quan he, mo cua nen KT

1. Hãy nêu khái niệm, chủ thể và những hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế?

- KN: là tổng thể các mối quan hệ KTĐN của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới. (góc độ toàn thế giới)

* Quan hệ KTĐN: là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của 1 nền kinh tế với bên ngoài. (góc độ 1 nền kinh tế)

- Chủ thể:          + các quốc gia, vùng lãnh thổ, nền kinh tế (>200QG+VLT; phát triển, đang phát triển, kém phát triển)

                           + các tổ chức quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế (ASEAN, NAFTA, EU; APEC, ASEM; WB, IMF; FAO, UNDP, UNIDO, UNCTAD,... -> LHQ)

                           + các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, hãng, doanh nghiệp,... (đông nhất, ra đời, phát triển nhanh, có thể biến mất)

2. Trình bày bối cảnh phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế.

- Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt ở quy mô toàn thế giới nhưng những xung đột quốc tế vẫn còn gia tăng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của kinh tế thế giới.

- Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, với nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

- Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới.

- Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới.

- Loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau giải quyết: vấn đề môi trường, các căn bệnh thế kỷ, sự bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng, nghèo đói,...

3. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế, những biểu hiện và tác động của toàn cầu hoá kinh tế?

- KN: là hiện tượng/quá trình liên kết KTQT trên phạm vi toàn cầu

- Biểu hiện:              + Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các thỏa thuận thương mại tự do.

                                 + Sự gia tăng vai trò của các liên kết khu vực, liên khu vực

                                 + Các tổ chức kinh tế mang tính chất toàn cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng

- Tác động:               + Tích cực: mở ra nhiều cơ hội, mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội của từng nước.

                                 + Tiêu cực: phí tổn và nguy cơ đe dọa nền kinh tế các quốc gia (tài nguyên, phân hóa giàu nghèo,...)

4, * Mở cửa nền kinh tế là sự lựa chọn tất yếu của các nước trên thế giới hiện nay nến muốn tồn tại phát triển, không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước khác.

a) Cách mạng khoa học công nghệ phát triển thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Cách mạng KH-CN phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử đưa tới sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế, làm biến đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế của mỗi QG và đưa XH loài người bước sang một nền văn minh mới- nền văn minh thứ ba, đó là nền văn minh trí tuệ.

b) Trình độ phát triển của lực lượng sx ngày càng cao.

Dưới sự tác động của cách mạng KH-CN, trình độ của lực lượng sx ngày càng phát triển mà khả năng của một QG không thể đáp ứng nổi, do đó đòi hỏi chuyển các nguồn lực để cân bằng trên quy mô quốc tế thông qua hợp tác giữa các QG.

c) Xu thế nhất thể hóa nền kinh tế TG.

Là xu thế xâm nhập và phụ thuộc mạnh mẽ giữa nền kinh tế của các nước. Quá trình nhất thể hóa diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao và phạm vi ngày càng rộng, lan tỏa vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế TG: sx, thương mại, đầu tư tài chính, các hoạt động dịch vụ, thậ chí các lĩnh vực giáo dục, đào tạo,văn hóa và lối sống… vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WB,IMF…ngày càng gia tăng.

Bên cạnh quá trình quốc tế hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầu còn diễn ra quá trình quốc tế hóa trong phạm vi các khu vực.

Ở tầm vi mô sự “sáp nhập” công ty vẫn là đặc điểm kinh tế cơ bản ở những năm đầu của thế kỷ 21

d) Tỉ suất lợi nhuận giảm mạnh và chênh lệch ngày cành lớn giữa các nước khác nhau.

Tỉ suất lợi nhuận giảm mạnh do chi phí trong nước gia tăng (chi phí lao động,chi phí đầu tư cho KH-CN…) và chênh lệch ngày càng lớn giữa các nước khác nhau. Vì vậy, các nhà sx phải tìm đối sách hữu hiệu để tăng tỉ suất lợi nhuận thông qua việc tìm kiếm các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài (thị trường mở rộng, bán những công nghệ lạc hậu, hang hóa ứ động…)

e) Tính chất của phân công lao động quốc tế là chuyển từ chuyên môn hóa lien ngành sang chuyên môn hóa sx theo nội bộ ngành.

Chuyên môn hóa sx lien ngành là tập trung vào sx những sp trọn vẹn của một ngành nào đó rồi trao đổi sp giữa các ngành khác nhau.

Chuyên môn hóa sx thê nội bộ ngành là tập trung sx theo từng chi tiết sp, theo từng cụm chi tiết, theo từng quy trình công nghệ.

f) Những vấn đề mang tính toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt.

Những vấn để toàn cầu đang đặt ra với toàn thể nhân loại vô cùng cấp thiết nên đòi hỏi sự nổ lực tập trung của toàn cầu mới có thể giải quyết được ( khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, thảm họa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,…)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: