Cúc ơi!

Sơn La, ngày 14/12/2014, một kỉ
niệm thời sinh viên nông nghiệp Hôxemacti, hay đại học nông nghiệp I, nay là học viện nông nghiệp Việt Nam.

Lâu rồi Tôi mới lại về. Nghĩ hận quá cứ mải mê với công việc . Việc của đời thì bao giờ làm cho xong. Đâm ra tôi thành kẻ vô tình ư?
Làng quê thay đổi nhiều quá! Nhà xây hai, ba tầng san sát; toà ngói đỏ, toà lợp tôn, tường sơn xanh quét vàng rực rở. Đường làng hiếm hoi mới gặp khóm tre, rặng chuối. Con đường gạch nghiên xưa nay thấy bằng lớp bê tông dày, rộng ba, rộng bốn mét. Đường phẳng lỳ, xe máy ấn còi kêu in ỏi, chạy như mà đuổi.
Kia ngõ xưa nổi bận e đi về, cẩn nguyên sơ như ngày xưa ấy. Tôi đứng lặng nhìn. Đường nhỏ quanh có chạy rì rào, đát lở, có chơi trơ ra lớp rể cây đâm ngang tua tủa. Ngày ấy nổi bận từ trường về hai đứa líu ríu đi bên nhau. Tôi vai khoác và lô lộn, mốt của sinh viên thuở ấy, còn Cúc xăng xái theo sau, huyên thuyên đủ chuyện, toàn chuỵen ngày xưa của con bé.
- Ao này ngày trước 1 bận e suýt chết dưới đây. Chỗ kia kìa.
- Thế á?- tôi lo lắng cho e...
Tôi ngắm nhìn. Kìa, khu cưới áo là căn nhà ọp ẹp. Béo mình dưới khóm tre già. Tôi như mhinf thấy tường rơm vôi thưng tre đến giời bong tróc. Căn nhà tuổi thơ của Cúc- nơi e sinh ra và lớn lên đấy. Dưới ao, mặt nước lơ vơ cánh bèo bồng bềnh, sắc hoa tím phớt. Chần chậm tôi bước. Kìa.! Đã đến rồi chiếc cổng tre cũ kĩ, nó vẫn cũ như thuở ngày xưa. Chợt tôi thấy thời gian ngừng trôi, mốc thếch, ngưng động trên chiếc cổng tre già nhà e. Nhed nhẹ nắm đoạn xích, tôi khẽ giật giật chiếc chuông đã lên màu đồng gỉ xanh. Tiếng chương kêu leng keng, y như tiếng chuông thuở nào, mổi khi tôi kéo, gọi cổng, bó từng kêu như vậy. Từ mãi trong nhà xa, loáng thoáng vọng ra tiếng mẹ:
- Khánh đấy à con.
Tiếng của mẹ thoảng xa gần như tiếng gió- không ồn ã, ấm áp như tiếng mẹ xưa. Tôi lặng đi lo lắng! Mẹ cặp rập bước lên thềm nhà, trên tay lọm khọm chiếc gậy, chậm chậm bước ra mở cổng.
- Đúng là anh Khách rồi, mẹ cứ thấp thỏm từ tận lúc gà sớm cành tư đấy!
Toii trân trân nhìn mẹ. Mẹ già đi nhanh quá. Mái tóc bạc trắng, lưng còng xuống mất rồi. Chỉ còn ánh mắt, khoé cười, vẩn như Cúc xưa. Tôi vàng hoàng nghĩ tới em.
-Kìa vào nhà đi con.
- Sao, sao mẹ biết con về....?
-Con Cúc đấy .... Anh gầy quá! Chắc vất vả lắm!
-Dạ!
  Ngồi xuống ghế, tôi đón chén nước vối từ tay mẹ đưa, vẩn chén nước vàng óng, nóng hổi, ủ trong chiếc giành tích cũ kĩ. Thong thật nhấp nháp ngụm nước vối, thứ nước nhằng nhặng đăng và ngọt. Chợt tôi thoáng nhớ đến cảnh Cúc ở cầu áo, cận thận bức từng chiếc lá- cành vối tôi vừa treo lên câu, bẻ, thả xuống cho em.
- Ủ mấy hôm rôi, mang ra nấu- em giải thích với tôi như vậy- Nước vối mát và lành lắm. Nó là vị thước đấy.!
- Mẹ biết anh Khánh về. Từ hôm qua, từ hôm kia cơ! Lại con chim khách cứ ríu ríu  ở khóm tre báo mấy hôm rồi.
  Tiếng mẹ cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Ngước mắt nhìn lên bàn thờ, trên ấy có tấm hình chàng trai trẻ đôi mươi mặc quân phục, nét mặt rạng rở. Ấy là bức hình của bố. Nhìn, lại thấy nét Cúc hao hao giống bố.
- Đi đường về vất vả không con? Tàu xe hết máy ngày? Mãi tận trong ấy cơ mà. Mẹ định nhắn rồi, thôi không phải vào ra nữa. Nhưng con Cúc....
-Dạ! Sáng nay con còn ở sài gòn. Giờ đi về nhanh lắm. Chỉ vài tiếng bay thôi ạ!
- Thế à. Bấy giờ sung sướng thật. Người như chim ấy. Làng ta vừa có mấy bác lao động tận bên nước Nhật. Thấy bảo sáng còn bên nước ấy, chiều tối đã về tới làng mình rồi.
Mẹ con tôi ríu rít nói chuyện, hết chuyện nọ bắt chuyện kia, toàn những chuyện không đầu, không đuôi. Và chiều ấy 2 mẹ con tôi làm cổ giỗ. Thực ra thì chỉ mình mẹ nấu nướng, còn tôi lăng quăng phụ giúp bà, vì từ bé đến giờ, tôi có bếp núc bao giờ đâu.
- Sao nấu nướng lắm món thế hả mẹ?
Tôi đón từ tay bà bát ốc nấu chuối thơm lừng mùi tía tô.
- Anh bưng lên nhà đi. Cứ bày trước lên bàn thờ.
Tôi cận thận bưng bát ốc mẫu chuối cẩn thận đặt lên bàn thờ. Nhìn miếng chuối vàng tươi màu nghệ, lại nhớ cảnh ngày trước, Cúc lúi húi giã nghệ ở góc sân trước bếp, mỗi khi em chuẩn bị cho nồi ốc nấu chuối. Rồi nhớ canh hai đứa cùng nhau bắt ốc ở rìa ao.
      P/s món ốc nấu chuối

- Kìa- tiếng Cúc- Anh cầm lấy đi kìa!
Cúc kều kều và vớt miếng sơ mít - miếng xơ mít nổi Dập dềnh trên mặt nước, thả để bẫy ốc. Cúc bắt liên tiếp mấy con ốc bươu to tròn gần như quả ổi, chúng bám vào miếng  xơ mít
- Miếng này bắt được mấy con rồi nhá. Miếng kia nữa kìa- tiếng Cúc hồ hởi.
  Chợt tôi nghe tiếng mẹ dưới bếp vọng lên:
- Kháng ơi! Xướng đây giúp mẹ nào
- Dạ con xuống đây
  Tôi vội vầng chạy xướng bếp. Trên nền nhà, chiếc bát ô tô đựng con ch câu ninh nhừ, khói bốc lên nghi ngút. Bê bát chim qua góc sân nhỏ, tôi chợt ngó nghiêng chiếc chuồng chim cu. Có lần nhìn đôi chim gù gù nhau buổi sớm, tôi từng trêu em:
- Kìa, nhìn kìa!
- Nỡm à.
Vừa nghe, Cúc đấm thùm thụp vào lưng tôi, rồi rinh rích em cười. Cứ lần lượt như vậy, trên bàn thờ cổ bàn các món bày thêm la liệt.
- Cỗ bàn nhiều món quá mẹ ơi.!
-Ừ, cổ bàn phải thịnh soạn. Ấy, toàn những món con Cúc thích đấy. Ờ mà vẩn công quên, thiếu mấy bông hoa nữa, để mẹ ra hái đã.
  Tôi lặng đi, sao mình vô tình thế! Những bông hoa Cúc e thường nâng niu. Em bảo, em tên là Cúc, vì trước ngày bố ra trận, bố trồng mấy khóm cúc trước sân và dặn mẹ, nếu sau màu sinh con gái, nhớ đặt tên là Cúc. Tên của em là do bố trồng, bố đặt cho đấy- em từng bảo với tôi thế.
  Nhìn vẻ thẫn thờ của tôi, chắc mẹ biết, kền cắt dòng suy nghĩ ấy bằng mấy câu giục sắp:
- Kìa anh Khánh! Thắp hương đi chứ. Nhớ mời bố con Cúc về dự giỗ cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top