Quả báo ở Trung Quốc

Ghi chú của Ban biên tập: Trong văn hoá của phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, hành hạ và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được thưởng bằng sự tốt lành, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo. Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những người đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người đàn áp Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Lưu Trung Sơn, lính canh ở Phân đội số 9 nhà tù Tiền Tiến, Bắc Kinh đã bị bệnh ung thư phổi. Gia đình anh ta đã rất đau khổ. Lưu đã phải chịu nhiều đau đớn về thể xác. Mọi người tin rằng anh ta đang phải chịu quả báo vì đã hành ác bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Được thăng chức vì có các phương pháp tra tấn quá tàn độc

Lưu đã trở thành một công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ những ngày đầu tiên của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Anh ta đã tham gia vào việc bức hại một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả ông Kỷ Liệt Vũ và Dương Hỷ Lượng, bắt đầu từ năm 2001.

Lưu đã được chính quyền ĐCSTQ thăng chức vào năm 2004 bởi đã nghĩ ra phương pháp tra tấn quá dã man và tàn độc. Anh ta được thăng chức là chỉ đạo viên chính trị Phân đội số 1 nhà tù Tiền Tiền, nơi chịu trách nhiệm giam giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Thi xem ai ác nhất

Để được thuận lợi trong công việc, Lưu đã thi với Tào Lợi Hoa, chỉ đạo viên chính trị của Phân đội 9 và Trần Tuấn, chỉ đạo viên chính trị phân đội 12 ở nhà tù Tiền Tiến để xem phương pháp tra tấn của ai dã man hơn. Anh ta đã sử dụng phương pháp tra tấn tàn độc, mất hết nhân tính để bức hại các học viên. Phân đội 9 và 12 là đội chuyên xử lý các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi áp dụng các hình thức quản lý nghiêm ngặt”

Dưới sự chỉ đạo của Lưu, hơn 100 học viên ở Phân đội 1 đã bị bức hại bằng các phương pháp như: cấm ngủ, bắt ngồi trên thanh gỗ nhỏ có cạnh sắc trong một thời gian dài, sỉ nhục, đánh đập và các hình thức tra tấn khác. Anh ta nói với những người khác: “Tôi áp dụng các hình thức quản lý nghiêm ngặt.” Trên thực tế, những gì mà anh ta áp dụng chính là tra tấn triệt để.

Bị giáng chức

Lưu đã bị thua trong cuộc thi với Tào năm 2009. Vị trí của anh ta trong nhóm lãnh đạo Phân đội 9 đã bị hạ xuống. Anh ta đã không chịu sửa đổi mình mà vẫn bức hại tàn bạo các học viên.

Ung thư phổi giai đoạn cuối

Người ta tin rằng Lưu đã phải chịu quả báo cho tội ác bức hại các học viên Pháp Luân Công của anh ta. Vào tháng 09 năm 2013, Lưu đã phải nhập viện và được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Anh ta phải chịu đau khổ về thể xác và đã rơi vào trạng thái sống thực vật.

Nhà tù Tiền Tiến đã không thông báo tin này và cố gắng che đậy nó.Phó cai ngục Phó Nhuận Đức của nhà tù Mẫu Đơn Giang bị ốm nặng

Khi Phó Nhuận Đức còn là phó cai ngục của nhà tù Mẫu Đơn Giang từ năm 2008 đến 2011, ông ta đã đưa ra nhiều luật lệ để tra tấn các học viên. Ví dụ, tháng 10 năm 2009, ông ta và đảng ủy nhà tù đã ra lệnh yêu cầu rằng tất cả các học viên bị giam giữ phải bị chuyển hóa, nếu không ban quản lý cấp cao của nhà tù sẽ phải rời khỏi chức vụ của họ. Dưới áp lực này, các cảnh sát và lính canh bắt đầu tra tấn khắc nghiệt hơn, buộc các học viên phải từ bỏ niềm tin của mình. Sự tra tấn bao gồm việc không cho ngủ và liên tục sốc bằng dùi cui điện. Cai ngục đã lột quần áo của các học viên đồng thời dội nước lạnh liên tục lên họ hoặc đánh họ bằng roi. Trong quá trình bị làm nhục và tra tấn, nhiều học viên đã bị buộc phải viết tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình.

Hành động độc ác của Phó Nhuận Đức đã không đưa đến cho ông ta bất kỳ sự thăng chức hay phần thưởng nào cả. Thay vào đó, ông ta bị giáng chức vào tháng 05 năm 2011 sau khi có người bị sát hại trong nhà tù. Sau đó, ông ta bị bệnh nặng, phải nhập viện và phải dựa vào thuốc để tồn tại.

Giám đốc Lý Hiển Long của nhà tù Mẫu Đơn Giang qua đời

Đóng vai trò như một giám đốc trong Khu vực 5 của nhà tù Mẫu Đơn Giang, Lý Hiển Long đã tích cực tham gia ngược đãi các học viên. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2004, ông ta đã biệt giam ông Tôn Diện Sơn trong 15 ngày. Sau khi tìm thấy một bản viết tay của ông Trương Đông Huy tuyên bố rằng mình vô tội, Lý đã giam giữ ông ấy ở một phòng biệt giam trong 15 ngày, dẫu rằng ông ấy được dự định sẽ được thả 16 ngày sau. Để tống tiền ông Khang Vận Thành, Lý đã biệt giam ông ba lần từ năm 2005 đến 2008, điều đó đã làm cho bệnh cao huyết áp của ông ngày càng trầm trọng. Mặc dù ông Khang đã được gửi đến bệnh viện vì xuất huyết não vào tháng 11 năm 2008, nhưng sau khi phẫu thuật ông đã rơi vào trạng thái thực vật và đã qua đời vào mùa xuân năm 2012.

Vào mùa xuân năm 2011, Lý bị chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối, và chết trong đau đớn hai tháng sau đó. Trong khi Lý bị bệnh và chết, có người đã đâm đứa con trai duy nhất của ông ta 7 hoặc 8 nhát và thủ phạm thì không bao giờ được tìm thấy.

Nguyên Toàn Sinh – thẩm phán Cáp Nhĩ Tân qua đời

Nguyên Toàn Sinh nguyên là thẩm phán ở huyện Nam Cương, thành phố Cáp Nhĩ Tân. Năm 2001, ông ta đã kết án bất hợp pháp sáu học viên Pháp Luân Công vào tù: hai người bị 15 năm, ba người bị 12 năm, và từ một người bị 6 năm.

Vào một ngày tháng 06 năm 2002, Nguyên đột nhiên bị đau dạ dày. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và ung thư xương giai đoạn cuối. Ông ta đau đớn liên miên và phải chịu đựng rất nhiều. Ông ta đã qua đời vào tháng 09.

Tiêu Tác Nhân – tù nhân trong nhà tù Cáp Nhĩ Tân qua đời

Với tội án giết người, Tiêu Tác Nhân là một tù nhân trong Khu vực 1 của nhà tù Cáp Nhĩ Tân. Từ năm 2002 đến 2003, khi là người đứng đầu trong các tù nhân, ông ta đã tống tiền các học viên nhiều lần. Sau khi các học viên từ chối đưa tiền cho ông ta, ông ta đã mưu hại họ và bí mật chế tác hồ sơ của các học viên để gia tăng kỳ hạn giam giữ của họ.

Tương tự như những người khác, những người ngược đãi các học viên vô tội, việc làm xấu của ông ta đã không mang lợi ích nào cả. Năm 2004, bởi vì một tù nhân đã trốn thoát, nên ông ta bị phạt và cái danh hiệu đứng đầu tù nhân của ông ta đã mất. Năm 2008, ông ta bị biệt giam vì đã không tuân theo các luật lệ trong tù. Sau đó, ông ta bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối và chết trong đau đớn năm ngày sau khi được thả khỏi tù.

 Trưởng làng Vương Trung Hữu qua đời vì ung thư

Ông Vương Trung Hữu 62 tuổi là trưởng làng Xóa Lộ, thị trấn Bảo Sơn, thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh. Ông ta đã câu kết với Uỷ ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 tại địa phương, và đóng vai trò tích cực trong việc bức hại các học viên. Mỗi khi ĐCSTQ tuyên truyền bịa đặt để hãm hại Pháp Luân Công, ông ta đã phái cấp dưới của mình đi khắp làng để lan truyền những tin tức bịa đặt đó. Theo một người trong cuộc, ông ta thường xuyên qua lại với gái bán dâm và cờ bạc. Tuy nhiên ông ta vẫn được công nhận là “Đảng viên gương mẫu” và “Công dân tiêu biểu” ở tình Liêu Ninh.

Trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Vương câu kết với Trương Thế Kiệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, để tiến hành lục soát nhà một học viên vào một buổi tối. Chân của bà Trương bắt đầu bị đau và bà phải đến bệnh viện để tiêm thuốc vào sáng hôm sau. Ngay sáng hôm sau ông Vương cũng bắt đầu thấy không khoẻ. Ông ta phải nhập viện và được chẩn đoán bị ung thư gan. Cũng trong năm đó, con trai độc nhất của ông qua đời vì ngộ độc rượu.

Mặc cho những tội ác mà ông Vương đã gây ra, các học viên vẫn liên tục tìm cách giảng chân tướng về Pháp Luân Công nhưng ông từ chối lắng nghe. Ông đã qua đời vì bệnh ung thư gan vào ngày 25 tháng 04 năm 2013, tạo nên nỗi mất mát to lớn cho cha mẹ, vợ và con cái.

Phó giám đốc sở công an qua đời ở tuổi 43

Ông Tống Hoa, Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Thập Phương, tỉnh Tứ Xuyên, đã tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công. Ông ta đã theo dõi và can nhiễu các học viên trong một thời gian dài. Các học viên đã giảng chân tướng nhưng ông ta từ chối lắng nghe và thậm chí tệ hơn, ông ta đã phỉ báng Pháp Luân Công và đuổi các học viên đi chỗ khác.

Ông ta liên tục tới nhà các học viên vào mùa thu năm 2011 để gây rối. Họ đã cố gắng ngăn ông ta phạm tội bằng cách từ bi giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công, nhưng ông đã không nghe và còn giám sát họ thường xuyên hơn. Hơn nữa, ông còn sai những người thất nghiệp hoặc đã về hưu theo dõi các học viên.

Ông ta được chẩn đoán bị ung thư trực tràng vào cuối năm 2011. Sau khi phẫu thuật, ông ta trở lại làm việc và tiếp tục giám sát các học viên. Ông đã qua đời vào ngày 07 tháng 04 năm 2013, khi mới 43 tuổi.

Bí thư đảng Tất Vĩnh Chí qua đời trong một tai nạn xe hơi

Ông Tất Vĩnh Chí, 54 tuổi, nguyên là Bí thư đảng của Văn phòng Quản lý Vệ sinh Môi trường thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm. Ngày 15 tháng 01 năm 2013, ông đã lái xe đâm vào hàng rào bảo vệ của một cột điện ở ven đường. Xe hơi của ông bị bốc cháy và ông đã bị thiêu sống.

Ông Tất bắt đầu đàn áp các học viên khi ĐCSTQ bắt đầu ngăn cấm Pháp Luân Công vào năm 1999. Ông ta đã tận dụng việc này như một cơ hội thể thăng quan tiến chức và đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để bức hại các học viên đang làm việc trong công ty. Trước ngày 01 tháng 10 năm 1999, ông ta và những nhân viên khác đã đi đến nhà học viên Mã Ngọc Linh, cũng là một nhân viên của Văn phòng Quản lý Vệ sinh Môi trường. Họ túc trực ngay phía trước nhà của cô Mã để giám sát cả ngày lẫn đêm.

Từ ngày 05 tháng 05 năm 2002, ông Tất thường quấy rối cô Mã, khiến cô phải bỏ nhà ra đi để tránh bị bức hại. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông ta và vài cảnh sát đã tới nhà cô Mã để đe doạ cả nhà, yêu cầu cho biết cô đang ở đâu. Họ liên tục tra khảo nhiều lần. Khi không thể biết được thông tin gì từ gia đình, ông Tất và cảnh sát đã tới quê của cô Mã ở huyện Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang để tìm kiếm.

Vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán năm 2005, ông Tất và vài cảnh sát đã tới chỗ cô Mã làm việc và bắt cô phải viết bản cam kết ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Ông đe doạ rằng nếu không viết bản cam kết, cô sẽ bị bắt. Cô Mã đã giảng chân tướng cho ông ta, nhưng ông đã từ chối lắng nghe. Cuối cùng ông Tất đã chết trong một tai nạn xe hơi thảm khốc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top