bảng mẫu công cụ perfect shape

Bạn có thể bấm và kéo tuỳ ý vì đối tượng sẽ có hướng cố định. Đối với loại

llo t, hướng kéo của bạn sẽ xác định hướng của đối tượng. Một đối tượng

Ca u

perfect shape có thể có một hoặc nhiều điểm điều khiển để điều chỉnh hình

dạng đối tượng. Các thuộc tính cơ bản khác của đối tượng perfect shape như

đường biên hay màu tô có thể thay đổi theo cách bình thường. Bạn cũng có thể

chỉnh sửa bằng cách bấm nút chuột phải và chọn mục Properties để mở của sổ

Object Properties, chọn tab Perfect Shape và bạn có thể kéo các thanh trượt để

diều chỉnh hình dạng của đối tượng.

Công cụ tạo Text:

Có hai kiểu văn bản: văn bản Artistic Text và văn bản Paragraph Text.

- Văn bản Artistic Text: Thường dùng cho các văn bản ngắn trong bản vẽ, sau

đó có thể áp dụng các biến đổi làm biến dạng các văn bản loại này. Văn bản

Artistic thể hiện mỗi đoạn văn bản trên 1 dòng . Văn bản dạng này có thể

chuyển thành dạng đường Bezier thông thường để điều chỉnh lại hình ảnh

thông qua các nút trên đường path. Văn bản Artistic Text có thể uốn theo một

path hoặc đường biên của hình dạng bất kỳ.

Hình 6.42: Văn bản Artistic Text

- Văn bản Paragrapt Text: Văn bản paragrapt text gần giống văn bản trong

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

167

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

các chương trình soạn thảo, dàn trang như Ms,Word...Văn bản được lưu

giữ trong frame, văn bản sẽ tự động tràn xuống dòng dưới nếu nó lớn hơn

chiều rộng của frame. Định lại kích thước hoặc xô nghiêng frame sẽ chỉ làm

biến dạng frame, không ảnh hưởng tới văn bản chứa bên trong. Sau khi làm

biến dạng frame, văn bản bên trong sẽ tự sắp xếp theo hình dạng mới của

frame.

-

Hình 6.43: Văn bản Paragraph Text

Để tạo văn bản Paragraph Text, bạn kéo con trỏ của công cụ Text trên trang vẽ

để tạo frame chứa văn bản. Văn bản được nhập vào sẽ được căn hàng bên trong

frame.

Định lại vị trí các ký tự

Một việc có thể làm sau khi chọn các ký tự bằng công cụ Shape là bạn có thể di

chuyển các ký tự đã chọn tới các vị trí khác bầng cách chọn và kéo một hoặc

nhiều node điều khiển ký tự. Điều này sẽ làm di chuyển vị trí tương quan giữa

chúng và các ký tự khác trong khối văn bản.

Bạn có thể tăng hoặc giảm khoảng cách dòng của một khối văn bản Artistic

Text bằng cách kéo handle điều khiển khoảng cách dòng lên hoặc xuống.

Bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự và giữa các từ

bằng cách dùng công cụ Shape kéo handle điều chỉnh ở phía dưới bên phải khối

văn bản. Kéo sang bên phải sẽ làm tăng khoảng cách và kéo sang bên trái sẽ

làm giảm khoảng cách. Nếu kéo bình thường sẽ làm thay đổi cả khoảng cách

giữa các ký tự và khoảng cách gi a các từ, nếu Shift-kéo sẽ chỉ làm thay đổi

riêng khoảng cách giữa các từ.

Điều Chỉnh thuộc tính màu tô và đường biên cho văn bản

Bạn có thể điều chỉnh thuộc tính màu tô (fill) và thuộc tính đuờng biên

(outline-chiều dày, kiểu nét và màu nét) cho văn bản như bất cứ đối tượng bình

thường khác. Để áp dụng cho toàn bộ khối văn bản, bạn chọn nó bằng công cụ

Pick. Để áp dụng cho một vài ký tự, bạn có thể chọn chúng bằng công cụ Text

hoặc Shape. Tuy nhiên, việc áp dụng cho riêng từng ký tự sẽ phức tạp hơn và

việc điều chỉnh vị trí cho các kiểu tô màu đặc biệt sẽ khó hơn.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

168

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Công cụ tạo hiệu ứng "Effect"

Công cụ tạo hiệu ứng blend:

Hiệu ứng blend tạo ra một loạt các đối tượng trung gian có liên kết động với

đối tượng ban đầu và các thuộc tính của các đối tượng trung gian có tính chất

chuyển tiếp dựa theo hai hoặc nhiều đối tượng ban đầu. Khi hai đối tượng được

áp dụng hiệu ứng blend thông thường, các đối tượng chuyển tiếp trung gian sẽ

thay đổi về hình thể, màu tô, nét vẽ, kích thước và vị trí, được tính toán từ hai

đối tượng ban đầu. Bạn còn có thể chỉnh sửa thuộc tính của đối tượng ban đầu

tại bất kỳ thời điểm nào, không cần tạo lại hiệu ứng blend. Bạn cũng có thể

kiểm soát được số lượng đối tượng trung gian được tạo ra, xác định được mức

độ chuyển tiếp trong quá trình blend. Sự chuyển tiếp có thể được sắp xếp theo

đường dẫn của một đối tượng khác, hiệu ứng blend cũng có thể được chia thành

một số hiệu ứng Blend con hoặc huỷ bỏ hiệu ứng.

H u ứng Blend chỉ được tạo bằng công cụ Interractive Blend kết hợp với các

tuỳ chọn trên thanh thuộc tính. Mặc định, khi hiệu ứng Blend đầu tiên được tạo

ra, một loạt gồm 20 đối tượng trung gian sẽ xuất hiện giữa 2 đối tượng ban đầu.

sau đó bạn có thể điều chỉnh các tuỳ chọn theo ý mình.

Trong hiệu ứng blend cũng có một số điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển

ứng với 1 tuỳ chọn trên thanh thuộc tính.

Hình 6.44: hiệu ứng blend

Để nhanh chóng vào trạng thái chỉnh sửa hiệu ứng Blend, bạn nhấp đúp vào đối

tượng trung gian bất kỳ, ngay lập tức, thành phần điều khiển sẽ hiện trên nhóm

Blend và các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính sẽ thay đổi tương ứng. Chúng ta sẽ

thấy những tuỳ chọn thông dụng nhất như số bước, góc quay, màu sắc, gia tốc

biến đổi

Để xoá bỏ hiệu ứng blend, bạn bấm chọn phần chuyển tiếp của hiệu ứng và

chọn menu Efects/ Clear Blend. Bạn cũng có thể kích vào nút Clear Blend trên

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

169

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

thanh thuộc tính. Hiệu ứng sẽ lập tức được xoá bỏ. Các đối tượng vẫn đươc giữ

nguyên.

Hiệu ứng Contour:

Phương pháp nhanh nhất để ấp dụng hiệu ứng Contour là dùng công cụ

Interactive Contour kết hợp với các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính.Bạn hãy tạo

và chọn đối tượng muốn áp dụng hiêu ứng contor, áp dụng màu tô và đường

biên cho đối tượng. Sử dụng công cụ Interactive Contour bấm vào đối tượng và

kéo. Nếu kéo con trỏ từ trong ra ngoài đối tượng, hiệu ứng sẽ tạo Contour ở

bên ngoài đối tượng và ngược lại. Góc kéo không ảnh hưởng tới kết quả, chỉ có

hướng tương đối so với tâm của đối tượng là ảnh hưởng. Để huỷ bỏ hiệu ứng

Contour, bạn chọn Effects/Clear Contour.

Hiệu ứng Tranfarency:

Hiệu ứng trong suốt có rất nhiều tuỳ chọn trên thanh thuộc tính. Bạn hãy thử

thay đổi các kiểu hiệu ứng trong suốt khác nhau trong menu Tranfarency Type

và xem kết quả của nó. Chú ý với các kiểu khác nhau, vùng gần điểm điều

khiển màu trắng vẫn là vùng ít trong suốt. Thay đổi kiểu trong Tranfarency

Type chỉ ảnh hưởng tới hình thức áp dụng, còn màu thực tế của đối tượng vẫn

không thay đổi.

Hiệu ứng Drop Shadow

Bạn có thể tạo bóng đổ dễ dàng bằng công cụ Interactive Drop Shadow kết

hợp với các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính. Có 2 dạng bóng đổ: bóng đổ phẳng

và bóng đổ phối cảnh. Bóng đổ phẳng có hình dáng giống đối tượng điều khiển

và đươc dịch chuyển về phía trên, phía dưới, sang trái, phải. Ngoài độ lệch về

vị trí, bóng đổ phối cảnh có thêm nhiều thuộc tính có thể điều chỉnh được. bóng

đổ phối cảnh có thể giả lập được bóng đổ thực tế. bạn có thể tạo góc nghiêng

bằng tuỳ chọn Drop Shadow Angle, điều chỉnh độ mờ dần của bóng ở vùng

nằm xa đối tượng bằng tuỳ chọn Drop Shadow Fade. Tuỳ chọn Drop Shadow

Stretch cho phép điều chỉnh mức độ kéo dài của bóng. Bạn có thể sử dụng các

hiệu ứng Drop Shadow định sẵn giống như các hiệu ứng định sẵn dạng tương

tác khác.

Hiệ ứ

u ng 3 chiều

Khi chọn công cụ Interractive Extrude, thanh thuộc tính sẽ thể hiện các tuỳ

chọn của hiệu ứng. Các tuỳ chọn nhóm lại thành nhiều vùng, bao gồm các chức

năn n

g hư lưu hiệu ứng định sẵn, kiểm soát hình thể, chiều sâu, vị trí điểm tụ,

góc u

q ay, ánh sáng, màu sắc và mức độ vát cạnh.

Hình 6.45: thanh thuộc tính công cụ Interractive Extrude

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

170

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Để thực hành áp dụng hiệu ứng Extrude, bạn hãy thực hành theo các bước sau:

- Tạo một đối tượng.

- Chọn công cụ Interractive Extrude

- Kéo con trỏ tử tâm đối tượng đang chọn ra phía ngoài, theo hướng bất

kỳ. Chú ý, khi kéo sẽ xuất hiện một số thành phần điều khiển của hiệu

ứng, các khung xem trước và ký hiệu "X". Khung xem trước cho biết

hình dạng và hướng của hiệu ứng Extrude. Ký hiệu "X' cho biết vị trí

điểm tụ của hình khối, nó có tọa độ trùng với tọa độ con trỏ đang kéo.

Hình dạng khứng xem trước sẽ phụ thuộc vào vị trí điểm tụ.

- Kéo điểm tụ, sao cho hình thể khung xem trước đạt được như ý muốn và

thả nút chuột. Chú ý, ngay khi bạn thả nút chuột, nhóm Extrude liên kết

với đối tượng ban đầu sẽ xuất hiện. Bạn vừa áp dụng xong một hiệu ứng

Extrude với các thông số tạo khối mặc định của CORELDRAW.

Hình 6.46: điểm tụ trong hiệu ứng Extrude

Làm biến dạng đối tượng ( Interactive Envelope Tool):

Dùng làm biến dạng đối tượng theo các nút chỉnh xung quanh của đối tượng.

- Dùng bộ mẫu khuôn dạng: Bạn cọn đối tượng bạn muốn ép theo mẫu.

Chọn Tap Add Preset để mở danh sách mẫu và chọn mẫu mà bạn muốn

chọn. Chọn Apply sau khi đã chọn xong. Nếu bạn không muốn lấy mẫu

đã chọn thì bạn chọn nút Reset để huỷ khuôn mấu vừa chọn.

-

Hình 6.47: danh sách bộ mẫu khuôn dạng Interactive Envelope Tool

Làm biến dạng đối tượng theo 1 hướng ( Interactive distortion Tool)

Khi bạn kéo sẽ làm cho các nút điều kiển biến đổi theo hướng mũi tên. Bạn có

thể chọn các kiểu biến đổi trên thanh thuộc tính.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

171

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.48: Sử dụng công cụ Interactive distortion Tool

Công cụ lấy màu mẫu và đổ màu :

Công cụ lấy màu mẫu:

Đây là công cụ rất hữu hiệu để bạn copy chính xác một màu . Dùng công cụ

Edropper Tool trỏ vào 1 màu bất kỳ nào trên bản vẽ, ban sẽ coppy màu ngay

chính chỗ đó. Màu mà bạn copy được sẽ hiển thị ở phía dưới, góc bên phải màn

hình. Nhấp đúp vào ô màu đó sẽ mở ra hộp Uniform fill.

Ở đây bạn có thể đọc được các thông số chính xác của màu mà bạn đang sử

dụng.

Công cụ đổ màu:

Bạn có thể đổ màu vừa chọn được cho đối tượng bất kỳ bằng công cụ

Painbucket Tool. Khi con trỏ chuột biến đổi thành hình

, bạn có thể đổ

màu cho đối tượng. Khi trỏ chuột biến thành hình:

của đối tượng.

Công cụ đường biên:

, bạn đổ màu cho nét

Đường biên có thể là đường path đóng hoặc mở, bạn có thể điều chỉnh hình

dạng của nó tới từng chi tiết. Các thuộc tính của đường biên cho phép bạn thay

đổi màu, xác lập chiều dày đường biên, kiểu đường nét...

Trên thanh thuộc tính, xác lập chiều dày nét bằng cách nhập giá trị trực tiếp

trong hộp nhập Outline Width và nhấn phím Enter hoặc bấm vào nút tam

giácbên phải hộp nhập và chọn giá trị định sẵn trong danh sách vừa xuất hiện.

Để áp dụng dạng đầu mũi tên cho path mở, bạn bấm vào nút Start Arrowhead

Selector hoặc nút End Arrowhead Selector để mở hộp chọn dạng đầu mũi tên.

Bộ chọn này dùng để gắn một biểu tượng tại điểm đầu hoặc cuối của đường

path. Để áp dụng kiểu nét đứt đoạn cho đường path, bạn bấm vào nút Outline

Style Selector để mở danh sách các kiểu nét định sẵn và chọn 1 kiểu trong danh

sách này.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

172

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Một cách khác để xác lập thuộc tính đường biên là sử dụng công cụ Outline

trong hộp công cụ . Khi bạn kích vào công cụ bút mực sẽ mở ra hộp thoại

Outline Pen ( F12).

Hình 6.49: hộp thoại Outline Pen

Các tuỳ chọn khác của đường biên:

- Tuỳ chọn Scale With Image: Nếu tuỳ chọn này được chọn, khi bạn tăng

hay giảm kích cỡ của path hay đối tượng thì chiều dày nét cũng sẽ thay

đổi theo.

- Tuỳ chọn Behind Fill: Trong một path đọng và có màu tô, nếu tuỳ chọn

Behind Fill không được chọn thì chiều dày nét của path vẫn được thể

hiện đầy đủ. Nếu tuỳ chọn Behind Fill được chọn thì phần màu tô sẽ lấn

tới đương path cơ sở và làm chiều dày nét thể hiện bị giảm đi một nửa.

Công cụ tô màu:

Khái niệm tô màu được dùng để chỉ phần màu tô phía trong 1 path đóng ( hình

tròn, chữ nhật....). Bạn cúng có thể sử dụng màu tô fill cho các path mở, nhưng

bạn phải chọn Fill Open Curvers trong trang General ( Document/General) của

hộp thoại Options ( Ctrl+J).

CorelDraw 10 có rất nhiều kiểu tô màu, mối kiểu tô lại có thuộc tính và tuỳ

chọn r g

ủa nó.

- Tô màu nhanh cho đối tượng: Chọn đối tượng cần tô, kích vào màu

muốn chọn trong danh sách màu nằm bên pải màn hình.

- Xác lập kiểu tô mặc định: Kiểu tô mặc định là kiểu tô mà bạn đã thiết

lập sẵn để khi vẽ một đối tượng, máy sẽ tự động tô theo kiểu tô này. Bạn

không cần phải chọn đối tượng, bạn chọn Fill Color Dialog, bạn thấy

xuất hiện hộp thoại:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

173

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.50: hộp thoại Fill Color Dialog

Trong đó bạn chỉ chọn phần Graphic. Nếu muốn mặc định màu cho chữ

thì bạn đánh dấu phần Artistic để mặc định màu cho chữ nghệ thuật.

Paragraph Text dùng để mặc định màu cho chữ thường. Chọn OK, máy

xuất hiện hộp thoại:

Hình 6.51: hộp thoại Fountain Fill

Chọn màu bạn muốn làm mặc định và chọn OK.

- Kiểu tô Fountain Fill: Công cụ này dùng để tô màu cho đối tượng theo

kiểu phun màu, nó cho phép tạo ra các dải chuyển màu mịn màng giữa

các màu. Có 4 kiểu tô màu Fountain Fill.

Linear Fill:( Chuyển màu theo phương thẳng) Bạn chọn đối tượng muốn tô,

rồi chọn công cụ Interactive Fill trong hộp công cụ. Chọn kiểu Linear Fill từ

danh sách Fill Type trên thanh thuộc tính. Mặc định các kiểu tô Fountain

Fill sẽ gồm hai màu , bạn có thể điều khiển điểm đầu và điểm cuối của màu

tô, hướng và góc chuyển màu, con trượt và điểm tâm.

Radial Fill: Tạo chuyển màu theo các vòng tròn đồng tâm. Bạn có thể truy

xuất kiểu tô này bằng cách chọn mục Radial oẻ dah sách Fill Type.

Conical Fill: Kiểu Conical Fill cho phép tạo màu chuyển theo các góc của

đường ò tr n, làm cho đối tượng trông như một hìng chóp. Màu tô này

chuyển từ màu đầu tiên (0 độ) tới màu cuối cùng ( 180 độ) và ngược lại vị

trí 180 độ tới 360 độ.

Square Fill: Chuyển màu theo vuông 90 độ. Kiểu tô này ít được sử dụng.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

174

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Để thay đổi màu đầu hoặc cuối, bạn có thể sử dụng hai hộp chọn màu Color

Picker trên thanh thuộc tính. Bấm vào hộp chọn Color Picker để mở bộ

chọn màu với các ô màu mặc định, bạn có thể chọn các màu này hoặc other

để chọn màu tuỳ ý trong hộp thoại Select Color.

Trong hộp thoại Fountain Fill, khi tuỳ chọn Two Color được chọn và cặp tô

màu Form - To không phải là cặp màu đen - trắng, bạn có thể cọn hướng

chuyển màu giữa hai màu trên bánh xe màu bằng 3 nút bên trái bánh xe

màu. Nút thứ nhất sẽ chuyển màu theo hướng thẳng trên bánh xe màu, nút

thứ hai sẽ chuyển màu theo hương ngược chiều kim đồng hồ, nút thứ 3 sẽ

chuyển theo chiều kim đồng hồ.

Hình 6.51: hộp thoại Color blend

Bạn có thể thêm nhiều màu bằng cách dùng công cụ Interactive Fill kéo

màu trực tiếp từ các ô màu của bảng màu bên phải của sổ Corel Draw thả

vào đường định hướng

Công cụ Interactive Mesh Fill:

Công cụ này cho phép tạo mầu tô cho đối tượng thông qua một lưới do các

node kết hợp lại. Thao tác với các node trên các đường Bezier thông thường.

Bạn có thể kéo thay đổi vị trí các node này, thên hoặc xoá bằng các công cụ

trên thanh thuộc tính.

Kiểu tô Mesh Fill có thể kết hợp các màu sắc tạo từ các kiểu tô Uniform,

Fountain, Pattern, Texture và Post Script với việc chỉnh sử chúng trong lưới

Vector, điều này sẽ giúp bạn tạo ra các hiệu quả màu tô đặc biệt mà không thể

tạo bằng các phương pháp khác.

Để tạo kiểu tô Mesh Fill , bạn làm theo các bước sau:

- Dùng công cụ Pick chọn một đối tượng muốn chỉnh sửa

- Chọn công cụ Interactive Mesh Fill

- Trên thanh thuộc tính, nhập số dòng và số cột lưới muốn tạo ở các hộp

nhập Grid Size.

- Thử nghiệm điều chỉnh các nút trên lưới.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

175

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.52: Lưới Mesh Fill

Bạn có thể thao tác với điểm lưới, đường lưới giống như các đối tượng vector

thông thường. Các điểm lưới có thể được thêm, xoá, thay đổi kiểu, có thể kéo

các điểm lưới và các handle điều khiển để thay đổi hình dạng cho lưới. Chuyển

từ đường cong sang đường thẳng hoặc ngược lại. Các tuỳ chọn này đều có trên

thanh thuộc tính.

Bạn có thể áp dụng công cụ Mesh Fill cho ảnh bitmap. Mesh Fill là một kiểu tô

không dễ dự đoán như các kiểu tô truyền thống khác. Bạn nên sao chép ảnh

Bitmap và nên áp dụng Mesh Fill cho bản sao.

Thao tác cơ bản trên đối tượng:

Cách di chuyển đối tượng:

Khi đối tượng đang được chọn, bạn dùng con trỏ của công cụ Pick giữ nút

chuột và kéo di chuyển đối tượng tới vị trí khác rồi thả nút chuột.Trong khi

kéo, con trỏ sẽ chuyển thành con trỏ di chuyển và một đường biên xem trước

cho biết vị trí hiện tại của đối tượng để di chuyển đối tượng. Bạn có thể sao

chép thay vì di chuyển đối tượng sang vị trí khác bằng cách kéo đối tượng tới

vị trí mới, nhưng trong khi vẫn giữ nút chuột trái, bạn nhấn nút chuột phái, rồi

thả cả hai nút chuột. Một cách khác, khi đối tượng đang đươc chọn, bạn di

chuyển con trỏ tới chỗ đối tượng, nhấn nút chuột phải và kéo dến vị trí mới.

Khi thả nút chuột sẽ làm xuất hiện 1 menu, bạn chọn mục Move Here hoặc

chọn Copy Here để di chuyển hoặc sao chép. Chọn Cancel để huỷ bỏ thao tác

vừa làm.

Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng bằng cách dùng mũi tên lên, xuống, trái,

phải để di chuyển đối tượng từng khoảng cách nhất định. Với bước di chuyển

đã xác lập ở trang Rulers của hộp thoại Options. Để thay đổi tuỳ chọn này, bạn

mở hộp thoại Options ( Ctrl+j), Mở cây thư mục Document, bấm chọn Rulers

để làm xuất hiện trang Rulers ở bên phải hộp thoại.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

176

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.53: hộp thoại Options

Bước Nudge mặc định là 0.1 Inches. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng đi

nhiều hơn hoặc ít hơn bước Nudge đã xác lập bằng các thông số ở hộp Super

Nudge hoặc Micro Nudge.

- Super Nudge: di chuyển đối tượng từng đoạn bằng bước đã xác lập ở

hộp nhập Nudge nhân với số lần ở hộp Super Nudge. Bạn giữ phím Shift

trong khi nhấn các mũi tên

-

Micro Nudge: di chuyển đối tượng từng đoạn bằng bước đã xác lập ở

hộp nhập Nudge chia cho số lần ở hộp Micro Nudge, Bạn giữ phím Ctrl

trong khi nhấn các mũi tên

Làm biến dạng đối tượng:

Công cụ Pick có thể dùng để biến dạng đối tượng theo kiểu tương tác bằng

cách điều chỉnh một trong 8 đường vuông đen bao quanh 1 hay nhiều đối tượng

được chọn. Bạn kéo bất kỳ một handle nào ( Ở góc hay cạnh) để làm đối tượng

co giãn theo tỷ lệ hoặc chỉ theo chiều rộng hặc chiều cao, hoặc không theo tỷ lệ

nào cả.

- Kéo bất kỳ góc nào để làm biến đổi kích thước đối tượng nhưng vẫn giữ

nguyên tỷ lệ. Nhấn giữ Shift trong khi kéo sẽ làm biến đổi hướng từ tâm

đối tượng ra ngoài. Nhấn giữ Ctrl sẽ làm biến đổi tăng từng cấp độ là

200%, 300%....so với kích thước ban đầu . Nhấn giữ Alt trong khi kéo ở

bất kỳ handle ở góc làm biến đổi kích thước không theo tỷ lệ.

- Chỉ biến đổi chiều rộng hay chiều cao: kéo bất kỳ handle nào ở cạnh để

biến đổi đối tượngtheo hướng kéo dọc hay ngang. Nhấn giữ Shift trong

khi kéo sẽ làm biến đổi hướng từ tâm đối tượng ra ngoài. Nhấn giữ Ctrl

sẽ làm biến đổi tăng từng cấp độ là 200%, 300%....so với kích thước ban

đầu.

Corel Draw 10 Ghi nhớ hình dạng ban đầu của đối tượng khi nó được tạo ra,

cho dù nó đã được biến dạng bao nhiêu lần. Để bỏ các kết quả biến dạng cho

đối tượng, bạn chọn menu Arrange/ Clear tranformations để trả lại hình dạng

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

177

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

ban đầu cho nó.

Bạn cũng có thể quay hay xô nghiêng đối tượng bằng một trạng thái đặc biệt

của công cụ Pick. Trạng thái này sẽ xuất hiện sau lần bấm thứ hai trên đối

tượng đã chọn. Khi đó các Handle chuyển thành mũi tên để quay hoặc xô

nghiêng, tâm của đối tượng sẽ trở thành tâm quay động ( có thể di chuyển

được)

Muốn nhanh chóng lật một đối tượng theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang,

bạn bấm chọn các nút Mirror trên thanh thuộc tính khi đang dùng công cụ Pick

Bạn cũng có thể làm biến dạng đối tượng bằng công cụ Free Transform

trong nhóm công cụ Shape.

Để các biến dạng có độ chính xác cao và kiểm soát được, bạn nên dùng cửa sổ

Docker Trasformation. Cửa sổ này bao gồm 5 trang tương ứng với các phép

biến dạng: dichuyển ( Position), quay (Rotation), co giãn đối xứng ( Scale And

Mirror), kích thước ( Size), xô nghiêng ( Skew). Bạn chọn Window/ Docker/

Transformations hoặc Arrange/ Transformations, sau đó chọn

Position(Alt+F7), Rotation (Alt+F8), Sacle ( Alt+F9) Size ( Alt+F10) hoặc

Skew từ menu phụ.

Muốn thực hiện một phép biến dạng nào đó, bạn bấm chọn trang tương ứng

trong của sổ docker, nhập các giá trị và bấm nút Apply áp dụng biến dạng cho

đối tượng.

Lấy đối xứng đối tượng: Bạn nhấn phím Ctrl và rê chuột đi qua đối tượng, bạn

se được 1 đối tượng đối xứng với đối tượng ban đầu.

Sắp xếp thứ tự các đối tượng:

Bạn cần biết về thứ tự sắp xếp đối tượng, đó là nguyên tắc chủ yếu cần biết khi

tổ chức nhiều đối tượng chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp các bạn kiểm soát tác

động của một đối tượng nằm phía trước hoặc sau đối tượng khác. Bạn có thể

chỉnh sửa thứ tự sau khi đã tạo ra các đối tượng. Mặc định đối tượng mới sẽ

được xếp phía trước các đối tượng cũ. Để thay đổi thứ tự trước sau của các đối

tượng, vào Arrange/ Order hoặc các nút trên thanh thuộc tính.

Hình 6.54: biểu tượng Arrange/ Order

- To Front: Lệnh này sẽ mang đối tượng đang chọn lên trước tất cả các

đối tượng khác bên trong hoặc ngoài trang vẽ ( Shift+ Page Up) hoặc

Arrange/ Order / To Front.

- To Back: Lệnh này mang đối tượng đang chọn ra sau tất cả các đối

tượng khác bên trong hoặc ngoài trang vẽ ( Shift+ Page Down) hoặc

Arrange/ Order / To Back.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

178

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Forward One: Lệnh này mang đối tượng đang chọn lên phía trước 1

bước trong thứ tự trước- sau hiện thời (Ctrl + Page Up) hoặc Arrange/

Order / Forward One.

- Back One: Lệnh này mang đối tượng đang chọn lên phía sau 1 bước

trong thứ tự trước- sau hiện thời (Ctrl + Page Down)hoặc Arrange/

Order / Back One.

- In Front Of: khi dùng lệnh này, một con trỏ hình mũi tên màu đen sẽ

xuất hiện cho phép bạn chỉ định đối tượng và đối tượng đang chọn sẽ

được đặt ngay trên đối tượng vừa chỉ định theo thứ tự trước - sau

(Arrange/ Order / In Front Of)

- Behind: khi dùng lệnh này cho phép bạn chỉ định đối tượng và đối tượng

đang chọn sẽ xuất hiện ngay sau đối tượng vừa chỉ định (Arrange/ Order

/ Behind)

- Reverse Order: Lệnh này sẽ đảo ngược thứ tự sắp xếp trước sau của các

đối tượng đang chọn ( Arrange/ Order / Reverse Order)

Nhóm và tách nhóm các đối tượng:

Khi có từ 2 đối tượng trở lên, lệnh Group sẽ có hiệu lực. Lệnh này nhóm các

đối tượng đang chọn lại với nhau, thiết lập mối liên hệ giữa chúng. Khi các đối

tượng đang ở trạng thái nhóm, chúng ta sẽ ứng sử như một đối tượng đơn và vị

trí tương đối giữa các đối tượng trong nhóm được giữ nguyên. Bất kỳ thay đổi

nào về vị trí, hình dạng, hoặc những thuộc tính khác đối với nhóm sẽ được ảnh

hưởng đồng loạt cho các đối tượng trong nhóm.

Để thực hiện việc nhóm các đối tượng, bạn chọn các đối tượng muốn nhóm

bằng công cụ Pick, chọn Arrange/Group ( Ctrl+G) hoặc bấm lệnh Group trên

thanh thuộc tính.

Hình 6.55: biểu tượng Group

Lệnh Ungroup:

Ngược lại lệnh Group, lệnh Ungroup sẽ tách nhóm các đối tượng. Lệnh này có

tác dụng đưa các đối tượng trong nhóm trở về từng đối tượng riêng, các nhóm

trở thành các nhóm riêng. Việc tách nhóm nhằm mục đích bỏ đi mối liên hệ

giữa các đối tượng, nhưng không hoàn trả lại sự biến dạng hoặc những thay đổi

thuộc tính khác đã thực hiện khi chúng còn nằm trong nhóm.

Để bỏ nhóm các đối tượng, bạn phải chọn menu Arrange/ Ungroup ( Ctrl + U)

hoặc bấm nút Ungroup trên thanh thuộc tính. Bạn cũng có thể chọn lệnh

Ungroup từ menu hiện ra khi bấm nút chuột phải trên nhóm được chọn.

Nhiều hiệu ứng mà bạn áp dụng cho các đối tượng trong bản vẽ sẽ tự động tạo

nên " Nhóm hiệu ứng", có liên kết động để kiểm soát các đối tượng liên quan

đến hiệu ứng. Để tách các nhóm loại này, trước tiên bạn phải tách chung bằng

lệnh Arrange/ Break (Effect) Group Apart ( Với (Effect) tượng trung cho tên

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

179

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

hiệu ứng như Blend,....), sau đó dùng lệnh Ungroup

Nếu muốn tách nhóm ( bao gồm cả nhóm con) thành từng đối tượng đơn, bạn

sẽ cần tới lệnh Ungroup All để bỏ nhóm cả cho các nhóm con. Sự khác biệt rõ

rệt giữa lệnh Ungroup và Ungroup All là lệnh Ungroup chỉ bỏ nhóm cho 1 cấp,

nếu nhóm này có chứa các nhóm lồng nhau thì những nhóm con cấp thấp hơn

vẫn được duy trì.

Khoá và mở khoá các đối tượng:

Khi các đối tượng được nhóm với nhau thì tỷ lệ và vị trí tương đối giữa chúng

được cố định. Nhóm các đối tượng cũng là 1 cách để khoá chúng lại với nhau.

Nhưng nếu muốn, bạn có thể khoá đối tượng vào trang vẽ bằng lệnh Lock. Khi

các đối tượng bị khoá, chúng có thể xuất hiện, in, hay được chọn nhưng không

thể di chuyển, chỉnh sửa hay thay đổi thuộc tính. Tương tự như lệnh Group,

lệnh Lock gồm 3 lệnh Lock, UnLock và UnLock All.

Để khoá các đối tượng đang chọn, bạn chọn menu Arrange/Lock Object hoặc

bấm nút chuột phải trên đối tượng và chọn Lock Object từ menu vừa xuất hiện.

Đối tượng sẽ không được chỉnh sửa cho đến khi mở khoá.

Để mở khoá cho đối tượng, bạn bấm chính xác vào đường biên đối tượng và

chọn Arrange/ UnLock hoặc bấm nút chuột phải trên đối tượng và chọn lênh

UnLock trên menu vừa xuất hiện.

Để mở khoá cho tất cả các đối tượng đang bị khoá trên 1 bản vẽ, bạn không

phải chọn đối tượng, chỉ cần chọn menu, Arrange/ Unlock All.

Sao chép, nhân đôi, nhái lại đối tượng:

Lệnh Copy:

Sao chép là một trong những thao tác thường dùng nhất, việc sao chép có thể

thực hiện bằng nhiều cách

- Phương pháp nhấn nút chuột phải: Khi di chuyển quay hoặc biến dạng

đối tượng bằng công cụ pick, việc nhấn chuột phải sẽ nhân đôi đối tượng

đang trong quá trình biến đổi hành 1 đối tượng bản sao.

- Phương pháp sử dụng phím Spacebar: Nhấn phím Spacebar Khi di

chuyển quay hoặc biến dạng đối tượng bằng công cụ pick cũng tạo được

bản sao của đối tượng. Nhấn phím Spacebar sẽ tạo ra một bản sao đúng

tại vị trí con trỏ hiện hành, nếu nhấn giữ phím này sẽ tạo nhiều bản sao

theo đương drag.

- Phương pháp nhấn phím cộng (+): khi một đối tượng được chọn, nhẫn

phím + trên bàn phím sẽ tạo ra bản sao tại cùng một vị trí và ở trước đối

tượng ban đầu.

Lệnh Duplicate:

Lệnh này giúp bạn tạo ra bản sao và tự đọng dịch chuyển bản sao một khoảng

cách nhất định. Bạn chọn Edit/Duplicate ( Ctrl+D). Đối tượng được tạo bằng

cách này sẽ không có mối liên kết với đối tượng gốc sau khi tạo.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

180

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

KHoảng cách dịch chuyển theo chiều ngang và chiều dọc của bản sao khi dùng

lệnh Duplicate được xác định ở hai hộp nhập của tuỳ chọn Duplicate Distance

trên thanh thuộc tính khi không có đối tượng nào được chọn.

Lệnh Clone:

Clone có nghĩa là nhái lại, giả lặp, là sinh sản vô tính. Việc tạo ra đối tượng

mới bằng cách Duplicate và Clone là tương đối giống nhau nhưng mỗi phương

pháp có 1 hệ quả riêng. Lênh Clone sẽ tạo ra bản sao từ đối tượng gốc. Khi

thay đổi thuộc tính, làm biến dạng đối tượng cho đối tượng điều khiển thì đối

tượng clone sẽ tự động thay đổi theo.

Để tạo một đối tượng Clone của đối tượng đang chọn, bạn chọn Edit /Clone và

đối tượng gốc sẽ trở thành đối tượng điều khiển để kiểm soát các đối tượng

clone.

- Chọn menu Edit/ Clone để tạo ra bản sao cùng với khoảng dịch chuyển

giống như lệnh Duplicate. Di chuyển đối tượng Clone mới tới vị trí khác

trên bản vẽ.

- Chọn đối tượng gốc và thay đổi các thuộc tính nhu màu tô, đường

biên..., bạn sẽ thấy đối tượng clone sẽ thay đổi theo

- Chọn đối tượng điều khiển và chọn Edit/ Clone lần thứ hai, một đối

tượng clone nũa sẽ được tạo. Kéo đối tượng thứ hai này ra xa khỏi đối

tượng gốc sao cho toàn bộ đối tượng này được thể hiện rõ

- Chọn đối tượng điều khiển và thay đổi một hoặc nhiều thuộc tính của

nó, bây giờ cả hai đối tượng cùng thay đổi.

Việc tạo đối tượng clone rất đơn giản, nhưng tìm ra đối tượng chủ thì phức tạp

hơn một chút. Bạn có thể nhận diện đối tượng Clone hoặc đối tượng điều khiển

bằng cách quan sát trên thanh trạng thái khi chọn đối tượng. Tuy nhiên thanh

trạng thái không cho biết đối tượng clone nào đi với đối tượng điều khiển nào

khi có nhiều đối tượng clone trên cùng 1 bản vẽ. Để nhanh chóng xác định đối

tượng , bạn bấm nút chuột phải trên đối tượng để mở menu.

- Lệnh select Clones: nếu đối tượng đang chọn là đối tượng điều khiển,

chọn lệnh Select Clones từ menu để chọn tất cả các đối tượng Clone của

đối tượng diều khiển này.

- Lệnh Select Master: nếu đối tượng đang chọn là đối tượng Clone, chọn

menu Select Master để chọn dối tượng điều khiển của đối tượng Clone

này.

- Lệnh Revert to Master: Nếu thuộc tính của 1 đối tượng colone đã thay

đổi khác đi so với đối tượng điều khiển, bạn bấm nút chuột phải vào đối

tượng clone và chọn Revert To Master từ menu vừa xuất hiện để lấy lại

các thuộc tính của đối tượng điều khiển và nối lại liên kết cho các thuộc

tính này.

Gióng hàng và dàn đều đối tượng:

Khi cần sắp xếp đối tượng có quan hệ với nhau hoặc với trang vẽ, bạn sẽ cần

tới hộp thoại Align and Distribute. Lệnh Align giúp bạn gióng hàng giữa các

đối tượng, lệnh Distribute cung cấp phương pháp dàn đều đối tượng trong một

phạm vi định trước. Sử dụng hai lệnh này bằng cách chọn menu Arange/ Align

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

181

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

and Distribute để mở hộp thoại hoặc bấm nút Align and Distribute trên thanh

thuộc tính.

Hình 6.56: Hộp thoại Align and Distribute

Phím tắt để gióng hàng:

Nếu cần nhanh chóng gióng hàng đối tượng, bạn dùng công cu Pick để chọn

đối tượng

- Gióng hàng theo biên đỉnh: T

- Gióng hàng theo bên trái: L

- Gióng hàng theo bên phải: R

- Gióng hàng theo biên đáy: B

- Gióng hàng theo tâm ngang: E

- Gióng hàng theo tâm dọc: C

- Đặt vào giữa trang: P

Lệnh distribute sẽ tự động định khoảng cách đều nhau theo 1 trong hai cách:

- Extend Of Selection, lấy hai đối tượng ngoài cùng so với tâm chung của

các đối tượng đang chọn làm chuẩn

- Extend Of Page: để dựa vào chiều rộng và chiều cao của trang hiện hành

làm chuẩn.

- Những tuỳ chọn còn lại giúp bạn xác định điểm tham chiếu trên các đối

tượng khi chia đều koảng cách.

Phím tắt cho các lệnh dàn đều:

Nếu cần dàn đều đối tượng nhanh, bạn dùng phím tắt với hai điều kiện: có ít

nhất hai đối tượng được chọn và đang sử dụng công cụ text.

- Dàn đều dựa theo biên đỉnh: Shift +T

- Dàn đều dựa theo biên Trái: Shift +L

- Dàn đều dựa theo biên phải: Shift +R

- Dàn đều dựa theo biên đáy: Shift +B

- Dàn đều tâm ngang: Shift +E

- Dàn đều theo khoảng cách dọc: Shift +P

- Dàn đều tâm đứng: Shift +C

- Dàn đều khoảng cách đứng: Shift +A

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

182

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Cắt hàn và lấy phần giao giữa các đối tượng:

Các lệnh weld, Trim, Intersection sẽ dễ dàng giúp bạn tạo ra các hình thể phức

tạp

Cửa sổ docker Shaping:

Các lệnh dùng để cắt, hàn, lấy phần giao giữa các đối tượng, có thể hoạt động

chính xác nhờ cửa sổ docker Shaping. Cửa sổ này được mở bằng menu

Arrange/Shaping hoặc Window/Docker/ Shaping, sau đó chọn Trim, Weld

hoặc Intersection.

Hình 6.57: Cửa sổ docker Shaping

- Lệnh Trim là lệnh tạo hình được dùng phổ biến nhất, dùng để xoá bỏ

phần mà hai hoặc nhiều đối tượng chồng lên nhau.

- Lệnh Weld tạo ra 1 hình thể mới bằng cách hàn gắn hai hay nhiều đối

tượng chông lên nhau

- Lệnh Intersection tạo ra 1 đối tượng là phần giao nhau của hai hay nhiều

đối tượng

Các tuỳ chọn nằmdưới tiêu đề Leave Originnal sẽ giúp bạn giữ lại các đối

tượng gốc sau khi áp dụng lệnh, các tuỳ chọn nư sau:

- Sourse Objects: khi tuỳ chọn này được chọn, sau khi áp dụng lệnh, đối

tượng nguồn bạn chọn trước sẽ không bị mất đi

- Target Objects: khi tuỳ chọn này được chọn, đối tượng đích không bị

mất đi sau khi chịu tác động cắt xén, hàn gắn hoặc lấy phần giao với đối

tượng nguồn.

Corel Draw 10 còn có các lệnh Trim, Weld hoặc Intersection trên thanh thuộc

tính giúp bạn áp dụng nhanh các lệnh này cho các hình thể mà bạn chọn, mà

không cần phải mở cửa sổ docker Shaping. Trên thanh thuộc tính, các nút lệnh

này sẽ có hiệu lực chỉ khi có ít nhất hai đối tượng đang chọn, cho dù các đối

tượng có chồng nhau hay không. Các nút lệnh trên thanh thuộc tính sẽ không

có các tuỳ chọn để giữ lại hình nguyên gốc như trong cử sổ docker Shaping.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

183

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hình 6.58: thanh thuộc tính docker Shaping

Chúng ta có thể sử dụng đường dẫn mở làm đối tượng nguồn để cắt các đối

tượng đích có đường biên đóng. Kết quả đạt được là những nhát cắt tách rời

đường dẫn đóng thành từng phần.

Hình 6.59: Tách rời đối tượng bằng đường dẫn mở

Trong ví dụ này, một đường cong mở được sử dụng làm đối tượng nguồn và

đối tượng văn bản được dùng làm đối tượng đích khi áp dụng lênh Trim. Văn

bản bị cắt và chuyển đổi thành dạng curve thông thường. Bằng cách áp dụng

lệnh Arange/ Break curve Apart, bạn có thể tách đối tượng mới thành từng đối

tượng riêng biệt.

Thực hành Bài tập Corel:

Tạo chữ nổi:

- Nhập văn bản muốn sử dụng . Chuyển văn bản đang chọn thành dạng curve

thông

thường bằng phím tắt Ctrl+q.

Bỏ màu tô và cho nét màu đen. Chọn công cụ Interactive Contour từ hộp công

cụ để tạo hiệu ứng Contour cho đối tượng với kiểu Outside, bước Contour Step

là 1 và với giá trị Contour Offset thích hợp (chúng tôi chọn Contour

Offset=o.8mm).

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

184

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Có thể không cần tạo hiệu ứng Contour nếu bạn không cần tạo nền cho văn

bản.

Với nhóm Contour vẫn đang chọn, bạn chọn men Arragge / Break Contour

Group Apart để tách nhóm Contour. Chọn hình văn bản phía trong (nằm trên)

và tô màu đỏ. Chọn hình văn bản phía ngoài (nầm dưới) và tô màu đen, đối

tượng này sẽ đợc dùng làm nền. Chọn cả hai đối tượng và click chuột phải vào

Ô Nong (có dấu [X]) ở bảng màu bên phải cửa sổ CORELDRAW) để bỏ đờng

biên cho hai đối tượng.

- Chọn đối tượng màu đỏ, nhấn phím cộng (+) ở bàn phím số để sao chép đối

tượng này. Tô màu trắng cho đối tượng vừa sao chép. Nhấn phím cộng (+) lần

nữa để tạo bản sao nữa và tô màu bất kỳ cho nó để dễ phân biệt (chúng tôi chọn

màu xám). Drag đối tượng màu xám về phía trái, xuống dưới một chút để tạo

phần bóng sáng cho văn bản.

- Với đối tượng màu xám vẫn đang chọn, bạn Shift-click chọn thêm đối tượng

màu trắng (có thể dùng công cụ Zoom phóng lớn để dễ chọn đối tượng màu

trắng) và click vào nút Quick Trẫm trên thanh thuộc tính để dùng đối tượng

màu xám cắt đối tượng màu trắng bên dưới. Click chọn lại đối tượng màu xám

và xóa nó đi.

Nếu văn bản nhỏ hoặc quá dài. bạn có thể dừng ở đây. nếu quá phức tạp thì

dòng văn bản nhỏ sẽ khó nhìn. Với văn bản nhỏ (l~oặc nếu muốn), bạn có thể

đổi màu cho bóng sáng thành một màu đỏ nhạt cùng tông màu (cùng hue) với

văn bản chính để phần bóng sáng bớt chói. Nếu văn bản lớn hoặc ít chữ, chúng

ta có thể làm thêm các bước tiếp theo để tạo phần bóng tối cho văn bản.

- Click chọn đối tượng màu dỏ, nhấn phím cộng (+) ở bàn phím số để sao chép

đối tượng này. TÔ màu đỏ đậm (chúng tôi chọn màu C=O, M=LOO, Y=LOO

và K-40) cho đối tượng vừa sao chép. Nhấn phím cộng (+) lần nữa để tạo bản

sao nữa và tô màu bất kỳ cho nó để dễ phân biệt (chúng tôi chọn màu x~n).

Drag đối tượng màu xám về phía trên, bên phải một chút (một khoảng tơng tự

nh khi tạo bóng sáng) để tạo phần bóng tối cho văn bản.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

185

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

-Với đối tượng màu xám vẫn đang chọn, bạn Shift-click chọn thêm đối tượng

màu đỏ đậm và click vào nút Quick Trẫm trên thanh thuộc tính để dùng đối

tượng màu xám cắt dối tượng màu đỏ đậm bên dưới. Click chọn lại đối tượng

màu xám và xóa nó đi.

Để tăng thêm chi tiết cho các bóng, bạn dùng công cụ Shape điều chỉnh lại các

node trên hai đối tượng màu trắng và màu đỏ đậm tại nơi hai bóng này gặp

nhau.

Cách này tạo ra các đối tượng "nhẹ" hơn (ít phức tạp) và dễ kiểm soát hơn việc

dùng hiệu ứng Extrude

Để phát triển tiếp bài tập này, bạn có thể tô các màu chuyển cho vùng văn bản

và các bóng, hoặc áp dụng sự trong suốt chuyển dần cho các bóng bằng công

cụ Interactive Transparency. Tuy nhiên các hiệu ứng thêm vào sao cho nội

dung văn bản vẫn được chuyển tải text, dễ đọc và đừng phức tạp quá dễ sinh ra

lỗi khi xuất phim tách màu.

6.2.3 - Giới thiệu các phần mềm xử lý đồ hoạ khác

6.2.3.1 - Flash:

Ngày nay Flash đã trở thành một chuẩn cho dồ hoạ hoạt hình trên web. Với

Flash, bạn có thể bổ xung các hiệu ứng thú vị cho trang web, làm cho chúng có

tính tương tác cao hơn và hấp dẫn hơn. Các doạn phim flash có thể thực hiện

trên bất kỳ một trình duyệt Web nào khi trình thể hiện Flash được cài đặt. Việc

áp dụng đồ hoạ vecter cho các đoạn phim hoạt hình đã mang lại những tích cực

mạnh mẽ và rất linh động cho Flash, các đoạn phim Flash thường nhỏ gọn và

tải xuống nhanh chóng. Có rất nhiều chương trình để tao doạn phim nhưng

Flash vẫn được xem là công cụ hưu hiệu nhất, chuyên nghiệp nhất. Mang lại sự

sống động, hấp dẫn cho các trang web

6.2.3.2- Adobe Image Ready:

Đi kèm với Photoshop là chương trình ImageReady. Nó cung cấp các tính năng

tối ưu cho web là tạo các file GIF hoạt hình. PhotoShop và ImageReady kết

hợp với nhau sẽ tạo nên một môi trường hoàn hảo cho việc thiết kế đồ hoạ web.

PhotoShop và ImageReady có nhiều cách thức giống nhau để hoàn thành cùng

một công việc. Vùng làm việc của PhotoShop và ImageReady bao gồm các

menu lệnh ở trên đỉnh của màn hình, một vài công cụ, bảng dùng giống nhau.

PhotoShop và ImageReady đều làm việc với ảnh bitmap, ảnh kỹ thuật số,

nhưng trong ImageReady bạn có thể di chuyển các thành phần như đoạn hoạt

hình Rollover một cách trực quan.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

186

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

ImageReady tạo ảnh động trên cơ chế chuyển tiếp giữa các Frame liên tiếp.

Bạn có thể đặt thời gian, tạo thêm frame mới, chế độ xuất ảnh cho web rất

chuyên nghiệp. Ngoài ra ImageReady còn giữ nguyên được các hiệu ứng ảnh

mà bạn đã xử lý trong PhotoShop và chỉnh sửa được trong ImageReady

6 .2.3.4- Xu hướng về đồ hoạ hiện đại trên Web

• Đơn giản

• Mang màu sắc công nghệ, hiện đại.

• Sử dụng Flash nhiều.

• Sử dụng Mutimedia

Tóm tắt chương:

Bạn đã hiểu được một số điểm căn bản về các loại ảnh, cách sử dụng, các thao

tác trong các chương trình thiết kế. Để áp dụng được những điều mà bạn đã học

trên đây, bạn phải thật sự chuyên sâu vào từng chương trình và nắm vững được

thế mạnh của mỗi chương trình xử lý đồ hoạ đó.

Photoshop:

+ Môi trường cho xử lý các tài liệu ảnh rất mạnh và chuyên nghiệp

+ Chỉnh sửa và tạo ra các hiệu ứng cho ảnh.

+ Tạ

gi

ện cho trang WEB

+ Chuyể

Corel:

g

ện sang môi trường WEB

+ Là chương trình đồ hoạ dựa theo các vector để dễ dàng tạo những bức ảnh

nghệ thuật chuyên nghiệp, từ những hình ảnh Logo đơn giản đến các minh hoạ

về kỹ thuật.

+ Corel Draw phù hợp cho thiết kế tạo hình để vận dụng kết hợp với các

chương trình tạo hình ảnh động như flass, 3D...

Bài tập chương

Học viên tự thiết kế demo website của cá nhân hay cơ quan, tổ chức của mình.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

187

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 7. Các phương pháp cập nhật thông tin lên web

FTP là gì?

FTP (File Transfer Protocol) là một giao thức chuẩn được định nghĩa trên

Internet. Nó là giao thức client/server, ở đây client là một hệ thống (thường là

máy tính của bạn) gửi các yêu cầu đến server hoặc một hệ thống khác (FTP

site) và nhận được trả lời từ site đó.

7.1 FTP dưới dạng dòng lệnh

Từ dấu nhắc DOS nhập vào :

ftp

Trong đó : FTP server/tên host : là máy chủ hoặc host cung cấp dịch vụ ftp mà

bạn đã đăng ký (mở account) tại đó.

FTP bắt đầu kết nối với máy này, nếu thành công người sử dụng được yêu cầu

nhập vào tên login và mật khẩu. Khi đó màn hình như sau :

login :

password :

Sau thủ tục kết nối, bạn có thể thực hiện 1 số lệnh sau :

a) Những lệnh cơ bản

quit : đóng kết nối đến host từ xa, ngừng chương trình ftp.

? (hoặc help) : hiển thị danh sách tất cả các lệnh ftp.

?command (hoặc help command) : hiển thị bảng tóm tắt trực tiếp lệnh được mô

tả.

b) Lệnh về kết nối

open [host] : thiết lập kết nối đến máy tính xác định (với [host] là tên máy).

close : đóng sự kết nối đến host từ xa, trở lại ftp.

use [name(password)] : thiết lập tên User.

c) Lệnh về thư mơc

cd [directory] : chuyển đến thư mục được xác định trên host ở xa.

cdup : chuyển về thư mục gốc trên máy ở xa.

dir [directory] [tên file cục bộ] : liệt kê thư mục xác định trên máy ở xa, nội

dung được đưa vào tập tin trên máy cục bộ.

lcd [directory] : chuyển đến thư mục cục bộ.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

188

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

ls [directory] : liệt kê danh sách file trong thư mục có thể.

pwd : xem thư mục hiện hành của máy ở xa.

d) Lệnh truyền nhận file

get : lấy tập tin từ máy ở xa về máy coc bộ.

put : chuyển tập tin từ máy máy coc bộ tới

máy ở xa với : : là đường dẫn tên tập tin trên host ở xa bạn

muốn lấy về

: là đường dẫn và tên file tại máy cục bộ

Để lấy hoặc truyền đi một nhóm tập tin dùng lệnh : mput và mget với danh

sách tên có thể dùng các ký tự đại diện như *, ?

mput

mget

7.2 FTP dưới dạng truyền file thông qua các chương trình

7.2.1 Giới thiệu một số chương trình FTP Client

WS_FTP Pro có thể kết nối tới bất kỳ hệ thống nào với điều kiện hệ thống

đó có địa chỉ IP chính xác và đã cài ứng dụng FTP server. Nó cũng cho phép

truyền các file giữa các hệ điều hành khác nhau bao gồm cả Windows, OS/2 và

UNIX.

7.2.2 Tạo kết nối bằng WS_FTP Pro client

- Trước khi sử dụng WS_FTP Pro để truyền file, bạn phải đưa vào các

thông tin về site mà bạn muốn kết nối tới. Quá trình này được gọi là quá

trình tạo Site profile.

- Site profile lưu trữ các thông tin của FTP site như địa chỉ IP, Tên truy

nhập (Username) và Mật khẩu (Password) mà bạn sử dụng để kết nối.

- Để tạo Site profile bạn làm theo các bước sau:

Nếu hộp thoại Connect to Remote Host chưa mở tại cửa sổ WS_FTP

Pro, hãy nhấn chuột vào Connect để mở ra.

1. Tại hộp thoại Connect to Remote Host, nhấn chuột vào Create

Site. Hộp thoại tạo Site Profile xuất hiện

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

189

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

2. Vào tên mà bạn muốn gọi cho site mới của bạn trong ô Name

3. Trong ô "Create In", nhấn chuột vào nút Browse và chọn thư

mục mà bạn muốn lưu site của bạn vào đó. Nếu bạn muốn lưu nó

vào thư mục gốc, hãy chọn thư mục Sites.

4. Nhấn "Next >"

5. Trong ô "Host Name or IP Address", vào địa chỉ của FTP site

hoặc tên của FTP site.

VD:203.162.1.44 hoặc ftp.Ipswitch.com

6. Nhấn "Next >"

7. Trong ô "User ID", vào tên truy nhập (username)

(Đây là tên mà đã được đăng ký khi tạo account ftp của bạn)

8. Trong ô "Password", vào mật khẩu (password) của account ftp

trên

(Mật khẩu này cũng được đăng ký khi tạo account ftp của bạn)

9. Chọn "Save Password"

10. Nhấn "Finish"

- Sau khi bạn kết thúc quá trình trên bạn sẽ nhìn thấy site của bạn trong

thư mục(folder) mà bạn chọn. Quá trình tạo Site profile đã hoàn tất, bây giờ

bạn có thể kết nối tới site đó:

1. Chọn site profile cần kết nối

2. Nhấn chuột vào nút Connect

- Hộp thoại Connect to Remote Host đóng lại và chương trình WS_FTP

Pro sẽ tạo một kết nối FTP. Nếu kết nối thành công, cửa sổ bên tay phải sẽ

hiển thị tất cả các thư mục và file đuợc lưu trữ tại site mà bạn kết nối tới.

Nếu không thì cửa sổ bên tay phải sẽ để trống, bạn hãy xem lại các thông số

của site profile.

7.2.3 Truyền file

- Sau khi kết nối tới FTP site, bạn đã sẵn sàng để truyền các file giữa máy

tính của bạn và FTP site mà bạn đang kết nối. Quá trình truyền file này

được chia làm 2 loại:

• Upload: truyền các file từ máy tính của bạn lên FTP site

• Download: truyền các file từ FTP site về máy của bạn.

-

Giữa hai cửa sổ lớn là 2 mũi tên để điều khiển truyền file

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

190

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chọn file tại cửa sổ bên phải (trên FTP site) và nhấn chuột vào nút

để

Download file về thư mục hiện hành trong máy của bạn (hiển thị tại cửa sổ

bên trái)

Chọn file tại cửa sổ bên trái (Máy của bạn) và nhấn chuột vào nút

để

upload file lên thư mục hiện hành của FTP site (hiển thị tại cửa sổ bên

phải)

7.2.4 Một vài chức năng của WS_FTP

Giao diện Classic và Explorer

- WS_FTP Pro có 2 cách thể hiện giao diện, Classic và Explorer. Cả hai

đều có các chức năng và hoạt động như nhau, chúng chỉ khác nhau về giao

diện hiển thị.

- Đối với người lần đầu tiên sử dụng WS_FTP Pro nên sử dụng giao diện

Classic trước khi sử dụng giao diện Explorer

- Phần này sẽ trình bày các tính năng của WS_FTP Pro thông qua giao

diện Classic. Đối với giao diện Explorer các tính năng cũng hoàn toàn giống

Classic, chúng chỉ khác nhau về giao diện hiển thị.

7.2.4.1 Sửa thông tin Site profile đã có sẵn

Chúng ta hãy bắt đầu bằng hộp thoại "Connect to Remote Host". Nếu hộp

thoại "Connnect to Remote Host" chưa được mở, hãy nhấn nút Connect để

hiển thị.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

191

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Hộp thoại này để tạo, sửa chữa và sắp xếp lại các site profile của bạn và các

thư mục mà bạn sử dụng để lưu trữ chúng. Để sửa chữa site profile:

• Chọn site profile cần sửa chữa trong danh sách Site

• Nhấn chuột vào nút Edit ở bên phải danh sách.

Tại hộp thoại Site Option vừa hiện ra, bạn vào các mục được hiển thị dọc

theo phía trên củ

ại Host info,

rt

, Session, Advanced để thay

đổi các thông số sử dụng khi kết nối FTP site.

Sau khi tha ổ

y đ

g

ạn nhấn Ok

hi lại các thay đổi đó.

để g

ức ăng xử lý file và folder trên ia

g o diện chương trình

- Ngay chín iữ

ủa chương trình _F Pro, bạn thấy chương trình

được chia làm 2 khung cửa sổ nhỏ hơn là Local System (máy tính của bạn)

và Remote System TP Site). Hai khung cửa sổ này cho bạn biết bạn đang

ở đâu trong Local System và Remote System, đồng thời cũng cho biết

những gì được chứa trong thư mục hiện thời bạn đang xem

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

192

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

-

Local System hiển thị các file và folder trên máy tính của bạn còn

Remote System hiển thị file và folder trên FTP site mà bạn kết nối. Nếu kết

nối không thực hiện được thì Remote System sẽ không hiển thị gì.

- Một loạt các phím chức năng được trình bày dọc theo bên tay phải từng

cửa sổ, được sử dụng điều khiển các file và folder Local System và Remote

System. cụ thể như sau:

- ChgDir T

mục

: hay đổi tên thư

- Execute: Thực hiện file chạy

- Delete: Xóa file hoặc folder

- MkD Tạo thư mục

- View: Xem nội dung file

- Refresh: Cập nhật lại danh sách các file và

folder

- DirInfo: Thông tin của Remote System

Lưu ý: Nếu các bạn thực hiện các chức năng này trên Remote System có thể

có chức năng không thực hiện được, tùy theo quyền của account ftp mà bạn

được cấp.

Ví Dụ: Nếu như acount ftp của bạn chỉ có quyền Xem nội dung thì các chức

năng ChgDir, MkDir, Execute, Delete trên cửa sổ Remote System không thực

hiện được.

7.2.4.3. Các chức năng trên Menu

Ở phía trên của chương trình WS_FTP Pro, các bạn nhìn thấy thanh menu

như sau:

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

193

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Trên thanh Menu cũng có một vài các chức năng tương tự như chúng tôi đã

giới thiệu ở phía trên. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu các menu mà thường sử

dụng:

Sites menu:

Trong menu này cũng có chức năng Add Sites, Organise Sites tương tự

như khi chúng ta tạo Site profiles ở phía trên. Ở dưới của menu là danh sách

các sites mà bạn đã tạo tại hộp thoại "Connect to Remote Host". Danh sách

này thực ra là cách gọi nhanh để bạn kết nối đến một site mà không cần gọi

đến hộp thoại "Connect to Remote Host".

Help menu:

Bạn có thể liên kết đến hệ thống trợ giúp trực tuyến của WS_FTP Pro.

Tại đây có rất nhiều thông tin và hướng dẫn cụ thể về các chức năng, công cụ

của WS_FTP Pro.

7.2.4.4 Các thuật ngữ thông dụng trong khi sử dụng WS_FTP Pro

Address

- Địa chỉ của FTP site. Có thể là địa chỉ IP (VD: 203.162.4.1) hoặc tên miền

(VD: www.ftp.com)

Client

Chương trình ứng dụng để kết nối với FTP site. Ví dụ: WS_FTP là FTP

Client.

Local System

Máy tính hoặc thiết bị mạng của bạn dùng để kết nối với FTP site

Read

Account ftp của bạn có quyền Read nghĩa là bạn chỉ có thể copy và xem files

trên site nhưng không thể Upload hoặc xóa filé.

Remote System

FTP site mà bạn kết nối tới

Server

Máy tính được cài đặt chương trình FTP Server.

Site

Một cách gọi khác của FTP Server hoặc FTP Site

Site Profile

Là nơi lưu trữ thông tin kết nối tới một site nào đó được tạo ra bởi WS_FTP

Pro

Write

Account ftp của bạn có quyền Write nghĩa là bạn có thể upload, thay đổi

hoặc xóa files, cũng như download và xem nội dung của chúng.

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

194

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

Chương 8: Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình Web - Ngôn

ngữ lập trình ASP

Mạng máy tính ngày nay đã trở thành một thành phần quan trọng trong ngành

truyền thông và cuộc sống hàng ngày. Song song với việc phát triển của mạng

là sự phát triển của một hướng mới trong lập trình, đó là lập trình mạng. Với sự

bùng nổ thông tin trên toàn cầu, sự ra đời của WWW( world wide web), đặt ra

yêu cầu phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác giữa các web

server với client. Do vậy, các ngôn ngữ lập trình WEB ra đời.

8.1.Khái niệm về CGI:

8.1.1.Khái niệm:

CGI viết tắt của Common Gateway Interface, đó là môi trường lập trình chuẩn

giữa Web Server và Các chương trình được viết bằng các ngôn ngữ bất kỳ(Perl,

C,..). Khi người sử dụng gọi một trang Web viết bằng CGI, Web Server sẽ xem

phần mở rộng của trang Web và gọi chương trình thông dịch Script tương

ứng(Script Engine) để dịch trang Web và trả lại kết quả cho người sử dụng. Các

chương trình viết bằng chuẩn CGI thường được đặt trong một thư mục ngầm

định có tên là CGI-BIN.

8.1.2.Cấu trúc:

8.1.3.Ví dụ về một CGI viết bằng Perl

Dưới đây minh hoạ một chương trình đơn giản CGI viết bằng PERL:

#!/usr/local/bin/perl

print "content-type:text/html

";

print "Hello, World!

";

Kết quả hiển thị:

Hello, World!

Để chạy chương trình Perl CGI trên, cần:

- Lưu chương trình với tên tệp hello.pl

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

195

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

- Cài môi trường WEB Server(Có thể sử dụng IIS, hoặc Apache...) ở đây sử

dụng IIS làm ví dụ minh hoạ

- Cài trình thông dịch Perl(Active Perl) vào thư mục: C:\Perl\Bin

- Khai báo các tham số sau trong IIS:

+ Đặt quyền chạy Script bằng cách Click chuột phải vào

WebsitePropertiesHome DirectoryChọn Scripts Only(Để chạy các file

.exe và .dll, chọn Scripts and Executables)

+ Gắn các phần mở rộng tên tệp với trình thông dịch tương ứng(ở đây là

Perl.exe) bằng cách Click chuột phải vào WebsitePropertiesHome

DirectoryConfigurationAdd

+ Sử dụng trình duyệt Web để chạy file hello.pl

8.2.Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình WEB

Hiện nay các trang WEB động được lập trình khá đa dạng. Perl, PHP, ASP và

JSP đều là những ngôn ngữ lập trình kịch bản phía Server(Scripting Server

Side), tức là mỗi khi có một truy nhập vào trang Web đó, trang Web sẽ được

b erver thông dịch và trả lại kết quả cho người sử dụng(Client).

We S

8.2.1. Perl, viết tắt của Practical Extraction and Report Language

ng n ngữ lập trình tuyệt vời cho việc xử lý các xâu chuỗi văn bản được viết

Là ô

L rry Wall, sau được phát triển bởi những người sử dụng Perl khác. Các

bởi a

Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1

196

Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal

thư iệ

ủa Perl rất phong phú và có thể bổ sung vi đó là một ngôn ngữ mở.

Các chương trình viết bằng Perl chạy tương đối nhanh do thừa kế từ C-một

ngô n

n gữ cấp thấp phổ dụng. Perl là sự lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng

CGI và là ngôn ngữ lập trình tốt trên các hệ Unix cùng với C. Hiện nay đã có

phiên bản PERL 6.

8.2.2. PHP, viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor

(Chương trình xử lý văn bản siêu liên kết) là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở

cũng khá phổ dụng. Các trang Web viết bằng PHP có thể nhúng lẫn cùng các

thẻ HTML, PHP lúc đầu do một nhóm người phát triển. Nhưng sau đó nhờ tính

linh động và mã nguồn mở, php dần được hân rộng ra và ngày càng được nhiều

người tham gia phát triển. So với những ngôn ngư khác như Java, CGI,... thì

php vươn lên nhờ tính dễ học của nó, không phức tạp như những ngôn ngữ lập

h ên web khác. Một trang Web viết bằng PHP có dạng sau:

trìn tr

Example

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #web