qtkdqtc3
CHƯƠNG 3
CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH QUỐC TẾ
CẤU TRÚC CHƯƠNG 3
3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược
3.2. Quá trình hình thành chiến lược
3.3. Các loại chiến lược quốc tế
3.3.1. Chiến lược quốc tế
3.3.2. Chiến lược đa nội địa
3.3.3. Chiến lược toàn cầu
3.3.4. Chiến lược đa quốc gia
3.4. Các cấp chiến lược của công ty
3.4.1. Chiến lược cấp công ty
3.4.2. Chiến lược cấp cơ sở
3.4.3. Chiên lược chức năng
3.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chiến lược quốc tế của công ty
KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ
Chiến lược quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.
Có 4 loại chiến lược:
- Chiến lược quốc tế (International strategy)
- Chiến lược đa nội địa (multidomestic strategy)
- Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
- Chiến lược đa quốc gia (transnational strategy)
VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ
Tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới
Phối hợp các bộ phận, phòng ban với nhau để đạt mục tiêu một cách tốt nhất
Hướng công ty vào những hoạt động tốt nhất và vào những ngành phù hợp nhất
Giúp công ty và quốc gia cải thiện được vị thế hiện tại
Nhận biết và tận dụng các cơ hội kinh doanh, phân phối thời gian và tài nguyên cho các cơ hội hợp lý
Phối hợp sức mạnh cá nhân và tập thể
Giảm thiểu các sai sót
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ
4 chiến lược cơ bản
- Chiến lược quốc tế (International strategy)
- Chiến lược đa quốc gia (Multidomestic strategy)
- Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
- Chiến lược xuyên quốc gia (Translation strategy)
CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International strategy)
Tạo ra giá trị bằng cách chuyển giao các kỹ năng có giá trị và các sp cho các thị trường nước ngoài nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kỹ năng và sp đó
Xu hướng:
- Tập trung chức năng R&D ở trong nước
- Thiết lập chức năng sx và mar ở quốc gia kinh doanh
Chiến lược hợp lý khi:
- Cty có khả năng đặc biệt mà đối thủ cạnh tranh bản xứ không có
- Cạnh tranh địa phương thấp
- Sức ép nhỏ về giảm chi phí
CHIẾN LƯỢC ĐA QUỐC GIA (multinational strategy)
Thích nghi các sp và chiến lược mar ở mỗi thị trường nước ngoài
Xu hướng:
- Thành lập các đơn vị độc lập hoặc các cty lép vốn ở các thị trường khác nhau
- Các đơn vị thực hiện chiến lược R&D, mar riêng biệt
Chiến lược thích hợp khi
- Đ/v những ngành mà sở thích người tiêu dùng là không giống nhau giữa các quốc gia
- Sức ép cao về phản ứng địa phương
- Sức ép thấp về chi phí
CHIẾN LƯỢC ĐA QUỐC GIA (multinational strategy)
Ưu điểm
- Khác biệt hóa sp -> định giá cao hơn/ giành thị phần lớn hơn
Nhược điểm
- Thất bại trong:
* Lợi ích của đường cong kinh nghiệm
* Tính kinh tế của địa điểm
- Không thích hợp những ngành cạnh tranh chủ yếu bằng giá
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Global strategy)
Chiến lược tung ra các sp giống nhau và sử dụng cùng 1 chiến lược mar trên tất cả các thị trường khác nhau
Xu hướng:
- Tận dụng lợi thế tính kinh tế của quy mô và địa điểm
- R&D, marketing và SX tại những nơi có điều kiện thuận lợi
Chiến lược thích hợp khi:
- Sức ép lớn về giảm chi phí
- Mức độ cạnh tranh địa phương là rất thấp
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Global strategy)
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí
- Chia sẻ kinh nghiệm & kiến thức có được ở 1 thị trường
Nhược điểm
- Đối thủ cạnh tranh có thể đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống và tạo ra một thị trường mới
CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA (Translation strategy)
Xu hướng:
- Khả năng vượt trội không chỉ ở nước chủ nhà mà có thể phát triển sang bất kỳ nước nào
- Các kỹ năng và sản phẩm: cty mẹ <-> cty con
Chiến lược thích hợp khi:
- Sức ép lớn về giảm chi phí
- Sức ép cao về sự thích nghi địa phương
Mục tiêu của chiến lược:
- Đạt được lợi thế chi phí thấp
- Sự khác biệt hóa
CHIẾN LƯỢC KDQT-THUẬN LỢI &BẤT LỢI
CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
Chiến lược cấp công ty
(Corporate level strategy)
Chiến lược cấp cơ sở
(Business level strategy)
Chiến lược chức năng
(Departement level strategy)
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY(Corporate- Level- strategy )
Áp dụng đ/v cty có nhiều hơn 1 ngành, lĩnh vực hoặc cơ sở kinh doanh
4 con đường hình thành chiến lược cấp công ty
- Chiến lược tăng trưởng
- Chiến lược ổn định
- Chiến lược cắt giảm
- Chiến lược kết hợp
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY (tt)CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG
Chiến lược để tăng quy mô hoặc phạm vi hoạt động của công ty
Các phương pháp tăng trưởng
- Tăng trưởng nội bộ (tự tăng trưởng)
- Hợp nhất và chiếm đoạt
- Liên doanh và liên minh chiến lược
Chiến lược được sử dụng khi:
- Cty không muốn phát triển các kỹ năng nhất định trong nội bộ cty
- Cty khác đã thực hiện cái mà các nhà quản lý cố gắng đạt được
Các hội viên thực hiện chiến lược:
- Đối thủ cạnh tranh
- Các nhà cung ứng
- Các khách hàng
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY (tt)CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG-CÔNG TY INTEL
Mục tiêu: " trở thành nhà cung cấp các linh kiện hàng đầu cho nghành công nghiệp vi tính rên khắp thế giới"
Sản phẩm: linh kiện vi tính, bộ vi xử lí, vi mạch điện tử, bảng mạch chính, bộ nhớ và phần mềm
Nhà tiêu thụ: nhà sản xuất trong nghành máy vi tính, ô tô, điện thoại di động
Chiến lược tăng trưởng tập trung:
- Cung cấp " bộ xử lí tốc độ cao điều khiển các máy tính cá nhân đã nối mạng và các sản phẩm liên quan"
- Hợp tác với các ngành Cn hàng đầu khác để mở rộng công dụng của máy tính
Trọng tâm của chiến lược : thị trường hợp nhất khổng lồ Trung Quốc và Brazil
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY (tt)CHIẾN LƯỢC CẮT GIẢM
Hoạch định nhằm giảm bớt quy mô và phạm vi của các hoạt động kinh doanh của cty
Chiến lược được thực hiện thông qua:
- Đóng cửa các nhà máy có công suất dư thừa & sa thải công nhân
- Sa thải các nhà quản lý và những nhân viên bán hàng ở các thị trường không đạt mục tiêu kinh doanh
- Bán các cơ sở kinh doanh thua lỗ hoặc không còn liên quan đến mục đích tổng thể
Áp dụng chiến lược khi:
- Các điều kiện kinh tế xấu đi
- Sự cạnh tranh tăng lên
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY (tt)CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH
Chiến lược thực hiện khi:
- Tránh sự thay đổi
- Công ty không muốn thực hiện chiến lược tăng trưởng hay cắt giảm
Là chiến lược không thường được sử dụng
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY (tt)CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP
Mục đích: Phối hợp các chiến lược tăng trưởng, cắt giảm, ổn định ở tất cả các đơn vị kinh doanh của cty
Thí dụ:
Một công ty - đầu tư vào các cơ sở có triển vọng
- cắt giảm các cơ sở không đạt mục tiêu
- ổn định các cơ sở khác
Chiến lược thường được nhiều lựa chọn
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (Business - Level - Strategies)
Chiến lược cấp cơ sở:
- Đ/v cty 1 sp, 1 nghành: như là chiến lược cấp công ty
- Đ/v cty nhiều nghành: tạo ra ở 1 nơi từ 2 đến hàng tá chiến lược
Thí dụ:
- Công ty Cadbury Schweppes ( Anh) kinh doanh: đồ uống, bánh ngọt,
- Chiến lược của cơ sở kinh doanh;
* Đồ uống: " củng cố vị trí đồ uống nhẹ trên toàn thế giới và trở thành người chủ nhãn hiệu lớn nhất và thành công nhất không có hương vị cola"
* Đồ ngọt: " Dựa vào việc xây dựng các địa điểm khả thi ở các thị trường được ưu tiên thông qua tự tăng trưởng và chiếm đoạt"
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)(Business - Level - Strategies)
Hiệu quả phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh tổng thể trên thị trường
3 chiến lược cấp cơ sở
- Chiến lược hướng vào chi phí thấp
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VÀO CHI PHÍ THẤP
Là chiến lược khai thác tính kinh tế của quy mô để có được mức chi phí thấp nhất so với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào
Đặc điểm:
- Giảm bớt chi phí quản lý& chi phí hoạt động chủ yếu
- Sản xuất hiệu quả với số lượng lớn
- Vị trí dẫn đầu phụ thuộc vào quy mô sản xuất -> yêu cầu cty phải có thị phần lớn
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VÀO CHI PHÍ THẤP
Chiến lược thích hợp khi:
- Sp bán với khối lượng lớn
- Khách hàng nhạy cảm với giá
- Cty có sp đạt tiêu chuẩn hóa và chú trọng marketing
Nhược điểm:
- Tính trung thành của khách hàng thấp
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA
Là chiến lược trong đó cty thiết kế sp để người tiêu dùng nhận ra sp là độc đáo, duy nhất trong toàn ngành
Đặc điểm:
- Có thể định giá sp cao
- Thu hút được lòng trung thành của khách hàng
- Vị trí thị phần thấp
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA
Các cách làm khác biệt hóa sp:
- Nâng cao uy tín về chất lượng
Thí dụ: bộ đồ ăn bằng gốm của Nhật có chất lượng tốt đặc biệt hơn so với các sp khác -> định giá rất cao
- Ấn tượng nhãn hiệu
Thí dụ: Các hiệu áo quần nổi tiếng như CK, Polo, Levis định giá sp rất cao
- Thiết kế sp
Thí dụ: Thiết kế đồng hồ Casio rất đa dạng cho mọi lứa tuổi
CHIẾN LƯỢC CẤP CƠ SỞ (tt)CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG
Tập trung phục vụ nhu cầu của một đoạn thị trường hẹp:
- Hoặc trở thành người dẫn đầu chi phí thấp
- Hoặc bằng việc làm khác biệt sp
- Hoặc bằng cả hai.
Kiểu dáng sp, chiến lược mar hướng vào:
- Khách hàng không thỏa mãn với những lựa chọn hiện có
- Khách hàng mong muốn một cái gì đặc biệt
CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG(Departement - Level - Strategies)
Là các chiến lược tập trung vào các hoạt động cụ thể để biến đổi nguồn nguyên liệu thành sản phẩm
Cơ sở hình thành chiến lược chức năng
- Phân tích các khả năng hỗ trợ của cty
- Phân tích các hoạt động chủ yếu& hoạt động hỗ trợ
CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG(Departement - Level - Strategies)
Các hoạt động chủ yếu như:
- Chiến lược sản phẩm
* Quan trọng cho việc cắt giảm chi phí sx
* Nâng cao chất lượng sp
- Chiến lược marketing: quảng cáo sự khác biệt
- Lực lượng bán hàng mạnh, dịch vụ khách hàng tốt tạo ấn ượng tốt đ/v khách hàng
Các hoạt động hỗ trợ như:
- Các nhà quản trị nhân lực chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả và giảm chi phí thuê nhân công
- Hoạt động thu mua cung cấp NVL tốt với chi phí hợp lý
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT
Sức ép giảm chi phí
Sức ép từ các địa phương
- Sự khác biệt về sở thích và thị hiếu tiêu dùng
- Sự khác biệt hóa về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
- Sự khác biệt về kênh phân phối
- Những yêu cầu của chính phủ nước sở tại
Các lựa chọn về sản xuất
- Lập kế hoạch sản lượng
- Kế hoạch phân bố sản xuất
* Tính kinh tế của địa điểm
* Sản xuất tập trung hay phân tán
- Dự kiến phương pháp sản xuất
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP GIẢM CHI PHÍ
Sức ép giảm chi phí thường rất lớn trong:
- Các ngành: giá cả là vũ khí cạnh tranh chính
: đối thủ cạnh tranh chính đều ở vị trí chi phí thấp
: công suất vượt quá khả năng tiêu dùng
: người tiêu dùng có sức mạnh
- Các sp : phục vụ cho nhu cầu chung
: sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau có xu hướng tương tự nhau
Các biện pháp chủ yếu
- Di dời sản xuất đến nơi có chi phí thấp
- Tung ra các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa toàn cầu
-> đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Sức ép từ phía các địa phương phát sinh từ:
Sự khác biệt về sở thích và thị hiếu tiêu dùng
Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
Sự khác biệt về kênh phân phối
Những yêu cầu của chính phủ nước sở tại
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Sự khác biệt về sở thích và thị hiếu tiêu dùng
Xuất phát có thể từ sự khác nhau về văn hóa, lịch sử
Xu hướng:
- Sp / thông điệp quảng cáo phải đặc trưng hóa theo thị hiếu người tiêu dùng địa phương
- Chức năng sx & tiếp thị được cty con thực hiện trên từng quốc gia
Thí dụ
- Bắc Mỹ coi xe tải mini là phương tiện đi lại chủ yếu
- Châu Âu coi xe tải mini là xe chuyên dùng
-> Thông điệp tiếp thị ở 2 thị trường phải khác nhau
Nhu cầu người tiêu dùng về sự thích nghi địa phương có xu hướng giảm (GS.Theodore Levitt - Harvard)
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Sự khác biệt hóa về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
Để tạo sự thích nghi, nên giao các chức năng sx cho các cty con ở nước ngoài
Thí dụ 1: khác biệt về cơ sở hạ tầng
- Hệ thống điện tử tiêu dùng ở Bắc Mỹ: 110 vôn
- Hệ thống điện tử tiêu dùng ở Châu Âu: 240 vôn
-> các thiết bị điện nội địa phải thích nghi với những khác biệt
Thí dụ 2: khác biệt về tập quán truyền thống
- Anh: lái xe bên trái nên yêu cầu tay lái xe bên phải
- Pháp: lái xe bên phải nên yêu cầu tay lái xe bên trái
-> sx ô tô phải thích nghi với yêu cầu của mỗi quốc gia
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Sự khác biệt về kênh phân phối
Yêu cầu phải giao chức năng tiếp thị cho các cty con ở các quốc gia khác nhau
Thí dụ: Các bác sĩ Anh và Nhật Bản không chấp nhận kiểu bán hàng sức ép cao như Mỹ -> hoạt động tiếp thị ở 2 thị trường này phải khác nhau
Những yêu cầu của chính phủ nước sở tại
Các yêu cầu về kinh tế và chính trị
Sự đe dọa của chế độ bảo hộ, tinh thần dân tộc và luật lệ địa phương
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)SỨC ÉP TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Sức ép từ phía các địa phương hàm ý rằng:
Cty không thể đạt được toàn bộ lợi ích từ đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm
- Do yêu cầu thích nghi sp với đòi hỏi địa phương
- Thí dụ: người tiêu dùng Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu yêu cầu các loại ô tô khác nhau nên Honda, Ford, Toyota phải tiến hành thiết kế và sx đa dạng
Cty không thể chuyển giao các khả năng vượt trội và các sp đặc biệt của nó từ nước này sang nước khác
- Thí dụ: Mc Donald's phải thích nghi hóa sp của nó khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT
Các vấn đề chủ yếu của sản xuất của 1 cty quốc tế
- Lập kế hoạch sản lượng
- Kế hoạch phân bố sản xuất
- Dự kiến phương pháp sản xuất
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT
Lập kế hoạch sản lượng
Là việc xác định khả năng để sx ra 1 khối lượng sp nhất định của 1 cty để đáp ứng nhu cầu thị trường
Cty phải đánh giá nhu cầu về sp một cách chính xác
- Nếu dư thừa thì phải thu hẹp quy mô sx, bằng cách:
* Cắt giảm công nhân hay ca làm việc tại những khu vực nhất định
- Nếu nhu cầu tăng thì phải mở rộng quy mô sx, bằng cách:
* Xây dựng thêm các cơ sở sx
* Các cơ sở truyền thống tăng thêm sản lượng
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT
Kế hoạch phân bố sản xuất
Là việc dự kiến khu vực để đặt các cơ sở sx
Các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch phân bố sx:
- Chi phí và sự sẵn có về lao động, quản lý
- Nguyên liệu, các bán thành phẩm, năng lượng
- Sự ổn định về chính trị,luật pháp, bộ máy quan liêu
- Sự phát triển về kinh tế và văn hóa của địa phương
Các vấn đề cần quan tâm
- Giảm chi phí bằng việc tận dụng nguồn nhân công rẻ
- Vị trí sx kinh doanh thuận lợi (gần khách hàng)
- Quan tâm đến nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng
- Vấn đề cung cấp phải đảm bảo chi phí hợp lý, kịp thời
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT (tt)
Kế hoạch phân bố sản xuất (tt)
Tính kinh tế của địa điểm
- Là lợi ích kinh tế được tạo ra từ việc đặt các hoạt động sx tại những địa điểm tốt nhất
Để giành được lợi thế về địa điểm
- hoặc cty tự thực hiện những hoạt động kd ở 1 địa điểm cụ thể
- hoặc giành được các sp,dịch vụ từ các cty khác đặt tại địa điểm đó
Cần làm quen với truyền thống& tập quán của các quốc gia để khai thác triệt để tính kinh tế của địa điểm
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT (tt)
Kế hoạch phân bố sx (tt)
Sản xuất tập trung và sản xuất phân tán
- Sản xuất tập trung là gom các cơ sở sx vào cùng 1 địa điểm, khu vực -> chiến lược toàn cầu
- Sản xuất phân tán là các cơ sở sx được đặt ở nhiều địa điểm cách xa nhau -> chiến lược đa quốc gia
- Các nhân tố quyết định sx tập trung hay phân tán:
* Chi phí vận chuyển và vị trí tự nhiên
Thí dụ: Cty theo đuổi chiến lược chi phí thấp thường chọn địa điểm có tổng chi phí vận tải và sản xuất thấp
*Cơ sở hạ tầng địa phương (cảng biển, sân bay, trung tâm vận tải)
*Đặc điểm của sản phẩm
Thí dụ: Đ/v sp khác biệt hóa thì sx phân tán hiệu quả hơn
*Sự cần thiết trong việc liên hệ khách hàng
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT (tt)
Dự kiến phương pháp sx
Là quyết định phương pháp mà cty sẽ sử dụng để tạo ra sp
Các nhân tố quyết định phương pháp sx
- Chiến lược cấp cơ sở sẽ quyết định phương pháp sx
Thí dụ: Chiến lược chi phí thấp - phương pháp sx hàng loạt
Thí dụ:
* Cty sx ván trượt tuyết với khối lượng lớn thì áp dụng phương pháp sx tự động
* Chiến lược khác biệt hóa lại yêu cầu sx bằng tay
- Tính sẵn có về lao động và chi phí ở thị trường địa phương
Thí dụ: Nếu nguồn lao động rẻ thì chọn phương pháp sử dụng nhiều lao động hơn và ít tự động trong phương pháp sx
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLQT (tt)CÁC LỰA CHỌN VỀ SẢN XUẤT (tt)
Dự kiến phương pháp sx
Cần cân nhắc phương pháp sx sẽ đượ tiêu chuẩn hóa cho mọi thị trường hay có điều chỉnh đ/v các thị trường khác nhau
Thí dụ: chiến lược hướng vào chi phí thấp - sx tiêu chuẩn hóa và hàng loạt lớn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top