Quan điểm của HCM về những đắc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

Câu 3: Quan điểm của HCM về những đắc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam? Đặc điểm, nội dung xây dựng CNXH trong thời kì quá độ nên CNXH ở Việt Nam?

Giải:

a. Quan điểm của HCM về những đắc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam:

- HCM cho rằng đây là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân, vì dân, toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.

- CNXH là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên nền sản xuất tiên tiến, khoa học tiên tiến trên cơ sở sở hữu tư liệu sản xuất nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

- Đây là một xã hội có nền văn hoá, đạo đức phát triển cao, đời sống tinh thần phong phú. Văn hoá là một bộ phận của đời sống tinh thần từ ngàn đời nay.

- Đây là một xã hội công bằng, bình đẳng, thực hiện phân phối theo lao động, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột và có động lực phát triển sự nghiệp.

- HCM cho rằng: công cuộc xây dựng CNXH là sự nghiệp cảu toàn dân, do nhân dân tự xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b. Đặc điểm:

- Nước ta quá độ lên CNXH không phải trải qua cuộc đảo lộn chính trị nào, mà chuyển dần từ chế độ dân chủ nhân dân đi lên.

- HCM  cho rằng: nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu,kém phát triển, tiến thẳng lên CNXH. Nó là đặc điểm lớn nhất, cơ bản nhất chi phối tất cả các đặc điểm khác.

- Xây dựng CNXH trong điều kiện vừa có chiến tranh, vừa có hoà bình. Miền bắc đi lên CNXH và miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nước ta đi lên CNXH trong điều kiện thuận lợi là có sự giúp đỡ của cộng đồng các nước XHCN.

c. Nội dung:

- Về chính trị:

+ Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới.

+ Xây dựng nhà nước, củng cố và tăng cường sức mạnh cảu toàn bộ hệ thống chính trị.

+ Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo.

- Về kinh tế:

+ HCM cho rằng việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh là quan trọng nhất, là nền tảng để phát triển xã hội.

+ Phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ hợp lý với từng vùng, từng địa phương và trong cả nước.

+ Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế các thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.

+ HCM  đề cập đến vấn đề công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ, Người bước đầu đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất.

- Về văn hoá – xã hội:

+HCM nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, Người đặc biệt đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật trong xã hội XHCN.

+ HCM rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong đời sống xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hcm