quan niem hcm ve dao duc
Quan niệm của HCM về vai trò của đạo đức
- HCM quan niệm đđ là cái gốc, là nền tảng của con người. Đối với người cm cái gốc ấy lại càng quan trọng, bởi vì: “ Làm cm để cải tạo xh cũ thành xh mới,là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhvụ rất nặng nề, một cuộc đtr rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.
- HCM không phủ nhận tài nhưng cho rằng con người có tài phải có đđ. Có tài mà khôg có đức ví như một anh làm ktế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại nữa nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng có lợi gì cho loài người”.Nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên, Người cho rằng “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chtrị trước rồi mới có chuyên môn..Chtrị là đức, chuyên môn là tài . Có tài mà khôg có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ thì dạy như thế nào ?
Như vậy, ở HCM, đức và tài phải thống nhất với nhau, có qh biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc.Đức là gốc của tài. Tài là sự thể hiện đđ trong hiệu quả và hành độg.
2-Nhữg chuẩn mực đđ cm cơ bản :
a- Trung với nước, hiếu với dân
“Trung”, “hiếu” là phẩm chất đđ cơ bản của người phương Đông một phạm trù đđ pk. Luận ngữ : “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”
Lễ ký : “ Hiếu sự thân, thân dĩ thính mệnh” Như vậy, trung hiếu ở đây là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Trung hiếu trong đạo
đức PK nhiều khi mag tíh cực đoan.Đến HCM,Người không gạt bỏ khái niệm trung hiếu đó mà đưa vào một ND mới , phát triển lên thành một phạm trù đạo đức mới- đđ
cách mạng :“trung với nước, hiếu với dân”.
“Trung”, “hiếu” trở thành một phẩm chất hàng đầu của đạo đđ cm.
“Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:Nhận rõ phải trái.Giữ vững lập trường.Tận trung với nước , tận hiếu với dân”
- Nội dung “ trung với nước, hiếu với dân là : Phải đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, tin dân , lắng nghe ý kiến của dân, phải quan tâm đến đời sống của dân.
b- Cần, kiệm, liêm, chinh, chí công, vô tư.
- Ở đây Bác mượn những phạm trù đạo đức Nho giáo để cải biến ,đưa vào những nội dung mới. “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự cho quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực
hiện , làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”
Thế nào là cần, kiệm, liêm, chíh ?
CẦN
Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần.
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc.
Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng.
Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau.
KIỆM
Kiệm là thế nào?Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi.CẦN với KIỆM, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.CầN mà không KIệM, "thì làm chừng nào xào chừng ấy".
Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải.Tiết kiệm thời giờ của mình,lại phải tiết kiệm thời giờ của người. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu
cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổquốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúnglà kiệm.
LIÊM
Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoétdân, thì gọi là LIÊM, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp.Ngày nay, chữ LIÊM có nghĩarộng hơn; là mọi người đều phải LIÊM.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều làBẤT LIÊM.
Người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình. Đều là tham lam,đều là BẤT LIÊM.
Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm).
Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh uý tử. Đều làm trái với
chữ LIÊM.
CHÍNH : nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không
đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà.
Người nêu ra những yêu cầu để thực hiện chữ chính :
Đối với mình : không được tự cao, tự đại, tự phụ, tự phụ, phải khiêm tốnhọc hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở của mình.
Đối với người : không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà,không dối trá.
Đối với việc : phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy
cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.
- CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH là nền tảng của đời sống mới , là “tứ đức”của người cách mạng. Người so sánh :
“Trời có bốn mùa:X ,H, T, Đ.
Đất có bốn phương: Đ, T, N, B.
Người có bốn đức tính: C, K, L , C.
Thiếu một mùa ,thì không thành trời
Thiếu một phương, thì ko thành đất
Thíếu một đức thì ,ko thành người”
* Thế nào là chí công, vô tư ?
- Chí công , vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ thì đi sau, là
lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, là đặt lợi ích của cách mạng,của nhân dân lên trên hết” . Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cach
mạng.Tuy nhiên, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lênlợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi íchtập thể thì không phải là xấu “
- Chí công, vô tư còn có nghĩa là phải công minh, chính trực, công bằng,công tâm, ko thiên tư, thiên vị
c- Yêu thương con người, sống có tình nghĩa .
- Người cách mạng phải có lòng yêu thương con người. Con người ở đây
không phảI là con người trừu tượng ( như nêu lên khát vọng của người theo quan điểm nhân văn tư sản)mà là đồng bào, đồng chí, bạn bè, những người ở xung quanh ta, biết giúp đỡ nhường cơm sẻ áo khi gặp hoạn nạn, khó khăn “ lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, ta không khỏi động lòng
- Yêu thương con người là tìm mọi cách nâng con người lên khi họ mắc
phảI những khuyết điểm, chứ không phảI dựa vào khuyết điểm mà “đập cho tơi bời “
- Tuy nhiên, yêu thương con người ở đây không phảI là vô nguyên tắc, như kiểu “ yêu thương ngay cả kẻ thù của mình” như trong tôn giáo , mà là “ở đời và làm người là phải thương nước , thương dân, thương nhân loại bị đau khổ áp bức”
- Con người mới phảI sống có tình nghĩa, thuỷ chung.
d-Có tinh thần quốc tế trong sáng.
-Tình thương yêu con người, theo Hồ Chí Minh không chỉ dành cho
người Việt Nam mà còn cho những người cùng cảnh ngộ. Yêu nhân dân mình đồng thời biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức; giải ohóng cho dân tộc mình đồng thời giải phóng cho các dân tộc khác, giúp bạn là tự giúp mình.
- Tinh thần quốc tế còn là sự tôn trọng và đoàn kết với các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc.
Người quan niệm : bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình trên thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top