quan he viet nam trieu tien

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHDCND TRIỀU TIÊN VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - TRIỀU TIÊN

1 Các vấn đề chung: 

Tên nước:    Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Democratic People's Republic   of Korea). Tên thường gọi là Triều Tiên, không sử dụng tên gọi “Bắc Triều Tiên” trong các bối cảnh chính thức.

Thủ đô:           Bình Nhưỡng (Pyong Yang, hơn 2 triệu dân).

Vị trí địa lý:   Nằm ở nửa Bắc bán đảo Triều Tiên; Đông và Tây giáp biển; Bắc giáp Trung Quốc (1300 km) và Nga (16 km); phía Nam là giới tuyến quân sự với Hàn Quốc chạy theo vĩ tuyến 380 ­ Bắc.

Khí hậu:          Ôn đới.

Diện tích:      122.762 km2 (toàn bán đảo: 222.209 km2).

Dân số:          24,05 triệu người (năm 2008).

Dân tộc:         Một dân tộc Triều Tiên.

Ngôn ngữ:     Tiếng Triều Tiên .

Tôn giáo:      Có đạo Phật, đạo Thiên chúa, Thanh đạo giáo.

Tiền tệ:          Đồng Won Triều Tiên

Quốc khánh:             09/9/1948.

Tên các vị lãnh đạo chủ chốt hiện nay:

+ Kim Châng In (Kim Jong Il): Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (từ 08/10/97), Chủ tịch Uỷ ban quốc phòng nước CHDCND Triều Tiên (4/1993), Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên (4/1992); là con trai Chủ tịch Kim Nhật Thành.

+ Kim Yêng Nam (Kim Yong Nam): Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Hội nghị Nhân dân tối cao, đại diện Nhà nước về đối ngoại.

+ Chuê The Bôc (Choe Thae Bok): Chủ tịch Hội nghị Nhân dân tối cao (Quốc hội).

+ Kim Yêng In (Kim Yong Il): Thủ tướng Nội các (Từ ngày 11/4/2007). 

+ Pac Ưi Chun (Pak Ui Chun): Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Từ ngày 18/5/2007).

2. Khái quát lịch sử, đất nước, con người:

Triều Tiên có gần 5.000 năm lịch sử. Năm 2333 trước Công nguyên, nước Triều Tiên (Choson) cổ ra đời, tồn tại khoảng 1000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược.

Từ năm 57 trước Công nguyên, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Kokuryo, Pekche và Shilla. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Pekche, lập nên triều đại Shilla, kéo dài ngót 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392 vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao ly), lấy thủ đô là Keseong. Từ 1392-1910 vua Ly Sơng Kiê lập ra nước Choson (Triều Tiên), rời đô về Seoul (1394). Bán đảo Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo (tên nước Koryo được phiên âm quốc tế là Korea).

Năm 1945, Triều Tiên được giải phóng nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc, CHDCND Triều Tiên và Mỹ ký Hiệp định đình chiến năm 1953.

3. Chính trị:

a) Thể chế nhà nước: Theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Lao động Triều Tiên là đảng duy nhất cầm quyền, lấy tư tưởng Chủ thể làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao khóa 10 tháng 9/1998 đã sửa Hiến pháp suy tôn Chủ tịch Kim Nhật Thành (đã qua đời năm 1994) là Chủ tịch nước vĩnh viễn.

Các cơ quan lãnh đạo nhà nước gồm:

+ Uỷ ban Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Kim Châng In giữ vai trò lãnh đạo tối cao của đất nước.

+ Hội nghị Nhân dân tối cao là cơ quan lập pháp cao nhất. Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân tối cao đại diện cho Nhà nước về mặt đối ngoại.

+ Nội các là cơ quan hành pháp.

+ Toà án TƯ và Viện Kiểm sát TƯ là các cơ quan tư pháp cao nhất.

b) Các đảng chính trị: Chỉ có 1 đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Lao động Triều Tiên đang cầm quyền, thành lập ngày 10/10/1945. Từ năm 1980, đến nay chưa tiến hành Đại hội Đảng. Ngoài đảng Lao động, Triều Tiên còn có hai đảng khác là Đảng Thanh hữu Thiên đạo giáo Triều Tiên và Đảng Dân chủ Xã hội nhưng hai đảng này không có vai trò chính trị.

4. Kinh tế:

Từ năm 1960-1990, Triều Tiên tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là về năng lượng, lương thực 

Từ tháng 7/2002, Triều Tiên thực hiện một số điều chỉnh chính sách giá, lương tiền để khắc phục khó khăn về kinh tế nhưng tiến trình này diễn ra chập chững, không có bước chuyển mang tính đột phá. Gần đây, tăng trưởng kinh tế các năm 2004 đạt 2,2%, năm 2005 - 2,1%, năm 2006 - 1,6% và năm 2007 đạt 2,4%. Hai đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc và Hàn Quốc với kim ngạch thương mại năm 2008 lần lượt là 2,4 tỷ USD và 1,82 tỷ USD, chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên.

5. Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên:

a) Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 31/01/1950

b) Những mốc lớn trong quan hệ hai nước:

Các chuyến thăm Triều Tiên của lãnh đạo Việt Nam:

- Ngày 08-12/7/1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Tháng 6/1961:  Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Ngày 09/9/1988: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công dự Quốc khánh Triều Tiên và trao Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành.

- Tháng 5/1997: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Triều Tiên, ký lại Thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

- Tháng 8/2000: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Triều Tiên.

- Tháng 5/2002: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Tháng 12/2003: Chủ nhiệm UB Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao thăm Triều Tiên.

- Tháng 7/2006: Trưởng Ban đối ngoại TW Đảng Nguyễn Văn Son thăm Triều Tiên.

- Tháng 4/2007: Đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân thăm Triều Tiên, làm việc với Báo Lao động Triều Tiên.

- Tháng 9/2007: Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam thăm Triều Tiên.

- Từ 16-18/10/2007: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Từ 06-09/10/2008: Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an thăm CHDCND Triều.

Các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Triều Tiên:

- Ngày 27/11-3/12/1958: Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm chính thức Việt Nam. 

- Tháng 01/1992: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kim Yong Nam thăm Việt Nam.

- Tháng 4/1996:Bộ trưởng chủ nhiệm UB kinh tế đối ngoại Ly Sơng Te thăm Việt Nam.

- Tháng 4/1997: Phó Thủ tướng Công Chin The thăm Việt Nam.

- Tháng 3/2000:  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Pec Nam Sun thăm Việt Nam.

- Tháng 4/2001: Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Chuê The Bôc dự Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tháng 7/2001: Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

- Tháng 10/2007 : Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

- 25-27/6/2008, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ an ninh nhân dân Chu Sang Sâng thăm Việt Nam.

- 26-28/7/2008, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pac Ưi Chun thăm Việt Nam.

c) Tình hình quan hệ hiện nay:

- Về chính trị: Hai bên duy trì giao lưu nhân sự ở các cấp, các ngành.

- Về kinh tế: Uỷ ban Liên Chính phủ hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật Việt Nam-Triều Tiên được lập lại tháng 9/2000; họp vòng thứ 4 tại Bình Nhưỡng từ 15-18/10/2001, vòng thứ 5 tại Hà Nội ngày 19-20/11/2003, vòng thứ 6 tại Bình Nhưỡng từ 27/8-2/9/2006.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu: Năm 1993: Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên trị giá 35.475 USD và nhập khẩu từ Triều Tiên trị giá 4,5 triệu USD; năm 1994: Việt Nam xuất 32.000 USD, nhập 13,896 triệu USD; năm 1995: Việt Nam xuất 2,186 triệu USD; năm 1996: Triều Tiên mua 2 vạn tấn gạo nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán, cả gốc và lãi nay là 18,046 triệu USD (tính đến 12/10/2007). Từ đó tới nay hai nước hầu như không có giao dịch thương mại.

Hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác văn hoá (11/1957), Hiệp định hợp tác KHKT (10/1958), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và CHDCND Triều Tiên (1961), Hiệp định thương mại và hàng hải (12/1962), Hiệp định hỗ tương y tế (12/1966), Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (9/1969), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (1/1977), Hiệp định vận tải biển (03/5/2002); Hiệp định thương mại (03/5/2002); Hiệp định tương trợ tư pháp (03/5/2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (03/5/2002); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (03/5/2002). Sau cuộc rà soát năm 2008, hai bên đánh giá rằng, hiện còn có 15 điều ước được tiếp tục thi hành, 15 điều ước xem xét thi hành hay vô hiệu hóa, 120 điều ước đã hết hiệu lực.

Gần đây, Chính phủ ta đã tặng Triều Tiên: năm 2000, tặng 1000 tấn gạo; năm 2001: 5000 tấn gạo; năm 2002: 5000 tấn gạo; năm 2005: 1000 tấn gạo và 5 tấn cao su nguyên liệu; năm 2007: 50.000 USD (viện trợ khẩn cấp) và 2000 tấn gạo.

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Bùi Xuân Khu dẫn đi Triều Tiên từ 14-23/9/2008 nhằm khảo sát, tìm hiểu khả năng và cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại với Triều Tiên. Hai bên đã ký 05 MOU về hợp tác trong lĩnh vực khai khoáng.

- Hợp tác liên doanh: Giữa năm 1993 khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy ươm tơ tằm (vốn khoảng 3,5 triệu USD) ở Hải Dương, với nguyên liệu do ta cung cấp và máy móc (nhập từ Nhật) do bạn cung cấp. Năm 1994, phía Việt Nam rút khỏi liên doanh, chỉ còn phía Triều Tiên kinh doanh độc lập. Năm 2001 Triều Tiên đã bán Nhà máy cho phía Việt Nam. Triều Tiên hiện có 2 Nhà hàng Triều Tiên tại Việt Nam (Hà Nội) là “Bình Nhưỡng Quán” và “Hữu nghị Quán”.

- Về văn hoá-giáo dục: Trong những năm 60-đầu 70: Triều Tiên đã giúp đào tạo hàng trăm sinh viên của ta. Hàng năm Bộ Văn hoá của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Bình Nhưỡng./.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top