quan ly chat luong GAP cafedang90
3. GLOBAL GAP, ASEAN GAP, VIETGAP (thoi gian ra doi, muc dich, pham vi chung nhan, cac dac diem chinh, thuan loi va kho khan)
TL:
v GLOBAL GAP:
Thời gian ra đời:
GlobalGap là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân. Tháng 9/2007 GlobalGap ra đời nhằm bổ sung và thay thế cho EurepGap.
Phạm vi chứng nhận:
phạm vi của GlobalGap mở rộng ra cả sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và quả, cây tổng hợp, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và cá hồi, tôm, các sản phẩm khác đang được nghiên cứu và xây dựng.
Các đặc điểm chính:
Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ.
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Thuận lợi khi áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap vào sản xuất sẽ cho ra những sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này sẽ mở ra một biện pháp kỹ thuật trong mua bán nông sản hiện đại, gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng, làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm của mình.
Đây cũng là giấy thông hành để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như siêu thị, nhà hàng cao cấp hay xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ…với giá cao hơn nhiều lần so với nông sản bán tự do trên thị trường và có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại mà các nước đặt ra để bảo hộ nền sản xuất của nước mình.
Khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng
Chi phí áp dụng và chứng nhận là khá cao:
- Chi phí đầu vào để xây nhà kho, nhà vệ sinh cùng nhiều hạng mục khác mà trước đó họ chưa có xây dựng
- Chi phí chứng nhận GlobalGap lần đầu và phí duy trì chứng nhận hàng năm khá cao.
Tuy nhiên khó khăn nhất là vấn đề đào tạo con người. Người nông dân quen làm việc theo kinh nghiệm, khi sản xuất theo GlobalGap đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, làm theo kỹ thuật mới, đặc biệt phải tuân thủ việc ghi nhật ký đồng ruộng khá phức tạp, nhưng vẫn cố gắng thực hiện và tập dần thành thói quen chứ không chỉ trong thời gian thử thách để được cấp chứng chỉ.
v ASEAN GAP
Thời gian ra đời:
AseanGAP do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng ( với đại diện các nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006.
Phạm vi chứng nhận:
Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN.
Các đặc điểm chính:
Mục tiêu của ASeanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế.
AseanGAP bao gồm 4 phần chính
•An toàn thực phẩm
•Quản lý môi trường
•Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc
•Chất lượng sản phẩm
Thuận lợi khi áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn AseanGap vào sản xuất sẽ cho ra những sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này sẽ mở ra một biện pháp kỹ thuật trong mua bán nông sản hiện đại, gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng, làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm của mình.
Đây cũng là giấy thông hành để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như siêu thị, nhà hàng cao cấp hay xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ…với giá cao hơn nhiều lần so với nông sản bán tự do trên thị trường và có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại mà các nước đặt ra để bảo hộ nền sản xuất của nước mình.
Khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng
Chi phí áp dụng và chứng nhận là khá cao:
- Chi phí đầu vào để xây nhà kho, nhà vệ sinh cùng nhiều hạng mục khác mà trước đó họ chưa có xây dựng
- Chi phí chứng nhận VietGap lần đầu và phí duy trì chứng nhận hàng năm khá cao.
Tuy nhiên khó khăn nhất là vấn đề đào tạo con người. Người nông dân quen làm việc theo kinh nghiệm, khi sản xuất theo VietGap đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, làm theo kỹ thuật mới, đặc biệt phải tuân thủ việc ghi nhật ký đồng ruộng khá phức tạp, nhưng vẫn cố gắng thực hiện và tập dần thành thói quen chứ không chỉ trong thời gian thử thách để được cấp chứng chỉ.
Hạn chế của AseanGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi,
v VIETGAP
Thời gian ra đời:
ngày 28 tháng 1, năm 2008, bộ NN &PTNT đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo quyết định số 379.QĐ-BNN-KHCN. Thế là VietGAP được hình thành dựa theo AseanGAP.
Phạm vi chứng nhận: Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toan trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở Việt nam.
Các đặc điểm chính:
VietGAP bao gồm 4 phần chính
•An toàn thực phẩm
•Quản lý môi trường
•Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc
•Chất lượng sản phẩm
Thuận lợi khi áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn AseanGap vào sản xuất sẽ cho ra những sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này sẽ mở ra một biện pháp kỹ thuật trong mua bán nông sản hiện đại, gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng, làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm của mình.
Đây cũng là giấy thông hành để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như siêu thị, nhà hàng cao cấp hay xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ…với giá cao hơn nhiều lần so với nông sản bán tự do trên thị trường và có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại mà các nước đặt ra để bảo hộ nền sản xuất của nước mình.
Khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng
Chi phí áp dụng và chứng nhận là khá cao:
- Chi phí đầu vào để xây nhà kho, nhà vệ sinh cùng nhiều hạng mục khác mà trước đó họ chưa có xây dựng
- Chi phí chứng nhận VietGap lần đầu và phí duy trì chứng nhận hàng năm khá cao.
Tuy nhiên khó khăn nhất là vấn đề đào tạo con người. Người nông dân quen làm việc theo kinh nghiệm, khi sản xuất theo VietGap đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, làm theo kỹ thuật mới, đặc biệt phải tuân thủ việc ghi nhật ký đồng ruộng khá phức tạp, nhưng vẫn cố gắng thực hiện và tập dần thành thói quen chứ không chỉ trong thời gian thử thách để được cấp chứng chỉ.
Hạn chế của AseanGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi,
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top