Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
------O0O-----
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Nhóm 9 – QH2009.E15
Trần Thị Ngọc Anh
Nguyễn Diệu Linh
Nguyễn Thị Thùy Linh
Phan Thị Tuyết Mai
Nguyễn Ngọc Nam
Vũ Thị Thanh Thủy
Nguyễn Thị Hải Yến
Hà Nội, 25/4/2012
BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
2
ACFTA
ASEAN-China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc
3
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
4
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
5
ASEM
Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
6
BIT
Bilateral Investment Treaty
Hiệp định đầu t
ư
song phương
7
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại song phương
8
CEPT
Common Effective Preferential Tariff Scheme
Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
9
EDCF
Economic Development Cooperation Fund
Quỹ hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại
10
EU
European Union
Liên minh châu Âu
11
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
13
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
14
GSP
Generalized System of Preferences
Chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập
15
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
16
MFN
Most Favoured Nation
Quy chế tối huệ quốc
17
NTR
Normal Trade Relations
Quy chế thương mại bình thường
18
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
19
PNTR
Permanent Normal Trade Relations
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
20
SDR
Special Drawing Right
Quyền rút vốn đặc biệt
21
TIFA
Trade and Investment Framework Agreement
Hiệp định khung về thương mại và đầu tư
22
TPP
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
23
VJEPA
Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật
24
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
25
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
PHẦN 1: TƯ TƯỞNG VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP
1.1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế….…………………….5
1.2 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế qua các kỳ đại hội……....6 PHẦN 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2.1 Quá trình hội nhập đơn phương…………………………………………...11 2.2 Quá trình hội nhập song phương…………………………………………..18 2.3 Quá trình hội nhập đa phương……………………………………………..26 PHẦN 3: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 3.1 Kinh tế……………………………………………………………………..38 3.1.1 Tăng trưởng kinh tế………………………………………………..38 3.1.2 Xuất nhập khẩu…………………………………………………….40 3.1.3 Đầu tư……………………………………………………………...42 3.2 Xã hội……………………………………………………………………..44 3.2.1 Lao động và việc làm………………………………………………44 3.2.2 Xóa đói giảm nghèo……………………………………………… .46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: TƯ TƯỞNG VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế Quan điểm mở cửa, hội nhập quốc tế đã sớm hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giúp đỡ quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong một lần trả lời ông Walter Briggs - phóng viên các báo New Republic, Christian Science Monitor và Chicago Tribune (Mỹ), tháng 3-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”. Cũng trong tháng này, khi trả lời nhà báo Standley Harrison - phóng viên báo Telepress (Mỹ), Người đã nói: “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà”. Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đến các nước thành viên của Liên Hợp Quốc văn kiện “Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc” viết bằng tiếng Pháp (12-1946), trong đó có những nội dung có tính nguyên tắc dưới đây: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: - Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. - Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. - Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc” Chính sách mở rộng cửa hữu nghị để hợp tác với các nước trên tinh thần tin cậy lẫn nhau và hai bên cùng có lợi đã được Người đề ra cách đây trên 50 năm và kiên trì thực hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của Người. Theo Người, chính sách đối ngoại là cơ sở chính trị để từ đó, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại. Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ nhằm mục đích nhận sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà còn để thông qua sự giúp đỡ đó, có điều kiện phát huy những tiềm năng của Việt Nam. Đó là quan điểm thu hút ngoại lực để phát huy nội lực của Người, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. 1.2 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội Đại hội Đảng VI (từ ngày 15 đến 18-12-1986) Từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976 đã khẳng định tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế đất nước, trước hết là đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước. Đồng thời Đảng đã xác định phải mở rộng hợp tác quốc tế để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nghị quyết Đại hội 6 chỉ rõ: "Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là mở mang quan hệ phân công, hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi". Đại hội 6 của Đảng cũng xem đây là tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Đại hội Đảng VII (từ ngày 24 đến 27-6-1991) Trên cơ sở nhận thức sâu sắc hơn xu thế tất yếu của thời đại và bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế nói chung, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nói riêng, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (1991-2000). Trong đó, đã chỉ rõ những đường hướng chủ yếu của đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, để giữ vững thành quả cách mạng và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng chủ trương đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Nghị quyết của Đại hội 7 (tháng 6-1991) đã khẳng định “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII cũng đã đưa ra định hướng “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới”. Như vậy, nếu như ở Đại hội 6, ta mới bắt đầu Chủ trương “đẩy lùi chính sách bao vây kinh tế và tiến tới mở rộng quan hệ quốc tế” nhưng chưa dám mạnh dạn đề cập tới những khái niệm “gắn thị truờng trong nước và thị truờng thế giới” hay “đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” thì đến Đại hội 7 quan điểm đó, xu hướng đó đã trở nên rõ ràng hơn mặc dù ngôn ngữ thể hiện còn khá dè dặt. Đại hội Đảng VIII (từ ngày 28-6 đến 1-7-1996) Trên cơ sở hoàn chỉnh và cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của Đại hội 7, Nghị quyết của Đại hội 8 (tháng 6-1996) đã đề ra Chủ trương “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị truờng quốc tế”; “trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh xuất khẩu”; “điều chỉnh cơ cấu thị truờng để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với buớc đi thích hợp”; “tiến hành khẩn trương vững chắc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Có thể nói chỉ tới Đại hội 8 Chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta mới được thể hiện rõ ràng và chi tiết đến như vậy. Điều này cho thấy sự thay đổi chiến lược và nhất quán trong chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội đối với đất nước. Nó cũng cho thấy Đảng ta nhìn nhận đúng đắn vai trò của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển toàn diện và chiến lược tương lai của cả một dân tộc. Lần đầu tiên các thuật ngữ như “hội nhập quốc tế”, “tích cực và chủ động thâm nhập” hoặc “chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới” hay “gia nhập các tổ chức APEC, WTO” được thể hiện mạnh mẽ, tạo ra một “kim chỉ nam” cho toàn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ này. Đại hội Đảng IX (từ ngày 19-4 đến 22-4-2001) Chủ trương về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tại Đại hội 8 đã được Đại hội 9 phát triển và nâng cao lên một tầm mới với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”; “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi truờng”. Điều đáng lưu ý ở đây là chủ trương chủ động hội nhập tại Đại hội 8 đã được phát triển thành “chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương đã ký kết và chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập WTO” (Hội nghị Trung ương Khoá IX). Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết đã kế thừa, cụ thể hoá và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ truớc tới nay, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đại hội Đảng X (từ ngày 18-4 đến 25-4-2006) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã dự báo tình hình thế giới và trong nước, với những thời cơ, thuận lợi cho sự phát triển đan xen với những tình huống khó lường của diễn biến tình hình thế giới. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra các quan điểm, nhiệm vụ để “Mở rộng quan hệ đối ngoại tích cực và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Báo cáo Chính trị của Đại hội 10, khi trình bày con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đã bổ sung thêm phương hướng “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. So với đường lối đối ngoại của Đại hội 11, Đảng nhấn mạnh yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ với tinh thần “chủ động” mà còn phải “tích cực”. Quan điểm chỉ đạo hoạt động đối ngoại là “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Quan điểm nêu trên tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng đưa quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần chủ động và tích cực. Đại hội Đảng XI (từ ngày 12 đến 19-1-2011) Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm đổi mới, tư tưởng về hội nhập kinh tế quốc tế của Đại hội 11 (1-2010) có những bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới. Các văn kiện của Đại hội khẳng định: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới trong hội nhập quốc tế của Đại hội 11 ở chỗ Việt Nam không chỉ “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” mà còn là “thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Bên cạnh đó, về hội nhập quốc tế, Đại hội 11 chuyển từ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” được thông qua tại Đại hội 10 thành “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Với chủ trương này, hội nhập quốc tế không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, quốc phòng, an ninh và văn hóa-xã hội. PHẦN 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2.1 Quá trình hội nhập đơn phương Quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới bắt đầu với công cuộc "Đổi mới" vào cuối thập kỷ 80 và vẫn tiếp tục tới nay. Tại thời điểm đó, Việt Nam còn là một nền kinh tế đóng. Công cuộc "Đổi mới" thể hiện nỗ lực đơn phương của Việt Nam sau sự sụp đổ của Liên bang Nga và sự đổ vỡ các hiệp định trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế, những cú sốc từ bên ngoài này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam tiến hành các cuộc cải cách trong nước, làm thay đổi hệ thống thương mại và đầu tư. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đơn phương của Việt Nam được thể hiện qua hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập. Trong quá trình hội nhập , Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc hội nhập. Trước hết phải kể đến Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 - văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam, một kênh quan trọng cho quá trình hội nhập quốc tế và là động lực quan trọng khơi dậy các nguồn lực trong nước, phát huy có hiệu quả các nguồn lực, làm cho bộ mặt đất nước ngày càng đổi mới và phát triển. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Luật đầu tư nước ngoài đã góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo hộ lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh . Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã chính thức khẳng định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Phá sản, Luật Môi trường, Luật Lao động và hàng trăm văn bản pháp lệnh, nghị định của Chính phủ đã được ban hành. Để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10-2-1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Đây là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên ngành liên quan đến hoạt động của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại trong nước để thích ứng với các định chế của các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. Một bước chuyển đáng ghi nhận nữa là Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành cuối năm 2000 đã cải thiện môi trường đầu tư cho các xí nghiệp nhỏ và vừa trong nước, tạo đà cho khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực mới cho sự phát triển của VN. Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, 160 loại giấy phép không phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp đã được bãi bỏ, tạo nên bước đột phá về cải cách hành chính, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân định rõ quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động quản lý nhà nước. Luật Doanh nghiệp được sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Bộ luật này thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó có Luật Đầu tư (chung) và Luật Doanh nghiệp (thống nhất). Từ ngày 01-7-2006, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tạo ra sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 19-11-2005, có hiệu lực từ ngày 01-07-2006 và đến năm 2009 được bổ sung sửa đổi nhằm tạo ra sự phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam với cơ chế pháp luật rõ ràng, mang tính quốc tế. Đồng thời, lợi ích quốc gia được bảo vệ trong quá trình hội nhập, tạo ra sự bình đẳng về lợi ích giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước ngoài trong môi trường có tính cạnh tranh cao . Đây là một bước tiến trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, với việc thông qua một đạo luật thống nhất về sở hữu trí tuệ, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã xích lại gần hơn với thế giới. Thứ hai, Việt Nam đã thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách, hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Trong công cuộc đổi mới chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiến hành các cuộc cải cách quan trọng nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế từng bước từ song phương, tiểu khu vực, khu vực, đến liên khu vực và toàn cầu. Năm 1979, Hội nghị TW(khoá IV) Nghị quyết về lưu thông - phân phối, mở đường cho việc áp dụng cơ chế “kế hoạch 3 phần”1 trong các DNNN, cho phép DNNN vươn ra thị trường tự do với phần vượt ra ngoài kế hoạch pháp lệnh. Năm 1981, Việt Nam bắt đầu thực hiện khoán 100 trong nông nghiệp2. Hộ nông dân nhận khoán sản phẩm theo khâu công việc và được quyền bán sản phẩm vượt khoán trên thị trường tự do. Đây là hai điểm đột phá thị trường đầu tiên ở lĩnh vực kinh tế chủ chốt tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp, tập thể và người lao động. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với ba trụ cột: chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đại hội 7 của Đảng đã xác định đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan. Đổi mới để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới. Xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta đang hòa nhập so với nền kinh tế thị trường thế giới, giao lưu về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế gần gũi hơn với kinh tế thị trường thế giới. Tương quan giá cả của các loại hàng hóa trong nước gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hóa quốc tế. Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường thúc sản xuất và cạnh tranh ___________________________________________________ 1 Kế hoạch ba phần trong các doanh nghiệp bao gồm: phần nhà nước giao, phần doanh nghiệp tự làm và phần sản xuất phụ 2 Chỉ thị số 100 về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hàng hóa không chỉ trong nước và còn vượt cả ranh giới trong nước cạnh tranh với nước ngoài về các sản phẩm như hàng tiêu dùng, thủy sản…làm tăng kim ngạch xuất khẩu tích lũy vốn để mở rộng và tái sản xuất. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới: đó là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hòa nhập với quốc tế. Quá trình chuyển đổi kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường đồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinh tế mở, nhằm hòa nhập thị trường trong nước với thị trường thế giới. Chính sự giao lưu hàng hóa đã làm cho quan hệ kinh tế được mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn 1984-1986 nhà nước đã giảm dần số mặt hàng cung cấp định lượng thu hẹp dần chế độ hai giá, thay vào đó là xác lập chế độ một giá do thị trường định đoạt đối với đại bộ phận hàng hóa và dịch vụ. Từng bước áp dụng chế độ lãi suất và tỷ giá sát với giá thị trường, mở cửa cho xuất khẩu các loại nông sản đặc biệt là gạo tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phi nhà nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp, đồng thời thừa nhận bình đẳng, giảm độc quyền và đặc quyền trong kinh doanh. Xóa bỏ ngăn sông cấm chợ cho phép tự do giao lưu hàng hóa, thống nhất thị trường cả nước. Vào tháng 6-1985, theo Nghị quyết Trung ương 8, khóa V, Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách kinh tế bắt đầu với tổng điều chỉnh giá-lương-tiền nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp, chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Từ 1988-1990 nhà nước đã tiến hành đổi mới một cách có hệ thống, tương đối đồng bộ và triệt để trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế như khoán 10 trong nông nghiệp, thiết lập hệ thống ngân hàng hai cấp, xóa bỏ chế độ hai giá, áp dụng giá thị trường và thống nhất hệ thống tỷ giá. Năm 1992, thông qua hiến pháp mới, Việt Nam chính thức thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bắt đầu thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và triển khai mô hình này trên diện rộng từ năm 1996 tạo môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Cùng với sự vận động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội 7,8,9 và 10. Tại Đại hội 10 (năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước. Tóm lại, cùng với việc xây dựng luật, hình thành các chính sách và thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cuộc cải cách đổi mới đã giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế trong nỗ lực hội nhập từng bước với nền kinh tế quốc tế. 2.2. Quá trình hội nhập song phương Quá trình thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực trong những năm qua cho thấy, nước ta đã góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Cho đến nay ,Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 179 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới hình thức song phương được thể hiện đậm nét qua quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam-Hoa Kỳ v Các mốc quan trọng trong quan hệ thương mại và đầu tư Năm 2001, Hoa Kỳ và Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại Song Phương (BTA). Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy ch ế Quan hệ Thương mại Bình Thường (NTR), làm giảm mức thu ế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam từ khoảng 40% xuống còn 4%. Năm 2003, Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định Song phương v ề Vận tải Hàng không đầu tiên bao gồm cả vận chuyển hàng hóa và hành khách. Năm 2006, Hoa Kỳ trao Quy ch ế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Năm 2007, cam k ế t của hai Chính phủ coi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) là bước đệm cho việc Việt Nam ra nhập tổ chức Thương mại Th ế giới (WTO) được hiện thực hoá. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định khung v ề Thương mại và Đầu tư (TIFA). Năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đàm phán Hiệp định Bầu trời mở dành cho vận chuyển hàng hóa Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu đối thoại v ề Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT). Năm 2010, cùng với sáu đối tác khác, Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - n ề n tảng ti ề m năng cho việc hội nhập kinh t ế giữa các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thúc đẩy các lợi ích kinh t ế của Hoa Kỳ và Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ chủ yếu dựa trên cơ sở Hiệp định thương mai song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (2000), viết tắt là BTA. Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu từ tháng 9-1996, trải qua 11 phiên, cuối cùng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13-7-2000 theo giờ Hoa Kỳ (ngày 14-7 theo giờ Việt Nam), và có hiệu lực từ ngày 10-12-2001. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là hiệp định vừa mang tính tổng thế, lại vừa chi tiết, không chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà còn bao hàm cả thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ v.v... Đây là BTA đầu tiên chúng ta đàm phán theo các tiêu chuẩn của WTO. Trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ ký kết, thương mại hai chiều đã tăng hơn 10 lần, từ 1,5 tỷ USD lên hơn 20 tỷ USD, tính đến ngày 10-12-2011. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm đạt 11,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2010 và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21,5%. Ngoài lợi ích về thương mại và đầu tư, hiệp định còn được đánh giá là "bàn đạp" cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007. Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) T ừ sau khi Việt Nam và EU chính thức thi ế t lập quan hệ ngoại giao vào tháng 2-1990, Việt Nam - EU đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới. v Các mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam – EU Ngày 15-12-1992, Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-1993 . Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU đã tạo cho Việt Nam nhi ề u khả năng xuất khẩu sang EU hơn. Ngày 17-7-1995, hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU đã được kí chính thức ở Brucxen, Bỉ. Khi tham gia kí k ế t hiệp định này, Việt Nam được hưởng một số ưu đãi: Hiệp định cho Việt Nam hưởng quy ch ế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là quy ch ế ưu đãi thu ế quan phổ cập (GSP) thường được dành cho các nước đang phát triển. Đi ề u này có ý nghĩa thực t ế lớn, vì trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, Việt Nam vẫn được hưởng các quy ch ế ưu đãi này. Tháng 10-2010, Việt Nam chính thức ký tắt Hiệp định khung về hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) tại Brussels, Bỉ. Hiệp định này đã thực sự thể hiện bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm. PCA khẳng định các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hai bên, xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, hợp tác chuyên ngành. Hiệp định khung về hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU ( PCA) đã trở thành tiền đề đi đến Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà hai bên đang tiến hành đàm phán. Đây sẽ là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm. Các vòng đàm phán sẽ bao gồm các nội dung rộng lớn như xóa bỏ các thuế nhập khẩu, thương mại dịch vụ, hàng rào phi thuế quan thương mại (như các hàng rào kỹ thuật hoặc các quy định về thực phẩm) và các quy tắc thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ và cạnh tranh. Việc đàm phán và thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sẽ giúp thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-EU cũng như tăng cường quan hệ khu vực-khu vực ASEAN và EU, kể cả hướng tới việc xây dựng một Hiệp định thương mại tự do giữa hai khu vực trong tương lai. Việt Nam - Nhật Bản Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào 1973, hai nước đã ký kết với nhau nhiều hiệp định về kinh tế quan trọng như các Hiệp định vay ODA hàng năm (1992), Hiệp định Hàng không (5-1994), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9-1995), Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10-1998), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12-2004), Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8-2006) và đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật (VJEPA) (25-12-2008). v Các mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Ngày 7-4-2003, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu được thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam. Ngày 14 - 11 - 2003, Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật được ký kết, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ngày 25 - 12 - 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật (VJEPA) . Hiệp định có hiệu lực từ ngày 0 1- 10 - 2009. Đây là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với việc Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam thì cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. 1 ________________________________________________________________ 1 http://www.mutrap.org.vn/Lists/Posts/Post.aspx?List=5276b79d-4e3a-4c5b-a2ad-c903807cc7ea&ID=155 Hình 2.1 Lộ trình giảm thuế thủy sản của Nhật Bản theo VJEPA Nguồn: Dự án EU - Việt Nam MUTRAP II Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ trong hơn 30 năm qua. K im ngạch thương mại hai chiều đạt gần 16,8 tỷ USD năm 2010, tăng khoảng 4 lần so với năm 2000. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng. Tính đến hết tháng 8-2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn là nước cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam và luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với các nước xuất khẩu khác vào thị trường Nhật Bản thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Bảng 2.1 : Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ODA (tỷ Yên) 100,9 103,9 123,2 83,2 202 86,5 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Việt Nam - Trung Quốc Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay , hai nước đã ký 49 hiệp định và 25 các văn kiện khác ở cấp nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Các hiệp định về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế trong đó có Hiệp định thương mại (1991), Hiệp định Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (12-1992), Hiệp định về việc thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại (4-1994). Đặc biệt quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng được đẩy mạnh từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được bắt đầu thực hiện với Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được ký vào tháng 11 năm 2002. Theo ACFTA, từ ngày 1 - 1 - 2010, khoảng 90% các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm và bắt đầu giảm thuế nhập khẩu từ năm 2015. Như vậy, từ nay tới năm 2013 sẽ là thời cơ cho xuất khẩu của Việt Nam, khi hàng xuất khẩu của ta không phải chịu hàng rào thuế quan trong khi vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định cho thị trường trong nước. Từ năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều bình quân trên 25%/năm. Năm 2010, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt trên 27 tỷ đô la, tăng trên 700 lần so với kim ngạch năm 1991. Tuy nhiên, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Trung Quốc với m ức nhập siêu của Việt Nam khá lớn (trên 12,7 tỷ đô la) . Từng bước cân bằng cán cân thương mại là mục tiêu mà hai bên đang hướng tới. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt. Tính đến tháng 7 - 2011, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) có 805 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 4,1 tỷ USD, đứng thứ 14 trên tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 10 dự án đầu tư sang Trung Quốc, nhưng với tổng vốn đăng ký chỉ 13 triệu USD. Những con số này cho thấy, đầu tư hai chiều Việt - Trung còn thấp so với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của cả hai bên. Việt Nam - Hàn Quốc: Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật (02 - 1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư-sửa đổi (9 - 2003), Hiệp định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5 - 1993), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (5 - 1994) ,... Đặc biệt quan hệ đó tiếp tục được tăng cường và củng cố từ sau khi Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc được kí kết vào năm 2005 và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực như Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) (8 - 2006), Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) (11 - 2007) và Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hàn Quốc (AK-AI) (6 - 2009), tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) .Theo đó, đối với Việt Nam, ít nhất 50% các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường sẽ có thuế suất từ 0-5% trước ngày 1 tháng 1 năm 2013. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đưa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và đạt mức tự do hóa hoàn toàn vào năm 2017. Trong nhiều năm qua Hàn Quốc là bốn trong mười đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc từ 2001 - 2010 đạt trên 23%. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 12,85 tỷ đô la, tăng 42,2% so với năm 2009. Tuy vây , trong năm 2010, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lên đến gần 6,7 tỷ đô la, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu là 216%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung. Mặc dù vậy, nhập siêu từ Hàn Quốc được đánh giá là tương đối tích cực vì cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên nhiên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu (chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc. V ề đ ầu tư, Hàn Quốc luôn nằm trong tốp 3 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Năm 2011, Hàn Quốc đã cam kết tài trợ 411, 8 triệu USD cho Việt Nam, tăng 39% so với năm 2010. Đầu tháng 8 năm 2008, Hàn Quốc đã ký với Việt Nam Thoả thuận khung về việc cung cấp 1 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) cho Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 20111. Với cam kết này, Hàn Quốc trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 tại Việt Nam. 2.3. Quá trình hội nhập đa phương 2.3.1. Hợp tác toàn cầu Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11-01-2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. _____________________________________ 1 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2012/15087/Dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-cua-Han-Quoc-vao-Viet-Nam.aspx Bên cạnh đó Việt Nam cũng có mối quan hệ tích cực với các tổ chức quốc tế quan trọng khác, tiêu biểu là: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Tháng 1-1995 , Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác WTO xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập . Tháng 8-1996 , Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. Cũng trong năm này Việt Nam bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA), đây là hiệp định bắt buộc nhằm tạo nền tảng cho Việt Nam gia nhập WTO. Từ 1998 đến 2000 , Việt Nam tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác WTO về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. Trong giai đoạn này, vào tháng 7-2000, Việt Nam ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ. Tháng 4-2002 , Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ và đã bắt đầu tiến hành đàm phán song phương. Từ 2002 đến 2006 : Việt Nam tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng là vào tháng 10-2004 5-2006 Ngày 26-10-2006 , sau khi kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác WTO chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. Ngày 7-11-2006 , WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Gê-nê-va để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như: nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO, v.v. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013. Việt Nam – Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) Chính quyền Sài Gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10-1993, quan hệ giữa Việt Nam và IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô. Tháng 10-1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD. Từ tháng 4-2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. Hai bên vẫn thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao. Bên cạnh đó, IMF vẫn rất tích cực tiến hành các hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Hàng năm, IMF cử các đoàn công tác định kỳ vào Việt Nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các tư vấn chính sách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, v.v IMF cũng cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, xác định mục tiêu lạm phát, tính toán lạm phát cơ bản, v.v. Trong IMF, cổ phần của Việt Nam bằng 329,1 triệu SDR , chiếm 0,155% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,16% tổng số quyền bỏ phiếu. Năm 2009, IMF đã tiến hành hai đợt phân bổ SDR tổng thể và đặc biệt vào các tháng 8 và 9 nhằm giúp các nước hội viên tăng dự trữ ngoại hối, chống đỡ trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Qua hai đợt phân bổ này, Việt Nam được phân bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDR, trong đó, phân bổ thông thường gần 244 triệu SDR và phân bổ đặc biệt hơn 23 triệu SDR Việt Nam – Ngân hàng Thế giới (WB) Ngày 18-8-1956, Chính quyền Sài Gòn gia nhập WB. Ngày 2-9-1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng. Tháng 1-1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt nam do Việt nam mắc nợ quá hạn. Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức được nối lại. Nhóm Ngân hàng Thế giới có 5 tổ chức thành viên, bao gồm: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), Hội Hỗ trợ Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA). Tại IBRD, Việt Nam có 968 cổ phần với số phiếu bầu là 128, chiếm 0, 07%. Ở IDA, Việt Nam có tổng số phiếu bầu là 61168, chiếm 0, 3%. Trong IFC, Việt Nam có 446 cổ phần với tổng số phiếu bầu bằng 696, chiếm 0, 03%. Trong MIGA, Việt Nam có 388 cổ phần với tổng số phiếu bầu là 629. Do cổ phần tham gia của Việt Nam không lớn nên tỷ lệ phần trăm số phiếu bầu của Việt Nam tại các tổ chức thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới còn khiêm tốn. Tuy nhiên, Nhóm Ngân hàng Thế giới, nhất là WB vẫn dành nhiều ưu tiên cho Việt Nam trong việc tiếp nhận vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật. Hoạt động hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bao quát phạm vi rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là: (i) Hỗ trợ cải cách chính sách, thể chế và tăng cường năng lực quản trị quốc gia, và hội nhập quốc tế trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường; (ii) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iii) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo; (iv) Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và tư vấn chính sách; (v) Phối hợp hoạt động viện trợ cho Việt Nam; và (vi) Cải thiện tình hình thực hiện các chương trình và dự án viện trợ. Tính đến tháng 9 năm 2011, WB đã cung cấp cho Việt Nam 13,8 tỷ USD để thực hiện 117 chương trình và dự án. Tổng số vốn đã ký kết và giải ngân cho 93 chương trình và dự án vốn vay từ năm 1978 tính đến đến tháng 2-2010 theo các ngành và lĩnh vực do WB tài trợ. Bảng 2.2: Số dự án, vốn vay đã ký kết từ năm 1994 đến 31-12-2009 và số vốn đã giải ngân tính đến tháng 2-2010 theo các ngành và lĩnh vực do WB tài trợ Đơn vị: Triệu USD Ngành Số dự án Số vốn ký kết Số vốn giải ngân Tỷ trọng giải ngân/ký kết Giao thông vận tải 12 1462,70 825,12 56,4% Năng lượng 11 1966,00 1170,42 59,5% Thủy lợi 4 419,66 327,06 77,9% Công nghệ thông tin 1 87,87 7,64 8,7% Đô thị, cấp thoát nước 15 1424,62 481,93 33,8% Nông nghiệp 15 1343,05 1107,08 82,4% Phát triển nông thôn 8 365,90 231,68 63,3% Y tế 8 600,48 427,53 71,2% Giáo dục và Đào tạo 6 399,82 160,67 40,2% Khác 13 2325,00 2033,00 87,4% Tổng 93 10395,10 6772,13 65,1% (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.3.2 Hợp tác khu vực Cùng với mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)… , t iến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam gia nhập ASEAN v Tiến trình gia nhập ASEAN Ngày 25-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Ngày 15-12-1995, Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kí nghị định thư tham gia hiệp định CEPT để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Ngày 1-1-1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện hiệp định CEPT Ngày 1-1-2006, Việt Nam kết thúc thực hiện hiệp định CEPT. v Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và các nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1-1-1996 và hoàn thành vào 1-1-2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm. Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm: · Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm: danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). · Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1-1-1996 và kết thúc với thuế suất 0-5% vào 1-1-2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 1-1-2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1-1-2003. · Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong vòng 5 năm, từ 1-1-1999 đến 1-1-2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%. · Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1-1-2004 và kết thúc vào 1-1-2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường vào năm 2010: 0-5%. · Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó. Nguyên tắc xây dựng phương án tham gia của Việt Nam: · Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách · Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước · Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước · Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút FDI v Kết quả đạt được sau khi gia nhập ASEAN Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ). Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam gia nhập APEC Ngày 15-06-1996, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập APEC . Tiếp đó Việt Nam đã xây dựng và gửi bản ghi nhớ về chế độ kinh tế Việt Nam (Aide – Memorie) cho ban thư ký APEC để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước APEC trong quá trình nghiên cứu và xét duyệt việc gia nhập của Việt Nam, đồng thời cũng tiến hành chuẩn bị những yếu tố cần thiết để có thể tham gia đầy đủ vào các chương trình hợp tác của APEC sau khi là thành viên. Ngày 24 và 25-11-1997, tại hội nghị thượng đỉnh và hội nghị cấp Bộ trưởng tại Van-cu-vơ (Canada), APEC đã tuyên bố chấp nhận kết nạp Việt Nam, Pê ru và Nga vào tháng 11 năm 1998. Ngày 14 và 15-11-1998 , với sự nỗ lực phấn đấu của Việt Nam và sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực, tại hội nghị ngoại trưởng APEC tại Kua-la-lum-pua, Ma-lay-si- a, Việt Nam được kết nạp vào làm thành viên chính thức của APEC. Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn lớn nhất trong tất cả các nước và các tổ chức trên thế giới . Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... iệt Nam đã tích cực chủ động tham gia các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư vào quá trình tự do hoá thương mại của APEC. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 năm 2006 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố...Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC. Việt Nam gia nhập ASEM Kể từ khi thành lập tháng 3-1996 tới nay, ASEM đã và đang nỗ lực tập trung xây dựng khuôn khổ hợp tác Á-Âu, trong đó định rõ mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hợp tác của hai châu lục. Tuy các văn kiện pháp lý điều tiết hợp tác Á-Âu chưa được thông qua nhưng nhìn chung mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hợp tác của ASEM cũng có nhiều nét tương đồng như mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hoạt động của ASEAN, APEC. ASEM cũng cam kết tuân thủ các nguyên tắc chung của tổ chức thương mại thế giới WTO, cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các kết quả của các vòng đàm phán WTO. Cho đến nay nội dung của ASEM tập trung vào 3 lĩnh vực lớn: • Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) • Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) • Hợp tác giữa các doanh nghiệp Á - Âu thông qua Diễn đàn doanh nghiệp Á -Âu (AEBF). Các văn kiện khung nói trên của ASEM đã được chính thức thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Á -Âu lần thứ III tổ chức ở Seoul tháng 10-2000. Nói chung, mọi công việc mới chỉ ở bước đầu. Mới đây, ASEM cũng đưa ra một kế hoạch hợp tác dài hạn với tên gọi là Viễn cảnh Hợp tác Á-Âu. Nội dung chính của Viễn cảnh này dự kiến bao gồm: • Từng bước mở cửa thị trường để tiến tới thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ trong ASEM vào năm 2025. • Xây dựng Châu Á và Châu Âu thành một khu vực hoà bình, thịnh vượng và cùng nhau phát triển, loại bỏ các hàng rào cản trở việc tăng cường trao đổi công nghệ mới, phát triển di sản văn hoá và sự nghiệp giáo dục. ASEM sẽ có những hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay. Hiện nay, APEC là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”. PHẦN 3: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 3.1 Kinh tế 3.1.1 Tăng trưởng kinh tế Nhìn tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. T ốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 5 năm từ 2007 đến 2011 đạt mức cao hơn với xu hướng khá ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 ước tăng 5,89%. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong 2 năm 2008 và 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên cơ cấu GDP theo ngành có sự chuyển dịch chậm hơn, nhưng về cơ bản, vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó một phần không nhỏ do tác động của WTO thể hiện qua các cam kết về mở rộng thị trường, giảm thuế hàng nghìn sản phẩm hàng hóa xuất khập khẩu, tạo thế bình đẳng của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường thế giới. Nông nghiệp có sự khởi sắc toàn diện, chất lượng tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007 - 2011 tăng trên 2, 59%/ năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống, đặc biệt vào thời điểm trên thế giới diễn ra khủng hoảng lương thực, giá lương thực tăng cao. Lượng gạo xuất khẩu bình quân 5 năm qua đạt trên 5,9 triệu tấn/năm, trong đó năm 2009 và 2010 đạt trên 6 triệu tấn, năm 2011 ước đạt 7 triệu tấn. Các mặt hàng khác như: cà phê, cao su, hạt tiêu, chè...cũng có xu hướng tương tự. Nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thuế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 16,7%; năm 2008 và 2009 do suy thoái kinh tế thế giới nên có mức tăng thấp hơn, nhưng đến năm 2010 đã hồi phục và tăng trên 14%; năm 2011 ước tăng 13%. Nét khởi sắc đáng ghi nhận là, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước và khu vực công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh trong 5 năm qua. Cơ cấu sản phẩm, và chất lượng sản phẩm công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực: tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng dần từ 78% năm 2000 lên 83,2% năm 2005; 84,5% năm 2007 và 89% năm 2010 và 2011. Trong thời gian đó, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần từ 15,7% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2009 và 11% năm 2010. Nhiều mặt hàng công nghiệp Việt Nam đã đứng vững trên thị trường trong nước, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu ra thị trường các nước, trong đó có thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. Sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng nhanh cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp dân cư, giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu, giảm nhập siêu hàng tiêu dùng... Các ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng khá. Hoạt động tín dụng, ngân hàng, chứng khoán có nhiều khởi sắc. Giá trị đồng tiền Việt Nam được giữ vững trong mọi tình huống, không xảy ra tình trạng sốt, mất cân đối giả tạo tiền - hàng. Hình 3.1: Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2010 Nguồn: Tổng cục thống kê 3.1.2 Xuất nhập khẩu Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam: Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau, vì vậy, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Cùng với việc hưởng ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Thời kỳ 1990-2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD thì tới năm 2001, con số này đã đạt tới 15 tỷ USD xuất khẩu và 16,2 tỷ USD nhập khẩu. Nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dưới 30%). Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010. Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 106,7 tỷ USD là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29, 37% năm 2001 xuống còn 23, 3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35, 72% vào năm 2001, lên 48, 9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34, 92% năm 2001 xuống còn 27, 8% năm 2010. Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. 3.1.3 Đầu tư Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài va viện trợ phát triển chính thức. - Đầu tư nước ngoài (FDI) Sự ra đời, sửa đổi hoàn thiện của Luật Đầu tư Nước ngoài cũng như việc điều chỉnh bổ sung nhiều biện pháp, cơ chế chính sách khác đã tạo lập một môi trường pháp ly thuận lợi để hiện thực hóa khả năng thu hút đó. Hoạt động FDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. Mặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9, 5 lần năm 1991. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997. Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân cũng khá tích cực Hình 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2000-2010 Nguồn: Tổng cục thống kê Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký. FDI đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp hóa, phát triển lực lượng sản xuất và tạo nên công ăn việc làm. - Viện trợ phát triển chính thức (ODA) Tiến hành bình thường hóa quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế đã tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo từ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT), hiện Việt Nam có 51 nhà tài trợ, gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương với các chương trìnhODA thường xuyên. Tổng vốn ODA cam kết mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam tính đến thời điểm tháng 12/2011 đạt trên 64,322 tỷ USD. Tuy nhiên vấn đề quản l í và sử dụng nguồn vốn ODA còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là tình trạng giải ngân chậm và việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA . 3.2 Xã hội 3.2.1 Lao động – việc làm Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực lao động và việc làm, cụ thể: Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao. Thời kỳ 2001-2006 bình quân mỗi năm tăng lên 1, 03 triệu việc làm và thời kỳ 2007-2011 tăng 1, 5 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10% năm 1991 xuống 2,27% năm 2011, trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm và tăng mạnh lượng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Việt Nam gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, sẽ có một lượng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể… Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới. Tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực. Thông qua các dự án hợp tác đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam, sẽ tạo ra các nguồn tài chính dồi dào hơn cho việc đổi mới công nghệ và thiết bị của các ngành kinh tế. Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường. Đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Tạo điều kiện cho nhân lực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công và hợp tác lao động quốc tế. Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững. 3.2.2 Xóa đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần, tình hình an sinh xã hội cả nước 5 năm 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2006 đạt 723 USD, năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 đạt trên 1.027 USD, tăng 22,9%, năm 2009 đạt 1.030 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD và năm 2011 ước đạt 1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm 2008. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới. Sau khi gia nhập WTO mỗi năm bình quân tạo thêm 1, 5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua: từ 20% năm 2001 xuống còn 18,1% năm 2004; 15, 5% năm 2006; 14, 8% năm 2007; 13, 5% năm 2008; 12, 3% năm 2009 và 9, 5% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 14, 5% nhưng theo chuẩn nghèo cũ chỉ còn 8, 5%. Với kết quả đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất thế giới với tốc độ 2%/năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI,VII,VIII, IX,X, XI, Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế. 2. PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (2010): Giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 3. Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu (2005) : Kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến hội nhập. 4. PGS. TS. Kim Ngọc (2005): Triển vọng kinh tế thế giới 2020, Nxb. Lý luận chính trị , Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2003): Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2007): Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. TS. Phạm Quốc Trụ (2002): Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. 8. http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?2367 9. http://www.tapchicongsan.org.vn 10. http://www.cpv.org.vn 11. http://www.wto.org 12. http://www.imf.org 13. http://www.nhatban.net 14. http://www.trungtamwto.vn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top