quản trị vận chuyển

Chương I

I.Kh và mqh vchhqt và tmqt

1.Kn:vchhqt là việc chuyên trở hh từ qg này tới 1 or nhiều qg khác.nghĩa là điểm đầu và điểm cuối của hành trình vc nằm ở những qg #

-Đặc điểm:

+quá trình sx trong vt là qt tác động về mặt không gian nên đối tượng chuyên trở chứ không phỉa quá trình tác động về mặt kĩ thuật lên đối tượng ld

+Sp của ngành sxvt mang 2 thuộc tính:giá trị và gtsd,nhưng bản chất là sự thay đổi của đối tượng chuyên trở.

+SP là sp vô hình,k có hình dáng kích thước cụ thể,k tồn tại độc lập ngoài quá trình sx mà nó được hình thành và tiêu thụ ngay trong qtsx

+vt không có kn dự trữ.

-Mqh giữa vchhqt với tmqt

+vchhqt là bp quan trọng ,côn cụ quan trọng trong hd tmqt

+sự pt của hd tmqt luôn gắn liền với sự pt của vthhqt và ngược lại

II.các phương thức vc hh qt:

-Dựa vào cách thức và môi trượng vận tải

+đường thúy

+đường sắt

+đường không

+đường bộ

+đường ống,cáp treo

-Dựa vào dd của ptien vận tải:

+vc hàng dời

+vc bằng công cụ chuyên dụng:côngteno

-dựa vào quy trình ,kĩ thuật chuyên trở:

+vc nguyên toa

+vc lẻ

-dựa vào hànnh trình vc:

+vc đơn phương thức

+đa phương thức

+vc nhiều chặng

III.Căn cứ lựa chọn pthuc vc

-căn cứ vào loại và khối lượng hh chuyên trở:

+klg lớn:tàu(tàu chợ và tàu chuyến)

' tàu chợ;đắt hơn,đơn giản hơn,k phải kí hợp đồng.điều chỉnh thông qua vân đơn

'tàu chuyến:rẻ hơn nhưng phức tạp hơn,có hợp đồng,khám tàu...

-Căn cứ vào loại hình bao bì

-căn cứ vào hành trình vủa hh

-căn cứ vào cước phí vận tải

-căn cứ vào mức độ hự hao của hh trg quá trình vc

-căn cứ vào tgian chuyên trở và sự tồn động vốn cho chuyên chở

-căn cứ vào xác suất rủi ro trg vc và chi phí vc hh

Chương 2 :qtri vchhqt

I.Đường biển:

1.dd

a.ưu điểm:

-không tốn chi phí xd và bảo dưỡng các tuyến đường vì nó hình thành tự nhiên,chỉ cần xd các cẩng biến sâu hoặc các kênh đào để đi lại.

-năng lực vc lớn hơn nhiều so với các ht khác vì

+trọng tải của tàu biển lớn:10k-25k tấn

+việc tổ chức vc không bị hc,trên cùng 1 tuyến đường có thể chuyển trở cùng lúc(đi+về),nâng cao năng lực vc

+giá ước thấp hơn:1/6hk,1/3dg sắt,1/2 oto

Do đó là pthuc vc chủ yếu trong vận tải qt

b.hạn chế;

-tốc độ chậm,k đáp ứng kip khi khan hàng

-phụ thuộc nhiều vào đk khí hậu ,thời tiết,tai nạn sảy ra nhiều

2.các đặc trưng kinh tế kĩ thuật của tàu buôn

-kích thước tàu:thể hiện tàu được cập bến,đi trên kênh đào nào

+thông số:chiều dài toàn bộ:là khoảng cách thẳng góc từ mũi tới đuôi tàu.chiều dài giữa 2 đầu đưởng nổi,chiều rộng của tàu là khoảng cách giữa 2 điểm rộng nhất của thành tàu

+Mớm nước:là kc thẳng góc từ đáy tàu lên mặt nước,là đai lượng biến thiên,phụ thuộc vào klg hh.Mớm nước tối đa:là mớm nước khi t àu trỏ đầy hàng và an toàn.tối thiểu là khi k trở hàng.

+trọng lượng của tàu:bằng trọng lg của khối nước bị phần chìm của tàu chiếm chỗ.Trọng lg nhẹ:là trog lg của tàu chưa chở hàng,gồm trog lg vỏ tàu,trog lg nồi hơi,sỹ quan,thủy thủ và hành lý của họ.TRog lg nặng:là khi trở hàng,gồm trog lg nhẹ +trg lg hh nó chở ở mớm nước tối đa

+trọng tải của tàu:là sức trở của tàu được tính bằng tấn.Trọng tải toàn pần=trọng tải tàu chở đầy hàng-trọng tải nhẹ.Trọng tải tĩnh là trọng tải hhtm thực .

+dung tích chưa hàng;là knang xếp các loại hh khác nhau lên của tàu.

'dung tích chứa hàng dời;là dt khi chuyển chở các loại hàng dời

'dung tích chứa hàng bao kiện:....hàng bao kiện

+dung tích đăng kí của tàu:đó là sức chứa của tàu tính bằng đơn vị thể tích hoặc tấn.1 tấn dt đk =100 tấn khối anh=483m3

'dung tích đk toàn phần :là thể tích cũng những khoang chống khép kín trên tàu,gồm khoang chứa hàng,chứa nước,buông máy,khoang chứa nguyên liệu,phòng ăn,phòng ở của các thủy thủ trên tàu.

'dt đk tịnh:là dt các khoang chống dùng để chứa hàng và dt này dùng để tính cảng phí or phí khi qua các kênh đào.

3.các chứng từ lien quan đến tàu:

-giất chứng nhận quốc tịch tàu

-giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu

- giất chứng nhậncác hạng tàu(do trạm đăng kiểm cấp)

- giất chứng nhận trọng tải

-các chưng từ khác(ds thuyền viên,nhật kí hàng hải,Nk máy tàu...)

4.Hợp đồng tàu chuyến:

ND:-tên ,địa chỉ người thuê,người vận chuyển

-quy dịnh về tàu:

+tên tàu,cờ tàu,năm đóng,trọng tải,vị trí của tàu lúc ký hợp đồng,dung tích đk toàn pân và dt dk tịnh,loại hạng của tàu,cơ quan đkiem khả năng đi biển của tùa

-thới gian tàu đến cảng

+nếu tàu đến chậm quá quy định,người thuê tàu có quyền hủy hợp đồng(túy theo thảo thuận)

+tàu được xem như đã đến cẳng nếu xảy ra 1 trg 3 th sau:

'cầu đã cập cầu cẳng hoặc đến vùng tm của cẳng quy định trong hợp đồng

'tàu đã sẵn sang dể xếp hoặc dỡ hàng của ng thuê

'tàu đã trao thông báo sẵn sang chon g thuê

'quy định về hàng,tên hàng,loại bao bì,trọng lg có dung sai,thể tích....

Chú ý:đơn vị tính trọng lg có thể là mt ,tính thể tích có thể là m3 hoặc tấn khối anh,chủ tàu được lựa chọn dv tính cước sao cho có lợi

'nếu ng thuê tàu cung cấp thông tin không đủ số lượng hàng quy định cũng phải chịu cước phí như đá đầy tàu,nếu có chèn lót cần quy định ai là ng chịu chi phí và cung cấp vật chèn lót

-Cảng xếp dỡ:có thể là 1 hoặc nhiều cẳng ở 1 khu vực hoặc 1 nhóm cảng.cảng phải an toàn về hàng hải và chính trị

-chi phí xếp dỡ;

+theo đk tàu chợ:CF=CF bốc+dỡ,ng vc phải chịu trách nhiệm và CF ,trg tàu chợ k quy định thưởng phạt.

+theo đk miễn xếp:chủ tàu dc miễn CF xếp hàng xuống tàu nhựng phải chịu CF dỡ hàng ở cẳng đến.

+đk miễn dỡ:chủ tàu dc miễn dỡ nhưng phải chịu xếp

+đk miễn xếp dỡ:chủ tàu chịu chi phí

+ngoài ra còn có quy định san hàng đv hàng dời và xếp hàng đối với hàng có bao bì ở hầm tàu,chi phí san hầm tàu...

-cước phí và thanh toán;

+cước phí:trg hd cần ghi rõ giá cước,loại tiền thanh toán ,đv tính cước

+thanh toán:

'cước trả trước:ng thuê phải trả toàn bộ cho chủ tàu sau khi xếp hàng và kí vận đơn 1 số ngày do 2 bên quy định trg hd

'cước trả sau:thời điểm trả sau là trước khi mở hầm tàu dỡ hàng,trả đồng thời với việc dỡ hàng hoặc trả sau khi dỡ hàng xg.

'trả trước 1 phần va trả sau 1 phần

'ngoài thởi điêm còn có hình thức thanh toán,thanh toán ở ngân hàng nào,hình thức tả tiền

-thông báo sắn sang

'thông báo dự kiến ngày đến cẳng

+thông báo sắn sang xếp dỡ hàng

+tàu đến bến:tàu đến lượt vào cẩu cảng,khi n ào tới lượt vào cẳng thì thuyền trưởng đưa tbao xếp dỡ cho ng thuê tàu

'miễn đến lượt,ko cần cập cảng mà vẫn đưa thông báo

'đến lượt không quá 48h ,tàu chỉ chịu trách nhiệm 48h,sau đó ng thuê tùa chịu trách nhiệm

-MỨc xếp dỡ:

+quy định mức trung bình là bao nhiêu đv trog 1h hoặc 1 ngày

-Thới gian xếp dỡ:cso thể tính riêng hoặc gộp lại,thời điểm xếp dỡ..

-thưởng phạt

-cầm giữ hh:chủ tàu sẽ cầm giữ hh thay cho cước phí khoắc tiền phạt,cước khống

-Miễn trách:th bất khả kháng cả n trở sự hoàn thành hợp đồng

-các đk khác:xd rõ chủ tàu chịu trách nhiệm về phí :làm ngoài h,cung cấp vl chen lót,cần chục,dây buộc,kiểm hàng....

5.Cách thức thuê tàu chuyến:

-xd loại hình tàu chuyển sẽ thuê:1 chuyến ,khứ hồi,nhiều chuyền liên tục,thuê bao cả tàu trong 1 tg

-ủy thác cho cty giao nhận hoặc trực tiếp đứng ra đàm phán ,kí hợp đồng thuê tàu

-sau khi thuê xg ,tập kết hàng để giao hàng lên tàu khi xk theo dk C và D,sau đấy lấy biên lai thuyền phó,đổi lấy vận đơn sạch,rồi xếp hàng lên t àu.

-thánh toán cước phí:tiền bốc dỡ,thưởng phạt...

6.Cách thức thuê tàu chợ

-tập trung hàng đủ số lượng hàng quy định

-Nghiên cứu lịch trình tàu chạy

-chủ hàng lập bảng kê khai hàng và ủy thác cho công ty đại lý vận tải giữ chỗ trên tàu,rồi chủ hàng đk đơn xin lưu khoang với địa lý sau khi hang tàu đồng ý chuyên trở,đóng cước phí vc

-giao hàng cho tàu

-lấy vận đơn

-thông báo chon g mua hàng về kết quả giao hàng

II.ĐƯờng sắt:

1.dd

a.ưu điểm:-sức trở lớn,tốc độ tương đối ,có thể vc hh quanh năm ,ít phụ thuộc vào thời tiết,giá thành tương đối thấp

b.nhược điểm:chi phí đầu tư xây dựng đường sắt cao,tính linh hoạt thấp ,k có kn chuyển chỏ từ kho đến kho,thích hợp chở hh trong phạm bị 1 qgia or giữa các nước có cùng tuyến đường sắt,có thể chở tt giữa các nước láng giếng,thích hơp với khoáng cách tb và dài,có thể chở nhiều loại hàng.

2.Thể lệ của đường sắt VN

-Những quy định trong nội địa

+về hh:hh được phân theo chủng loại và chở từng lô,k phân biệt cước nhanh hay chậm mà chi dùng 1 loại cước tấn/km,hh được phân chia làm 5 bậc,hok chở dưới 30km.ngoài tiền cước chủ hàng còn ohari thanh toán cho đường sắt các phu phí,xếp dỡ hàng do chủ hàng chịu,chủ hàng tự niêm phong kẹp chì với hàng nguyên tóa,ds chỉ hg và ktra việc xếp dỡ hàng .

-Những quy định chuyên chở hh qt

+là việc chở hh giữa 2 hay nhiều qg có liền đường biên giới,dùng 1 giấy gửi hàng thống nhất,sd công ước BECNO,công ước qyu định trách nhiệm các bên,khiếu nại,hợp đồng chuyên chở.(38 nước tham gia với 400k km)

+vận đơn đường sắt:có mẫu in sẵn báo gồm các điều khoản đã quy định trong thể lệ chuyên chở và nhũng cột trống cho chủ hàng điền vào,chủ hàng phải chịu trách nhiệm vè sự chính xác của các số liệu ghi trong vận đơn,sau đó kí tên và gửi cho nhà ga,chỉ có 1 bản chính đi theo hh đến ng nhận,ngoài ra còn có 4 loại giấy tờ khác:bảo sao giấy gửi hàng,bản lưu giấy gửi hàng (do ga gửi giữa lại làm báo cáo),giấy theo hàng(bản này +bản cính theo hàng tơi ga đến ),giấy báo hàng đến gửi cho ng nhận để làm chứng từ nhận hàng

3.yêu cầu bối thường và khiếu nại đường sắt

-Hồ sơ gồm:Đơn yêu cầu bồi thường,giấy gửi hàng hoặc bản sao giấ gửi hàng hoặc giấy báo hàng đến,biên bản thương vụ,hóa đơn của ng bán,biên bản giám định bản kê chi tiết,các giấy tờ khác mà các đs liên quan quy định

-hồ sơ này gửi cho cq có thẩm quyền của bộ GTVT or cq chuyên trách tổng cục đs

-Khiếu nại hoặc khiếu kiện về hợp đồng chuyên chở or xét xử thì đs sắt phải trả lời yêu cầu trong 180ngay kể từ ngày nhận được yêu cầu,nếu hok trả kời hoặc trả lời hok thỏa đáng thì chủ hàng có thể kiện ra tòa

4.Trách nhiệm của đường sắt:

-ĐS phải chịu trách nhiệm về hư hỏng,mất mát 1 phần hay toàn bộ hh đó,tuy nhiên khoản bối thường không > giá trị hh khi mất tất

-Thời hạn :đs chịu trách nhiệm về hh từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàn xong cho ng nhận

-đs được miễn trách nhiệm trog các Th sau:

+tình huống Đs hok thể khắc phục

+do tính chất tự nhiên,đb của hàng

+do việc sử dụng to axe không mui chuyên chở mà quy định nước hiện hành ko cho phép

+do ng áp tải hàng gây ra

+do bao bì ko đầy đủ

+kê khai hoặc chở hàng hóa ko được phép chở

+hao mòn tự nhiên

+thiều hụt trọg lg khi kệp chì vẫn nguyên vẹn

*quy định về thời hạn chuyên chở:th chuyên chở dc tính theo kc thực tế mà hh đi qua từ ga gửi đến ga đến ,và kì hạn chuyển chở bắt đầu tính từ 0h của ngày sau ngày nhận hàng để chở.

5.Cách thức gửi hàng

-gửi hàng nguyên toa:xếp ở toa riêng,gửi theo pp nhanh ,chậm,tốc hành

-gửi hàng lẻ:gửi hàng không quá 5 tấn cả bao bì,gửi theo pp nhanh ,chậm

-gửi hàng trong congteno

6.Đk gửi hàng

a.những vật phẩm không được phép chuyên chở là:vp bị 1 trong các đường sắt các nước thành viên cấm.

-vp thuộc độcm quyền chuyên chở của ngành bưu điện,bom đạn,chất nổ,

b.hàng được phép chuyên chở(:có thỏa thuận của các bên đs):hàng trên 60tan/ kiện(Vn là 20),hàng có chiều dài trên 18m(12)hàng quá khổ giới hạn xếp xe.hàng hóa chất chuyên chở trong các toa ,téc,chuyên dùng trong lien vận và có sang toa,các linh cữu ,thi hài.

c.Hàng hóa chuyên chở theo đk đb:hành nguy hiểm,hàng có ng áp tải,hàng dễ hư hỏng,hàng chuyên chở =congteno

*tổn thất:Khi có tổn thất thì:

-chủ tầu yêu cầu lập biên bản thương vụ,có trg tàu hoặc trg ca kí,gửi kèm biên bản hồ sơ khiếu nại

+hồ sơ khiếu nại:đơn giải quyết kn,bồi thường ,giấy báo tin hàng đến ,bản sao giấy gưi hàng,biên lai thu cước phí,đường sắt phải gq trong thời gian quy định

-khi có TH bất khả kháng thì đs lập biên bản gửi cho chủ hàng báo về tình hình dể chủ hàng nghiên cứu Th miễn trách nhiệm sau này

-Vận đơn đs:

+vd chở chậm;in trên nền trắng ,chữ đen

+vd chở nhanh;nền trắng,chứ đen có viền đỏ

+ngôn ngũ trên vận đơn:ngoài tiếng nước gửi hàng phải được dịch ra 1 trg 2 thứ tiếng Nga,trung

+ND bao gồm:2 phần

_do người gửi hàng viết:tên ng gửi,địa chỉ bưu điện,số hợp đồng XNK,tên ga gửi,những thanh minh đb của chủ gửi,tên địa chỉ ng nhận,tên các ga biên giới và hh di quá,tên đs đến và ga đến,tên hàng,kí hiệu mã,số kiện,trọng lg,loại bao bì,giá trị hàng hóa.giấy tờ đi kềm,chữ kí ng gửi.

_do đường sắt ghi:loại lô hàng,ghi chép về to axe,trọng lg hh do đs xd,dấu ngày tháng nhận hàng của ga đến,dấu niêm phong to axe,tính toán tiền cước chở,dấu ngày nhận hàng.

III.Đường hàng không

1.đặc điểm;

a.ưu điểm:tốc độ nhanh(đb quan trg với hàng chất lg cao),tuyến đg hoàn toàn tự nhiên.tính cơ động cao,đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chở hàng,tgian giao hàng,

b.Nhược điểm:giá đắt,phụ thuộc nhiều vào thiện nhiên,sức trở bị hc,hay gặp rủi ro,thiệt hại lớn,đòi hỏi Cn,kĩ sư,nhân viên trình độ cao

chuyên chở hàng với kc xa,đến nơi mà các ngành khác khó đến ...thích hợp vc hàng lẻ chất lg cao,hàng mau hỏng mà nhu cầu gấp

2.quy trình nghiệp vụ vc hàng không.

2.1.các tiêu chuẩn qt về HK

a.tổ chức HK dân dụng Qt(ICAO):kà cơ quan đb của LHQ có nvu quản lý hd HK của các nước thành viên,cơ quan dc thành lập trên cơ sở công ước về hK dân chủ Qt,được thôgn qua 1944 tại Chicago,có 185 tv,Vn-1980

-mục đih:thiết lập quy tắc và kĩ thuật hàng không qt,đẩy mạng pt HKQT 1 cách khoa học

b.Hiệp hội vt HKQT(IATA):là tổ chức tự nguyện phi chính trị của các tổ chức hàng không rên thế giới,tlap 1945-habana

-thành viên là các hàng HK đk ở các nước tvien ICAO

-mục đih:gq các vd lien quan đến vt HKQT mà các hang không tự gq dc.

c.Liên đoàn qt các hiệp hội giao nhận (FIATA):là tổ chức qt của các công ty giao nhận(96):bao gồm các tv chính thức và tv hớp tác.

d.Đại lý hàng hóa HK:là khâu trung gian qtrg giữa chủ hàng và ng chuyên chở

-để được nhận làm đk đại lý của FIATA thì ng giao nhận phải đảm bảo các đksau:cm dc khả năng kinh doing HK,có ptvc để kinh doanh kể cả trụ sở làm việc,có đội ngũ nhân viên chất lg trong đó có ít nhất 2 chuyên gia đc đào tạo để làm hàng nguy hiểm và quá kì sát hạch của FIATA,có đủ nguồn tài chính.

-DV mà đại lý HK cung cấp:

_với chủ hàng:cc pt để nhận và gom các chuyến hàng XK từ khách hàng.ktra tính phù hợp của giấy phépXNK với quy định của chính phủ,đảm bảo rằng bao bì nỏ hàng nguy hiểm phù hợp với FIATA và chính phủ,lo liệu việc vc và đặt chỗ với các hang hàng Hk,mua bảo hiểm cho khách hàng và theo dõi qt vchh,làm tư vấn vt cho các nhà xnk

_đối với hang hàng không:phát hành vận đơn hk theo chỉ dẫn của ng gửi hàng,lập tất cả các chứng từ cần thiết đi theo vận đơn và ktra cac chứng từ đó trước mỗi chuyến hàng.đánh kí mã hiệu,nhãn hiệu ,ghi tên và địa chỉ của ng nhận,đóng gói hh 1 cách thích hợp cho việc xếp dỡ vc và trách nhiệm của đại lý đv hang hàng không kêt thúc khi giao hàng và chứng từ chon g chuyên chở,khi đó nhận dc 5% hoa hồng từ cước vận chuyền từ các hang hk

e.ng giao nhận hàng không nhiều trách nhiệm hơn đại lý,gồm:

-gom hàng

-đv hàng xk :theo dõi quá trình vc của hh và giao hàng tại nơi đến cuối cùng,cc các lô hàng lớn cho việc thuê cả chuyến máy bay,ghi kí và mã hiệu hh,xếp hàng vào công để giao hàng cho hang Hk

-đv hàng Nk:lo việc giao hàng lẻ chon g nhận,làm thủ tục hải quan và giao hàng,cấp tiền để trả thuế Nk của hải quan,lập chứng từ để tái xuất,trách nhiệm của ng giao nhận kéo dài từ hang hk đến khi giao hàng chon g nk trong nội địa

2.2.cở sở pháp ;lý của vt HK

-công ước qt để thống nhất 1 số quy tắc về vt hkqt đc kí kết tại Vacava-1929

-nghị định thư sửa đổi kí tại hague

3.Hợp đồng vc Hk bao gồm:

-vé hành khách

-phiếu hàng lý:khi vc hành lý hoặc kí gửi ng vc giao cho hành khách phiếu hành lý.

+phiếu hàng lý kèm phiếu gửi hàng

+phiếu hành lý là bằng chứng của kí gửi hàng hóa và đk của hợp đồng vc

-vận đơn Hk:khi gửi hàng bằng máy bay ng gửi hàng phải điền vào vận đơn:ghi rõ nơi đi,nơi đến,nếu nơi đi và nơi đến cùng lãnh thổ của nước thành viên và có nơi dừng ở lãnh thổ của nước khác phải ghi rõ nơi dừng đó,thông báo chon g gửi hàng về việc áp dụng công ước VÂCSAVa và giới hạn trách nhiệm của ng vc

-vận đơn hk đc chia thành 3 bản gốc:

+b1:ghi giành cho ng chuyên chở và do ng gửi hàng kí

+b2:ghi giành chon g nhận hàng và do ng gửi hàng,ng vc cùng kí và gửi theo hàng

+b3do người chuyên chở kí và giao chon g chuyên chở khi nhận hàng để chở

4.Thông báo tổn thất và khiều nại đối với chuyên chở hàng không:

-kn phải làm bằng văn bản

-thời hạn khiếu nại với hàng hóa dễ hỏng là 14 ngày kể từ ngày thấy hàng hỏng

+với các TH khác là 14 ngày kể từ ngày nhận hàng

+Với Th không giao hàng là 120 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn

+khiều nại về tiền cước tạm thu trong 180 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn

+hư hỏng hành lý:7 từ ngày nhận hàng

+thông báo tổn that chon g chuyên chở có vận đơn đang sd,ng chuên chở cuối cùng,ng chuyên chở duy nhất.nếu không gq knkiện ra tòa,thời hạn kiện là 2nam kể từ ngày máy bay đến or ngày đáng lẽ máy bay đến or ngày vc chấm dứt

-ng vc hàng không bao gồm:thời gian hh nằm trog sự trông nom ,quản lý của ng chuyên chở dù nó ở máy bay hay sân bay

+họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu họ cm dc sự hỏng là do nguyên nhân:do tc hoặc khuyết tật vốn có của hh,do khuyết tật bao bì,do ng không phải ng chuyên chở or đại lý của họ,do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang,hành động của nhà cầm quyền lien quan đến việc vào ra hoặc quá cảnh của hh,giới hạn trách nhiệm của ng chuyên chở HK đối với hh (đền 20usd/1 kg hàng mất) trừ Th ng gửi đã kê khai gtri hh cho ng chuyên chở.

+chậm chễ gửi hàng nhưng họ cm dc họ đã cố gắng nhưng không khắc phục dc

5.các loại cước HK

-Cươc bách hóa,cước áp dụng cho hh thông thường vc giữa 2 sân bay mà không áp dụng bất kì 1 loại cước đb nào,cước này cao thấp tùy thuộc trog lg hh.

-cước tối thiểu:là giá thấo nhất mà 1 hãng hk có thể vc 1 lô hàng(đã bao gồm mọi chi phí)

-cước đb:là cước áp dụng cho hh đb xuất phát từ 1 nơi cụ thể tới 1 nơi cụ thể ,thấp hơn cước bách hóa.

-cước phân loại hàng:thường dc thể hiện số % của cước bách hóa or 1 liểu phụ them vào cước bách hóa đc áp dụng trg 1 số ít mạt hàng ở trg hoặc giữa các khu vực quy định,áp dụng khi chưa áp dụng cước đb

-cước áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng:tính theo khối lg và áp dụng cho tất cả các mặt hàng trong 1 côngteno và không phân biệt là hàng gì,không áp dụng cho hành dễ hỏng.

-cước congteno;thấp hơn cước khác

-cước theo giá trị:tính theo giá trị hh kê khai

IV.chuyên chở hh XNK bằng côngteno

1.pt gửi hàng lẻ:hh không đầy côngteno,hh phải mang đến cảng ,bến

2.pt gửi hàng đầy công teno:hh đủ 1 hoặc nhiều công,thuê 1 công về,xếp hàng vào,niêm phong ,kẹp chì,giao cho chạm nhận công và kẹp chì lần 2

Chương4:giao nhận hàng hóa XNK

1.ĐN incoterms:Đkcs giao hàng là những thuật ngữ nói lên trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong việc giao hàng và nhận hàng.

2.Incoterms 2000:

a.pt giao tại xưởng:ng bán đặt hh dưới quyền định đoạt của ng mua trong thời hạn và quy định của hợp đồng.

-ng mua phải nhận hàng tại sưởng của bên bán,phải chịu mọi rủi ro và tổn thất để vc hh về đih.

b.FCA:giao hàng chon g vận tải(ng vt thay ng mua nhận hàng)

-ng bán giao hàng chon g vc dc ng mua chỉ định

-ng mua chịu mọi rủi ro và tổn thất về hh kể từ khi hh đc giao chon g vc chỉ định

c.FAS:giao dọc mạn tàu

-ng bán phải đặt hàng thực sự dọc mạn tàu do ng mua chỉ định tại cảng quy định sao chon g mua thuận tiện đưa hàng vào tàu.

d.FOB:giao lên tàu:

-ng bán phải giao cho ng mua qua lan can tàu

-ng mua chịu trách nhiệm từ khi hh dc chuển qua lan can tàu

e.CFR:tiền hàng cộng cước:

-ng bán phải thuê tàu,trả cước và bốc hàng lên tàu đó để chở hàng đến đích quy định

f.CIF: tiền hàng+bảo hiểm+cước phí

-chí phí thuộc giá hàng ,ng bán chịu,ng bán phải mua bảo hiểm

g.CPT:cước trả tới đích:dùng trong vận tải đa thức

h.CIP:giống CPT nhưng ng bán phải mua them bảo hiểm

i.DES:giao tại tàu

j.DEQ:giao trên cầu cảng

k.DAF:giao tại biên giới

l.DDU:giao tại đích chưa nộp thuế:ng bán làm hết trách nhiệm trừ nộp thuế

m.DDP:ng bán làm hết trách nhiệm kể cả nộp thuế ở nước NK,ng mua trả tiền và nhận hàng

II.giao nhận hàng hóa bằng đường biển:

III.giao nhận hh bằng đường Không:

1.trình tự giao hàng XK:

-b1:lưu cước với hang hàng không hoặc với ng giao nhận

-b2:vc:đóng hàng và giao hàng chon g chuyên chở:

+chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng

+lập phiếu cân hàng

+đóng gói,ghi kí nhãn hiệu và dán nhãn

+làm thủ tục hải quan

+giao hàng cho hang HK

-b3:lập vận đơn hàng không

+sau khi giao hàng thì lập vận đơn:1 cái ng gửi hàng cấp chon g chuyên chở,1 cái là ng chuyển chở cấp chon g gửi hàng

-b4:thông báo chon g nhận hàng biết về việc gửi hàng.thông báo nội dung,người gửi,ng nhận , tên hàng ,tên sân bay,ngày gửi hàng,ngày dự kiến hàng đến

-b5:lập bộ chứng từ thanh toán và thánh toán các khoản cần thiết

2.Trình từ nhập hàng NK

-b1:nhận các giấy tờ chứng từ,sau khi nhận giấy báo hang đến hang hàng không nhận chững từ

-b2:nhận hàng ở sân bay:mang theo cmt,giấy gới thiệu,khi nhận có hỏng thì làm biên bản xác nhận của kho để khiêu nại

-b3:làm thủ tục hải quan:trước khi làm phải đăng kí tờ khai:

+thủ tục gồm:vận đơn hàng không,phiếu đóng gói,hóa đơn tm/

Sau khi xem hồ sơ,hải quan tiến hành kiểm tra ,ký thông báo thuế

-b4 thánh toán các khoản lien quan và đưa hàng ra khỏi sân bay

Chương 5: Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

1.Khái quát chung

1.1.định nghĩa

Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

1.2.Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

-Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng

-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

-Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.

-Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

1.3Trách nhiệm của người giao nhậna.

aKhi là đại lý của chủ hàng

Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

-Giao hàng không đúng chỉ dẫn

-Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn

-Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

-Chở hàng đến sai nơi quy định

-Giao hàng cho người không phải là người nhận

-Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

-Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

-Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ "điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" (Standard Trading Conditions) của mình.

b.Khi là người chuyên chở (principal)

Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.

Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier).

Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

-Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

-Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

-Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá

-Do chiến tranh, đình công

-Do các trường hợp bất khả kháng

-Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

2.Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

2.1.Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng

aCơ sở pháp lý:

Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt nam...

.- Các Công ước về vận đơn, vận tải;

Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá ....Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải;

Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK

Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư

-Bộ luật hàng hải 1990

-Luật thương mại 1997+ Nghị định 25CP, 200CP,330CP

-Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt nam........

bNguyên tắc:

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt nam như sau

- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng

- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991).

Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.

-Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.

Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.

-Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.

-Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.

Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....

-Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm

2.2.Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK

a.Nhiệm vụ của cảng

-Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàngHợp đồng có hai loại:

-Hợp đồng uỷ thác giao nhận

-Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá

-Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác

-Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng

.- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu

-Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng

-Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ

- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.

-Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:

-Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.

-Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn

-Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát)

b.Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu

-Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng

-Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng

.-Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng

-Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu

-Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:

-Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:

-Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tầu, do đại lý tầu biển làm được cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu

-Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tầu.

-Ðối với hàng nhập khẩu:

-Lược khai hàng hoá

-Sơ đồ xếp hàng

-Chi tiết hầm tầu ( hatch list)

-Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu.

-Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

-Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan

-Thanh toán các chi phí cho cảng.

c.Nhiệm vụ của hải quan

-Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu

-Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

-Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển

2.3.Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển

a.Ðối với hàng xuất khẩu

a.1..Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng

Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng.

Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tầu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng.

-Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành

-Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu

-Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ-

-Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch...

-Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu+ Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng

-Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)

-Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch

-Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dâú.

-Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định

-Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần).

-Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)

a.2..Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng

Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tầ

-Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:

-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng

-Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ:

-Danh mục hàng hoá XK (cargo list)

-Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần

-Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)

-Giao hàng vào kho, bãi cảng

-Cảng giao hàng cho tàu:

-Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải

-Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có....

-Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR

-Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng- Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu:

-Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần

-Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu. Việc xếp hàng lên tầu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đại diện hải quan.

Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tầu, ghi vào Final Report. Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.

Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện

-Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate?s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L)

-Lập bộ chứng từ thanh toán:

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiềnhàng.

Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C

.- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần)

-Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho....

-Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có

a.3.Ðối với hàng XK đóng trong contaner:

-Nếu gửi hàng nguyên (FCL)

-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)

-Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn

-Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình

-Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container

-Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là 8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container để chở MR.

-Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn

-Nếu gửi hàng lẻ (LCL):

-Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tầu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK.

Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tầu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.

-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định

-Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu và yêu cầu cấp vận đơn

-Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ

-Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến

b.Ðối với hàng nhập khẩu

b.1..Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng.

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tầu

- Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ

+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)

-Sơ đồ xếp hàng (2 bản)

-Chi tiết hầm hàng (2 bản)

-Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

-Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu

-Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:

-Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tầu về những tổn thất xảy sau này.

-Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt

-Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt

-Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)

-Biên bản giám định

-Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)...........

.Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho

-aàm thủ tục hải quan

-Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá.

b.2.Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

-Cảng nhận hàng từ tầu:

-Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm)

-Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)

-Ðưa hàng về kho bãi cảng

-Cảng giao hàng cho các chủ hàng

-Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order).

Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng

-Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

-Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O

-Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

-Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

-Xuất trình và nộp các giấy tờ:. Tờ khai hàng NK. Giấy phép nhập khẩu.Bản kê chi tiết.Lệnh giao hàng của người vận tải. Hợp đồng mua bán ngoại thương. Một bản chính và một bản sao vận đơn.Giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có. Hoá đơn thương mại......................

-Hải quan kiểm tra chứng từ

-Kiểm tra hàng hoá

-Tính và thông báo thuế

-Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan

-Sau khi hải quan xác nhận "hoàn thành thủ tục hải quan" chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng

b.3.Hàng nhập bằng container

-Nếu là hàng nguyên (FCL)

-Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O

-Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)

-Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O

-Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

-Nếu là hàng lẻ (LCL):

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.

IV.Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.

1.Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu

-Chứng từ hải quan

-Chứng từ với cảng và tầu

-Chứng từ khác

1.2. Chứng từ với cảng và tầu

-Chỉ thị xếp hàng (shipping note)

-Biên lai thuyền phó (Mate's receipt)- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

-Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)- Sơ đồ xếp hàng (Ship's stowage plan)

1.3Chứng từ khác

-Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

-Phiếu đóng gói (Packing list)- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)

-Chứng từ bảo hiểm

2.Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu

-Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

-Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

-Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ- Biên bản giám định phẩm chất- Biên bản giám định số trọng lượng

-Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

-Thư khiếu nại

-Thư dự kháng......

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top