QTTNc2
Chương 2. Các điều kiện giao dịch trong Thương mại quốc tế
2.1 Điều kiện cơ sở giao hàng:
2.1.1 Giới thiệu chung về điều kiện cơ sở giao hàng
Trước khi vào bài học, chúng ta cần hiểu thế nào là điều kiện cơ sở giao hàng.
Điều kiện cơ sở giao hàng là điều kiện quy định những cơ sở có tính nguyên tắc chủ yếu liên quan đến vấn đề giao nhận giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện giao hàng. Theo đó:
Qui dinh ve' :
+Phân chia trách nhiệm công việc trong giao nhận hàng hóa (thuê phương tiện vận tải, bốc dỡ hàng hóa, mua bảo hiểm, nộp thuế, giải quyết các thủ tục hành chính, hải quan...)
+Phân chia các khoản chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (thuê phương tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế XK or NK...)
+Sự chuyển dịch rủi ro về hàng hóa từ Seller sang Buyer
Quá trình phát triển TMQT xuất hiện một số thuật ngữ buôn bán như FOB, CIF... tuy nhiên chưa có bộ chuẩn thống nhất nên phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Đến nay vẫn thường áp dụng "Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại" được nêu trong cuốn "Điều kiện TMQT" (International Commercial Terms - INCOTERMS)
Incoterms: Do phòng TMQT (Iternational Chamber of Commerce) Paris xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936
Mục đích: Cung cấp một bộ qtắc qtế để giải thích những ĐK TM thông dụng trong hoạt động TMQT
Phạm vi áp dụng: Chỉ giới hạn những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc giao nhận hàng hóa hữu hình
1936 giải thích cho 7 điều kiện
1953 --------------- 9 điều kiện
Xuất bản, chỉnh sửa
1967 --------------- 11 điều kiện
1976 --------------- 12 điều kiện
1980 --------------- 14 điều kiện
1990 --------------- 13 điều kiện
2000 --------------- 13 điều kiện
** Incoterms 2000 gồm 13 điều kiện được chia thành 4 nhóm như sau
Nhóm E: EXW Người bán chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại xưởng, tại kho của mình là hết nghĩa vụ
Nhóm F: FCA, FAS, FOB Người bán không trả cước phí vận tải chính
Nhóm C: CFR, CIF, CPT, CIP - Người bán phải trả cước phí vận tải chính
- Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước xếp hàng (nước xuất khẩu)
Nhóm D: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP - Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định
- Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước dỡ hàng (nước nhập khẩu)
Ngoài ra, các điều kiện thương mại của Incoterms 2000 có thể phân loại theo loại hình phương tiện vận tải sử dụng:
Loại hình phương tiện vận tải Điều kiện thương mại
Bất cứ loại hình phương tiện vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và vận tải đa phương thức - EXW
- FCA
- CPT, CIP
- DAF, DDU, DDP
Chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy - FAS, FOB
- CFR, CIF
- DES, DEQ
Trong từng điều kiện thương mại của Incoterms 2000: "các nghĩa vụ của người bán" và "nghĩa vụ của người mua" được trình bày đối ứng trong 10 nhóm nghĩa vụ với cách đánh số như sau:
Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua
A1 Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng B1 Trả tiền hàng
A2 Giấy phép và các thủ tục B2 Giấy phép và các thủ tục
A3 Các hợp đồng vận tải và bảo hiểm B3 Các hợp đồng vận tải và bảo hiểm
A4 Giao hàng B4 Tiếp nhận hàng
A5 Chuyển rủi ro B5 Chuyển rủi ro
A6 Phân chia chi phí B6 Phân chia chi phí
A7 Thông báo cho người mua B7 Thông báo cho người bán
A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hay dữ liệu tin học tương đương B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hay các dữ liệu tin học tương đương
A9 Kiểm tra - bao bì - kẻ ký mã hiệu B9 Kiểm tra hàng
A10 Các nghĩa vụ khác B10 Các nghĩa vụ khác
- Việc trình bày đối ứng như trên cho phép thấy rõ: Nếu bên này có nghĩa vụ thì đối tác không có nghĩa vụ tương ứng.
- Sở dĩ có mục A10 và B10 là vì có những nghĩa vụ không phải áp dụng cho mọi điều kiện của INCOTERMS
*) Một số khác biệt Incoterms 1990 và 2000:
- Điều kiện FCA thì 2000 quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ giao hàng của Seller
- Điều kiện FAS thì 2000 quy định Seller phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa
- Điều kiện DES thì 2000 quy định Buyer phải làm thủ tục thông quan cho NK hàng hóa
Lưu ý là các bản INCOTERMS khác nhau có sự chỉnh sửa để phù hợp với thực tế hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms là bộ quy tắc trên cơ sở tập hợp các tập quán thường được sử dụng trong giao diịch thương mại quốc tế chứ không phải là luật nên bản sau ra đời không phủ định bản trước đó. Vì thể có thể ứng dụng các bản khác nhau tùy theo thỏa thuận của các bên và cần ghi rõ bản đó được XB năm nào. Cũng nên nhớ rằng Incoterms không phải là luật bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng một cách đương nhiên, mà Incoterms chỉ trở thành văn bản có tính pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của các bên nếu các bên mua bán thỏa thuận áp dụng và ghi rõ điều ấy trong hợp đồng ngoại thương.
2.2 Điều kiện tên hàng:
2.2.1 Ý nghĩa của việc diễn đạt chính xác tên hàng
Việc miêu tả diễn đạt chính xác tên hàng giao dịch là một phần quan trọng trong việc thuyết minh hàng. Đây được coi là căn cứ cơ bản để hai bên tiến hành việc giao nhận hàng hóa và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên mua và bán. Khi bên mua nhận được hàng do bên bán giao mà thấy không đúng với tên hàng hoặc thuyết minh hàng mà hai bên đã thỏa thuận thì có thể từ chối nhận hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tới khi nhận được hàng đúng theo yêu cầu.
2.2.2 Nội dung của điều kiện tên hàng
Nội dung của điều kiện này phản ánh đối tượng mua bán trong hợp đồng. Đây là điều kiện không thể thiếu được trong bất kỳ hợp đồng mua bán nào. Trong thực tế việc quy định điều khoản tên hàng không có một cách thức thống nhất mà do hai bên giao dịch tự thỏa thuận, phụ thuộc vào loại hàng và đặc điểm hàng hóa giao dịch mua bán. Tùy trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể mô tả đơn giản hay chi tiết. Thường có một số cách diễn đạt điều khoản tên hàng như sau:
- Sử dụng tên thương mại của hàng hóa nhưng có ghi kèm tên thông thường và tên khoa học của loại hàng đó.
- Có thể ghi tên hàng kèm theo têm địa phương sản xuất ra mặt hàng đó. Ví dụ: rượu vang Boudeux, len Sydney
- Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra mặt hàng đó cũng là cách thường được dùng. Ví dụ: xe hơi Toyota, máy tính IBM, loa Kenwood
- Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của hàng đó. Ví dụ bột giặt Tide, xà phòng tắm Dove
- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó. Ví dụ xe tải 10 tấn, máy giặt tự động lồng đứng 6kg.
- Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó.
- Ghi tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng hóa đó trong danh mục hàng hóa thống nhất. Ví dụ motor điện, mục 10.01.01
- Ngoài ra có thể kết hợp các phương thức trên với nhau để xây dựng điều khoản tên hàng chi tiết hơn.
2.2.3 Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản tên hàng
Cũng giống như bất kỳ hợp đồng giao dịch hàng hóa thông thường nào khác, điều khoản tên hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi các bên phải xây dựng chuẩn xác nhằm tránh phát sinh những tranh chấp có thể xảy ra sau này. Để đảm bảo xây dựng được điều khoản tên hàng phù hợp và chính xác chúng ta có thể lựa chọn một trong các phương thức diễn đạt như trên đồng thời cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Tên hàng phải được diễn đạt chi tiết, rõ ràng và cụ thể tránh tạo ra sự mơ hồ có thể dẫn tới nhầm lẫn.
- Tên hàng được đưa ra phải thực sự trung thực và đúng với hàng hóa mà bên bán đang có và bên mua cần, những yếu tố không phù hợp với thực tế hoặc thừa thì không đưa vào để tránh làm khó cho các bên.
- Khi xây dựng điều khoản này, cố gắng sử dụng tên gọi thông dụng trên thị trường thế giới. Trong trường hợp sử dụng tên gọi có tính địa phương, hai bên giao dịch trước đó cần có những nhận thức chung về khái niệm của nó.
- Chọn và mô tả tên hàng sao cho chính xác và phù hợp với danh mục quy định. Do thực tế có những loại hàng có nhiều tên gọi khác nhau nên khi áp thuế cùng một mặt hàng đó song với từng tên gọi có thể bị áp mức thuế khác nhau và cước vận chuyển khác nhau. Vì vậy khi xác định tên gọi nên nghiên cứu kỹ để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
2.3 Điều kiện về chất lượng:
Trước khi đi vào nghiên cứu điều khoản chất lượng hàng hóa, chúng ta cần hiều rõ hơn thế nào là điều khoản chất lượng. Chất lượng là điều khoản nói lên tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của hàng hóa mua bán, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của hàng hóa. Bao gồm các chỉ tiêu đặc trưng cho tính năng sử dụng hoặc vận hành cơ bản như: các chi tiêu cơ, lý, hóa, công suất, độ chính xác và các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi vị... của hàng hóa giao dịch mua bán.
2.3.1 Ý nghĩa và yêu cầu đối với chất lượng:
Chất lượng hàng hóa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sử dụng và giá cả của hàng hóa và điều kiện chất lượng hàng trong hợp đồng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong thuyết minh hàng, là cơ sở để hai bên mua bán giao nhận hàng hóa.
Do hàng hóa giao dịch trong thương mại quốc tế rất đa dạng, ngay cả khi cùng một loại hàng nhưng do ảnh hưởng của các nhân tố như điều kiện tự nhiên, công nghệ hay nguyên vật liệu sử dụng mà chất lượng của hàng hóa đó có sự khác biệt. Vì vậy điều kiện chất lượng hàng là cần thiết giúp hai bên nắm được yêu cầu trước khi ký kết hợp đồng.
Với hàng xuất khẩu người tiêu dùng trên thị trường quốc tế đã và đang đòi hỏi chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp phải đáp ứng được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tổng thể như ISO 9000 đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng để giúp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của mình ra thị trường nước ngoài.
2.3.2 Các phương pháp quy định chất lượng hàng hóa:
Chất lượng hàng hóa là phạm trù tương đối phức tạp để phản ánh chất lượng hàng hóa. Khi phản ánh chất lượng hàng hóa, người ta có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau với mục đích làm cho người mua và người bán thống nhất được mức chất lượng cụ thể nào đó với hàng hóa giao nhận.
2.3.2.1 Dựa vào xem trước hàng hóa
Với phương thức này thì hai bên xem căn cứ vào chất lượng thực tế của hàng hóa để từ đó thỏa thuận tiến hành giao dịch. Người mua sẽ xem xét thực tế hàng hóa, nếu thấy đáp ứng được đúng yêu cầu mà mình đề ra thì sẽ đặt mua hàng và thanh toán tiền hàng. Lưu ý rằng trong trường hợp người mua đã xem hàng cụ thể và đồng ý trước khi ký hợp đồng thì sau khi ký hợp đồng người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng, chứ không được viện lý do phẩm chất xấu để từ chối hàng hóa. Tuy nhiên trong thương mại quốc tế thì trong nhiều trường hợp khoảng cách giữa bên mua và bên bán tương đối xa nhau về mặt địa lý nên việc xem xét và kiểm nghiệm trực tiếp hàng hóa nhiều khi không thuận lợi, vì vậy phương pháp này được sử dụng không nhiều trong thực tế.
2.3.2.2 Phương pháp dựa vào hàng mẫu
Chúng ta hiểu hàng mẫu ở đâu là một số ít hàng hóa được rút ra từ một lô hàng đủ để đại diện cho chất lượng hàng hóa của lô hàng đó. Phương pháp biểu thị chất lượng dựa vào hàng mẫu là phương pháp mà chất lượng của hàng hóa mua bán được xác định căn cứ vào chất lượng của hàng mẫu. Người ta thường phân thành một số dạng hàng mẫu sau:
- Hàng mẫu của bên bán: đây là hàng mẫu do bên bán cung cấp.
- Hàng mẫu của bên mua: bên mua sẽ cung cấp mẫu làm tiêu chuẩn cho chất lượng lô hàng
- Mẫu đối: áp dụng dạng này để phòng ngừa rủi ro cho bên bán trong trường hợp bên mua muốn đặt hàng theo mẫu của mình. Khi đó dựa vào mẫu mà bên mua cung cấp, bên bán sẽ gia công để tạo ra hàng mẫu giống như vậy và giao cho bên mua xác nhận, mẫu này được gọi là "mẫu đối". Sau khi mẫu đối được bên mua xác nhận thì chất lượng hàng bên bán giao sau này sẽ căn cứ vào mẫu đối làm mẫu chuẩn.
2.3.2.3 Phương pháp dựa vào phẩm cấp (Category) hoặc tiêu chuẩn (Standard)
Ở đây chúng ta cần hiều tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng, về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hóa... Trong khi xác định tiêu chuẩn, người ta cũng thường quy định cả phẩm cấp. Do có sự tiêu chuẩn hóa tạo nên mức độ thống nhất cao nên khi áp dụng phương pháp này hai bên bán và mua dễ dàng nắm bắt được các yêu cầu đặt ra đối với chất lượng hàng hóa mà mình giao dịch nhờ vậy mà hoạt động đàm phán kỹ kết hợp đồng có thể diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Có một điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là thực tế khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì bộ khung tiêu chuẩn luôn có sự biến đổi, vì thế các bên cần nắm kỹ sự thay đổi để dễ thỏa thuận, theo đó khi ký kết hợp đồng hai bên phải ghi chính xác ký hiệu tiêu chuẩn bao gồm: tên tiêu chuẩn, ký hiệu tiêu chuẩn, số đăng ký và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó.
2.3.2.4 Phương pháp dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng
Chúng ta thường chỉ sử dụng phương pháp chỉ tiêu đại khái quen dùng này khi mua bán những mặt hàng như hàng nông sản, nguyên liệu... vì chất lượng có sự thay đổi hoặc biến động khá nhiều, khó tiêu chuẩn hóa. Khi đó chúng ta sẽ dựa vào một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ ... để biểu thị chất lượng của hàng.
2.3.2.5 Phương pháp dựa vào quy cách hàng hóa
Phương pháp này biểu thị chất lượng hàng hóa dựa vào quy cách thường được áp dụng trong việc mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải...
2.3.2.6 Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa
Khi mua bán các mặt hàng như nguyên liệu, lương thực hay thực phẩm chúng ta có thể dùng dùng phương pháp này. Với phương pháp này bên mua sẽ quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Ví dụ: hàm lượng tanin là 14% trong vỏ xú.
2.3.2.7 Dựa vào tài liệu kỹ thuật
Thực tế trong kinh doanh quốc tế, nhiều khi chúng ta thực hiện những hợp đồng mua bán hàng hóa về máy móc, công nghệ, kỹ thuật do đó việc quy định chất lượng không thể đại khái mà cần chi tiết. Do mức độ phức tạp nên để biểu thị chất lượn của các loại hàng hóa này, trong các hợp đồng mua bán, người ta thường dẫn chiếu đến các tài liệu kỹ thuật như bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng... lúc này thì những tài liệu kỹ thuật trở thành một phần không thể tách rời khỏi hợp đồng.
2.3.2.8 Dựa vào hiện trạng hàng hóa
Thường chỉ được dùng trong buôn bán hàng nông sản và khoáng sản. Phẩm chất của hàng giao đúng như mẫu hàng đã lấy khi bốc, còn khi hàng đến bến thì phẩm chất hàng như thế nào người mua phải nhận đúng như vậy, điều này đồng nghĩa với việc người mua phải đối mặt với những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
2.3.2.9 Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa
Chúng ta thấy trên thị trường hiện nay có những nhãn hiệu đã tồn tại lâu năm, nổi tiếng và có uy tín. Uy tín và sự nổi tiếng mà nhãn hiệu đó có được thường dựa trên chất lượng tốt ổn định, sản phẩm mang nhãn hiệu đó bản thân nó đã được đảm bảo về chất lượng theo quy chuẩn. Vì thế trong một số trường hợp chúng ta có thể chỉ cần dựa vào nhãn hiệu để tiến hành mua bán, chứ không cần đưa ra yêu cầu tỷ mỉ về chất lượng hàng hóa.
2.3.2.10 Dựa vào dung trọng của hàng hóa
Dung trọng hàng hóa cần hiểu là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hóa. Phương pháp này thường được dùng trong buôn bán hàng ngũ cốc, tuy nhiên khi sử dụng cần kết hợp với cả phương pháp mô tả.
2.3.2.11 Phương pháp dựa vào mô tả hàng hóa
Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta sẽ nêu chi tiết những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính năng, và chỉ tiêu khác về chất lượng hàng hóa. Những thông tin này sẽ được phản ánh chi tiết trong hợp đồng mua bán.
2.3.3 Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản chất lượng (SV tự tìm hiều giáo trình)
Trước tiên chúng ta cần phải vận dụng chính xác các phương pháp biểu thị chất lượng. Căn cứ vào thực tế hàng hóa, các phương pháp thường được dùng khi mua bán hàng hóa đó theo tập quán quốc tế. Cũng cần lưu ý là nếu hàng hóa có thể dùng một phương pháp biểu thị chất lượng là đủ thì không nên dùng hai hoặc nhiều phương pháp để biểu thị.
Điểm cần lưu ý thứ hai đó là quy định điều kiện chất lượng cần chính xác và hợp lý. Phải phù hợp với thực tế sản xuất tiêu thụ hàng hóa, tránh tình trạng quy định chất lượng qua cao hoặc quá thấp. Khi đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cần chọn lựa kỹ càng, tránh thiếu xót hoặc chồng chéo. Ngoài ra điều kiện chất lượng cần phải được nêu ra một cách rõ ràng, cụ thể để thuận tiện trong việc kiệm nghiệm và xác định trách nhiệm cho các bên.
Điểm cuối cùng đó là có thể quy định độ cơ động nhất định về chất lượng đối với một số loại hàng hóa để phù hợp với điều kiện thực tế trong trường hợp sai lệch không đáng kể và không ảnh hưởng tới quyền lợi của bên mua.
2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa:
Số lượng hàng hóa là một trong những điều kiện chủ yếu không thể thiếu được trong hợp đồng TMQT. Điều kiện này phản ánh số lượng hàng hóa sẽ được giao nhận theo hợp đồng mà hai bên thỏa thuận. Do số lượng hai bên giao dịch thỏa thuận là căn cứ để giao nhận hàng nên việc đảm bảo chính xác về số lượng ký kết và ghi rõ số lượng trong hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
2.4.1 Đơn vị tính số lượng
Chúng ta đều biết tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau vì thế có thể tồn tại những khác biệt trong thói quen sử dụng đơn vị đo lường (hệ đo lường có sự khác biệt), ngoài ra tập quán kinh doanh về ngành hàng ở một số quốc gia hay khu vực cũng có những khác biệt về cách tính toán số lượng. Vì thế nếu đơn vị tính không được các bên thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu để tạo sự thống nhất thì dễ dẫn tới bất đồng hoặc không hiểu nhau.
- Đơn vị đo chiều dài: mét, inch, foot, mile, yard..
- Đơn vị đo khối lượng: m2 , square inch, square foot, square yard...
- Đơn vị đo dung tích:lít, gallon, bushel, barrel... thường dùng giao dịch hàng ngũ cốc hay các hàng hóa có dạng lỏng
- Đơn vị tính thể tích: m3, cubic foot, cubic yard... thường dùng với gỗ, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng
- Đơn vị đo khối lượng (trọng lượng): tấn mét, grain, dram, ounce, pound...
1 gallon: Anh = 4.5 l Mỹ = 3.8 l 1 barrel = 159 l
2.4.2 Phương pháp quy định số lượng
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, chúng ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch theo một trong hai cách sau
- Có thể sử dụng phương pháp quy định dứt khoát: Bằng cách này khi tham gia giao dịch mua bán chúng ta sẽ đưa ra một con số cụ thể về lượng hàng hóa được giao dịch. Khi thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ đúng với số lượng này mà không được phép thay đổi.
- Phương pháp thứ hai đó là quy định phỏng chừng: cũng là một con số cụ thể tuy nhiên có phần dung sai cho phép; một số ngành hàng có mức độ dung sai riêng theo tập quán quốc tế; ví dụ cao su: 2.5% / cà phê: 3%...
Trong thực tế kinh doanh việc Seller hay Buyer là người lựa chọn mức dung sai sẽ tùy theo từng hợp đồng, nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể thì mặc nhiên hiểu Seller là người đưa ra quyết định.
2.4.3 Phương pháp xác định trọng lượng
Việc tính toán xác định trọng lượng giao dịch đối với hàng hóa mua bán là công việc quan trọng bởi trong thương mại quốc tế có rất nhiều mặt hàng khi giao dịch được xác định số lượng theo trọng lượng. Căn cứ vào tập quán buôn bán, thông thường để xác định trọng lượng hàng hóa giao dịch, chúng ta có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
- Sử dụng trọng lượng tịnh của hàng hóa (trọng lượng thực tế của bản thân hàng)
Trọng lượng thực tế = tổng trọng lượng - trọng lượng bao bì
Trọng lượng bao bì có thể được xác định bằng cách cân toàn bộ/ trọng lượng trung bình/ trọng lượng quen dùng/ trọng lượng ước tính/ trọng lượng ghi trên hóa đơn.
- Xác định theo trọng lượng cả bì: trọng lượng hàng hóa sẽ được tính bằng trọng lượng bên trong cùng với cả trọng lượng bên ngoài. Phương thức này thường được áp dụng khi hàng bên trong và hàng bên ngoài cùng loại, cùng tính chất như nhau. Hoặc khi hàng hóa bên trong thuộc hàng giá trị thấp và đơn giá của nó không cao hơn đơn giá của bao bì.
- Xác định theo trọng lương thương mại của hàng hóa. Thường được áp dụng với những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương đối cao như: tơ tằm, lông cừu, bông, len.. Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức:
GTM = GTT x(100+WTC)/(100+WTT)
Chúng ta cũng thường gặp công thức trọng lượng thương mại trên trong các bài tập tính tóan. Theo đó GTM ¬là trọng lượng thương mại của hàng hóa; GTT là trọng lượng thực tế của hàng hóa ở điều kiện độ ẩm thực tế tương ứng; WTC là độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa và WTT là độ ẩm thực tế của hàng hóa.
Ví dụ tính toán: 1 tấn bông có độ ẩm 15% sẽ tương đương với bao nhiêu tấn bông có độ ẩm 14%, ta triển khai công thức trên:
GTM 14% = 1x (1+ 0.14)/(1+0.15) = 0,9913 (tấn)
- Xác định theo trọng lượng lý thuyết: Áp dụng theo phương thức này trọng lượng của hàng hóa sẽ được tính toán theo lý thuyết đơn thuần chứ không theo thực tế cân đo đong đếm. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại hàng hóa có trọng lượng riêng không đổi (ví dụ như thép tấm, tôn lá...)
2.4.4 Những điểm cần chú ý trong quy định điều khoản số lượng
Chúng ta biết rằng điều khoản số lượng trong hợp đồng mua bán chủ yếu bao gồm số lượng hàng hóa ký kết và đơn vị tính số lượng. Khi thực hiện giao dịch mua bán, chúng ta cần phải căn cứ vào thực tế loại hàng hóa giao dịch để xây dựng điều khoản liên quan đến số lượng hàng hóa đơn giản hay thật chi tiết. Bên cạnh đó, khi quy định điều khoản số lượng cũng cần chú ý:
- Phải nắm chính xác được số lượng hàng hóa mà chúng ta ký kết giao dịch. Nếu ký kết hợp đồng xuất khẩu thì cần xem xét tình hình cung cầu của thị trường ngoài nước, tình hình cung ứng nguồn hàng trong nước, biến động về giá cả của mặt hàng đó trên thị trường như thế nào, khả năng và tiềm lực tài chính của bên mua hàng có đảm bảo thanh toán hay không. Trong trường hợp ký kết hợp đồng nhập khẩu thì cần lưu ý đến nhu cầu thực tế trong nước, khả năng tiêu thụ và thanh toán, liệu có biến động nào đối với nhu cầu trong nước hay không.
- Khi xây dựng điều khoản số lượng trong hợp đồng cần phải đảm bảo tính chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng trong đó có thể nêu quy định đơn vị tính, quy định về địa điểm xác định số lượng, phương pháp cụ thể tính trọng lượng, mức độ cơ động trong việc tính số lượng hàng hóa...
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa:
Việc đóng gói bao bì hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là trong thương mại quốc tế bởi nó không chỉ đem lại sự tiện lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa mà nó còn góp phần nâng cao giá trị hàng hóa về nhiều mặt như tạo tính thẩm mỹ, quảng bá thương hiệu, ghi các thông tin về thành phần cách bảo quản, sử dụng...
2.5.1 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
a. Phân loại
Đối với phân loại bao bì thì căn cứ vào vai trò khác nhau của bao bì trong quá trình vận chuyển mà chúng ta có hai dạng chính là bao bì vận chuyển và bao bì tiêu thụ, theo đó:
- Bao bì vận chuyển: loại bao bì này thường chỉ dùng để bảo quản và tiện lợi trong vận chuyển hàng hóa chứ không đến tay người tiêu thụ cuối cùng
- Bao bì tiêu thụ: Loại bao bì này trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó gồm nhiều dạng khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng
- Bao bì trung tính (neutral packing), loại bao bì này không ghi dẫu thương phẩm và nhãn hiệu, không có dấu hiệu của nơi sản xuất và hãng xuất khẩu
b. Yêu cầu
Yêu cầu đối với bao bì: Với mỗi dạng bao bì hàng hóa và mục đích sử dụng chúng ta có những yêu cầu khác nhau sao cho phù hợp. Theo đó phải đảm bảo được yêu cầu về bảo quản chất lượng hàng hóa, tiện lợi trong quá trình vận chuyển lưu giữ, thiết kế phù hợp hay đầy đủ thông tin... (tham khảo giáo trình)
2.5.2 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa:
Ở đây người học cần hiểu được rằng điều khoản về bao bì có liên quan tới lợi ích của các bên mua và bên bán trong quá trình giao dịch đàm phán. Điều này đòi hỏi hai bên phải có sự thỏa thuận để đi đến thống nhất chung và ghi rõ trong hợp đồng.Thông thường trong các hợp đồng thương mại quốc tế, điều khoản về bao bì hàng hóa thường đề cập đến những nội dung liên quan tới: yêu cầu về chất lượng của bao bì, phương thức cung ứng bao bì cho bên bán đóng gói và giá cả của bao bì.
2.5.2.1 Phương pháp quy định chất lượng bao bì:
Để quy định chất lượng của bảo bì để đóng gói hàng, chúng ta có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Chúng ta có thể quy định chất lượng bao bì phù hợp với phương thức vận tải nào đó. Vì mỗi phương thức vận tải như đường sắt, đường biển hay đường hàng không có những đặc trưng và yêu cầu riêng đòi hỏi hàng hóa được vận chuyển theo phương thức đó phải được đóng gói đúng cách để bảo đảm thuận tiện khi vận chuyển cũng như tránh xảy ra hư hỏng. Phương pháp này thường áp dụng cho hàng hóa phổ thông quen thuộc trong mua bán (thường có dạng hình hộp).
Cách thứ hai có thể sử dụng đó là đưa ra quy định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với từng loại bao bì ngoài cũng như bao bì trong của hàng hóa. Phương thức này thường áp dụng với các loại hàng hóa đặc biệt với các nội dung chính như chất liệu làm bao bì, kích thước quy chuẩn, hình thức bao bì, số lớp bao bì... Phương pháp này đảm bảo tính chặt chẽ tuy nhiên đòi hỏi các bên giao dịch phải có trình độ và kiến thức nhất định.
2.5.2.2 Phương thức cung ứng bao bì
Trong từng thương vụ cụ thể, tùy theo sự thỏa thuận của chúng ta và phía đối tác mà lựa chọn phương thức cung cấp bao bì cho phù hợp, theo đó:
- Người bán vừa chịu trách nhiệm cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng (phương thức này thương áp dụng cho bao bì tiêu thụ)
- Người mua gửi bao bì của mình đến đề người bán thực hiện việc đóng gói hàng hóa. Các làm này thường chỉ áp dụng khi bao bì thực sự khan hiếm hoặc thị trường thuộc về người bán, thực tế thì phương thức này ít xảy ra.
- Người bán chịu trách nhiệm cung ứng trước bao bì, sau khi nhận được hàng, người mua sẽ trả lại bao bì cho người bán (thường áp dụng cho bao bì vận chuyển)
2.5.2.3 Phương thức xác định giá của bao bì
Việc tính giá bao bì cũng là một yếu tố cần tính đến, nhất là trong trường hợp bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì việc tính giá bao bì để bảo đảm quyền lợi cho bên bán. Khi tính giá bao bì có thể áp dụng một trong các dạng sau:
Chúng ta có thể tính giá bao bì vào giá hàng, trường hợp này khá phổ biến và giá của hàng bán ra là giá cả bì.
Dạng thứ hai đó là giá của bao bì do bên mua trả riêng. Để làm đượca như vậy cần phải xác định được chính xác chi phí bỏ ra để sản xuất bao bì, từ đó làm cơ sở để tính giá bao bì. Mức giá này cso thể tính theo chi phí thực tế hoặc có thể tính bằng mức % so với hàng.
Tuy nhiên áp dụng hai phương thức trên đều có những điểm chưa thỏa đáng. Phương pháp đầu có thể dẫn tới việc sản xuất hàng bằng những loại bao bì đắt tiền hoặc với khối lượng quá mức cần thiết để tranh thủ xuất khẩu bao bì, trong khi phương thức thứ hai có thể dẫn tới giá cả bao bì nhiều hơn chi phí thực tế. Vì thế người ta còn dùng một phương thức thứ ba đó là giá cả của bao bì sẽ được tính như giá cả của hàng hóa và cả hai yếu tố đều được tính theo trọng lượng.
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
Trong thương mại quốc tế, xác định giá cả hàng hóa giao dịch và quy định điều khoản giá cả trong các hợp đồng như thế nào là vấn đề quan trọng mà các bên mua bán đều hết sức lưu tâm. Chúng ta đều biết giá của hàng hóa liên quan đến yếu tố lợi nhuận của bên bán cũng như chi phí của bên mua. Trong khi đàm phán giao dịch thì mặc cả giá thường là vấn đề nhạy cảm và căng thẳng, các bên đều mong muốn thỏa thuận được mức giá đảm bảo được lợi ích cho bên mình. Điều khoản giá cả trở thành điều khoản trung tâm trong các hợp đồng mua bán. Lợi hại và đượcu mất trong các điều khoản khác của hai bên mua bán đều được phản ánh qua giá cả hàng hóa. Và vì thế chúng ta thấy rằng nội dung của điều khoản giá cả hàng hóa luông có mối liên hệ mật thiết và tác động tới các điều khoản khác trong hợp đồng.
2.6.1 Đồng tiền tính giá:
Trong giao dịch về nguyên tắc thì hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ đồng tiền nào để làm đồng tiền tính giá. Tuy nhiên trong thực tế người ta hay dùng một số đồng tiền nhất định, thông thường đồng tiền này có vị trí quan trọng trong thị trường tiền tệ thế giới. Các đồng tiền này có thể là đồng USD, EUR, GBP, Yen, NDT... Nếu giá cả trong hợp đồng dùng một loại tiền mà hai bên mua bán thỏa thuận để biểu thị, không quy thanh toán bằng các loại tiền khác thì loại tiền quy định trong hợp đồng vừa là tiền tính giá, vừa là tiền thanh toán.
Bên cạnh đó, việc chọn đồng tiền cụ thể làm đồng tiền tính giá nhiều khi còn chịu ảnh hưởng cụa vị thế người mua hoặc người bán trong giao dịch mua bán. Người bán muốn chọn đồng tiền ổn định còn người mua muốn chọn đồng tiền mà họ có sẵn, không muốn dự trữ (thường là đồng tiền thiếu ổn định), bên nào có vị thế mạnh hơn có thể đưa ra được quyết định.
Ngoài ra, tập quán của một số ngành hàng nhất định cũng có ý nghĩa rất lớn tới việc lựa chọn đồng tiền tính giá. Ví dụ trong buôn bán cao su, kim loại màu, than... thông thường giá cả được quy định bằng đồng bảng Anh, buôn bán các mặt hàng dầu mỏ, da, lông thú... thì thường tính giá bằng đồng đô la Mỹ.
2.6.2 Phương pháp quy định giá:
Tùy trường hợp cụ thể của từng thương vụ mà chúng ta có thể vận dụng một trong những phương thức sau để tính giá:
- Trước hết là phương pháp tính giá theo giá cố định (fixed price): Với phương pháp này thì giá cả của hàng hóa sẽ được tính ở thời điểm ký kết hợp đồng và mức giá này sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Phương pháp này thường được á/dụng trong những :hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm) + hàng hóa tiêu dùng thông thường + tổng giá trị hợp đồng tương đối nhỏ
- Tính giá theo giá linh hoạt (flexible price). Với cách tính này thì giá cả được xác định tại thời điểm kí hợp đồng nhưng mức giá này được xem xét lại tại thời điểm giao hàng và thanh toán (khi tại thời điểm đó giá cả có sự biến động nhất định). Chúng ta thường sử dụng phương thức này khi thực hiện những hợp đồng dài hạn có tổng giá trị lớn thường áp dụng cho buôn bán nguyên liệu sản xuất.
- Tính giá theo giá quy định sau: Theo phương pháp này tại thời điểm kí hợp đồng giá cả chưa được bàn đến và chỉ quyết định thời điểm trong tương lai hai bên sẽ gặp nhau lại để xác định mức giá cụ thể. Ví dụ trong điều khoản giá cả của hợp đồng, người ta có thể quy định "giá cả sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa hai bên 15 ngày trước khi giao hàng", hoặc "tính theo giá thị trường quốc tế của ngày cấp hóa đơn".
- Tính theo giá di động (slide scale price).Theo phương pháp này giá cả cũng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng mức giá này chỉ là mức giá tạm tính ban đầu còn giá thanh toán cuối cùng được xác định bằng cách là căn cứ vào giá tạm tính ban đầu kết hợp với sự biến động của yếu tố cấu thành nên mức giá. Thường áp dụng trong hoạt động mua bán các loại phương tiện thiết bị máy móc có giá trị lớn thời gian chế tạo tương đối lâu. Căn cứ vào điều kiện chung trong cung cấp thiết bị máy móc thì giá trượt được xác định:
P1 = P0 x (A + B¬¬x b1/b0 + C x c1/c0)
Khi không có sự biến động giữa hai thời điểm ký hợp đồng và thanh toán cuối cùng thì P1 = P0. Khi có sự biến động của các yếu tố thì sẽ làm giá thay đổi.
2.6.3 Giảm giá (chiết khấu)
Trước hết chúng ta cần hiểu giám giá hay còn gọi là chiết khấu là chỉ khoản cắt giảm phần trăm nhất định cho bên mua theo nguyên giá của bên bán, tức là đưa ra ưu đãi thích đáng về giá cả. Việc tiến hành giảm giá có thể đem lại nhiều ích lợi, trong đó có việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Hiện nay có nhiều dạng giảm giá khác nhau và được phân loại theo các tiêu thức:
• Nếu căn cứ vào nguyên nhân giảm giá thì chúng ta có các loại:
- Giảm giá do trả tiền sớm, loại giảm giá này được sử dụng khi giá tham khảo đã dự kiến việc bán chịu trong một khoảng thời gian nhất định nhưng người mua lại thanh toán sớm nên được giảm giá. Thông thường mức giảm giá sẽ vào khoảng 2 - 3% mức giá tham khảo.
- Giảm giá do thời vụ, theo đó đúng vào thời vụ thu hoạch sản phẩm bên bán có thể tiến hành giảm giá cho bên mua để khuyến khích người mua mua hàng hoặc nhằm vào lúc nhu cầu ít căng thẳng. Thường áp dụng với các mặt hàng mang tính chất thời vụ.
- Giảm giá đổi hàng cũ khi mua hàng mới thường vào mức 25 - 30% của bảng thời giá.
- Giảm giá cho người mua khi người đó mua hàng với số lượng lớn.
• Nếu căn cứ vào cách tính các loại giảm giá thì có các loại giảm giá như sau:
- Giảm giá đơn thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so với giá hàng.
- Giảm giá kép, đó là một chuỗi các giảm giá liên tiếp mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhâ khác nhau.
- Giảm giá tặng thưởng (Bonus). Đây là loại giảm giá mà người mua được hưởng nếu trong một khoảng thời gian nhất định tổng số tiền mua hàng đạt tới một ngưỡng nhất định nào đó như đã thỏa thuận.
Có một điểm cần lưu ý trong họat động thương mại quốc tế đó là khi quy định điều khoản giá cả, giảm giá thường được dùng chữ viết để biểu thị rõ ràng.
Với phần nội dung này chúng ta có thêm công thức tính giá ngay:
Pngay = Ptd/ (1+ t.i)
Trong đó t là thời hạn tín dụng bình quân và t = (x1%.t1 + ....+ xn%.tn)/(x1%+ ... + xn%). Khi người mua trả trước thì t mang dấu âm (-); khi người mua trả sau thì t mang dấu dương (+); còn khi người mua thanh toán ngay thì t = 0.
2.7 Điều kiện thanh toán
Chúng ta đều biết rằng trong hoạt động kinh doanh thì việc thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản của cả bên bán và bên mua. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của mỗi bên, đồng thời liên quan tới rủi ro trong lưu thông tiền tệ và chi phí. Vì thế trong quá trình đàm phán đi tới ký kết hợp đồng hai bên đều cố gắng sao cho việc tham toán có lợi cho mình. Liên quan đến điều kiện thanh toán chúng ta sẽ cùng xem xét một số nội dung sau:
2.7.1 Đồng tiền thanh toán
Điều kiện về đồng tiền thanh toán là chỉ việc sử dụng loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời quy định cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến động về mặt giá trị. Trường hợp đồng tiền thanh toán khớp với đồng tiền ghi trong hợp đồng thì tốt. Nếu không khớp thì hai bên cần phải thỏa thuận với nhau về tỷ giá đồng tiền (tỷ giá do NHTW or NHTM công bố, thời điểm tính tỷ giá...)
2.7.2 Thời hạn thanh toán
Trong kinh doanh thì thời hạn thanh toán các hợp đồng có quan hệ chặt chẽ và tác đông không nhỏ tới việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng tránh hoặc gặp phải những cơ hội cũng như rủi ro do biến động về giá trị của đồng tiền thanh toán đem lại, vì thế thỏa thuận về thời điểm thanh toán nhiều khi không dễ dàng do bên nào cũng tính toán hướng tới lợi ích cho doanh nghiệp mình. Khi xem xét về thời hạn thanh toán trong các thương vụ mua bán quốc tế, chúng ta thấy có ba dạng cơ bản sau:
- Trả tiền trước, khi đó người bán chưa giao hàng tuy nhiên người mua vẫn thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng để thể hiện mong muốn thực sự có hàng hoặc để hỗ trợ người bán một khoản tín dụng trong quá trình chuẩn bị hàng. Thực tế trường hợp này ít gặp trong buôn bán ngoại thương mà chỉ gặp trong trường hợp mua hàng với giá trị lớn và thường thanh toán trước một phần.
- Trả tiền ngay,việc thanh toán tiền hàng ngay tại thời điểm giao hàng. Việc thanh toán có thể diễn ra khi: hàng sẵn sàng được giao/hàng đã được xếp lên ptiện vận tải/được vận chuyển đến địa điểm đích được quy định trong hợp đồng/đã được nghiệm thu/ đưa đến nơi lắp đặt và chạy thử/seller xuất trình được bộ giấy tờ.
- Trả tiền sau: Với việc trả tiền sau có nghĩa là người bán đã tiến hành giao hàng, bên mua đã nhận hàng tuy nhiên vì một lý do nào đó mà bên mua chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc người bán cung cấp một khoản tín dụng trong một thời gian nhất định cho người mua.Thường áp dụng cho việc mua bán máy móc, thời gian khấu hao dài, giá trị lớn.
2.7.3 Phương thức thanh toán
Có thể nói rằng việc lựa chọn và sử dụng phương thức thanh toán phù hợp nội dung trọng yếu nhất của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nó thể hiện việc người bán thu tiền về bằng cách nào và người mua thanh toán tiền ra sao. Chúng ta thấy rằng ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ và tăng cường khả năng kết nối của hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới, sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ thông tin các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng phát huy được vai trò và tính tiện lợi. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì mỗi phương thức thanh toán mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng, vì thế khi thực hiện nghiệp vụ trong thực tế, tùy tình hình cụ thể, tùy vào mối quan hệ tìn cậy với phía đối tác... mà người học có thể chọn lựa cho mình phương thức thanh toán hiệu quả đảm bảo về mặt thời gian cũng như giảm thiểu được rủi ro có thể gặp phải.
2.7.3.1 Một số chứng từ thường gặp
a. Hối phiếu: đây là một loại mệnh lệnh trả tiền mà người có nợ gửi cho người bị nợ yêu cầu người này phải trả một khoản tiền nhất định vào một ngày quy định hoặc một ngày nào đó được xác định trong tương lai
b. Vận đơn: (thường gặp là vận đơn đường biển) Đây là loại chứng từ quan trọng nhất trong hoạt động vận tải đường biển, bao giờ trong một bộ chứng từ thanh toán cũng có vận đơn
c. Hóa đơn thương mại: đây là chứng từ do Seller lập ra để làm cơ sở cho việc đòi tiền Buyer
d. Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận trọng lượng
2.7.3.2 Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán được hiều là cách mà Buyer sẽ chuyển tiền trả cho Seller
a. Thanh toán bằng tiền mặt: Buyer thanh toán bằng tiền mặt hoặc các loại hiện vật có giá tri khác như séc, hối phiếu đáo hạn. Thực tế thì việc thanh toán như vậy thường không phổ biến vì dễ xảy ra những rủi ro và quyền lợi của người bán không được đảm bảo
b. Thanh toán bằng ghi sổ: phương thức này thường chỉ áp dụng bằng buôn bán đối lưu
c. Thanh toán bằng chuyển tiền: với phương thức này thì người mua thông qua một bên thứ ba (thường là ngân hàng) để chuyển tiền cho người bán bằng một trong hai cách: thư chuyển tiền hoặc điện chuyển tiền
Thực tế phương thức này thường áp dụng khi tổng trị giá lô hàng nhỏ và hai bên mua bán thật sự tin tưởng lẫn nhau bởi nếu không mua thì Seller dễ gặp rủi ro do bị chiếm dụng vốn.
d. Thanh toán bằng nhờ thu: Phương thức thanh toán theo đó sau khi giao hàng xong thì Seller sẽ nhờ một ngân hàng nào đó thu tiền hộ mình bằng cách dùng hối phiếu. Có thể chia làm hai trường hợp:
Khi sử dung nhờ thu phiếu trơn: Bằng cách này seller sau khi giao hàng xong sẽ chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa trực tiếp cho Buyer để buyer đi nhận hàng và chỉ nhờ Bank thu hộ tiền bằng hối phiếu mà không kèm theo điều kiện nào cả
Sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Bằng cách này sau khi giao hàng xong, Seller sẽ nhờ ngân hàng thu hộ mình bằng hối phiếu kèm chứng từ hàng hóa, người mua muốn nhận chứng từ để đi nhận hàng thì phải trả tiền. Có hai dạng là D/P - nhờ thù trả tiền đổi chứng từ (nhờ thu trả tiền ngay) và D/A-nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ (nhờ thu trả chậm).
e. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán này là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho bên thứ ba (người được hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình được cho ngân hàng này một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định được đưa ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (letter of credit - L/C)
• Nguyên tắc thực hiện:
(2)
(7)
(5) (3) (1) (6)
(5) (3) (4)
(1): Buyer yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C để trả tiền cho người bán. Người mua phải trả phí mở và số tiền ký quỹ ( >10% trị giá L/C)
(2) NH bên mua sẽ mở L/C trả tiền cho người bán và nhờ ngân hàng bên bán thông báo hộ
(3) NH bên bán thông báo cho Seller biết về L/C đã được mở và đề nghị người bán kiểm tra L/C đó:
Kiểm tra về tính hợp pháp: nếu là thư thì căn cứ vào dấu, chữ ký của NH mở. Nếu là điện thì căn cứ vào mã kiểm tra của bưu điện, mã này chỉ có NH mới biết được
Kiểm tra tính hợp lệ: Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng đã ký
Kiểm tra tính khả thi: Kiểm tra khả năng tài chính của NH mở L/C
(4) Sau khi kiểm tra các nội dung xong nếu L/C hợp lệ đáp ứng được yêu cầu thì người bán tiến hành giao hàng và nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ theo quy định của L/C
(5) Người bán xuất trình bộ chứng từ theo như các nội dung đã đề xuất trong L/C cho NH phục vụ mình để đòi tiền:
Nếu là L/C trả ngay và NH bên bán là NH được chỉ định thanh toán thì NH này sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ, nếu thấy đầy đủ hợp lệ thì trả tiền cho người bán
Nếu là L/C trả ngay và NH bên bán là NH được chỉ định thông báo thì NH sẽ kiểm tra sơ bộ chứng từ và chuyển cho NH mở L/C để ngân hàng đó trả tiền.
Nếu là L/C trả sau và NH bên bán được chỉ định là NH chiết khấu thì thể theo yêu cầu của Seller NH này có thể chiết khấu ngay bộ chứng từ hảng hóa để khi đáo hạn thì sẽ đòi tiền NH bên mua
(6) NH bên người mua sẽ thông báo cho người mua biết về bộ chứng từ hàng hóa đã được chuyển đến nơi và đề nghị người mua kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu thấy đáp ứng được yêu cầu thì Buyer sẽ thanh toán cho NH bên mình trong trường hợp thanh toán ngay hoặc chấp nhận trả tiền trong trường hợp thanh toán sau và lấy bộ chứng từ này để đi nhận hàng
(7) Hai ngân hàng chuyển trả tiền cho nhau
Thực hiện theo phương thức này có thể tốn phí và mất thời gian hơn tuy nhiên quyền lợi hai bên đều được đảm bảo:
Với người bán: Sau khi giao hàng có đầy đủ chứng từ như trong L/C thì có thể nhận được thanh toán
Với người mua khi anh ta cầm được chứng từ thì sẽ lấy được hàng nếu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
• Tính chất của L/C:
Trước tiên có thể khẳng định L/C thường mang tính độc lập. L/C được mở trên cơ sở hoạt động mua bán nào đó nhưng khi đã được mở thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng. NH chỉ tiến hành thanh toán tiền hàng hoặc từ chối thanh toán tiền hàng là căn cứ vào quy định của L/C
Bên cạnh đó L/C mang tính hình thức vì thê tất cả toàn bộ chứng từ thanh toán cần phải phù hợp theo quyết định của L/C cả về nội dung lẫn hình thức.
• Một số loại L/C thường gặp:
Nếu chúng ta căn cứ vào tính hiệu lực của L/C thì có ba loại:
L/C hủy ngang: là L/C mặc dù đã được mở nhưng NH mở hoặc người mở vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung thậm chí là hủy bỏ mà không cần được sự đồng ý của người được hưởng
L/C không hủy ngang: là L/C sau khi đã được mở thì không một ai có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu chưa được sự đồng ý của người được hưởng
L/C không hủy ngang có xác nhận: là L/C không hủy ngang mà ngoài sự cam kết trả tiền của NH mở còn có một NH thứ hai đứng ra cam kết sẽ trả tiền nếu NH mở không trả tiền được. Về nguyên tắc người chịu trách nhiệm là NH xác nhận và phải trả phí xác nhận (phí này tương đối cao) nên thường ít gặp phương thức này trong thanh toán
Nếu căn cứ vào cách thực hiện thì có các loại
L/C chuyển nhượng là loại mà người được hưởng có quyền chuyển cho người khác nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền trong L/C đó bằng cách ký hậu sau L/C
L/C giáp lưng:Sau khi nhận được L/C người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau được gọi là L/C giáp lưng. Nhìn chung L/C gốc và L/C giáp lưng có những điểm giống nhau, tuy nhiên xét riêng chúng có những điểm cần phân biệt khi số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn so với L/C gốc, kim ngạch của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc. Khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ và thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn so với L/C gốc.
L/C tuần hoàn: được mở một lần với số tiền tương đối lơn và được thanh toán nhiều lần, sau mỗi lần thanh toán thì có hiệu lực cho lần thanh toán tiếp theo cho đến khi hết thì thôi. Áp dụng cho hợp đồng dài hạn và giao hàng nhiều lần.
L/C dự phòng: L/C được mở để cam kết thực hiện một nghĩa vụ nào đó và nếu không thực hiện được thì người mở L/C sẽ mất số tiền trong L/C. Nó tương tự tiền đặt cọc.
• Nội dung cụ thể của L/C (có thể cho sinh viên xem qua một L/C mẫu)
- Số hiệu L/C; địa điểm, ngày mở L/C
- Tên, địa chỉ các bên liên quan
- Số tiền của L/C
- Thời hạn hiệu lực của L/C
- Thời hạn trả tiền
- Thời hạn giao hàng
- Quy định thông tin về hàng hóa: chất lượng, số lượng, bao bì....
- Thông tin về vận tải: điểm đi, điểm đến, phương thức vận tải, điều kiện cơ sở giao hàng
- Bộ chứng từ thanh toán
- Những quy định khác như cam kết trả tiền của NH
- Xác nhận của NH mở
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
2.8.1 Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa
Đây là một khâu quan trọng trong mua bán hàng hóa và là điều khoản không thiể thiếu trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Việc tiến hành kiểm nghiệm hàng hóa là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia mua bán đặc biệt là bên mua.
2.8.2 Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa
Khi đề cập đến điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa trong thương mại quốc tế chúng ta thường đế cập đến các nội dung như thời gian và địa điểm tiến hạnh kiểm nghiệm, cơ quan thực hiện việc kiểm nghiệm, chứng nhận kiểm nghiệm, căn cứ kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm.
Trong giao dịch thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng thì người mua luôn có quyền kiểm tra hàng trước khi tiếp nhận hàng.
2.8.2.1 Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm
Thực tế giao dịch chúng ta thường thấy bên mua có quyền kiểm nghiệm hàng hóa trước khi tiếp nhận hàng. Tuy nhiên thời điểm bên mua tiến hành việc kiểm nghiệm và địa điểm để bên mua tiến hành kiểm nghiệm thường không quy định rõ trong hệ thống luật pháp quốc tế. Trong thực tế thì thời gian, địa điểm kiểm nghiệm thường có mối quan hệ mật thiết với điều kiện cơ sở giao hàng sử dụng trong hợp đồng, hàng hóa và tính chất bao bì của chúng, tập quán buôn bán chuyên ngành, pháp lệnh của Nhà nước...
2.8.2.2 Cơ quan kiểm nghiệm và chứng nhận kiểm nghiệm
Thông thường hoạt động kiểm nghiệm hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế thường do các cơ quan chuyên nghiệp tiến hành. Đó có thể là các cơ quan giám định hoặc các bên có trung tâm chức năng tự tiến hành kiểm nghiệm.
Trong khi đó giấy chứng nhận kiểm nghiệm là văn bản do cơ quản kiểm nghiệm cấp sau khi đã thực hiện việc kiểm nghiệm, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của các bên. Trong giao dịch thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp giấy chứng nhận kiểm nghiệm do đơn vị sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc đơn vị sử dụng hàng hóa nhập khẩu đưa ra nếu nhận được sự thỏa thuận và nhất trí của cả hai bên. Về cơ bản chúng ta có thể sử dụng giấy chứng nhận kiểm nghiệm đề làm căn cứ chứng minh xem chất lượng, số lượng, bao bì và điều kiện y tế của hàng hóa giao dịch có phù hợp với các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hay không; trong trường hợp là bên mua nếu phát hiện ra hàng nhận được không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể sử dụng giấy chứng nhận này là bằng chứng để từ chối thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hoặc thanh toán; chúng ta cũng có thể sử dụng giấy kiểm nghiệm khi thỏa thuận thực hiện thanh toán với ngân hàng...
2.8.3 Căn cứ để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
Trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa thì căn cứ đề kiểm nghiệm chất lượng là bảng mẫu, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật... Còn kiểm nghiệm về số lượng hàng sẽ dựa vào vận đơn đường biển, hóa đơn vận chuyển. Các căn cứ này đều được ghi cụ thể trong hợp đồng, thư tín dụng. Có một điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu ý khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu đó là các căn cứ kiểm nghiệm trong hợp đồng không thể trái với quy định luật pháp, quy định hành chính của các quốc gia liên quan và thông lệ quốc tế, nếu không nội dung của hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.
Còn về phương pháp thì phương pháp kiểm nghiệm chất lượng có thể dựa trên cảm quan hay thí nghiệm, kiểm nghiệm về số lượng thì có thể sử dụng cân, đong, đo, đếm...Thực tế là với mỗi loại hàng hóa và thương vụ cụ thể ta nên tính toán để lựa chọn phương pháp kiểm nghiệm thích hợp vì nếu chọn phương pháp không chính xác dễ dẫn tới sự sai lệch trong kết quả.
2.9 Điều kiện giao hàng:
Như đã đề cập đến trong các phần trên, chúng ta có thể nhận thấy nội dung và việc quy định cụ thể điều kiện giao hàng có mối quan hệ chặt chẽ với tính chất và phương thức vận chuyển của hợp đồng. Việc vận tải hàng hóa bằng đường biển hay sử dụng vận tải đa phương thức đều có tác động tới việc giao nhận hàng hóa. Vì thế khi xây dựng điều khoản giao hàng của hợp đồng chúng ta cần thống nhất cụ thể với phía bạn hàng các nội dung cơ bản như: thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.. Có làm được như vậy mới tránh được tình trạng hiểu nhầm hoặc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.9.1 Thời hạn giao hàng:
• Khi sử dụng phương thức giao có định kỳ nghĩa là thời gian giao hàng được ấn định vào một khoảng thời gian cụ thể:
- Có thể là vào một ngày nhất định nào đó có thể là một ngày cụ thể hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng là thời hạn giao hàng. Tuy nhiên phương thức này nhiều khi gây ra khó khăn cho các bên vì vướng phải những thủ tục như hải quan, thủ tục hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa... có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
- Đó cũng có thể là vào một khoảng thời gian cụ thể phương thức này thường được áp dụng nhiều hơn trong giao dịch thương mại quốc tế
• Dạng thứ hai là giao không có định kỳ. Khi thực hiện theo dạng này thì thời điểm giao hàng không được xác định một cách cụ thể mà chỉ được quy định chung chung (VD: giao hàng khi thuê được tàu). Tuy nhiên phương thức này tương đối chung chung nên ít được dùng
• Có thể tiến hành giao ngay: giao trong vòng năm ngày kể từ ngày ký hợp đồng hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi mở L/C. Các bên có thể thỏa thuận giao ngay (promt), giao ngay lập tức (immediately) và giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)
Lưu ý khi các bên thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì cần chú ý đến tình hình thực tế của nguồn hàng và nguồn tàu để tránh vấn đề phát sinh do không kịp chuẩn bị hoặc không thuê được tàu vận chuyển gây ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó quy định về thời hạn giao hàng phải được thể hiện rõ ràng và chi tiết trong hợp đồng, tránh sự đại khái chung chung. Ngoài ra quy định thời hạn giao hàng còn phải xem xét đến ngày tháng mở L/C để xem có hợp lý không, rõ ràng không vì ngày tháng mở L/C và thời hạn giao hàng có liên quan tới nhau.
2.9.2 Địa điểm giao hàng:
• Quy định cụ thể địa điểm giao hàng: cảng bốc và cảng dỡ
VD: Bán FOPHP: Hiểu cảng giao là cảng HP hoặc nhập CIFHP hiểu là cảng dỡ là cảng HP
Dùng cách này đảm bảo được sự chắc chắn và cụ thể tuy nhiên có thể phát sinh những chi phí không cần thiết cho cả Seller và Buyer
• Quy định nhiều địa điểm để lựa chọn:
FOBcảng VN thông báo cụ thể sau để tránh những chi phí phát sinh không cần thiết. trong trường hợp có những cảng trùng tên với nhau phải quy định rõ cảng đó ở quốc gia nào
2.9.3 Phương thức giao hàng:
Đối với phương thức giao hàng chúng ta có thể quy định việc giao nhận hàng hóa ở một địa điểm nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối cùng. Theo đó giao nhận sơ bộ: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về chất lượng và số lượng so với hợp đồng. Còn giao nhận cuối cùng nhằm xác định người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình về các mặt số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng
Các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra quy định về giao nhận theo số lượng (bằng phương pháp cân đo đong đếm..) hoặc giao nhận về chất lượng (kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước...), trên cơ sở đó đem so sánh với các chỉ tiêu đã được quy định trong hợp đồng.
2.9.4 Thông báo giao hàng (có thể cho SV tự tham khảo giáo trình)
Trong thực tế hoạt động kinh doanh quốc tế, các bên vẫn thường thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ thông báo giao hàng. Việc thông báo giao hàng được tiến hành cả trước và sau khi giao hàng. Theo đó trước khi giao hàng người bán có thể thông báo về việc hàng đã sẵn sàng được giao hoặc về ngày đem hàng ra cảng để giao. Ngược lại người mua cũng có những thông báo liên quan đến hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc chi tiết thông tin về tàu đến nhận hàng...
2.9.5 Những quy định khác về việc giao hàng
Ngoài những quy định cụ thể về điều kiện giao hàng như chúng ta đã đề cập đến ở trên, trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế căn cứ vào điều kiện cụ thể người ta còncó một số quy định khác để việc giao nhận hàng được thuận tiện hơn, theo đó
Số lần giao hàng nếu không ghi gì khác thì được hiểu là giao hàng một lần. Tuy nhiên với những hợp đồng hàng hóa có khối lượng lớn người ta có thể "cho phép giao hàng từng đợt"
Nếu trên đường đi cần phải chuyển phương tiện vận tải thì có thể cho phép chuyển tải (transhipment allowed)
Trong trường hợp cảng đi và cảng đến gần nhau khiến cho hàng hóa có thể đến trước giấy tờ thì người ta có thể sử dụng "vận đơn đến chậm được chấp nhận" (Stale bill of lading acceptable)
Ngoài ra nếu người bán ủy nhiệm cho người thứ ba đứng ra giao hàng người ta dùng "vận đơn người thứ ba được chấp nhận" (Third party B/L acceptable)
2.10 Điều kiện về khiếu nại
2.10.1 Khái niệm
Để nghiên cứu về cách thiết lập điều kiện khiếu nại cho các bên khi tham gia vào hợp đồng mua bán quốc tế, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là khiếu nại:
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu phía bên kia giải quyết những tổn thất và thiệt hại đối với mình do lỗi của bên kia gây ra, hoặc về những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa hai bên trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán nào đó.
Việc khiếu nại do một bên thực hiện khi bên kia vì một lý do nào đó có thể là chủ quan hay khách quan dẫn tới vi phạm thực hiện hợp đồng gây tổn hại cho bên còn lại. Vấn đề thỏa thuận nội dung khiếu nại và cách thức giải quyết có ý nghĩa quan trọng và làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia giao dịch.
2.10.2 Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng thương mại quốc tế
Khi đi vào nghiên cứu về điều khoản khiếu nại trong hợp đồng thương mại quốc tế chúng ta thấy điều khoản này cần đề cập đến một số vấn đề sau: thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến việc khiếu nại.
2.10.2.1 Thể thức của việc khiếu nại:
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các nội dung khiếu nại cần phải được lập thành văn bản và nếu chi tiết các nội dung như tên của hàng hóa bị khiếu nại, số lượng/ trọng lượng, lý do khiếu nại và nêu ra các yêu cầu cụ thể đối với bên bị khiếu nại.
Đơn khiếu nại sẽ được gửi theo đường thư bảo đảm kèm theo các điều kiện cần thiết để chứng minh cho sự việc khiếu nại như
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với hàng hóa
+ Vận đơn
+ Giấy chứng nhận về trọng lượng và chất lượng của hảng hóa
+ Chứng thư giám định của cơ quan có chức năng
Việc khiếu nại sẽ được tính từ ngày hồ sơ khiếu nại được gửi đi theo đường bưu điện.
2.10.2.2 Thời hạn khiếu nại:
Chúng ta hiểu thời hạn khiếu nại là khoản thời gian mà việc khiếu nại được coi là hợp lệ và do hai bên thỏa thuận trước. Thời gian dài hay ngắn liên quan đến vị thế của người bán và người mua trong thương vụ đó; liên quan đến tính chất của việc khiếu nại; liên quan đến tính chất và đặc điểm của hàng hóa.
2.10.2.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan
Có một điểm cần lưu ý đó là trong hoạt động kinh doanh các bên thường hay thỏa thuận với nhau rằng, khiếu nạo của người mua không thể là cơ sở để người này từ chối nhận những lô hàng tiếp theo của cùng một hợp đồng. Cùng với đó người mua khi có khiếu nại sẽ tiến hành các công việc như lập biên bản giám định về hỏng hóc khuyết tật, bảo quản hàng hóa nhận được nguyên trạng, lập đơn khiếu nại báo cho người bán theo đúng yêu cầu.
Khi đó người bán có quyền kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua thông qua việc xem xét hàng hóa tại chỗ. Sau một số ngày nhất định kể từ thời điểm nhận được khiếu nại, người bán phải đến kiểm tra hàng. Trong thời hạn quy định, người bán phải tiến hành xem xét và thông báo quyết định của mình đối với đơn khiếu nại. Trong thời gian quy định đó, nếu người bán không trả lời thì người mua có thể coi người bán đã công nhận việc khiếu nại và có quyền đưa vụ việc ra trước cơ quan trọng tài để xử lý, mọi chi phí trọng tài đều do người bán chịu.
2.10.2.3 Hướng giải quyết khiếu nại
Nếu thực tế khiếu nại mà bên kia đưa ra là đúng thì chúng ta có thể xem xét và tiến hành một số hướng giải quyết như sau:
- Có thể giao tiếp lượng hàng bị thiếu hụt (trường hợp bị khiếu nại do thiếu hàng)
- Có thể nhận lại hàng hóa khiếu nại hoặc thực hiện việc hoàn lại tiền cho người mua
- Tiến hành sửa chữa, khắc phục hàng hóa bị thiếu
- Đổi lại hàng khác trong trường hợp hàng bị khiếu nại về chất lượng, quy cách...
- Giảm giá cho người mua đối với lô hàng bị khiếu nại cũng là một hướng giải quyết mà chúng ta có thể tính tới.
2.11 Điều kiện bảo hành:
Bảo hành được hiểu là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời gian bảo hành. Trong thời hạn này nếu có vấn đề về chất lượng thì người bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2.11.1 Phạm vi bảo đảm của người bán
Phạm vi của người bán chủ yếu đảm bảo cho tính chất của hàng hóa. Tùy những loại mặt hàng khác nhau, người bán sẽ có các tiêu chí đảm bảo khác nhau. Chẳng hạn những thiết bị có mức độ tiêu chuẩn hóa cao thì người bán đảm bảo chất lượng các sản phẩm phù hợp với những tiêu chuẩn ban hành.
Trong thực tế người ban có thể quy định việc bào hành một phần hay toàn bộ các chi tiết của sản phẩm
Bên cạnh đó còn có quy định về giới hạn sử dụng được bảo hành để người mua biết.
2.11.2 Thời hạn bảo hành:
Đối với từng loại sản phẩm khác nhau có thể có những quy định thời gian bảo hành khác nhau. Trong nhiều trường hợp người ta áp dụng tập quán ngành hàng để xác định thời gian bảo hành. Thông thường trong hoạt động mua bán, thời hạn bảo hành có thể được tính hoặc từ ngày giao hàng cho người mua; hoặc từ ngày giao hàng cho người tiêu thụ đầu tiên; hoặc từ lúc người mua nhận được thông báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng được giao; hoặc từ ngày máy móc, thiết bị được đưa vào phục vụ sản xuất.
2.11.3 Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành
Chúng ta thấy rằng thông thường trong thời gian bảo hảnh còn hiệu lực, nếu người mua phát hiện ra hàng hóa có sai sót, khiếm khuyết nào đó mà không phù hợp với các nội dung mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người bán phải chịu trách nhiệm bỏ chi phí sửa chữa các khiếm khuyết đó hoặc bổ sung thay thế bằng hàng mới đáp ứng được yêu cầu.
Cũng có những trường hợp không được bảo hành chẳng hạn như đối với sự hao mòn tự nhiên của hàng hóa, hoặc hỏng hóc xảy ra do người mua lắp ráp, sử dụng không đúng quy cách mà nhà sản xuất hướng dẫn...
2.12 Điều kiện bất khả kháng
2.12.1 Khái niệm
Trong quá trình đàm phán các bên sẽ đề cập đến những trường hợp có thể phát sinh mà nếu gặp phai bên tham gia có thể hoàn toàn hoặc được miễn một phần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng. Những trường hợp đó (được gọi là bất khả kháng) xảy ra do khách quan không kiểm soát được và nó cản trở một trong hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, khi giao dịch đàm phán, người ta thường thỏa thuận quy định những trường hợp mà nếu xảy ra bên đương sự được hoàn toàn, hoặc trong chừng mực nào đó, miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp đồng, có tính chất khách quan, và không thể khắc phục được. Những điều khoản nói về trường hợp như vậy thường có tên gọi là "trường hợp bất khả kháng" hoặc "trường hợp miễn trách".
Căn cứ vào khái niệm trên ta nhận thấy rằng điều kiện bất khả kháng có một số đặc điểm cần lưu ý như sau:
- Bất khả kháng là trường hợp bất ngờ xảy ra sau khi ký hợp đồng mà hai bên không lường trước được
- Khi xảy ra nó cản trở trực tiếp tới việc thực hiện nghĩa vụ của bên nào đó trong hợp đồng
- Các bên đương sự không thể khống chế hoặc không đủ năng lực để khống chế khi trường hợp bất khả kháng đó xảy ra
2.12.2 Quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại quốc tế
¬ Trường hợp thế nào là bất khả kháng cần được hai bên quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng để tránh nhầm lẫn hoặc tranh cãi có thể phát sinh. Khi quy định về trường hợp bất khả kháng, chúng ta có thể sử dụng một trong các phương thức sau:
Chỉ quy định những tiêu chí để xác định xem một sự cố có phải trường hợp bất khả kháng hay khó khăn. Cũng có thể liệt kê ra hẳn những sự việc như thế nào được coi là bất khả kháng. Ngoài ra cũng có thể nêu một cách tổng hợp bằng cách vừa liệt kê các sự cố nếu xảy ra thì được coi là bất khả kháng, vừa ghi thêm: và các trường hợp bất khả kháng khác dẫn tới một bên không thể thực hiện hoặc phải kéo dài thực hiện hợp đồng.
Khi xảy ra trường hợp nằm trong nhóm bất khả kháng theo thỏa thuận thì một bên phải thông báo ngay cho bên còn lại
Sau khi thông báo cần xin giấy tờ chứng nhận là trường hợp bất khả kháng đó có xảy ra trong thực tế. Giấy chứng nhận này do cơ quan có thẩm quyền cấp, thường là Phòng Thương mại Công nghiệp hoặc cơ quan quản lý Nhà nước khác.
Về hướng giải quyết các bên có thể chấp nhận:
Được hoãn hoặc miễn thi hành nghĩa vụ đối với trường hợp bất khả kháng xảy ra trong thời gian ngắn ( hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai...)
Có thể đơn phương tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với trường hợp bất khả kháng thời hạn dài
2.13 Điều kiện trọng tài
Chúng ta đều hiểu rằng trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại nói chung, trong đó có thương mại quốc tế, do nhiều yếu tố tác động có thể là khách quan như chính trị, kinh tế, xã hội... hoặc vì nguyên nhân chủ quan phát sinh từ bên mua hoặc bên bán khiến cho việc thực thi các điều khoản mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng không được đảm bảo. Từ đó nảy sinh những tranh chấp để bảo về quyền lợi của mỗi bên. Thực tế hoạt động kinh doanh khi phát sinh các tranh chấp đòi hỏi phải có đơn vị hữu quan đừng ra phân xử bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và doanh nghiệp. Và trọng tài là một biện pháo xử lý thích hợp các tranh chấp đó.
2.13.1 Khái niệm
Biện pháp trọng tài là biện pháp hai bên mua bán thỏa thuận bằng văn bản trước khi xảy ra hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, tự nguyện giao tranh chấp cho người thứ ba là trọng tài mà hai bên đồng ý để bên thứ ba này đưa ra phán quyết cho vụ việc. Do trọng tài phán quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài mà pháp luật cho phép, nên sự phán quyết đó có những ràng buộc về mặt pháp luật, đòi hỏi hai bên đương sự phải tuyệt đối tuân thủ chấp hành.
Thực tế có một số loại trọng tài như
- Trọng tài chính phủ: cơ quan trọng tài này do Chính phủ thành lập và điều hành tuy nhiên thực tế thương mại quốc tế người ta ít dùng vì mang tính giai cấp
- Trọng tài phi chính phủ: do các tổ chức phi chính phủ điều hành. Theo đó có trọng tài quy chế được hiểu là tổ chức trọng tài thường xuyên liên tục theo dõi một quy chế định sẵn và trọng tài vụ việc được thành lập để giải quyết một vụ việc cụ thể, sau khi giải quyết xong thì tự giải tán
2.13.2 Quy định về trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế
2.13.2.1 Thỏa hiệp trọng tài
Các bên giao dịch khi phát sinh tranh chấp mà không tự giải quyết được sẽ thỏa hiệp đưa vụ việc ra hội đồng trọng tài. Thỏa hiệp về lựa chọn trọng tài giải quyết có thể được hai bên đưa trước vào trong hợp đồng hoặc được đưa vào thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng.
2.13.2.2 Tổ chức ủy ban trọng tài:
Đây là cơ quan trực tiếp giải quyết các tranh chấp, được tổ chức theo một trong hai cách sau:
- Hai bên thỏa thuận chọn lấy một trọng tài viên hoặc nhờ chủ tịch cơ quan trọng tài chỉ ra một người để làm người xét xử
- Mỗi bên sẽ chọn lấy một trọng tài viên, sau đó hai trọng tài viên này sẽ thỏa thuận với nhau để chọn lấy người thứ ba. Khi đó ủy ban trọng tài được hình thành với đầy đủ 3 thành viên
2.13.2.3 Hòa giải:
Ủy ban trọng tài sau khi được thành lập sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải cho cả hai bên và nếu hai bên đồng ý hòa giải thì vụ việc coi như kết thúc. Nếu hai bên không đồng ý hòa giải thì ủy ban trọng tài sẽ xác định thời điểm cụ thể để tiến hành việc xét xử chính thức. thời điểm này được sự chấp thuận của hai bên.
2.13.2.3 Xét xử:
Sau khi hình thành, ủy ban trọng tài sẽ xác định ngày giờ xét xử và thông báo cho các bên liên quan. nếu đương sự có lý do chính đáng, có thể đề nghị hoãn phiên xử sang một thời điểm thích hợp. Đến ngày giờ cụ thể đã xác định thì ủy ban trọng tài sẽ xử chính thức vụ việc dù vắng mặt một bên nào đó với bất kỳ lý do gì.
2.13.2.4 Tài quyết:
Phán quyết cuối cùng của ủy ban trọng tài về vụ việc tranh chấp và phán quyết này có giá trị chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên liên quan. Nhìn chung các quốc gia thường không cho phép đương sự khởi tố ở tòa án khi không phục quyết định mà ủy ban trọng tài đưa ra.
2.13.2.5 Chi phí trọng tài:
Khi tiến hành thụ lý một vụ tranh chấp nào đó thì cơ quan trọng tài sẽ thu một khoản lệ phí nhất định gọi là chi phí trọng tài. Về nguyên tắc người thua cuộc phải chịu chi phí, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận trước với nhau về khoản chi phí này. Thu phí thông qua biểu phí, ở Việt Nam thường thu theo % giá trị vụ việc tranh chấp, có quy định mức tổi thiểu và mức tối đa tranh chấp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top