quan tri chat luong

TRẮC NGHIỆM

1.    Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 khái niệm sản phẩm được hiểu là:

a.     Những thuộc tính về chất lượng

b.    Những tiêu chuẩn tối ưu

c.     Kết quả của các quá trình.

d.    Sự thỏa mãn những kỳ vọng của khách hàng

2.    Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đề cập đến:

a.     Quá trình SX và lắp đặt

b.    Quá trình quản lý chất lượng dịch vụ

c.     Quản lý chất lượng sản phẩm

d.    Những khái niệm và thuật ngữ trong QLCL

3.    Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2000, điều khoản nào liên quan đến khách hàng:

a.     4.1

b.    5.

c.     7.5

d.    8.2.1

4.    Việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là:

a.     Thể hiện 1 cam kết của DN

b.    Bắt buộc

c.     Tự nguyện

d.    Vừa tự nguyện, vừa bắt buộc

5.    Mq là một thông số giúp ta biết được:

a.     Hệ thống các phương pháp quản lý

b.    Các chiến lược sản phẩm

c.     Mức độ đáp ứng yêu cầu của 1 chỉ tiêu chất lượng

d.    Tất cả các câu trên đều sai

6.    Ktt là một thông số có thể sử dụng nhằm:

a.     Xác định tính ổn định của sản phẩm

b.    Tính hệ số sử dụng sản phẩm

c.     Xác định cơ cấu sản phẩm

d.    Tất cả các câu trên đều đúng

7.    SCP là biểu hiện bằng tiền của:

a.     Độ lệch chất lượng

b.    Những hoạt động tiêu chuẩn hóa

c.     Việc đổi mới công nghệ

d.    Chi phí đào tạo, huấn luyện

8.    Phần cứng của sản phẩm liên quan đến:

a.     Khả năng tài chính của nhà sản xuất

b.    Các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, vật liệu

c.     Kết quả hoạt động của các quá trình

d.    Các thuộc tính hạn chế của các sản phẩm

9.    Để đáp ứng những yêu cầu tiềm ẩn về chất lượng doanh nghiệp cần

a.     Có phương pháp quản lý tiên tiến

b.    Đào tạo và huấn luyện tốt nhân viên

c.     Xây dựng một chiến lược sản phẩm hợp lý

d.    Khai thác các dịch vụ bán và sau bán hàng

10.Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000 khác nhau về:

a.     Phương pháp quản lý

b.    Mức độ cao hơn về chất lượng

c.     Quy mô của hệ thống chất lượng

d.    Nội dung của tiêu chuẩn

11.Để đảm bảo quản lý chất lượng, trước hết nhà sản xuất cần phải chú ý đến vấn đề gì trong các vấn đề sau:

a.     Nâng cao chất lượng cung ứng

b.    Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý

c.     Cải thiện các thuộc tính công dụng của sản phẩm

d.    Đổi mới sản phẩm

12.Chất lượng sản phẩm trước hết phụ thuộc vào trình độ, nhận thức và trách nhiệm của:

a.     Nhân viên dự báo thiết kế sản phẩm

b.    Ban lãnh đạo của doanh nghiệp

c.     Hội đồng thẩm kế

d.    Nhân viên KCS

13.Mục tiêu lớn nhất của công tác quản lý chất lượng là kết hợp mọi biện pháp nhằm:

a.     Đạt được quy tắc 3P, QCD, QCDS.

b.    Giảm chi phí tiêu dùng sản phẩm

c.     Giảm độ lệch chất lượng trong toàn bộ quy trình

d.    Kiểm tra chất lượng sản phẩm

14.Việc áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp phụ thuộc vào:

a.     Tiềm lực tài chính

b.    Lực lượng lao động dồi dào

c.     Thị phần chiếm được

d.    Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp

15.Người ta có thể biết được mức độ phù hợp của chất lượng sản phẩm, dịch vụ so với những mong muốn của khách hàng thông qua:

a.     Kph, Ktt

b.    MQ

c.     Chỉ số chất lượng kinh doanh

d.    Hệ số sử dụng sản phẩm

16.Giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc nhiều vào:

a.     Các thuộc tính công dụng của chúng

b.    Thương hiệu của sản phẩm

c.     Các thuộc tính hạn chế

d.    Các thuộc tính KT – KT

17.Theo ISO 9000, chính sách chất lượng là:

a.     Sự kết tinh của các yếu tố vật chất

b.    Các định hướng của doanh nghiệp về chất lượng

c.     Sự mang lại một giá trị sử dụng nhất định

d.    Cả 3 câu trên cùng sai

18.Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 là tiêu chuẩn hướng dẫn về:

a.     Phương pháp thống kê chất lượng

b.    Áp dụng các chức năng POLC

c.     Quản lý chất lượng

d.    Sử dụng các công cụ SQC

19.Tc, QT là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh:

a.     Khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm

b.    Mức độ tiêu chuẩn hóa của sản xuất

c.     Mức chất lượng sản phẩm

d.    Hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất

20.Trong ISO 9001:2000 điều khoản 7.4 liên quan đến:

a.     Những dịch vụ bán và sau bán

b.    Các hoạt động mua hàng

c.     Kết quả hoạt động của các quá trình

d.    Các khách hàng.

PHẦN III:

CHỌN CÂU TRẢ LỜI HỢP LÝ NHẤT VÀ GIẢI THÍCH

Câu 1 Nếu bạn là lãnh đạo bên cấp cao, để nâng cao chất lượng quản trị, bạn quan tâm đến những vấn đề nào trước hết:

a) Môi sinh.

b) Nạn thất nghiệp.

c) Giáo dục mở mang dân trí.

d) Sự nghèo khổ.

e) Tệ nạn xã hội

Câu 2 Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, cần giải quyết trước tiên:

a) Các yếu tố về sản xuất.

b) Các yếu tố liên quan đến sở trường doanh nghiệp.

c) Các yếu tố liên quan đến khách hàng.

d) Các yếu tố về quản trị nội bộ doanh nghiệp.

e) Các yếu tố về dịch vụ khi bán.

Câu 3 Sự thành công các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào:

a) Khả năng tài chính.

b) Lao động dồi dào.

c) Các phương pháp quản trị.

d) Thị trường.

Câu 4 Thuật ngữ sản phẩm theo quan niệm của quản lý chất lượng là:

a) Các sản phẩm cụ thể.

b) Các dịch vụ.

c) Kết quả của các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.

d) Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

Câu 5 Hệ thống quản trị dựa trên tinh thần nhân văn là:

a) Quản trị theo mục tiêu (MBO).

b) Quản trị theo quá trình (MBP).

c) Dựa trên sự kiểm tra hành chánh.

d) Dự trên các mức lương phù hợp.

Câu 6 Quan niệm về chất lượng :

a) Không giống nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Giống nhau ở mọi nơi và phải giải quyết theo cùng một cách.

c) Cùng một quan niệm vì lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

d) Kích thích sự thích thú ở người mua hàng, để bán được nhiều hàng thu nhiều lợi nhuận.

Câu 7 Trong các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, nhóm chỉ tiêu nào quan trọng nhất:

a) Các chỉ tiêu kỹ thuật.

b) Các chỉ tiêu về hình dáng màu sắc.

c) Chất liệu.

d) Các chỉ tiêu được thụ cảm bởi người tiêu dùng.

Câu 8 Trong các bài học nguyên tắc về chất lượng, bài học nào là quan trọng nhất:

a) Chất lượng không đòi hỏi nhiều tiền.

b) Chất lượng được đo bằng chi phí ẩn của sản xuất.

c) Quan niệm đúng đắn về chất lượng.

d) Ai chịu trách nhiệm về chất lượng.

e) Vai trò của KCS trong QCS.

Câu 9 Chất lượng sản phẩm được quyết định đầu tiên ở giai đoạn:

a) Kiểm tra (KCS) thành phẩm.

b) Thiết kế thẩm định.

c) Phân phối.

d) Dịch vụ sau bán.

u 10 Yếu tố nào quan trọng nhất cấu thành SCP:

a) Độ lệch chất lượng giữa thiết kế, sản xuất, sử dụng.

b) Chi phí bảo dưỡng và bảo hành.

c) Phế phẩm.

d) Chi phí cho KCS.

Câu 11 Chi phí tiêu dùng một sản phẩm phụ thuộc vào:

a) Lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

b) Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm.

c) Cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

d) Thiết kế sản phẩm mới và hiểu biết của người tiêu dùng.

e) Hệ số sử dụng kỹ thuật của sản phẩm.

Câu 12 Chi phí ẩn của sản xuất là:

a) Giá thành sản phẩm cao.

b) Chi phí do làm sai làm ẩu.

c) Chi phí quảng cáo.

d) Chi phí bảo dưỡng sản phẩm.

Câu 13 Để có thể xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, trước hết cần phải có:

a) Khả năng tài chính dồi dào.

b) Vị trí địa lý thuận tiện.

c) Công nghệ thiết bị hiện đại.

d) Sự ổn định và hỗ trợ của các chính sách của nhà nước.

Câu 14 Các chỉ tiêu chất lượng sau đây, chỉ tiêu nào cần được quan tâm trước hết trong QLCL:

a) Thời gian sản xuất.

b) Giá cạnh tranh và thời gian giao hàng.

c) Các vấn đề kỹ thuật.

d) Sự thích nghi của sản xuất.

e) Dự trữ tối ưu cho sản xuất.

Câu 15 Phàn nàn loại nào của khách hàng là quan trọng nhất:

a) Phàn nàn về tuổi thọ của sản phẩm.

b) Phàn nàn về thời gian giao hàng quá chậm, thái độ của người bán hàng kém.

c) Phàn nàn về giá cả hơi cao.

d) Phàn nàn về công suất của thiết bị.

Câu 16 Tranh luận về nội dung của QLCL, các ý kiến như sau:

a) Là chất lượng sản phẩm làm ra.

b) Là những vấn đề công nghệ trong sản xuất.

c) Là kiểm tra chất lượng sản phẩm.

d) Là chất lượng công việc của mỗi thành viên.

e) Là mục tiêu của kế hoạch kinh doanh.

Câu 17 Biện pháp nào quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

a) Đổi mới công nghệ.

b) Tổ chức chặt chẽ hệ thống kiểm tra.

c) Tăng tính đa dạng của mặt hàng sản phẩm.

d) Tổ chức các nhóm chất lượng và khích lệ mọi người tham gia, huấn luyện cho họ hiểu biết kỹ công việc.

Câu 18 Qui tắt quan trọng nhất để tránh những sai lầm gặp lại:

a) PDCA. b) PPM. c) 3P. d) 5R

Câu 19 Giai đoạn nào ở trình độ cao nhất trong QLCL:

a) Đảm bảo chất lượng trong quá trình của sản xuất.

b) Thanh tra sau sản xuất.

c) Bảo đảm chất lượng ở các phân hệ.

d) Thông qua đào tạo, thay đổi nếp suy nghĩ của con người.

Câu 20 Để thực hiện nghịch lí “nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành” bạn lựa chọn biện pháp nào:

a) Giảm chi phí ẩn của sản xuất đối với sản phẩm đang kinh doanh.

b) Tổ chức thiết kế chi tiết cụ thể các nguyên công và huấn luyện người thực hiện.

c) Hợp bàn lãnh đạo, phát động phong trào thi đua, dùng lợi ích vật chất khuyến trong khích mọi người.

d) Mời các cố vấn có uy tín và hiểu biết chuyên môn.

e) Mua thiết bị công nghệ mới.

Câu 21 Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng quản trị:

a) Money (tiền).

b) Machines (thiết bị công nghệ).

c) Maketing.

d) Materials (nguyên vật liệu).

e) Methods (phương pháp).

Câu 22 Nhóm chất lượng là hình thức chủ yếu để áp dụng:

a) Quản lí trực tuyến trong doanh nghiệp.

b) Quản lí chéo – chức năng trong DN.

c) Tập hợp sức lực của công nhân.

d) Quản trị theo mục tiêu.

Câu 23 Muốn thực hiện sơ đồ nhân quả để tìm nguyên nhân sai sót, cần phải:

a) Dũng cảm nhìn vào sự thật, dân chủ bàn bạc mà trước hết là giám đốc.

b) Giáo dục huấn luyện công nhân thấy rõ lợi ích của sơ đồ.

c) Hằng ngày dành thời gian để công nhân góp ý vào sơ đồ.

d) Dùng biểu đồ kiểm soát để hỗ trợ.

e) Các phương pháp trên đều không đạt yêu cầu.

Câu 24 Muốn áp dụng ISO 9000 cần phải tiến hành:

a) Phát động ngay phong trào thi đua rầm rộ.

b) Tổ chức huấn luyện kỹ năng và nhận thức chất lượng cho các thành viên.

c) Thành lập ủy ban chất lượng.

d) Mời các chuyên gia đến giúp đỡ

e) Tất cả các công việc trên.

Câu 25 Áp dụng ISO 9000 sẽ giúp doanh nghiệp

a) Thành công trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

b) Tránh khỏi phá sản

c) Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

d) Chứng minh năng lực quản lý chất lượng và vượt rào cản kỹ thuật

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Quan niệm về chất lượng sản phẩm

- Khi nêu câu hỏi” Bạn quan niệm thế nào là chất lượng sản phẩm” người ta thường nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tuỳ theo đối tượng được hỏi là ai. Các câu trả lời thường thấy như sau:

- Đó là những gì họ được thoả mãn tương đương với số tiền họ được chi trả

- Đó là những gì họ muốn được thoả mãn nhiều hơn so với số tiền họ chi trả.

- Sản phẩm phải đạt hoặc vượt trình độ của khu vực, hay tương đương hoặc vượt trình độ thế giới.

Đối với câu hỏi thế nào là một công việc có chất lượng ta cũng nhận được một số câu trả lời khác nhau như thế.

Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp:

(a) Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng.

(b) Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.

(c) Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn.

(ISO 8402)

Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể đảm bảo lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

Các nhu cầu thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường.

Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau:

- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.

- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng.

Để sản xuất một sản phẩm có chất lượng, chi phí để đạt được chất lượng đó phải được quản lý một cách có hiệu quả. Những chi phí đó chính là thước đo sự cố gắng về chất lượng. Sự cân bằng giữa hai nhân tố chất lượng và chi phí là mục tiêu chủ yếu của một ban lãnh đạo có trách nhiệm.

Theo ISO 8402, chi phí chất lượng là toàn bộ chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo chất lượng thoả mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thoả mãn.

Theo tính chất, mục đích của chi phí, chúng ta có thể phân chia chi phí chất lượng thành 3 nhóm:

- Chi phí sai hỏng, bao gồm chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài

- Chi phí thẩm định

- Chi phí phòng ngừa

a. Chi phí sai hỏng

- Chi phí sai hỏng bên trong

Sai hỏng bên trong bao gồm:

·  Lãng phí

·  Phế phẩm

·  Gia công lại hoặc sửa chữa lại

·  Kiểm tra lại các sản phẩm

·  Thứ phẩm

·  Phân tích sai hỏng

- Chi phí sai hỏng bên ngoài

·  Sửa chữa sản phẩm đã bị trả lại hoặc còn nằm ở hiện trường

·  Các khiếu nại bảo hành

·  Khiếu nại

·  Hàng bị trả lại

·  Trách nhiệm pháp lý

b. Chi phí thẩm định

Những chi phí này gắn liền với việc đánh giá các vật liệu đã mua, các quá trình, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm… để đảm bảo là phù hợp với các đặc tính kỹ thuật. Công việc đánh giá bao gồm:

·  Kiểm tra và thử tính năng các vật liệu nhập về, quá trình chuẩn bị sản xuất, các sản phẩm loạt đầu, các quá trình vận hành, các sản phẩm trung gian và các sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả việc đánh giá đặc tính sản phẩm so với các đặc thù kỹ thuật đã thoả thuận, kể cả việc kiểm tra lại.

·  Thẩm tra chất lượng: Kiểm nghiệm hệ thống chất lượng xem có vận hành như ý muốn không.

·  Thiết bị kiểm tra: Kiểm định và bảo dưỡng các thiết bị dùng trong hoạt động kiểm tra.

·  Phân loại người bán: Nhận định và đánh giá các cơ sở cung ứng.

c. Chi phí phòng ngừa

Những chi phí này gắn liền với việc thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp. Chi phí phòng ngừa được đưa vào kế hoạch và phải gánh chịu trước khi đi vào sản xuất thực sự.

2. Sơ lược sự phát triển các chiến lược về quản lý chất lượng.

Trong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa nhiều, thường trong phạm vi một gia đình. Người mua và người bán thường biết rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách hàng gần như là việc đương nhiên, vì nếu không họ sẽ không bán được hàng. điều này cũng có nghĩa là nhu cầu của khách hàng được thoả mãn một cách tốt nhất.

Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đòi hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản lý chất lượng sản phẩm.

Sự xuất hiện các công ty lớn làm nảy sinh các loại nhân viên mới như:

- Các chuyên viên kỹ thuật giải quyết các trục trặc về kỹ thuật

- Các chuyên viên chất lượng phụ trách việc tìm ra các nguyên nhân hạ thấp chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá, dự báo phế phẩm và phân tích nguyên nhân hàng hoá bị trả lại. Họ sử dụng thống kê trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn này thường được thực hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể nào kiểm tra được hết một cách chính xác các sản phẩm.

Rất nhiều trường hợp, người ta loại bỏ nhầm, không phát hiện ra các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, mặt khác cũng rất nhiều trường hợp, người ta không phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và đưa nó ra tiêu thụ ngoài thị trường.

- Thực tế này khiến cho các nhà quản trị chất lượng phải mở rộng việc kiểm tra chất lượng ra toàn bộ quá trình sản xuất - kiểm soát chất lượng. Phương châm chiến lược ở đây là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ gốc mới có kết quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm. Người ta phải kiểm soát được các yếu tố:

- Con người.

- Phương pháp sản xuất, quy trình kỹ thuật.

- Nguyên vật liệu.

- Thiết bị sản xuất.

- Thông tin sản xuất.

Ngoài việc kiểm tra 5 yếu tố trên, người ta còn chú ý tới việc tổ chức sản xuất ở công ty, xí nghiệp để đảm bảo năng suất và kiểm tra theo dõi.

Trong giai đoạn này người ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc đưa vào áp dụng các biện pháp, các công cụ quản lý, ví dụ:

- Áp dụng các công cụ toán học vào việc theo dõi sản xuất.

- Kiểm tra thiết bị, kiểm định dụng cụ đó.

- Theo dõi năng suất lao động của công nhân, của máy móc.

Tuy nhiên, trong kinh doanh muốn tạo nên uy tín lâu dài phải đảm bảo chất lượng, đây là chiến lược nhằm đảm bảo niềm tin nơi khách hàng . Bảo đảm chất lượng phải thể hiện được ở những hệ thống quản lý chất lượng đó và chứng tỏ bằng các chứng cứ cụ thể về chất lượng đã đạt được của sản phẩm. Ở đây cần một sự tín nhiệm của người mua đối với nhà sản xuất ra sản phẩm. Sự tín nhiệm này có khi được người mua đặt vào nhà cung cấp vì họ chưa biết nhà sản xuất là ai. Nhà cung cấp làm ăn ổn định, buôn bán ngay thẳng và phục vụ tốt cũng để tạo tín nhiệm cho khách hàng đối với một sản phẩm mới. Sự tín nhiệm này không chỉ thông qua lời giới thiệu của người bán, quảng cáo, mà cần phải được chứng minh bằng các hệ thống kiểm tra trong sản xuất, các hệ thống quản lý chất lượng trong nhà máy.

Bảo đảm chất lượng vừa là một cách thể hiện cho khách hàng thấy được về công tác kiểm tra chất lượng, đồng thời nó cũng là chứng cứ cho mức chất lượng đạt được.

Trong thực tế, từ công nhân đến giám đốc doanh nghiệp, ai cũng muốn kiểm tra chất lượng vì có kiểm tra mới đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Nhưng không phải mọi người trong sản xuất kinh doanh đều muốn nâng cao chất lượng vì việc này cần có chi phí , nghĩa là phải tốn kém. Trong giai đoạn tiếp theo mà người ta thường gọi là quản trị chất lượng - người ta quan tâm nhiều hơn đến mặt kinh tế của chi phí chất lượng nhằm tối ưu hoá chi phí chất lượng để đạt được các mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp. Quản trị chất lượng mà kém là sự thất bại trong sản xuất kinh doanh.

Để có thể làm được điều này, một tổ chức, một doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn lực của nó, nghĩa là phải quản trị chất lượng toàn diện. Trong bước phát triển này của chiến lược quản trị chất lượng, người ta không chỉ loại bỏ những sản phẩm không phù hợp mà còn phải tìm cách giảm ở mức thấp nhất các khuyết tật và phòng ngừa không để xảy ra các khuyết tật. Kiểm tra chất lượng trong quản trị chất lượng toàn diện còn để chứng minh với khách hàng về hệ thống quản lý của doanh nghiệp để làm tăng uy tín về chất lượng của sản phẩm. Kiểm tra chất lượng trong quản trị chất lượng toàn diện còn mở rộng ra ở nhà cung ứng nguyên vật liệu nhập vào và ở nhà phân phối đối với sản phẩm bán ra.

3. Quá trình hình thành và phát triển của ISO 9000

- 1972: Hệ thống ĐBCL của các công ty quốc phòng Anh. Bộ tiêu chuẩn quốc gia Anh BS 4778; BS 4891.

- 1978: Tiêu chuẩn quốc gia Anh BS 5750 (tiền thân của ISO 9001).

- 1987: Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.

- 1994: Soát xét lần thứ nhất Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

- 2000: Soát xét lần thứ hai Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

ISO 9000 để cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính xác hoá và chỉ đạo về chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo…

ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong nhiều quốc gia và khu vưc và được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.

Tại sao phải áp dụng ISO 9000?

- Do yêu cầu của khách hàng.

- Do yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

- Do sự bắt buộc của luật lệ mỗi nước.

- Do doanh nghiệp tự nhận thức sự cần thiết phải áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý.

- Lợi ích về chi phí.

- Bốn triết lý quản trị cơ bản của bộ ISO 9000

- Chất lượng hệ thống quản trị quyết định chất lượng sản phẩm.

- Làm đúng ngay từ đầu, chất lượng nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.

- Quản trị theo quá trình (MBP) và quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu.

- Lấy phòng ngừa làm chính.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bíẩn