Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ
- Theo nghĩa chung nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, phản ánh mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với cơ quan, tổ chức hay chính quyền, nhà nước có vai trò quản lý xã hội ( nhân dân bầu ra cơ quan này, giám sát, chi phối hoạt động của cơ quan này, bãi miễn hay bầu ra cơ quan khác,...)
Điều đó được cụ thể hóa trong các phương diện ý nghĩa cụ thể về dân chủ:
+ Thứ nhất: Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.
+ Thứ hai: Trong XH có chế độ tư hữu, tồn tại áp bức bóc lột ,DC là một hệ giá trị, phản ánh trình độ phát triển của cá nhân, cộng đồng xã hội chống áp bức, chống bóc lột, tiến tới xã hội tự do bình đẳng.
+ Thứ ba, là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền, dân chủ luôn mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Với phương diện ý nghĩa này, dân chủ được biểu hiện như một chế độ chính trị, một chế độ dân chủ hay một nền dân chủ cụ thể
Đặc điểm của chế độ dân chủ:
- Mang tính lịch sử. có sự ra đời ( từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế xã hội Công xã nguyên thủy), biến đổi ( trong các xã hội PK,TBCN,XHCN), và có thể bị mất đi khi xây dựng thành công xã hội CSCN ( không còn sự phân chia xã hội thành giai cấp)
- Là sự thống nhất của hai mặt đối lập: dân chủ và chuyên chính
Dân chủ: hướng tới quần chúng nhân dân, thể hiện quyền lực của nhân dân ngày càng sâu rộng
Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, gắn với chế độ xã hội cụ thể. Mang bản chất của giai cấp thống trị nên luôn thực hiện chuyên chính, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top