QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1. Tuần hoàn của tư bản
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quỏ trỡnh sản xuất và quỏ trỡnh lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Tư bản cụng nghiệp trong quỏ trỡnh tuần hoàn đều vận động qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hỡnh thức và thực hiện ba chức năng:
a. Giai đoạn thứ nhất
Nhà tư bản dùng tiền để mua tư liêu sản xuất và sức lao động. Quá trỡnh lưu thông đó biểu thị theo sơ đồ sau
SLĐ (sức lao động)
T - H
TLSX (tư liệu sản xuất)
Chức năng giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ thành hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất và sức lao động để đưa vào sản xuất, gọi là tư bản sản xuất.
b. Giai đoạn thứ hai
Nhà tư bản tiêu dùng những hàng hoá đó mua, tức là tiến hành sản xuất. Trong quỏt trỡnh sản xuất, cụng nhõn hao phớ sức lao động, tạo ra giá trị mới, cũn nguyờn liệu được chế biến, mỏy múc hao mũn thỡ giỏ trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Quỏ trỡnh sản xuất kết thỳc, lao động của công nhân làm thuê đó tạo ra những hàng hoỏ mới mà giỏ trị của nú lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đó mua lỳc ban đầu, vỡ trong đó có giá trị thặng dư do công nhân tạo ra. Sự vận động của tư bản ở giai đoạn này biểu thị theo sơ đồ sau
TLSX
H ... SX ... - H'
SLĐ
Trong công thức này, H' chỉ tư bản dưới hỡnh thỏi hàng hoỏ mà giỏ trị của nú bằng giỏ trị của tư bản đó hao phớ để sản xuất ra nó cộng với giá trị thặng dư. Kết thúc của giai đoạn này, tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.
c. Giai đoạn thứ ba
Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hoá của nhà tư bản được chuyển hoá thành tiền. Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn thứ ba biểu thị theo sơ đồ H' - T'. Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của nhà tư bản đó được thực hiện, tư bản quay trở lại hỡnh thỏi ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước. Số tiền bán hàng hoá đó, nhà tư bản lại đem dùng vào việc mua bán tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất và toàn bộ quá trỡnh trờn được lặp lại.
Tổng hợp quỏ trỡnh vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có sơ đồ
SLĐ
T - H ... SX ... - H'- T'
TLSX
Trong sơ đồ này, với tư cách là một giá trị, tư bản đó trải qua một chuỗi biến hoỏ hỡnh thỏi cú quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hỡnh thỏi, thực hiện ba chức năng rồi trở về hỡnh thỏi ban đầu với giá trị không những được bảo tồn, mà cũn tăng lên. Tuần hoàn của tư bản chỉ cú thể tiến hành bỡnh thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Vỡ vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời, là sự vận động đứt quóng khụng ngừng. Phự hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản cú ba hỡnh thỏi của tư bản công nghiệp là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá. Để tái sản xuất diễn ra bỡnh thường, tư bản xó hội cũng như từng tư bản cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hỡnh thỏi. Tỏi sản xuất của mọi doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa trong cũng một lúc đều gồm có tư bản tiền tệ chi ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động; tư bản sản xuất dưới hỡnh thỏi tư liệu sản xuất và sức lao động đang hoạt động; tư bản hàng hoá sắp đem ra bán. Đồng thời, trong lúc một bộ phận của tư bản là tư bản tiền tệ đang biến thành tư bản sản xuất, thỡ một bộ phận khỏc là tư bản sản xuất đang biến thành tư bản hàng hoá và bộ phận thứ ba là tư bản hàng hoá đang biến thành tư bản tiền tệ. Mỗi bộ phận ấy đều lần lượt mang lấy và trỳt bỏ một trong ba hỡnh thỏi đó.
Ba hỡnh thỏi của tư bản không phải là ba loại tư bản khỏc nhau mà là ba hỡnh thỏi của một tư bản cụng nghiệp biểu hiện trong quỏ trỡnh vận động của nó. Song cũng trong quá trỡnh vận động ấy đó chứa đựng khả năng tách rời của ba hỡnh thỏi tư bản, Trong quỏ trỡnh phỏt triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đó làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hỡnh thành cỏc tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng v.v chia nhau giá trị thặng dư.
2. Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xột nú là một quỏ trỡnh định kỡ đổi mới, và sự lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt.
a. Thời gian chu chuyển của tư bản
Thời gian tư bản thực hiện được một vũng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản. Thời gian đó của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các yếu tố a) Tính chất của ngành sản xuất, chẳng hạn ngành đóng tàu có thời gian sản xuất dài hơn ngành dệt vải, và bản thõn trong ngành dệt thỡ dệt trơn có thời gian sản xuất ngắn hơn dệt trang trí hoa văn v.v. b) Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm, chẳng hạn xây dựng một xí nghiệp mất thời gian hơn xây dựng một ngôi nhà ở thông thường. c) Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trỡnh tự nhiờn dài hay ngắn. d) Năng suất lao động. đ) Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu v.v
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó, không sản xuất ra hàng hoá, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá. Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau đây quy định thị trường xa hay gần, tỡnh hỡnh thị trường xấu hay tốt, trỡnh độ phát triển của ngành giao thông vận tải v.v. Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thỡ càng tạo ra điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
b. Tốc độ chu chuyển của tư bản
Các tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thỡ số lần chu chuyển trong một đơn vị thời gian (một năm) không giống nhau; nói cách khác, tốc độ chu chuyển của chúng khác nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng số lần (vũng) chu chuyển của tư bản trong một năm.
Công thức tính tốc độ chu chuyển của tư bản là n = ; Trong đó, n là số lần chu chuyển của tư bản trong một năm, TGn là thời gian trong năm, TGa là thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định. Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
Lực lượng sản xuất phát triển, kĩ thuật tiến bộ, những tiến bộ về mặt tổ chức sản xuất, việc áp dụng những thành tựu của hoá học, sinh học hiện đại vào sản xuất, phương tiện vận tải và bưu điện phát triển, tổ chức mậu dịch được cải tiến v.v cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản.
3. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển một cách giống nhau. Sở dĩ như vậy là vỡ mỗi bộ phận tư bản dịch chuyển giá trị của nó vào sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành hai bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v) tham gia toàn bộ vào quỏ trỡnh sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mũn của nú trong quỏ trỡnh sản xuất. Tư bản cố định được sử dụng lõu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nú bị hao mũn dần trong quỏ trỡnh sản xuất.
Cú hai loại hao mũn là hao mũn hữu hỡnh và hao mũn vụ hỡnh. Hao mũn hữu hỡnh là hao mũn về vật chất, hao mũn về giỏ trị sử dụng. Hao mũn hữ hỡnh do quỏ trỡnh sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mũn đi cho tới chỗ hỏng và phải được thay thế. Hao mũn vụ hỡnh là sự hao mũn thuần tuý về mặt giỏ trị. Hao mũn vụ hỡnh xảy ra ngay cả khi mỏy múc cũn tốt nhưng bị mất giỏ vỡ xuất hiện nhiều máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn, hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mũn vụ hỡnh, cỏc nhà tư bản tỡm cỏch kộo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc v.v nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên nhằm tránh được thiệt hại hao mũn hữu hỡnh do tự nhiờn phỏ huỷ và hao mũn vụ hỡnh gõy ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh chóng.
Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ v.v) và tư bản khả biến (sức lao động), được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỡ sản xuất và giỏ trị của nú được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quỏ trỡnh sản xuất.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỉ suất giá trị thặng dư trong năm tăng lên. Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trũ của từng bộ phận tư bản trong quỏ trỡnh sản xuất ra giỏ trị thặng dư. Ở đây việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển dịch giỏ trị của chỳng vào sản phảm trong quỏ trỡnh sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản.
Phân chia tư bản theo hỡnh thức của sự chu chuyển
Tư bản cố định Tư bản lưu động
c1 c2 V
Tư bản bất biến Tư bản khả biến
Trong đó, c1 là giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v, c2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, v là giá trị sức lao động.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động không phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại cú ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế. Nú là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động có hiệu quả hơn. Đặc biệt, với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, sự đổi mới của thiết bị công nghệ diễn ra nhanh chóng, thỡ việc giảm tối đa hao mũn tài sản cố định, nhất là hao mũn vụ hỡnh là đũi hỏi bức xỳc đối với khoa học và nghệ thuật quản lý kinh tế
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top