Quan lại bao che cho nhau - 39 (hết)
Ba mươi chín - Hết
Nhan Cẩn Dung cực kỳ cẩn thận từng chi tiết của hôn lễ. Tam thư lục lễ đầy đủ chu đáo không được qua loa... Mặc dù gã chỉ muốn cưới Đường biểu muội về ngay và luôn cho rồi.
(Tam thư bao gồm Sính thư tức thư xin cưới, Lễ thư tức tờ danh sách lễ vật đính hôn/sính lễ, và Nghênh thư tức thư xin đón dâu. Lục lễ đã liệt kê ở chương nào đó trước rồi ha. Tam thư lục lễ nói chung miêu tả quá trình thành hôn từ lúc bắt đầu tới cầu hôn tới khi đón dâu.)
Cả đời chỉ có một lần tổ chức hôn lễ, sao có thể làm qua loa được kia chứ? Chưa kể giờ gã đã từ quan thành dân thường, lại còn chỉ là cử nhân, càng không thể làm thế được.
Thế nên là gã tự mình nhúng tay vào lo liệu chu đáo từng công đoạn. Quá trình tam thư lục lễ xong xuôi chắc sẽ vào đầu năm, ngày thành hôn cũng đã chọn ngày tốt, đúng vào ngày hai mươi ba tháng hai, ngay sau ngày yết bảng vòng thi Đình của kỳ thi mùa xuân. Thế là có thể một lèo hoàn thành hai việc lớn trong đời trong truyền thuyết: có tên bảng vàng và động phòng hoa chúc.
Làm sao có thể để cho Đường phó quan danh chấn kinh thành chịu thiệt thòi mà gả cho một kẻ cử nhân quèn kia chứ?
Thế nên ngày ngày gã bận tối mặt tối mũi, vừa vùi đầu sách vở để ôn thi, vừa lo liệu thu xếp hôn lễ. Còn thì "nhỡ đâu thi rớt" ấy à? Ha hả...
Tuyệt đối không có cái gọi là nhỡ đâu ấy nhé!
Tuy rằng thông thường các cử nhân đã ra làm quan rồi, bỏ bê sách vở thời gian dài như thế e rằng sẽ không còn hi vọng xa vời được bẻ quế cung trăng, đề tên bảng vàng. Cơ mà đó là ai khác chứ không thể là Phù Dung công tử Nhan Cẩn Dung nhé.
Có lẽ đỗ nhất giáp (Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) thì đúng là không thể, nhưng đảm bảo sẽ có tên trong nhị giáp tiến sĩ. Gã cũng không có dã tâm gì lớn lao, chỉ cần có tên trên bảng vàng là đủ. Còn chờ đến kỳ thi vào Hàn Lâm viện ấy à, hừ hừ, đám tiến sĩ non choẹt ấy làm sao xứng là đối thủ của kẻ dày dạn kinh nghiệm trên quan trường (muôn đời làm chủ bộ) như gã kia chứ?
À, Hàn Lâm viện chắc không có chức chủ bộ đâu ha? Nếu còn bị bắt làm chủ bộ nữa, gã sẽ dâng tấu khóc lụt triều đình cho mà xem! Cùng lắm thì bị lôi ra chém đầu...
Thật ra thì từ lúc Nhan Cẩn Dung về kinh thành, không thiếu người ngóng cổ chờ xem Vinh Hoa quận chúa sẽ xuất chiêu xử lý kẻ dám chạy trốn kia ra sao... Thậm chí nghi tân Khương công tử cũng từng có ý đồ giá họa, kéo gã vào hứng lửa giận cùng, cơ mà Vinh Hoa quận chúa không mắc lừa.
Phủ quận chúa Vinh Hoa hiện giờ quả thực vô cùng náo nhiệt.
Sau khi nghi tân bị đuổi ra khỏi cửa, Khương công tử cầu cứu khắp nơi, cuối cùng tông thất phủ không còn cách nào khác đành phải can thiệp, giãi bày lý lẽ rồi thành khẩn thuyết phục quận chúa hồi lâu, sau cùng cũng thỏa thuận rõ ràng.
Đúng thế, phủ quận chúa do hoàng thượng ngự ban, không có trách nhiệm phải nuôi vợ bé và con riêng của nghi tân, nếu không khác nào bôi tro trát trấu lên thể diện hoàng thất? Thế nên sau khi nghi tân lẫn Khương gia đã bị răn đe trách mắng, nghi tân lại được phép vào phủ quận chúa.
Cơ mà ngoài cổng chính phủ quận chúa được treo tấm bảng to, bên trên viết dòng chữ rành rành: "Cấm chó và tiện thiếp được bước vào", khiến cho nghi tân quả thực mất hết sạch thể diện.
Cơ mà Khương nghi tân vẫn còn ôm hi vọng hão huyền nên không chịu giải tán đám vợ lẽ nàng hầu của mình mà vẫn giữ lại ở Khương gia. Vinh Hoa quận chúa cũng chỉ là quận chúa chứ đâu có phải công chúa kia chứ. Bình thường quận chúa cũng đều gả làm vợ người thôi, nạp nghi tân cũng chỉ là một cách gọi khác. Các nghi tân cưới quận chúa vẫn có vợ lẽ thiếp thị mà, đâu có gì là lạ.
Đàn bà ấy mà, dỗ ngọt vài câu là xong. Dỗ dành ngọt nhạt tới khi cô ả chịu thương mình dâng cả tấm chân tình xong thì lại ngon lành, đàn ông làm nóc nhà, muốn gì chẳng được.
Tiếc thay, Vinh Hoa quận chúa không phải quận chúa bình thường. Nàng ta được phép nạp nghi tân (tức có người đến ở rể) là chính bà chủ Mộ Dung cho phép đặc ân đó.
Thế là vào lúc Khương nghi tân cho rằng đã dỗ dành ngọt ngào quận chúa thành công, bắt đầu thủ thỉ rằng thì hi vọng nàng ta nhận nuôi đám con trai con gái do thiếp thị đẻ ra làm con trên danh nghĩa của mình, tức là biến con vợ lẽ thành con vợ cả... Vinh Hoa quận chúa lần này vô cùng bình tĩnh, tới tông thất phủ đệ đơn kiện nghi tân với tội danh nghiêm trọng "mưu đồ giả tạo huyết mạch của hoàng gia". Và rồi Khương nghi tân được vinh hạnh vào tù.
Mặc dù sau đó cha mẹ chồng có quỳ xuống cầu xin Quận chúa rất lâu, Vinh Hoa cũng đồng ý rút đơn kiện giúp cho Khương nghi tân không phải chịu cảnh ngồi tù, nhưng từ nay Khương nghi tân cũng không thèm đặt chân vào phủ quận chúa nữa.
Nhưng chuyện còn chưa hết, vẫn còn màn đặc sắc hơn nữa đằng sau.
Khương nghi tân có hai thiếp, bốn nàng hầu, nhất quyết không bỏ. Vinh Hoa quận chúa cảm thấy đàn ông đều cùng một giuộc không có gì hay ho, nạp nghi tân rồi mới thấy mình thiệt thòi. Thế là nàng ta cũng chọn sáu mỹ nhân nạp vào phủ làm nữ lang, đêm ngủ chung chăn, ngày đi chung kiệu, chung gương mà trang điểm, chung bàn mà ngồi ăn.
Câu chuyện đa tình ướt át không bút nào tả xiết. Coi như dục vọng háo sắc của nàng ta được thỏa mãn hẳn mười hai phần mười. Nàng ta cực kỳ hào phóng và thẳng thắn, thương yêu sáu mỹ nhân như châu như bảo. Đã thế còn cực kỳ thấu tình đạt lý, biết rằng chung chạ với nhau mấy đi nữa cũng sẽ không thể làm mẹ nên nàng ta đều ký hiệp nghị bốn năm với sáu cô gái kia, hứa hẹn hết kỳ hạn sẽ cho phép các cô gái về nhà gả chồng thoải mái, thậm chí còn tặng tiền bạc làm của hồi môn.
(Kết quả là bốn năm sau, cả sáu cô gái đều không chịu đi lấy chồng khác.)
Nàng ta làm như vậy, khiến cho Khương nghi tân ngã ngửa vì bất ngờ xen lẫn giận dữ và nhục nhã.
Thế nên trong lúc Đường Cần Thư và Nhan Cẩn Dung làm xong xuôi nghĩa vụ ở ty Bảo Văn, đã đệ đơn từ chức, rồi bắt đầu quá trình tam thư lục lễ... phủ quận chúa Vinh Hoa vẫn đang vô cùng ầm ĩ náo nhiệt, vẫn luôn xếp hạng nhất trong danh sách những chuyện tầm phào nóng hổi ở kinh thành không hề hạ nhiệt.
Khương nghi tân giờ đã bị vứt vào xó xỉnh nào đó không ai thèm nhớ tới. Giờ người người ngồi lê đôi mách tán phét với nhau nhiều nhất là sáu cô gái xinh đẹp của phủ quận chúa rốt cục là ai người ở đâu đã làm gì bla bla bla... Bởi quận chúa bắt đầu công khai mang các nữ lang yêu mến của mình đến các buổi tiệc tùng rồi.
Thế thời bây giờ, quan hệ bách hợp có thể công khai giữa ban ngày ban mặt một cách thoải mái thản nhiên thậm chí rực rỡ vui vẻ như thế, từ xưa đến nay e rằng cũng chỉ có một mình Vinh Hoa quận chúa dám làm ra được.
Cơ mà sau hôm Nhan gia tới nạp thái (với đôi nhạn béo múp ấy), Thôi Cẩm Văn đến thăm Đường Cần Thư.
Chị dâu đi vắng, nên khi quan gia tới thưa trình, Đường Cần Thư đã định từ chối không gặp... Theo lý mà nói, hai nhà chưa từng qua lại với nhau, giờ lại đến tận cửa đòi gặp mà chưa hề gửi thiếp báo trước, việc này vô cùng thất lễ.
Nhưng mà Thôi Cẩm Văn đã dâng thư và được chuẩn tấu, tháng sau cô ta sẽ theo đoàn sứ thần sang Đột Quyết định cư. Dọc đường khó khăn gian khổ chưa tính, nếu đã định cư ở xứ đó, đời này liệu có quay lại kinh thành hay không e là cũng khó mà nói được.
Cô có gặp nàng ta hay không thì cũng không quan trọng, nhưng có lẽ với Thôi Cẩm Văn điều đó lại vô cùng cần thiết.
Nên là cô mời khách tới phòng khách ở phía ngoài để gặp.
Thôi Hiền quả thực rất đẹp. Thật sự. Rất rất xinh đẹp.
Cô nghĩ bụng, Tây Thi trong truyền thuyết chắc cũng chỉ đẹp đến thế là cùng, đôi mày chau âu sầu như khói liễu, lúm đồng tiền sáng sủa tựa nắng thu, thướt tha duyên dáng như hoa soi bóng nước. Nét đẹp sầu thương, đẹp tới mức người ta không nỡ lòng xúc phạm.
Cho dù tiều tụy buồn rầu, nhưng cũng là nỗi sầu tuyệt mỹ khiến lòng người rung động.
Nhưng cũng là nét đẹp tuổi xuân thì vào độ chín muồi nhất, lộng lẫy nhất.
Nàng ta bằng tuổi Nhan Cẩn Dung, cho dù thời nay cho phép con gái cưới muộn, nhưng giờ còn chưa cưới cũng tính là quá muộn rồi
Các quận vương thân vương vẫn ra vào thân mật với nàng ta xưa nay đều đã cưới chính phi đàng hoàng. Đám thanh niên tài tuấn thế gia vẫn sánh vai bên nàng ta trước giờ, thậm chí con cái đều đã lẫm chẫm biết đi cả.
Tuổi trẻ yêu kiều như hoa xuân, năm tháng trôi nhanh như nước chảy. Mỗi năm qua đi là không cách nào quay lại.
Có lẽ vì thế nên nàng ta mới muốn đi xa tới vùng đại mạc chăng?
Thôi Hiền ngắm nghía Đường Cần Thư hồi lâu. Rồi nàng ta mở miệng nói câu đầu tiên, hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của Đường Cần Thư.
"Thiên long che địa hổ?"
"... Hả?"
Đường Cần Thư ngu mặt.
"Khỏi làm màu, làm màu là bị sét đánh đấy biết không hả?" Thôi Hiền đập bàn đánh rầm một cái. "Cô tới đây bao lâu rồi? Có phải cái năm mà núi lở đó không?"
Đường Cần Thư ngơ ngác nhìn cái miệng nhỏ nhỏ xinh xinh của Thôi Hiền cứ chem chép đóng đóng mở mở liên hồi. Rõ ràng nàng ta nói tiếng phổ thông, từ nào cũng có nghĩa cả, nhưng gộp chung lại với nhau lại không cách nào hiểu nổi, đừng nói đến trả lời.
Thôi Hiền thoải mái bla bla nói một tràng dài, xong khô họng quá bèn bưng chén trà lên uống một hơi cạn sạch, vắt chân chữ ngũ, phe phẩy tay áo cho đỡ nóng. Toàn bộ dáng vẻ yêu kiều duyên dáng hoàn toàn mất hút không còn dấu vết.
"Chắc chắn cô là học sinh lớp chuyên toán lý đúng không. Chị đây tranh đua với đám chuyên toán lý như cô làm quái gì cơ chứ, rõ điên." Rồi nàng ta tự rót cho mình một chén trà mới. "Chị đây hết chịu nổi rồi! Đi đứng nằm ngồi ăn uống cái gì cũng một mớ quy củ phải tuân theo! Quy củ cái rắm! Tới giờ còn chưa phát điên là vì chị đây có thần kinh thép nhé! Đếch thèm chơi với mấy đứa nữa, chị đây thà phắn ra nước ngoài cua mấy thằng ngoại quốc hàng khủng bền lâu còn hơn! Nhìn là biết thằng nhãi Nhan Cẩn Dung chỉ được mẽ ngoài chứ bên trong chắc là... Mà thôi, nói nữa mắc công cô nghĩ chị chê nho còn xanh."
Thôi Hiền vừa ngậm miệng, bầu không khí quả thực không thể nhạt nhẽo hơn được nữa.
"Ờm... 'hàng khủng bền lâu' là sao?" Tại sao người ngoại quốc lại có đặc điểm đó mà Nhan biểu ca không có?
Thôi Hiền sặc nước trà. Ho sù sụ ầm ĩ một hồi, nàng ta cười ngặt nghẽo tới suýt tắt thở.
"Haha, chắc chắn thời của cô trước thập kỷ chín mươi đúng không. Hừ, nói chuyện với đứa nhà quê như cô rõ chán!" Nàng ta bĩu môi. "Cô đừng tưởng ăn cắp bản quyền kỹ thuật in chữ rời là giỏi... Nhan Cẩn Dung là thứ giày rách chị đây đếch thèm, cô cứ việc coi làm của quý đi nhé!"
Sau rốt, Thôi Hiền rửa mặt sạch sẽ, mượn gương trang điểm lại tử tế, rồi thoắt cái lắc mình đứng lên khôi phục lại dáng vẻ thướt tha yêu kiều khiến người người rung động ban đầu. Từng cử chỉ đầy nghiêm trang mà vẫn dịu dàng khéo léo, tư thái duyên dáng nhưng cũng tỏa ra khí chất trí thức lễ nghĩa.
... Tuổi còn trẻ mà đã bị động kinh, đầu óc chập cheng nói khùng nói nhảm, đáng thương làm sao. Chắc là gần đây chịu nhiều kích thích quá nên mới thế... Hi vọng nàng ta rời xa khỏi chốn kinh thành thị phi này sẽ được thanh thản hơn mà khỏi bệnh. Nghe đâu có mấy người bị động kinh, gia đình giúp đổi hoàn cảnh sống mới đỡ phần nào... Cô quả thực không nỡ nói thẳng nói Thôi Hiền đã phát điên hoàn toàn.
Thế nên cô lạm dụng quyền lực dâng mật tấu thêm một lần nữa, cực kỳ chân thành mà quan tâm vấn đề sức khỏe tâm lý lẫn sinh lý của đoàn sứ giả đi Đột Quyết. Văn Chiêu đế thật ra không hề trách cứ cô nói lung tung, vì dẫu sao nội dung hoàn toàn có lý: mất bao nhiêu công sức gửi nguyên đoàn người tới nơi để giáo hóa, kết quả nếu tổn thất cả người lẫn của thì có phải mất cả chì lẫn chài, không những ảnh hưởng tới tiến độ giáo hóa văn minh mà còn phải mất công gửi thêm người khác, tốn gấp đôi tiền của hay không?
Thế là đoàn sứ giả có Thôi Hiền đi theo lần này được cung cấp một đoàn đội phụ trách chữa bệnh sức khỏe vô cùng hoành tráng, nhờ đó giúp cho trình độ y học của Đột Quyết bất ngờ được xúc tiến phát triển lên một tầm cao mới, âu cũng là một kết quả khả quan ngoài ý muốn.
Thôi Hiền bình an tới thủ đô Đột Quyết mới là Sơ Lặc, khởi đầu một chương mới không hề tầm thường chút nào trong đời mình. Mặc dù nàng ta không phấn đấu được tới tầm cỡ trở thành Hầu quân (hoàng hậu) tức một trong hai người lãnh đạo của chế độ Đột Quyết mới, nhưng nàng ta cũng tìm được mùa xuân của đời mình ở xứ sở không quá coi trọng lễ giáo quy củ này: một vương tử nước khác có dòng máu lai nhiều nguồn với hốc mắt sâu cánh mũi cao đặc trưng, và quan trọng nhất là chàng ta cực kỳ ủng hộ sự nghiệp văn hóa của nàng ta.
Nàng ta "cải tiến" và thúc đẩy việc sử dụng chữ số Arab và việc ghi chép sổ sách theo hàng ngang thay vì hàng dọc, "sáng tạo" ra quy tắc vay mượn tiền, rồi từ Đột Quyết mới lưu truyền ngược lại về Đại Yến, trở thành một cuộc cải cách ghi chép tài chính kế toán, cuối cùng cũng đạt mục tiêu có tên trong sử sách.
(Đất nước Đột Quyết mới với chế độ hai người lãnh đạo song song ấy mà, xin hãy đọc truyện Yên Hầu quân của má Điệp, cực hay, cực hào hùng, và cũng cực kỳ tốn khăn giấy T_T)
Nhiều năm sau, các chiến tích của Thôi Cẩm Văn được lưu truyền về Đại Yến. Nhan Cẩn Dung nghe xong nghĩ mãi mới nhớ ra nàng ta là ai. Còn Đường Cần Thư lại thầm thở phào yên tâm.
... Cuối cùng nàng ta cũng khỏi bệnh động kinh đúng không? Quả nhiên phải đổi hoàn cảnh sống, đồng thời có đại phu chữa bệnh tài ba theo dõi. Động kinh không phải bệnh mãn tính không cách nào chữa khỏi.
Dù sao bao nhiêu năm qua cô đi hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết cái đặc điểm "hàng khủng bền lâu" ấy nghĩa là gì.
(Có ai thắc mắc hàng khủng bền lâu của đàn ông là gì thì làm ơn comment trả lời riêng nhé chứ cho vào truyện hơi bị ba chấm =)))
***
Trở lại kỳ thi mùa xuân. Không hề có bất ngờ nào cả, Phù Dung công tử có tên trên bảng vàng, thứ hạng là ba mươi tám, đỗ nhị giáp tiến sĩ.
Thật ra thì thành tích này có thể coi là rất tuyệt vời, cơ mà bạn bè thân thích xa gần đều tiếc nuối giùm cho gõ. Nếu năm đó gã không trốn chạy đến huyện Đào Nguyên khởi đầu sự nghiệp làm chủ bộ, đáng ra gã hoàn toàn có thể trở thành Thám hoa lang. Thấy chưa, phí hoài bao nhiêu năm, cuối cùng bỏ lỡ cơ hội vàng.
Cơ mà Nhan Cẩn Dung vẫn hớn hở sung sướng cứ như thể mình đỗ Trạng nguyên vậy.
Đừng ngu, đỗ đầu tam giáp có gì vui chứ? Nếu năm đó không chạy đến làm chủ bộ ở huyện Đào Nguyên, làm sao có thể vớ bẫm mà cưới Kiều Kiều về nhà được chứ? Cho dù một trăm lần đỗ Trạng nguyên ra gã cũng không thèm đổi lấy một Kiều Kiều, đừng nói là cái danh hão Tham hoa lang.
Gã được cưới Kiều Kiều biểu muội rồi ahihi.
Chỉ nghĩ tới thôi đã hưng phấn tới run rẩy cả người.
Thật ra thì hôn lễ của hai người họ tuy mọi chi tiết đều được chuẩn bị chu đáo, nhưng hoàn toàn không rình rang sang trọng. Cả sính lễ lẫn đồ cưới đều không nhiều, đừng nói đồ cưới gánh dài mười dặm, đến một dặm còn không đủ. Sính lễ đã đành, đến đồ cưới cũng chỉ có hai mươi tư đòn gánh mà thôi.
Dầu sao vào thời điểm đó, gia chủ chính thức bề ngoài vẫn là ông Đường với ông Nhan, tiền bạc bỏ ra làm sính lễ với đồ cưới chỉ theo lệ chung bỏ từ tiền chung ra một chút, chả được là bao. Cả hai lại đều là em út trong nhà, không có lý nào bắt anh trai chị dâu bỏ tiền riêng bù vào giúp mình tổ chức đám cưới.
Trước tiên là Đường Cần Thư kiên trì tới cùng. Trên thực tế cô được tính là do anh trai chị dâu nuôi dạy từ tấm bé, điều này đã hoàn toàn vượt quá trách nhiệm của họ. Cha cô thì càng lúc càng ham thích đua đòi tiêu xài vào ăn chơi nên càng ngày càng keo kiệt. Đồ cưới của mẹ cô cũng chẳng còn lại là bao, nhưng bà ấy thà dùng đồ cưới của mình để đổi lại vài nụ cười giả tạo của cha cô còn hơn là cho đứa con gái từ bé đã không thân với bà.
Hai mươi tư đòn gánh thì có sao. Cô tin rằng biểu ca muốn cưới mình chứ không phải cưới của hồi môn dài mười dặm.
Nhan Cẩn Dung cũng cảm thấy chẳng vấn đề gì cả, chằng thà tốn công tìm người có vẻ ngoài sáng sủa vui vẻ để vào đội ngũ gánh đồ cưới ấy của cô còn hơn. Trong hai mươi tư đòn gánh đó có ba gánh toàn là đất đai, gã còn thấy quá nhiều ấy chứ.
Bà Nhan càng là không quan tâm đến đồ cưới con dâu mình, bà đã siêu thoát từ lâu rồi. Năm đó của hồi môn của bà cũng tính là kéo dài mười dặm rực rỡ, một trăm hai mươi tám đòn nặng trĩu, nhưng điều đó cũng đâu có khiến cuộc hôn nhân của bà hạnh phúc đâu.
Con cái mình hạnh phúc vui vẻ là được rồi.
Ngày hôm đó, chiêng trống vang trời. Cô dâu đội mũ phượng áo choàng thêu ráng màu không trùm khăn đỏ lên đầu mà chỉ cầm một chiếc quạt tròn che mặt. Cô muốn chính mắt nhìn rõ con đường mình sẽ đi trong tương lai.
Tạm biệt cha mẹ. Cặp cha mẹ vô dụng rác rưởi của mình vẫn vô dụng như thế, chẳng những lơ đãng không tập trung, thậm chí ngay cả bài thơ tiễn con đi lấy chồng cũng không thuộc không đọc nổi. Còn may có chị dâu vội tiếp lời đọc nốt, giọng của chị ấy run rẩy nghẹn ngào, hai mắt đỏ ngầu vì xúc động.
Chị dâu cô còn tính là kìm nén được cảm xúc, tiếc thay, anh trai cô không những không giúp mà còn phá thêm. Vừa cõng Đường Cần Thư lên xong, anh cô không cách nào nhấc chân bước ra ngoài nổi. Rồi bỗng dưng anh ấy òa lên khóc to. "Không gả nữa! Chúng mình không thèm gả chồng nữa! Anh nuôi cô cả đời cũng được!"
Chị dâu nghe vậy nước mắt tuôn trào, nghẹn ngào không thành tiếng. Cuối cùng phải nhờ cháu trai cả của cô dở khóc dở cười vừa dỗ dành vừa khuyên nhủ cha mình mới miễn cưỡng cõng cô đặt vào trong kiệu hoa.
Chính cô cũng nước mắt lăn dài trên má.
"... Ta nói chứ có đến mức như thế không hả?" Nhan Cẩn Dung khó hiểu lầu bầu. "Hai nhà Nhan Đường cách nhau chưa đến năm con phố, thời gian ăn bữa cơm thôi là có thể cưỡi ngựa đi về hai vòng. Cần gì phải khóc thảm thiết thế chứ? Cứ như là ta cướp mất cục cưng bảo bối nhà anh ấy không bằng!"
Khách khứa cười ầm lên. Trong kiệu Đường Cần Thư nghe vậy cũng phì cười.
Đúng thế, cần phải cười vui vẻ chứ.
Cơ mà nụ cười của biểu ca ngu đần quá chừng. Ngâm thơ xong bài thơ "cất quạt", cô hạ cây quạt xuống để lộ gương mặt trang điểm lộng lẫy rạng rỡ của mình. Gã nở nụ cười trong trẻo như thiếu niên năm xưa, vừa đỏ mặt, vừa ngọt ngào, vừa tràn đầy vui sướng không cách nào nén được.
Ngoài kia đang giục gã ra ngoài mời rượu khách khứa, nhưng gã vẫn cứ níu tay Đường Cần Thư mà nghệt mặt ra cười không ngừng, nói thế nào cũng không chịu buông tay.
Vung vẩy tay mấy lần mà gã vẫn không chịu buông, khiến Cần Thư cũng phì cười.
Cô lấy một túi vải nhỏ trong tay áo ra, nhét vào tay gã. "Ăn đi, uống rượu đừng để bụng đói." Đấy là mấy thứ nho nhỏ cô chuẩn bị cho bản thân dằn bụng đỡ đói.
"Không phải muội làm, ta không muốn ăn." Gã bắt đầu cảm thấy đám khách khứa ngoài kia thật rắc rối. Thích uống thì cứ tự mình uống rượu đi, cứ bắt gã ra uống là thế nào, phí thời gian mà đáng ra gã có thể động phòng ahihi.
"Ta làm mà." Đường Cần Thư cúi đầu. "Món này chắc chắn chàng chưa ăn bao giờ."
Cuối cùng phải chờ anh trai gã không nhịn được chạy vào lôi xềnh xệch gã đi thì gã mới lưu luyến không rời mà ra ngoài.
Trong ví là mấy viên bánh dày nhỏ chỉ to bằng quả nhãn. Nhỏ xíu xiu nhưng cực kỳ xinh xắn. Bên trong là nhân đậu đỏ mềm, lại thấp thoáng hương vị đậu phộng khiến cho vị ngọt càng thêm dịu dàng hơn. Bánh dày mềm mềm dai dai ngọt ngào, vào miệng hóa thành một thứ mùi vị khiến người ta không nhịn được cảm thấy hạnh phúc.
Chỉ có năm cái, gã ăn sạch bách. Không những ấm bụng mà còn cảm thấy ngọt ngào lan tỏa tràn ngập.
Gã dùng toàn bộ trí thông minh khôn khéo của mình để tránh bị chuốc say. Vừa hưng phấn vừa thấp thỏm đón chờ thời khắc hạnh phúc lớn nhất đời người: đêm động phòng hoa chúc.
Kiều Kiều đã tắm rửa sạch sẽ, gột bỏ toàn bộ lớp trang điểm dày cộp rực rỡ, chỉ còn lại gương mặt dịu dàng mềm mại, gương mặt thật, cảm giác thật.
Thật sự là Đường "biểu đệ" của gã. Đường Cần Thư. Là Kiều Kiều của gã.
Liếc mắt chạm tới tâm hồn, uyên ương âu yếm vợ chồng ái ân...
(Nguyên văn: Sắc thụ hồn dữ, tịnh tương uyên ương giao cảnh, đại loại ý là nhìn nhau âu yếm rồi thì ân ái hòa hợp rúc vào nhau thân mật như đôi uyên ương bla bla bla =))) Bạn Mèo lại xếp chữ bậy bạ nha hahaha.)
Cơ mà đấy là tình hình lý tưởng lý thuyết.
Còn tình hình thực tế ấy là, kẻ nào đó xưa nay vẫn luôn giữ mình trong sạch không biết thế nào là khụ khụ, nên cho dù đã cố gắng đọc và tìm hiểu đủ thứ xuân cung đồ, giờ trở nên quá căng thẳng nên rơi vào tình trạng chưa bao giờ gặp phải, ấy là ôn tập nhiều nhưng lúc thi thật thì quên hết kiến thức. Đến thời khắc quan trọng cung tên đã căng dây nhưng không cách nào bắn tên... nói cách khác, chim không tìm được tổ. (Khụ khụ khụ, nguyên văn nó thô hơn 1 tí nhưng bạn Mèo xin phép đổi hình ảnh so sánh =)))
Đường Cần Thư tuy cũng chưa từng có kinh nghiệm gì cả ( =)))) nhưng ít ra tâm lý vững vàng không bị căng thẳng khi thi cử nên tương đối bình tĩnh. Đường phó quan vốn thói quen hiểu biết thực hành hơn là lý thuyết xuống, nên trước ngày kết hôn không những đã nghiên cứu kỹ càng đám sách tham khảo dưới đáy rương, mà còn cẫn mẫn ham hiểu biết không ngừng nâng cao kiến thức bằng cách gặng hỏi người có kinh nghiệm hơn, khiến cho chị dâu cô tuy đã sinh ba đứa con rồi mà vẫn quá xấu hổ ngượng ngùng mà tông cửa chạy trốn.
Sau khi cẩn thận cân nhắc được mất giữa việc giữ gìn tự tôn thể diện cho biểu ca và khả năng dễ bị tổn thương bộ phận quan trọng này kia, Đường phó quan cực kỳ kiên quyết, nhào lên đè Phù Dung công tử ngã lăn ra mà "làm tới". Đồng thời khiến Nhan chủ bộ có một đêm tân hôn với kỷ niệm "cả đời khó quên", "hồn bay phách lạc", "xương cốt rụng rời".
(=))))))))))
Mặc dù có đau, nhưng đối với Đường phó quan đã quen chịu thương chịu khổ xưa nay, đấy vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng. Cơ mà biểu ca lại run rẩy trùm chăn kín đầu im thin thít khiến cho cô hơi bối rối.
Cô cố gắng lôi gã ra khỏi chăn, phát hiện mặt gã đỏ bừng ngượng ngùng xấu hổ, khóe mắt còn vương nửa giọt lệ.
Đường Cần Thư bỗng thoáng cảm thấy hình như là mình cưới biểu tỷ về thay vì gả cho biểu ca. "Ta làm chàng bị đau ư?"
"..." Nhan Cẩn Dung câm nín, xấu hổ muốn chết đi được.
Đồng chí Nhan Cẩn Dung trong sáng như tờ giấy trắng hoàn toàn không có kiến thức giáo dục giới tính, nên đương nhiên không biết đàn ông lần đầu tiên không nên quá hi vọng mình có thể hùng hục mạnh mẽ kéo dài bền lâu mà tình hình của gã mới là lẽ bình thường... Đã thế phía nữ bị kích thích quá đà mới nhào lên ở trên.
Gã còn đang cắn chăn đau lòng, tâm như tro tàn, nghĩ bụng ngày mai nên đi khám đại phu nào vừa an toàn vừa kín tiếng...
Cơ mà tuy rằng dáng vẻ yểu điệu như biểu tỷ, nhưng biểu ca lại khiến người khác không nhịn được thương yêu chiều chuộng. Đường Cần Thư khẽ hôn lên khóe mắt của gã. Nhan Cẩn Dung cảm thấy trong lòng được an ủi nên đương nhiên cũng hôn trả lại.
Dần dần mấy thứ hướng dẫn thủ tục rồi thì nội dung xuân cung đồ đều bị quên sạch sành sanh. Hôn hôn ôm ôm sờ sờ vuốt vuốt cuối cùng chẳng hiểu thế nào lại lăn lên giường cùng nhau. Cuối cùng lần này cũng tìm được cách thức chính xác...
Sau khi xong xuôi, Nhan Cẩn Dung bấy giờ mới thỏa mãn hôn lên trán Cần Thư đã mệt mỏi thiếp đi. Tự hào thay, mai gã không cần đi khám đại phu nữa rồi.
Sức mình cũng bền cũng dai đó chứ.
Kiều Kiều đang say ngủ, nét mặt lộ vẻ bình thản mà yếu đuối hiếm thấy. Thoạt nhìn nét mặt, cảm thấy trẻ hơn tuổi thật của cô ấy nhiều, cứ như mới mười lăm mười sáu tuổi vậy.
Sau khi cái sự sảng khoái đạt đến đỉnh điểm rồi, chờ nhịp tim dần dần chậm lại, tuy đã mệt mỏi cả ngày dài mà không hiểu sao gã vẫn không ngủ được.
Có lẽ gã không nỡ bỏ qua khoảnh khắc bình yên tĩnh lặng này.
Cuối cùng cũng ở chung một chỗ, vĩnh viễn sẽ ở chung một chỗ. Ngủ chung một chăn, chết chung một mộ.
Trên đời này sẽ không bao giờ có một Cần Thư thứ hai. Cuối cùng gã đã có thể gìn giữ được dòng suối trong lành tận đáy lòng mình.
Ngắm nghía cô gái đang ngủ say trong vòng tay mình đầy thương yêu trân trọng, gã từ từ nở một nụ cười mềm mại ấm áp. Như chàng thiếu niên trong trẻo bước trên đường mòn nhỏ. Thơm ngát như thấm đượm mùi hoa mơ.
Chợt mở bừng mắt, sắc trời đã hửng. Vòng tay trống rỗng, chăn gối lạnh tanh.
Cứ như thể đêm qua chỉ là một giấc mộng xuân tươi đẹp mà thôi.
Nhan Cẩn Dung cảm giác tim mình ngừng đập, quên cả hô hấp. Trong lòng bỗng trống toác như thể toàn bộ tim gan ruột rà đều bị khoét sạch, chỉ còn lại nỗi sợ hãi hốt hoảng nặng nề.
Nếu không phải Đường Cần Thư bưng tráp đựng đồ ăn đẩy cửa bước vào, e là gã sẽ thất thanh mà gào thét.
"Ác mộng ư?" Đường Cần Thư ngắm gã. "Lâu lắm rồi chưa nấu cơm cho chàng ăn. Mau dậy dùng cơm đi, ăn xong còn phải đi dâng trà chào cha mẹ nữa."
Kể cũng kỳ lạ, chỉ có mấy câu nói đơn giản ấy thôi, cũng đủ khiến toàn bộ lục phủ ngũ tạng của gã cái nào về nguyên chỗ nấy. Nỗi kinh hoàng sợ hãi khi nay tan biến như chỉ tồn tại trong ảo giác.
"... Ta tưởng bị lạc mất muội rồi." Thậm chí gã không dám trách móc, chỉ biết nhỏ giọng lẩm bẩm một mình.
Thôi xong, cả đời này e là gã không ngóc lên làm nóc nhà được rồi.
"Sao mà lạc được chứ?" Cô ấy dở khóc dở cười. "Nằm mơ thật à? Nằm mơ đều ngược với sự thật, đừng sợ."
Bữa sáng cực kỳ phong phú, ít nhất số món ăn cô ấy làm cực kỳ phong phú, năm món ăn, lại còn có một bát cháo hoa nữa.
Hành kho tiêu, hông ngờ cô còn nhớ sở thích của gã. Gỏi mướp đắng, món này ăn với cháo quá hợp. Mơ chua bỏ hạt ư? Món này không phải chỉ mang ra lúc nào gã không có khẩu vị à? Lại còn món hạt đậu rang mật ong, tuy gã rất thích nhưng bình thường Kiều Kiều sợ gã sâu răng nên không chịu cho gã ăn nhiều. Chỉ có món đậu phụ rưới sốt tương là bình thường nhất, hầu như rất hay ăn khi ở huyện Đào Nguyên.
Món nào gã cũng thò đũa ra ăn lấy ăn để, chỉ cần là Kiều Kiều làm, gã đều thích ăn. Phải gần một năm rồi gã chưa được ăn món chính tay cô nấu.
Từ từ...
Cay, đắng, chua, ngọt, mặn. Năm vị.
"Năm vị đời người, hứa cùng chàng nếm trải." Đường Cần Thư sẽ sàng thốt. Vẻ mặt cố giữ thản nhiên như thường, nhưng đôi má đã đỏ bừng như ráng chiều rực lửa.
Đây chắc chắn là lời tỏ tình "ngon lành" nhất mà gã từng nghe.
(Hết)
**
Chính thức lấp xong hố Quan quan tương hộ! Chúc anh chị hạnh phúc vĩnh viễn, cầm nhầm kịch bản vĩnh viễn :)Đã bảo là cầm nhầm kịch bản tới tận phút chót mà, động phòng còn cầm nhầm =)).
Tạm biệt bạn đọc, Mèo Béo xin phép nghỉ vài hôm trước khi làm sang Tây Cố Bà Sa :D
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top