QTHDNH1
Chương 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung:
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển.
- Định nghĩa NH và phân biệt nó với các tổ chức khác.
- Các loại hình NH trong nền kinh tế.
- Đặc điểm riêng có của KD NH.
- Mô hình tổ chức của NH
- Vấn đề thành lập và điều hành NH.
- Hệ thống NH việt Nam, những thay đổi và thách thức mà nó phải đối mặt trong thời gian đến.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau nhưng dựa vào đối tượng giao dịch chúng ta có thể phân ra thành 2 loại như sau:
- Ngân hàng trung ương (NHTW): là ngân hàng không có giao dịch với công chúng.
- Ngân hàng thương mại (NHTM): là ngân hàng giao dịch với công chúng.
Để có được một hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
1.1.1.1. Ngân hàng thời sơ khai
- Từ trước 3500 năm TCN về trước, có rất ít tư liệu về sự tồn tại hoạt động mang tính chất ngân hàng.
- Đến khoảng 3500 năm TCN đã có những bằng chứng chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đã tồn tại. Thời kỳ này, ngân hàng chưa có tên. Nhà thờ, người thợ vàng hay các nhà quyền quý có lâu đài và đội bảo vệ kiên cố là nơi được lựa chọn. Hoạt động của những người này giống như ngân hàng ký thác ngày. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau:
Cùng với sự phát triển của phân công lao động, chuyên môn hóa, các phương tiện trung gian trao đổi (tiền bằng vang, bạc, đồng) ra đời, thương mại đã được mở rộng ra nhiều vùng. Trong quá trình cất giữ người ta phát hiện ra rằng:
(i) Về phía công chúng có tài sản, tiền gởi vào cất trữ như vậy, khi cần sử dụng nó có thể thanh toán, thay vì mang giấy biên nhận đến rút tài sản, tiền để thanh toán thì họ sẽ giao giấy biên nhận này cho người được thanh toán. người ta quen dần với ý nghĩ tiền của họ bao gồm tiền cất ở trong túi và tiền gởi ở các tổ chức này.
(ii) Về phía những người cất trữ tài sản cho công chúng nhận thấy rằng: trong đơn vị thời gian nhất định (ngày), có nhiều người gởi và rút tiền, tài sản, khoảng chênh lệch gởi và rút ra trong ngày thường không đáng kể. Do vậy, người giữ không cần phải xuất tiền trong kho để chi trả. Tiền, tài sản trong kho luôn đầy ắp trong khi có rất nhiều người có nhu cầu vay mượn để đầu tư và tiêu dùng… Vì vậy, những người cất trữ tài sản tiền của công chúng bắt đầu sử dụng tiền của công chúng để cho vay.. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau:
Do thuận lợi từ hoạt động cho vay đem lại cao nên hoạt động nhận tiền gởi và cho vay phát triển khá mạnh không chỉ ở nhà thờ, tư nhân mà cả khu vực công trong thời kỳ văn minh Hy Lạp.
Trước ngày chúa giáng sinh, thuật ngữ ngân hàng xuất hiện và được gọi cho đến ngày nay.
1.1.1.2. Ngân hàng giai đoạn 2
- Trong thời kỳ (Trung cổ, từ TK V – TK X SCN) hoạt động cho vay lấy lời bị giáo hội Thiên Chúa La Mã cấm đoán. Tuy vậy, hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại dưới hình thức khác như góp vốn…
- Từ TK X đến TK 15, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã bị hủy bỏ một phần. Bên cạnh các nghiệp vụ đã tồn tại trước đây còn có nhiều hoạt động mới xuất hiện
- Từ TK 15 – TK 18: Sang thời kỳ phục hưng, nền kinh tế của các quốc gia trong thời kỳ này phát triển, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã được hủy bỏ hẳn cùng với việc phát hiện ra nhiều vùng đất mới, giao lưu buôn bán giữa các vùng, quốc gia phát triển, nhiều hội chợ thương mại quốc tế ra đời tạo điều kiện để cho nhiều ngân hàng gia tầm cỡ ra đời như: 1609 ngân hàng lớn chính thức được nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra đời ở Amsterdam với nhiều hoạt động giống như NH hiện đại ngày nay: cho vay, nhận tiền gởi, chiết khấu, chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, phát hành tín tệ…Do đầu tư lớn vào chính quyền và công ty (Đông Âu) nên khi chính quyền và các công ty phá sản không trả được nợ thì NH cũng sụp đổ theo (năm 1819). Trong cùng thời gian này, nhiều ngân hàng khác ra đời như ngân hàng Hamburg (1619) ở Đức; ngân hàng Bank of England ở Anh (1694), ngân hàng Hoa kỳ (1791), Ngân hàng Pháp (Banque de France 1800)…Các ngân hàng này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều hoạt động của ngân hàng từ khâu tổ chức nghiệp vụ đến nhận thức các vấn đề lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng…Thời kỳ này được nhiều nhà kinh tế học xem là thời kỳ đặt nề tảng cho hệ thống ngân hàng hiện đại và các ngân hàng này được xem là các ngân hàng ra đời đầu tiên trên thế giới.
Đặc điểm hoạt động NH trong thời kỳ này là các ngân hàng hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ, chưa hình thành một hệ thống ngân hàng, mỗi ngân hàng thường thực hiện tất cả các hoạt động như: nhận tiền, cho vay, đổi tiền, chiết khấu và phát hành tiền…Với đặc điểm hoạt động như vậy, có 3 vấn đề nảy sinh trong hoạt động ngân hàng:
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông mà không căn cứ vào lượng vàng, bạc dự trữ trong kho. Nếu có lúc nào đó, người gởi cùng nhau đổ xô đến ngân hàng đổi tiền giấy để lấy tiền vàng thì sẽ dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại đến sản xuất và thương mại và thực tế đã xảy ra.
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông nên có rất nhiều tỷ giá, cản trở việc lưu thông hàng hóa phát triển.
+ Nhiều ngân hàng phát hành tiền, nhiều đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nền kinh tế có lúc quá thừa tiền, có lúc quá thiếu tiền, rất bất ổn định và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa.
1.1.1.3. Ngân hàng giai đoạn 3 - Giai đoạn phát triển (TK 18 – cuối TK 19)
- Đầu TK thứ 18 Nhà nước dùng quyền lực của mình để hạn chế ngân hàng phát hành bằng cách đưa ra các điều kiện như phải đảm bảo dự trữ, đảm bảo khả hoán, nộp thuế cho chính phủ, cho chính phủ vay nếu cần… nên các ngân hàng chia thành 2 nhóm như sau:
Nhóm ngân hàng được phép phát hành
Nhóm ngân hàng không được phép phát hành
- Đầu TK 19, Nhà nước dùng quyền lực của mình để giới hạn NHPH và dần dần tiến tới giới hạn chỉ còn lại một, nhưng vẫn còn được nắm giữ bởi tư nhân và vẫn còn tham gia vào hoạt động cho vay, vay trực tiếp từ công chúng.
- Cuối TK 19, sắp xếp lại một cách tốt hơn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước không cho ngân hàng này tiếp xúc với công chúng.
1.1.1.4. Ngân hàng thời hiện đại
Từ chỗ là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và không giao dịch trực tiếp với công chúng, NH này trở thành nơi cung cấp tài chính cho hoạt động của Chính phủ, là nơi gởi tiền thuế của chính phủ và làm đại lý cho chính phủ trong các giao dịch tài chính với nước ngoài, các ngân hàng không được phép phát hành nhận thấy rằng: nó sẽ có rất nhiều lợi ích nếu mở tài khoản tại ngân hàng độc quyền phát hành bởi đây là nơi dự trữ vàng lớn nhất thế giới nên nó có thể vay khi những đợt rút tiền ào ạt của công chúng. Khi các ngân hàng mở tài khoản và gởi tiền gởi tại ngân hàng độc quyền phát hành tiền thì nó bắt đầu trở thành trung tâm thanh toán, bù trừ và cất giữ của các ngân hàng còn lại. Với sự hoạt động tự do của các ngân hàng, chạy theo lợi nhuận, nhiều ngân hàng đã bành trướng tín dụng quá mức dẫn đến mất khả năng chi trả phải cầu cứu đến NHPH, ngân hàng này đã xuất vàng cho vay (cứu cánh cuối cùng) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) và áp dụng các biện pháp hạn chế bành trướng tín dụng ; tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra đời. Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng. Thuật ngữ NHTW bắt đầu ra đời từ đầu thế kỷ 20.
Do tầm quan trọng của hoạt động phát hành tiền đối với sự phát triển kinh tế, vào những năm đầu TK 20, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để nắm giữ NHPH bằng một trong hai cách sau:
- Thực hiện quốc hữu hóa NHPH, NHPH trở thành ngân hàng của Nhà nước như Ngân hàng Anh Quốc.
- Thực hiện cổ phần hóa NHPH và nhà nước nắm giữ 1 số lượng lớn cổ phiếu (trên 50%) như NHTW Nhật Bản (51%).
1.1.2. Xu hướng phát triển ngân hàng
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH chuyên môn hóa
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng đã có xu hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp, điều này kéo dài mãi cho đến cuối thế kỷ 19 mà lý do là:
- Do qui mô các khoản tiền gởi và cho vay còn nhỏ
- Các hình thức kinh doanh tiền tệ còn đơn giản
- Phạm vi hoạt động của ngân hàng còn hẹp chỉ trong vùng, địa phương, chưa ra khỏi quốc gia.
Với những lý do đó, ban quản lý ngân hàng còn đủ khả năng quản lý tốt mọi hoạt động ngân hàng, nhưng sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế của các nước phát triển nhanh chóng, qui mô tiền gởi tăng, nhu cầu đầu tư tăng, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh hơn trước rất nhiều không chỉ trong vùng mà còn vượt ra khỏi quốc gia khác. Chính sự phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các mâu thuẫn sau:
- Sự không đồng nhất giữa khoản tiền vay và tiền gởi về thời hạn.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho rủi ro ngày càng tăng.
- Các nhà quản lý ngân hàng không đủ sức quản lý tốt mọi hoạt động.
Với những lý do trên, đã làm cho nhiều ngân hàng phá sản, người ta không còn tin vào tính đa năng của ngân hàng. Từ đó, dần hình thành xu hướng chuyên môn hóa trong ngân hàng bắt đầu vào khoảng năm 1930. Các ngân hàng chuyên môn hóa theo:
- Thời hạn tiền gởi và cho vay.
- Lĩnh vực đầu tư.
- Phạm vi hoạt động.
Loại hình NH chuyên môn hóa có ưu điểm:
- Tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa kinh doanh tín dụng ngắn hạn và dài hạn, bản thân tạo điều kiện hạn chế rủi ro.
- Tạo điều kiện cho các nhà quản lý ngân hàng có điều kiện am hiểu để tổ chức kinh doanh tốt.
- Giúp NHTW có điều kiện theo dõi được khối lượng tín dụng của từng loại để có chính sách tiền tệ phù hợp.
Tuy nhiên, bao giờ nguồn vốn ngắn hạn trong nền kinh tế cũng lớn hơn nhu cầu vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế cũng nhỏ hơn nhu cầu vốn trung dài hạn. Do vậy, nếu phân vách rõ ràng sẽ tạo nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vốn. Ngoài ra, Loại hình NH này hạn chế xu hướng quốc tế hóa của các NH.
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH kinh doanh đa năng
Từ những nhược điểm trên, từ những năm 50 của thế kỷ 20, người ta nhận thấy rằng, NH phải trở về với việc kinh doanh đa năng, nhưng để giải quyết những mâu thuẫn này không lặp lại những khó khăn trước đây, NH phải tiến hành kinh doanh đa năng kết hợp với chuyên môn hóa trong lĩnh vực hẹp, tức là, NH hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều chi nhánh và mỗi chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh trên một lĩnh vực hẹp nào đó. Đây cũng chính là mô hình tổ chức của ngân hàng ngày nay. Bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh TD và hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh TD.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.
- Các hoạt động dịch vụ khác như tư vấn, cố vấn.
Các NH kinh doanh đa năng có những ưu điểm như:
- Tận dụng được tiềm năng về vốn của nền kinh tế.
- Kích thích xu hướng quốc tế hóa hệ thống NH.
- Tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với nhược điểm về khả năng quản lý và lãnh đạo của các nhà quản lý NH (yếu tố khả năng của con người) được hổ trợ bởi các phương tiện quản lý hiện đại và có hội đồng tư vấn trong lĩnh vực hẹp. Các loại hình tổ chức ngân hàng thường gặp như:
- Ngân hàng độc lập (đơn vị)
- Ngân hàng chi nhánh
- Ngân hàng đại lý
- Công ty sở hữu ngân hàng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng
1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng và các dịch vụ NH
1.2.1 Khái niệm NH
NH là loại hình tổ chức đã ra đời từ lâu và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từ cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy vậy, vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa NH là gì? Để định nghĩa NH, người ta có thể căn cứ vào tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trên thị trường, hay dựa vào sự kết hợp giữa tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Vấn đề là không chỉ chức năng của NH thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của NH cũng thay đổi. Một số định nghĩa về NH như sau:
- Định nghĩa của Pháp (1941): ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh nào hành nghề thường xuyên nhân của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính.
- Định nghĩa Ấn Độ (1959): ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và tài trợ.
- Định nghĩa của Fed: Bất kỳ 1 tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép KH rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức KD hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một NH.
Các định nghĩa này chủ yếu dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức đó.
- Định nghĩa của Đan Mạch: những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng, hối phiếu và thực hiện nghiệp vụ chuyển ngân. Định nghĩa này dựa vào đối tượng hoạt động.
- Quốc Hội Mỹ đưa ra định nghĩa NH: NH được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công ty bảo hiểm tiền gởi Liên bang. Định nghĩa này không dựa trên cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm tiền gởi của nó.
Nhìn chung, các định nghĩa về NH ở trên có hai đặc điểm cơ bản là nhận tiền ký thác công chúng và sử dụng tiền đó để kinh doanh (cho vay và chiết khấu).
Theo Peter S.Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặt biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tóm lại: mỗi một quốc gia có định nghĩa khác nhau về ngân hàng (dựa vào mục đích, đối tượng hoạt động…) nhưng các định nghĩa trên đều có một thống nhất về ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với hai đặc điểm là nhận tiền ký thác, sử dụng tiền này để cho vay và làm dịch vụ thanh toán.
Theo Luật các TCTD Việt nam:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi; là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
b) Cấp tín dụng; là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
1.2.2. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế
- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản TD cho các tổ chức KD và các thành phần khác để đầu tư và nhà cửa, thiết bị và các TS khác.
- Vai trò thanh toán: Thay mặt KH thực hiện thanh tóan cho việc mua hàng hóa, dịch vụ (bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán, kết nối các quỹ, phân phối tiền giấy và tiền đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho KH khi KH mất khả năng thanh toán.
- Vai trò đại lý: Thay mặt KH thực hiện quản lý và bảo vệ TS của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán.
- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách KT của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng KT và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.2.3. Chức năng của ngân hàng
1.2.3.1. Chức năng trung gian tài chính: NH là định chế tài chính trung gian, khuếch trương công nghệ và thương mại.
Trong nền sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất diễn ra T-H-T nên luôn luôn có sự thừa và thiếu vốn, ở nơi này thừa, nơi khác thiếu, thời điểm này thừa, thời điểm khác thiếu, nhưng lượng thừa và thiếu ít khớp với nhau. Để giải quyết mâu thuẫn này trong nền kinh tế thì cần phải có cơ chế chuyển giao vốn trong nền kinh tế phù hợp chuyển giao vốn từ người thừa sang người thiếu. Trong nền kinh tế có hai cơ chế chuyển giao vốn đó là cơ chế trực tiếp (trực tiếp từ người thừa sang người thiếu) và cơ chế gián tiếp (từ người thừa sang người thiếu thông qua trung gian tài chính), nhưng do nhược điểm của cơ chế trực tiếp nên cơ chế này ít phổ biến mà chủ yếu là cơ chế phân phối vốn gián tiếp trong đó NHTM là định chế chủ yếu (thể hiện thông qua tỷ trọng doanh số huy động và cho vay) thực hiện cầu nối trung gian giữa cung và cầu về vốn. Khi NHTM thực hiện chức năng này, thì ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là cho vay và đi vay, ngân hàng thu hút các lượng tiền nhỏ lẻ, nhàn rỗi ở khắp nới trong nền kinh tế tập hợp lại phục vụ nhu cầu SXKD. Với hoạt động này, NH nắm trong tay một lượng tiền khá lớn đủ sức tài trợ cho các dự án ứng dụng khoa học, công nghệ mới có vốn lớn hay thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần.
Tiết kiệm
1.2.3.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán
Nhờ nhận tiền ký thác, NH có khả năng cho vay, nhưng khi cho vay, NH lại tạo ra tiền gởi không kỳ hạn hay còn gọi tiền ngân hàng hay tiền bút tệ là một thành phần lớn trong khối tiền tệ, NHTM là nguồn cung ứng tiền quan trọng.
1.2.3.3. Chức năng trung gian thanh toán
Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng và cho khách hành vay, NHTM mở ra các sổ sách theo dõi, và chuyển tiền trong các giao dịch lẫn nhau của khách hàng, ngân hàng sẽ xuất tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hay chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Thông qua chức năng này NHTM đã tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt, hạn chế vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán cho khách hàng, thúc đẩy việc luân chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có thể tạo và hủy tiền. Lợi dụng điều này, NHTW đã sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách tiền tệ của mình.
1.2.4. Các dịch vụ NH
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của công chúng về quản lý quỹ tiền tệ, ngân hàng thường cung cấp cho họ nhiều loại dịch vụ khác nhau. Thành công của một NH hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ TC mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó 1 cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Các dịch vụ mà NH cung cấp.
1.2.4.1. Các dịch vụ NH truyền thống.
(1) Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Đây là một trong những dịch vụ NH đầu tiên, NH đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Ngày nay, dịch vụ này thường do những NH lớn đảm nhận bởi các giao dịch này thường có mức RR cao đồng thường yêu cầu trình độ chuyên môn cao.
(2) Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay từ đầu, các NH đã thực hiện chiết khấu TP cho các doanh nhân địa phương (bằng cách mua lại các khoản phải thu của họ) để đổi lấy tiền mặt, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ, xây dựng văn phong và thiết bị SX.
(3) Nhận tiền gởi. Cho vay là hoạt động sinh lợi cao nên NH đã tìm cách huy động nguồn vốn để cho vay, trong đó, các khoản tiền gởi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng nhất.
(4) Bảo quản vật có giá. Ngay từ thời trung cổ, NH dã bắt đầu bảo quản vàng và các vật có giá khác cho KH. Các giấy chứng nhận do NH phát ra cho KH có thể được lưu hành như tiền. Đây là hình thức đầu tiên của séc và thẻ TD ngày nay.
(5) Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Ngay từ thời trung cổ và những năm đầu cách mạng công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn trở thành trung tâm chú ý của chính phủ. Thường NH được cấp phép hoạt động với điều kiện phải mua 1 lượng TP chính phủ theo 1 tỷ lệ nhất định so với lượng tiền huy động được.
(6) Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng châu âu đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ NH mới, đó là tài khoản tiền gởi giao dịch, là loại TK cho phép người gởi viết séc để thanh toán tiền cho việc mua hàng hóa dịch vụ. dịch vụ này ra đời cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán (các giao dịch KD trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn hơn).
(7) Cung cấp dịch vụ ủy thác. Các NH thực hiện việc quản lý TS và quản lý hoạt động TC cho cá nhân và DN để thu phí trên cơ sở quy mô vốn hay giá trị TS mà họ quản lý. Dịch vụ quản lý này đượcc gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Thông qua dịch vụ này, KH có thể tiết kiệm tiền cho con đi học, NH sẽ quản lý, đầu tư khoản tiền đó cho đến khi KH cần. NH là người được ủy thác trong di chúc quản lý TS cho KH đã qua đời bằng cách công bố TS, bảo quản TS, đầu tư có hiệu quả và bảo đảm cho người thừa kế hợp pháp nhận được các khoản thừa kế. NH thực hiện quản lý danh mục đầu tư CK và kế hoạch tiền lương cho các công ty. NH là người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu (trả lãi, trả cổ tức cho CK và thu hồi CK đến hạn (thanh toán vốn gốc) ).
1.2.4.2. Các dịch vụ NH hiện đại
(1) Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ và rủi ro cao nên các NH không tích cực cho vay. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc nhận tiền gởi và cho vay đã buộc các NH hướng đến người tiêu dùng. Dịch vụ này phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.
(2) Tư vấn tài chính. NH cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng như từ chuẩn bị về thuế và các kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước, ngoài nước cho khách hàng kinh doanh.
(3) Quản lý tiền mặt. NH thực hiện quản lý việc thu và chi cho các công ty và tiến hành đầu tư phần tiền mặt dư thừa tạm thời vào các CK sinh lợi và TD ngắn hạn cho đến khi KH cần. Hiện nay, các NH không chỉ thực hiện dịch vụ này đối với các công ty mà còn thực hiện đối với người tiêu dùng (cá nhân).
(4) Dịch vụ thuê mua thiết bị. NH mua thiết bị cho KH thuê thông qua hợp đồng thuê mua.
(5) Cho vay tài trợ dự án. NH tiến hành tài trợ cho chi phí xây dựng các nhà máy mới, nhất là những ngành công nghệ cao.
(6) Bán các dịch vụ bảo hiểm: Bán bảo hiểm TD cho KH, tức bảo đảm khả năng thanh toán nợ của khách hàng vay vốn trong trường hợp họ bị chết hay tàn phế.
(7) Cung cấp các kế hoạch hưu trí: NH thực hiện quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các DN lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho người nghỉ hưu, tàn phế. NH bán các kế hoạch tiền gởi hưu trí cho cá nhân và giữ nó cho đến khi người sử hữu các kế hoạch này cần tới.
(8) Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. NH cung cấp các dịch vụ môi giới CK, cung cấp cho KH những cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các CK khác mà không cần phải đến người kinh doanh CK. Để thực hiện dịch vụ này, NH thường mua lại công ty môi giới hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới.
(9) Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp: Hợp đồng trợ cấp bao gồm các kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho KH bắt đầu vào 1 ngày nhất định trong tương lai (ngày nghỉ hưu). Quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (tối đa hóa thu nhập hoặc sự tăng giá trị vốn).
(10) Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán chứng khoán cho KH (như bảo lãnh phát hành CK), cung cấp các công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế RR để bảo vệ KH. Bảo đảm các khoản nợ do chính phủ, công ty phát hành để họ có thể vay với chi phí thấp
(11) Sự thuận tiện: tổng hợp các dịch vụ NH. Không phải tất cả các NH đều cung cấp nhiều dịch vụ như trên nhưng các dịch vụ mà NH cung cấp phải tạo ra 1 sự thuận lợi lớn cho KH. Kh có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ TC của mình thông qua 1 NH và tại 1 địa điểm.
Tóm lại: các dịch vụ cung cấp càng đa dạng, càng hiện đại sẽ giúp ngân hàng càng có cơ hội để đa dạng hoá danh mục đầu tư, thu hút nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đứng vững trước sức ép cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lượng vốn khá lớn để hiện đại hoá công nghệ nên không phải NH nào cũng làm được.
1.2.4.3. Những thay đổi trong thời gian gần đây về hoạt động NH
(1) Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ: Muốn tồn tại và phát triển, các NH phải mở rông danh mục dịch vụ cung cấp cho KH. Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã gia tăng mạnh trong thời gian gần đây do áp lực cạnh tranh, sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của KH và sự thay đổi công nghệ. Điều này dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động NH và rủi ro phá sản ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng danh mục dịch vụ cung cấp giúp các NH thay đổi cơ cấu thu nhập của mình, xu hướng bộ phận thu nhập phi lãi (các khoản thu từ phí dịch vụ) tăng trưởng nhanh hơn bộ phận thu nhập truyền thống từ lãi vay.
(2) Sự gia tăng cạnh tranh: Sự canh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng quyết liệt khi NH và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các NH địa phương cung cấp TD, kế hoạch tiết kiệm, hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các NH khác, các hiệp hội TD, các công ty KD chứng khoán (như Merrill Lynch), các công ty tài chính (như GE capital) và các công ty bảo hiểm (như Prudential).
(3) Phi quản lý hóa: Quá trình mở rộng dịch vụ NH và sự cạnh tranh được thúc đẩy bởi sự nới lỏng các quy định (giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ). Chính phủ ngày càng nới lỏng kiểm soát hoạt động NH (nâng LS trần đối với TG tiết kiệm), cho phép hoạt động nhiều dịch vụ mới, nới rộng giới hạn pháp lý cho NH, cho người kinh doanh chứng khoán và cho các công ty dịch vụ TC khác. Vì vậy, chi phí và rủi ro tổn thất cũng dần tăng lên.
(4) Sự gia tăng chi phí vốn: Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng làm cho chi phí trung bình của nguồn tiền gởi tăng lên. Ngoài ra, NHTW yêu cầu các NH ngày càng sử dụng nhiều VCSH (nguồn vốn này có chi phí cao) hơn để tài trợ cho các TS của mình.. Vì vậy, NH cần phải cắt giảm chi phí khác như giảm nhân công, thay đổi thiết bị lỗi thời bằng thiết bị hiện đại, đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn thay thế (chứng khoán hóa TS) và các nguồn thu nhập khác.
(5) Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Các khoản tiền gởi trên tài khoản tiết kiệm trước đây (có thu nhập thấp) đã dần chuyển sang những TK có tỷ lệ thu nhập cao hơn, thay đổi theo thị trường. NH phát hiện ra rằng, họ phải đối mặt với những KH có hiểu biết hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Những khoản tiền gởi trung thành có thể bị lôi kéo dễ dàng bởi các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, NH phải tăng cường khả năng cạnh tranh về phương diện thu nhập trả cho người gởi tiền hơn và nhạy hơn với ý thích thay đổi của xã hội về phân phối các khoản tiết kiệm.
(6) Cách mạng trong công nghệ NH: Các NH đã và đang dần chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho lao động thủ công, đặt biệt là trong các lĩnh vực nhận tiền gởi, thanh toán bù trừ và cấp TD. Ví dụ: máy rút tiền tự động (ATM) cho phép KH rút và gởi tiền 24/24, Máy thanh toán tiền POS đặt ở các cửa hàng thay thế các phương tiên thanh toán bằng giấy và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch nhanh chong trên toàn cầu. NH đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định, sử dụng ít lao động và chi phí biến đổi. Nhiều chuyên gia NH cho rằng, những tòa nhà NH, cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa NH và KH sẽ dần được thay thế bởi các cuộc liên lạc và giao tiếp điện tử. sản xuất và cung cấp dịch vụ hoàn toàn tự động. Điều này giúp NH giảm đáng kể chi phí giao dịch nhưng cũng tạo ra quá trình phi nhân công hóa và gây ra tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, đây là điều còn khá xa bởi một tỷ lệ lớn KH vẫn ưu chuộng dịch vụ của con người và những cơ hội nhận được sự tư vấn cá nhân về các dịch vụ TC.
(7) Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý: Sử dụng có hiệu quả quá trình tự động hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các hoạt động NH phải có quy mô lớn. Do vây, các NH mở rộng khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản. Để đạt được mục tiêu này, các NH đã tiến hành mở chi nhánh, mua lại các NH nhỏ và biến chúng thành chi nhánh hoặc tiến hành hợp nhất, từ đó số lượng NH nhỏ có xu hướng ngày càng giảm.
(8) Quá trình toàn cầu hóa NH: Sự bành trướng về mặt địa lý và hợp nhất đã vượt ra khỏi ranh giới 1 quốc gia và lan rộng ra với quy mô toàn cầu. Các NH lớn trên thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa. Quá trình phi quản lý hóa đã giúp các NH lớn nâng cao khả năng cạnh tranh và nắm được thị phần ngày càng tăng về dịch vụ NH trên toàn cầu.
(9) Rủi ro vỡ nợ gia tăng: Xu hướng hợp nhất và bành trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều NH ít bị tổn thương trước sự biến động kinh tế thì sự đẩy mạnh cạnh tranh giữa các NH và các tổ chức TD phi NH cùng với những khoản TD có vấn đề đã đẩy nhiều NH ở nhiều quốc gia phá sản. Ngoài ra, xu hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực TC đã mở ra cơ hội cho các nhà NH nhưng cũng tạo ra 1 thị trường TC xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thôn tính và thanh lý NH dể xảy ra hơn.
1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại
1.3.1. Theo tính chất hoạt động
1.3.1.1. Ngân hàng thương mại:
NHTM (còn gọi là ngân hàng tiền gởi hay ngân hàng tín dụng) với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn là chính. Tuy nhiên, do thị trường ngày càng phát triển, dần dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp, làm cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trung dài hạn và gần như thực hiện tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
1.3.1.2. Ngân hàng phát triển:
Nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này tập trung huy động vốn trung và dài hạn vì sự phát triển (không chỉ duy trì qui mô cũ, chất lượng cũ), hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu là đầu tư trực tiếp qua các dự án.
1.3.1.3. Ngân hàng đầu tư:
Hoạt động với mục đích đầu tư trung dài hạn cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư các giấy tờ có giá. Hoạt động của các ngân hàng này gắn liền với nghiệp vụ chứng khoán. Các loại giấy tờ có giá được mở rộng thì loại ngân hàng này cũng phong phú và phát triển.
1.3.1.4. Ngân hàng chính sách:
Thường là những ngân hàng với 100% vốn của nhà nước hoặc là ngân hàng cổ phần nhà nước (gồm sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ 1 hoặc một số chính sách của nhà nước như ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngân hàng xuất nhập khẩu…loại ngân hàng này không hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Nó được tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho vay ưu đãi hoặc tạo vốn bình thường trên thị trường để cho vay ưu đãi nhưng được nhà nước bù phần chênh lệch lãi suất.
1.3.1.5. Ngân hàng hợp tác:
Hhay gọi là những TCTD hợp tác là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể được các thành viên tự nguyện lập nên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng, nó có thể có nhiều hình thức: có thể là TCTD hợp tác độc lập như hợp tác xã tín dụng hoặc là một hệ thống TCTD hợp tác độc lập ở từng mặt, từng khâu và có sự liên kết toàn hệ thống như quỹ tín dụng nhân dân.
1.3.2. Theo cơ cấu tổ chức
1.3.2.1. Ngân hàng độc lập (NH đơn vị)
Đây là loại hình NH lâu đời nhất, cung cấp tất cả các dịch vụ của họ từ 1 văn phòng. Tuy nhiên, cũng có 1 số ít dịch vụ được cung cấp thông qua các thiết bị kỹ thuật tại nhiều địa điểm khác nhau như Máy rút tiền tự động, máy thanh toán tại các cửa hàng (chúng được nối với hệ thống máy tính của NH). Ở Mỹ, số lượng NH loại này rất nhiều (chiếm 1/3 trong tổng số).
Hầu hết, các NH mới đều bắt đầu với hình thức NH này, một phần do vốn, đội ngũ quản lý và nhân viên của họ còn hạn chế. Đến khi NH phát triển và thu hút thêm được các nguồn lực mới, NH có thể thay đổi mô hình tổ chức.
Mô hình tổ chức của NH đơn vị
1.3.2.2. Ngân hàng chi nhánh
Đây là loại NH mà toàn bộ dịch vụ NH được cung cấp từ một vài địa điểm bao gồm trụ sở chính và chi nhánh. Một số các dịch vụ được cung cấp thông qua hệ thống các điểm phục vụ tại xe, máy rút tiền tự động, máy thanh toán hay các chi nhánh nhỏ (phòng giao dịch).
Công việc quản lý trọng yếu đối với 1 chi nhánh được chỉ đạo từ trụ sở chính, mặc dù mỗi chi nhánh cung cấp đầy đủ các dịch vụ và có nhóm quản lý riêng với những quyền hạn nhất định trong việc đưa ra quyết định đối với đơn xin vay, và những công việc hàng ngày khác.
Ví dụ: Người đứng đầu NH chi nhánh chỉ có quyền duyệt đơn xin vay có giá trị 100.000 USD, nếu lớn hơn phải xin ý kiến từ trụ sở chính trước khi quyết định.
Do vậy, trong 1 tổ chức của NH chi nhánh, có những hoạt động mang tính tập trung cao tồn tại song song với những hoạt động phi tập trung tại cấp chi nhánh.
Lý do của việc phát triển hoạt động chi nhánh:
- Đi theo khách hàng để phục vụ khi họ chuyển đi nơi khác
- Sự đổ vỡ NH cũng thúc đẩy hoạt động mở rộng chi nhánh (mua lại các NH đổ vỡ và biến nó thành chi nhánh).
- Sự phát triển của kinh doanh làm tăng nhu cầu TD đòi hỏi các NH mở rộng chi nhánh để thu hút tiền gởi.
Ưu nhược điểm của NH chi nhánh:
- NH chi nhánh sẽ loại bỏ những NH nhỏ làm giảm nguồn cung ứng dịch vụ NH cho KH, làm tăng chi phí dịch vụ, làm khan hiếm nguồn vốn địa phương (do chảy vào các Thành phố lớn).
- NH chi nhánh sẽ làm tăng tính sẵn sàng và sự tiện lợi của các dịch vụ NH cho KH (NH chi nhánh sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ NH tại mỗi chi nhánh). Đồng thời, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn (khả năng cho vay của NH chi nhánh lớn hơn). Ngoài ra, nó còn giúp các NH giảm nguy cơ phá sản bởi phân tán rủi ro (giao dịch ở nhiều vùng, nhiều ngành).
1.3.2.3. Công ty sở hữu ngân hàng
Công ty sở hữu NH là một công ty được thành lập với mục đích nắm giữ cổ phiếu của ít nhất 01 NH. Một công ty muốn kiểm soát 1 NH (đã sở hữu cổ phiếu) để trở thành 1 công ty sở hữu NH hợp lệ thì phải được Fed chấp thuận. Việc kiểm soát của 1 công ty được coi là bắt đầu nếu công ty sở hữu từ 25% vốn cổ phần trở lên hoặc có thể bầu ít nhất 2 giám đốc của 1 NH. Loại hình này phát triển mạnh ở Mỹ vào những năm 70 và 80, các tổ chức này đã kiểm soát trên 90% giá trị TS của toàn ngành. Nguyên nhân chính về sự phát triển của loại hình này là:
- Khả năng tiếp cận dễ dàng tới thị trường vốn nhằm mở rộng nguồn vốn huy động.
- Khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn (tỷ lệ vốn vay/vốn chủ) so với NH độc lập.
- Lợi thế về thuế khi có 1 NH thành viên bị lỗ có thể dùng để giảm thu nhập chịu thuế của cả hệ thống.
- Khả năng mở rộng sang các quốc gia khác hoặc bang khác
Có 2 loại hình:
Công ty sở hữu 1 NH: Đây là loại hình phổ biến ở Mỹ. Những công ty sở hữu 1 NH thường đồng thời sở hữu và điều hành 1 hay nhiều hoạt động kinh doanh phi NH. Những loại hình KD phi NH mà công ty sở hữu NH có thể thực hiện (theo quy định của Mỹ) như sau:
(1) Công ty TC: Cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn đối với DN và hộ gia đình.
(2) Công ty cho vay cầm cố: Cung cấp TD ngắn hạn nhằm cải tạo địa ốc phục vụ mục đích thương mại và cư trú.
(3) Công ty xử lý dữ liệu: Cung cấp các dịch vụ truyền tải và xử lý thông tin bằng máy tính.
(4) Công ty mua bán nợ: Mua TS ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải thu) từ DN nhằm thực hiện việc cung cấp các khoản tài trợ tạm thời.
(5) Công ty bảo hiểm: Cung cấp bảo hiểm y tế, tai nạn, nhân thọ có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp TD.
(6) Công ty môi giới chứng khoán: Thực hiện lệnh mua bán đối với chứng khóan, ngoại hội, hợp đồng trao đổi tài chính, hợp đồng quyền và cung cấp đầy đủ các dịch vụ môi giới khác.
(7) Tư vấn tài chính: Tư vấn cho các tổ chức và KH cá nhân có TS ròng có giá trị lớn trong việc đaùa tư, quản lý TS, sát nhập, tổ chức lại, tăng vốn và các nghiên cứu khả thi.
(8) Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Mua trái phiếu mới của chính phủ và trái phiếu trách nhiệm thanh toán chung của chính quyền địa phương và trái phiếu công ty, các hợp đồng nợ của công ty, các chứng khóan tài trợ cho việc mua BĐS, các chứng khoán tài trợ cho vay tiêu dùng, các trái phiếu doanh thu của chính quyền địa phương và một số công cụ nợ trên thị trường tiền tệ của những người phát hành. Sau đó bán lại cho nhà đầu tư.
(9) Công ty tín thác: Quản lý và bảo vệ TS của DN, cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và kinh doanh chứng khoánb cho KH tại các quỹ đầu tư tư nhân.
(10) Công ty thẻ tín dụng: Cung cấp TD ngắn hạn cho cá nhân và DN để phục vụ những giao dịch nhỏ.
(11) Công ty cho thuê tài chính: Mua và cho thuê thiết bị và các TS khác cho các DN và cá nhân có nhu cầu.
(12) Đại lý bảo hiểm: Bán bảo hiểm có liên quan đến TD hay TC hoặc cung cấp đầy đủ các dịch vụ môi giới và dịch vụ của đại lý bảo hiểm cho các cộng đồng từ 5000 người trở xuống.
(13) Công ty bất động sản: Cung cấp dịch vụ thẩm định về BĐS và tìm kiếm tài chính cho các dự án BĐS thương mại.
(14) Hiệp hội tiết kiệm và cho vay: Nhận tiền gởi tiết kiệm, cung cấp TD nhà ở, chủ yếu cho cá nhân và hộ gia đình.
Công ty đa ngân hàng: các công ty này ít về số lượng nhưng kiểm soát đến 70% tổng tài sản của tất cả các NH. Một công ty nắm giữ nhiều NH có thể đem lại khả năng đa dạng hóa về vị trí địa lý và giúp nó ổn định thu nhập. Những NH bị sở hữu bởi các công ty được gọi là NH thành viên
Ưu và nhược điểm của NH do công ty sở hữu: có những ưu nhược điểm gần giống như NH chi nhánh như:
- Đa dạng hóa về vị trí địa lý hơn do sở hữu và thành lapạ các NH tại nhiều địa phương trong ngoài nước.
- Đa dạng hóa về loại hình sản phẩm hơn, cho phép NH cung cấp các dịch vụ có thể bị cấm cung cấp đối với NH đơn lẻ.
- Khả năng lớn trong việc hạn chế tác động của thuế thu nhập.
- Khả năng sử dụng đòn bẩy nợ hai chiều. một công ty sở hữu NH có thể vay trên cơ sở TS của các tổ chức thành viên cũng như trên cơ sở của bản thân công ty với chi phí thấp.
- Tạo ra năng lực mới cho công ty, theo đó công ty có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ vốn với chi phí thấp hơn cho bất ky 1 NH thành viên nào khi nó gặp khó khăn.
- Tuy nhiên, loại hình này có thể làm giảm hay loại trừ cạnh tranh, tính phí cao cho KH, thờ ơ với nhu caùa của cộng đồng.
1.3.2.4. Ngân hàng đại lý
Sự tồn tại của nhiều NH nhỏ và rất nhiều loại tổ chức NH khác nhau đã tạo ra nhu cầu đối với những quan hệ liên NH nhằm đảm bảo quá trình cung cấp hiệu quả các dịch vụ tài chính địa phương. Nhu cầu nảy sinh do:
- Khi séc trở thành phương tiện thanh toán thông dụng, những người gởi tiền dùng sẽ để thanh toán tiền hàng ở các địa phương khác thì một hệ thống thu hồi séc liên NH phát triển nhằm chuyển vốn từ NH của người gởi tiền đến NH của người nhận séc. Vì vậy, các NH đơn lẻ phải tham gia vào hệ thống này. Nó mang lại lợi ích cho mọi NH tham gia.
- Sự mở rộng hoạt động kinh doanh thường dẫn đến quy mô của các khoản vay lớn (lớn so với vốn của 1 NH đơn lẻ) nên các NH tập hợp lại 1 nhóm để cùng nhau tài trợ (cho vay hợp vốn – participation loans). Những hoạt động này rất có lợi cho những NH nhỏ, nó cho phép họ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của những KH lớn và san sẻ RR cho những NH tham gia.
Những nhu cầu TC đa dạng này dadx tạo điều kiện phát triển một hệ thống NH đại lý, trong đó có những mối quan hệ chính thức và không chính thức giữa các NH đã hình thành nên những NH liên quan thực hiện việc trao đổi tiền gởi để phục vụ cho hoạt động bù trừ và thanh toán séc đồng thời để thanh toán các dịch vụ mà bên đối tác thực hiện cho mình. Những NH nhỏ thường duy trì 1 lượng tiền gởi tại các NH đại lý lớn hơn, sau đó NH đại lý sẽ cung cấp các dịch vụ như thu hồi séc, quản lý danh mục đầu tư cho NH nhỏ, cung cấp TD để mua thiết bị và xây dựng trụ sở mới, cung cấp dịch vụ xử lý số liệu, những dịch vụ ghi sổ và chuyển vốn cho NH nhỏ.
1.3.2.5. Ngân hàng của các ngân hàng
Là loại hình NH rất giống với chức năng của NH đại lý, do một nhóm các NH (NH nhỏ) cùng nhau thành lập để cung cấp các dịch vụ đặc biệt nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển và thực hiện 1 số dịch vụ tài chính mà thông thường một vài NH thực hiện độc lập sẽ rất tốn kém. Các hoạt động của loại NH này là: cho vay đối với những NH đang thiếu tiền mặt, bù trừ séc và đầu tư chứng khoán cho các NH thành viên, trợ giúp các NH thành viên về hoạt động thẻ TD, cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý quản lý và kiểm toán, mở rộng hoạt động đầu tư ra thị trường nước ngoài, tạo lập thị trường cấp hai (bán lại) cho các món vay mà các NH thành viên muốn bán lại và điều hành hệ thống thanh toán tự động.
1.3.2.6. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Sự tham gia của các NH nước ngoài vào thị trường nội địa đã làm tăng thêm tính cạnh tranh và tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc của thị trường NH nội địa. Nhất là khi NH nước ngoài nắm giữ 1 tỷ lệ ngày càng tăng trong các thị trường quan trọng. Các loại hình tổ chức của NH nước ngoài bao gồm:
- Văn phòng đại diện: Là những cơ sở cung cấp dịch vụ, phục vụ với tư cách là những địa điểm tiếp xúc cho KH ở nước ngoài của NH, chuyển những yêu cầu đó về trụ sở chính và hoạt động như một phương tiện tìm kiếm thông tin về KH cho trụ sở chính. Nó không được nhận tiền gởi, cho vay nhưng có thể phục vụ như những đại diện marketing để tạo thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa NH và KH nước ngoài của nó.
- Văn phòng đại lý: là loại hình tương tự, được quyền cung cấp dịch vụ cho vay, những dịch vụ phi tiền gởi: như cho vay, mua bán các khoản vay, kinh doanh ngoại tệ, phát hành và thanh toán thư tín dụng chuyển vốn (Không nhận Tiền gởi).
- Chi nhánh cung cấp đầy đủ các dịch vụ như những dịch vụ mà trụ sở chính của NH cung cấp.
NH nước ngoài sẽ được thành lập mới hoặc mua lại các NH nội địa. Thường là mua lại, nhờ đó, NH nước ngoài sẽ tiếp cận ngay với nhóm lớn KH nội địa. Ngoài ra, nó cũng có thể thành lập NH liên doanh với một NH nội địa tại thị trường nó mong muốn thâm nhập (thường là những NH thiếu hiểu biết về thị trường nước ngoài hoặc tránh các quy định về mặt pháp lý).
1.3.3. Theo tính chất sở hữu
1.4. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng
1.4.1. Sơ lược về các hoạt động của ngân hàng
1.4.1.1. Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng
Tài sản Có
Tài sản nợ
Các khoản tiền DT 2
Các khoản tiền mặt trong quá trình thu 3
Tiền gởi ở các ngân hàng khác 2
Các chứng khoán 19
- Chính phủ
- Công ty khác
Các khoản tiền vay 67
- Thương mại và công nghiệp 19
- Bất động sản 24
- Người tiêu dùng 11
- Giữa các ngân hàng 6
- Các khoản cho vay khác 7
Những tài sản Có khác 7
Tổng 100
Tiền gởi có thể phát hành séc 18
Tiền gởi phi giao dịch 51
Tiền gởi TK 17
Tiền gởi có kỳ hạn 34
Các khoản tiền đi vay 24
Vốn của ngân hàng 7
Tổng 100
1.4.1.2. Các hoạt động của NH
Ngày nay, hoạt động của NHTM đa dạng và phong phú, phần lớn hoạt động của ngân hàng đều thể hiện trên bảng cân đối tài sản đó là bảng kê các tài sản có và tài sản nợ: tài sản có = tài sản nợ + vốn. Để hiểu được hoạt động của NHTM như thế nào ta đi xem xét từng khoản mục trên bảng cân đối tài sản của NH.
a.Tài sản có của NH:
Nghiệp vụ ngân quỹ: là tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ dự trữ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình theo những qui định chung. Ngân quỹ bao gồm các khoản: TM tại quỹ nhằm đảm bảo vốn khả dụng của NH, Các khoản dự trữ của NHNN, Các khoản ký thác tại ngân hàng khác. Mục đích của ngân quỹ là nhằm đảm bảo DTBB của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho vay: là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM (thể hiện ở tỷ trọng trong bảng cân đối tài sản) nhưng nghiệp vụ này cũng mang lại phần lớn rủi ro cho ngân hàng.Vì vậy, khi đầu tư vào khoản mục này ngân hàng phải tính để đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, nên ngân hàng cần phải cân nhắc để lựa chọn hình thức đầu tư, đối tượng khách hàng đầu tư…
Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán. Mục đích của nghiệp vụ này là mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa giúp đỡn hổ trợ cho khả năng thanh khoản và đa dạng hóa tài sản sinh lợi của ngân hàng nên ngân hàng thường đầu tư vào hai loại chứng khoán của nhà nước và của công ty, tùy thuộc vào mục tiêu của ngân hàng mà ngân hàng sẽ có tỷ trọng thích hợp giữa các loại chứng khoán này.
Các nghiệp vụ tài sản có khác: là nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, quỹ dự phòng rủi ro và các quỹ khác, các hoạt động của nghiệp vụ này tạo điều kiện cho nghiệp vụ khác sinh lợi.
b. Tài sản nợ và vốn của NH:
Là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho ngân hàng có khả năng hoạt động và cạnh tranh trên thị trường được.
- Nghiệp vụ hoạt động tiền gởi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài sản nợ của NH bao gồm tiền gởi của các tổ chức và tiền gởi của dân cư
- Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ: mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết như việc phát hành trái phiếu, các chứng chỉ tiền gởi có thời hạn khác nhau.
- Vay trên thị trường liên ngân hàng là nhân tố quyết định việc tạo lập mới vốn khả dụng cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng khả năng sinh lời.
- Vốn tự có của ngân hàng: vốn này quyết định đến khả năng hoạt động, cạnh tranh, rủi ro cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.
c. Các hoạt động dịch vụ khác:
Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản. Các hoạt động này ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho ngân hàng thu nhập cao và tạo điều kiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và cho vay của ngân hàng.
1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng
Theo định nghĩa: ngân hàng là trung gian tài chính đứng giữa người đi vay và người cho vay để kiếm lời về mình.
- Đối với người cho vay (người thừa vốn): NHTM tạo điều kiện để thu hút các khoản tiền nhỏ lẻ, nhàn rỗi ở các nới trong nền kinh tế. Để thực hiện được, ngân hàng cần phải tạo ra điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong việc rút và gởi tiền của các đối tượng này như đa dạng các hình thức huy động (tiết kiệm, kỳ phiếu…) đa dạng các thời hạn gởi (1 tháng, 3 tháng, … 1 năm). Cung cấp các dịch vụ tiện ích, sử dụng các công cụ lãi suất hay các hình thức khuyến khích bằng vật chất khác như thưởng, xổ số…Trong mối quan hệ này, khách hàng với tư cách là người ủy nhiệm cho ngân hàng bảo quản tài sản, tiền của mình, khách hàng không mất quyền sở hữu, ngân hàng phải bảo đảm nhu cầu rút tiền và các điều kiện khác (trả lãi, cung cấp dịch vụ…) cho khách hàng như đã thỏa mãn ban đầu.
- Đối với người đi vay (thiếu vốn): NHTM sau khi đã thu hút được các nguồn vốn sẽ đem cho những người có nhu cầu về tiền sử dụng vào các mục đích như đầu tư sxkd, tiêu dùng…
- Để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi, ngân hàng phải thu ở người đi vay 1 khoảng lãi với lãi suất lớn hơn lãi suất trả cho người gởi.
Như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có một số đặc điểm sau:
(1) Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích của quá trình kinh doanh, đồng thời vừa là đối tượng kinh doanh nên tạo ra sự lẫn lộn nhau giữa các dòng tài chính, tạo ra sự rắc rối trong việc xây dựng tài khoản theo dõi, kiểm soát.
(2) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động bên ngoài để cho vay, quy mô của nguồn vốn huy động lớn hay bé sẽ quyết định qui mô kinh doanh và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng.
(3) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hay nói cách khác ngân hàng sử dụng nguồn vốn của người khác cho vay để kiếm lời, mà việc hoàn trả vốn lại cho những người này hoàn toàn phụ thuộc vào người đi vay. Do vậy, phải chịu sự kiểm soát chặc chẽ.
(4) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động khá mạo hiểm. Việc cho vay kiếm lợi của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào những khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu người đi vay gặp phải rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ không thể nào trả lại cho người gởi. Chính vì vậy, hoạt động của ngân hàng rất mạo hiểm và nguy cơ gặp phải rủi ro lớn. Hơn nữa, các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có liên hệ chặc chẽ với nhau, nên sự sụp đổ của ngân hàng nào đó có ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vây, cần thiết phải nhìn nhận đúng rủi ro và có biện pháp phòng ngừa là công việc không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
(5) Hoạt động của ngân hàng chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ của nhà nước, pháp luật. Những lý do chính để NH trở thành đối tượng quản lý của chính phủ:
- Bảo đảm an toàn cho các khoản tiết kiệm của công chung.
- Kiểm soát mức cung tiền tệ và TD, phục vụ mục tiêu KT chung của quốc gia (Việc làm và lạm phát).
- Bảo đảm sự công khai trong việc tiếp cận tới các khoản TD và các dịch vụ TC hữu ích khác của công chúng.
- Tăng lòng tin của công chúng đối với hệ thống TC, bảo đảm các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư SXKD và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực TC vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức.
- Cung cấp cho chính phủ các khoản TD, thuế và các dịch vụ TC khác.
- Trợ giúp các khu vực của nền KT khác có nhu caùa TD đặc biệt như hộ gia đình, DN nhỏ và nông nghiệp.
Tuy nhiên, sự quy định phải cân đối và có giới hạn nhằm:
- Các NH có thể phát triển nhnững dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của XH.
- Duy trì mức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TC đủ mạnh để đảm bảo mức giá hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ thỏa đáng cho công chúng.
- Các quyết định của khu vực tư nhân không bị bóp méo, gây ra sự phân bổ không hợp lý và lãng phí các nguồn lực khan hiếm.
(6) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra 1 cách liên tục theo thời gian, các sản phẩm có mối quan hệ chặc chẽ với nhau và việc xác định kết quả, hiệu quả của từng thời kỳ, từng sản phẩm là không chính xác.
1.5. Thành lập, tổ chức và điều hành ngân hàng
1.5. C¸c b¸o c¸o tµi chÝnh ng©n hµng
1.5..1 Tæng quan vÒ c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh ng©n hµng
Hai b¸o c¸o tµi chÝnh quan träng nhÊt cña NH lµ b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n vµ b¸o c¸o thu nhËp cã thÓ ®îc xem nh mét danh môc vÒ c¸c ®Çu vµo TC vµ ®Çu ra TC.
B¸o c¸o vÒ tr¹ng th¸i cho biÕt quy m«, cÊu tróc cña c¸c nguån vèn (c¸c ®Çu vµo TC) mµ NH ®· huy ®éng ®îc, ®ång thêi cho biÕt gi¸ trÞ cña nh÷ng kho¶n cho vay, ®Çu t chøng kho¸n vµ nh÷ng ho¹t ®éng sö dông vèn kh¸c (c¸c ®Çu ra tµi chÝnh) t¹i mét thêi ®iÓm.
C¸c ®Çu vµo ®Çu ra TC trong b¸o c¸o thu nhËp cho biÕt chi phÝ huy ®éng tiÒn gëi vµ c¸c nguån vèn kh¸c, chi phÝ nµy bao gåm l·i tr¶ cho ngêi gëi tiÒn vµ nh÷ng TC kh¸c cÊp TD ®èi víi NH, chi phÝ cho ®éi ngò nh©n viªn vµ qu¶n lý, chi phÝ cho viÖc mua, b¶o dìng trang thiÕt bÞ v¨n phßng vµ nh÷ng kho¶n thuÕ tr¶ cho c¸c dÞch vô cña chÝnh phñ. B¸o c¸o thu nhËp còng cho biÕt c¸c kho¶n môc thu ®îc t¹o ra tõ viÖc b¸n c¸c dÞch vô NH cho c«ng chóng bao gåm cho vay, cho thuª vµ cung cÊp c¸c dÞch vô vÒ tiÒn gëi cho KH. Cuèi cïng, b¸o c¸o thu nhËp cña NH cho biÕt thu nhËp rßng cña NH sau khi khÊu trõ tÊt c¶ chi phÝ. Mét phÇn thu nhËp rßng dïng ®Ó t¸i ®Çu t, mét phÇn sÏ chia cho cho c¸c cæ ®«ng díi h×nh thøc cæ tøc.
§Çu vµo vµ ®Çu ra TC hÝnh trong 2 b¸o c¸o TC cña NH kh¸i qu¸t nh sau:
B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n
C¸c ®Çu ra tµi chÝnh C¸c ®Çu vµo tµi chÝnh
(Sö dông vèn hay TS cña NH) (Nguån vèn cña NH hay nî vµ VCSH)
- Cho vay vµ cho thuª - TiÒn gëi cña c«ng chøng vµ tæ chøc
- §Çu t chøng kho¸n - C¸c kho¶n vèn vay phi tiÒn gëi
- TiÒn mÆt, tiÒn gëi cña TC - Vèn CSH
Gièng nh b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña DN, tæng nguån vèn cña NH b»ng tæng sö dông vèn (Tæng TS = tæng nî + Vèn CSH).
B¸o c¸o thu nhËp
C¸c ®Çu ra tµi chÝnh C¸c ®Çu vµo tµi chÝnh
(Thu tõ ho¹t ®éng sö dông (Chi phÝ huy ®éng vèn
vèn vµ ho¹t ®éng kh¸c) vµ chi phÝ ho¹t ®éng kh¸c)
- Thu tõ cho vay vµ cho thuª - Chi phÝ cho tiÒn gëi
- Thu tõ ®Çu t chøng kho¸n - Chi phÝ cho kho¶n vèn vay phi tiÒn gëi
- Thu tõ tiÒn gëi t¹i c¸c TC kh¸c - Chi phÝ nh©n viªn
- Thu tõ dÞch vô kh¸c - ThuÕ
- Chi phÝ kh¸c
Gièng nh b¸o c¸o thu nhËp cña DN, tæng thu trõ tæng chi b»ng thu nhËp rßng cña NH.
1.5.2. B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña NH
1.5.2.1. C¸c kho¶n môc chÝnh trªn b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña NH
B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n NH liÖt kª c¸c TS, c¸c kho¶n nî vµ VCSH do NH n¾m gi÷ t¹i mét thêi ®iÓm nhÊt ®Þnh. VÒ b¶n chÊt, NH còng lµ c«ng ty KD mét lo¹i sp cô thÓ nªn BC§KT cña NH còng cã c©n b»ng c¬ b¶n: Tæng TS = tæng nî + Vèn CSH. Nh÷ng kho¶n môc quan träng trong BC§KT cña NH ®îc thÓ hiÖn nh sau:
Tµi s¶n cã
Tµi s¶n nî vµ vèn CSH
TiÒn mÆt (dù tr÷ s¬ cÊp)
TiÒn gëi
- TiÒn gëi trªn thÞ trêng tiÒn tÖ
- TiÒn gëi giao dÞch
- TiÒn gëi tiÕt kiÖm
- TiÒn gëi cã kú h¹n
Chøng kho¸n thanh kho¶n (dù tr÷ thø cÊp)
Chøng kho¸n ®Çu t
Vèn vay mîn phi tiÒn gëi
C¸c kho¶n cho vay
- Cho vay th¬ng m¹i
- Cho vay tiªu dïng
- Cho vay bÊt ®éng s¶n
- Cho vay kh¸c
Vèn chñ së h÷u
- Cæ phÇn
- ThÆng d
- Lîi nhuËn kh«ng chia
- Dù tr÷
Nhµ xëng vµ TS kh¸c
Tµi s¶n trong BC§KT cña NH bao gåm 4 lo¹i chÝnh nh sau:
(1) TiÒn mÆt trong kÐt vµ tiÒn gëi (C)
(2) Chøng kho¸n c«ng ty vµ chøng kho¸n chÝnh phñ (S)
(3) Cho vay vµ cho thuª ®èi víi KH (L)
(4) C¸c lo¹i TS kh¸c (MA)
C¸c kho¶n nî trong BC§KT cña NH ®îc chia thµnh 2 nhãm chÝnh
(1) TiÒn gëi cña KH (D)
(2) Nh÷ng kho¶n vèn vay phi tiÒn gëi trªn TT vèn vµ TT tiÒn tÖ (NDB)
Vèn chñ së h÷u trong BC§KT cña NH cho biÕt nguån vèn dµi h¹n mµ nh÷ng ngêi së h÷u ®· ®ãng gãp vµo NH (EC)
1.5.2.2. Giíi thiÖu b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña mét NH cô thÓ
B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña NH First National 3 n¨m 1999, 2000, 2001
ChØ tiªu
1999
2000
2001
1000$
%
1000$
%
1000$
%
Tµi s¶n cã
TiÒn mÆt, nî s¾p ®Õn h¹n cña c¸c TC kh¸c
C«ng cô ng¾n h¹n
- Repo vµ nguån quü Fed ®· b¸n
- C¸c c«ng cô cã tr¶ l·i kh¸c
Chøng kho¸n
- Gi÷ cho ®Õn khi ®¸o h¹n
- S½n sµng b¸n
Tµi kho¶n giao dÞch mua b¸n
C¸c kho¶n cho vay
- Cho vay th¬ng m¹i
- Cho vay tiªu dïng
- Cho vay bÊt ®éng s¶n
- Cho vay kh¸c
- Cho thuª tµi chÝnh
Trõ dù tr÷ phßng thÊt tho¸t vèn cho vay
C¸c kho¶n cho vay vµ cho thuª TC rßng
Nhµ xëng vµ TSC§
C¸c bÊt ®éng s¶n kh¸c thuéc së h÷u
Th¬ng tÝn vµ nh÷ng TS v« h×nh kh¸c
Tµi s¶n cã kh¸c
Tµi s¶n nî vµ vèn
TiÒn gëi kh«ng kú h¹n
TiÒn gëi cã tr¶ l·i
- Tµi kho¶n tiÒn gëi giao dÞch
- Tµi kho¶n tiÒn gëi tiÕt kiÖm
- CDs díi 100000$
- CDs tõ 100000$ trë lªn
- C¸c kho¶n tiÒn gëi cã l·i kh¸c
Vèn vay mîn
- Repo vµ quü Fed ®· mua
- C¸c kho¶n vay mîn kh¸c
Tµi s¶n nî kh¸c
Nî phô
Vèn cæ phÇn
- Cæ phiÕu u ®·i
- Cæ phiÕu thêng
- ThÆng d
- Lîi nhuËn kh«ng chia
Nh×n mét c¸ch tæng qu¸t, c¸c d÷ liÖu vÒ TS cã cña NH cho thÊy c¸ch sö dông vèn mµ NH thu hót ®îc. TS nî vµ gi¸ trÞ rßng biÓu thÞ c¸c nguån vèn cô thÓ. Tµi s¶n nî lµ quyÒn ®ßi nî kh«ng thuéc chñ së h÷u ®èi víi c¸c TS cã cña NH. Gi¸ trÞ rßng hay vèn cæ phÇn lµ hiÖu sè gi÷a gi¸ trÞ tµi s¶n cã vµ gi¸ trÞ tµi s¶n nî. NhiÒu TS cã vµ TS nî cña NH vÉn ®Þnh gi¸ ë møc chi phÝ ban ®Çu chø kh«ng tÝnh theo gi¸ thÞ trêng nªn nhiÒu nhµ ph©n tÝch c¶m thÊy lo l¾ng vÒ tÝnh x¸c thùc cña gi¸ trÞ rßng.
1.5.2.3. CÊu tróc b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña NH
1.5.2.3.1. C¸c kho¶n môc thuéc TS cã
(1) TiÒn mÆt, nî s¾p ®Õn h¹n cña c¸c TC kh¸c bao gåm:
- TiÒn giÊy, tiÒn xu t¹i quü
- TiÒn gëi t¹i Côc dù tr÷ liªn bang dïng ®Ó tho¶ m·n yªu cÇu dù tr÷ b¾t buéc vµ thanh to¸n bï trõ gi÷a c¸c NH, giao dÞch Chøng kho¸n kho b¹c, chuyÓn tiÒn,...
- TiÒn gëi t¹i c¸c NH ®¹i lý mµ c¸c NH kh«ng ph¶i lµ thµnh viªn cña Fed cã thÓ sö dông ®Ó hç trî viÖc ®¸p øng nhu cÇu dù tr÷ b¾t buéc vµ tÊt c¶ c¸c NH ®¹i lý cã thÓ sö dông tr¶ cho dÞch vô ®îc thùc hiÖn bëi NH ®¹i lý.
- C¸c kho¶n tiÒn mÆt ®ang trong qu¸ tr×nh thu, lµ c¸c kho¶n gëi t¹i Fed hay NH ®¹i lý.
Kho¶n môc tiÒn mÆt lµ vßng b¶o vÖ ®Çu tiªn cña NH tríc yªu cÇu rót tiÒn gëi vµ yªu cÇu vay vèn kh«ng b¸o tríc cña KH. Tuy nhiªn, NH kh«ng ®îc hëng l·i trªn c¶ 4 h¹ng môc nµy nªn chóng ®îc coi lµ TS kh«ng sinh lîi. C¸c NH cè g¾n gi¶m bít h¹n môc nµy.
(2) C«ng cô ng¾n h¹n: gåm nh÷ng TS ng¾n h¹n sinh l·i nh quü Fed ®· b¸n, c¸c chøng kho¸n ®îc mua víi tho¶ thuËn sÏ b¸n l¹i vµ chøng chØ tiÒn gëi cña c¸c NH kh¸c. Nh÷ng c«ng cô ng¾n h¹n nµy hÊp dÉn ®èi víi nh÷ng NH ®ang thõa vèn trong thêi gian ng¾n. Tuy nhiªn, cã nhiÒu NH sö dông liªn tôc nh÷ng TS cã nµy nh lµ c¸ch ®Ó khai th¸c nguån vèn ®· thu hót ®îc.
(3) Chøng kho¸n: bao hµm tÊt c¶ c¸c chøng kho¸n vay nî thÝch hîp mµ mét NH së h÷u. Chóng cã thÓ cã nhiÒu thêi h¹n kh¸c nhau vµ ®îc ®Þnh gi¸ theo gi¸ thÞ trêng (®èi víi chøng kho¸n s½n sµng b¸n) hoÆc theo gi¸ mua céng hay trõ phÇn ®iÒu chØnh ®Þnh kú tÝnh cho ®Õn gi¸ trÞ ®¸o h¹n cña phÇn gèc (®èi víi chøng kho¸n gi÷ cho ®Õn h¹n). Lîng Chøng kho¸n mµ NH n¾m gi÷ nhiÒu nhÊt lµ tÝn phiÕu vµ tr¸i phiÕu kho b¹c (chøng kho¸n chÝnh phñ). Ngoµi ra, cßn cã chøng chØ nhËn nî cña c¸c c«ng ty hay chÝnh phñ níc ngoµi.
NH ph¶i ph©n lo¹i chøng kho¸n mµ m×nh n¾m gi÷ thµnh 3 lo¹i: Gi÷ cho ®Õn khi ®¸o h¹n, S½n sµng b¸n, Chøng kho¸n mua b¸n.
Chøng kho¸n còng cã thÓ chia 2 môc:
- Chøng kho¶n ®Çu t: bé phËn thanh kho¶n: §©y lµ hµng rµo b¶o vÖ thø hai ®Ó ®¸p øng nh÷ng yªu cÇu vÒ tiÒn mÆt vµ ®îc NH sö dông nh mét nguån hç trî thanh kho¶n trªn c¬ së nh÷ng chøng kho¸n cã tÝnh thanh kho¶n cao. Bé phËn nµy ®îc gäi lµ dù tr÷ thø cÊp, nã còng mang l¹i thu nhËp cho NH, nhng môc ®Ých chñ yÕu lµ gióp NH chuyÓn ®æi thµnh TM dÔ dµng trong thêi gian ng¾n. Bao gåm chøng kho¸n chÝnh phñ ng¾n h¹n, c¸c chøng kho¸n trªn thÞ trêng tiÒn tÖ (giÊy nî ng¾n h¹n vµ tiÒn gëi cã kú h¹n t¹i NH kh¸c).
- Chøng kho¶n ®Çu t: bé phËn t¹o thu nhËp: Thêng lµ c¸c tr¸i phiÕu, giÊy nî vµ c¸c CK kh¸c mµ NH n¾m gi÷ víi môc ®Ých lµ sinh lîi, thêng chia 2 lo¹i lµ chøng kho¸n chÝnh phñ vµ chøng kho¸n c«ng ty.
(4) Tµi kho¶n giao dÞch mua b¸n bao gåm c¸c lo¹i chøng kho¸n nãi trªn hoÆc tÊt c¶ c¸c lo¹i tµi s¶n kh¸c cã thÓ ®îc mua b¸n trªn thÞ trêng ®îc NH gi÷ chñ yÕu cho môc ®Ých b¸n l¹i trong kho¶n thêi gian t¬ng ®èi ng¾n víi ý ®Þnh lîi dông nh÷ng biÕn ®éng gi¸ c¶ ng¾n h¹n ®Ó kiÕm lîi.
(5) C¸c kho¶n cho vay: chÝnh lµ TS cã sinh lîi chñ yÕu (chiÕm tõ 1/2 ®Õn 3/ 4 gi¸ trÞ tæng TS cña NH) cña hÇu hÕt NH. NH cho KH vay mét kho¶n vµ ®æi l¹i KH trao cho NH mét giÊy nhËn nî vµ cam kÕt tr¶ l·i theo l·i suÊt cè ®Þnh hay biÕn ®æi vµ hoµn l¹i vèn gèc cña mãn vay. Th«ng thêng, c¸c kho¶n vay ®îc ph©n lo¹i theo ngêi sö dông hoÆc theo viÖc sö dông vèn nh:
- Cho vay th¬ng m¹i: thêng cho vay ng¾n hay trung h¹n ®Ó bæ sung vèn lu ®éng hay bæ sung nhµ xëng, thiÕt bÞ
- Cho vay tiªu dïng: cho vay ®Ó mua s¾m «t«, hµng ho¸ l©u bÒn, n©ng cÊp nhµ ë,...
- Cho vay bÊt ®éng s¶n: cho vay ®Ó mua s¾m nhµ ë gia ®×nh, c¸c c«ng tr×nh x©y dùng, bÊt ®éng s¶n th¬ng m¹i nh v¨iÖt nam phßng, cöa hµng, nhµ m¸y. Hçu hÕt c¸c kho¶n vay nµy lµ vay dµi h¹n, tr¶ dÇn víi l·i suÊt biÕn ®æi.
- Cho vay kh¸c bao gåm cho vay n«ng nghiÖp, cho c¸c NH kh¸c vay, cho vay m«i giíi vµ giao dÞch vµ c¸c kho¶n cho vay kh«ng bao gåm c¸c cho vay kÓ trªn.
- Cho thuª tµi chÝnh: biÓu thÞ sè d hiÖn cã cña c¸c kho¶n cho thuª tµi s¶n thuéc së h÷u trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp cña NH. Bªn thuª sÏ cã trach nhiÖm thanh to¸n phÝ thuª, viÖc tÝnh khÊu hao, së h÷u cuèi cïng, tr¸ch nhiÖm ®ãng thuÕ cã thÓ kh¸c nhau tuú theo hîp ®ång thuª nhng nh×n chung nã còng gièng nh mét kho¶n cho vay dµi h¹n.
(6) Dù tr÷ phßng thÊt tho¸t vèn cho vay (ALL): lµ sè d dù tr÷ cho nî xÊu cña NH. NH trÝch lËp kho¶n nµy nh»m bï ®¾p cho thÊt tho¸t vèn cho vay cã thÓ x¶y ra trong t¬ng lai. Quü dù tr÷ nµy t¹o ra mét kho¶n chi phÝ tiÒn mÆt ®¸nh vµo thu nhËp. Dù tr÷ sÏ gi¶m khi mãn nî bÞ khoanh vµ chuyÓn ra khái b¶ng tæng kÕt TS. Gi¸ trÞ dù tr÷ ®îc khÊu trõ tõ tæng c¸c kho¶n cho vay vµ phÇn cßn l¹i gäi lµ cho vay rßng.
(7) C¸c kho¶n cho vay vµ cho thuª TC rßng: lµ tæng sè c¸c kho¶n cho vay vµ cho thuª trõ ®i nî khã ®ßi vµ dù phßng nî xÊu.
(8) Nhµ xëng vµ TSC§ rßng: bao gåm toµn bé nhµ xëng, thiÕt bÞ, ph¬ng tiÖn vµ phÇn n©ng cÊp TS thuª. Nh÷ng kho¶n môc nµy thÓ hiÖn trªn sæ s¸ch b»ng gi¸ trÞ khÊu hao ghi sç vµ ®îc xÕp vµo TS kh«ng sinh lîi bëi chóng kh«ng trùc tiÕp t¹o ra dßng thu nhËp cho NH. TSC§ t¹o ra chi phÝ ho¹t ®éng cè ®Þnh díi d¹ng chi phÝ khÊu hao lµ yÕu tè h×nh thµnh ®ßn bÈy ho¹t ®éng. §ßn bÈy nµy cho phÐp NH ®Èy m¹nh thu nhËp tõ ho¹t ®éng nÕu cã thÓ gia t¨ng khèi lîng dÞch vô lªn ®ñ lín. Tuy nhiªn, do TSC§ cña NH chiÕm tû träng nhá nªn NH kh«ng thÓ dùa nhiÒu vµo ®ßn bÈy ho¹t ®éng ®Ó t¨ng thu nhËp (thay vµo ®ã, NH sö dông ®ßn bÈy tµi chÝnh) nh c¸c DN.
(9) C¸c bÊt ®éng s¶n kh¸c thuéc së h÷u: TÊt c¶ c¸c bÊt ®éng s¶n NH së h÷u trõ nhµ xëng, thiÕt bÞ cña NH. Hçu hÕt ®ã lµ nh÷ng TS mµ NH xiÕt nî TS thÕ chÊp khi KH vì nî. Tµi s¶n nµy cho thÊy dÊu hiÖu trong c«ng t¸c cho vay cña NH cã vÊn ®Ò.
(10) Th¬ng tÝn vµ nh÷ng TS v« h×nh kh¸c: Nh uy tÝn, ®Þa thÕ tèt. Nh÷ng TS nµy chÝnh lµ phÇn d«i ra ngoµi gi¸ trÞ sæ s¸ch cña c¸c TS cã rßng khi 1 DN ®îc b¸n ®i hay hîp nhÊt.
(11) Tµi s¶n cã kh¸c: lµ nh÷ng kho¶n môc gép l¹i tÊt c¶ c¸c TS cã lÆt vÆt, kh«ng ®ñ lín ®Ó thµnh 1 kho¶n riªng nh c¸c chi phÝ tr¶ tríc, sè d tµi kho¶n tiÒn gëi ë c¸c NH kh¸c (nÕu nã ®ñ lín th× sÏ ®Ó thµnh kho¶n môc riªng).
1.5.2.3.2. C¸c kho¶n môc thuéc TS nî vµ vèn
Bªn TS nî vµ vèn trªn b¶ng tæng kÕt TS cña NH tr×nh bµy c¸c nguån huy ®éng vèn thµnh tõng h¹n môc riªng rÏ. C¸c h¹n môc nµy cã thÓ dùa trªn h×nh thøc cña tæ chøc cÊp nguån vèn (c¸ nh©n, doanh nghiÖp, ®èi t¸c, c«ng chóng) hay h×nh thøc cña hîp ®ång (sæ tiÕt kiÖm, chøng chØ tiÒn gëi thÞ trêng tiÒn tÖ). Trong c¸c kho¶n môc nî, tiÒn gëi lµ kho¶n chñ yÕu cña NH lµ tiÒn gëi cña KH (DN, hé gia ®×nh, chÝnh phñ). Khi NH bÞ ph¸ s¶n, tríc hÕt ph¶i u tiªn thanh to¸n cho ngêi gëi, sau ®ã míi ®Õn ngêi cho vay vµ cæ ®«ng. C¸c kho¶n môc thuéc TS nî vµ vèn cña NH cô thÓ nh sau:
(1) TiÒn gëi kh«ng kú h¹n (TiÒn gëi giao dÞch kh«ng hëng l·i): lµ lo¹i TK sÐc kh«ng hëng l·i cña c¸c c¸ nh©n, ®èi t¸c, c«ng ty vµ c¸c ®¬n vÞ thuéc chÝnh phñ. ChiÕm phÇn lín cña kho¶n môc nµy lµ tiÒn gëi cña c¸c c«ng ty bëi: (1) DN kh«ng ®îc phÐp gi÷ tiÒn díi d¹ng TK sÐc hëng l·i vµ thêng ph¶i gi÷ mét kho¶n tiÒn gëi kh«ng kú h¹n nhÊt ®Þnh t¹i NH (theo diÒu kho¶n vay) (2) c¸ nh©n ®îc phÐp gi÷ tiÒn díi d¹ng TK sÐc hëng l·i, (3) c¸c ®¬n vÞ thuéc chÝnh phñ gi÷ tiÒn phÇn lín díi d¹ng TK tiÒn gëi hëng l·i
(2) Tµi kho¶n tiÒn gëi giao dÞch kh¸c (TiÒn gëi giao dÞch cã hëng l·i): (TK NOW: Negotiable Order of Withdrawal accounts: c¸c lÖnh rót tiÒn cã thÓ chuyÓn nhîng): §©y lµ TK cña c¸ nh©n vµ c¸c ®èi t¸c ®îc hëng l·i nÕu hä ®¸p øng ®îc c¸c tiªu chÝ mµ NH ®Æt ra.
(3) Tµi kho¶n tiÒn gëi tiÕt kiÖm: lµ c¸c kho¶n tiÒn gëi ®îc hëng l·i (l·i suÊt thÊp) cña c¸c c¸ nh©n vµ ®èi t¸c mµ kh«ng cã kú h¹n cô thÓ. Hîp ®ång cña TK nµy kh«ng cã ®iÒu kho¶n yªu cÇu KH ph¶i th«ng b¸o cho NH b»ng v¨n b¶n khi hä cã dù ®Þnh rót tiÒn. H×nh thøc tiÕt kiÖm cã thÓ lµ sæ TK vµ tµi kho¶n thÞ trêng tiÒn tÖ (tr¶ l·i theo l·i suÊt thÞ trêng).
(4) Kú phiÕu (CDs díi 100000$): lµ tiÒn gëi cã kú h¹n díi h×nh thøc c¸c c«ng cô kh«ng thÓ chuyÓn nhîng víi l·i suÊt vµ thêi h¹n x¸c ®Þnh. Nh÷ng chøng chØ nµy kh«ng bÞ chÕ buéc bëi trÇn l·i suÊt vµ nÕu ngêi gëi rót tiÒn tríc h¹n th× sÏ kh«ng ®îc hëng l·i. Chóng thêng cã l·i suÊt cè ®Þnh vµ do c¸ nh©n n¾m gi÷ (song còng cã thÓ do DN n¾m gi÷ vµ l·i suÊt biÕn ®æi).
(5) CDs tõ 100000$ trë lªn: lµ nh÷ng tµi kho¶n cã gi¸ trÞ lín h¬n c¸c chøng chØ cã kú h¹n vµ thêng cã thÓ chuyÓn nhîng ®îc. Chóng thêng cã l·i suÊt cè ®Þnh hoÆc biÕn ®æi vµ thêng ®îc c¸c DN n¾m gi÷. Song, chÝnh phñ, chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng, c¸ nh©n giµu còng cã thÓ n¾m gi÷.
(6) C¸c kho¶n tiÒn gëi cã l·i kh¸c: lµ kho¶n môc gép tÊt c¶ nh÷ng lo¹i tiÒn gëi tiÕt kiÖm vµ cã kú h¹n cßn l¹i cña NH. TiÒn gëi cã kú h¹n cu¶ chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng lµ kho¶n môc chñ yÕu trong tiÒn gëi hëng l·i kh¸c nµy. C¸c lo¹i tiÒn gëi cã kú h¹n kh¸c bao gåm tiÒn gëi cña c¸c NH, cña chÝnh phñ vµ c¸c ®Þnh chÕ tµi chÝnh níc ngoµi.
(7) Vèn vay mîn ng¾n h¹n: bao gåm vèn liªn bang vµ c¸c tho¶ thuËn mua l¹i (Repo). Vèn liªn bang cã nghÜa lµ dù tr÷ vît møc cña NH ®îc mét NH kh¸c hiÖn ®ang thiÕu dù tr÷ mua trªn c¬ së kh«ng cã ®¶m b¶o. C¸c cuéc mua b¸n nµy thêng ®îc tiÕn hµnh hµng ngµy. Trong toµn hÖ thèng NH, lîng vèn liªn bang mua còng b»ng lîng vèn liªn bang b¸n. Tho¶ thuËn mua l¹i (repo) lµ viÖc b¸n chøng kho¸n víi tho¶ thuËn sÏ mua l¹i nh÷ng chøng kho¸n ®ã. §©y lµ h×nh thøc vay nî ng¾n h¹n trong ®ã NH cã nghÜa vô ph¶i mua l¹i nh÷ng chøng kho¸n ®· t¹m thêi b¸n ®i. Trong kho¶n thêi gian cña tho¶ thuËn nµy th× bªn mua cÇm gi÷ chøng kho¸n nªn cã thÓ gäi repo lµ mét d¹ng vay nî cã b¶o ®¶m. C¸c kho¶n vay mîn kh¸c bao gåm vay chiÕt khÊu tõ côc dù tr÷ liªn bang, vµ th¬ng phiÕu. §©y lµ kho¶n môc phi tiÒn gëi quan träng nhÊt cña NH.
(8) Tµi s¶n nî kh¸c: lµ kho¶n môc gom gãp tÊt c¶ nh÷ng tµi s¶n nî cßn l¹i. c¸c kho¶n thêng thÊy trong kho¶n môc nµy lµ thuÕ vµ chi phÝ céng dån, cæ tøc ph¶i tr¶, c¸c kho¶n mua hµng chÞu, vµ nh÷ng tµi s¶n nî lÆt vÆt kh¸c.
(9) Nî phô: Bao gåm chøng chØ vèn cña NH vµ giÊy nhËn nî víi thêi h¹n trªn 1 n¨m. C¸c lo¹i giÊy tê nµy thêng kh«ng ®îc b¶o hiÓm vµ mét sè cã thÓ chuyÓn ®æi thµnh cæ phiÕu. Nõu ®¸p øng ®îc yªu cÇu (nh thø tù u tiªn phô (®øng sau tiÒn gëi vµ TS nî kh¸c), thêi h¹n nhá nhÊt khi ph¸t hµnh lµ 8-10 n¨m vµ thêi h¹n cßn l¹i còng nhá nhÊt 2 n¨m) th× nî phô ®îc cã thÓ ®îc xem lµ vèn cæ phÇn.
(10) Vèn cæ phÇn: ChÝnh lµ hiÖu sè gi¸ trÞ ghi sæ cña TS cã vµ TS nî, cã thÓ cã 4 h¹n môc:
- Cæ phiÕu u ®·i: tr¶ cè tøc cè ®Þnh hay biÕn thiªn, kh«ng thuéc chi phÝ khÊu trõ thuÕ (Ýt muèn ph¸t hµnh cæ phiÕu u ®·i).
- Cæ phiÕu thêng: lµ tæng gi¸ trÞ danh nghÜa hoÆc ®îc c«ng bè cña mäi cæ phiÕu hiÖn cã cña NH.
- ThÆng d: cã thÓ t¨ng lªn nÕu NH b¸n ®îc cæ phiÕu víi gi¸ cao h¬n mÖnh gi¸ hoÆc chuyÓn tõ lîi nhuËn kh«ng chia sang (cã thÓ bao gåm c¶ dù tr÷ vèn cæ phÇn).
- Lîi nhuËn kh«ng chia: gièng nh DN phi TC. Thu nhËp sau thuÕ lµm t¨ng lîi nhuËn kh«ng chia, tr¶ cæ tøc sÏ lµm gi¶m sè d cña kho¶n môc nµy.
1.5.2.4 C¸c kho¶n môc ngoµi b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n cña NH
Trong thËp niªn 80, 90, nhiÌu NH ®· ph¸t triÓn nh÷ng ph¬ng tiÖn kinh doanh mµ kh«ng thÓ hiÖn trªn b¶ng c©n ®èi tµi s¶n. Nh÷ng kho¶n môc ngo¹i b¶ng nµy t¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn lîi nhuËn vµ rñi ro cña NH. Mét sè ho¹t ®éng ngo¹i b¶ng t¬ng ®èi th«ng dông vµ c¸c nguån th«ng tin t¬ng xøng.
- Lo¹i thø nhÊt: C¸c ho¹t ®éng t¹o ra thu nhËp hoÆc chi phÝ mµ kh«ng t¹o ra mét tµi s¶n cã hoÆc nî nµo. VÝ dô: NH ®ãng vai trß ngêi m«i giíi, hoÆc NH thùc hiÖn dÞch vô qu¶n lý tiÒn mÆt.
- Lo¹i thø hai: lµ nh÷ng cam kÕt vµ yªu cÇu ngÉu sinh ®èi víi NH. Cam kÕt cã nghÜa lµ NH chÊp thuËn thùc hiÖn mét hµnh ®éng trong t¬ng lai vµ ®îc hëng phÝ thùc hiÖn cam kÕt ®ã. Mét yªu cÇu ngÉu sinh tøc lµ nghÜa vô cña NH thùc hiÖn mét hµnh ®éng (cho vay vèn hay mua chøng kho¸n) nÕu ph¸t sinh mét trêng hîp cÇn thiÕt. Yªu cÇu nµy kh«ng xuÊt hiÖn trªn b¶ng c©n ®èi TS cho ®Õn khi nã ®îc thùc hiÖn (khi ®· cÊp vèn vay hay mua chøng kho¸n). NH thêng xuyªn b¶o ®¶m mét nghÜa vô nh vËy cña mét bªn thø ba vµ t¹o ra thu nhËp ®ång thêi còng chÊp nhËn rñi ro.
C¸c lo¹i cam kÕt vµ yªu cÇu ngÉu sinh chñ yÕu ngo¹i b¶ng cña NH thêng chia thµnh 3 lo¹i
(1) B¶o l·nh tµi chÝnh: §îc thùc hiÖn bëi 1 NH (bªn b¶o l·nh) ®øng ®»ng sau nghÜa vô cña 1 bªn thø ba vµ thùc hiÖn nghÜa vô ®ã trong trêng hîp bªn thø ba kh«ng thùc hiÖn nh:
- TÝn dông th dù phßng: nghÜa lµ NH ph¶i thanh to¸n cho ngêi thô hëng nÕu bªn th ba mÊt kh¶ n¨ng thanh to¸n ®èi víi nghÜa vô tµi chÝnh trªn hîp ®ång
- H¹n møc TD: lµ mét tho¶ thuËn kh«ng mÊt phÝ vµ kh«ng chÝnh thøc gi÷a NH vµ KH r»ng NH sÏ cÊp mét kho¶n vay tíi møc nhÊt ®Þnh theo tho¶ thuËn cho KH ®ã.
- Cam kÕt t¸i cÊp vèn: lµ mét tho¶ thuËn chÝnh thøc gi÷a NH vµ KH, buéc NH ph¶i cho KH vay theo nh÷ng ®iÒu kho¶n trong hîp ®ång
- ThÓ thøc ph¸t hµnh giÊy tê cã gi¸
- Chøng kho¸n ho¸
(2) Tµi trî ngo¹i th¬ng: bao gåm
- TÝn dông th th¬ng m¹i
- Tham gia chÊp nhËn thanh to¸n
C¶ hai h×nh thøc nµy ®Òu ®îc sö dông ®Ó tµi trî cho th¬ng m¹i quèc tÕ. TD th ®ßi hái N b¶o ®¶m r»ng KH cña m×nh sÏ thanh to¸n mét kho¶n nî ®· tho¶ thuËn cho mét bªn thø ba.
(3) C¸c ho¹t ®éng ®Çu t: kh«ng thÓ hiÖn trªn b¶ng c©n ®èi TS bao gåm c¸c c«ng cô ph¸i sinh nh:
- Cam kÕt t¬ng lai
- C¸c hîp ®ång TC trao sau
- Ho¸n ®æi l·i suÊt (Swap)
- QuyÒn chän mua/b¸n (option)
- Ho¸n ®æi tiÒn tÖ (Swap)
NH thêng nhËn mét kho¶n phÝ hoÆc thay ®æi tr¹ng th¸i rñi ro ngay lËp tøc cho mét ho¹t ®éng mµ cã thÓ lóc nµy cha thÓ hiÖn trªn b¶n c©n ®èi TS cña NH
Ng©n hµng ph¶i b¸o c¸o c¸c kho¶n cam kÕt vµ c¸c kho¶n ngÉu sinh ngo¹i b¶ng nh b¶ng sau:
Sè tiÒn
1. Cam kÕt sÏ thùc hiÖn hoÆc mua c¸c mãn vay hoÆc cÊp TD díi h×nh thøc cho thuª TC (chØ b¸o c¸o nh÷ng phÇn cha thùc hiÖn cña cam kÕt ®îc tr¶ phÝ hoÆc cã rµng buéc ph¸p lý)
2. C¸c hîp ®ång t¬ng lai vµ trao chËm (trõ c¸c hîp ®ång liªn quan ®Õn ngo¹i hèi)
a. Cam kÕt mua
b. Cam kÕt b¸n
3. Chøng kho¸n khi ph¸t hµnh
a. Tæng c¸c cam kÕt mua
b. Tæng c¸c cam kÕt b¸n
4. C¸c hîp ®ång dù phßng vµ c¸c hîp ®ång lùa chän kh¸c (option)
a. NghÜa vô mua theo c¸c hîp ®ång lùa chän
b. NghÜa vô b¸n theo c¸c hîp ®ång lùa chän
5. C¸c cam kÕt mua ngo¹i tÖ vµ hèi ®o¸i ®o la Mü (trao ngay vµ trao chËm)
6. TÝn dông th dù phßng
a. TÝn dông th dù phßng
(1) §Õn ®Þa chØ Hoa Kú
(2) §Õn ®Þa chØ ngoµi Hoa Kú
b. Gi¸ trÞ cña tÝn dông th dù phßng trong kho¶n môc 6a1 vµ 6a2 ®îc chuyÓn thµnh c¸c kho¶n môc kh¸c
7. TÝn dông th th¬ng m¹i vµ t¬ng tù
8. Tham gia chÊp nhËn thanh to¸n (theo m« t¶ trong phÇn híng dÉn) ®îc NH chuyÓn sang thµnh nh÷ng kho¶n môc kh¸c
9. Tham gia chÊp nhËn thanh to¸n (theo m« t¶ trong phÇn híng dÉn) do NH b¸o c¸o (NH kh«ng chÊp nhËn kh«ng thanh to¸n) yªu cÇu
10. Chøng kho¸n ®i vay
11. Chøng kho¸n cho vay
12. C¸c cam kÕt vµ c¸c ngÉu sinh lín kh¸c (liÖt kª díi ®©y mçi cÊu phÇn cña kho¶n môc nµy trªn 25% cña kÕ ho¹ch RC, kho¶n 28 tæng vèn cæ phÇn)
1.5.2.5 VÊn ®Ò kÕ to¸n theo gi¸ trÞ sæ s¸ch cña NH
- HiÖn nay, mét vÊn ®Ò ¶nh hëng ®Õn ý nghÜa cña BC§KT tËp trung xung quanh ph¬ng ph¸p kÕ to¸n duy nhÊt cña ngµnh NH. Trong nhiÒu thËp kû qua, ngµnh NH ®· tu©n theo ph¬ng ph¸p ghi chÕp TS vµ nî trªn BC§KT theo chi phÝ gèc (tøc chi phÝ ph¸t sinh t¹i thêi ®iÓm xuÊt hiÖn nghiÖp vô). Ph¬ng ph¸p kÕ to¸n nµy ®îc gäi lµ “kÕ to¸n theo gi¸ trÞ sæ s¸ch”. Theo ph¬ng ph¸p nµy, gi¸ trÞ cña tÊt c¶ c¸c kho¶n cho vay vµ c¸c kho¶n môc kh¸c trong BC§KT kh«ng thay ®æi cho ®Õn khi ®¸o h¹n. Ph¬ng ph¸p nµy kh«ng ph¶n ¶nh ®îc t¸c ®éng cña sù thay ®æi l·i suÊt vµ rñi ro TD ®èi víi BC§KT cña NH (sù thay ®æi l·i suÊt vµ rñi ro TD lµ nh÷ng yÕu tè ¶nh hëng ®Õn c¶ gi¸ trÞ vµ c¸c dßng tiÒn liªn quan ®Õn nh÷ng kho¶n cho vay, chøng kho¸n vµ nî cña NH).
- VÝ dô:
- ViÖc ghi chÐp c¸c TS NH theo chi phÝ gèc vµ viÖc sö dông c¸c con sè nµy kh«ng thay ®æi ®Ó ph¶n ¸nh t×nh h×nh thÞ trêng ®· khiÕn cho nh÷ng ngêi gëi tiÒn, cæ ®«ng vµ c¸c nhµ ®Çu t kh¸c cã mét bøc tranh kh«ng thËt vÒ t×nh h×nh tµi chÝnh thùc tÕ cña mét NH. Nh÷ng nhµ ®Çu t cã thÓ dÔ dµng bÞ lõa dèi.
C¸c NH Mü ®îc yªu cÇu ph¶i chia danh môc ®Çu t chøng kho¸n thµnh 2 nhãm lín:
- C¸c chøng kho¸n NH cã kÕ ho¹ch n¾m gi÷ cho ®Õn khi ®¸o h¹n. c¸c chøng kho¸n nµy ®îc ®Þnh theo gi¸ gèc.
- C¸c chøng kho¸n NH cã b¸n tríc ®Õn khi ®¸o h¹n. c¸c chøng kho¸n nµy ®îc ®Þnh theo gi¸ thÞ trêng hiÖn t¹i
§ång thêi, c¸c chøng kho¸n dù ®Þnh b¸n sÏ ®îc ®a vµo 1 kho¶n môc ®Æc biÖt trªn b¶ng c©n ®èi (TS ®îc n¾m gi÷ ®Ón b¸n).
Môc ®Ých lµ nh»m h¹n chÕ c¸c nhµ qu¶n lý NH b¸n ra bÊt cø chøng kho¸n nµo lªn gi¸ ®Ó thu vÒ mét kho¶n lîi vèn nhng gi÷ l¹i nh÷ng chøng kho¸n gi¶m gi¸ vµ tiÕp tôc ®Þnh gi¸ theo chi phÝ gèc.
VÒ phÝa c¸c NH, hä cho r»ng: viÖc chuyÓn dÞch hÖ thèng kÕ to¸n theo gi¸ trÞ thÞ trêng sÏ lµm t¨ng tÝnh biÕn ®éng cña thu nhËp, buéc NH ph¶i tr¶ lîi tøc cao h¬n cho cæ ®«ng, cho chñ nî vµ ®ßi hái NH ph¶i t¨ng cêng VCSH. C¸c NH sÏ rÊt do dù trong viÖc mua tr¸i phiÕu dµi h¹n bëi sù e ng¹i vÒ kh¶ n¨ng biÕn ®éng lín h¬n trong gi¸ thÞ trêng. §iÒu nµy sÏ lµm gi¶m cung TD cho c¸c DN vµ chÝnh quyÒn ®ang ph¸t hµnh c«ng cô nî dµi h¹n. H¬n n÷a, nã sÏ khuyÕn khÝch c¸c NH b¸n c¸c kho¶n cho vay gi¶m gi¸ trÞ, ®Èy kh¸ch hµng cã vÊn ®Ò ®Õn chç ph¸ s¶n thay v× tiÕp tôc hîp t¸c víi KH trong mét hy väng xoay chuyÓn t×nh thÕ. §iÒu nµy sÏ lµm gi¶m gi¸ trÞ TS vµ lµm hçn lo¹n toµn bé nÒn kinh tÕ mét c¸ch nghiªm träng. V× vËy, c¸c vÊn ®Ò cña kÕ to¸n NH vÉn cßn tiÕp diÔn.
1.5.3. B¸o c¸o thu nhËp cña NH
1.5.3.1. C¸c kho¶n môc chÝnh trªn b¸o c¸o thu nhËp cña NH
B¸o c¸o thu nhËp ®o lêng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña mét NH trong 1 kho¶ng thêi gian nhÊt ®Þnh (mét n¨m), nã cho chóng ta biÕt ®iÒu g× ®· x¶y ra gi÷a 2 thêi ®iÓm ®Çu n¨m vµ cuèi n¨m cña b¶ng tæng kÕt TS. C¸c kho¶n môc chÝnh trªn b¸o c¸o thu nhËp cña NH ®îc thÓ hiÖn nh sau:
B¸o c¸o thu nhËp
C¸c dßng tµi chÝnh ®i vµo
- Thu tõ cho vay
- Thu tõ c¸c c«ng cô ng¾n h¹n
- Thu tõ chøng kho¸n
- Thu kh¸c
C¸c dßng tµi chÝnh ®i ra
- Thu tõ c¸c c«ng cô ng¾n h¹n
- Thu tõ chøng kho¸n
- Chi phÝ tr¶ l·i tiÒn gëi
- Chi phÝ tr¶ l·i tiÒn vay
- Chi phÝ tiÒn l¬ng
- Chi kh¸c
- ThuÕ
Cã thÓ thÊy râ môc ®Ých cña b¸o c¸o thu nhËp nÕu nh×n vµo cÊu tróc cña nã. C¸c tµi kho¶n hëng l·i ®îc tr×nh bµy ®Çu tiªn chÝnh lµ v× ®Æc ®iÓm tµi chÝnh cña NH (hÇu hÕt c¸c tµi s¶n cã vµ TS nî ®Òu lµ hîp dång tµi chÝnh).
Thu nhËp tõ l·i trªn c¸c TS cã lµ thu nhËp chñ yÕu cña NH vµ t¬ng t, chi phÝ tr¶ l·i cho c¸c nguån vèn mµ NH khai th¸c lµ chi phÝ chñ yÕu cña NH. Quy m« cña nh÷ng kho¶n môc chÝnh trong BC§KT vµ b¸o c¸o thu nhËp cña 1 NH thêng cã mèi quan hÖ mËt thiÕt. Thùc chÊt, TS trªn BC§KT t¹o ra phÇn lín c¸c kho¶n thu nhËp tõ ho¹t ®éng, trong khi c¸c kho¶n nî t¹o ra hÇu hÕt chi phÝ ho¹t ®éng cña 1 NH. Nh×n vµo c¸c kho¶n môc cã liªn quan ®Õn tiÒn l·i sÏ cho thÊy bøc tranh vÒ lîi nhuËn cña mét trung gian TC vµ qua ®ã cho phÐp c¸c nhµ ph©n tÝch t¸ch b¹ch phÇn ho¹t ®éng bÞ ¶nh hëng trùc tiÕp bëi sù biÕn ®éng cña l·i suÊt trªn thÞ trêng.
Nguån thu chÝnh cña 1 NH lµ thu l·i tõ TS sinh lîi, chñ yÕu lµ kho¶n cho vay (L), chøng kho¸n (S), tiÒn gëi hëng l·i t¹i NH kh¸c (C) vµ c¸c TS sinh lîi kh¸c (cho thuª c¸c TS mµ NH së h÷u) (M). Nh÷ng chi phÝ chÝnh ph¸t sinh trong qu¸ tr×nh t¹o ra c¸c nguån thu trªn bao gåm l·i tr¶ cho ngêi gëi tiÒn (D), l·i tr¶ cho nh÷ng kho¶n vay (NDB), chi phÝ cho vèn tù cã (EC), tiÒn l¬ng vµ phóc lîi cho nh©n viªn NH (SWB), chi phÝ ho¹t ®éng liªn quan ®Õn TS (O), ph©n bæ dù phßng tæn thÊt TD (PLL), ThuÕ (T) vµ nh÷ng chi phÝ kh¸c. Chªnh lÖch gi÷a kho¶n thu vµ chi lµ thu nhËp. Cã thÓ minh ho¸ nh sau:
C¸c kho¶n môc thu
Kho¶n cho vay (L)* tû lÖ sinh lîi b×nh qu©n + chøng kho¸n (S)* tû lÖ sinh lîi b×nh qu©n + tiÒn gëi hëng l·i t¹i NH kh¸c (C)* tû lÖ sinh lîi b×nh qu©n + c¸c TS sinh lîi kh¸c (cho thuª c¸c TS mµ NH së h÷u) (M)* tû lÖ sinh lîi b×nh qu©n
C¸c kho¶n môc chi
TiÒn gëi(D)*L·i suÊt b×nh qu©n + nh÷ng kho¶n vay (NDB)*L·i suÊt b×nh qu©n + vèn tù cã (EC)*L·i suÊt b×nh qu©n + chi phÝ tiÒn l¬ng vµ phóc lîi cho nh©n viªn NH (SWB) + chi phÝ ho¹t ®éng liªn quan ®Õn TS (O) + ph©n bæ dù phßng tæn thÊt TD (PLL)+ ThuÕ (T)+ nh÷ng chi phÝ kh¸c.
Thu nhËp vµ chi phÝ kh¸c kh«ng bÞ t¸c ®éng trùc tiÕp cña sù thay ®æi l·i suÊt, nh÷ng kho¶n môc thu nhËp nh phÝ dÞch vô, c¸c kho¶n hoa hång,..., lµ nguån thu nhËp quan träng ®èi víi nhiÒu NH. C¸c chi phÝ nh chi phÝ tr¶ l¬ng, khÊu hao còng lµ nh÷ng chi phÝ ®¸ng kÓ. §Ó t¨ng thu nhËp cho NH, cã thÓ chän mét sè ph¬ng ph¸p sau:
(1) T¨ng thu nhËp trung b×nh ®èi víi mçi TS
(2) Ph©n phèi l¹i danh môc TS sinh lîi theo híng n©ng tû lÖ TS cã tû lÖ sinh lîi b×nh qu©n cao.
(3) Gi¶m chi phÝ tr¶ l·i vµ chi phÝ ngoµi l·i ®èi víi c¸c kho¶n tiÒn gëi, kho¶n vay phi tiÒn gëi vµ VCSH
(4) ChuyÓn dÞch nguån vèn cña NH sang c¸c kho¶n tiÒn gëi vµ vèn vay cã chi phÝ thÊp.
(5) T×m c¸ch gi¶m bít chi phÝ nh©n viªn, chi phÝ ho¹t ®éng hµng ngµy, chi phÝ dù phßng tæn thÊt vµ chi phÝ ho¹t ®éng kh¸c.
(6) Gi¶m tiÒn thuÕ ph¶i nép th«ng qua viÖc t¨ng cêng c¸c ho¹t ®éng qu¶n lý thuÕ
Nhµ qu¶n lý NH kh«ng thÓ kiÓm so¸t toµn bé c¸c kho¶n môc ¶nh hëng ®Õn thu nhËp. C¸c nguån thu tõ c¸c TS vµ dÞch vô cung cÊp còng nh c¸c kho¶n chi huy ®éng vèn ®Òu ®îc x¸c ®Þnh theo yÕu tè cung cÇu trªn thÞ trêng. MÆc dï sù c¹nh tranh, c¸c quy ®Þnh vµ nhu cÇu cña c«ng chóng ¶nh hëng ®Õn ho¹t ®éng cña NH nhng nh÷ng quyÕt ®Þnh cña nhµ qu¶n lý vÉn lµ nh©n tè chÝnh trong viÖc x¸c ®Þnh c¬ cÊu cô thÓ cña tõng NH vÒ cho vay, ®Çu t chøng kho¸n, tiÒn mÆt, tiÒn gëi mµ mçi NH n¾m gi÷ còng nh trong viÖc x¸c ®Þnh quy m« vµ c¬ cÊu nguån thu vµ chi phÝ.
1.5.3.2. Giíi thiÖu b¸o c¸o thu nhËp cña mét NH cô thÓ
B¸o c¸o thu nhËp cña NH First National 3 n¨m 1999, 2000, 2001
ChØ tiªu
1999
2000
2001
Thu nhËp tõ l·i
- C¸c c«ng cô ng¾n h¹n
- Chøng kho¸n
- Cho vay th¬ng m¹i
- Cho vay tiªu dïng
- Cho vay bÊt ®éng s¶n
- Cho vay kh¸c
- Cho thuª
Chi phÝ tr¶ l·i
- Tµi kho¶n giao dÞch
- Tµi kho¶n tiÕt kiÖm
- Kú phiÕu (díi 100.000$)
- Chøng chØ tiÒn gëi (tõ 100.000 $ trë lªn)
- C¸c kho¶n tiÒn gëi hëng l·i kh¸c
- Vèn vay nî
- C¸c tµi s¶n nî vµ giÊy tê nî kh¸c
Thu nhËp rßng tõ l·i
TrÝch lËp dù phßng nî xÊu
Thu nhËp rßng tõ l·i sau khi trÝch lËp dù phßng nî xÊu
Thu nhËp ngoµi l·i
- PhÝ dÞch vô tiÒn gëi
- Thu nhËp ngoµi l·i kh¸c
Chi phÝ ngoµi l·i
- L¬ng, thëng
- Chi phÝ khÊu hao nhµ xëng, thiÕt bÞ
- Chi phÝ phi l·i kh¸c
Thu nhËp ho¹t ®éng rßng
- L·i lç chøng kho¸n
ThuÕ thu nhËp
- L·i lç bÊt thêng
Thu nhËp rßng
- Tr¶ cæ tøc
1.5.3.3. C¸c bé phËn cÊu thµnh b¸o c¸o thu nhËp NH
- Thu nhËp tõ l·i cña c¸c c«ng cô ng¾n h¹n, chøng kho¸n, cho vay th¬ng m¹i, tiªu dïng, bÊt ®éng s¶n, cho thuª lµ tiÒn l·i mµ NH thu ®îc tõ c¸c h¹n môc cô thÓ cña TS cã.
- Chi phÝ tr¶ l·i trªn c¸c tµi kho¶n giao dÞch, tµi kho¶n tiÕt kiÖm, kú phiÕu, chøng chØ tiÒn gëi, vay nî ng¾n h¹n, c¸c tµi s¶n nî kh¸c t¹o thµnh chi phÝ tr¶ l·i c¸c kho¶n môc huy ®éng vèn.
- Thu nhËp rßng tõ l·i lµ hiÖu sè gi÷a thu nhËp tõ l·i vµ chi phÝ tr¶ l·i. nã cho ta biÕt thu nhËp tõ l·i trªn c¸c TS cã nhiÒu h¬n chi phÝ tr¶ l·i ®Ó huy ®éng nguån vèn lµ bao nhiªu.
- TrÝch quü dù phßng nî xÊu lµ 1 kho¶n ®¸nh vµo thu nhËp, t¹o nªn mét lîng dù tr÷ ®Ó bï ®¾p thÊt tho¸t vèn cho vay. Quy ®Þnh ®Æt ra møc tèi ®a ®îc phÐp trÝch ®Ó khÊu trõ thuÕ vµ ®a vµo tµi kho¶n dù tr÷. Dùa trªn sù hiÓu biÕt vÒ chÊt lîng TD vµ ý kiÕn cña c¬ quan qu¶n lý, nhµ ®iÒu hµnh NH sÏ trÝch lËp kho¶n nµy cho phï hîp.
- Thu nhËp rßng tõ l·i sau khi trÝch quü: nã biÓu hiÖn ®éng th¸i ®iÒu chØnh khÊu trõ thu nhËp rßng tõ l·i ®Ó phßng ngõa rñi ro TD trong ho¹t ®éng cho vay.
- PhÝ dÞch vô tiÒn gëi bao gåm phÝ duy tr× vµ c¸c lo¹i phÝ ho¹t ®éng mµ NH ®¸nh vµo c¸c kho¶n tiÒn gëi theo 1 møc nhÊt ®Þnh.
- C¸c thu nhËp ngoµi l·i kh¸c bao gåm c¸c thu nhËp tõ ho¹t ®éng tÝn th¸c, phÝ hoa hång, phÝ b¶o hiÓm, thu nhËp tõ ho¹t ®éng tµi trî cho thuª trùc tiÕp, hoa hång b¸n vèn t¬ng hç, thu nhËp tõ tµi kho¶n giao dÞch, phÝ thuª kÐt an toµn vµ c¸c kho¶n thu phÝ kh¸c. phÝ ph¸t sinh trong qu¸ tr×nh t¹o ra c¸c kho¶n cho vay hoÆc TD cã b¶o ®¶m còng tÝnh trong kho¶n môc nµy.
- Chi l¬ng, thëng lµ toµn bé c¸c kho¶n tiÒn tr¶ cho c¸n bé nh©n viªn cña NH, bao gåm c¶ chi b¶o hiÓm x· héi, b¶o trî thÊt nghiÖp, ®ãng gãp y tÕ, hu trÝ vµ nh÷ng kho¶n tiÒn thëng cho c¸n bé nh©n viªn.
- Chi phÝ khÊu hao nhµ xëng, thiÕt bÞ: nh khÊu hao nhµ xëng, m¸y tÝnh, thiÕt bÞ, chi phÝ thuª v¨n phßng, thuª m¸y mãc, vµ thuÕ ph¶i tr¶ ®èi víi m¸y mãc thiÕt bÞ.
- Chi phÝ ngoµi l·i kh¸c lµ mét kho¶n môc chung cho tÊt c¶ nh÷ng chi phÝ cßn l¹i mµ kh«ng ph¶i tiÒn l·i bao gåm nh÷ng chi phÝ nh qu¶ng c¸o, b¶o hiÓm tiÒn gëi, phÝ b¶o mËt, phÝ cña ban l·nh ®¹o, v¨iÖt nam phßng phÈm, tiÒn c«ng tr¶ cho nh©n viªn t¹m thêi (hiÖn nay, ngêi ta tÝnh c¶ kho¶n l·i lç tõ b¸n trao ®æi chuyÓn nhîng c¸c chøng kho¸n ®Çu t chªnh lÖch víi gi¸ trÞ sæ s¸ch cña c¸c chøng kho¸n ®ã).
- Thu nhËp tõ ho¹t ®éng tríc thuÕ lµ hiÖu sè gi÷a tæng thu nhËp tõ l·i, ngoµi l·i, trõ ®i tæng chi phÝ.
- L·i lç chøng kho¸n lµ biÓu hiÖn lç l·i ®· hiÖn thùc ho¸ th«ng qua viÖc b¸n bÊt kú lo¹i chøng kho¸n nµo trong kho¶ng thêi gian ®· ®Ò cËp, l·i nhê chøn kho¸n lªn gi¸, lç do chøng kho¸n gi¶m gi¸.
- ThuÕ thu nhËp ph¶i ®ãng dùa trªn thu nhËp chÞu thuÕ vµ thuÕ suÊt
- L·i lç bÊt thêng; ph¸t sinh do nh÷ng ®iÒu kiÖn, hoµn c¶nh bÊt thêng vµ Ýt khi lÆp l¹i. Nh÷ng kho¶n lç l·i nµy cã thÓ n»m trong diÖn nép thuÕ.
- Thu nhËp rßng (hay thu nhËp sau thuÕ) lµ phÇn thu nhËp ph¶i ®ãng thuÕ céng víi l·i lç chøng kho¸n vµ l·i lç bÊt thêng råi trõ ®i c¸c kho¶n thuÕ. C¸c nhµ qu¶n trÞ NH thêng dïng chØ tiªu thu nhËp ho¹t ®éng rßng sau thuÕ ®Ó ®¸nh gi¸ thu nhËp cña mét NH. chØ tiªu nµy ®îc tÝnh b»ng c¸ch lo¹i trõ c¸c yÕu tè phi ho¹t ®éng (l·i lç chøng kho¸n vµ l·i lç bÊt thêng).
1.5.4. Th«ng tin bæ sung
C¸c kho¶n môc trong b¶ng tæng kÕt TS vµ b¸o c¸o thu nhËp thêng ph¶i ®i kÌm víi mét sè th«ng tin kh¸c h÷u Ých cho qu¸ tr×nh ®¸nh gi¸ ho¹t ®éng cña mét NH. Nh÷ng th«ng tin bæ sung thêng thÊy trong b¸o c¸o thêng niªn cu¶ NH nh sau:
Th«ng tin bæ sung cña NH First National 3 n¨m 1999, 2000, 2001
ChØ tiªu
1999
2000
2001
C¸c tµi s¶n cã sinh lêi
C¸c tµi s¶n cã rñi ro
C¸c thêi h¹n cña chøng kho¸n
- Díi 1 n¨m
- Mét n¨m ®Õn 5 n¨m
- Trªn 5 n¨m
Cho vay néi bé
ThÊt tho¸t vèn trõ ®i c¸c kho¶n ®· phôc håi
C¸c kho¶n cho vay khª ®äng (trªn 90 ngµy)
- Cho vay Th¬ng m¹i
- Cho vay Tiªu dïng
- Cho vay BÊt ®éng s¶n
- Cho vay kh¸c vµ cho thuª
TiÒn gëi chÝnh yÕu
Tµi s¶n thanh kho¶n cao
C¸c cam kÕt cha thùc hiÖn
Ph¸i sinh ngo¹i b¶ng
QuyÒn thu nî cÇm cè ®· mua
Nguån vèn phô
Nh¹y c¶m l·i suÊt (1 n¨m)
- T¸i ®Þnh gi¸ tµi s¶n cã
- T¸i ®Þnh gi¸ tµi s¶n nî
B¸n nguån vèn t¬ng hç
Sè v¨n phßng
Sè nh©n viªn
Sè cæ phiÕu thêng
Gi¸ trÞ cæ phiÕu trªn thÞ trêng
(1) C¸c tµi s¶n cã sinh lêi: Bao gåm toµn bé c¸c TS cã cña NH t¹o ra lîi nhuËn râ rµng. TiÒn mÆt vµ nhµ xëng lµ hai h¹n môc kh«ng thuéc TS cã sinh lîi.
(2) C¸c tµi s¶n cã rñi ro: Lµ nh÷ng TS chøa ®ùng rñi ro TD hay rñi ro l·i suÊt. Cã NH tÝnh tµi s¶n cã rñi ro b»ng c¸ch lÊy TS cã sinh lîi trõ chøng kho¸n chÝnh phñ. Cã NH tÝnh b»ng c¸ch lÊy TS cã sinh lîi trõ ®i toµn bé c¸c c«ng cô ng¾n h¹n vµ c¸c chøng kho¸n ®Çu t sÏ ®¸o h¹n trong vßng 1 n¨m.
(3) C¸c thêi h¹n cña chøng kho¸n: ph©n lo¹i chøng kho¸n ®Çu t cña NH thµnh tõng môc thêi h¹n. Tj«ng tin nµy gióp ngêi ®äc cã thÓ hiÓu ®îc ®é nh¹y c¶m ®èi víi l·i suÊt cña c¸c kho¶n môc chøng kho¸n vµ sù lªn gi¸ hoÆc gi¶m gi¸ cã thÓ x¶y ra nÕu l·i suÊt thay ®æi.
(4) Cho vay néi bé: lµ kho¶n cho vay tíi thµnh viªn H§QT, l·nh ®¹o cÊp cao hoÆc c¸c DN n¾m trong tay mét lîng cæ phÇn ®¸ng kÓ.
(5) ThÊt tho¸t vèn trõ ®i c¸c kho¶n ®· phôc håi: BiÓu thÞ thÊt tho¸t vèn thùc tÕ trong n¨m trõ ®i nh÷ng kho¶n nî xÊu thu ®îc cña c¸c kú tríc.
(6) C¸c kho¶n cho vay khª ®äng (trªn 90 ngµy): Lµ nh÷ng kho¶n cho vay mµ l·i hoÆc vèn hoÆc c¶ l·i vµ vèn ®Òu cha ®îc thanh to¸n vµo thêi gian theo hîp ®ång. Th«ng thêng th× NH cho phÐp mét thêi gian gia h¹n ng¾n (90 ngµy) tríc khi xÕp mãn vay vµo tr¬ng môc khª ®äng. Nî khª ®äng kh¸c víi c¸c mãn vay ®îc ph©n lo¹i, kh¸c víi quü trÝch lËp dù phßng nî xÊu, kh¸c víi thÊt tho¸t vèn, mÆc dï tÊt c¶ nh÷ng kho¶n môc nµy cho ta h×nh dung ®îc vÒ chÊt lîng TD cña NH. NhiÒu Nh còng b¸o c¸o c¸c con sè nî xÊu vµ nî t¸i tho¶ thuËn.
(7) C¸c cam kÕt cha thùc hiÖn: Lµ nh÷ng cam kÕt cÊp tÝn dông hoÆc hoµn tÊt c¸c giao dÞch kh¸c thêng víi 1 l·i suÊt ®· tho¶ thuËn trong mét kho¶ng thêi gian ®Þnh tríc
(8) Ph¸i sinh ngo¹i b¶ng: Gåm nhiÒu lo¹i chøng kho¸n mµ gi¸ trÞ cña nã ph¸i sinh tõ mét chøng kho¸n gèc. NhiÒu c«ng cô ph¸i sinh nh Swap (ho¸n ®æi), Option (quyÒn chän mua/b¸n) kh«ng ®îc thÓ hiÖn trªn b¶ng tæng kÕt TS cña NH
(9) QuyÒn thu nî cÇm cè ®· mua: lµ quyÒn ®îc phÐp thu gèc vµ l·i trªn kho¶n cho vay cÇm cè thuéc së h÷u cña mét tæ chøc kh¸c. NH ®øng ra mua ®îc hëng phÝ thu c¸c kho¶n thanh to¸n trªn vµ gëi tr¶ cho ®Þnh chÕ së h÷u.
(10) Nguån vèn phô: Lµ c¸c kho¶n tiÒn gëi vµ mîn kh«ng thuéc kh¸ch hµng mµ NH ®· gÇn nh mua l¹i víi l·i suÊt c¹nh tranh. Nh÷ng TS nî nµy dÔ bÞ t¸c h¹i bëi viÖc rót tiÒn h¬n lµ c¸c kho¶n tiÒn gëi vµ mîn tõ kh¸ch hµng (tiÒn gëi chÝnh yÕu)
(11) Nh¹y c¶m l·i suÊt: biÓu thÞ sù so s¸nh møc ®é nh¹y c¶m cña c¸c dßng tiÒn trªn TS cã vµ TS nî ®èi víi biÕn ®éng cña l·i suÊt. Nh÷ng TS cã, TS nî cã ®é nh¹y c¶m cao lµ nh÷ng TS mµ møc thu nhËp hoÆc chi phÝ tõ l·i cña nã sÏ biÕn ®éng cïng víi biÕn ®éng cña l·i suÊt. Ngêi ta cÇn x¸c ®Þnh khaán thêi gian cña sù nh¹y c¶m ®ã (ch¼ng h¹n 30 ngµy, 90 ngµy, 6 th¸ng vµ 1 n¨m) bëi lÏ cã sù kh¸c biÖt lín vÒ thêi gian ®èi víi tÝnh nh¹y c¶m gi÷a TS cã vµ TS nî. C¸c chØ sè thêng thÊy lµ kho¶ng chªnh (sù kh¸c biÖt gi÷a c¸c TS cã nh¹y c¶m vµ TS nî nh¹y c¶m) vµ tû lÖ gi÷a TS cã nh¹y c¹m vµ TS nî nh¹y c¶m.
(12) B¸n nguån vèn t¬ng hç: Lµ kho¶n tiÒn gèc cña nguån vèn t¬ng hç b¸n t¹i NH trong 1 n¨m. NH sÏ nhËn ®îc phÝ hoa hång cho dÞch vô b¸n.
(13) Sè v¨n phßng: Sè lîng chi nh¸nh vµ v¨n phßng cã ngêi lµm viÖc cña NH. Nh÷ng v¨n phßng tù ®éng b»ng m¸y mãc, m¸y ATM vµ c¸c tr¹m m¸y tÝnh kh«ng ®îc tÝnh.
(14) Sè nh©n viªn: Lµ sè c¸n bé, nh©n viªn lµm viÖc chÝnh thøc cña NH.
(15) Sè cæ phiÕu thêng: Lµ sè lîng cæ phiÕu thêng ®· ph¸t hµnh vµ hiÖn cã. Sö dông sè liÖu nµy ®Ó tÝnh lîi nhuËn, gi¸ trÞ ghi sæ vµ gi¸ trÞ thÞ trêng cña cè phiÕu.
(16) Gi¸ trÞ cæ phiÕu trªn thÞ trêng: thêng ®îc niªm yÕt trªn thÞ trêng ®èi víi c¸c NH lín cã cæ phiÕu mua b¸n nhiÒu. ChØ tiªu nµy Ýt cã ý nghÜa nÕu NH nhá, kh«ng cã thÞ trêng trao ®æi cæ phiÕu hoÆc nã lµ thµnh viªn nhá trong mét c«ng ty së h÷u NH.
1.5.5. B¸o c¸o tµi chÝnh quan träng kh¸c cña NH
1.5.5.1 B¸o c¸o vÒ nguån vèn vµ sö dông vån
B¸o c¸o nguån vèn vµ sö dông vèn tr¶ lêi 2 c©u hái: vèn,µ NH sö dông trong 1kho¶ng thêi gian nhÊt ®Þnh b¾t nguån tõ ®©u? Nh÷ng nguån vèn ®ã ®îc sö dông nh thÕ nµo? B¸o c¸o ®îc x©y dùng dùa vµo nh÷ng quan hÖ sau:
Nguån vèn ®îc cung cÊp cho NH trong 1 thêi kú = Vèn ®îc cung cÊp tõ ho¹t ®éng KD + Nh÷ng gi¶m sót vÒ TS cña NH + Gia t¨ng vÒ nî cña NH
Sö dông vèn cña NH trong 1 thêi kú = TiÒn tr¶ cæ tøc cho cæ ®«ng + Gia t¨ng vÒ TS cña NH + Nh÷ng gi¶m sót trong nî cña NH
Vµ ta cã: Nguån vèn ®îc cung cÊp cho NH trong 1 thêi kú
= Sö dông vèn cña NH trong 1 thêi kú
VÝ dô vÒ lËp b¸o c¸o vÒ nguån vèn vµ sö dông vån
1.5.5.2. B¸o c¸o vÒ vèn chñ së h÷u cña NH
B¸o c¸o tµi chÝnh bæ sung quan träng thø hai lµ B¸o c¸o vÒ vèn chñ së h÷u cña NH. B¸o c¸o nµy c«ng bè nh÷ng thay ®æi quan träng cña kho¶n môc vèn, cho biÕt viÖc ®Çu t cña chñ së h÷u vµo NH thay ®æi nh thÕ nµo theo thêi gian. V× vèn cña cæ ®«ng ®¹i diÖn cho søc m¹nh tµi chÝnh cña NH, lµ kho¶n môc cã thÓ ®wojc sö dông ®Ó bï ®¾p thua lç, b¶o vÖ nh÷ng ngêi gëi tiÒn vµ nh÷ng ngêi cÊp TD kh¸c nªnnhµ qu¶n lý NH vµ ngêi gëi tiÒn lín cÇn quan t©m ®Õn b¸o c¸o nµy.
B¸o c¸o vÒ vèn chñ së h÷u cña NH
ChØ tiªu
Sè tiÒn
Sè d tµi kho¶n vèn ®Çu kú
Thu nhËp rßng (lç) trong kú
TiÒn tr¶ cæ tøc cho cæ ®«ng
- Cæ tøc cho cæ phiÕu u ®·i
- Cæ tøc cho cæ phiÕu thêng
- Cæ tøc cho cæ phiÕu míi ®îc ph¸t hµnh
- Chuéc l¹i cæ phiÕu
- Cæ tøc cho cæ phiÕu u ®·i
Sè d tµi kho¶n vèn cuèi kú
1.5.6. B¸o c¸o tµi chÝnh ®èi víi c¸c NH cã quy m« kh¸c nhau
Kh«ng ph¶i tÊt c¶ c¸c NH ®Òu cã b¶ng tæng kÕt TS, b¸o c¸o thu nhËp vµ c¸c th«ng tin bæ sung t¬ng tù nhau. Nh÷ng NH lín ®· tËn dông triÖt ®Ó c«ng cô ph¸i sinh ngo¹i b¶ng, trong khi c¸c NH nhá kh«ng sö dông h×nh thøc nµy. nh÷ng NH lín th«ng qua kh¶ n¨ng tiÕp cËn víi thÞ trêng tµi chÝnh toµn cÇu, cã xu híng sö dông nh÷ng nguån vèn b¸n bu«n, trong khi c¸c NH nhá hÇu nh sö dông c¸c nguån vèn kh¸ch hµng. Tuy nhiªn, còng cã nh÷ng trêng hîp ngo¹i lÖ, mét sè NH nhá còng cã tû lÖ vay nî nhiÒu h¬n, ho¹t ®éng trªn thÞ trêng liªn NH s«i næi h¬n.
Ng©n hµng
Heritage
American
Overton
Mellon
Comerica
Tæng tµi s¶n cã
75.535
70.908
756.436
37.330.293
27.051.459
% cña tæng TS cã
99,99%
99,98%
99,99%
100,03%
100,01%
TiÒn mÆt, nî s¾p ®Õn h¹n cña c¸c TC kh¸c
1,75
5,01
9,84
7,16
4,85
Repo vµ nguån quü Fed ®· b¸n
0,00
0,00
0,00
1,45
0,47
C«ng cô ng¾n h¹n kh¸c
0,00
0,01
0,00
2,12
0,10
Chøng kho¸n
17,80
21,71
31,08
16,29
12,85
Tµi kho¶n giao dÞch mua b¸n
0,00
0,00
0,10
0,93
0,07
C¸c kho¶n cho vay vµ cho thuª TC rßng
71,57
68,03
54,92
61,48
77,49
Nhµ xëng vµ TSC§
1,83
3,82
2,53
1,33
0,84
C¸c bÊt ®éng s¶n kh¸c thuéc së h÷u
0,13
0,23
0,14
0,14
0,07
TS v« h×nh kh¸c
1,43
0,14
0,00
4,18
0,23
Tµi s¶n cã kh¸c
5,48
1,06
1,38
4,95
3,04
Tµi s¶n nî vµ vèn
100%
99,99%
100%
100,03%
100%
TiÒn gëi kh«ng kú h¹n
15,23
12,45
31,30
19,89
16,25
TiÒn gëi cã tr¶ l·i
65,79
75,14
54,08
55,97
44,48
Repo vµ quü Fed ®· mua
0,62
3,22
7,74
4,5
5,68
C¸c kho¶n vay mîn kh¸c
7,72
0,55
0,29
5,43
22,56
Tµi s¶n nî kh¸c
0,68
1,08
0,36
2,96
1,28
Nî phô
0,00
0,00
0,00
2,62
2,55
Cæ phiÕu u ®·i
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Cæ phiÕu thêng
0,82
1,41
0,19
0,45
0,22
ThÆng d
1,83
3,03
1,21
2,40
2,36
Lîi nhuËn kh«ng chia
7,31
3,11
4,83
5,81
4,62
B¸o c¸o thu nhËp
Thu nhËp tõ l·i
5.645
5.804
48.789
2.306.153
2.006.988
Chi phÝ tr¶ l·i
2.207
2.549
16.558
1.113.487
1.000.737
Thu nhËp rßng tõ l·i
3.438
3.255
32.231
1.192.666
1.006.251
TrÝch lËp dù phßng nî xÊu
104
366
1.194
-16.998
102.831
Thu nhËp rßng tõ l·i sau khi trÝch lËp dù phßng nî xÊu
3.334
2.889
31.037
1.209.664
903.420
Thu nhËp ngoµi l·i
799
823
10.190
1.382.391
387.829
Chi phÝ ngoµi l·i
2.279
2587
29292
1.710.983
837.373
Thu nhËp ho¹t ®éng rßng
1.854
1.125
11.935
881.117
453.876
L·i lç chøng kho¸n
3
0
88
5.799
13.396
ThuÕ thu nhËp
673
380
3.773
317.978
155.893
L·i lç bÊt thêng
0
0
0
0
0
Thu nhËp rßng
1.184
745
8.250
568.938
311.379
Th«ng tin bæ sung
C¸c tµi s¶n cã sinh lêi
67.506
63.643
651.341
30.421.858
24.592.857
C¸c tµi s¶n cã dµi h¹n (trªn 5 n¨m)
6.999
1.833
107.348
6.881.972
5.065.273
Cho vay néi bé
60
11
15.675
295.662
570.781
ThÊt tho¸t vèn trõ ®i c¸c kho¶n ®· phôc håi
17
363
256
9.751
68.701
C¸c kho¶n cho vay khª ®äng
5
193
6.232
158.366
109.008
C¸c cam kÕt cha thùc hiÖn
12.065
8.018
137.046
27.147.023
18.908.757
Ph¸i sinh ngo¹i b¶ng
0
0
0
38.242.035
11.505.366
QuyÒn thu nî cÇm cè ®· mua
0
0
0
739.993
22.018
Tµi s¶n nî biÕn ®éng
10.817
8.397
112.313
10.719.504
8.976.183
Sè lîng v¨n phßng
2
5
16
432
273
Sè lîng nh©n viªn
33
40
437
19.625
6.085
Qua ph©n tÝch b¸o c¸o TC cña c¸c NH cho thÊy tû träng tõng kho¶n môc trªn TS cã vµ TS nî kh¸c nhau rÊt nhiÒu gi÷a c¸c NH vµ kh«ng hoµn toµn phô thuéc vµo quy m«. Vµ cã thÓ kÕt luËn r»ng: Quy m« NH cã thÓ t¹o ®iÒu kiÖn cho NH ®ã giµ dÆn h¬n vÒ chuyªn m«n vµ kh¶ n¨ng tiÕp cËn thÞ trêng tµi chÝnh toµn cÇu. Song c¸c nh©n tè quyÕt ®Þnh ®Õn ®Æc ®iÓm cña c¸c b¸o c¸o nµy lÖ thuéc vµo kÕ ho¹ch chiÕn lîc vµ nh÷ng lo¹i h×nh kinh doanh NH quyÕt ®Þnh tËp trung vµo.
Ph©n biÖt: kho¶n môc dù phßng thÊt tho¸t vèn cho vay (thÓ hiÖn trªn b¶n c©n ®èi kÕ to¸n) vµ kho¶n môc trÝch lËp quü dù phßng thÊt tho¸t vèn cho vay (thÓ hiÖn trªn b¸o c¸o thu nhËp) vµ kho¶n môc dù phßng thÊt tho¸t vèn cho vay trõ nh÷ng kho¶n phôc håi (thÓ hiÖn trªn b¶n th«ng tin bæ sung).
Dù tr÷ thÊt tho¸t vèn cho vay 31/12/2000: 3124 ngµn USD
ThÊt tho¸t vèn cho vay n¨m 2001: 480 ngµn USD
Phôc håi tõ c¸c kho¶n thÊt tho¸t tríc ®©y: 12 ngµn USD
ThÊt tho¸t trõ nh÷ng kho¶n phôc håi: 480 -12 = 468 ngµn USD
Dù phßng thÊt tho¸t vèn cho vay: 720 ngµn USD
Dù tr÷ thÊt tho¸t vèn cho vay 31/12/2001 =3124 - 468 + 720 = 3376 ngµn USD
§Ó ®¹t môc tiªu dù tr÷ lµ 3376 ngµn USD th× ph¶i trÝch 720 ngµn USD tiÒn dù phßng (thÓ hiÖn b¸o c¸o thu nhËp). Møc dù tr÷ thÊt tho¸t vèn cho vay mong muèn vµo 31/12/2001 lµ 3376 ngµn USD (thÓ hiÖn trªn b¶n c©n ®èi kÕ to¸n) ph¶i dùa trªn nhËn thøc cña ban l·nh ®¹o NH vÒ c¸c hå s¬ cho vay hiÖn cã. C¸c l·nh ®¹o NH ph¶i thêng xuyªn rµ so¸t l¹i c¸c kho¶n cho vay cã vÊn ®Ò vµ chÊt lîng TD nãi chung, ph©n tÝch c¸c ®iÒu kiÖn tµi chÝnh, kinh tÕ hiÖn t¹i còng nh t¬ng lai, kinh nghiÖm trong qu¸ khø vÒ møc ®é thÊt tho¸t vèn, c¸c kiÓm to¸n viªn néi bé hay ®éc lËp cung víi thanh tra NH còng ph¶i hç trî Nh x¸c ®Þnh møc dù phßng hîp lý.
1.5.7. C¸c th«ng tin phi tµi chÝnh cña Ng©n hµng
C¸c th«ng tin phi tµi chÝnh còng ¶nh hëng ®Õn t×nh h×nh tµi chÝnh chung cña mét NH. Danh môc c¸c lo¹i h×nh th«ng tin phi tµi chÝnh (do Michael Knapp x©y dùng) ®îc liÖt kª nh sau:
- NH cã ®îc b¶o hiÓm kh«ng
- NH cã ®îc kiÓm to¸n bëi mét c«ng ty cã uy tÝn kh«ng
- GÇn ®©y, NH cã thay ®æi c¸c kiÓm to¸n viªn ®éc lËp kh«ng
- C¸c thµnh viªn H§QT cã bao nhiªu kinh nghiÖm vÒ NH vµ kinh nghiÖm vÒ kinh doanh nãi chung.
- C¸c thµnh viªn H§QT cã ¶nh hëng m¹nh mÏ ®Õn ho¹t ®éng cña c¸c NH hay kh«ng
- NH cã thµnh lËp 1 uû ban thÈm ®Þnh TD kh«ng
- ChÊt lîng vµ thÕ m¹nh tµi chÝnh cña c¸c NH ®¹i lý ra sao
- NH cã sö dông mét ph¬ng ph¸p thËn träng ®Ó x¸c ®Þnh c¸c kho¶n cho vay khª ®äng kh«ng
- L·i suÊt tiÒn gëi cña NH cã ®ñ hÊp dÉn kh«ng
- GÇn ®©y, c¸c c¬ quan qu¶n lý NH cã yªu cÇu NH ký c¸c v¨iÖt nam b¶n tho¶ thuËn hµnh chÝnh hoÆc lÖnh ®×nh chØ nµo kh«ng
MÆt dï nhiÒu môc th«ng tin trong danh môc ®ã tù nã ®· nãi lªn vÊn ®Ò, song vÉn cã 1 sè môc cÇn gi¶i thÝch cÆn kÏ h¬n ch½ng h¹n nh:
- Sù kiÖn b·i bá sö dông mét c«ng ty kiÓm to¸n hay thay ®æi toµn bé ban ®iÒu hµnh cã thª lµ biÓu hiÖn nh÷ng m©u thuÉn néi bé, nhÊt lµ trong vÊn ®Ò chÝnh s¸ch tµi chÝnh vµ ho¹t ®éng.
- C¸c thµnh viªn H§QT kh«ng ®ñ kinh nghiÖm, chuyªn m«n hoÆc nhiÖt t×nh cã thÓ sÏ cho phÐp mét sè c¸n bé ®iÒu hµnh thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®Çu t, cho vay non nít.
- Nh÷ng thiÕu sãt thêng x¶y ra trong mét NH yÕu kÐm chÝnh lµ ë kh©u so¹n th¶o hå s¬ cho vay hay ®Þnh gi¸ qu¸ møc hay ngé nhËn sù tån t¹i cña TS thÕ chÊp.
§©y lµ nguån th«ng tin bæ sung rÊt quan träng ®èi víi c¸ th«ng tin tµi chÝnh cña NH.
1.5.8 Nguån vµ chÊt lîng th«ng tin
1.5.8.1 Nguån th«ng tin:
§Ó ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña mét NH, th«ng tin NH cã thÓ lÊy tõ nhiÒu nguån kh¸c nhau, cô thÓ nh:
- Tõ c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh thêng niªn ®Õn nh÷ng b¶n ph©n tÝch tµi chÝnh chi tiÕt
- Tõ c¸c c«ng ty t vÊn, hiÖp héi ngµnh nghÒ vµ tæ chøc dÞch vô th«ng tin
C¸c nguån th«ng tin chñ yÕu vÒ ho¹t ®éng NH (t¹i Hoa Kú)
Nguån
Th«ng tin ®îc cung cÊp
B¸o c¸o TC thêng niªn
C¸c b¶ng kª TC c¬ b¶n vµ mét sè th«ng tin bæ sung
B¸o c¸o quý
B¸o c¸o vÒ t×nh h×nh vµ thu nhËp c¨n b¶n chøa ®ùng c¸c th«ng tin t¬ng t nh th«ng tin trong b¶ng tæng kÕt TS vµ b¸o c¸o thu nhËp
B¸o c¸o ®ång nhÊt hiÖu qu¶ ho¹t ®éng NH
B¸o c¸o ph©n tÝch so s¸nh
B¸o c¸o ph©n tÝch NH
Th«ng tin cã chiÒu s©u vµ b¸o c¸o vÒ c¸c NH cô thÓ
Th«ng tin chung tõ hiÖp héi NH Hoa Kú
Th«ng tin vµ c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu vÒ ngµnh c«ng nghiÖp ng©n hµng
DÞch vô th«ng tin cña FDIC
Th«ng tin tæng hîp vÒ ngµnh NH vµ t×nh tr¹ng th«ng tin hiÖn cã t¹i c¸ NH cô thÓ
Häc viÖn hµnh chÝnh NH
NhiÒu c«ng tr×nh nghiªn cøu kh¸c nhau vÒ lÜnh vùc NH
INNERLINE
HÖ thèng m¸y tÝnh trùc tuyÕn cung cÊp c¬ së d÷ liÖu NH
M¸y chñ thÞ trêng tiÒn tÖ
KÕt nèi trùc tuyÕn víi c¬ së d÷ liÖu bao gåm c¸c th«ng tin vÒ l·i suÊt trªn c¸c chøng chØ thÞ trêng tiÒn tÖ vµ CD d÷ liÖu cña trªn 200 NH Hoa Kú
B¸o American Banker
Tæng quan vÒ c¸c sù kiÖn thêi sù trong ho¹t ®éng NH vµ th«ng sè thÞ trêng TC
1.5.8.2 ChÊt lîng th«ng tin
Chóng ta còng cÇn ®Ò cËp ®Õn chÊt lîng th«ng tin, ®Æc biÖt lµ c¸c th«ng tin TC. Cã thÓ ®Ò cËp ®Õn 3 khÝa c¹nh:
(1) ViÖc sö dông c¸c th«ng tin thêi ®iÓm
(2) ViÖc sö dông c¸c th«ng tin gi¸ trÞ sæ s¸ch
(3) Møc ®é tuú ý cho phÐp ®Ó x¸c ®Þnh nh÷ng th«ng sè c¬ b¶n
a. ViÖc sö dông c¸c th«ng tin thêi ®iÓm: sè liÖu c¸c b¸o c¸o thêng niªn hay b¸o c¸o quý hÇu nh ®îc ®a ra t¹i mét thêi ®iÓm. Trong khi ®ã, NH cã rÊt nhiÒu TS cã, TS nî ng¾n h¹n, cã thÓ mua, b¸n hay hoµn tr¶ trong thêi gian ng¾n nªn nhiÒ khi d÷ liÖu thêi ®iÓm dÔ g©y ra nhÇm lÉn. Hçu hÕt c¸c nhµ ph©n tÝch NH ®Òu dïng sè trung b×nh (b×nh qu©n) lµm thíc ®o hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña NH.
b. ViÖc sö dông c¸c th«ng tin gi¸ trÞ sæ s¸ch: Th«ng tin tµi chÝnh NH thêng ®îc tr×nh bµy díi d¹ng gi¸ trÞ sæ s¸ch h¬n lµ gi¸ trÞ thÞ trêng. Tuy nhiªn, hÇu hÕt c¸c TS cã, TS nî cña NH lµ c¸c tµi s¶n tµi chÝnh (thêng ph¶i ®iÒu chØnh theo gi¸ thÞ trêng). Kho¶n môc duy nhÊt mµ NH tr×nh bµy theo gi¸ thÞ trêng (ë phÇn ghi chó cña b¶ng tæng kÕt TS ) lµ kho¶n môc chøng kho¸n. Nh÷ng kho¶n môc kh¸c nh kho¶n vay nî ®Òu ®îc tr×nh bµy theo gi¸ trÞ sæ s¸ch mµ kh«ng cã bÊt kú 1 ghi chó nµo vÒ gi¸ trÞ thÞ trêng. Gi¸ trÞ ghi sæ cña cæ phÇn thêng lµ hiÖu sè gi÷a gi¸ trÞ ghi sæ TS cã trõ ®i gi¸ trÞ ghi sæ TS nî nªn ngêi ta thêng ph©n v©n kh«ng hiÓu gi¸ trÞ ghi sæ cña cæ phÇn thêng ®o lêng c¸i g×.
c. Møc ®é tuú ý cho phÐp ®Ó x¸c ®Þnh nh÷ng th«ng sè c¬ b¶n: CÇn ph¶i nhÊn m¹nh r»ng: rÊt nhiÒu lo¹i th«ng tin TC chÞu ¶nh hëng bëi c¸c quy t¾c kÕ to¸n, ®Þnh møc thuÕ vµ quyÕt ®Þnh cña ban ®iÒu hµnh.
VÝ dô: Quü trÝch lËp dù phßng nî xÊu thêng c¨n cø vµo quy t¾c kÕ to¸n, ®Þnh møc thuÕ vµ quyÕt ®Þnh cña ban ®iÒu hµnh h¬n lµ chÞu ¶nh hëng cña thùc tr¹ng kinh tÕ. T¹i sao cã NH trÝch lËp quü dù phßng ë møc 60% nî xÊu, NH kh¸c chØ trÝch 20%. Sù thay ®æi vÒ quy chÕ, hoÆc c¸ch hiÓu cña l·nh ®¹o NH cã thÓ khiÕn cho nh÷ng th«ng tin tæng hîp sÏ trë nªn rÊt ®¸ng ngê vµ viÖc so s¸nh gi÷a c¸c NH rÊt khã chÝnh x¸c.
1.6. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.6.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam
1.6.2. Định nghĩa NH ở Việt Nam
- Theo sắc lệnh ngày 20-10-1969 của chính quyền Sài gòn: NHTM là xí nghiệp công hay tư lập, kể cả chi nhánh hay phân cục ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động của chúng thường xuyên là thi hành nghiệp vụ chính của mình là nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu tài chính với tiền ký thác nhận của tư nhân, của xí nghiệp hay cơ quan công quyền.
- Theo Pháp lệnh NHNN 1990: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
- Theo luật các TCTD (1998): Ngân hàng là TCTD được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: NHTM, NHĐT, NH phát triển, NH chính sách, NH hợp tác và các loại ngân hàng khác.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gởi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.6.3. Các hoạt động của NH ở Việt Nam theo luật TCTD
1.6.4. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NH Việt Nam
--------------------------------------------------------------
Chương 2: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
2.1. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn ngân hàng
2.1.1. Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn của NHTM là những phương tiện tài chính, tiền tệ trong xã hội mà ngân hàng thu hút động viên, quản lý để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng.
2.1.2. Vai trò của nguồn vốn ngân hàng
Nguồn vốn ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế nói chung và của NHTM nói riêng. Vai trò này thể hiện rất rõ thông qua tác dụng của nó như sau:
- Đối với doanh nghiệp và dân cư: nguồn vốn này là cơ sở để cung cấp tín dụng cho hoạt động của các tổ chức này.
- Đối với bản thân ngân hàng: nguồn vốn ngân hàng quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế nói chung: thông qua hoạt động cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và dân cư, nguồn vốn NHTM góp phần vào việc thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước, góp phần chống lạm phát và sử dụng vốn có hiệu quả trong nền kinh tế.
2.1.3. Phân loại nguồn vốn ngân hàng
Việc phân loại nguồn vốn của NHTM nhằm giúp chúng ta hiểu được các loại nguồn vốn NHTM có thể huy động vào quá trình kinh doanh của mình, trên cơ sở đó tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của từng loại nguồn mà có biện phát quản lý thích hợp.
Việc phân loại nguồn vốn thường căn cứ vào các tiêu thức sau:
- Tính chất sở hữu
- Thị trường huy động (liên ngân hàng, ngoài liên ngân hàng)
- Thời gian huy động và sử dụng (độ ổn định) chia thành 2 loại:
Vốn tự có
Vốn huy động
Bây giờ chúng ta lần lượt nghiên cứu từng loại nguồn vốn.
2.2. Các thành phần của nguồn vốn
2.2.1. Vốn tự có
2.2.1.1.Khái niệm về vốn tự có
Mặc dù NHTM ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến nay vốn tự có của NHTM vẫn được các giới điều hành NH cũng như các chủ ngân hàng tranh luận gay gắt, họ chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất về vốn tự có và khối lượng vốn tự có cần cho một ngân hàng bao nhiêu là được. Tùy theo quan niệm về vốn tự có của mỗi quốc gia mà các giới chức điều hành ngân hàng đưa ra định nghĩa về vốn tự có và áp dụng mức vốn tự có tối thiểu đối với các NHTM của quốc giá mình.
Trên phương diện kế tóan, vốn tự có của NH tại 1 thời điểm nhất định là tài sản ròng của NH, hay là hiệu số giữa giá trị ghi sổ của TS có và giá trị ghi sổ TS nợ (không tính các khoản nợ theo quy định) của NH tại thời điểm đó.
Trên phương diện kinh tế và pháp lý: vốn tự có của NH là những loại vốn có chung một số đặc điểm như sau:
- NH được phép sử dụng tối đa vào việc bù đắp các khoản lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Chủ sở hữu khoản vốn này chỉ được xếp sau trong danh mục ưu tiên thanh tóan khi NH phá sản (chỉ được thanh toán sau khi NH đã hoàn trả đủ cho người gởi tiền và các chủ nợ khác).
- Là loại vốn tồn tại thường xuyên, ổn định trong suốt quá trình hoạt động của NH. Nếu có thời hạn phải là dài hạn và có đặc tính cho phép NH sử dụng được như phần vốn mà chủ sở hữu NH đóng góp.
2.2.1.2.Các thành phần của vốn tự có
Có thể chia thành 2 mục chính như sau:
- Vốn góp ban đầu và vốn góp bổ sung thêm của CSH ngân hàng được ghi trong điều lệ NH.
- Quỹ dự trữ: bao gồm những khoản vốn hình thành khi có sự tăng giá trị trong trường hợp đánh giá lại TS của NH, những khoản trích từ lợi nhuận, những khoản thu được do bán cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá
Hay cũng có thể chia thành 4 mục chính như sau:
- Cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu thường
- Thặng dự vốn: những khoản vốn tăng thêm trong quá trình hoạt động, có thể do việc đánh giá cổ phiếu mang lại hoặc từ lợi nhuận không chia chuyển sang. Ngoài ra, nó còn có các quỹ dự trữ như dự trữ nợ xấu, lỗ chứng khoán.
- Lợi nhuận không chia
Hay với mục đích thống nhất tiêu chuẩn trong đánh giá và kiểm soát an toàn hoạt động NH, cũng có thể chia thành 2 mục chính như sau (theo Fed).
- Vốn tự có cơ bản gồm có: cổ phiếu thường, các quỹ dự trữ pháp định, lợi nhuận không chia, cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn, các khoản dự trữ về thiệt hại cho vay.
- Vốn tự có bổ sung gồm các chứng khoán ưu đãi có thời hạn, trái phiếu và giấy nợ dài hạn theo quy định nhưng loại này không vượt quá 100% vốn tự có cơ bản.
Trong cách phân chia này, người ta quan niệm rằng:
- Về tính chất vững chắc thì vốn tự có cơ bản có tính chất vững chắc, nó không có ngày đáo hạn, trong khi đó vốn tự có bổ sung lại có đầy đủ đặc tính của vốn tự có nhưng chúng thiếu tính vững chắc do có ngày đáo hạn, thiếu sót này được lấp đi bằng cách khi trái phiếu này đến ngày đáo hạn thì phát hành trái phiếu khác thay thế.
- Về tính chất bảo vệ cho người ký thác tức là dùng nó để bù đắp cho người ký thác khi ngân hàng hoạt động bị thua lỗ, do vậy người ta chỉ giới hạn nó trong 1 tỷ lệ % nhất định so với vốn tự có cơ bản.
Các thành phần vốn tự có của NHTM Việt Nam, bao gồm:
1. Vốn cấp 1 gồm: Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; Lợi nhuận không chia; Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm: Lợi thế thương mại; Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con; Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản Vốn cấp 1 sau khi đã trừ (Lợi thế thương mại; Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con). Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% o tren vượt mức 40% của tổng các khoản Vốn cấp 1 sau khi đã trừ (Lợi thế thương mại; Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con).
2. Vốn cấp 2 gồm: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật; Quỹ dự phòng tài chính; Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau: (i) Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; (iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản vay.
Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:a) Tổng giá trị các khoản no tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản no phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu. Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
3. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật.
Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” theo quy định. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi theo quy định và hệ số rủi ro quy định.
2.2.1.3.Đặc điểm về vốn tự có của ngân hàng thương mại
Ngược lại với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực khác, vốn tự có chiếm 1 tỷ trọng lớn và là nguồn vốn hoạt động cơ bản, vốn vay chỉ là bổ sung tạm thời mà thôi thì NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn từ bên ngoài là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, cần phải có tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn của NHTM, tỷ lệ này được qui định tùy thuộc vào từng quốc gia.
2.2.2. Vốn huy động
Như chúng ta đã trình bày ở phần trước, vốn tự có của NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn huy động từ bên ngoài là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng, nó là một trong những yếu tố chính quyết định qui mô cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này bao gồm:
2.2.2.1.Tiền gởi
NHTM là trung gian tín dụng nhưng không đơn thuần là trung gian giữa người gởi tiền và người vay tiền; nghĩa là dùng tiền của người gởi chuyển sang người vay mà hoạt động của nó còn phức tạp hơn nhiều. Ví dụ: NH chấp nhận chiết khấu hay cho khách hàng vay thì ngân hàng ghi có vào tài khoản của khách hàng mà không nhận bất cứ một tiền gởi nào, có nghĩa là ngân hàng đã tạo ra tiền để cho vay. Nhưng chúng ta cũng không nên kết luận rằng ngân hàng không cần tìm kiếm tiền gởi bởi đây chính là nguồn để giúp ngân hàng có được thanh khoản và để cho khách hàng có thể rút tiền ra khỏi ngân hàng, thực hiện đúng cam kết của ngân hàng. Như vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem tiền gởi là gì ?.
Tiền gởi đây chính là toàn bộ khoản tiền mà khách hàng gởi vào trong ngân hàng để hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
Nếu căn cứ vào mục đích của người gởi chia
+ An toàn, tích lũy,
+ Tiện ích dịch vụ
+ Hưởng lãi
Nếu căn cứ vào thời hạn chia
+ Tiền gởi không kỳ hạn
+ Tiền gởi có kỳ hạn
Nếu căn cứ vào chủ thể có thể chia làm 2 loại
a. Tiền gởi của tổ chức kinh tế: có hai loại
a.1.Tiền gởi không kỳ hạn: là tiền gởi mà người gởi có thể rút ra hay sử dụng bất cứ lúc nào mà ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn thỏa mãn các yêu cầu đó của khách hàng. Vì vậy,
+ Về mặt chu chuyển tiền tệ là việc chuyển hóa từ tiền tệ sang bút tệ
+ Về mặt pháp lý thì đó là hợp đồng mặc nhiên giữa ngân hàng và khách hàng, khách hàng không mất quyền sở hữu, ngân hàng chỉ thực hiện việc bảo quản tiền cho khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Song phải luôn thỏa mãn các nhu cầu chi trả hay rút tiền của khách hàng, nếu không là vi phạm hợp đồng.
Mục đích của loại tiền gởi này là nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và dùng vào chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của nguồn này:
- Nguồn vốn này thường xuyên biến động, tính chất ổn định rất kém cho nên chỉ sử dụng cho vay 1 phần, phần lớn để dự trữ đảm bảo thanh toán cho khách hàng.
- Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn, lãi suất thấp, hay không phải trả lãi, do vậy khai thác tốt nguồn này sẽ mang lại hiệu quả cao.
a.2.Tiền gởi ký quỹ: loại tiền gởi này đã xác định mục đích, không hưởng lãi, không khả dụng như séc bảo chi, L/C.
a.3. Tiền gởi có kỳ hạn: là loại tiền gởi của các tổ chức kinh tế mà chỉ được rút ra khi đến hạn. Vì vậy, về nguyên tắc, loại tiền này chỉ được rút ra khi đến hạn, thời hạn có thể 3 tháng, 6 tháng…Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nhưng do cạnh tranh trong kinh doanh nên ngân hàng có thể cho khách hàng rút vốn trước hạn với các điều kiện như phải báo trước một thời gian hay không được hưởng lãi hay hưởng lãi suất thấp như tiền gởi không kỳ hạn.
Đặc điểm của nguồn vốn này:
- Nguồn vốn này có tính chất tương đối ổn định, do vậy ngân hàng có thể sử dụng để cho vay ngắn hạn với thời hạn dài hơn.
- Nguồn vốn này có lãi suất tương đối cao so với tiền gởi không kỳ hạn nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn khác.
Do vậy, cần phải khai thác tốt nguồn vốn này sẽ đem lại hiệu quả cao bằng cách cho vay ngắn hạn với thời hạn dài.
b. Tiền gởi dân cư
b.1. Tiền gởi tiết kiệm
- Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn: mục đích của tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn là dân cư muốn đầu tư để hưởng lãi chứ không phải để cất trữ hay để thanh toán. Chính vì vậy, lãi suất nguồn này tương đối cao so với các nguồn nêu trên, nhưng loại này khá ổn định. Các hình thức này thường thấy là phiếu tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi tiết kiệm, sổ tiết kiệm kinh doanh, tiết kiệm nhà ở…
- Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn: mục đích của loại tiền gởi này là nhằm nhờ ngân hàng cất trữ, bảo quản hộ tài sản, tích lũy tài sản nên khách hàng thường phải trả lệ phí cho ngân hàng, nhưng do cạnh tranh và các ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để hoạt động nên khách hàng không phải trả phí mà ngân hàng trả lãi cho khách hàng với lãi suất khuyến khích (thấp).
Do vậy, loại nguồn này chỉ được sử dụng một phần, phần lớn còn lại phải dự trữ để đảm bảo thanh toán cho khách hàng.
-Tiền gởi tiết kiệm khác:
b.2.Tiền gởi trên tài khoản thanh toán của cá nhân: nhằm mục đích thuận tiện trong chi trả thanh toán như séc cá nhân, thẻ thanh toán, rút tiền mặt, đổi ngân phiếu. Hoàn toàn giống tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Đặc điểm là những khách hàng có thu nhập cao.
2.2.2.2. Phát hành các chứng từ có giá: Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi. Do vậy, nguồn này chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn.
Nên khai thác tốt nguồn này thì trước khi thu hút phải tính được hiệu quả có nghĩa là phát hành thì phải được để làm gì, cho vay ở đâu, lãi suất như thế nào, có đảm bảo hòa vốn và có lãi không…phải hạch toán đầy đủ trước khi phát hành như kỳ hạn huy động, điều kiện phát hành, lãi suất, mối quan hệ loại tiền gởi này và tiền gởi tiết kiệm, khả năng chuyển nhượng.
Các loại trái phiếu ngân hàng
- Tính chất định danh: vô danh, dễ chuyển nhượng nhưng khó quản lý, ký danh: ngược lại.
- Tính chất đảm bảo
- Theo đồng tiền ghi trên trái phiếu
- Theo việc bảo toàn giá trị của đồng vốn
- Theo lãi suất
- Theo phương thức trả lãi
Đối với Việt Nam: tâm lý khách hàng đối với lạm phát, tính ổn định của đồng tiền, nền kinh tế.
Hình thức trái phiếu đơn điệu
Quy chế về tín dụng trung và dài hạn
2.2.2.3. Vốn đi vay: gồm
a. Vay trong nước
- Vay của NHNN: các NHTM có thể vay vốn ở NHNN dưới hình thức chiết khấu hay tái chiết khấu hoặc vay thông thường. Tùy thuộc vào chính sách tiền têh (nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ) của NHNN trong từng thời kỳ mà nguồn này có lãi suất thấp hay cao. Do vậy, các NHTM chỉ dùng nguồn này nhằm bổ sung khả năng thanh toán của mình hay mở rộng dư nợ khi tính được hiệu quả.
- Vay của các TCTD khác: các NHTM hay các TCTD có sự thỏa thuận với nhau về mức vay, lãi suất, thời gian vay, nhưng nhìn chung nguồn này có lãi suất tương đối cao so với các nguồn khác, nên khi các ngân hàng có nhu cầu cấp bách về vốn để thanh toán, dự trữ hay đầu tư vào lĩnh vực có lãi suất cao.
b. Vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài:
- Vay các tổ chức tín dụng nước ngoài: muốn vay được phải có uy tín, lãi suất nguồn này rất cao, chỉ dùng để cho vay ngắn hạn.
- Vay tổ chức tín dụng quốc tế: điều kiện cho vay này rất chặt chẽ, phải được sự bảo lãnh của nhà nước những lãi suất thấp, thời hạn dài.
2.2.3. Vốn bổ sung khác:
* Vốn nhận ủy thác:
- Vốn nhận từ ngân sách nhà nước để cho vay trung dài hạn theo kế hoạch đầu tư của nhà nước.
- Vốn từ các tổ chức trong ngoài nước nhằm vào mục đích tài trợ các chính sách xã hội như giải quyết công ăn việc làm…
NHTM thực hiện các nghiệp vụ từ các nguồn này để hưởng hoa hồng.
* Vốn trong thanh toán:
2.3. Quản trị vốn tự có
2.3.2. Chức năng của vốn tự có
2.2.2.1. Chức năng bảo vệ:
Chức năng này được xem là chức năng quan trọng nhất của vốn tự có, vốn tự có được xem là tài sản bảo vệ người ký thác khi ngân hàng vỡ nợ đồng thời duy trì khả năng trả nợ bằng cách cung cấp các tích sản dự trữ để ngân hàng khỏi đe dọa phá sản bởi thua lỗ mà tiếp tục hoạt động ; hay nói cách khác, vốn tự có của ngân hàng được xem là cái đệm để chống đỡ sự sụt giảm giá trị của các tài sản có của ngân hàng đó.
Ngày nay khi xem xét ngân hàng, điều quan trọng nhất là xem ngân hàng đó có tạo ra được lợi nhuận hay không, lợi nhuận tạo ra nhiều hay ít chứ không phải là vốn tự có làm giảm phần lớn thua lỗ, một ngân hàng có khả năng trả nợ là ngân hàng có vốn điều lệ không bị suy giảm. Tuy nhiên, giữa vốn tự có và khả năng sinh lợi của ngân hàng và rủi ro trong hoạt động ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau (thể hiện trong chức năng thứ hai). Do vậy, vốn tự có là một yếu tố cùng với những yếu tố khác như lợi tức, thanh khoản, tính chất quản lý…để đánh giá sức mạnh của ngân hàng.
2.2.2.2. Chức năng hoạt động
Vốn tự có của ngân hàng dùng để mua sắm nhà cửa, máy móc thiết bị, trang bị các phương tiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hay dùng nó để đầu tư hay liên doanh…Chức năng này được xem là thứ yếu bởi chúng ta có thể sử dụng các nguồn vốn dài hạn khác để thực hiện mục đích trên.
2.2.2.3. Chức năng điều chỉnh
Do hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự phát triển của đất nước nên hoạt động của nó được qui định, giám sát chặt chẽ. Vốn tự có được xem là điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động và là yếu tố để thỏa mãn các quy định để mở rộng hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, cho vay, thiết lập chi nhánh…
3.3.3. Quản trị vốn tự có
Nhà quản trị luôn phải có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm đối với CSH NH, đối với nhân viên, đối với khách hàng, với cơ quan quản lý Nhà nước về sự tồn tại và phát triển của NH. Nhiệm vụ của người quản trị không chỉ là sử dụng tốt và duy trì vốn tự có hiện có, mở rộng số vốn này và tăng lợi nhuận chia cho các CSH mà họ phải cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên, về lòng tin của KH và dân chúng vào sự an toàn, lành mạnh trong quá trình hoạt động của NH. Vì vậy, nội dung quản trị VTC của các nhà quản trị NH tập trung vào việc giải quyết 2 vấn đề quan trọng sau:
- Phân tích và đưa ra quyết định để đáp ứng các đòi hỏi về VTC do các cơ quan quản lý đưa ra.
- Duy trì và phát triển VTC thích hợp với nhu cầu, mục tiêu hoạt động.
2.3.3.1. Đánh giá mức vốn tự có hợp lý trên phương diện pháp lý
Các cơ quan điều hành cũng như các nhà quản trị NH thường sử dụng các hệ số VTC so với các khoản mục khác trong và ngoài bảng tổng kết TS của để đánh giá mức vốn tự có hợp lý của một NH. Các hệ số thường dùng như sau:
Hệ số VTC trên tổng tiền gởi: Chỉ tiêu này cho biết NH có thể huy động bao nhiêu đồng tiền gởi trên mỗi đồng vốn tự có thì được xem là hợp lý. Theo quy định, chỉ tiêu này ở Mỹ là 1/10, Việt Nam là 1/20. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong trường hợp NH lệ thuộc chủ yếu vào vốn tiền gởi để cho vay. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không trực tiếp liên hệ với rủi ro vì rủi ro của NH chủ yếu nằm ở các TS có.
Hệ số VTC trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng TS có thì có bao nhiêu đồng được đầu tư bằng VTC, nó cho những người gởi tiền và người cho NH vay biết khả năng thu hồi vốn vay của họ đến mức nào. Khi tính hệ số này, người ta thường loại trừ các tài sản như Ngân quỹ, trái phiếu chính phủ. Đồng thời tính riêng cho VTC cơ bản và tổng VTC.
Hệ số VTC trên tổng tài sản có rủi ro: hệ số này được ra đời và sử dụng với mục đích tiêu chuẩn hóa những đòi hỏi về vốn NH trên phạm vị quốc tế. Nó được ghi nhận trong Hiệp ước Basle (ký 1988) giữa các nước công nghiệp lớn. Theo hiệp ước này, thước đo chủ yếu đánh giá mức độ đủ vốn của một NH được tính như sau:
Tỷ lệ vốn trên TS có rủi ro = Mức vốn đủ tiêu chuẩn/ TS có điều chỉnh trên cơ sở rủi ro.
Mức vốn đủ tiêu chuẩn: là tổng số VTC được xác định theo quy đinh như sau:
- Vốn tự có (cấp 1) gồm có: cổ phiếu phổ thông hữu hình, cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn và các khoản nợ chuyển đổi ủy nhiệm đủ điều kiện (% giới hạn tối đa so với vốn cấp 1)
- Vốn tự có (cấp 2) gồm: các khoản dự trữ về thiệt hại cho vay, cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn và nợ ủy nhiệm chuyển đổi không thuộc vốn cấp 1, các chứng khoán ưu đãi có thời hạn và nợ dài hạn nhưng loại này không vượt quá 100% vốn tự có cấp 1.
TS có điều chỉnh trên cơ sở rủi ro. Là tổng giá trị TS có rủi ro nội bảng và ngoại bảng. Giá trị TS có rủi ro nội bảng được tính bằng tổng giá trị TS có rủi ro nội bảng sau khi đã điều chỉnh theo những tỷ trong rủi ro tương ứng (gồm 4 loại 0, 20, 50 và 100%). Giá trị TS có rủi ro ngoại bảng được tính trên cơ sở quy đổi giá trị của chúng thành khoản có giá trị tín dụng tương đương (tỷ lệ % quy đổi gồm 4 loại 0, 20, 50 và 100%, tiếp đó chúng được điều chỉnh theo tỷ trọng rủi ro giống như TS có nội bảng gồm 4 loại 0, 20, 50 và 100%).
Các tỷ lệ vốn trên TS có rủi ro mà NH phải tuân thủ gồm:
Tỷ lệ vốn cấp 1 >= 4%
Tỷ lệ tổng vốn (cấp 1, cấp 2) >= 8%
Nhìn chung, các hệ số nêu trên có ý nghĩa trong việc phản ảnh tính hợp lý của vốn xét trên phương diện liên hệ với rủi ro và hiệu quả hoạt động của mỗi NH. Nhưng chúng không phải là dấu hiệu đủ để dự báo khả năng vỡ nợ và tình trạng tài chính của các NH mà chủ yếu chỉ phản ảnh khả năng gánh chịu của NH trong trường hợp bị lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Vietnam: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).
1. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =
Vốn tự có
Tổng tài sản “Có” rủi ro
2.Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất =
Vốn tự có hợp nhất
Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất
2.3.3.2. Phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu hoạt động
- Có 2 hướng để NH xây dựng phương án nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng VTC như sau:
(1) Phát triển vốn từ bên ngoài. NH thực hiện các giải pháp để thu hút vốn đầu tư mới hay gia tăng số VTC bằng cách mở rộng sở hữu như: NSNN cấp bổ sung hoặc phát hành thêm cổ phiếu, thuê TC, chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần.
(2) Phát triển vốn từ bên trong. NH thực hiện các giải pháp để gia tăng vốn đầu tư nhưng không mở rộng sở hữu, gia tăng số vớn tự có từ chính hoạt động hiện thời của NH như áp dụng các giải pháp làm tăng lợi nhuậ và thực hiện chính sách phân chia lợi nhuận nghiêng về lợi nhuận giữ lại.
- Kế hoạch gia tăng VTC là kế hoạch dài hạn và được thiết lập theo quy trình sau:
Bước 1: Lập kế hoạch TC tổng thể của NH
Bước 2:Xác định quy mô VTC hợp lý trên cơ sở mục tiêu và nhu cầu hoạt động
Bước 3: Xác định khối lượng vốn có thể có được từ phân phối lợi nhuận
Bước 4: Lựa chọn nguồn vốn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của NH
- Để đánh giá tốc độ gia tăng VTC của NH không cần dùng đến biện pháp mở rộng sở hữu (phát hành cổ phiếu), có thể sử dụng công thức sau:
SG = (PM) (AY)(1-D)/ (EC/TA- (PM)(AY)(1-D))
SG = (PM) (AY)(LM)(1-D)/ (1-(PM)(AY)(LM)(1-D))
SG = (ROA)(1-D)/ (EC/TA- (ROA)(1-D))
SG = (ROE)(1-D)/ (1- (ROE)(1-D))
Trong đó:
SG: tỷ lệ về khả năng tạo vốn CSH nội tại của NH trong 1 năm (Sustainable growth rate).
PM: Tỷ lệ lợi nhuận rong trên thu nhập hoạt động (Profit margin)
AY: tỷ lệ thu nhập của TS (Asset yield)
D: Tỷ lệ thanh tóan cổ tức bằng tiền mặt
EC: Mức vốn CSH bình quân
TA: tài sản có bình quân
LM: số nhân đòn bẩy (Levearage multiplier)
ROA: tỷ lệ thu nhập ròng trên TS
ROE: tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn CSH
Từ công thức trên, NH phải dự kiến ROA, D, và LM để đạt mức SG dư kiến.
2.4. Quản trị vốn huy động
2.4.1. Khái niệm, nội dung và mục tiêu quản trị vốn huy động
2.4.1.1. Khái niệm
Quản trị TS nợ của các NH là hoạch định và kiểm soát các TS nợ sao cho cân đối với nhu cầu nắm giữ TS có nhằm đạt được các mục tiêu chung về lợi nhuận, về rủi ro và thanh toán của NH.
Quản trị TS nợ của các NH thực chất là tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc huy động các nguồn vốn sao cho thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn, thích hợp với môi trường kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu chung về lợi nhuận, về rủi ro và thanh toán của NH.
2.4.1.2. Nội dung
Nội dụng của quản trị TS nợ là việc ra và tổ chức thực hiện các quyết định cũng như kiểm tra việc thực hiện các quyết định về quy mô, hình thức, cơ cấu TS nợ sao cho cho thích hợp với nhu cầu nắm giữ TS có nhằm đạt được các mục tiêu chung về lợi nhuận, về rủi ro và về đảm bảo khả năng thanh toán của NH.
2.4.1.3. Mục tiêu
Với 3 mục tiêu cơ bản của NH là lợi nhuận, rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán của mình, 3 mục tiêu trọng tâm của quản trị TS nợ mà các nhà quản lý NH cần phải tập trung là:
(1) Huy động đủ vốn cần thiết đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn
(2) Giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm gia tăng lợi nhuận
(3) Giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn
Trong 3 mục tiêu này, rất khó mà khẳng định mục tiêu nào là quan trọng nhất mà cả 3 mục tiêu đều có vai trò quan trọng. Hơn nữa, do mối quan hệ qua lại giữa 3 mục tiêu này nên thường xuất hiện những mâu thuẫn khi phải đáp ứng đồng thời cả 3 mục tiêu. chính vì vậy, việc chú trọng ưu tiên mục tiêu nào đó là tuỳ thuộc vào các điều kiện, môi trường hoạt động kinh doanh của mỗi NH ở từng thời kỳ.
Tuy nhiên, mục tiêu giảm thiểu chi phí huy động luôn là mục tiêu thường xuyên nhất. Song, khi trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thì mục tiêu đủ vốn và giảm rủi ro trở này bức xúc hơn.
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị vốn huy động
Nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng chi phối đến quá trình quản trị TS nợ và đến hoạt động huy động vốn của NH bao hàm cả yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, cả các yếu tố cạnh tranh trên thị trường và cả yếu tố về điều kiện và khả năng của bản thân NH. xét một cách tổng thể, các nhà quản trị NH trong quá trình xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án quản lý TS nợ, cần xem xét các yếu tố trọng tâm sau:
(1) Mục tiêu, chiến lược và chính sách cơ bản của NH
(2) Số lượng, tính đa dạng, chất lượng các SP NH
(3) Vị trí, địa điểm hoạt động kinh doanh
(4) Cơ sở vật chất kỹ thuật của NH
(5) Đặc điểm, tính hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ đội ngũ nhân sự của NH
(6) Lịch sử và uy tín của NH
(7) Lãi suất tiền gởi, lãi suất tiền vay, lãi suất cho vay, cổ tức trên thị trường cũng như các chính sách lãi suất và chính sách lợi tức của bản thân NH
(8) Chu kỳ kinh doanh, khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư
(9) Chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước
(10) Môi trường pháp lý, chính trị và những yếu tố môi trường kinh tế xã hội khác.
Mức độ, chiều hướng tác động của các nhân tố này tới công tác huy động vốn giữa các NH là khác nhau. Đồng thời khả năng kiểm soát các yếu tố này giữa các NH cũng khác nhau.
2.4.3. Kiểm soát chi phí và rủi ro trong huy động vốn của ngân hàng nghiên cứu môn II
2.4.4. Chiến lược huy động vốn của ngân hàng
Một NH cần đề ra các chiến lược để có được số vốn cần thiết sau khi đã cân nhắc về tác động của những nguồn khác nhau đến chi phí huy động vốn và rủi ro của NH. Hiểu theo nghĩa rộng thì đó là việc sử dụng quan điểm marketing để xác định nhu cầu của KH và sau đó cho khách hàng biết những nhu cầu này sẽ được đáp ứng như thế nào. sau đây là một vài chiến lược huy động vốn đặc biệt quan trọng
2.4.4.1. Phân đoạn thị trường
- Phân đoạn thị trường là việc tách riêng 1 số khu vực nhất định ra khỏi tổng thể toàn bộ thị trường và từ đó tạo ra sp mới được thiết kế hoàn toàn riêng để phục vụ khu vực đó sao cho không tồn tại bất cứ sự cạnh tranh trực tiếp nào.
- Chiến lược này có thể rất bất lợi cho tất cả NH muốn cạnh tranh với các tổ chức TC khác. có một vấn đề trong chiến lược này đối với mỗi NH riêng lẻ là các NH có thể bắt chước SP mới các các NH khác rất nhanh. Do vậy, các NH khi cho ra sp mới phải tạo ra được những đặc điểm riêng biệt cho SP.
- Thông thường, mục đích chính là thu hút các đoạn thị trường khác nhau với cùng một tiêu chuẩn hoá một cách cơ bản vì việc tạo ra đặc điểm riêng cho sp là nhiệm vụ khó, tốn kém chi phí.
- Một số NH thường áp dụng tổng hợp chiến lược phát triển này, họ cố gắn đưa ra sp mới để đáp ứng yêu cầu của KH thuộc một vài phân đoạn thị trường để đối chọi với sp mới của đối thủ và để làm nổi bật sp của mình trong con mắt KH.
- Các NHTM cũng phát triển sp mới để cạnh trạnh với các TCTC khác.
- ý tưởng sp mới có thể xuất hiện bất chợt hoặc xuất hiện do nghiên cứu kỹ nhu cầu của KH, hoặc ý tưởng này có thể xuất hiện từ phía kh, hoặc từ các giám đốc, nhân viên, ngân hàng cạnh tranh, từ các TCTC khác, hoặc từ tạp chí thương mại. có thể cần tới 50 đến 100 ý tưởng mới tạo ra sp thành công khi đưa ra thị trường.
2.4.4.2.Phát triển sản phẩm
- Bước đầu tiên trong phát triển sp là xác định nhu cầu và mong muốn của KH ở NH. Sau đó, NH cần phải phát triển và quản lý sp của mình sao cho đáp ứng tốt nhất những nhu cầu này.
- Mặc dù có rất nhiều giới hạn trong việc phát triển sp của mỗi NH như quy mô, địa bàn, năng lực điều hành,... nhưng bất cập nhất là quan niệm hẹp về sp của NH. Nhiều NH quan niệm, sp NH là huy động, cho vay. Sản phẩn NH phải bao gồm cả việc cung ứng (kèm theo lợi nhuận cho NH) tất cả các dịch vụ TC mà KH có thể sửv dụng. Việc luôn sẵn sàng cung ứng các sp mới sẽ là chìa khoá đem lại thành công cho NH.
- Có thể chia chiến lược phát triển sp thành 2 nhóm:
+ Các chiến lược liên quan đến từng sp riêng lẻ (phương pháp biệt hoá sp, chất lượng, đặc điểm và giá cả của sp).
+ Chiến lược liên quan đến toàn bộ các sp mà NH cung cấp. NH phải xây dựng chiến lược về phân loại sp, những dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, giờ làm việc, địa điểm NH
2.4.4.3.Đặc điểm riêng của SP và tạo dựng hình ảnh NH
- Ngay khi NH đưa ra 1 sp mới hay bắt chước thành công sp của đối thủ thì sau 1 thời gian ngắn, thì NH phải đối mặt với sự cạnh tranh của những sp tương tự nên NH cần phải tạo ra một vài đặc điểm riêng như tên sp, thương hiệu, tính chất thương mại, khẩu hiệu và các phương thức phân biệt khác thường gặp ở các hàng hoá thông thường thì cũng có thể áp dụng trong marketing NH cho từng sp hoặc cho toàn bộ NH
- Hình ảnh NH cũng có liên quan với những phương thức phân biệt trên dây. hình ảnh ngân hàng là một tập hợp phức tạp các thái độ và sự hiểu biết từ phía kh và kh tiềm năng. toàn bộ các thương hiệu, tên sp và các hợp đồng với các đơn vị và cá nhân trong NH đều phải kết hợp với nhau để tạo ra 1 hình ảnh có lợi in sâu vào tâm trí KH. Khi nào một phần lớn của sp lại chính là cảm giác vô hình về sự tin tưởng, an toàn, đáng tin cậy như đã từng có với sp khác của NH thì hình ảnh NH sẽ đóng vai trò quan trọng nhất.
2.4.4.4.Hệ thống chuyển giao
- Một vấn đề sẽ tác động lớn đến chiến lược huy động vốn của NH chính là những thay đổi to lớn của hệ thống chuyển giao dịch vụ NH.
- Một hệ thống chuyển giao phù hợp với 1 NH sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm KH mà NH muốn phục vụ.
- Các yếu tố như máy ATM, công nghệ thông tin phát triển sẽ tác động đến hệ thống chuyển giao.
- Việc tăng hay giảm hệ thống chuyển giao (mạng lưới NH chi nhánh) sẽ phụ thuộc vào thị trường KH mà NH muốn phục vụ và nhiều yếu tố khác nữa.
2.4.4.5. Sự hấp dẫn của SP
Do tiền gởi và các nguồn vốn khác đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng sinh lời của NH nên đa số các NH đều có khuynh hướng cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật nguồn vốn này. NH không thể tác động đến một số yếu tố khách quan quyết định mức tiền gởi của NH như chính sách tiền tệ, CSTC, tình hình các hoạt động kinh tế nói chung. Mỗi NH chỉ có thể kiểm soát được nhóm yếu tố trung gian (như quy mô và địa điểm đặt NH) ở các cấp độ khác nhau. Cuối cùng, từng NH sẽ quyết định dược các yếu tố như: đặc điểm, nhân sự, nỗ lực tiếp thị, lãi suất, loại cho vay, mức độ dịch vụ cung ứng cho người gởi tiền. Các yếu tố chính góp phần thu hút các loại hình tiền gởi cơ bản như sau:
a. Tiền gởi không kỳ hạn của các công ty: Các NH không được phép trả lãi cho tiền gởi không kỳ hạn của công ty. Các Cty gởi tiền ngày càng trở nên phức tạp hơn, các hình thức sử dụng tiền khác ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn nên họ tìm kiếm những NH cung ứng những DV cho tiền gởi của họ. Do vậy, NH cần phải tập trung cạnh tranh trước hết là về dịch vụ cho người gởi.
(1) Dịch vụ cơ bản nhất được đưa ra để huy động nguồn tiền gởi này là dịch vụ thu hộ và dịch vụ thanh toán. NH cung ứng dịch vụ tốt nhất là NH có khả năng thực hiện thanh toán nhanh nhất. Vì thế, NH cần phải hình thành: Công nghệ thanh toán của NH, Thỏa thuận gởi thư chuyển tiền bằng điện tín hay đờng hàng không. Cung cấp DV vận chuyển đặc biệt để chuyển séc nhanh. Thành lập các phòng đặc biệt để tư vấn cho Cty trong việc huy động tiền mặt sao cho có hiệu quả nhất để đầu tư ngắn hạn. Lưu ý về chi phí cho các DV này: Phải đảm bảo rằng giá trị khoản TG bù đắp đủ những CP DV đó và có lãi. NH thường áp dụng tính phí DV để bù đắp. CP ròng của DV mà NH cung ứng bao gồm:(1) CP cho khoản TG (NH phải bỏ ra để huy động ở TT) (2) CP thực hiện DV. CP ròng của DV = (2) – (1). NH sẽ không thu phí DV nếu CP ròng <0. NH phải xác định: Các DV cung cấp và CP cho các DV đó. Số dư trung bình của khoản TG mà KH duy trì và giá trị của chúng.
(2) Sự sẵn sàng cho vay của NH cũng là biện pháp cơ bản nhất được đưa ra để huy động nguồn tiền gởi này. Nhu cầu được cấp TD là nhu cầu cơ bản của mọi Cty. Khi nguồn vốn thiếu hụt, NH thường ưu tiên cấp TD cho những Cty có TK tiền gởi không kỳ hạn tại NH. Đây là hình thức trước hết để thu hút TG nên các NH thường sử dụng hình thức cấp hạn mức TD cho Cty (hạn mức TD dự phòng là 1 điển hình nhất) để các Cty mở TK và duy trì tiền gởi tại NH.
b. Tiền gởi giao dịch của cá nhân: Tiền gởi không kỳ hạn và không hưởng lãi thường không phải chấp hành quy định về số dư tối thiểu, hoặc nếu có thì thấp và người gởi tiền được cung ứng nhiều DV hơn. Những DV dành cho người gởi tiền KKH và KHLãi gồm: NH lắp đặt máy rút tiền tự động tại các vị trí thuận lợi. Cho phép KH dùng thẻ và mã TK của mình để gởi hay rút những món tiền nhỏ vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tuần. KH có thể thanh toán hóa đơn qua điện thoại chỉ cần cung cấp cho NH số TK, mã cá nhân, ngày và số tiền cho ngời thụ hưởng. Mối quan hệ giữa TG KKH và DV cung ứng gần như không có gì thay đổi giữa KH là cá nhân hay tổ chức.
c. Tài khoản NOW và NOW đặc biệt: Tài khoản NOW và TK NOW đặc biệt được hưởng lãi nhưng đòi hỏi phải chấp hành quy định về số dư tối thiểu và có giới hạn về hoạt động liên quan đến séc. TK NOW và TK NOW đặc biệt không có gì khác nhau chỉ có mức LS được hưởng tùy theo số dư trung bình và hoạt động thực hiện qua TK. Chi phí quảng cáo, khuyến mại và mức LS hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút tiền gởi này.
d. Sổ tiền gởi tiết kiệm: Thị trờng sổ hay thẻ tiết kiệm là TT của sự tiện dụng. Các NH thường quảng cáo về SP này: Dịch vụ NH một điểm dừng hay Dịch vụ NH trọn gói và kết quả là NH đã thu hút được 1 lượng TG rất lớn. Tuy nhiên, SP này có xu hớng giảm hấp dẫn trong những năm gần đây do: Sự cạnh tranh của các tổ chức khác, Sự phát triển nhanh chóng của quỹ tương hỗ. Để thu hút được SP này, NH phải đi xa hơn sự tiện dụng thông thường để có mức LS cạnh tranh và cung ứng thêm dịch vụ như: Người gởi có 1 số dư nhất định sẽ được hưởng các dịch vụ miễn phí trên TK séc hay phải trả 1 mức phí thấp. Động cơ gởi TK rất khác nhau giữa từng ngời và LS không phải là động cơ duy nhất. Lý do gởi TK có thể rất chung chung hoặc rất cụ thể. Thủ tục tiết kiệm phải dễ dàng, hấp dẫn và tiện lợi.
e. Tiền gởi thị trường tiền tệ: Là loại tiền gởi tiết kiệm đặc biệt. Các NH đều quy định số dư tối thiểu đối với TK này. LS có thể thay đổi tùy theo số dư và thay đổi hàng tuần tùy theo sự thay đổi các chỉ số trên TTTT. Để thu hút SP này, Các NH thường cạnh tranh nhau về: Yếu tố hấp dẫn chính của SP này là LS. Bảo hiểm tiền gởi. Tính tiện lợi và khả năng chuyển đổi qua lại với các TK NH khác
f. Tiền gởi có kỳ hạn:
Chứng chỉ tiền gởi có thể chuyển nhượng được có giá trị từ 100.000 USD trở lên. Đây là hình thức huy động chủ yếu dành cho DN và không chịu giới hạn về LS. Loại này đem lại nguồn vốn dồi dào cho các NH lớn, không thờng xuyên huy động những món tiền gởi nhỏ. Để huy động đợc SP này, NH phải có quy mô đủ lớn, nổi tiếng thì mới có thể mua bán trên TT thứ cấp với LS hợp lý. Thường, các DN mua chứng chỉ của NH mình mở TK. Tuy nhiên 2 vấn đề quan trọng đặt ra là: LS huy động và Mối quan hệ với ngời đi chợ (ngời quản lý ngân quỹ của DN).
Chứng chỉ tiền gởi có giá trị từ 100.000 USD trở lên, không thể chuyển nhượng được. Loại này không chịu giới hạn về LS, không chuyển nhượng được và có kỳ hạn cố định hay linh hoạt được mua bởi cá nhân, DN, Chính quyền Tphố. Thường, SP này do các NH loại nhỏ đa ra cho KH của mình để đầu tư tiền mặt dư thừa.
Chứng chỉ tiền gởi có giá trị dưới 100.000 USD. Đây là loại SP hấp dẫn đối với mọi ngời và thường được gọi là chứng chỉ kỳ hạn. Sự đa dạng của SP sẽ đáp ứng đợc nhu cầu và sở thích của từng nhóm KH như: Đa dạng về mệnh giá (mệnh giá thấp nhất là 1.000USD), Đa dạng về hình thức TT lãi (hàng tháng, quý hay cuối kỳ), Đa dạng về kỳ hạn đến hạn. Đa dạng về LS (LS cố định hay thay đổi theo LS của TP kho bạc). Hoạt động quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn này, nó cho dân chúng biết loại chứng chỉ mà NH ưu tiên phát triển.
g. Tiền gởi khu vực công: Là loại tiền gởi của chính phủ (kho bạc) hay của chính quyền địa phơng. Để nhận được TG này, NH phải chấp nhận trả LS dựa trên LS TT đối với các thỏa thuận mua lại. Có những loại CK đủ tiêu chuẩn đem làm TS cầm cố cho phần TG không được bảo hiểm. Các loại hình dịch vụ cung cấp cho chính quyền của NH. Thỏa thuận mua lại: NH đồng ý mua lại những CK mà NH đã bán cho đơn vị này.
h. Tiền gởi đại lý: Cung cấp các DV như thanh toán bù trừ séc, thanh toán quốc tế, tư vấn đầu tư, tham gia cho vay hợp vốn. Các dịch vụ cung cấp phải hấp dẫn được các NH khác. Tuy nhiên, NH phải đảm bảo thu lợi nhuận từ số vốn huy động này.
i. Các nguồn vốn không phải tiền gởi: Một số hình thức huy động như: Mua quỹ liên bang và thương phiếu. Để thu hút các hình thức này thì NH sẵn sàng trả LS theo LS thị trường. Các HĐ mua lại phụ thuộc vào NH có những CK chấp nhận được hoặc TS khác có thể đem bán với điều kiện mua lại Nguồn Eurodollar và ngoại tệ khác có thể có đợc nhờ các văn phòng ở nớc ngoài và mối quan hệ với NH nước ngoài.
k. Khả năng tương lai
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 3: TÀI SẢN VÀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG
Chương này sẽ trang bị cho SV những kiến thức cơ bản sau:
- Các loại TS có và đặc điểm từ loại TS có
- Nội dung và mục tiêu và các phương pháp quản trị tài sản có
- Mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản có
4.1. Các khoản mục tài sản và đặc điểm của các khoản mục tài sản
4.1.1. Khái niệm và các loại tài sản có của NH
TS có của NH là toàn bộ những TS có giá trị mà NH hiện có quyền sở hữu hoặc hiện có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả của các hoạt động trong các kỳ trước và có khả năng mang lại lợi tức và an toàn cho NH.
Về hình thức, TS có của NH có thể tồn tại dưới dạng những TS thực (vật có thực), tiền, các loại TS tài chính khác, tài sản vô hình
Về Nguồn gốc, TS có của NH được hình thành từ 3 nguồn chính là tiền gởi, tiền vay và vốn góp của chủ sở hữu NH, vốn tích lũy từ lợi nhuận.
TS có của NH thay đổi về quy mô, kết cấu, hình thức và tính chất gắn liền với quá trình hoạt động của NH
Theo các nhà quản lý, TS có của NH là giá trị tiền tệ của các TS mà NH hiện có, hiện đang sử dụng vào các mục đích khác nhau tính đến một thời điểm nhất định.
TS có của NH được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Nguyên tắc chung để xác định TS có là: TS có = TS nợ + vốn chủ sở hữu.
TS có của NH có thể được phân thành nhiều khoản mục theo nhiều tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức phân loại này thể hiện đặc trưng của quá trình sử dụng vốn nên tạo ra sự đa dạng trong danh mục TS có của NH. Thông thường, các NH phân TS có thành 4 nhóm chính như sau:
(1) TS tiền mặt
(2) TS chứng khoán
(3) TS cho vay
(4) TS cố định và các TS có khác
4.1.2. Đặc điểm và vai trò của từng khoản mục tài sản
4.1.2.1. TS tiền mặt
Là những loại TS không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo DTBB của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gởi tiền, thanh toán bù trừ và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng.
Quy mô của khoản mục này có xu hướng giảm khi hệ thống thanh toán phát triển và trình độ quản lý của các NH nâng cao. Thường chiếm khoản 10% trên tổng TS có.
Khoản mục này bao gồm các thành phần chính sau:
- TM tại quỹ: Mọi NH đều lưu giữ một lượng TM nhất định trong két của họ để đáp ứng các nhu cầu chi trả tức thời. khoản tiền này không sinh lợi nên mọi NH đều muốn giảm chúng xuống mức tối thiểu. thường tại các nước có hệ thống tài chính phát triển, khoản này chiếm 1% nhưng các nước khác thường chiếm 5% trên TS có.
- Các khoản dự trữ của NHNN: NH mở TK và gởi tiền của mình tại NHTW để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và phục vụ cho công tác thanh toán bù trừ, thanh toán liên NH, giao dịch chứng khoán kho bạc, chuyển tiền. Quy mô của khoản tiền này tương đối nhỏ (1-2%). Hầu như, khoản tiền gởi này không hưởng lãi nên phần dư thừa được các NH cho các NH khác vay với thời hạn cực ngắn.
- Các khoản ký thác tại ngân hàng khác: Đây là những khoản tiền gởi ở các NH khác để hỗ trợ nhu cầu dự trữ hoặc có thể sử dụng để trả các dịch vụ được thực hiện bởi NH khác. Quy mô của khoản tiền này rất khác nhau giữa các NH và nhìn chung là nhỏ so với các khoản mục TS có khác.
- Tiền trong quá trình thu: những khoản mà người vay, con nợ của NH đã ký cam kết thanh toán rồi và chúng được thu trong vài ngày tới (những tờ séc trả tiền cho NH nhưng còn nằm trong quá trình thanh toán kết chuyển). Thường, những khoản này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nếu hệ thống thanh toán kém phát triển thì khoản mục này tương đối lớn.
4.1.2.2. TS chứng khoán
a. Các công cụ tài chính ngắn hạn: bao gồm các TS ngắn hạn sinh lãi như khoản cho NH khác vay (dự trữ tại NHTW dư thừa cho vay), các chứng khoán mua với thỏa thuận sẽ bán lại, chứng chỉ tiền gởi của các NH khác (NH mua). Những công cụ này được NH đầu tư trong thời gian ngắn để tạo thu nhập từ những nguồn vốn nhà rỗi tạm thời.
b. Các chứng khoán: các loại chứng khoán mà NH nắm giữ là các loại chứng khoán vay nợ thích hợp mà NH sở hữu (NH thường không được phép nắm giữ cổ phiếu của công ty mà chỉ được phép nắm giữ chứng khoán nợ). Khoản mục này bao gồm chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, chứng khoán của chính phủ như tín phiếu, trái phiếu kho bạc, chứng khoán của công ty. Trong số các loại chứng khoán NH nắm giữ, NH thường chia 3 loại
- Chứng khoán giữ cho đến khi đáo hạn
- Chứng khoán sẵn sàng bán
- Chứng khoán trên tài khoản giao dịch mua bán
TS chứng khoán là loại TS quan trong thứ 2 (sau TS cho vay) của 1 NH dưới góc độ mang lại thu nhập. Mục đích mà NH nắm giữ chứng khoán nhằm là tạo ra thu nhập cho ngân hàng vừa giúp đỡ hổ trợ cho khả năng thanh khoản (được xem là dự trữ thứ cấp) và đa dạng hóa tài sản sinh lợi của ngân hàng nên ngân hàng thường đầu tư vào hai loại chứng khoán của nhà nước và của công ty, tùy thuộc vào mục tiêu của ngân hàng mà ngân hàng sẽ có tỷ trọng thích hợp giữa các loại chứng khoán này. Khoản mục này có xu hướng phát triển và chiếm tỷ lệ lớn (15 – 20% trên tổng TS có) ở những nước phát triển nhưng chiếm tỷ lệ thấp ở NH của những nước kém phát triển. Những vai trò chủ yếu của danh mục đầu tư CK thể hiện như sau:
(1) Ổn định thu nhập của NH: hạn chế những biến động lớn có thể xảy ra đối với thu nhập của NH trong chu kỳ kinh doanh (khi nguồn thu từ cho vay giảm, thu nhập từ CK có thể tăng).
(2) Góp phần cân bằng rủi ro TD trong danh mục cho vay của NH: NH có thể mua CK chất lượng cao để điều hòa rủi ro từ những khoản cho vay.
(3) Tạo sự đa dạng hóa về mặt địa lý: Các CK đầu tư thường có khả năng đa dạng hóa theo vùng tốt hơn các khoản TD, do vậy, NH có thể đa dạng hóa thu nhập.
(4) Tạo nguồn thanh khoản: NH có thể bán lại CK để đáp ứng nhu cầu TM hoặc dùng CK làm đảm bảo để huy động thêm vốn.
(5) Giảm nhẹ tác động của thuế đến hoạt động NH, đặc biệt bù đắp các khoản thu nhập từ cho vay bị đánh thuế.
(6) CK có thể đóng vai trò là vật bảo đảm cho những khoản tiền gởi của các tổ chức Liên bang và chính quyền địa phương tại NH.
(7) Giúp NH ngăn ngừa thiệt hại: Các tổn thất gây ra bởi những thay đổi lãi suất.
(8) Tạo sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục TS của NH: Các loại CK đầu tư có thể mua bán nhanh chóng để cấu trúc lại danh mục TS (các khoản cho vay khó bán lại).
(9) Củng cố BCĐKT của NH: làm cho NH lành mạnh hơn về mặt TC bởi vì hầu hết các CK trong danh mục đều có chất lượng cao.
4.1.2.3. TS cho vay
Cho vay là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu của NH (thể hiện ở tỷ trọng trong bảng cân đối tài sản 70%) nhưng cũng lại là khoản mục mang tính rủi ro cao nhất và khả năng chuyển đổi thành tiền kém nhất. Vì vậy, khi đầu tư vào khoản mục này ngân hàng phải tính để đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, nên ngân hàng cần phải cân nhắc để lựa chọn hình thức đầu tư, đối tượng khách hàng đầu tư. Khoản mục này hình thành khi NH cho khách hàng vay. Danh mục này được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo đối tượng khách hàng, theo thời hạn cho vay, theo tính chất bảo đảm, theo mục đích sử dụng vốn vay, theo cách trả nợ, theo tính chất lãi suất,…Các NH thường phân theo người vay hoặc mục đích sử dung như:
Cho vay thương mại
Cho vay tiêu dùng
Cho vay bất động sản
Cho thuê TC
4.1.2.4. TS cố định và các TS có khác
TSCĐ và tài sản có khác luôn có ở mọi NH, nó được duy trì nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc duy trì hoạt động của bộ máy NH. Đây là loại TS có tính thanh khoản thấp và không có khả năng sinh lợi, thường chiếm tỷ trọng nhỏ (2-7%) trên tổng TS có của NH. Bao gồm các khoản mục chủ yếu như:
- Nhà xưởng và thiết bị là những loại TS có không sinh lợi vì chúng không trực tiệp tạo ra dòng thu nhập cho NH bao gồm nhà xưởng, phương tiên, trang thiết bị.
- Các TS khác mà NH có được từ việc xiết nợ của các KH vỡ nợ.
- Các TS vô hình như bản quyền công nghệ, uy tín, vị thế tốt
4.2. Quản trị tài sản
4.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị tài sản
4.2.1.1 Khái niệm quản trị tài sản
- Quản trị TS có của NH thực chất là việc tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sử dụng vốn của NH sao cho thích hợp với điều kiện môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của NH.
- Nội dung chính của quản trị TS có là đưa ra các quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định có liên quan đến việc xác định quy mô, loại hình, cơ cấu,… của TS có sao cho thích hợp với điều kiện môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của NH.
4.2.1.2. Mục tiêu quản trị tài sản
- Tối đa hóa lợi nhuận của NH
- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cho NH
Đây là các mục tiêu trực tiếp chi phối quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Việc đạt được 3 mục tiêu này giúp NH duy trì và tăng tài sản ròng của NH.
Chú ý: Các quyết định đúng đắn trong quản trị TS có sẽ quyết định đến các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của NH, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cho NH. Tuy nhiên vấn đề lợi nhuận, rủi ro, và khả năng thanh toán của NH không chỉ là kết quả của quản trị TS có mà còn là kết quả của hoạt động quản trị TS nợ và các hoạt động khác.
4.2.2. Nội dung và phương pháp quản trị tài sản
4.2.2.1. Nội dung quản trị tài sản
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nội dung cơ bản của quản trị tài sản là phân tích, lựa chọn và ra các quyết định về TS của NH. Những công việc cụ thể của nhà quản trị bao gồm:
- Xây dựng danh mục TS có tối ưu hóa về lợi nhuận, rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cho NH.
- Thực hiện kế hoạch đã xây dựng phù hợp với điều kiện môi trường
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn mục tiêu
4.2.2.2. Phương pháp quản trị tài sản
a. Quản trị quỹ tập trung
Theo phương thức này, các nguồn vốn của NH huy động được sẽ tập trung vào 1 quỹ bất kể nguồn gốc, sau đó đem đầu tư vào bất kể TS có nào được xem là thích hợp với mục tiêu của NH.
Theo cách này, các mục tiêu ưu tiên của NH sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng. Việc NH giữ TS dưới hình thức thanh khoản cáo, hoặc cho vay, hoặc mua chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vào quan điểm và sự đánh giá thực tế về mục tiêu lợi nhuận hoặc rủi ro của nhà quản trị.
Trên thực tế, tỷ lệ phân chia nguồn vốn thường mang tính ước lệ. Phương thức quản lý này quá lệ thuộc vào kinh nghiệm, quan điểm, động cơ của nhà quản trị đã làm hạn chế mục tiêu sinh lợi (thường các cá nhân có xu hướng né tránh rủi ro). Ngoài ra, mọi phán đoán, kinh nghiệm có thể nhầm lẫn nên thường dẫn đến tình trạng quá thường hoặc thiếu thanh khoản, hoặc sự gia tăng rủi ro TD quá mức không kiểm soát được, hoặc không có vốn để đầu tư vào TS có tương ứng để đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra. Vì vậy, cách quản trị này thường phù hợp với NH nhỏ, hoạt động tập trung ở 1 thị trường địa phương nhất định, môi trường kinh doanh tương đối ổn định, ít rủi ro.
b. Quản trị quỹ phân tán
Theo phương pháp này, các loại TS có được phân thành các nhóm theo các đặc tính cơ bản của chúng, các quyết định về tỷ lệ phân bổ nguồn vốn huy động được đưa ra dựa trên sơ sở xem xét sự đáp ứng của chúng đối với các tiêu chuẩn mục tiêu và tính thích hợp về các đặc tính của mỗi nhóm TS có. Đồng thời cũng xem xét sự thích ứng tương đối về đặc điểm các nhóm TS nợ với tư cách các công cụ thu hút, tài trợ cho việc nắm giữ các TS có được thiết định xuất phát từ các mục tiêu ưu tiên.
Với phương pháp quản trị này sẽ hình thành trong NH nhiều trung tâm sử dụng nguồn vốn. Các nguồn tiền gởi không kỳ hạn, vay ngắn hạn tập trung để đáp ứng nhu cầu dự trữ, đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn. Các nguồn tiền gởi tiết kiệm, tiền vay dài hạn, vốn của NH sẽ dùng để cho vay và đầu tư trung dài hạn. Việc mua sắm TSCĐ giới hạn trong vốn tự có của NH.
Ưu điểm: Phương thức này có ưu điểm hơn phương thức thứ nhất, nó giải quyết được mâu thuẫn giữa mục tiêu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận.
Nhược điểm: chưa khai thác khả năng tạo lợi tức tối đa cho nguồn huy động được do
- Chưa tính tới đặc điểm biến động khác nhau giữa từng loại nguồn vốn và tổng nguồn vốn,
- Chưa tính tới đặc điểm biến động khác nhau giữa những nguồn vốn cùng nhóm, loại,
- Hoặc do chưa tính tới các loại nguồn vốn có thể sẽ dẫn đến phái sinh các TS kèm theo.
- Ngoài ra, khi áp dụng phương thức này trong thực tiễn sẽ thường dẫn đến xu hướng coi trọng mục tiêu thanh khoản và sẽ hạn chế khả năng sinh lợi của NH.
c. Quản trị quỹ linh hoạt
Theo phương pháp này, người ta hoạch định trước các danh mục TS có theo các điều kiện giá cả thị trường dự kiện và thích hợp với mục tiêu của NH. Đồng thời, dự kiến trước các khoản bù đắp thích hợp giữa TS có và TS nợ theo các đặc tính khác nhau về thu nhập, rủi ro, khả năng thanh khoản, thời hạn và các đặc tính khác. Mặc khác, trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu tư vốn, người ta sẽ tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi TS, hoán đổi lãi suất và các nghiệp vụ khác, nhằm khoá chặt TS có, tương thích với các mục tiêu cơ bản của NH đã được hoạch định.
Ưu điểm chính của phương thức quản trị này là không chỉ đặt trọng tâm vào quản trị TS có mà đã gắn với các vấn đề về quản trị TS nợ, kế hoạch sử dụng vốn gắn liền với kế hoạch về nguồn vốn, tập trung quan tâm hơn đến lợi tức ròng của NH, đến lãi suất, thời gian đáo hạn của TS, đặc biệt là quản lý giá trị thị trường của TS bằng việc dự tính trước.
Nhược điểm, việc dự tính không phải bao giờ cũng chính xác nên có thể gây ra rủi ro. Hơn nữa sẽ phải áp dụng nhiều kỹ thuật phức mà không phải NH nào cũng đủ năng lực và điều kiện để triển khai. Đồng thời phương pháp này chưa giải quyết triển để được các mâu thuẫn nằm trong căn nguyên của rủi ro (nhất là rủi ro TD).
------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 4: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
Mục tiêu:
Nghiên cứu lý do tại sao NH thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu thanh khoản quy mô lớn và tìm hiểu các phương pháp mà NH có thể sử dụng để đáp ứng yêu cầu vốn khả dụng.
Nội dung:
1. Xác định nhu cầu dự trữ của một ngân hàng
2. Quản trị trạng thái tiền tệ
3. Cung cầu thanh khoản đối với ngân hàng
4. Ước tính nhu cầu thanh khoản của ngân hàng
5. Chiến lược quản trị thanh khoản
6. Những tiêu chuẩn đánh giá kết quả quản trị thanh khoản của ngân hàng
5.1. Xác định nhu cầu dự trữ của một ngân hàng
5.1.1. Nhu cầu dự trữ pháp định
- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH bắt buộc phải duy trì dưới hình thức TS dự trữ như TM tại quỹ, tiền gởi tại NHTW. (VN thì chỉ tính tại NHTW) được tính trên cơ sở số dư tiền gởi huy động được (BQ trong kỳ) nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHTW quy định riêng cho từng loại tiền gởi và thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo mục tiêu và yêu cầu của chính sách tiền tệ.
- Các loại tiền gởi phải duy trì dự trữ bắt buộc thường bao gồm: tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn với mức thời hạn nhất định (VN thường dưới 2 năm).
Dự trữ bắt buộc không mang lại lợi tức hoặc nếu có thì rất thấp trong khi NH phải trả lãi cho người gởi tiền nên nếu dự trữ ở mức cao sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nhưng nếu không đảm bảo thì bị NHTW phạt. Chính vì vậy, các NH thường có xu hướng duy trì chúng ở mức tối thiểu bằng với mức NHTW quy định.
Nhiệm vụ của nhà quản trị NH là phải kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ về tình hình đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của NH trên thực tế và chỉ ra những điều chỉnh cần thực hiện nhằm đảm bảo rằng:
Số dư dự trữ thực tế trong kỳ không thấp hơn số tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.
Kỳ tính dự trữ bắt buộc có thể là tuần hoặc tháng (VN tính theo tháng)
Số dư dự trữ thực tế tính bình quân trong kỳ (tổng số dư từng ngày trong kỳ chia cho số ngày dương lịch trong kỳ)
Số tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ bằng số dư tiền gởi bình quân ngày (của kỳ này hoặc kỳ trước) nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Số dư tiền gởi bình quân bằng tổng số dư tiền gởi từng ngày trong kỳ chia cho số ngày dương lịch trong kỳ.
Nếu NH thừa dự trữ, NH có thể được hưởng mức lãi (với lãi suất thường rất thấp) tính theo số vượt trên dự trữ bắt buộc.
Nếu NH thiếu hụt, NH thường bị phạt với mức lãi suất phạt khá cao tính theo số thiếu hụt so với dự trữ bắt buộc.
Ví dụ về Cách tính dự trữ bắt buộc:
(1) Theo hình thức quản lý phong tỏa
(2) Theo hình thức quản lý không phong tỏa
5.1.2. Nhu cầu dự trữ kinh doanh
Bên cạnh việc phải duy trì dự trữ pháp định, các NH cũng phải duy trì dự trữ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của mình bao gồm dự trữ TM tại quỹ, tiền gởi tại NH khác, tiền gởi ở NHTW. Mục đích của việc dự trữ này là nhằm giúp NH thỏa mãn được các nhu cầu rút tiền ra khỏi tài khoản, nhu cầu vay mượn và thanh toán của KH. Đây là khoản dự trữ chủ yếu của NH. Tuy nhiên, việc dự tính nhu cầu dự trữ kinh doanh rất khó do có rất nhiều nhân tố biến động nên đây chính nội dung chủ yếu trong công tác quản trị thanh khoản của NH.
5.2. Quản trị trạng thái tiền tệ
5.2.1. Trạng thái tiền tệ của một ngân hàng
Trạng thái tiền tệ của một ngân hàng bao gồm các khoản mục chính sau:
- TM tại quỹ: Là lượng TM mà NH giữ trong két của họ để đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng ngày của mình. Nếu
- Các khoản dự trữ tại NHTW: NH mở TK và gởi tiền của mình tại NHTW để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và phục vụ cho công tác thanh toán bù trừ, thanh toán liên NH, giao dịch chứng khoán kho bạc, chuyển tiền. Quy mô của khoản tiền này tương đối nhỏ (1-2%). Hầu như, khoản tiền gởi này không hưởng lãi nên phần dư thừa được các NH cho các NH khác vay với thời hạn cực ngắn.
- Các khoản ký thác tại ngân hàng khác: Đây là những khoản tiền gởi ở các NH khác để hỗ trợ nhu cầu dự trữ hoặc có thể sử dụng để trả các dịch vụ được thực hiện bởi NH khác. Quy mô của khoản tiền này rất khác nhau giữa các NH và nhìn chung là nhỏ so với các khoản mục TS có khác.
- Tiền trong quá trình thu: những khoản mà người vay, con nợ của NH đã ký cam kết thanh toán rồi và chúng được thu trong vài ngày tới (những tờ séc trả tiền cho NH nhưng còn nằm trong quá trình thanh toán kết chuyển). Thường, những khoản này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nếu hệ thống thanh toán kém phát triển thì khoản mục này tương đối lớn.
5.2.2. Quản trị trạng thái tiền tệ để đáp ứng yêu cầu dự trữ
Mục đích của nhà quản trị NH là phải tối đa lợi nhuận nhưng hầu hết các TS trên đều không sinh lợi nên họ cần phải hạn chế những loại TS này đồng thời vẫn phải đảm bảo phòng tránh rủi ro. Các biện pháp kiểm soát cần phải áp dụng đối với từng nhóm TS như sau:
5.2.2.1. Tiền mặt tại quỹ:
Phải thường xuyên kiểm soát tồn quỹ TM của NH. Nếu NHTW quy định tỷ lệ tồn quỹ TM thì NH phải đáp ứng (thường quy định trong trường hợp dự trữ bắt buộc chỉ bao gồm TG tại NHTW). Nếu không, NH cũng phải kiểm soát TM tồn quỹ ở mức tối thiểu nhưng phải đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời. Số TM nhà rỗi sẽ gởi vào NHTW hoặc chuyển sang đầu tư các mục đích sinh lợi khác.
5.2.2.2. Dự trữ bắt buộc:
Số tiền dự trữ bắt buộc vượt quá sẽ không được hưởng lãi hay lãi suất thấp hơn nhiều so với TS có sinh lợi khác. Nên NH phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát dự trữ bắt buộc của mình.
Nếu mức dự trữ pháp định NH nắm giữ > mức dự trữ pháp định yêu cầu, NH có dự trữ thặng dư. Nhà quản lý nhanh chóng chuyển phần vượt quá sang đầu tư vào các mục đích sinh lợi khác.
Ngược lại, NH sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt, theo luật, NH phải bù đắp phần thâm hụt bằng các nguồn dự trữ bổ sung khác hoặc phải chịu mức lãi suất phạt rất cao. Nếu tình trạng thâm hụt xảy ra thường xuyên, các cơ quan quản lý NH sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động NH chặt chẽ hơn hoặc can thiệp trực tiếp vào hoạt động hàng ngày và có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của NH.
5.2.2.3. Tiền gởi tại NH khác:
NH cần so sánh chi phí của việc duy trì số dư tiền gởi không kỳ hạn tại NH khác (không hưởng lãi) với giá trị, lợi ích của những dịch vụ do NH nhận gởi đó cung cấp. Các NH muốn nhận được tiền gởi của NH khác phải cung cấp cho NH gởi các dịch vụ như thu hộ, chi hộ, tư vấn đaùa tư, lưu ký chứng khoán, mua bán vốn trên tài khoản tiền gởi NHTW, tham gia cho vay hợp vốn. Những NH nhận tiền gởi đòi hỏi phải đủ khả năng cung ứng được các dịch vụ này với chi phí thấp hơn chi phí NH gởi bỏ ra nếu nó tự thực hiện đồng thời đảm bảo đem lại lợi nhuận cho chính NH nhận tiền gởi. Chi phí để duy trì tài khoản này chính là lợi nhuận mà NH gởi bỏ qua khi không đem số tiền gởi đầu tư vào TS có sinh lợi.
5.2.2.4. Tiền trong quá trình thu:
Nhà quản trị phải cố gắn thu hồi các khoản mục TM cáng nhanh càng tốt như làm thêm giờ để xử lý các tờ séc nhanh hơn, sử dụng hình thức chuyển tiền hiệu quả, gởi séc theo đường thư tín, máy báy,…
Tóm lại, Quản trị trạng thái tiền mặt là NH là NH phải đáp ứng yêu cầu dự trữ. Việc kiểm soát trạng thái tiền mặt phải tiến hành hàng ngày. Phải xác định nhu cầu của NH, theo dõi mọi giao dịch quan trọng ảnh hưởng đến số dư dự trữ trong ngày, từ đó có biện pháp đối phó kịp thời trước những tác động xấu. Những nhu cầu vay vốn bất thường hay sự biến động về tiền gởi sẽ buộc NH vay nóng với lãi suất cao (do đang thiếu quá nhiều vốn) hoặc phải đầu tư vốn với mức sinh lợi thấp (do đang thừa quá nhiều vốn).
Nhiệm vụ về kiểm soát trạng thái TM của NH thường được đảm nhận bởi nhà quản trị phụ trách các hoạt động kho quỹ và các giao dịch trên thị trường tiền tệ. họ tìm cách cân đối giữa yêu cầu dự trữ với trạng thái dự trữ thực tế. Họ phải tiến hành tính toán dự trữ dự kiến cho kế hoạch. Kế hoạch này được điều chỉnh theo số tồn kỳ trước. Dựa trên kế hoạch này, NH sẽ quyết định các biện pháp áp dụng cần thiết để duy trì trạng thái TM với số dư hợp lý tùy theo tình hình thực tế.
5.3. Cung cầu thanh khoản đối với ngân hàng
Yêu cầu thanh khoản của 1 NH có thể được xem xét trong mô hình cung – cầu. Những hoạt động nào làm tăng cầu về thanh khoản (demand for liquidity) của NH, Những nguồn nào NH có thể sử dụng để đáp ứng cầu về thanh khoản mỗi khi NH cần vốn khả dụng.
5.3.1. Cầu thanh khoản
Đối với hầu hết NH, cầu về vốn khả dụng xuất hiện từ 2 nguồn chính
(1) Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gởi
Và (2) Yêu cầu TD từ những KH mà NH muốn đáp ứng bao gồm cho vay mới, tái gia hạn hợp đồng TD đến hạn hay rút vốn theo hạn mức TD.
Ngoài ra, hoạt động thanh toán các khoản vay nợ như vay từ NH khác, vay NHTW cũng làm tăng cầu thanh khoản.
Hoạt động thanh toán thuế, thanh toán cổ tức, các khoản chi phí bằng tiền trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cũng làm tăng cầu thanh khoản.
5.3.2. Cung thanh khoản
Để đáp ứng cầu về thanh khoản, NH có thể sử dụng một số nguồn cung thanh khoản sau:
(1) Tiền gởi bổ sung của khách hàng trên tài khoản mới hay tài khoản hiện tại.
(2) Nguồn thanh toán nợ của KH và nguồn thu từ việc bán TS (đặc biệt là bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư của NH). Hoạt động này tạo ra nguồn vốn mới để đáp ứng yêu cầu thanh khoản.
(3) Ngoài ra, doanh thu từ việc bán, cung cấp các dịch vụ TC và từ hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ cũng tạo ra nguồn vốn mới để đáp ứng yêu cầu thanh khoản.
Cầu thanh khoản
Cung thanh khoản
(1) Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gởi
(2) Yêu cầu TD từ những KH mà NH muốn đáp ứng.
(3) Thanh toán các khoản vay nợ.
(4) Thanh toán thuế, thanh toán cổ tức và các khoản chi phí bằng tiền trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.
(1) Tiền gởi bổ sung của khách hàng.
(2) Nguồn thanh toán nợ của KH và nguồn thu từ việc bán TS của NH.
(3) Doanh thu từ việc bán, cung cấp các dịch vụ TC.
(4) Vay nợ trên thị trường tiền tệ.
Trạng thái thanh khoản ròng (Net liquidity position -NLP) của NH được xác định tại thời điểm như sau: NLP = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản.
Khi NLP < 0: Cầu về thanh khoản vượt quá cung, nhà quản trị phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản (liquidity deficit) và phải gấp rút vốn thanh khoản bổ sung (sẽ huy động ở đâu và lúc nào).
Ngược lại, Khi NLP > 0: Cung về thanh khoản vượt quá cầu, tình trạng thặng dư thanh khoản (liquidity surplus) xuất hiện và nhà quản trị phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư vốn thanh khoản này cho đến khi chúng cần sử dụng để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, một số yêu cầu thanh khoản của NH mang tính tức thời (như rút tiền) và NH dùng những nguồn vốn có thể sử dụng tức thời (như vay các khoản dự trữ của NH khác) để đối phó áp lực thanh khoản ngắn hạn.
Cầu thanh khoản dài hạn thường xuất phát từ những yếu tố mang tính thời vụ, chu kỳ. Dự tính trước những yêu cầu thanh khoản này, NH có thể sử dụng nhiều nguồn vốn để đáp ứng thanh khoản hơn so với yêu cầu ngắn hạn. Vấn đề quan trọng trong quản lý thanh khoản là nhà quản lý phải lập kế hoạch cẩn thận cho Vấn đề ở đâu, khi nào và bao nhiêu vốn thanh khoản có thể được huy động.
Hầu hết các vấn đề thanh khoản đều xuất hiện từ ngoài NH do những hoạt động TC của KH, các vấn đề thanh khoản của KH đều được chuyển về phía NH. Nếu KH thiếu hụt, KH sẽ tiến hành vay tiền của NH hoặc rút tiền ra khỏi TK. Ví dụ. Bản chất của công tác quản lý thanh khoản trong NH là:
(1) Tổng cầu và tổng cung thanh khoản tại 1 thời điểm rất khó bằng nhau. Do đó, NH thường xuyên đối mặt với thặng dư hay thâm hụt thanh khoản.
(2) Giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi có sự đánh đổi. NH tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lợi sẽ thấp.
Vì vậy, đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và có ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lợi. Quyết định về quản lý thanh khoản không thể hình thành biệt lập với các lĩnh vực hoạt động khác và với các phòng ban khác của NH. Hơn nữa, giải quyết vấn đề thanh khoản luôn gắn với chi phí (bao gồm chi phí trả lãi cho huy động vốn, chi phí giao dịch cho việc tìm kiếm nguồn vốn và cả chi phí cơ hội (thu nhập trong tương lai sẽ bị bỏ qua khi NH bán đi những TS sinh lợi để đáp ứng yêu cầu thanh khoản)). Vì vậy, NH cần phải tính tới yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình xem xét vấn đề thanh khoản của NH.
Từ quan điểm khác về lợi nhuận, có thể thấy rằng, quản trị thanh khoản của NH liên quan đến rủi ro lãi suất và rủi ro khả dụng (availability risk – NH không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết). Nếu lãi suất tăng, những TS TC mà NH dự tính bán sẽ giảm giá trị, việc bán chúng sẽ tạo tổn thất cho NH (giảm lượng vốn NH thu được và thu nhập của NH cũng giảm). Khi lãi suất tăng, NH cũng sẽ phải chịu chi phí cao hơn nếu tăng cường vay vốn. Hơn nữa, có 1 số nguồn vốn mà không phải lúc nào NH cũng tiếp cận được.
5.3.3. Lý do NH phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản
Ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề quan trọng về thanh khoản xuất phát từ một số lý do sau:
(1) NH huy động một lượng lớn TG và dự trữ ngắn hạn từ cá nhân, DN và các TC khác để chuyển chúng thành các khoản TD dài hạn nên hầu hết các NH phải đối mặt với sự mất cân đối về kỳ hạn của TS và kỳ hạn của các nguồn vốn.
(2) Sự mất cân đối về kỳ hạn là NH nắm giữ 1 tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh tóan tức thời. nên NH phải luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu TM quy mô lớn tại một số thời điểm nhất định.
(3) Sự nhạy cảm của NH trước những thay đổi về lãi suất, lãi suất thay đổi sẽ tác động đồng thời cả nhu cầu gởi tiền lẫn nhu cầu vay tiền nên gây ra những tác động rất lớn tới trạng thái thanh khoản của NH. Hơn nữa sự thay đổi về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường của các TS mà NH dự định bán để tăng cường khả năng thanh khoản và tác động trực tiếp đến chi phí vay vốn trên thị trường.
Do vậy, NH cần phải ưu tiên đặc biệt cho việc đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Không thực hiện được điều này, lòng tin của của công chúng vào NH sẽ giảm sút. Nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý thanh khoản là giữ quan hệ chặt chẽ với những người gởi tiền lớn nhất, những người vay cao nhất để xác định được vốn sẽ được rút ra khi nào và tại thời điểm đó, NH có mức vốn khả dụng hợp lý không?.
5.4. Ước tính nhu cầu thanh khoản của ngân hàng
Một số phương pháp đo lường yêu cầu thanh khoản của NH bao gồm phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn, phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Mỗi phương pháp đều được xây dựng trên một số giả định và NH chỉ có thể ước tính gần đúng được nhu cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đây là lý do lý giải tại sao các nhà quản trị cần phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi NH có được thông tin mới. Thực tế, hầu như các NH đều thực hiện 2 loại dự trữ thanh khoản, đó là: dự trữ kế hoạch (dự trữ đáp ứng các dự báo mới nhất về thanh khoản) và dự trữ bảo vệ (phần dự trữ phụ, bổ sung thêm với dự trữ kế hoạch). Phần dự trữ phụ, bổ sung thêm nhiều hay ít phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản lý đối với rủi ro.
5.4.1. Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp này với 2 giả định:
- Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gởi tăng và cho vay giảm
- Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gởi giảm và cho vay tăng
Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhàu. NH phải đối mặt với khe hở thanh khoản (liquidity gap). Khe hở này được đo bằng độ lệch giữa tổng vốn và sử dụng vốn. Khi nguồn thanh khoản tăng (tiền gởi tăng hoặc cho vay giảm) vượt quá sử dụng thanh khoản giảm (tiền gởi giảm hoặc cho vay tăng), NH sẽ có khe hở dương. Phần thặng dư phải được đầu tư nhanh chóng vào TS sinh lợi cho tới khi NH cần chúng để đáp ứng yêu cầu TM trong tương lại. Ngược lại, khi sử dụng thanh khoản vượt quá nguồn thanh khoản, NH sẽ có khe hở âmhay NH đối mặt với thâm hụt thanh khoản. NH phải huy động vốn từ những nguồn rẻ nhất và có thể sử dụng đúng lúc nhất để đáp ứng khe hở này.
Phương pháp này bao gồm những bước chính như sau:
- Ước tính nhu cầu vay vốn và lượng tiền gởi trong kỳ
- Những thay đổi dự tính trong cho vay vốn và tiền gởi trong kỳ
- Ước tính trạng thái thanh khoản ròng của NH bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong tiền gởi.
Mức thâm hụt (-) hay thặng dư (+) thanh khoản dự tính =
Thay đổi dự tính trong tổng tiền gởi - Thay đổi dự tính trong tổng cho vay.
NH sử dụng nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau và kinh nghiệm đánh giá của nhà quản lý để dự báo về cho vay và tiền gởi. Một cách tiếp cận đơn giản về dự tính lượng tiền gởi và cho vay tương lai chia thành 3 phần chính:
(1) Phần xu hướng: phần này ước tính bằng cách xây dựng 1 đường xu thế sử dụng các giá trị tại các thời điểm cuối năm, cuối quý, cuối tháng của tổng tiền gởi và cho vay ít nhất 10 năm gần đây (đủ dài) để tính tỉ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân.
(2) Phần mùa vụ: Phần này đo lường sự thay đổi của tổng tiền gởi và cho vay trong những tuần, những tháng nhất định dưới sự tác động của yếu tố mùa vụ trên cơ sở so sánh với mức tiền gởi và cho vay tại thời điemẻ cuối năm gần nhất.
(3) Phần chu kỳ: Phần này thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gởi và cho vay dự tính (đo được bằng phần xu hướng và phanà mùa vụ), phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm.
5.4.2. Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn (Structure of funds method)
Việc ước tính yêu cầu thanh khoản của NH theo phương pháp này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân chia nguồn vốn của NH thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên tiêu thức khả năng vốn bị rút ra khỏi NH. Ví dụ, chia vốn của NH thành 3 nhóm như:
Nhóm 1: vốn nóng: vốn vay và tiền gởi: đây là những khoản rất nhạy với lãi suất hoặc dự tính sẽ bị rút ra khỏi NH trong kỳ.
Nhóm 2: vốn kém ổn định: tiền gởi của KH: có khả năng bị rút khỏi NH một phần đáng kể từ 20 -30% tại một thời điểm nào đó.
Nhóm 3: vốn ổn định: Tiền gởi cơ sở hay vốn cơ sở: ít có khả năng bị rút khỏi NH
Bước 2: Nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản cho mỗi nhóm (tùy thuộc vào nguyên tắc quản lý đối với từng nhóm).
Ví dụ:
Nhóm 1: vốn nóng: tỷ lệ 95%
Nhóm 2: vốn kém ổn định: tỷ lệ 30%.
Nhóm 3: vốn ổn định: tỷ lệ 15%.
Bước 3: Nhà quản lý thanh khoản phải ước tính con số vốn vay tối đa tiềm năng và cần có một lượng dự trữ thanh khoản hợp lý để đáp ứng nhu cầu này.
Đối với cho vay, NH phải luôn sẵn sàng với những khoản cho vay chất lượng cao nên NH phải có dự trữ thanh khoản hợp lý (100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng).
Bước 4: Xác định tổng yêu cầu thanh khoản của NH
Xác định tổng yêu cầu thanh khoản của NH = Yêu cầu thanh khoản đối với vốn vay và tiền gởi + Yêu cầu thanh khoản đối với cho vay.
= 0,95 * (nhóm 1- tiền dự trữ pháp định) + 0,30 * (nhóm 2- tiền dự trữ pháp định) + 0,15 * (nhóm 3- tiền dự trữ pháp định) + 1,00 * (Quy mô cho vay tối đa tiềm năng – tổng dư nợ hiện tại).
Yêu cầu thanh khoản được xác định như trên đều là những ước lượng mang tính chủ quan và chủ yếu dựa trên sự đánh giá kinh nghiệm và quan điểm của nhà quản lý về vấn đề rủi ro.
Ví dụ: Ước tính yêu cầu thanh khoản của NH First National Bank
1. Tình hình về vốn tiền gởi và phi tiền gởi của NH
- Nhóm 1: 25 triệu USD
- Nhóm 2: 24 triệu USD
- Nhóm 3: 100 triệu USD
2. Tỷ lệ dự trữ pháp định là 3%, tỷ lệ dự trữ duy trì là 95% đối với nhóm 1, 30% đối với nhóm 2, 15% đối với nhóm 3.
3. Dư nợ cho vay hiện tại là 135 triệu, mức dự nợ tối đa trong thời gian gần đây là 140 triệu và tỷ lệ tăng trưởng TD bình quân là 10% năm. NH muốn đáp ứng mọi yêu cầu TD từ phía KH có đầy đủ tiêu chuẩn TD.
Vậy: Ước tính yêu cầu thanh khoản của NH First National Bank
= 0,95 * (25 -25*3%) + 0,30 * (24 -24*3%) + 0,15 * (100 -100*3%) + 140 * 10% + 1,00* (140 -135)
= 23,04 + 6,98 + 14,55 + 19 = 63,57 triệu USD
Kết luận: 63,57 triệu USD là số tiền mà NH cần phải dự trữ thanh khoản (dưới dạng TS lưu hoạt và năng lực vay vốn của NH) trong năm.
5.4.3. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản
Nhiều NH ước tinh nhu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành tức là dựa trên các chỉ số tài chính hay các chỉ số thanh khoản thông dụng như:
(1) Chỉ số trạng thái tiền mặt: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH có khả năng vững vàng trong việc giải quyết yêu cầu TM tức thời. Chỉ số này được tính:
Chỉ số trạng thái tiền mặt = (TM + TG)/ Tổng TS
(2) Chỉ số về chứng khoán thanh khoản: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH có trạng thái thanh khoản tốt. Chỉ số này được tính:
Chỉ số về chứng khoán thanh khoản = CK chính phủ/ Tổng TS
(3) Trạng thái ròng của quỹ liên bang: Chỉ tiêu này tăng cho thấy khả năng thanh khoản của NH tăng. Chỉ tiêu này được tính:
Trạng thái ròng của quỹ liên bang = (Cho vay quỹ liên bang - Vay quỹ liên bang)/ Tổng TS.
(4) Chỉ số năng lực cho vay: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH có trạng thái thanh khoản kém. Chỉ số này được tính:
Chỉ số năng lực cho vay = Cho vay và cho thuê/ Tổng TS
(5) Chỉ số chứng khoán cam kết: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH có trạng thái thanh khoản kém. Chỉ số này được tính:
Chỉ số chứng khoán cam kết = Chứng khoán cam kết / Tổng CK nắm giữ
(6) Chỉ số tiền nóng: Chỉ số này phản ánh trạng thái tương quan giữa vốn vay trên thị trường tiền tệ và TS trên thị trường tiền tệ (TS có thể bán được nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu rút vốn từ thị trường tiền tệ). Chỉ số này được tính:
Chỉ số tiền nóng = TS trên thị trường tiền tệ/ Vốn trên thị trường tiền tệ
= {TM + CK chính phủ ngắn hạn + Cho vay quỹ liên bang + Hợp đồng mua lại (NH cho vay vốn thông qua việc mua CK tạm thời)}/{CD giá trị lớn + Tiền gởi đô la châu âu + Vay quỹ liên bang + Hợp đồng mua lại (NH vay vốn thông qua việc bán CK tạm thời)}
(7) Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ trạng thái thanh khoản của NH đang được củng cố. Chỉ số này được tính:
Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm = Đầu tư NH/ Vốn nhạy cảm
Đầu tư NH bao gồm: TG ngắn hạn tại NH khác, Cho vay quỹ liên bang, CK chính phủ ngắn hạn.
Vốn nhạy cảm bao gồm: CD giá trị lớn, tiền gởi đô la châu âu, Vay quỹ liên bang, bán chứng khoán theo hợp đồng mua lại, giấy yêu cầu rút vốn và các khoản mục khác. Tất cả những khaỏn mục này rất nhạy cảm với lãi suất và dễ bị chuyển sang NH khác.
(8) Chỉ số tiền gởi môi giới: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ trạng thái thanh khoản của NH càng kém và khả năng khủng hoảng thanh khoản càng cao. Chỉ số này được tính:
Chỉ số tiền gởi môi giới = Tổng tiền gởi môi giới/ Tổng tiền gởi
Trong đó: Tiền gởi môi giới là những khoản vốn (giá trị nhỏ hơn 100000USD) do những người môi giới CK thay mặt cho KH của mình gởi vào những NH có mức lãi suất cao nhất. Loại TG này rất nhạy với lãi suất và có thể bị rút ra nhanh chóng.
(9) Chỉ số tiền gởi cơ sở: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ trạng thái thanh khoản của NH càng kém và khả năng khủng hoảng thanh khoản càng cao. Chỉ số này được tính:
Chỉ số tiền gởi cơ sở = Tổng tiền gởi cơ sở / Tổng TS
Trong đó: Tiền gởi cơ sở bằng tổng tiền gởi trừ đi những khoản có giá trị trên 100000USD. Loại TG này thường thuộc các tài khoản quy mô nhỏ của KH và thường bị rút ra bất thường.
(10) Chỉ số cấu trúc tiền gởi: Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của TG mà NH huy động được, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tính ổn định của nguồn TG của NH kém và khả năng thanh khoản thấp. Chỉ số này được tính:
Chỉ số cấu trúc tiền gởi = Tiền gởi giao dịch/ Tiển gởi có kỳ hạn
Theo phương pháp này, mỗi chỉ số thanh khoản cần được so sánh với giá trị trung bình của chỉ số này tại các NH tương đương khác trong cùng khu vực. Các chỉ số này rất nhạy cảm với các mùa trong năm cũng như các giai đoạn trong một chu kỳ phát triển của nền kinh tế và thường giảm trong giai đoạn bùng nổ kinh tế nên mức trung bình ngành thường không phải là một dấu hiệu dẫn dắt đúng đắn. Các chỉ tiêu này cần phải được đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu của các NH tương tự trong cùng môi trường. Ngoài ra, các nhà quản lý thường tập trung vào sự thay đổi trong các chỉ số (xem chỉ số tăng hay giảm ) hơn là mức độ của chỉ số thực tế (chỉ số thực tế là bao nhiêu) vì họ muốn biết trạng thái thanh khoản của họ đang tăng hay giảm và tại sao như vậy.
5.5. Chiến lược quản trị thanh khoản
Qua nhiều năm, các nhà quản lý NH đã phát triển một số chiến lược nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản của NH:
(1) Cung cấp thanh khoản từ TS
(2) Dựa vào nguồn vốn đi vay để đáp ứng
(3) Quản lý thanh khoản điều hòa
5.5.1. Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản (hay chuyển đổi tài sản)
Đây là phương pháp quản trị thanh khoản cổ điển nhất và đơn giản nhất. theo phương pháp này, các NH tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các TS có tính thanh khoản cao (chủ yếu là TM và CK dễ bán). Khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện, NH sẽ bán TS cho tới khi toàn bộ yêu cầu được đáp ứng. Chiến lược này còn được gọi là chiến lược chuyển đổi TS bởi vì vốn thanh khoản được tạo ra tư việc chuyển TS phi TM thanh TM.
Chú ý: TS có tính thanh khoản cao là:
- Có thị trường sẵn sàng để chuyển hóa thành TM nhanh chóng
- Giá của TS phải ổn định, dù giá trị lớn hay cần bán nhanh thì giá thị trường vẫn không thay đổi đáng kể.
- Thị trường của TS phải có khả năng đảo chiều để người bán có thể mua lại TS với mức tổn thất không đáng kể.
Những TS có tính thanh khoản cao của NH bao gồm: tín phiếu kho bạc, cho vay quỹ liên bang, tiền gởi tại NH khác, trái phiếu chính quyền địa phương, thương phiếu chấp nhận thanh toán, cho vay đo la châu âu.
Mặc dù, NH có thể củng cố trạng thái thanh khoản bằng cách nắm giữ thêm TS có tính thanh khoản cao, nhưng nó không hẳn là 1 NH có tính thanh khoản cao bởi trạng thái thanh khoản của NH còn chịu tác động của cầu thanh khoản. Một NH có tinh thanh khoản cao khi nó có thể sở hữu, ở một chi phí hợp lý, những khoản vốn với quy mô cần thiết đúng tại thời điểm cần thiết.
Chiến lược này thường được các NH nhỏ áp dụng bởi chiến lược này ít rủi ro hơn các chiến lược khác (như chiến lược vay nợ). Tuy nhiên, chiến lược này không phải là chiến lược có chi phí thấp bởi:
- Bán TS, NH sẽ mất đi thu nhập tạo ra từ TS trong tương lai
- Bán TS sẽ phát sinh chi phí giao dịch (chi phí trả cho người môi giới).
- Nếu thị trường đang xuống giá, bán TS sẽ làm NH bị tổn thất về vốn.
5.5.2. Chiến lược quản trị thanh khoản nợ
Rất nhiều NH lớn đã bắt đầu tăng cường vốn thanh khoản bằng cách vay nợ trên thị trường tiền tệ vào những năm 60,70. Chiến lược vay thanh khoản (mua thanh khoản hoặc quản lý thanh khoản nợ) là chiến lược mà NH đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời.
Chiến lược này có nhiều lợi thế như:
- Chỉ vay khi thực sự cần vốn trong khi chiến lược dự trữ thanh khoản phải luôn nắm giữ 1 số TS nên làm giảm thu nhập.
- Giúp NH duy trì quy mô và cấu trúc của danh mục TS nếu Nh cảm thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại trong khi chiến lược dự trữ thanh khoản phải bán TS nắm giữ làm quy mô TS giảm.
- Giúp NH chủ động điều chỉnh chi phí (điều chỉnh lãi suất vay nợ). NH chỉ cần nâng lãi suất vay nợ cho tới khi nhận đủ vốn và giảm lãi suất để hạn chế dòng vốn đổ vào NH.
Những nguồn vay thanh khoản của NH bao gồm: chứng chỉ tiền gởi có giá trị lớn (trên 100.000 USD), vay quỹ liên bang, hợp đồng mua lại, vay đo la châu âu, vay từ NHTW qua hình thức chiết khấu các chứng từ có giá.
Vay thanh khoản giải quyết vấn đề thanh khoản của NH theo cách tiếp cận rủi ro bởi lãi suất và quy mô TD sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. Thông thường NH chỉ mua thanh khoản trong trường hợp khó khăn (cả về giá và về tính sẵn có). Chi phí vay của NH thường khó xác định chắc chắn làm giảm tính ổn định trong thu nhập. Hơn nữa, những NH thường rơi vào tình trạng khó khăn TC thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn, người gởi tiền nhận thức được điều này nên thường hay rút vốn và các NH khác cũng không muốn cho NH có vấn đề vay.
5.5.3. Chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp
Do chiến lược 1 và chiến lược 2 có những tồn tại nhất định, đó là: những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và chi phí của việc dự trữ thanh khoản khá lớn. Vì vậy, hầu hết các NH đã thực hiện một sự thỏa hiệp trong chính sách quản lý thanh khoản, đó là: thực hiện cả quản lý thanh khoản TS và quản lý thanh khoản nợ.
Theo chiến lược này, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ TS thanh khoản (chủ yếu là CK và tiền gởi tại NH khác) và phần còn lại sẽ được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức TD từ các NH đại lý hoặc những người cho vay khác. Những yêu cầu TM bất thường giải quyết bằng cách vay vốn. NH sẽ lập kế hoạch cho các nhu cầu vốn dài hạn và cho các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khóan, những TS sẽ được chuyển thành TM khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện.
5.5.4. Một số nguyên tắc trong hoạt động quản trị thanh khoản
- Nhà quản lý thanh khoản phải theo sát mọi hoạt động của các phòng ban liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng vốn của NH và phối hợp hoạt động của phòng quản lý thanh khoản với các phòng này.
- Nhà quản lý thanh khoản cần phải biết trước khi nào và ở đâu những KH vay vốn lớn nhất và những người gởi tiền lớn nhất sẽ rút vốn hay gởi thêm tiền. điều này sẽ cho phép nhà quản lý thanh khoản có thể lập kế hoạch trước để đối phó hiệu quả hơn với sự xuất hiện của trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.
- Nhà quản lý thanh khoản cần phối hợp với cán bộ quản lý cấp cao để đảm bảo rằng mục tiêu và những ưu tiên cho vấn đề thanh khoản là rõ ràng. Trạng thái thanh khoản của NH luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phân bổ vốn. Bởi vì: NH hầu như khó quản lý được các nguồn vốn (chủ yếu là tiền gởi, do công chúng quyết định) nhưng NH có thể quản lý được việc sử dụng vốn, NH phải dành 1 phần để tại NHTW nhằm đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và luôn phải đáp ứng yêu cầu rút vốn. Nên quản lý thanh quản và đầu tư 1 phần vào TS thanh khoản luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các NH. Ngày nay, quản trị thanh khoản có vai trò hỗ trợ quan trọng cho các hoạt động cơ bản của NH (cho vay và cung cấp các dịch vụ TS khác) như bộ phận quản lý thanh khoản sẽ tìm nguồn tài trợ để NH thực hiện các khoản cho vay có lãi.
- Nhu cầu và quyết định về thanh khoản phải được nghiên cứu không ngừng nhằm tránh tình trạng thặng dư hay thâm hút thanh khoản. Thặng dư tyhanh khoản sẽ làm giảm thu nhập của NH. Thâm hụt thanh khoản sẽ tạo ra những tổn thất lớn (thường do bán TS).
5.6. Những tiêu chuẩn đánh giá kết quả quản trị thanh khoản của ngân hàng
Rất nhiều nhà phân tích TC tin tưởng rằng, có thể tìm ra 1 phương pháp hữu hiệu trong việc đánh giá yêu cầu thanh khoản và khả năng đáp ứng yêu cầu đó. Phương pháp này tập trung vào các nguyên tắc của thị trường tài chính.
Ví dụ: câu hỏi đặt ra là NH có thực sự nắm giữ mức giữ mức dư trữ thanh khoản hợp lý không? Và câu trả lời là: không một NH nào có thể nói chắc rằng liệu dự trữ thanh khoản của nó là hợp lý nếu như chưa vượt qua những thử thách của thị trường.
Về hình thức, các nhà quản lý thanh khoản cần chú ý tới các dấu hiệu sau:
(1) Lòng tin của công chúng: Liệu tiền gởi của NH sẽ giảm do các cá nhân và tổ chức lo ngại rằng NH sẽ cạn kiệt TM hay không thể thanh toán được các giấy nợ không?.
(2) Sự vận động trong giá cả cổ phiếu: Liệu giá cổ phiếu của NH có bị giảm bởi các nhà đầu tư nhận thấy một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang hay sắp xảy ra đối với NH không?
(3) Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gởi và các khoản đi vay khác: NH có đang phải trả một mức lãi suất cao đáng kể trên tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn và các khoản vay trên thị trường tiền tệ so với các NH khác cùng quy mô hoạt động trên thị trường không?. Hay thị trường đang áp đặt một mức bù rủi ro dưới hình thức chi phí vay vốn cao hơn bởi thị trường cho rằng, một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang đe dọa NH?
(4) Tổn thất trong việc bán TS: NH có buộc phải bán TS vội vã với tổn thất đáng kể nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu thanh khoản? Sự kiện này có xảy ra thường xuyên không?
(5) Khả năng đáp ứng yêu cầu TD của KH: NH có thể đáp ứng mọi yêu cầu TD hợp lý, có lợi từ những KH có chất lượng TD cao không? Hay áp lực thanh khoản buộc nhà quản lý phải từ chối một số yêu cầu vay vốn đáng được chấp nhận?.
(6) Vay vốn từ NHTW: NH có bị buộc phải vay thường xuyên với quy mô lớn từ NHTW không? Liệu các cán bộ của NHTW có đặt câu hỏi về các khoản vay của NH không?
Nếu câu trả lời của bất kỳ một câu hỏi nào trên đây là có, nhà quản lý cần xem xét thật cẩn thận chính sách và thực tế quản lý thanh khoản của NH để quyết định xem NH cần phải thực hiện những thay đổi nào?.
-------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 5: QUảN TRị TÍN DụNG NGÂN HÀNG
Mục tiêu:
Chương này nghiên cứu về chính sách cho vay của NH, cách thức mà NH đáp ứng nhu cầu vay vốn, cách thức đánh giá một đơn xin vay vốn và cách thức phát hiện và xử lý các khoản cho vay có vấn đề trong danh mục cho vay của mình.
Nội dung:
(1). Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng
(2). Phân loại tín dụng ngân hàng
(3). Các hình thức bảo đảm tín dụng ngân hàng
(4). Các hình thức cho vay thông dụng của ngân hàng
(5). Chính sách tín dụng ngân hàng
(6). Quy trình và thủ tục cho vay của ngân hàng
(7). Phân tích tín dụng ngân hàng
6.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng
6.1.1.1. Khái niệm TDNH
TD xuất phát từ chữ la tinh là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều lấy từ gốc này, viết là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, TD là sự vay mượn lẫn nhau. Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ TD được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo bối cảnh cụ thể. Trong quan hệ TC: TD có thể hiểu là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả giữa 2 chủ thể hay là phương pháp chuyển dịch từ quỹ cho vay sang người đi vay hay là một số tiền cho vay mà các định chế TC cung cấp cho KH (còn gọi là cho vay). Căn cứ vào các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng, ta có các loại như Tín dụng thương mại, Tín dụng ngân hàng, Tín dụng nhà nước, Tín dụng hợp tác: Tín dụng quốc tế. Trong những hình thức tín dụng nói trên, tín dụng ngân hàng là loaị hình tín dụng phổ biến nhất, có qui mô và phạm vi hoạt động rộng rãi nhất và có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với mọi chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, vừa là người cho vay, vừa là người đi vay.
- Theo chức năng hoạt động của NH, TDNH được hiểu là 1 giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó, bên cho vay chuyển dịch tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Như vậy: Về mặt hình thức: đó là một sự vay mượn giữa người NH và người đi vay (KH) là những tổ chức hay cá nhân, hộ gia đình.
Về mặt nội dung kinh tế, TD là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo những thỏa thuận trước giữa hai bên. Nội dung chính của sự thỏa thuận đó là: Thời hạn phải trả, số tiền lãi phải trả, cách thức phải trả.
- Theo luật ngân hàng của các nước: Tín dụng được định nghĩa: Cấu thành 1 nghiệp vụ tín dụng bất cứ động thái nào qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho người khác dùng hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền. Định nghĩa này nêu lên 3 trường hợp: Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp, cho vay bằng tiền), Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền, Cho vay qua chữ ký. Mỗi loại cho vay có đặc thù riêng, thủ tục pháp lý khác nhau, mức độ bảo đảm an toàn khác nhau.
6.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng NH
- Là hoạt động chủ yếu đối với hầu hết các NH. Khoản mục cho vay chiếm quá nữa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 tổng thu của NHTM nên cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận.
- Rủi ro trong hoạt động NH có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Các hoạt động tín dụng NH thường hứng chịu rủi ro cho một người mà NH tin tưởng cho họ vay vốn. Rủi ro có thể gây nên sự phá sản của NH. Rủi ro trong hoạt động TD giảm cũng có nghĩa là lợi nhuận của NH tăng lên.
- Thu nhập từ các khoản cho vay là tiền lãi mà người đi vay trả cho NH. Chỉ có tiền lãi thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gởi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, các khoản phí và chi phí rủi ro đầu tư.
- Kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các NH cũng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng.
- Cho vay của NH là lĩnh vực khá phức tạp và thường xuyên thay đổi theo những biến chuyển của môi trường kinh tế.
Do vậy, đối với hoạt động tín dụng, vấn đề mà các NH quan tâm chính và thường xuyên trăn trở là:
(1) Sẽ cho ai vay,
(2) Sẽ đầu tư vào lĩnh vực nào (đối tượng đầu tư),
(3) Lợi tức có cao không
(4) Và có an toàn không.
6.1.1.3. Nguyên tắc tín dụng NH
a. Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả:
Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai, thì khi cho vay, cần phải biết người vay sử dụng vào mục đích gì, có khả năng thu hồi nợ hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ trang trại nợ gốc và lãi vay không, mức độ mạo hiểm như thế nào.
Tính mục đích của tín dụng thể hiện ở chỗ lựa chọn đối tượng cho vay, bao gồm cả hai mặt: cho ai vay và cho vay cái gì? Cho vay có mục đích không chỉ giới hạn trong việc cho vay phải nhằm đúng các đối tượng cụ thể như cho vay để trả tiền mua đối tượng cụ thể; mà phải hướng việc cho vay vào những khâu mấu chốt nhằm tạo ra hiệu quả. Tính mục đích của TD không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng.
Để thực hiện nguyên tắc này, NH cần yêu cầu KH vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong đơn vay vốn bởi mục đích này đã được thẩm định. Nếu phát hiện KH vi phạm, NH phải thu hồi vốn trước hạn, nếu không có tiền thì chuyển nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp thu hồi khác.
Khi việc cho vay được thực hiện một cách có mục đích thì khả năng mang lại hiệu quả là điều gần như chắc chắn.
b. Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi:
Nguyên tắc này thể hiện đầy đủ bản chất của tín dụng là sự hoàn trả trọn vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ cho vay ( T-T’). Nó cũng bảo đảm bảo tôn trọng qui luật lưu thông tiền tín dụng: Tiền tín dụng thường xuyên quay trở về nơi phát hành ra nó.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kỳ hạn nợ. Xác định một kỳ hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng kịp thời,... điều đó vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được tiến hành thường xuyên liên tục, vừa thúc đẩy các tổ chức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế.
c. Cho vay có tài sản bảo đảm:
Khi NH cung ứng vốn cho nền kinh tế sẽ làm tăng sức mua của XH, làm tăng tiền trong nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra, sự vận động của TD luôn gắn liền với sự vận động của hàng hoá, gắn với hoạt động SXKD của DN nên cần thiết khi cho vay phải thực hiện đúng nguyên tắc này. Thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho NH. Giúp NH có thêm nguồn vốn khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay bị phá sản. Các tài sản đảm bảo có thể là:
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay
- Tài sản bảo đảm là tài sản của chính người đi vay
- Tài sản bảo đảm còn có thể là uy tín hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Các hình thức đảm bảo TD:
- Đảm bảo đối vật (thế chấp, cầm cố tài sản)
- Đảm bảo đối nhân
Đảm bảo TD được coi là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà là tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị TD cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh.
6.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội:
6.2. Các loại tín dụng ngân hàng
6.2.1. Theo thời hạn tín dụng:
Thời hạn tín dụng chung là khoản thời gian mà vốn vay được cấp phát lần đầu cho đến khi vốn vay được hoàn trả sau cùng. Thời hạn tín dụng trung bình là khoảng thời gian với giả định toàn bộ vốn vay được sử dụng trong suốt thời gian đó. Thông thường, thời hạn tín dụng chung lớn hơn hay tối thiểu bằng thời hạn tín dụng trung bình.).
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm (theo quy định của VN) dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, nó còn được dùng đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập.
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn tín dụng từ trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20, 30 thậm chí 40 năm. loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Cách phân chia theo thời gian giúp cho ngân hàng tính toán các luồng tín dụng, mức cung tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng là cho vay ngắn hạn nhưng từ khoảng thập niên 70 trở lại đây, các ngân hàng đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp, trong đó thường tìm cách nâng tỷ trọng cho vay trung dài hạn
6.2.2. Theo đối tượng đầu tư, ta có:
- Tín dụng vốn cố định: Các khoản cho vay để hình thành vốn cố định trong các doanh nghiệp.
- Tín dụng vốn lưu động: Các khoảng cho vay để hình thành vốn lưu động.
Đây là hai loại vốn cơ bản trong một doanh nghiệp có đặc điểm luân chuyển khác nhau vì vậy việc hình thành chúng bằng nguồn vốn tín dụng cũng rất khác nhau. Phân loại tín dụng theo tiêu thức này giúp ngân hàng xây dựng phương pháp cho vay, thu nợ, tính toán thời hạn nợ, kiểm tra đảm bảo nợ vay phù hợp.
6.2.3. Theo mục đích cho vay, ta có:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.
- Cho các định chế tài chính vay như cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoảng cho vay để trang trãi các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
- Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành và thuê tài chính. Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản chủ yếu là máy móc thiết bị.
6.2.4. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay có bảo đảm đối vật: là hình thức cho vay mà số tiền được cấp ra dựa trên tài sản đảm bảo (cầm cố, thế chấp). Các tài sản dùng đảm bảo nợ vay phải hội đủ các điều kiện về tính thị trường, ổn định. Các hình thức cho vay có đảm bảo như đảm bảo bằng các chứng khoán (giấy tờ có giá), bằng hợp đồng thầu khoán, bằng vật tư hàng hoá, bằng bất động sản.
- Cho vay có đảm bảo đối nhân: là sự cam kết của 1 hay nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi khách hàng vay vốn không trả được nợ vay đến hạn. Người đứng ra đảm bảo phải hội đủ 2 điều kiện về năng lực pháp lý và năng lực tài chính. Thông thường, người đứng ra đảm bảo là các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp. Các cá nhân muốn đứng ra bảo đảm thường phải có tài sản đảm bảo nợ vay.
6.2.5. Theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng bao gồm như cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (cho vay phi trả góp), cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể (cho vay trả góp) hoặc cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay hoặc cho vay theo kỹ thuật thấu chi.
- Cho vay không có thời hạn cụ thể là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả nợ bất cứ lúc nào hoặc khách hàng tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý (theo hợp đồng).
6.2.6. Theo xuất xứ tín dụng
- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu và họ trực tiếp trả nợ vay ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như chiết khấu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng, máy móc nông nghiệp trả góp hay mua nợ.
6.2.7. Theo tính chất pháp lý
(1) Cho vay bằng tiền (Cho vay ứng trước, cho vay trực tiếp):
Là nghiệp vụ TD trong đó, người cho vay cam kết giao cho người đi vay 1 khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ hoàn trả lại sau 1 thời hạn nhất định. Giá trị hoàn lại lớn hơn giá trị của khoản vay, phần chênh lệch đó gọi là tiền lãi. Tiền lãi phụ thuộc vào số tiền vay và thời hạn vay. Loại cho vay này được gọi là cho vay ứng trước.
Cho vay ứng trước vận hành chủ yếu thông qua sự thoả thuận giữa người cho vay và người cho vay dựa trên các phương án SXKD do người đi vay trình cho người đi vay. Loại cho vay này chứa đựng rủi ro cao bởi thiếu cơ sở đảm bảo bằng những hành vi thương mại. Khách hàng nhận tiền vay xong sau đó mới đó mới đưa tiền vào sử dụng nên KH có thể sử dụng trái với mục đích vay ghi trong hợp đồng (NH thường gặp RR đạo đức). Loại cho vay này được thực hiện theo 2 cách: Chuyển tất cả tiền vào tài khoản tiền gởi hoặc cho phép khách hàng sử dụng dần hạn mức bằng cách phát hành séc ngay trên TKVLai.
(2). Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền
Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền chủ yếu dựa trên cơ sở mua bán các công cụ tài chính (Hối phiếu, lệnh phiếu,...) tạo ra nghiệp vụ chiết khấu của NH. Tức là mua nợ tính trên khoảng thời gian còn lại cho đến lúc đáo hạn của thương phiếu. Hay nói cách khác chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ TD ngắn hạn, trong đó KH chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho NH để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có). Sự khác nhau cho vay ứng trước và chiết khấu.
Trong loại TD này, về phương diện pháp lý, NH không phải cho vay mà là mua trái quyền tức NH ứng trước trị giá của thương phiếu chưa đến hạn, đổi lại NH sẽ nắm quyền sở hữu TP nên trong loại cho vay này, hành vi thương mại đã phát sinh, việc thu nợ sẽ chắc chắn hơn.
Vấn đề pháp lý của cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền khác với cho vay ứng trước cụ thể như: thời hiệu, toà án xét xử,.. và cũng liên quan trực tiếp đến các luật khác.Vấn đề thủ tục của cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền khác với cho vay ứng trước như lập hợp đồng TD, nhập xuất TP, cách gia hạn TP, cách giải quyết TP khi bị từ chối thanh toán, cách tính lãi, hoa hồng, lệ phí, thu ngân....
Loại cho vay
Số tiền cho vay
Số tiền thu nợ
ứng trước
Mệnh giá
Mệnh giá cộng tiền lãi và phi lãi
Chiết khấu
Mệnh giá trừ đi lệ phí chiết khấu
Mệnh giá
- Rủi ro trong chiết khấu: thực chất đây là dạng cho vay đặc biệt dựa trên tài khoản các khoản phải thu và chính cơ sở hàng hoá này là tiền đề để hạn chế rủi ro TD. Mặc khác, quan hệ thanh toán trong nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu chịu sự chi phối bởi các quy định trong luật thương mại và luật thương phiếu, theo đó cho phép NH truy đòi ở người ở người liên đới trách nhiệm. Vì vậy, chiết khấu là nghiệp vụ khá an toàn, tuy nhiên, NH cung thường gặp phải những rủi ro sau:
Thương phiếu được phát hành không dựa trên quan hệ thương mại của các chủ thể hợp pháp mà do thông đồng giữa các chủ thể nhằm thiết lập quan hệ TD (gọi là thương phiếu giả). Trên thực tế có các loại thương phiếu giả như người thụ lệnh thương phiếu không hợp pháp, hoặc người ký phát và người thụ lệnh thông đồng nhau.
Ngoài rủi ro xuất phát từ thương phiếu giả, NH có thể gặp rủi ro do sự yếu kém về TC của các chủ thể liên quan đến thương phiếu, các điều kiện về hình thức, nội dung không phù hợp với các quy định của pháp luật.
(3). Cho vay qua chữ ký (bảo lãnh)
6.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng
6.3.1. Đảm bảo không bằng tài sản
- Khái niệm: trong trường hợp người đI vay không có tàI sản cầm cố, thế chấp đòi hỏi phảI yêu cầu một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ. NgoàI ra, trong một số trường hợp, việc cầm cố, thế chấp tàI sản đó không an toàn hay an toàn thấp, NH yêu cầu người đI vay phảI có bảo lãnh. Bảo lãnh là việc một pháp nhân hay thể nhân đem tài sản, tiền bạc và uy tín của mình để bảo đảm và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho người cho vay khi đến hạn. Trong nghiệp vụ bảo lãnh gồm các bên sau:
+ Bên bảo lãnh: Là pháp nhân hoặc thể nhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm và nhận trách nhiệm thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho NH.
+ Bên được bảo lãnh: Là công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế hay cá nhân có nhu cầu vay vốn NH nhưng không đủ uy tín hay không có tài sản để bảo đảm cho khoản vốn vay. Khi được bảo lãnh, bên được bảo lãnh sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định cho bên bảo lãnh
+ Bên nhận bảo lãnh: Đó là người cho vay (NH thương mại, công ty TC).
- Điều kiện đối với người bảo lãnh: Phải có đủ năng lực pháp lý và khả năng trả nợ thay cho KH, có đủ năng lực TC, uy tín hay tài sản dùng để bảo đảm nợ vay.
- Sơ đồ khái quát của hình thức bảo lãnh.
(1): Hợp đồng bảo lãnh. (4): Yêu cầu thanh toán.
(2): NH cấp TD. (5): Thanh toán cho NH.
(3): Người vay không trả được nợ (6): Bồi thường bảo lãnh
- Trình tự xét duyệt một bảo lãnh.
+ Xem xét tư cách pháp nhân của một người bảo lãnh: Người bảo lãnh phải đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực hành vi, người kí giấy có đủ khả năng TC để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
+ Xem xét uy tín và khả năng TC của người bảo lãnh. Uy tín của người bảo lãnh thể hiện ở trách nhiệm và sự sòng phẳng trong thanh toán của người bảo lãnh trong suốt quá trình KD từ trước tới nay. Do đó trong bảo lãnh cần xem xét khả năng TC thực tế của người bảo lãnh và chỉ chấp nhận bảo lãnh cho những khoản vốn vay nhỏ hơn rất nhiều so với khả năng TC của người bảo lãnh. Cần xem xét động cơ của người bảo lãnh nhằm lợi ích gì: núp bóng quốc doanh để KD hay muốn mượn tay NH để bán tài sản bất hợp pháp?
6.3.2. Đảm bảo bằng tài sản
Khái niệm: Theo điều 2 nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay:“Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức TD áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được khoản nợ đã cho KH vay.
Ý Nghĩa Của Bảo Đảm TD:
Bất kì một khoản TD nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trong khi đó NH KD chủ yếu dựa trên vốn của người khác, nếu một khoản vốn đã cho vay nhưng vì một lý do nào đó không thu hồi được nợ sẽ gây khó khăn cho NH trong quá trình hoạt động thậm chí có thể gây mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản NH.
Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của NH có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội vì TD NH góp phần tài trợ, đầu tư cho các ngành. Vì vậy vấn đề an toàn trong công tác TD được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng TD tránh trường hợp khê đọng kéo dài dẫn đến mất vốn NH. Do đó bảo đảm TD có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc ngăn ngừa rủi ro tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Vai Trò Của Bảo Đảm TD.
- Bảo đảm TD vừa là nguồn thu nợ vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, ngăn chặn tình trạng lạm dụng và sử dụng vốn thiếu tính toán của KH.
Thông thường tổ chức TD sẽ cho vay với giá trị món vay luôn nhỏ hơn giá trị tài sản mà bên đi vay hay bên thứ ba đem cầm cố, thế chấp. Vì vậy người đi vay sẽ phải cân nhắc trước khi vay giúp cho việc đầu tư có hiệu quả cao hơn và trong quá trình sử dụng vốn vay tránh vi phạm những cam kết trong hợp đồng nếu không sẽ bị tổ chức TD phát mãi tài sản. Ngược lại nếu cho vay với số tiền lớn hơn giá trị tài sản bảo đảm thì người đi vay sẽ thấy rằng không trả nợ sẽ có lợi hơn và NH gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi.
Như vậy bảo đảm TD không những là nguồn thu nợ nếu KH không thanh toán được nợ đầy đủ và đúng hạn mà còn tác động đến nghĩa vụ trả nợ của KH, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, sử dụng vốn thiếu tính toán.
- Bảo đảm TD có tác dụng phòng ngừa rủi ro TD, giảm nhẹ tổn thất cho tổ chức TD khi KH không thanh toán được nợ.
Các đặc trưng của bảo đảm TD
- Giá trị của bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Bảo đảm TD không chỉ là nguồn thu nợ của NH mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay phảI trả nợ, nếu không họ sẽ mất tàI sản, nhưng nếu giá trị tàI sản nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo, người vay dễ có động cơ không trả nợ. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm: vốn gốc, lãi, lãi quá hạn và các chi phí liên quan khác.
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của KH vay vốn và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phảI có đủ các cơ sở pháp lý để NH được quyền ưu tiên xử lý tàI sản để thu nợ khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đó là cơ sở để người cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ (nếu có rủi ro xảy ra).
- Tài sản phải có khả năng bán được(có sẵn thị trường tiêu thụ).Mức độ thanh khoản của tàI sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi ích của NH cho vay
Các hình thức bảo đảm TD
6.3.2.1. Thế chấp
a. Khái niệm: Là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thu nợ thứ nhất bị mất.
b. Các loại thế chấp:
- Căn cứ theo tính chất pháp lý:
+ Thế chấp pháp lý: là phương thức thế chấp mà KH lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi không có tiền trả nợ, NH có quyền bán hay quản lý tài sản đó.
+ Thế chấp công bằng: NH chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó NH muốn phát mãi tài sản phải chờ qua phán quyết của tòa án.
- Căn cứ vào số lần thế chấp:
+ Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho một món vay.
+ Thế chấp thứ hai: tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất nhưng giá trị thế chấp còn thừa ra KH đang thế chấp cho NH khác (hay NH đó) để vay thêm một món nợ nữa.
c. Quy trình cho vay thế chấp tàI sản
Giám định tính chất pháp lý của tàI sản thế chấp: Việc Giám định tính chất pháp lý của tàI sản thế chấp không phảI là vấn đề phức tạp nhưng đối với việt Nam thì khá phức tạp, xảy ra nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề này là do chưa thực hiện đăng ký tàI sản và cấp giấy chứng nhận về sở hữu tàI sản, các cơ quan nhà nước chưa quản lý hết toàn bộ tàI sản đăng ký hoặc quản lý phân tán ở nhiều đơn vị. Để hạn chế rủi ro liên quan đến thủ tục pháp lý, cần phảI khai thác thêm các nguồn thông tin khác như tham khảo ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro, các người cư trú gắn với tàI sản thế chấp,…
Định giá tàI sản thế chấp
- Về nguyên tắc, phảI định giá tàI sản thế chấp theo giá thị trường nhằm đảm bảo thu nợ và đáp ứng nhu cầu về vốn của KH. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp nên để đảm bảo chính xác cần phảI tổ chức theo hướng chuyên môn hoá. Đối với những tàI sản lớn, phức tạp, cần phảI thuê các tổ chức tư vấn để thực hiện định giá.
- Chú ý về việc định giá tàI sản thế chấp là quyền sử dụng đất hay đất thuê.
Xác định số tiền cho vay tối đa so với giá trị tàI sản thế chấp: Giá trị tàI sản thế chấp thông thường lớn hơn số tiền cho vay cộng lãI và chi phí liên quan khác khi thanh lý. Vì vậy, giá trị tàI sản thế chấp dùng để tính toán là giá trị dự kiến của tàI sản trong tương lai. để đơn giản, các NH thường điều chỉnh tỷ lệ cho vay so với tàI sản thế chấp tuỳ theo tính ổn định về thị trường và giá cả của từng loại tàI sản.
Hợp đồng thế chấp
- Thủ tục thế chấp bao gồm hợp đồng thế chấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu tàI sản (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất). Hợp đồng thế chấp phảI được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng TD. đối với tàI sản thế chấp được hình thành từ vốn vay, khi tàI sản đưa vào sử dụng phảI lập phụ lục hợp đồng thế chấp tàI sản hình thành vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm và xác định giá trị tàI sản. Hợp đồng thế chấp có chứng nhận của công chứng Nhà nước trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định phảI thực hiện.
- Sau khi hợp đồng thế chấp được ký kết, các bên tham gia hợp đồng hoặc người được uỷ quyền có thể đăng ký với các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (những tàI sản bắt buộc phảI đăng ký giao dịch bảo đảm: tàI sản quy định phảI đăng ký quyền sở hữu theo luật, tàI sản giao cho bên thế chấp hay người thứ ba nắm giữ (nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm))
Thời hạn thế chấp và giảI chấp
- Thời hạn thế chấp tàI sản không có thời hạn riêng mà phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tàI sản thế chấp, có nghĩa, khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ được đảm bảo bằng tàI sản thế chấp thì thời hạn thế chấp cũng chấp dứt.
- Về mặt thủ tục, khi thực hiện xong nghĩa vụ, NH sẽ trả lại giấy chứng nhận sở hữu tàI sản thế chấp cho người vay và lập giấy xác nhận giảI toả tàI sản thế chấp gởi đến cơ quan có liên quan. Nếu không trả được nợ thì NH sẽ xử lý tàI sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6.3.2.2. Cầm cố
a. Khái niệm: Cầm cố là việc người đi vay tiến hành chuyển giao tài sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho người cho vay cất giữ để làm vật bảo đảm cho số nợ vay trong thời gian nhất định. Trong nghiệp vụ cho vay cầm cố gồm các bên:
+ Bên cầm cố: Là các pháp nhân hay thể nhân khi vay vốn NH buộc phải có tài sản cầm cố.
+ Bên nhận cầm cố: Là bên cho vay, có thể là NHTM, công ty TC hay hợp tác xã TD...
b. Các loại cầm cố:
b1. Cầm cố hàng hóa:
- Là hình thức đảm bảo có ưu thế hơn đảm bảo bằng bất động sản bởi nó giúp NH dễ bán để thu nợ hơn khi KH vay không trả được nợ, ngoàI ra, nó giúp KH vay dự trữ vật tư hàng hoá đảm bảo ổn định SX và đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Điều kiện cầm cố hàng hoá là hàng hoá có giá trị ổn định, dễ tiêu thụ ở hiện tại và tương lai, và là hàng hoá được phép lưu thông và KH được phép KD hàng hoá đó.
- Việc quản lý hàng hoá cầm cố thường được thực hiện theo các cách sau:
+ Quản lý tại kho NH: KH chuyển giao tàI sản cho NH, NH lập giấy biên nhận cho KH và thực hiện quản lý, bảo quản hàng hoá không bị hư hại cho đến khi KH trả xong nợ thì NH trả lại cho KH. cách này ít được áp dụng hiện nay.
+ Quản lý tại kho KH: Hàng hoá cầm cố được lưu giữ ở một kho riêng của KH và đặt dưới sự giám sát của NH. NH ký với KH 1 hợp đồng thuê kho và đăng ký hợp đồng này với cơ quan Nhà nước. NH là người duy nhất giữ chìa khoá, được phép ra vào kho và có bảng niêm phong kho mang tên NH.
- Quản lý tại kho của bên thứ ba: Người thứ ba là người nhận ký thác đơn thuần hay người nhận ký gởi để bán hàng hoá hộ hay là người nhận gia công. trong trường hợp này, người thứ ba phảI có trách nhiệm bảo quản hàng hoá, tham gia vào việc ký kết hợp đồng cầm cố và cam kết chuyển giao hàng hoá khi có sự dồng ý của NH
Theo quy định của pháp luật, đối với tàI sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc cầm cố phảI giao tàI sản cho NH nên NH có thể lập thủ tục thuê kho của bên thứ ba giống như trường hợp hai hoặc áp dụng phương thức cầm cố các quyền tàI sản phát sinh từ hợp đồng ký thác, gia công
b2. Cầm cố chứng khoán: Bên đi vay chuyển giao các chứng khoán cầm cố tại tổ chức TD để nhận tiền vay. Khi đáo hạn KH trả nợ và nhận lại chứng khoán. Các loại chứng khoán cầm cố như công tráI, tráI phiếu kho bạc, đô thị, công ty, cổ phiếu và các giấy nợ khác. thông thường, tráI phiếu bnhà nước có tỷ lệ cho vay cao hơn tráI phiếu công ty vì mức rủi ro thấp.
b3. Cầm cố các chứng chỉ tiền gửi: Chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn (nếu cầm cố tiền gửi thanh toán thì tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ bị phong tỏa). Đây là loại hình đảm bảo an toàn và ít tốn kém vì không cần phảI định giá, việc xử lý thu hồi nợ đơn giản, chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản không đáng kể.
B4. Cầm cố vàng, đá quý, ngọc quý...
(3)
b5. Bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu: Bên đi vay nhượng lại hợp đồng nhận thầu cho NH để được tài trợ vốn vì trong hợp đồng có cam kết trả tiền của bên đấu thầu. Các công ty có hợp đồng xây dựng hoặc cung cấp nếu thiếu vốn để thực hiện hợp đồng có thể nhượng lại hợp đồng đó cho NH để được tàI trợ vốn. Quy trình tàI trợ trên cơ sở chuyển giao hợp đồng nhận thầu như sau:
NH
(1)
(5)
(1): sau khi lập thủ tục cầm cố hợp đồng thầu, người nhận thầu chuyển giao hợp đồng cho NH
(2) Thông báo cho bên thanh toán biết để chi trả cho trực tiếp cho NH theo các điều kiện quy định trong hợp đồng
(3) NH cấp tiền vay cho người nhận thầu
(4) Trả tiền về việc thực hiện hợp đồng trực tiếp cho NH
(5) Định kỳ hay kết thúc hợp đồng, NH và người nhận thầu đối chiếu các khoản TD và khoản thanh toán
b6. Bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
b7. Bảo đảm bằng các khoản phảI thu
b8. Bảo đảm bằng thương phiếu:
6.3.3. Mối Quan Hệ Giữa Bảo Đảm TD Và Rủi Ro TD.
KD NH là một loại hình KD đặc biệt vì đối tượng KD là tiền và thu nhập chủ yếu của NH được tạo ra từ hoạt động TD. Trong khi đó bất kì một khoản cho vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định. Một khi có rủi ro xảy ra thì NH không thể nào thu được khoản phí để bù các khoản mất mát trong cho vay. Để hạn chế rủi ro thì ngay từ đầu tất cả các khoản cho vay phải có hai phương án trả nợ tách biệt. Do đó bảo đảm TD là một tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị NH cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi.
Việc NH nhận bảo đảm TD nhằm hai mục đích:
+ Nếu người vay không trả được nợ thì NH có quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ.
+ Nhận bảo đảm TD tạo cho NH lợi thế về tâm lý so với người vay bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc thì buộc người đặt cọc (người đi vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình.
Chính vì vậy đối với NH một khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản luôn chứa đựng ít rủi ro hơn một khoản cho vay có bảo đảm không bằng tài sản cho nên các NH thường ưa chuộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hơn.
Để đưa ra quyết định về việc cho vay có bảo đảm không bằng tài sản hay cho vay có bảo đảm bằng tài sản các NH thương mại thường dựa vào các tiêu thức như: tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án SXKD, khả năng TC của người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay...nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
6.4. Các hình thức cho vay thông dụng của ngân hàng
p Cho vay chiết khấu
p Cho vay từng lần :
Phương thức được áp dụng dựa trên cơ sở nhu cầu TD của từng đối tượng vay cụ thể như mua hàng, mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ, hay khoản phải thu. Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thư TD, các hoá đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm, thành phẩm. Thường áp dụng đối với KH có nhu cầu vay mượn không thường xuyên.
Mức cho vay của NH có thể áp dụng từ 70% đến 100% nhu cầu vay tuỳ theo từng đối tượng vay. Mức cho vay = Tổng nhu cầu vay - Phần vốn chủ sở hữu tham gia - Vốn khác
Thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ và mức độ rủi ro. Nếu dựa theo chu kỳ ngân quỹ thì thời hạn cho vay chính là chu kỳ ngân quỹ (cho vay đầu kỳ và thu nợ vào cuối kỳ ngân quỹ), cách xác định này thường áp dụng trong trường hợp NH cho vay để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hoá và thu nợ khi KH thu được tiền hàng. Thời hạn cho vay cũng có thể bắt đầu giữa chu kỳ ngân quỹ cho đến cuối kỳ ngân quỹ (áp dụng trong trường hợp NH cho vay để dự trữ thành phẩm hoặc các khoản phải thu). Ngoài ra NH cũng dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định thời hạn cho vay, tức thời gian cho vay dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ ra và thời gian thu nợ dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ vào. Trong trường hợp này, thời gian cho vay có thể sớm hơn chu kỳ ngân quỹ nên thường áp dụng đối với DN thiếu uy tín đối với NH hay có ý muốn trả nợ sớm để tiết kiệm chi phí. Về phía NH, việc xác định thời hạn cho vay dựa theo dự báo lưu chuyển tiền tệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NH kiểm soát và quản lý việc sử dụng tiền vay và thu nợ.
Nợ gốc thường được trả 1 lần vào cuối thời hạn vay và tiền lãi được tính theo phương pháp lãi đơn, ngoài ra, nếu dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ thì có thể có nhiều kỳ hạn trả nợ.
p Cho vay hạn mức tín dụng
p Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng
p Cho vay hạn mức thấu chi
là phương thức cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức TD đã cam kết.
Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, tức chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi NH.
Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai (xem chương 3 toán TC).
Điều kiện KH vay theo phương thức này là KH phải có tín nhiệm cao đối với NH, nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm SX KD, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
Xác định hạn mức TD: Hạn mức TD là số tiền cho vay tối đa của NH đối với 1 KH trong một thời hạn nhất định. Dựa vào các báo cáo TC (bảng cân đối tài sản, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả KD) và phương án TC về tài sản và nguồn vốn (được thiết lập ở thời điểm có nhu cầu cần vốn cao nhất trong năm kế hoạch) mà KH cung cấp, NH cần phải xác định tính hợp lý của tài sản lưu động và nguồn vốn lưu động để xác định hạn mức TD. Khi xác định hạn mức, NH yêu cầu DN cần phải khai thác hết các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về tài sản lưu động, phần còn lại NH sẽ tài trợ. Hạn mức TD được xác định theo công thức sau:
Hạn mức TD = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn phi NH - Phần vốn chủ sở hữu tham gia.
Xác định lãi suất cho vay: có 2 phương pháp:
- Phương pháp 1: NH dùng lãi suất cho vay để tính dư nợ thực tế và lãi suất cho vay này thường cao hơn lãi suất cho vay thông thường.
- Phương pháp 2: NH dùng lãi suất cho vay và các yếu tố phi lãi suất như các khoản phí (xem chương 3 toán TC). Lãi suất cho vay này bằng với lãi suất cho vay thông thường.
Sự khác biệt giữa cho vay từng lần và thấu chi
Cho vay từng lần
Thấu chi
Cho vay theo đối tượng cụ thể: cho vay dự trữ nguyên liệu, hàng hoá,...,
Cho vay theo đối tương tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt.
Số tiền cho vay được xác định trên cơ sở các chứng từ mua hàng, hoá đơn, bản kê hàng tồn kho
Xác định hạn mức TD trên cơ sở PT toàn diện các mặt hoạt động của DN và DN chủ động sử dụng tiền vay trọng hạn mức được thoả thuận.
Mỗi khoản vay có thời hạn nợ cụ thể
Kỳ hạn nợ được xác định chung cho tất cả các khoản nợ, không định riêng cho từng lần giải ngân
Chi phí cho khoản vay thường chỉ có lãi
Chi phí cho khoản vay ngoài chi phí lãi thường có các chi phí phi lãi.
áp dụng cho DN ít có uy tín, quan hệ không thường xuyên (DN nhỏ, mới thành lập)
áp dụng cho các DN có uy tín, quan hệ thường xuyên với NH
p Cho vay bao thanh toán
p Cho vay qua phát hành và thanh toán thẻ
p Cho vay tiêu dùng trả góp
p Cho vay theo dự án
p Cho vay thuê mua
Nguån gèc ra ®êi vµ sù ph¸t triÓn cña c¸c c«ng ty cho thuª: Ho¹t ®éng cho thuª ra ®êi kh¸ sím, 2000 n¨m tríc c«ng nguyªn ë Sumerians ®èi víi dông cô n«ng nghiÖp vµ c«ng cô cÇm tay. Cho thuª ®Êt n«ng nghiÖp xu©t hiÖn trong nÒn v¨n minh Babylonia kho¶n 1800 n¨m TCN vµ ë Hy L¹p 370 n¨m TCN, sau ®ã tµi sn¶ cho thuª ®îc më r«ng ra nhiÒu lo¹i kh¸c nh c¸c thiÕt bÞ, m¸y mãc, tµu thuyÒn vµ sóc vËt. §Õn thÕ kû 19, ®· ph¸t triÓn c¸c lo¹i tµi s¶n cho thuª cã gi¸ trÞ lín nh toa xe, ®êng ray, ®Çu m¸y xe löa ë Anh n¨m 1884 vµ ë Hoa Kú cuèi thÕ kû 19.
MÆc dï ph¸t triÓn kh¸ sím nhng ho¹t ®éng cho thuª chØ trë thµnh ngµnh kinh doanh thËt sù vµo gi÷a thÕ kû 20, c«ng ty chuyªn ho¹t ®éng cho thuª ®Çu tiªn ®îc thµnh lËp vµo 5/1952 ë Mü lµ C«ng ty cho thuª Hoa Kú. Tõ ®ã ho¹t ®éng cho thuª ph¸t triÓn réng r·i ë Mü vµ Ch©u ¢u. ë Ch©u ¸, NhËt lµ quèc gia cã ngµnh kinh doanh cho thuª ra ®êi sím nhÊt, c«ng ty cho thuª ®Çu tiªn cña NhËt lµ c«ng ty Orient thµnh lËp 1963. §Çu nh÷ng n¨m 70, ho¹t ®éng cho thuª míi xuÊt hiÖn ë Hµn Quèc, Ên §é, Indonesia vµ ®Õn ®Çu nh÷ng n¨m 80, ho¹t ®éng cho thuª míi ph¸t triÓn hÇu hÕt ë c¸c níc Ch©u ¸. ë ViÖt Nam, ho¹t ®éng cho thuª ph¸t triÓn kh¸ muén, ng©n hµng ®Çu tiªn trong lÜnh vùc nµy lµ ng©n hµng Ngo¹i th¬ng ViÖt Nam (thµnh lËp c«ng ty cho thuª n¨m 1994). HiÖn nay, c¶ níc cã 9 c«ng ty cho thuª tµi chÝnh bao gåm c¸c c«ng ty cho thuª trùc thuéc c¸c ng©n hµng th¬ng m¹i, c«ng ty cho thuª liªn doanh, vµ c«ng ty cho thuª 100% vèn níc ngoµi. Theo luËt TCTD ViÖt Nam, cho thuª tµi chÝnh lµ chøc n¨ng cña c¸c c«ng ty cho thuª tµi chÝnh, ®©y lµ ®Þnh chÕ tµi chÝnh phi ng©n hµng.
§Þnh nghÜa cho thuª: Cho thuª (leasing) lµ mét giao dÞch hîp ®ång gi÷a 2 chñ thÓ - bªn chñ së h÷u tµi sn¶ vµ bªn sö dông tµi s¶n, trong ®ã, bªn chñ së h÷u tµi sn¶ - bªn cho thuª chuyÓn giao tµi s¶n cho bªn ®i thuª sö dông trong mét kho¶n thêi gian nhÊt ®Þnh vµ bªn sö dông tµi s¶n ph¶i thanh to¸n tiÒn thuª cho bªn chñ së h÷u tµi s¶n.Tõ ®Þnh nghÜa nµy cho thÊy, cho thuª cã ®Æc ®iÓm:
- Lµ sù tho¶ thuËn gi÷a bªn cho thuª vµ bªn ®i thuª lµm ph¸t sinh sù t¸ch rêi gi÷a quyÒn së h÷u vµ quyÒn sö dông tµi s¶n trong thêi h¹n thuª.
- Bªn ®i thuª cã nghÜa vô thanh to¸n tiÒn thuª cho bªn chñ së h÷u trong thêi h¹n thuª theo møc tho¶ thuËn.
- Khi kÕt thóc hîp ®ång thuª, bªn ®i thuª ph¶i tr¶ l¹i tµi s¶n cho bªn chñ së h÷u.
Cho thuª cã 2 lo¹i: Thuª vËn hµnh (operating leases) vµ Thuª tµi chÝnh (financial leases). Cho thuª vËn hµnh lµ lo¹i cho thuª ng¾n h¹n, bªn thuª cã thÓ huû bá hîp ®ång, bªn cho thuª chÞu tr¸ch nhiÖm b¶o tr×, ®ãng b¶o hiÓm vµ thuÕ tµi s¶n. Cho thuª tµi chÝnh hay cßn gäi lµ cho thuª vèn (capital leases) lµ lo¹i cho thuª dµi h¹n, bªn thuª kh«ng ®îc huû bá hîp ®ång, chÞu tr¸ch nhiÖm b¶o tr×, ®ãng b¶o hiÓm vµ thuÕ tµi s¶n. Theo quy ®Þnh cña Uû ban tiªu chuÈn kÕ to¸n quèc tÕ, bÊt cø mét giao dÞch cho thuª nµo tho¶ m·n Ýt nhÊt 1 trong 4 tiªu chuÈn sau ®Òu ®îc gäi lµ cho thuª tµi chÝnh.
- QuyÒn së h÷u tµi s¶n ®îc chuyÓn giao khi chÊm døt hîp ®ång thuª.
- Hîp ®ång thuª cã quy ®Þnh quyÒn chän mua
- Thêi h¹n hîp ®ång b»ng phÇn lín thêi gian ho¹t ®éng cña tµi s¶n
- HiÖn gi¸ cña c¸c kho¶n tiÒn thuª lín h¬n hoÆc gÇn b»ng gi¸ trÞ cña tµi s¶n.
§èi víi ViÖt Nam (theo nghÞ ®Þnh 16/2001/N§-CP, ngµy 2/5/2001):Cho thuª tµi chÝnh lµ ho¹t ®éng tÝn dông trung dµi h¹n th«ng qua viÖc cho thuª m¸y mãc thiÕt bÞ, phong tiÖn vËn chuyÓn vµ c¸c ®éng s¶n kh¸c trªn c¬ së hîp ®ång cho thuª gi÷a bªn cho thuª vµ bªn thuª. Bªn cho thuª cam kÕt mua theo yªu cÇu cña bªn thuª vµ n¾m gi÷ quyÒn së h÷u ®èi víi tµi s¶n cho thuª. Bªn thuª sö dông tµi s¶n thuª vµ thanh to¸n tiÒn thuª trong suèt thêi h¹n thuª. Khi kÕt thóc thêi h¹n thuª, bªn thuª ®îc quyÒn lùa chän mua l¹i tµi s¶n thuª hoÆc tiÕp tôc thuª theo c¸c ®iÒu kiÖn ®· tho¶ thuËn. Tæng sè tiÒn thuª mét lo¹i tµi s¶n Ýt nhÊt ph¶i t¬ng ®¬ng víi gi¸ trÞ cña tµi s¶n ®ã.
Lîi Ých cña tµi trî cho thuª: - T¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c doanh nghiÖp h¹n hÑp vÒ ng©n quü cã ®îc c¬ së vËt chÊt cÇn thiÕt ®Ó sö dông. - Thêi h¹n cho thuª thêng dµi h¬n so víi thêi h¹n cho vay ®Ó mua tµi s¶n. - Gióp doanh nghiÖp tr¸nh ®îc rñi ro vÒ tÝnh l¹c hËu, lçi thêi cña tµi s¶n. - Giao dÞch cho thuª thêng thùc hiÖn nhanh chãng vµ linh ho¹t h¬n ®i vay. - Bªn cho thuª lu«n cã quyÒn qu¶n lý, kiÓm so¸t tµi s¶n theo ®iÒu kho¶n cña hîp ®ång thuª. - §èi tîng tµi trî ®îc thùc hiÖn díi d¹ng tµi s¶n cô thÓ g¾n víi môc ®Ých kinh doanh cña bªn thuª nªn môc ®Ých sö dông vèn ®îc ®¶m b¶o.
C¸c lo¹i cho thuª tµi chÝnh
C¸c lo¹i cho thuª tµi chÝnh c¬ b¶n - Cho thuª tµi chÝnh hai bªn: theo ph¬ng thøc nµy, tríc khi thùc hiÖn nghiÖp vô cho thuª, tµi s¶n cho thuª ®· thuéc quyÒn së h÷u cña bªn cho thuª (bªn cho thuª ®· mua hoÆc ®· x©y dùng). Ph¬ng thøc tµi trî nµy thêng do c¸c c«ng ty s¶n xuÊt m¸y mãc thiÕt bÞ thùc hiÖn, c¸c tæ chøc tµi chÝnh Ýt ¸p dông ph¬ng thøc nµy. Cho thuª ba bªn: theo ph¬ng thøc nµy, bªn cho thuª chØ mua tµi s¶n theo yªu cÇu cña bªn thuª vµ ®· ®îc 2 bªn tho¶ thuËn theo hîp ®ång thuª. Ph¬ng thøc tµi trî nµy cßn ®îc gäi lµ ph¬ng thøc cho thuª tµi chÝnh thuÇn, ®©y lµ ph¬ng thøc cho thuª ¸p dông phæ biÕn nhÊt v× nã cã nhiÒu u ®iÓm h¬n so víi ph¬ng thøc cho vay 2 bªn.
C¸c lo¹i cho thuª tµi chÝnh ®Æc biÖt - T¸i cho thuª: hay cßn gäi lµ b¸n vµ thuª l¹i lµ mét d¹ng ®Æc biÖt cña ph¬ng thøc cho thuª cã sù tham gia cña 2 bªn. Trong kinh doanh, cã nhiÒu doanh nghiÖp thiÕu vèn lu ®éng ®Ó khai th¸c nªn hä ®· b¸n 1 phÇn TSC§ hiÖn cã vµ thuª l¹i tµi s¶n ®Ó sö dông. Ngoµi ra, c¸c ®Þnh chÕ tµi chÝnh còng ¸p dông ph¬ng thøc tµi trî nµy nh lµ mét biÖn ph¸p gi¶i quyÕt nî qu¸ h¹n thay v× dïng biÖn ph¸p thanh lý nî. - Cho thuª hîp t¸c: lµ ph¬ng thøc cho thuª ®Æc biÖt, biÕn tíng tõ 2 ph¬ng thøc cho thuª c¬ b¶n ë trªn nh»m ®Ó ph©n t¸n rñi ro khi c¸c tµi s¶n thuª cã gi¸ trÞ lín. §ã lµ c«ng ty cho thuª hîp t¸c víi mét hay nhiÒu bªn cho vay ®Ó cïng tµi trî. Trong trêng hîp nµy, bªn cho thuª lµ tr¸i chñ trong quan hÖ cho thuª, cßn bªn cho vay lµ tr¸i chñ cña bªn cho thuª. Vèn tµi trî bao gåm 2 phÇn, mét phÇn bªn cho thuª, mét phÇn bªn cho vay. §èi víi hîp ®ång thuª cã gi¸ trÞ lín, bªn cho thuª vµ cho vay cïng uû th¸c cho mét tæ chøc tµi chÝnh ®øng ra ®¶m nhiÖm toµn bé c«ng viÖc. Trong cho thuª hîp t¸c, vèn vay thêng chiÕm tû träng lín trong tæng sè tiÒn tµi trî (tõ 60% ®Õn 80%), kho¶ng cho vay ®îc ®¶m b¶o b»ng chÝnh tµi s¶n cho thuª vµ cam kÕt chuyÓn nhîng hîp ®ång cho thuª vµ c¸c kho¶n tiÒn thuª. - Cho thuª gi¸p lng: lµ ph¬ng thøc cho thuª mµ trong ®ã, th«ng qua sù ®ång ý cña bªn cho thuª, bªn ®i thuª thø nhÊt cho bªn ®i thuª thø hai thuª l¹i tµi s¶n ®ã, bªn ®i thuª thø nhÊt thùc chÊt lµ bªn trung gian gi÷a bªn cho thuª vµ bªn thuª thø hai. Kho¶ng tiÒn thuª bªn thø hai tr¶ cho bªn thuª thø nhÊt cao h¬n s¬ víi kho¶ng tiÒn thuª bªn thø nhÊt tr¶ cho bªn cho thuª, kho¶ng chªnh lÖch ®ã lµ hoa hång tr¸ch nhiÖm. Ngoµi ra cho thuª gi¸p lng còng ¸p dông trong trêng hîp bªn thuª thø nhÊt ®· thuª tµi s¶n vµ ®· sö dông nhng sau ®ã kh«ng cã nhu cÇu sö dông th× cho bªn kh¸c thuª l¹i víi sù ®ång ý cña bªn cho thuª.
Quy trinh ho¹t ®éng tµI trî cho thuª
§©y lµ ho¹t ®éng tµi trî trung vµ dµi h¹n nªn mét sè vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ quy tr×nh tµi trî vµ néi dung ph©n tÝch còng t¬ng tù nh cho vay trung dµi h¹n. Tuy nhiªn, chóng ta cÇn lu ý ®Õn mét sè yÕu tè ®Æc thï cña h×nh thøc tµi trî nµy nh sau:
Tµi s¶n cho thuª - Trong hå s¬ ®Ò nghÞ tµi trî, bªn ®i thuª cÇn ph¶i m« t¶ chi tiÕt c¸c th«ng sè kü thuËt liªn quan ®Õn tµi s¶n, gi¸ tµi s¶n, nhµ cung cÊp vµ c¸ch thøc chuyÓn giao tµi s¶n cña c¸c bªn liªn quan. - Bªn cho thuª lµ ngêi së h÷u tµi s¶n cho thuª nªn cÇn ph¶i thÈm ®Þnh kü c¸c yÕu tè nªu trªn nhÊt lµ tr×nh ®é cña thiÕt bÞ vµ gi¸ c¶ nh»m h¹n chÕ rñi ro liªn quan ®Õn tµi s¶n vµ thanh to¸n cña bªn thuª sau nµy.
жo ®¶m trong giao dÞch cho thuª VÒ nguyªn t¾c trong giao dÞch cho thuª, kh«ng cÇn ph¶i cã tµi s¶n b¶o ®¶m. Tuy nhiªn, trong mét sè trêng hîp, bªn cho thuª còng cã thÓ yªu cÇu bªn thuª ph¶i cã c¸c biÖn ph¸p b¶o ®¶m thÝch hîp.
Nhµ cung cÊp vµ ®iÒu kiÖn chuyÓn giao tµi s¶n - Nhµ cung cÊp do bªn ®i thuª lùa chän nhung bªn cho thuª cÇn ph¶i thÈm ®Þnh kü n¨ng lùc cña nhµ cung cÊp. NÕu xÐt thÊy nhµ cung cÊp kh«ng ®ñ n¨ng lùc thùc hiÖn hîp ®ång th× bªn cho yªu cÇu bªn ®i thuª thay ®æi nhµ cung cÊp kh¸c cã ®iÒu kiÖn tèt h¬n. - §èi víi nh÷ng thiÕt bÞ phøc t¹p, bªn thuª cÇn ph¶i thÈm ®Þnh kü vÒ tr¸ch nhiÖm l¾p ®Æt, bµn giao tµi s¶n, ®µo t¹o c«ng nh©n vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ, b¶o hµnh vµ b¶o dìng. §©y lµ ®iÒu rÊt cÇn thiÕt nh»m sö dông tµi s¶n mét c¸ch hiÖu qu¶, t¹o ®iÒu kiÖn thanh to¸n tiÒn thuª ®óng h¹n.
Gi¸m s¸t viÖc sö dông vµ qu¶n lý tµi s¶n ViÖc sö dông vµ qu¶n lý tµi s¶n ®óng quy tr×nh kü thuËt lµ mét trong nh÷ng néi dung c¬ b¶n ®îc quy ®Þnh trong hîp ®ång cho thuª. §Ó kiÓm tra viÖc thùc hiÖn c¸c ®iÒu kho¶n theo hîp ®ång, bªn cho thuª ph¶i gi¸m s¸t ®Þnh kú, hay ®ét xuÊt. Néi dung gi¸m s¸t bao gåm:
- KiÓm tra quy tr×nh b¶o dìng tµi s¶n cña bªn thuª vµ viÖc ®ãng b¶o hiÓm tµi s¶n
- KiÓm tra m«i trêng vËn hµnh tµi s¶n vµ t×nh tr¹ng ho¹t ®éng cña tµi s¶n, xem xÐt møc ®é h háng tµi s¶n cã n»m trong giíi h¹n cho phÐp kh«ng.
- KiÓm tra cêng ®é sö dông tµi s¶n (trong hîp ®ång thuª thêng cã quy ®Þnh h¹n møc sö dông tèi ®a, vµ bªn thuª sÏ bÞ ph¹t nÕu vi ph¹m).
Ngoµi viÖc gi¸m s¸t viÖc sö dông vµ qu¶n lý tµi s¶n, bªn cho thuª cßn gi¸m s¸t hiÖu qu¶ sö dông vèn, viÖc thanh to¸n tiÒn thuª nh trong cho vay ®Ó cã biÖn ph¸p h¹n chÕ rñi ro vÒ tµi s¶n vµ rñi ro tÝn dông.
Xö lý tµi s¶n khi chÊm døt hîp ®ång cho thuª: Th«ng thêng tµi s¶n cho thuª cã thÓ xö lý khi chÊm døt hîp ®ång theo híng:
- Bªn ®i thuª ®îc chuyÓn giao quyÒn së h÷u tµi s¶n thuª (thÓ hiÖn ë hîp ®ång)
- Bªn ®i thuª mua l¹i tµi s¶n thuª: bªn ®i thuª ®îc quyÒn lùa mua hay kh«ng mua tµi s¶n thÓ hiÖn ë hîp ®ång, gi¸ b¸n ®îc tÝnh to¸n trªn c¬ së hiÖn gi¸ (b¸n theo vèn gèc cßn l¹i ph¶i thu håi).
- Cho thuª tiÕp: : bªn ®i thuª ®îc quyÒn lùa thuª tiÕp tµi s¶n thÓ hiÖn ë hîp ®ång, tiÒn thuª trong thêi h¹n nµy thêng thÊp h¬n so víi tiÒn thuª tríc ®©y.
- Bªn thuª tr¶ l¹i tµi s¶n: trong trêng hîp hîp ®ång thuª kh«ng cã ®iÒu kho¶n tho¶ thuËn c¸ch thøc xö lý tµi s¶n, cã quy ®Þnh quyÒn chän mua hay thuª tiÕp nhng bªn thuª tõ chèi lùa chän quyÒn nµy. Bªn cho thuª cã quyÒn ®Þnh ®o¹t tµi s¶n nh thu håi hay uû quyÒn cho bªn thuª b¸n tµi s¶n.
Sè tiÒn tµi trî, thêi h¹n tµi trî, sè tiÒn thuª: * Sè tiÒn tµi trî: Trong giao dÞch cho thuª kh«ng cÇn ph¶i cã vèn ®èi øng, bªn cho thuª sÏ cung cÊp 100% vèn ®Ó mua tµi s¶n. V× vËy, sè tiÒn tµi trî bao gåm: - Chi phÝ mua tµi s¶n - Chi phÝ vËn chuyÓn - Chi phÝ l¾p ®Æt, ch¹y thö - C¸c chi phÝ kh¸c ®Ó h×nh thµnh nguyªn gi¸ tµi s¶n. * Thêi h¹n tµi trî: Lµ kho¶ng thêi gian kÓ tõ khi bªn thuª nhËn tµi s¶n ®Ó sö dông cho ®Õn khi chÊm døt quyÒn thuª theo hîp ®ång. NÕu thêi ®iÓm thanh to¸n tiÒn mua vµ nhËn tµi s¶n cña bªn thuª kh¸c nhau th× bªn cho thuª sÏ lùa chän mét trong 2 c¸ch xö lý sau: - NÕu thêi h¹n thuª tÝnh tõ lóc nhËn tµi s¶n th× trong chi phÝ thuª ph¶i céng thªm chi phÝ mµ bªn cho thuª øng tríc ®Ó mua. - Hai bªn cã thÓ tho¶ thuËn thêi h¹n thuª kÓ tõ khi bªn cho thuª øng vèn thanh to¸n viÖc mua tµi s¶n. §èi víi mét sè hîp ®ång, thêi h¹n cho thuª ®îc chia 2 lo¹i: - Thêi h¹n cho thuª c¬ b¶n: lµ thêi h¹n tho¶ thuËn ghi trong hîp ®ång cho thuª tµi chÝnh lÇn ®Çu, thêi h¹n nµy hai bªn kh«ng ®îc huû ngang. - Thêi h¹n gia h¹n: lµ thêi h¹n sau khi hÕt thêi h¹n c¬ b¶n vµ 2 bªn tho¶ thuËn mét thêi h¹n ®Ó thuª tiÕp tµi s¶n mµ kh«ng cÇn mua hoÆc tr¶ l¹i tµi s¶n. Trong thêi h¹n nµy, hîp ®ång thuª cã thÓ huû ngang, sè tiÒn thuª thÊp h¬n thêi h¹n tríc. ViÖc x¸c ®Þnh thêi h¹n thuª c¬ b¶n ph¶i dùa trªn thêi gian ho¹t ®éng cña tµi s¶n, tèc ®é lçi thêi cña tµi s¶n, cêng ®é sö dông tµi s¶n, nhu cÇu sö dông tµi s¶n, kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ c¸c rñi ro liªn quan ®Õn thÞ trêng. * Sè tiÒn thuª: thùc chÊt lµ vèn gèc vµ l·i mµ bªn ®i thuª ph¶i tr¶ cho bªn cho thuª, c¸ch thøc tÝnh còng t¬ng t nh trong cho vay, tøc ph¶i dùa vµo tæng sè tiÒn tµi trî, thêi h¹n cho thuª vµ l·i suÊt. Ngoµi ra, ®Ó tÝnh tiÒn thuª c¸c bªn cÇn ph¶i x¸c ®Þnh c¸c yÕu tè: - Kú h¹n thanh to¸n tiÒn thuª: dùa vµo ®Æc ®iÓm s¶n xuÊt vµ lu©n chuyÓn vèn cña doanh nghiÖp ®i thuª, cã thÓ chän mét trong 2 c¸ch sau: + Kú h¹n thanh to¸n ®Òu, thêng theo th¸ng, quý hay n¨m + Kú h¹n thanh to¸n thêi vô: ¸p dông ®èi víi doanh nghiÖp s¶n xuÊt kinh doanh theo thêi vô, g¾n víi ®Æc ®iÓm lu chuyÓn tiÒn tÖ cña doanh nghiÖp nµy. - Thêi ®iÓm thanh to¸n: thêng ¸p dông vµo ®Çu mçi kú, tuy nhiªn trêng hîp ®Æc biÖt cã thÓ ¸p dông vµo cuèi kú. - Møc hoµn vèn trong thêi h¹n tµi trî: sè tiÒn tµi trî ®îc chia 2 phÇn, 1 phÇn thu håi trong thêi h¹n tµi trî, phÇn cßn l¹i ®îc thu håi th«ng qua viÖc b¸n tµi s¶n hoÆc cho thuª tiÕp trong thêi h¹n gia h¹n. Tuú theo tÝnh chÊt cña mçi lo¹i tµi s¶n, cêng ®é sö dông, c¸c yÕu tè rñi ro liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cho thuª mµ x¸c ®Þnh møc thu håi vèn trong thêi h¹n cho thuª c¬ b¶n. ViÖc tÝnh sè tiÒn thuª thanh to¸n mçi kú cã thÓ ®îc ¸p dông theo mét sè ph¬ng ph¸p nh: sè tiÒn thuª gi÷a c¸c kú ®îc thanh to¸n ®Òu vµo ®Çu mçi kú, vµo cuèi mçi kú, tiÒn thuª thanh to¸n theo thêi vô, tiÒn thuª ®îc tÝnh trªn c¬ së l·i suÊt th¶ næi,...,
p Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ)
Khái niệm: Đồng tài trợ: là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phối hợp với nhau để thực hiện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ. Thành viên: là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng được Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng ủy quyền chấp thuận tham gia cấp tín dụng theo các hình thức cụ thể mà thành viên đó thực hiện trong đồng tài trợ cho dự án. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ: là một trong số tổ chức tín dụng thành viên được các thành viên khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của tổ chức tín dụng đó. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và công ty tài chính thuộc Tổng công ty không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ. Thành viên đầu mối cấp tín dụng: Phải là thành viên có đủ năng lực trong việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể có liên quan của hình thức cấp tín dụng được giao làm đầu mối, bao gồm: Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn: là thành viên được các thành viên tham gia cho vay hợp vốn thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức cho vay hợp vốn. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh: là thành viên được các thành viên tham gia bảo lãnh thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức đồng bảo lãnh. Tổ chức đầu mối thanh toán: Tổ chức đầu mối thanh toán phải là tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán và được các thành viên tham gia khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụ thanh toán trong việc đồng tài trợ. Bên nhận tài trợ: là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, công ty hợp danh hoặc cá nhân có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng để thực hiện dự án. Đồng tài trợ gồm: cho vay hợp vốn, đồng bảo lãnh. Trường hợp áp dụng đồng tài trợ. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành; Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án; Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng, Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
Quy trình:
Bước 1. Đề xuất đồng tài trợ cho một dự án. Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định đối với từng loại hình cấp tín dụng do khách hàng gửi, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định sơ bộ, nhận định tính khả thi của dự án đề nghị vay vốn. Ngay sau khi thẩm định sơ bộ, nếu dự án có tính khả thi và cần thiết phải đồng tài trợ, tổ chức tín dụng nhận hồ sơ dự kiến các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ để gửi thư mời đồng tài trợ kèm theo kết quả thẩm định sơ bộ cho các tổ chức này. Nếu dự án không có tính khả thi, tổ chức tín dụng trả lời khách hàng bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng. Thư mời đồng tài trợ phai có các nội dung chủ yếu về dự án (tên dự án, chủ đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư, nhu cầu đồng tài trợ để thực hiện dự án, thời gian vay và trả nợ, thời gian bảo lãnh, dự kiến lãi suất, phí và phương án trả nợ của dự án) và các thông tin chủ yếu về dự kiến đề nghị tham gia đồng tài trợ, phương thức tham gia đồng tài trợ, thời hạn đồng tài trợ, lãi suất, các loại phí liên quan đến việc thực hiện đồng tài trợ cho dự án.
Bước 2. Phối hợp đồng tài trợ. Tổ chức tín dụng được mời tham gia đồng tài trợ căn cứ vào các đề nghị của tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ, các tài liệu gửi kèm theo, khả năng nguồn vốn của mình và các quy định pháp luật hiện hành để quyết định việc tham gia hay không tham gia đồng tài trợ và phải trả lời các đề nghị của bên mời đồng tài trợ bằng văn bản. Nếu nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận đáp ứng đủ đề nghị cấp tín dụng của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ trả lời cho bên nhận tài trợ về việc chấp thuận đồng tài trợ. Các bên có trách nhiệm thống nhất và thực hiện các nội dung đồng tài trợ. Trường hợp nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận không đủ so với đề nghị của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ xử lý như sau: Xem lại khả năng cấp tín dụng cho bên nhận tài trợ phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng về tài chính, nguồn vốn và tài sản của mình. Nếu tổ chức tín dụng nhận hồ sơ không có khả năng cấp tín dụng đơn phương thì thông báo cho bên nhận tài trợ về việc không thể cho vay, bảo lãnh, kể cả bằng hình thức đồng tài trợ và nêu rõ lý do. Trong thời gian đề nghị đồng tài trợ đã được các bên thỏa thuận, bên nhận tài trợ không được đề nghị tổ chức tín dụng khác đồng tài trợ nếu không được chấp thuận của tổ chức đã nhận hồ sơ. Việc mời đồng tài trợ có thể thực hiện thông qua các hình thức khác, nhưng chấp thuận của các thành viên phải được lập và gửi bằng văn bản.
Bước 3. Thẩm định dự án đồng tài trợ. Bên đồng tài trợ lựa chọn và thống nhất với nhau phương thức thẩm định dự án, bản chính hồ sơ thẩm định phải được lưu giữ tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ và kết quả thẩm định phải được gửi cho các thành viên và lưu tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ. Kết quả thẩm định phải có đầy đủ thông tin chủ yếu của dự án, năng lực tài chính và khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận tài trợ đối với bên đồng tài trợ.
Bước 4. Hợp đồng đồng tài trợ. Hợp đồng đồng tài trợ cần có những nội dung chủ yếu sau: Các thành viên tham gia đồng tài trợ. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ. Thành viên đầu mối cấp tín dụng. Bên nhận tài trợ, cơ cấu và kế hoạch nguồn vốn để thực hiện dự án. Phương thức và kết quả thẩm định dự án. Hình thức cấp tín dụng. Nội dung đồng tài trợ: Tổng số tiền đồng tài trợ có chia ra theo từng hình thức cấp tín dụng theo từng thành viên tham gia đồng tài trợ.Các thỏa thuận cụ thể về phí đồng tài trợ. Các nội dung chính của từng hình thức cấp tín dụng theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể đối với: Cho vay, cho vay hợp vốn: Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn, các tổ chức tín dụng tham gia, thể loại và phương thức cho vay, số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, phương thức thu hồi vốn (bao gồm gốc và lãi) và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay. Bảo lãnh, đồng bảo lãnh: Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng tham gia, loại bảo lãnh, giá trị nghĩa vụ bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, phí bảo lãnh và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh. Đảm bảo thanh toán (nếu có): Đầu mối thanh toán, phương thức tài trợ, thu nợ, thanh toán phí, lãi đối với bên nhận tài trợ và giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ. Quy định về trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về tiến độ thực hiện đồng tài trợ và các tin tức khác có liên quan đến thực hiện dự án của bên nhận tài trợ. Bảo đảm cấp tín dụng: Hình thức bảo đảm, phương pháp đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ và các vấn đề khác có liên quan. Xử lý rủi ro và tranh chấp giữa các thành viên, nguyên tắc xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ. Lưu trữ hồ sơ. Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong việc ký và thực hiện hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng với bên nhận tài trợ. Nội dung cụ thể của hợp đồng đồng tài trợ phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Hợp đồng đồng tài trợ phải được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau và đủ để mỗi thành viên giữ 1 bản.
Bước 5. Hợp đồng cấp tín dụng. Nội dung hợp đồng cấp tín dụng bao gồm các nội dung liên quan đến các quy định cụ thể của từng hình thức cấp tín dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng quan hệ cấp tín dụng, các nội dung cần thiết có liên quan đã thỏa thuận tại hợp đồng đồng tài trợ. Hợp đồng cấp tín dụng phải có chứng kiến của tổ chức đầu mối đồng tài trợ nếu tổ chức đầu mối đồng tài trợ không tham gia cấp tín dụng theo hợp đồng này. Hợp đồng cấp tín dụng có thể được ký kết giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ thông qua thành viên đầu lối Cấp tín dụng, hoặc ký trực tiếp giữa tổ chức tín dụng với bên nhận tài trợ phù hợp với quy định tại hợp đồng đồng tài trợ.
Bước 6. Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ. Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay, bảo lãnh và thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.
Bước 7. Trách nhiệm của các bên tham gia đồng tài trợ. Các bên tham gia đồng tài trợ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành đối với từng hình thức cấp tín dụng theo đúng cam kết tại hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình tài chính và hoạt động của mình cho bên đồng tài trợ (tổ chức đầu mối đồng tài trợ, thành viên đầu mối cấp tín dụng và các bên có liên quan) để thực hiện việc theo dõi, kiểm tra khi tiến hành việc đồng tài trợ. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ dự thảo hợp đồng đồng tài trợ và lấy ý kiến thống nhất của các thành viên; thay mặt bên đồng tài trợ thảo luận với bên nhận tài trợ và chịu trách nhiệm đôn đốc các thành viên khác xử lý các vấn đề phát sinh. Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn dự thảo hợp đồng cho vay hợp vốn, lấy ý kiến thống nhất của các thành viên cho vay hợp vốn; thay mặt các thành viên cho vay hợp vốn ký kết hợp đồng cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi các thành viên khác và bên nhận tài trợ trong việc cho vay hợp vốn đồng thời phải thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả kiểm tra sử dụng vốn, các thông tin liên quan khác cho tổ chức đầu mối đồng tài trợ và các bên nhằm bàn bạc, thống nhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần thiết. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh. Tổ chức đầu mối thanh toán thực hiện các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ phù hợp với các thỏa thuận về thanh toán tại hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng cấp tín dụng. Các thành viên tham gia đồng tài trợ thực hiện trao đổi thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng đồng tài trợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ.
Bước 8. Kiểm tra, xử lý rủi ro, tranh chấp. Các bên tham gia đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện đồng tài trợ, quá trình quản lý và sử dụng vốn của bên nhận tài trợ theo các hợp đồng đã ký kết giữa các bên và các quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp phát sinh rủi ro trong quá trình đồng tài trợ, các bên tham gia đồng tài trợ cùng thỏa thuận và thống nhất với bên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồng đồng tài trợ và các quy định pháp luật hiện hành. Mọi tranh chấp do vi phạm hợp đồng đồng tài trợ hoặc hợp đồng cấp tín dụng được các bên giải quyết trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận.Trường hợp không thể giải quyết được, các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
p Cho vay bằng chữ ký (BLNH)
Kh¸i niÖm b¶o l·nh ng©n hµng: B¶o l·nh lµ mét d¹ng nghiÖp vô ng©n hµng hiÖn ®¹i, xuÊt hiÖn vµo nh÷ng n¨m 60 cña thÕ kû 20 trong thÞ trêng néi ®Þa níc Mü vµ ®Õn nh÷ng n¨m 70 b¾t ®Çu ®îc sö dông trong c¸c giao dÞch th¬ng m¹i quèc tÕ. KÓ tõ ®ã ®ªn nay, víi kh¶ n¨ng øng dông réng r·i trong c¸c lo¹i giao dÞch (tµi chÝnh, phi tµi chÝnh, th¬ng m¹i, phi th¬ng m¹i), vÞ trÝ b¶o l·nh ng©n hµng ngµy cµng ®îc cñng cè mét c¸ch ch¾c ch¾n ë trong níc vµ quèc tÕ, doanh sè b¶o l·nh cña c¸c ng©n hµng trªn thÕ giíi gia t¨ng nhanh chãng. ë ViÖt Nam, khi nÒn kinh tÕ b¾t ®Çu héi nhËp (®Çu n¨m 90), c¸c ho¹t ®éng cña ng©n hµng còng ®a d¹ng h¬n, trong ®ã nghiÖp vô b¶o l·nh vµ t¸i b¶o l·nh còng ra ®êi vµ ph¸t triÓn. §Ó t¹o ®iÒu kiÖn cho ho¹t ®éng b¶o l·nh ng©n hµng ph¸t triÓn, Ng©n hµng Nhµ níc ViÖt Nam ®· ban hµnh c¸c v¨n b¶n ph¸p lý cho ho¹t ®éng nµy nh: Q§ 192/NH-Q§ (17/91992) vÒ b¶o l·nh vµ t¸i b¶o l·nh vay vèn níc ngoµi, Q§ 196/NH14 (16/91994) vÒ quy chÕ nghiÖp vô b¶o l·nh ng©n hµng, Q§ 283/2000/Q§-NHNN14 (25/8/2000) vÒ quy chÕ b¶o l·nh ng©n hµng ®Ó thay thÕ c¸c v¨n b¶n tríc ®©y. B¶o l·nh ng©n hµng cã thÓ hiÓu díi nhiÒu gãc ®é kh¸c nhau:
- XÐt theo khÝa c¹nh häc thuËt, b¶o l·nh ng©n hµng lµ mét h×nh thøc tÝn dông ch÷ ký, lµ ho¹t ®éng kh«ng dïng ®Õn vèn cña ng©n hµng
- Theo luËt TCTD ViÖt Nam quy ®Þnh b¶o l·nh ng©n hµng lµ mét trong c¸c h×nh thøc cÊp tÝn dông, ®îc thùc hiÖn th«ng qua sù cam kÕt b»ng v¨n b¶n cña tæ chøc tÝn dông víi bªn cã quyÒn vÒ viÖc thùc hiÖn nghÜa vô tµi chÝnh thay cho kh¸ch hµng khi kh¸ch hµng kh«ng thùc hiÖn ®óng nghÜa vô ®· cam kÕt.
- Trong th¬ng m¹i quèc tÕ, b¶o l·nh ng©n hµng ®îc xem nh mét lo¹i h×nh tµi trî ngo¹i th¬ng, nh»m chèng ®ì nh÷ng tæn thÊt cña ngêi thô hëng b¶o l·nh do sù vi ph¹m nghÜa vô cña bªn ®èi t¸c liªn quan.
Trong nghiÖp vô b¶o l·nh thêng cã Ýt nhÊt ba thµnh phÇn sau: - Ngêi b¶o l·nh lµ ngêi ph¸t hµnh b¶o l·nh (ng©n hµng) - Ngêi ®îc b¶o l·nh lµ ngêi yªu cÇu b¶o l·nh - Ngêi thô hëng b¶o l·nh lµ ngêi nhËn cam kÕt b¶o l·nh. Nh vËy, mét nghiÖp vô b¶o l·nh kh«ng ®¬n thuÇn lµ quan hÖ gi÷a NHBLvµ ngêi hëng b¶o l·nh mµ cßn bao hµm nh÷ng mèi quan hÖ, ®ã lµ: - Quan hÖ gi÷a ngêi ®îc b¶o l·nh vµ ngêi hëng b¶o l·nh. §©y lµ mèi quan hÖ gèc ph¸t sinh yªu cÇu b¶o l·nh , trong mèi quan hÖ nµy, ngêi ®îc b¶o l·nh cã nghÜa vô b¾t buéc ph¶i thùc hiÖn ®èi víi ngêi hëng b¶o l·nh. - Quan hÖ gi÷a NHBLvíi ngêi ®îc b¶o l·nh. §©y lµ quan hÖ gi÷a ng©n hµng cÊp tÝn dông víi kh¸ch hµng hëng tÝn dông.
Chøc n¨ng b¶o l·nh ng©n hµng
* B¶o l·nh lµ c«ng cô b¶o ®¶m: §©y lµ chøc n¨ng quan träng nhÊt cña b¶o l·nh, b»ng viÖc cam kÕt chi tr¶ båi thêng khi x¶y ra c¸c biÕn cè vi ph¹m hîp ®ång cña ngêi ®îc b¶o l·nh, c¸c NHBL®· t¹o ra mét sù ®¶m b¶o ch¾c ch¾n cho ngêi thô hëng. ChÝnh sù tin tëng nµy t¹o ®iÒu kiÖn cho hîp ®ång ®îc ký kÕt su«ng sÎ vµ thuËn lîi. Víi chøc n¨ng nµy, NHBLcòng thêng xuyªn kiÓm tra, gi¸m s¸t t¹o ra mét ¸p lùc thùc hiÖn tèt hîp ®ång, gi¶m thiÓu vi ph¹m vÒ phÝa ngêi ®îc b¶o l·nh.
* B¶o l·nh lµ c«ng cô tµi trî: B¶o l·nh lµ c«ng cô tµi trî vÒ mÆt tµi chÝnh cho ngêi ®îc b¶o l·nh. Th«ng qua ngêi b¶o l·nh, ngêi ®îc b¶o l·nh kh«ng ph¶i xuÊt quü, ®îc thu håi vèn nhanh chãng, ®îc vay nî hoÆc ®îc kÐo dµi thêi gian thanh to¸n tiÒn hµng, nép thuÕ. V× vËy, mÆt dï kh«ng trùc tiÕp cÊp vèn nhng víi viÖc ph¸t hµnh b¶o l·nh, ng©n hµng ®· gióp cho kh¸ch hµng ®îc hëng nh÷ng thuËn lîi vÒ ng©n quü nh khi ®îc cho vay thùc sù.
C¸c lo¹i b¶o l·nh ng©n hµng
*Theo b¶n chÊt cña b¶o l·nh:- B¶o l·nh ®ång nghÜa vô: ng©n hµng vµ ngêi ®îc b¶o l·nh ®îc xem lµ ®ång nghÜa vô, tuy nhiªn, kh¸ch hµng cã nghÜa vô ®Çu tiªn, cßn ng©n hµng cã nghÜa vô bæ sung, nghÜa vô bæ sung ®îc thùc hiÖn khi cã c¸c b»ng cí nghÜa vô ®Çu tiªn bÞ vi ph¹m.- B¶o l·nh ®éc lËp: c¬ chÕ ho¹t ®éng cña lo¹i b¶o l·nh nµy dùa trªn 2 quy t¾c lµ ®éc lËp vµ hoµn toµn phï hîp. Theo ®ã, nghÜa vô cña ng©n hµng hoµn toµn t¸ch rêi víi nghÜa vô cña ngêi ®îc b¶o l·nh. ViÖc thanh to¸n chØ c¨n cø vµo nh÷ng ®iÒu kiÖn, ®iÒu kho¶n quy ®Þnh trong v¨n b¶n b¶o l·nh ®îc tho¶ m·n. Tuy nhiªn, tÝnh ®éc lËp cña lo¹i b¶o l·nh nµy kh«ng hoµn toµn tuyÖt ®èi mµ phô thuéc vµo c¸c ®iÒu kiÖn thanh to¸n ®· ®îc quy ®Þnh trong v¨n b¶n b¶o l·nh.
* Theo môc ®Ých b¶o l·nh - B¶o l·nh thùc hiÖn hîp ®ång: nh»m chèng ®ì rñi ro cho ngêi thô hëng trong trêng hîp ngêi cung cÊp kh«ng thùc hiÖn ®Çy ®ñ nghÜa vô hîp ®ång. B¶o l·nh nµy ®îc thay thÕ cho yªu cÇu ký quü mµ ngêi ®Æt hµng ®Ò nghÞ víi ngêi cung øng ®Ó b¶o ®¶m båi thêng vi ph¹m hîp ®ång. HiÖu lùc hîp ®ång b¶o l·nh kÕt thóc khi ngêi ®îc b¶o l·nh hoµn thµnh nghÜa vô cung øng hµng ho¸ cña hä.- B¶o l·nh hoµn thanh to¸n: ®©y lµ lo¹i b¶o l·nh mµ ng©n hµng cam kÕt sÏ tr¶ l¹i sè tiÒn cho ngêi mua ®· øng cho ngêi b¸n hay ngêi cung cÊp dÞch vô khi ngêi b¸n vi ph¹m hîp ®ång, ng©n hµng t¹o niÒm tin cho ngêi mua vµ gióp cho ngêi b¸n tho¸t khái nh÷ng khã kh¨n vÒ tµi chÝnh t¹m thêi (sè tiÒn b¶o l·nh t¬ng øng víi sè tiÒn d· øng tríc, kÓ c¶ l·i vµ tiÒn bÞ ph¹t nÕu cã).- B¶o l·nh tr¶ chËm: lo¹i b¶o l·nh nµy ®îc sö dông trong c¸c hîp ®ång mua b¸n thiÕt bÞ hµng ho¸ tr¶ chËm hay cßn gäi b¶o l·nh thanh to¸n. Quan hÖ gi÷a ngêi b¸n vµ ngêi mua lµ quan hÖ tÝn dông th¬ng m¹i. §Ó tr¸nh rñi ro kh«ng thanh to¸n ®Çy ®ñ vµ ®óng h¹n cña ngêi mua, ngêi b¸n yªu cÇu b¶o l·nh tr¶ chËm cña ng©n hµng. - B¶o l·nh dù thÇu: môc ®Ých cña b¶o l·nh nµy nh»m bï ®¾p nh÷ng thiÕt h¹i vÒ thêi gian vµ chi phÝ cho ngêi tæ chøc ®Êu thÇu do nh÷ng vi ph¹m cña bªn tham gia dù thÇu nh rót ®¬n dù thÇu, kh«ng ký tiÕp hîp ®ång sau khi tróng thÇu, bæ sung c¸c ®iÒu kiÖn khi ký hîp ®ång so víi b¶n dù thÇu. §©y lµ ph¬ng tiÖn thay thÕ cho viÖc ký quü cña ngêi tham gia dù thÇu nªn gi¸ trÞ cña b¶o l·nh ®îc quy ®Þnh theo møc ký quü do ngêi tæ chøc thÇu ®a ra.- C¸c lo¹i b¶o l·nh tµi chÝnh kh¸c: nh÷ng lo¹i b¶o l·nh nµy ®îc sö dông nh»m ®¶m b¶o thanh to¸n nh÷ng nghÜa vô tµi chÝnh cña kh¸ch hµng trong trêng hîp hä vi ph¹m, ngêi hëng b¶o l·nh thêng lµ c¸c c¬ quan c«ng quyÒn nh h¶i quan, toµ ¸n, c¬ quan thuÕ,...,.Chó ý: theo quyÕt ®Þnh 283/2000/Q§-NHNN14 ngµy 25/8/2000 cã c¸c lo¹i b¶o l·nh c¬ b¶n sau: b¶o l·nh vay vèn, b¶o l·nh thanh to¸n, b¶o l·nh dù thÇu, b¶o l·nh thùc hiÖn hîp ®éng, b¶o l·nh ®¶m b¶o chÊt lîng s¶n phÈm, b¶o l·nh hoµn thanh to¸n.
* C¨n cø vµo ph¬ng thøc ph¸t hµnh b¶o l·nh- B¶o l·nh trùc tiÕp: lµ lo¹i b¶o l·nh trong ®ã ng©n hµng chÞu tr¸ch nhiÖm ph¸t hµnh b¶o l·nh trùc tiÕp theo yªu cÇu cña ngêi ®îc b¶o l·nh. Sau khi ng©n hµng båi thêng cho ngêi thô hëng b¶o l·nh , ng©n hµng trùc tiÕp ®ßi båi hoµn tõ ngêi ®îc b¶o l·nh.- B¶o l·nh gi¸n tiÕp: lµ lo¹i b¶o l·nh trong ®ã ngêi ®îc b¶o l·nh sÏ yªu cÇu ng©n hµng thø nhÊt (gäi lµ ng©n hµng chØ thÞ) ®Ò nghÞ ng©n hµng thø hai (ng©n hµng ph¸t hµnh) ®a ra cam kÕt b¶o l·nh chuyÓn cho ngêi thô hëng. Trong lo¹i b¶o l·nh nµy, ngêi ®îc b¶o l·nh kh«ng båi hoµn trùc tiÕp cho ng©n hµng ph¸t hµnh b¶o l·nh mµ chÝnh ng©n hµng chØ thÞ sÏ båi hoµn cho ng©n hµng ph¸t hµnh th«ng qua mét cam kÕt gäi lµ b¶o l·nh ®èi øng do chÝnh ng©n hµng nµy ®a ra. b¶o l·nh ®èi øng còng cã néi dung vµ c¸c ®iÒu kho¶n quy ®Þnh nh trong b¶o l·nh chÝnh. Sau khi ®· båi hoµn cho ng©n hµng ph¸t hµnh b¶o l·nh chÝnh, ®Õn lît m×nh ng©n hµng chØ thÞ l¹i cã thÓ truy ®ßi tõ ngêi ®îc b¶o l·nh .- §ång b¶o l·nh: ®Ó gi¶m thiÓu rñi ro c¸c ng©n hµng cã thÓ thùc hiÖn ®ång b¶o l·nh trong mét sè dù ¸n cã gi¸ trÞ lín. Trong trêng hîp nµy, mét ng©n hµng ®øng ra ®ãng vai trß ®Çu mèi ph¸t hµnh b¶o l·nh nhng cã sù tham gia cña nhiÒu ng©n hµng ®ång minh kh¸c. NÕu ph¶i chi tr¶ cho ngêi thô hëng, ng©n hµng chÝnh cã thÓ ®ßi båi hoµn tõ c¸c ng©n hµng ®ång minh theo tû lÖ tham gia cña hä dùa trªn c¸c b¶o l·nh ®èi øng do c¸c ng©n hµng ph¸t hµnh. §Õn lît m×nh, c¸c ng©n hµng nµy l¹i tiÕn hµnh truy ®ßi tõ ngêi ®îc b¶o l·nh.
* Theo ®iÒu kiÖn thanh to¸n cña b¶o l·nh - B¶o l·nh theo yªu cÇu: lµ lo¹i b¶o l·nh mµ ®iÒu kiÖn thanh to¸n cña nã lµ ngêi thô hëng b¶o l·nh chØ cÇn xuÊt tr×nh yªu cÇu thanh to¸n cho ng©n hµng ph¸t hµnh. Yªu cÇu thanh to¸n cã thÓ lµ v¨n b¶n yªu cÇu thanh to¸n hoÆc v¨n b¶n yªu cÇu thanh to¸n kÌm víi tê tr×nh vÒ sù vi ph¹m hîp ®ång cña ngêi ®îc b¶o l·nh (c¸c v¨n b¶n nµy do ngêi thô hëng lËp vµ kh«ng x¸c nhËn cña bªn thø ba ®éc lËp hoÆc ngêi ®îc b¶o l·nh)- B¶o l·nh kÌm chøng tõ: §iÒu kiÖn thanh to¸n ë ®©y lµ ph¶i cã chøng tõ x¸c nhËn cña bªn thø ba (thêng lµ 1 bªn ®éc lËp cã ®ñ t c¸ch chuyªn m«n ®Ó x¸c nhËn). Chøng tõ cã thÓ ®îc xuÊt tr×nh theo 1 trong 2 c¸ch sau: + Ngêi thô hëng xuÊt tr×nh c¸c chøng tõ x¸c nhËn hµnh vi vi ph¹m nghÜa vô tõ phÝa ngêi ®îc b¶o l·nh + Ngêi thô hëng xuÊt tr×nh yªu cÇu thanh to¸n, ngoµi ra kh«ng cÇn ph¶i xuÊt tr×nh bÊt cø 1 chøng tõ nµo kh¸c nh b¶o l·nh theo yªu cÇu. tuy nhiªn, quyÒn thanh to¸n cña ngêi nµy bÞ ®×nh l¹i nÕu ngêi ®îc b¶o l·nh cung cÊp chøng tõ cña bªn thø ba x¸c nhËn viÖc hoµn thµnh hîp ®ång. - B¶o l·nh kÌm ph¸n quyÕt cña träng tµi hoÆc cña toµ ¸n: §iÒu kiÖn thanh to¸n ë ®©y lµ ngêi thô hëng ph¶i cung cÊp mét ph¸n quyÕt cña toµ ¸n hoÆc träng tµi kh¼ng ®Þnh viÖc vi ph¹m nghÜa vô cña ngêi ®îc b¶o l·nh vµ tr¸ch nhiÖm båi hoµn ®èi víi ngêi thô hëng.
Néi dung v¨n b¶n b¶o l·nh: ViÖc so¹n th¶o v¨n b¶n b¶o l·nh lµ c«ng viÖc rÊt quan träng trong toµn bé quy tr×nh b¶o l·nh. Do yªu cÇu b¶o l·nh xuÊt ph¸t tõ hîp ®ång nªn c¸c yÕu tè tõ v¨n b¶n b¶o l·nh kh«ng ph¶i do ng©n hµng tù s¸ng t¹o hoÆc ®Ò xuÊt mµ ph¶i x©y dùng tõ néi dung hîp ®ång giao dÞch vµ giÊy ®Ò nghÞ cña kh¸ch hµng. Hîp ®ång gèc ®îc xem lµ hîp ®ång c¬ së vµ viÖc nghiªn cøu nã ph¶i ®îc thùc hiÖn thËn träng tríc khi so¹n th¶o v¨n b¶n b¶o l·nh. Hîp ®ång b¶o l·nh thêng cã h×nh thøc cña mét th b¶o ®¶m, gëi trùc tiÕp cho ngêi thô hëng (hoÆc th«ng qua ng©n hµng th«ng b¸o). Kh«ng cã mÉu v¨n b¶n b¶o l·nh thèng nhÊt cho tÊt c¶ c¸c lo¹i b¶o l·nh vµ cho tÊt c¶ ng©n hµng ph¸t hµnh. Tuy nhiªn, néi dung hîp ®ång b¶o l·nh chøa ®ùng nh÷ng yÕu tè sau:
1. ChØ ®Þnh c¸c bªn tham gia: tªn cña ngêi ®îc b¶o l·nh, ngêi thô hëng b¶o l·nh, ng©n hµng ph¸t hµnh, ng©n hµng th«ng b¸o.
2. Môc ®Ých cña b¶o l·nh: tuú thuéc vµo b¶n chÊt cña hîp ®ång gèc, tªn gäi v¨n b¶n b¶o l·nh thèng nhÊt víi môc ®Ých b¶o l·nh vµ cÇn ph¶i tham chiÕu ®Õn sè hiÖu hîp ®ång gèc.
3. Sè tiÒn b¶o l·nh: lµ giíi h¹n møc thanh to¸n cña NHBL ®èi víi ngêi thô hëng khi x¶y ra sù cè. Sè tiÒn b¶o l·nh quy ®Þnh møc tèi ®a vµ x¸c ®Þnh dùa trªn b¶n chÊt cña giao dÞch vµ gi¸ trÞ cña hîp ®ång gèc, thêng ghi mét sè tiÒn cô thÓ. CÇn ph¶i ®a vµo hîp ®ång b¶o l·nh c¸c ®iÒu kho¶n gi¶m gi¸ trÞ b¶o l·nh nÕu cã ®Ó tr¸nh sù l¹m dông cña ngêi thô hëng.
4. C¸c ®iÒu kiÖn thanh to¸n: quy ®Þnh c¸c chøng tõ cÇn thiÕt ph¶i xuÊt tr×nh lµm c¬ së cho viÖc thùc hiÖn cam kÕt thanh to¸n cña ng©n hµng b¶o l·nh. Khi c¸c ®iÒu kiÖn nµy tho¶ m·n, NHBLph¶i thanh to¸n cho ngêi thô hëng b¶o l·nh. ViÖc quy ®Þnh c¸c lo¹i chøng tõ xuÊt tr×nh tuú thuéc vµo viÖc lùa chän ®iÒu kiÖn thanh to¸n cña b¶o l·nh mµ c¬ së lµ sù tho¶ thuËn gi÷a ngêi thô hëng vµ ngêi ®îc b¶o l·nh trong hîp ®ång chÝnh. §Ó thùc hiÖn tèt vai trß kiÓm tra tríc khi thanh to¸n, c¸c chøng tõ thanh to¸n cÇn ph¶i quy ®Þnh cô thÓ.
5. Thêi h¹n hiÖu lùc cña b¶o l·nh: lµ kho¶ng thêi gian mµ ng©n hµng chÞu tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn cam kÕt thanh to¸n bÊt kú khi nµo ®iÒu kiÖn thanh to¸n ®îc tho¶ m·n. Thêi h¹n hiÖu lùc ®îc quy ®Þnh cô thÓ trong v¨n b¶n b¶o l·nh. Thêi h¹n b¾t ®Çu cã hiÖu lùc thêng ngay khi ph¸t hµnh, hoÆc sau mét sù kiÖn cô thÓ nµo ®ã (sau khi hîp ®ång chÝnh ®îc ký,,..). Thêi h¹n chÊm døt hiÖu lùc cã c¸c c¸ch x¸c ®Þnh nh: Ên ®Þnh vµo mét ngµy cô thÓ, hoÆc céng thªm 1 kho¶ng thêi gian sau khi hîp ®ång chÝnh hÕt hiÖu lùc hoÆc kÕt hîp c¶ hai. Ngoµi ra, thêi h¹n hiÖu lùc cña hîp ®ång b¶o l·nh chÊm døt khi hîp ®ång gèc v« hiÖu hoÆc khi b¶o l·nh ®îc huû bá (cã sù ®ång ý cña ngêi hëng b¶o l·nh) hoÆc khi ngêi ®îc b¶o l·nh thùc hiÖn xong nghÜa vô hay NHBL thùc hiÖn xong nghÜa vô.
6. C¸c trêng hîp miÔn trõ tr¸ch nhiÖm cña NH b¶o l·nh
7. Tham chiÕu luËt ¸p dông: néi dung nµy cho biÕt c¬ së ®Ó ph¸t hµnh vµ gi¶i quyÕt nh÷ng tranh chÊp trong quan hÖ b¶o l·nh. §iÒu nµy rÊt cÇn ®Ó b¶o vÖ cho c¸c bªn cã liªn quan.
Quy trinh b¶o l·nh
KiÓm tra tÝnh hîp ph¸p hîp lÖ cña c¸c giÊy tê cã liªn quan: Ng©n hµng kiÓm tra tÝnh hîp ph¸p, hîp lÖ cña hå s¬ ®Ò nghÞ b¶o l·nh. Hå s¬ nµy bao gåm c¸c giÊy tê sau: - GiÊy ®Ò nghÞ ph¸t hµnh b¶o l·nh - C¸c tµI liÖu chøng minh kh¶ n¨ng tµI chÝnh cña kh¸ch hµng - C¸c tµI liÖu liªn quan ®Õn giao dÞch ®îc yªu cÇu b¶o l·nh - C¸c tµI liÖu liªn quan ®Õn b¶o ®¶m cho viÖc ph¸t hµnh b¶o l·nh.
Ph©n tÝch hîp ®ång gèc * Ph©n tÝch b¶n chÊt cña giao dÞch: SÏ quyÕt ®Þnh lo¹i b¶o l·nh ®îc ph¸t hµnh vµ sè tiÒn b¶o l·nh tèi ®a cña ng©n hµng. NÕu b¶o l·nh ph¸t hµnh nh»m ®¶m b¶o cho nhiÒu rñi ro kh¸c nhau (b¶o l·nh trän gãi) th× ng©n hµng cÇn ph¶i thËn träng h¬n khi nghiªn cøu hîp ®ång gèc nh»m tr¸nh t×nh tr¹ng ph¸t hµnh nhiÒu b¶o l·nh ®Ó ®¶m b¶o ®ång thêi cho nhiÒu lo¹i rñi ro. Sè tiÒn b¶o l·nh trong c¸c giao dÞch thêng ®îc tÝnh b»ng toµn bé gi¸ trÞ giao dÞch (kÓ c¶ l·i vµ tiÒn ph¹t nÕu cã). §èi víi c¸c giao dÞch phi tµi chÝnh, sè tiÒn b¶o l·nh chØ tÝnh b»ng møc båi thêng vi ph¹m hîp ®ång * Ph©n tÝch nghÜa vô cña ngêi ®îc b¶o l·nh: Khi b¶o l·nh, nghÜa vô cña ng©n hµng vµ nghÜa vô cña ngêi ®îc b¶o l·nh lµ cïng vi ph¹m. V× vËy, ng©n hµng cÇn ph¶i t×m hiÓu nghÜa vô mµ kh¸ch hµng ph¶i thùc hiÖn trong hîp ®ång cã phï hîp víi nhiÖm vô kinh doanh trong giÊy phÐp cña hä kh«ng, n¨ng lùc thùc hiÖn nghÜa vô ®ã nh thÕ nµo, víi t×nh huèng nµo th× nghÜa vô ®îc coi lµ vi ph¹m. §iÒu nµy ¶nh hëng ®Õn rñi ro cña ng©n hµng khi chÊp nhËn b¶o l·nh. * Thêi h¹n hiÖu lùc cña hîp ®ång gèc: B¶o l·nh lµ s¶n phÈm cña hîp ®ång gèc nªn thêi h¹n hiÖu lùc hîp ®ång gèc chi phèi thêi h¹n hiÖu lùc cña hîp ®ång b¶o l·nh. Thêi h¹n hiÖu lùc cña hîp ®ång b¶o l·nh kh«ng trïng víi thêi h¹n hiÖu lùc hîp ®ång gèc mµ thêng kÐo dµi h¬n, b»ng thêi h¹n hiÖu lùc cña hîp ®ång gèc céng víi thêi gian dµnh cho ngêi thô hëng b¶o l·nh chuÈn bÞ yªu cÇu thanh to¸n.
ph¸t hµnh vµ thùc hiÖn cam kÕt b¶o l·nh * Ph¸t hµnh v¨n b¶n b¶o l·nh: Sau khi so¹n th¶o xong v¨n b¶n b¶o l·nh, b¶n chÝnh sÏ ®îc chuyÓn trùc tiÕp cho ngêi thô hëng hoÆc th«ng qua ng©n hµng th«ng b¸o. Ng©n hµng ph¸t hµnh cÇn thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc sau: - Thu phÝ ph¸t hµnh b¶o l·nh tõ ngêi ®îc b¶o l·nh: PhÝ b¶o l·nh thêng tÝnh theo tû lÖ % trªn sè tiÒn b¶o l·nh vµ thêi gian b¶o l·nh, phÝ cã thÓ gi¶m theo sè tiÒn ký quü vµ uy tÝn cña ngêi ®îc b¶o l·nh. - Qu¶n lý tiÒn ký quü vµo tµi kho¶n riªng: tuú theo uy tÝn cña kh¸ch hµng mµ tû lÖ ký quü cã thÓ dao ®éng tõ 10 ®Õn 100% sè tiÒn b¶o l·nh. - TiÕn hµnh c¸c thñ tôc nhËn b¶o ®¶m - Ghi gi¸ trÞ b¶o l·nh vµo sæ theo dâi (ngo¹i b¶ng) * Thùc hiÖn cam kÕt b¶o l·nh - KiÓm tra chøng tõ tríc khi thanh to¸n:T¬ng tù nh nghiÖp vô th tÝn dông, ng©n hµng ph¸t hµnh cÇn kiÓm tra c¸c chøng tõ xuÊt tr×nh tríc khi thanh to¸n, nÕu chøng tõ bÊt hîp lÖ hoÆc kh«ng ®¸p øng ®óng c¸c ®iÒu kiÖn quy ®Þnh, ng©n hµng tõ chèi thanh to¸n, nÕu cã nh÷ng ®iÓm kh«ng râ rµng ng©n hµng cÇn ph¶i x¸c minh l¹i. Trong b¶o l·nh ®ång nghÜa vô, NHBL ®îc quyÒn viÖn dÉn nh÷ng tranh chÊp cã thùc trong hîp ®ång gèc ®Ó ngng viÖc thanh to¸n ®èi víi ngêi thô hëng. LuËt cho phÐp ng©n hµng miÔn tr¸ch nhiÖm thanh to¸n trong c¸c trêng hîp: + Cã sù thay ®æi trong hîp ®ång gèc mµ kh«ng ®îc NHBL chÊp nhËn. + Ngêi ®îc b¶o l·nh ®îc miÔn nghÜa vô khi cã sù vi ph¹m cña ngêi ®îc hëng b¶o l·nh vµ NHBL mÆc nhiªn ®îc gi¶i phãng khái nghÜa vô b¶o l·nh cña hä. + Cã sù dµn xÕp gi÷a ngêi hëng b¶o l·nh vµ ngêi ®îc b¶o l·nh theo híng bï trõ nghÜa vô cho nhau. * Thanh to¸n cho ngêi thô hëng: Sau khi kiÓm tra c¸c chøng tõ yªu cÇu thanh to¸n vµ chÊp nhËn, NHBL sÏ chi tr¶ cho ngêi thô hëng theo møc tèi ®a hoÆc ®îc gi¶m thiÓu theo c¸c ®iÒu kiÖn tiÕt gi¶m cã ghi trong v¨n b¶n b¶o l·nh. Hîp ®ång b¶o l·nh hÕt hiÖu lùc khi ng©n hµng thanh to¸n tiÒn cho ngêi thô hëng.* §ßi båi hoµn tõ phÝa ngêi ®îc b¶o l·nh: Sau khi ®· thanh to¸n cho ngêi thô hëng, NHBL trë thµnh chñ nî vµ cã quyÒn ®ßi tiÒn båi hoµn tõ kh¸ch hµng (lu ý khi cam kÕt b¶o l·nh ®îc thùc hiÖn th× nã trë thµnh mét kho¶n cho vay thùc sù). NÕu ký quü 100% th× viÖc thu nî t¬ng ®èi thuËn lîi, nÕu kh«ng NHBL ¸p dông c¸c biÖn ph¸p thu nî nh trong cho vay vµ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p thÝch hîp xö lý rñi ro.
6.4. Chính sách tín dụng ngân hàng
6.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của CSTD
6.4.1.1. Khái niệm:
Chính sách TD là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế TD để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động KD NH.
6.4.1.2. ý nghĩa:
Chính sách TD rõ ràng mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho NH.
- Nó hướng dẫn cho cán bộ TD các thủ tục, các bước cần thiết thực thi các hoạt động và trách nhiệm của họ.
- Đồng thời, nó giúp NH hướng tới một danh mục cho vay có hiệu quả, có thể đạt được nhiều mục tiêu, xác định phương hướng sử dụng vốn của mình để tạo ra các tàI sản có có chất lượng cao, ít rủi ro, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý.
6.4.1.3. Mục tiêu của CSTD
(i). Mục tiêu lợi nhuận: Đây là mục tiêu hàng đầu của NH trong việc hoạch định chính sách TD nói riêng và chính sách KD nói chung, NH luôn quan tâm đến mức lợi nhuận đem lại từ một khoản TD được cấp ra. Tuy nhiên, tuỳ theo từng NH, từng thời kỳ mà mục tiêu này được đặt ra khác nhau, nếu đề cao mục tiêu lợi nhuận, thì NH sẽ xây dựng chính sách TD với khối lượng TD lớn, lãI suất cao. Ngược lại, nếu không đề cao mục tiêu này mà nhằm vào các mục tiêu khác như thu hút KH, quảng cáo, thì NH sẽ xây dựng chính sách TD với lãI suất thấp
(ii). Sự an toàn: Rủi ro trong cho vay luôn là vấn đề được các nhà quản trị NH rất coi trọng khi hoạch định chính sách TD. Vì vậy, khi hoạch định chính sách TD cần phảI đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn cho các khoản vốn vay như cầm cố thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm TD, tình hình TC của người vay, lựa chọn lĩnh vực, phạm vi đầu tư.
Hai mục tiêu an toàn và lợi nhuận luôn mâu thuẫn nhau, nhà quản trị NH cần phảI giảI quyết mâu thuẫn này sao cho thích hợp nhất khi xây dựng chính sách TD.
(iii). Sự lành mạnh: Đó là lợi ích của khoản TD mang lại cho nền kinh tế, nó mang tính chất bắt buộc trong chính sách TD với những lý do sau:
- Khi một khoản TD được cấp ra, luôn kéo theo sự thu hút tàI nguyên của nền kinh tế nên lợi ích của nền kinh tế và lợi ích của NH có lúc mâu thuẫn với nhau, nhà nước can thiệp vào hoạt động TD của NH nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế và buộc NH phảI tuân thủ.
- Hoạt động KD của NH luôn gắn liền với sức khoẻ của KH, hoạt động của KH có lành mạnh, an toàn thì hoạt động NH mới vững chắc. do vậy, một khoản TD cấp ra phảI nhằm vào mục đích phát triển kinh tế, giúp DN thoát khỏi khủng hoản, lành mạnh hoá nền kinh tế chứ không tạo điều kiện cho người đI vay có những hoạt động KD mạo hiểm, tráI pháp luật. Vì vậy, đây là mục tiêu có tính quy tắc trong chính sách TD.
6.4.2. Nguyên tắc và các tiền đề hoạch định CSTD
a. Quy mô và tính chất ổn định của nguồn vốn: yếu tố này sẽ quyết định đến khối lượng TD, thời hạn cho vay.
b. Khả năng sinh lợi và sự rủi ro của các khoản cho vay: tuỳ thuộc vào việc lựa chọn giữa mục tiêu sinh lợi và yếu tố rủi ro mà chính sách TD của NH sẽ lựa chọn loại lĩnh vực đầu tư, loại hình TD, sự phân tán hay tập trung TD.
c. Chính sách tiền tệ và TC của Nhà nước: đây là các chính sách mang tính chất cưỡng chế của nhà nước nên buộc các NH phảI tuân thủ. Tuỳ theo từng thời kỳ mà Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng mà các NH cũng xây dựng chính sách TD cho mình.
d. Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ NH: đây là yếu tố mang tính quyết định đến việc xây dựng chính sách TD nói riêng và chính sách KD của NH nói chung. Tuỳ theo năng lực của đội ngũ nhân viên mà NH sẽ lựa chọn phạm vi, lãnh vực đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro cho NH.
e. Các điều kiện kinh tế: Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách TD của NH. Khi nền kinh tế hưng thịnh, các NH xây dựng chính sách TD nới lỏng, bành trướng, ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các NH sẽ xây dựng chính sách TD thắt chặt, hạn chế.
6.4.3. Nội dung cơ bản của CSTD
Thành phần và chất lượng của những khoản cho vay phải phản ảnh được CSTD của NH. Và CSTD phải phản ảnh được triết lý và văn hoá cho vay của NH, chỉ rõ những ưu tiên, những thủ tục và phương tiện theo dõi hoạt động cho vay. Như vậy, nó đưa ra hướng dẫn đối với hoạt động cho vay của NH. Để đảm bảo rằng định hướng đó là rõ ràng và đến được với tất cả các bên liên quan, CSTD phải được lập thành văn bản chính thức. Những nhân tố của một CSTD chính thức bao gồm:
(i). Giới thiệu
(ii). Mục tiêu
(iii). Chiến lược
(iiii). Quyền hạn và chấp thuận cho vay
(iiiii). Tiêu chuẩn tín dụng
6.4.3.1. Giới thiệu:
Phần giới thiệu về CSTD thể hiện triết lý TD của NH, đó là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay và mức tăng trưởng TD dự kiến của NH (nêu lên các đặc điểm của một danh mục cho vay chất lượng cao như: loại hình, thời gian đáo hạn, quy mô, chất lượng của các khoản cho vay). Ngoài ra, phần giới thiệu còn phải giới thiệu CSTD hiện tại của NH như là 1 sự hương dẫn, với những trường hợp ngoại lệ cho phép điều chỉnh để nhắc nhở người thực hiện rằng họ phải có trách nhiệm hiểu rõ CSTD hiện tại và có kiến nghị để sửa đổi CSTD hiện tại này.
6.4.3.2. Mục tiêu:
Phần mục tiêu của CSTD đặt ra những mục hình thành những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại của NH. Những nhiệm vụ này bao gồm vai trò kinh doanh trong khu vực thị trường của NH, như: Chỗ đứng trên thị trường, Khả năng sinh lợi mong muốn, Duy trì lòng tin của công chúng. Nó định lượng mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu thu nhập (tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gởi hay tổng tài sản).
6.4.3.3. Chiến lược:
Một CSTD tốt thể hiện được chiến lược quản lý rủi ro tốt cụ thể:
- Đối với rủi ro danh mục cho vay: tỷ lệ cho vay mong muốn cần phải xác định rõ như: cho vay ngắn hạn chiếm 30%, cho vay tiêu dùng chiếm 30%, cho vay bất động sản 40%, cho vay dài hạn 10%… Tỷ lệ trong danh mục cho vay thể hiện sự đa dạng hoá mà NH muốn thực hiện đối với hoạt động cho vay.
- Quy mô tối đa mà NH sẵn sàng cho 1 khách hàng vay hay quy mô tối đa mà NH sẵn sàng cho 1 nhóm khách hàng vay.
- Các loại hình cho vay mà NH áp dụng.
- Những KH vay mà NH cho là không mong muốn đề cập đến.
Chiến lược về khả năng thanh khoản của NH cũng phải được xác định trong một CSTD. Đây là nhân tố gây trở ngại đến hoạt động cho vay bởi khả năng thanh khoản được xác định một phần bởi cơ cấu thời hạn trong danh mục cho vay và quy mô mong muốn của danh mục cho vay. Một CSTD quyết tâm cao cũng có mặt tốt (tăng thu nhập cho NH) nhưng cũng có mặt xấu (giảm tiêu chuẩn TD và tổn thất cho vay lớn).
6.4.3.4. Quyền hạn và chấp thuận cho vay:
Một CSTD phải hình thành được những hạn mức cho vay đối với tất cả CBTD và các uỷ ban TD.
- Hạn mức của mỗi cá nhân thường dựa trên kinh nghiệm và thời gian công việc. Hạn mức những khoản vay có bảo đảm thường cao hơn những khoản vay không có bảo đảm, hạn mức những khoản vay ngắn hạn thường cao hơn những khoản vay trung dài hạn.
- Việc phối hợp quyết định thường được sử dụng để thông qua những khoản vay lớn hơn nhưng trong trường hợp này phải phân định rõ trách nhiệm của mỗi CBTD đối với khoản vay.
- Thông thường hạn mức của mỗi cá nhân thường phụ thuộc vào cơ sở vốn của NH và hạn mức cho vay pháp lý.
6.4.3.5. Những tiêu chuẩn TD:
(i) Loại hình cho vay: CSTD chính thức phải quy định các loại hình cho vay mà NH cho là cần thiết, những loại hình cho vay mà NH cho là cần hạn chế và những loại hình cho vay mà NH không cho phép
(ii) Lãnh vực, ngành nghề, khu vực địa lý: CSTD chính thức phải xác định rõ khu vực kinh doanh thứ nhất, thứ hai để hướng dẫn CBTD về thứ tự ưu tiên của NH. Khu vực này có thể hiểu là khu vực địa lý hoặc lãnh vực, ngành nghề cho vay. Những NH là người hiểu rõ nhất về khu vực KD của họ và cũng dễ đánh giá sai lầm hơn về chất lượng của những khoản vay mà họ thực hiện ngoài khu vực họ. Các NH cần:
+ Xác định rõ khu vực mà mỗi CBTD phải phục vụ hàng ngày.
+ Đặt ra HMTD đối với những KH nằm ngoài khu vực KD của NH
+ Xử lý bất kỳ khoản vay nào nằm ngoài CSTD
(iii) Tài sản thế chấp: CSTD chính thức phải xác định rõ những loại hình thế chấp được chấp nhận và không được chấp nhận. Và CSTD cũng cần quy định về những trường hợp cấm đối với những khoản vay mà không có đảm bảo. Chất lượng và khả năng thanh khoản của TSTC phải được xác minh và các hệ số liên quan đến giá trị khoản vay so với giá trị TSTC được áp dụng.
(iiiii) Đánh giá: CSTD chính thức phải xác định cụ thể trách nhiệm và thủ tục đánh giá bao gồm cả khoản cách thời gian giữa các lần đánh giá lại. Cần phải chú ý đến những quy định của pháp luật trong việc đánh giá.
6.4.4. Ví dụ về CSTD của 1 NH:
(1). Một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của NH (nêu lên các đặc điểm của một danh mục cho vay chất lượng cao như: loại hình, thời gian đáo hạn, quy mô, chất lượng của các khoản cho vay).
(2). Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng CBTD và TĐTD (xác định số tiền cho vay tối đa và loại hình cho vay mà 1 CBTD hay TĐTD có thể thông qua và những chữ ký cần phải có).
(3). Giới hạn về trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và trong việc thông báo thông tin trong phạm vi phòng TD.
(4). Những thủ tục cần thiết cho việc chào mời, xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với một đề nghị vay vốn của KH.
(5). Những tài liệu được yêu cầu phải kèm theo đơn xin vay và phải được lưu lại trong hồ sơ TD của NH (các cam kết, thoả thuận, báo cáo TC).
(6). Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm trong nội bộ NH, chỉ rõ ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý và xem xét các hồ sơ TD của NH.
(7). Những hướng dẫn về việc tiếp nhận, đánh giá và bảo quản TSTC cho món vay.
(8). Một bản trình bày về chính sách và thủ tục đối với việc xác định lãi suất cho vay, các khoản phí và thời hạn hoàn trả món vay.
(9). Một bản tiêu chuẩn chất lượng thích hợp áp dụng cho toàn bộ danh mục cho vay.
(10). Công bố mức giới hạn tối đa đối với tổng dư nợ (tỷ lệ tối đa được phép giữa tổng dư nợ và tổng tàI sản của NH).
(11). Miêu tả rõ ràng thị trường tín dụng của NH
(12). Miêu tả các bước cần tiến hành để tìm kiếm, phân tích và phát hiện những khoản cho vay có vấn đề.
(13). Xác định những khoản cho vay NH nên từ chối.
6.4.5. Các yếu tố quyết định sự tăng trưởng và cơ cấu cho vay của NH
- Đặc điểm của thị trường nơi NH hoạt động. Mỗi NH có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu TD của KH trong thị trường của mình. Một NH hoạt động tại 1 thị trường có nhiều hộ gia đình và cửa hàng bán lẻ thường tập trung cho vay mua nhà, ô tô hay cho vay trang trải các chi phí gia đình, ngược lại, một NH hoạt động tại 1 thành phố lớn có nhiều DN thì tập trung cho vay DN, hỗ trợ mua hàng dự trữ, mua sắm thiết bị. Tuy vậy, NH không hoàn toàn vào thị trường mà mình hoạt động mà nó có thể mua lại các khoản cho vay từ NH khác hay cùng với các NH khác tài trợ hoặc sử dụng các hợp đồng phái sinh TD để hạn chế RR do biến động kinh tế trên địa bàn. nhưng nhìn chung, phanà lớn danh mục cho vay đều bắt nguồn từ thị trường mà NH hoạt động.
- Quy mô ngân hàng: Sẽ quyết định cấu trúc danh mục cho vay của NH (đặc biệt là quy mô vốn CSH sẽ quyết định quy mô huy động vốn, quyết định quy mô TD của NH, quyết định quy mô cho vay đối với 1 KH). Những NH lớn thường là NH bán buôn, chuyên cung cấp TD lớn cho DN (tập trung vào những khoản TD thương mại) và NH nhỏ thường tập trung vào nghiệp vụ bán lẻ, cho vay cá nhân giá trị nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay KD đối với DN nhỏ (cho vay BĐS, cho vay nông nghiệp). Kinh nghiệm và trình độ quản lý cũng tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu cho vay của NH.
- Tương quan giữa thu nhập dự tính trên các khoản TD và thu nhập dự tính từ các TSTC khác. Bất cứ 1 NH nào cũng muốn cung cấp những khoản cho vay mang lại tỷ lệ thu nhập dự tính cao nhất sau khi đã tính tới toàn bộ chi phí và rủi ro tổn thất TD.
6.5. Quy trình quản lý TD và thủ tục cho vay của NH
Quy trình và thủ tục: đây là phần mở rộng bắt buộc của CSTD và thường tổ chức thành 2 phần. Phần 1 mô tả những nguyên tắc và thủ tục, kỹ thuật cần tuân thủ trong việc cơ cấu và quản lý danh mục cho vay. Phần 2 giới thiệu thủ tục chi tiết và những thông số cần áp dụng đối với từng loại cho vay cụ thể mà NH thực hiện:
Quy trình quản lý khoản cho vay
I. Quản lý TD
A. Bảo hiểm
B. Tiêu chuẩn về chứng từ
C. Thu hồi những khoản cho vay có vấn đề và giá phải trả
D. Những hạn chế về mặt pháp lý và sự tuân thủ
E. Định giá khoản vay
F. Thông tin tài chính của người vay và những hình thức theo dõi khác
G. Những vấn đề đạo đức, mâu thuẫn lợi ích
H. Kiểm tra khoản cho vay
II Thủ tục và thông số
A. Những khoản vay cầm cố bằng BĐS
1. Mô tả khoản vay
2. Mục đích sử dụng khoản vay
3. Thời hạn khoản vay
4. Tiêu chuẩn đánh giá
5. Định giá: lãi suất, phí suất
6. Số tiền tối đa và tối thiểu
7. Yêu cầu về bảo hiểm
8. Sự hoàn chỉ của TSTC
9. Các kênh chấp thuận về mặt chính sách
B. Cho vay bù đắp khoản phải thu
C. Cho vay bù đắp hàng tồn kho
D. Cho vay dài hạn
E. Cho vay mua chứng khoán
F. Cho vay kinh doanh nhỏ
G. Cho vay nông nghiệp
H. Cho vay tiêu dùng
I. Cho vay mua nhà ở
6.5.1. Quy trình quản lý TD
6.5.1.1. Bảo hiểm:
Phải xác định những loại hình người vay phải được bảo hiểm. Hợp đồng BH phải quy định NH là người hưởng lợi.
6.5.1.2. Chứng từ:
Số lượng giấy tờ tuỳ thuộc vào: Loại KH, Loại và kỹ thuật cấp TD, Quy mô TD. Nhân viên NH cần phải tiếp xúc, thông báo điều kiện cấp TD đối với từng KH cụ thể với những mục đícch sử dụng vốn đã định và hướng dẫn cho KH hoàn chỉnh các thủ tục, giấy tờ. NH cần phải quy định thống nhất về những hồ sơ và thủ tục TD. Hồ sơ TD của KH phải được tổ chức có hiệu quả để nâng cao tính thống nhất và làm giảm tổn thất cho vay. Hồ sơ TD phải được quản lý bởi bộ phận TD. Mỗi hồ sơ cần phải có một danh mục chứng từ cho vay thống nhất được liệt kê như sau:
1. Thoả thuận cho vay
2. Đơn xin vay
3. Báo cáo TC của người vay
4. Báo cáo TD
5. Bằng chứng về sự hoàn hảo của TSBĐ
6. Giấy chứng nhận thuê hay mua TS
7. Hợp đồng bảo hiểm đã chuyển quyền hưởng lợi cho NH
8. Thoả thuận về uỷ quyền của DN vay vốn
9. Thoả thuận phụ
10. Bảo lãnh liên tục
11. Báo cáo TC về người bảo lãnh
12. Thư tín
13. Những bản sao của những kỳ phiếu còn tồn tại hoặc đã thanh toán
6.5.1.3. Thu hồi những khoản cho vay có vấn đề và giá phải trả
a. Những dấu hiệu cảnh báo của một khoản vay có vấn đề:
(1). Sự trì hoãn bất thường trong việc nộp các báo cáo TC và các khoản thanh toán theo kế hoạch cũng như trì hoãn trong giao tiếp với nhân viên NH
(2). Những thay đổi bất thường xuất hiện trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao, trả tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay thu nhập.
(3). Việc cấu trúc lại số dư nợ, không chia lợi tức cổ phần hay sự thay đổi trong mức phân hạn tín dụng của KH là những dấu hiệu cần chú ý.
(4). Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu.
(5). Khách hàng hoạt động thua lỗ trong 1 hay nhiều năm, các chỉ số ROA, ROE, EBIT sụt giảm.
(6). Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của KH như tỷ lệ nợ trên VCSH tăng, hệ số khả năng thanh toán giảm, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu tăng.
(7). Doanh thu và dòng tiền thực tế so với dự kiến của KH có thay đổi lớn
(8). Có những thay đổi bất thường, ngoài dự kiến trong số dư tiền gởi
b. Cách xử lý khoản cho vay có vấn đề của NH:
Quá trình khôi phục vốn từ những khoản cho vay có vấn đề bao gồm những bước chính như sau:
(1). Luôn giữ vững mục tiêu, tận dụng mọi cơ hội trong việc khôi phục toàn bộ phần vốn cho vay.
(2). Phát hiện và báo cáo kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến khoản vốn cho vay là điều hết sức cần thiết. Việc trì hoãn thường làm cho khoản cho vay có vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
(3). Tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa CB NH.
(4). Nên bàn bạc “khẩn trương” với “khách hàng có vấn đề” về 1 số khả năng có thể lựa chọn như cắt giảm chi phí, tăng dòng tiền, tăng cường khả năng quản lý. Thông thường NH sẽ bắt đầu cuộc thảo luận bằng việc phân tích sơ bộ vấn đề và phát thảo những khả năng có thể xảy ra đối với khoản cho vay. Sau khi xác định được những rủi ro tiềm tàng và thực trạng của món vay, NH phải cụ thể hoá kế hoạch hành động để có những bước đi hiệu quả tiếp theo.
(5). Phải ước tính được những nguồn sẵn có nhằm thu hồi khoản cho vay có vấn đề.
(6). Phải tìm hiểu các thủ tục pháp lý nếu xảy ra tranh chấp trong trường hợp KH có ý định không hoàn trả vốn vay.
(7). Phải đánh giá được năng lực, phẩm chất và cơ cấu bộ máy lãnh đạo của KH. CBNH nên tận cơ sở kinh doanh để nắm bắt được hoạt động cũng như giá trị TS của KH.
(8). Phải cân nhắc toàn bộ khả năng có thể xảy ra trong việc giải quyết khoản cho vay có vấn đề bao gồm: lập hợp đồng mới hay tìm 1 giải pháp để giúp KH củng cố lại dòng tiền, hoặc cho vay thêm vốn đối với KH. Những khả năng khác như nhận thêm TSTC mới, thực hiện bảo lãnh, tổ chức lại, sáp nhập, thanh lý hay yêu cầu tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, giải pháp thông dụng là tìm kiếm khả năng tạo lập 1 hợp đồng TD mới trên cơ sở HĐTD cũ để có thể mang lại cơ hội cho cả KH và NH trong việc khôi phục hoạt động thông thường.
c. Nguyên nhân thông thường của tổn thất
NH được quản lý tốt thường thực hiện việc mổ xẻ khoản vay gây ra tổn thất cho NH. Đây là bước có nguồn thông tin phản hồi mạnh nhất về hiệu quả của CSTD, chứng từ, CBTD và bộ phận kiểm tra khoản vay. Việc làm này có vẻ như rất đau lòng nhưng nó có thể dạy cho người làm TD về sự quan trọng của việc kiểm soát hoạt động cho vay tốt hơn bất kỳ bài học lý thuyết nào. Những nguyên nhân thông thường dẫn đến sự thất bại của các khoản vay được liệt kê như sau:
(1). Đánh giá quá cao và không quản lý hợp lý TSTC, không thể đánh giá được
(2). Giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ
(3). CBTD thực hiện khoản cho vay một cách không hợp lý, bỏ qua uỷ ban cho vay, chỉ dựa vào quan hệ giữa CBTD và KH
(4). Khoản cho vay thực hiện đối với DN mới có chủ sở hữu, người lãnh đạo thiếu kinh nghiệm.
(5). Cho vay mới với giá trị cao hơn nhưng không có thêm TSTC
(6). Đảo nợ để trả khoản nợ lãi
(7). Không thể phân tích lưu chuyển tiền mặt và khả năng trả nợ của người vay
(8). CBTD không thể kiểm tra khoản vay thường xuyên
(9). Vốn không được sử dụng như dự kiến, chuyển sang sử dụng vào mục đích cá nhân của người vay (không cố gắng xác định xem mục đích vay vốn là gì)
(10). Vốn được sử dụng ngoài khu vực thị trường thông thường của NH, chất lượng trao đổi thông tin với KH kém.
(11). Kế hoặch trả nợ không rõ ràng và không được quy định bằng văn bản
(12). Không thể nhận hoặc nhận không thường xuyên báo cáo TC của người vay
(13). Không kiểm soát được TSTC vì người vay gây khó khăn về mặt pháp lý
(14). NH không tuân theo những chính sách và thủ tục của mình
(15). Chủ tịch NH quá độc đoán trong việc thông qua khoản vay
(16). Bỏ qua tình trạng thấu chi, không coi đó là một tín hiệu của vấn đề tài chính chủ yếu của người vay
(17). Không thể thanh tra TS kinh doanh của người vay
(18). Cho vay dựa trên giá trị sổ sách giả của DN, không kiểm toán và xác minh báo cáo tài chính của người vay.
(19). Không thể thu thập hoặc bỏ qua những báo cáo của phòng thông tin TD hoặc những nguồn tham khảo khác.
(20). Không thể đòi lại khoản vay hoặc nhanh chóng bù đắp bằng TSTC khi tình trạng suy giảm trở nên không thể cứu vãn
6.5.1.4. Những hạn chế về mặt pháp lý và sự tuân thủ:
Hoạt động NHTM được kiểm soát rất chặt chẽ, nhất là hoạt động cho vay. Nguyên nhân:
- RR trong hoạt động NH cần phải được giảm thiểu do vai trò quan trọng của nó đối với hệ thống thanh toán của nền kinh tế.
- Các NHTM là các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia
- Ký ức về sự đỗ bể và khủng hoảng NH trong quá khứ là những lời cảnh báo về mặt chính trị nghiêm trọng.
- Các biện pháp kiểm soát được đặt trên quyền lực của NH trong việc thực hiện TD nhằm phân bổ TD đến các đầu mối xã hội được mong đợi.
a. Những điều khoản pháp lý:
Những hạn chế về mặt pháp lý đối với hoạt động cho vay được phản ảnh trong các văiệt nam bản pháp lý và những quyết định hướng dẫn của cơ quan quản lý
b. Kiểm tra giám sát chất lượng khoản vay
Thanh tra NH của các cơ quan quản lý có thẩm quyền đặt mục tiêu ưu tiên cho việc đánh giá như sau:
(1) Thanh khoản và khả năng thanh toán của NH
(2) Sự tuân thủ với những luật và quy chế về hoạt động NH của NH đó
(3) Chất lượng và khả năng thanh khoản của các loại TS có của NH
(4) Sự đầy đủ về kiểm soát và bảo mật nội bộ
(5) Sự đầy đủ về vốn
(6) Sự lành mạnh trong chính sách quản lý
Việc đánh giá mỗi yếu tố này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chất lượng của danh mục cho vay.
Kiểm tra khoản cho vay theo phương diện rộng nhất, đòi hỏi sự đánh giá về chính sách TD và việc quản lý toàn bộ danh mục cho vay của NH đó. Những vấn đề trong danh mục cho vay thường phát sinh từ:
- Những lãnh đạo cấp cao không có kinh nghiệm
- Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội của NH đó yếu kém
- Các nguyên nhân khác như không đảm bảo mục đích sử dụng của khoản vốn vay, không có kế hoạch hoàn trả rõ ràng, không thu thập thông tin đầy đủ, quá phụ thuộc vào TS thế chấp.
Việc đánh giá của cán bộ kiểm tra về danh mục cho vay cuối cùng sẽ chi tiết bằng việc đánh giá từng khoản vay.
- Quá trình đánh giá mang tính đơn giản bao gồm những bước chi tiết như so sánh mỗi giấy nợ với sổ cái, chứng minh tính chính xác của TS thế chấp được mô tả trong giấy nợ, ghi chép những chi tiết về khoản vay trên bảng mẫu của cán bộ kiểm tra, và chứng minh rắng số tiền của qkhoản vay được cấp theo đúng dự kiên trong giấy nợ.
- Quá trình đánh giá mang tính phức tạp hơn đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có đủ kinh nghiệm, quyết đoán, khách quan và khả năng phân tích khi đánh giá rủi ro của khoản vay. Việc đo lường rủi ro của khoản vay trước hết phải đánh giá được khả năng và thiện chí của người vay trong việc thực hiện các thoả thuận đã thống nhất. Cần xác định đặc điểm, khả năng, trách nhiệm tài chính và ghi chép của người vay, thực hiện kiểm tra để xác định thu nhập thực tế và tiềm năng, xác định tài sản có khả năng thanh khoản cao của người vay dành cho việc thanh toán lãi, gốc theo đúng lịch trình đã thoả thuận
Sau khi kiểm tra và thảo luận chi tiết từng khoản vayvới cán bộ NH, Cán bộ kiểm tra lên danh sách cá khoản vay bị phê bình. Những khoản này sẽ xếp vào một số hạn mục như sau:
(1) Những tài sản khác được đặc biệt lưu ý
(2) Những khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn
(3) Những khoản cho vay nghi ngờ
(4) Những khoản cho vay lỗ
Sau khi lập danh mục những khoản vay bị phê bình, cán bộ kiểm tra đánh giá đầy đủ về dự trữ cho tổn thất cho vay của NH. Danh mục về khoản vay bị phê bình được coi là cơ sở để xác định sự đầy đủ của dự trữ. Cán bộ kiểm tra đưa ra mức dự trữ tổn thất dự kiến cho mỗi hạn mục và số tổng chính là số tiền dự trữ cần thiết và so sánh với tổng số tiền dự trữ thực tế.
Ví dụ:
Danh mục những khoản vay phê bình
Tổn thất dự tính
Phần trăm
Yêu cầu dự trữ
Những tài sản khác được đặc biệt lưu ý
Những khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn
Những khoản cho vay nghi ngờ
Những khoản cho vay lỗ
1.000.000
3.000.000
1.000.000
500.000
2
10
50
100
20.000
300.000
500.000
500.000
Tổng số
5.500.000
1.320.000
Trừ dự trữ tổn thất cho vay thực tế
820.000
Số tiền dự trữ thiếu
500.000
Ví dụ này cho thấy, NH cần phải trích 500.000 thu nhập của mình dành vào dự trữ tổn thất cho vay. đây là một tin không mấy tốt lành đối với các cổ đông.
6.5.1.5. Định giá khoản vay:
CSTD chính thức phải xác định rõ cách thức định giá của một khoản cho vay, chính sách và thủ tục đối với việc xác định lãi suất cho vay, các khoản phí. Ví dụ như: lãi suất cho vay sàn của NH, lãi suất của NH dành cho KH vay uy tín nhất.
6.5.1.6. Thông tin tài chính của người vay và những hình thức theo dõi khác:
Các khoản vay luôn được hỗ trợ bởi các dự liệu TC cụ thể. CSTD phải hình thành những hướng dẫn nhất định về những dự liệu này. Ví dụ, các NH quy định: KH phải nộp bảng cân đối TS và báo cáo thu nhập của ít nhất 3 năm gần nhất đã qua kiểm toán hoặc không qua kiểm toán và bảng giải trình làm rõ thông tin như khoản phải thu, hàng tồn kho, thiết bị,…
6.5.1.7. Những vấn đề đạo đức, mâu thuẫn lợi ích:
Thành công của một NH phụ thuộc vào niềm tin của KH đối với CBNH. CBNH là những người làm việc trực tiếp và hàng ngày với tiền tệ, việc trao đổi tiền tệ là kết quả của mối quan hệ với KH. Ngoài ra, CBNH còn làm việc với những thông tin bí mật và có tính nhạy cảm cao có liên quan đến KH của họ nên mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng thường rất nghiêm trọng.
CSTD thường liệt kê những hoạt động hoặc mối quan hệ không hợp lý mà CBTD cần phải tránh. Đó là việc nhận quà có giá trị hoặc những khoản vay từ phía KH, đầu tư vào DN của KH, hoặc những hoạt động khác có sử dụng thông tin đặc quyền để thu lợi cá nhân hoặc sử dụng không hợp lý thông tin TD của KH.
6.5.1.8. Kiểm tra khoản cho vay
Hầu hết các NH đều thực hiện việc theo dõi khoản vay để làm giảm tổn thất và theo dõi chất lượng khoản vay.
Kiểm tra khoản vay là việc kiểm toán định kỳ hoạt động của một vài hoặc tất cả những khoản vay đang tiến hành trong danh mục cho vay của NH. Thực chất, đây là công tác phân tích TD sau khi món vay được thực hiện.
Cần thiết phải tiến hành kiểm tra khoản cho vay vì các điều kiện cơ sở của mỗi khoản vay thường xuyên thay đổi, tác động vào vị thế tài chính, năng lực hoàn trả của người vay. Những biến động trong nền kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu TD của một số DN này nhưng lại làm tăng nhu cầu TD của 1 số DN khác. NH cần phải đặc biệt nhạy cảm đối với sự biến động này và định kỳ phải kiểm tra toàn bộ các khoản cho vay cho đến khi mãn hạn.
Mục đích thực tế của việc kiểm tra là phát hiện những thiếu sót, cảnh báo sớm về sự suy giảm chất lượng của khoản cho vay. Ngoài ra, kiểm tra giúp củng cố “văn hoá tín dụng” trong một tổ chức TD. Những điểm cần phải nhấn mạnh trong quá trình kiểm tra khoản vay:
- Phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng
- Khuyến khích CBTD theo dõi và báo cáo sự suy giảm về chất lượng của khoản vay mà họ theo dõi.
- Bắt buột thực hiện hồ sơ thống nhất
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách cho vay, luật và các quy chế của NH
- Thông báo cho ban điều hành và HĐQT về tình hình chung của danh mục cho vay
- Yêu cầu hình thành nên các quỹ dự trữ tổn thất cho vay.
Vai trò của kiểm soát TD là nó không chỉ giúp nhà quản lý NH phát hiện ra những khoản cho vay có vấn đề mà còn giúp xác định được vấn đề CBTD có tuân thủ đúng CSTD của NH không?. Chính vì lý do này cùng với việc tăng cường tính khách quan trong quá trình kiểm soát TD, rất nhiều NH lớn thường tách riêng nhân viên kiểm soát ra khỏi phòng TD và giúp cho các nhà quản lý cấp cao của NH trong việc đánh giá toàn bộ rủi ro tiềm tàng của NH.
Các biện pháp cơ bản thường được áp dụng
- Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay
- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả các đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay: bao gồm:
(1). Đánh giá quá trình thanh toán của KH
(2). Đánh giá chất lượng và tình trạng của TSTChấp
(3). Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của HĐTD để đảm bảo rằng NH có quyền hợp pháp sở hữu 1 phần hay toàn bộ TSTC trong trường hợp KH không có khả năng thanh toán món nợ.
(4). Đánh giá sự thay đổi trong tình hình TC của KH và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu TD của KH
(5). Đánh giá liệu khoản vay cò phù hợp với chính sách của NH và phù hợp với những tiêu chuẩn được cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của NH không?
- Thực hiện kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản cho vay lớn
- Thực hiện kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản cho vay có vấn đề
- Thực hiện tăng cường kiểm soát TD trong trường hợp nền kinh tế suy thoá hoặc các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của NH phải đối mặt với những vấn đề lớn.
6.5.1.9. Kiểm soát tổn thất
NH dành quyền lợi đảm bảo hợp pháp đối với TS thế chấp của người vay nhằm đạt được quyền bán TS thế chấp và sử dụng số tiền thu được để bù đắp cho khoản vay nếu người vay không hoàn trả theo thoả thuận. Hỗu hết các khoản cho vay đều được thực hiện trên cơ sở này mặc dù có một số khoản vay chất lượng cao thì không cần bảo đảm.
NH tuân theo những thủ tục cụ thể để hình thành và lập chứng từ về quyền hợp pháp của họ đối với tiền bán TS thế chấp trong trường hợp KH không có khả năng thanh toán. Đối với trường hợp tài sản là bất động sản, thủ tục và chứng từ khác với động sản.
Đối với BĐS: cần lưu ý: Quyền định đoạt TS, Giá trị thị trường của TS, Tính thị trường của TS. Ngoài ra còn phải xác định được địa điểm chính xác của BĐS, bảo hiểm cho TS và cả việc uỷ quyền cho NH là người thụ hưởng trong trường hợp có tổn thất. Đối với tài sản thuộc quyền định đoạt của NH: khi người vay ký thoả thuận thế chấp trong đó uỷ quyền cho NH nắm giữ TS và bán TS đó trong trường hợp người vay mất khả năng thanh toán.
6.5.2. Thủ tục cho vay
6.6. Phân tích tín dụng – cơ sở để hình thành khoản cho vay tốt
Phân tích tín dụng là việc NH xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn cụ thể của KH nhằm đánh giá khả năng thu nợ và lãi nếu NH đồng ý tài trợ để quyết định cho vay hay không cho vay?. Kinh nghiệm khi xem xét một đơn xin vay, NH phải trả lời 3 câu hỏi sau:
(i). Khách hàng vay có đáng tin cậy không? Vì sao bạn biết?
(ii). Liệu hợp đồng TD có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn cho NH và người gởi tiền cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng món vay một cách hiệu quả không?
(iii). Liệu NH có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề và liệu NH có thể thu hồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không?
6.6.1. Khách hàng vay có đáng tin cậy không? Có thể thanh toán được khoản vay đúng hạn không?
Để trả lời câu hỏi này cần nghiên cứu chi tiết hồ sơ vay vốn trên các khía cạnh sau:
- Tính cách: Character (tính cách của người vay),
+ CBTD cần phải có những bằng chứng chứng tỏ khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc.
+ CBTD phải xem mục đích vay có phù hợp với chính sách cho vay hiện tại của NH.
+ CBTD phải xác định liệu người đi vay có trách nhiệm trong việc sử dụng khoản tiền vay không?.
==> Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo nên hình ảnh, tính cách của KH trong cách nhìn nhận của CBTD.
- Năng lực: Capacity (Năng lực của người vay), CBTD phải chắc rằng KH có đủ năng lực vay vốn và có đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết HĐTD.
- Dòng tiền mặt: Capital (Vốn), Liệu người đi vay có khả năng tạo ra một dòng tiền mặt đủ lớn để đáp ứng yêu cầu hoàn trả món vay cho NH không?. Nhìn chung, khách hàng vay thường dùng 3 nguồn sau để trả nợ NH:
+ Dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng hoặc thu nhập
+ Dòng tiền mặt từ bán tài sản
+ Dòng tiền mặt từ huy động vốn thông qua phát hành nợ hay chứng khoán vốn.
Tuy nhiên, NH tập trung phân tích dòng tiền tạo ra từ doanh thu bán hàng và xem đây là một nguồn chính để thanh toán nợ.
Dòng tiền mặt = Lợi nhuận ròng + Các chi phí không bằng tiền mặt (khấu hao) + Các khoản phải trả bổ sung – Số dư hàng tồn kho và các khoản phải thu bổ sung
Với cách xác định dòng tiền như vậy, CBTD sẽ tập trung vào những khía cạnh quan trọng của KH như chất lượng, kinh nghiệm quản lý, sức mạnh thị trường của KH. Khi KH vay có biểu hiện tăng khoản phải thu, tăng hàng tồn kho hoặc đang khó khăn trong việc thu hồi các khoản TD cấp cho bạn hàng thì NH sẽ do dự trong việc tài trợ.
Kết quả đánh giá của CBTD đối với dòng tiền mặt của KH có liên quan đến các câu hỏi:
+ Công ty có quá trình tăng trưởng ổn định về thu nhập hay doanh số bán hàng không?
+ Liệu KH có khả năng duy trì sự tăng trưởng trong KD để bảo đảm cho khoản vay hay không?
Thu nhập trong quá khứ và thu nhập hiện tại là chứng cứ quan trọng để trả lời 2 câu hỏi nay?
- Tài sản thế chấp: Collateral (bảo đảm), CBTD cần đặt ra câu hỏi khi đánh giá TS: Người vay có sở hữu một TS với giá trị ròng tương xứng với khoản vay. CBTD cần phải nhạy cảm với thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, mức độ chuyên môn hoá, trình độ công nghệ.
- Các điều kiện môi trường: Conditions (Điều kiện môi trường): CBTD phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của DN cũng như của ngành mà DN hoạt động để từ đó nhận biết được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Để đánh giá được những ĐK của ngành và của nền KTế, NH cần phải lưu giữ các dữ liệu thông tin từ các báo, tạp chí, báo nghiên cứu.
6.6.2. Hợp đông TD có được cấu trúc hoàn chỉnh không?
Việc phân tích 5 chữ C nhằm giải quyết câu hỏi: Khách hàng vay có đáng tin cậy không?. Sau đó, NH phải giải quyết tiếp 1 vấn đề quan trọng nữa là liệu Hợp đông TD có được cấu trúc hoàn chỉnh nhằm thoả mãn yêu cầu của cả KH và NH không?.
Một HĐTD được cấu trúc hợp lý phải bảo vệ được NH và những người mà NH đại diện, hạn chế được những hoạt động có thể đe doạ tới khả năng thu hồi vốn của NH. Quá trình thu hồi vốn bao gồm địa điểm và thời gian phải được xác định rõ trong HĐTD.
CBTD cần phải phát thảo một HĐTD đáp ứng được nhu cầu của người vay với 1 kế hoạch trả nợ thích hợp. KH có thể tự tạo ra 1 kế hoạch trả nợ vì sự thành công của NH cơ bản phụ thuộc vào sự thành công của KH. Nừu KH của NH gặp khó khăn, NH cũng phải đối mặt với 1 vấn đề nghiêm trọng không kém. KH thường không xác định được nhu cầu tài chính thực sự nên CBTD phải là người tư vấn tài chính cho KH đồng thời hướng dẫn KH trong việc lập đơn xin vay.
Xem xét các bộ phận cấu thành hợp đồng TD
(i) Phần ghi chú: đó là phần được người vay ký, xác định rõ khoản tiền gốc, lãi suất, thời hạn hoàn trả.
(ii). Thoả thuận cam kết: NH cam kết cung cấp TD cho KH vào các thời điểm đã định trước (quá trình giải ngân) và KH phải trả phí (thường HĐTD hạn mức)
(iii). TS thế chấp: HĐTD có bảo đảm bằng TS sẽ có mục miêu tả các TS được dùng để thế chấp cùng với việc giải thích rõ ràng việc khi nào NH có thể sở hữu những TS đó để có thể bù lại phần vốn đã cho vay không thu hồi được.
(iiii). Những điều hạn chế: Đa phần các HĐTD đều có những điều khoản hạn chế và thường có 2 dạng đồng ý hay từ chối.
- Các điều khoản đồng ý: Yêu cầu người vay phải thực hiện 1 số yêu cầu nhất định như định kỳ nộp báo cáo TC, mua bảo hiểm TS, có TSTC, phải đảm bảo tính thanh khoản và sự hợp pháp của nó.
- Các điều khoản từ chối: hạn chế người vay tiến hành 1 hoạt động nào đó nếu không có sự chấp thuận của NH như vay mới, mua thêm TSCĐ, tham gia sát nhập, hợp nhất, trả cổ tức quá mức cho cổ đông.
(iiiii). Phần đảm bảo hay cam kết của người vay: Người vay phải cam kết rõ ràng rằng toàn bộ thông tin được cung cấp trong hồ sơ vay vốn là chính xác và chỉ định rõ ai chịu trách nhiệm về khoản vay và trách nhiệm hoàn trả món vay.
(iiiiii). Trường hợp huỷ bỏ hợp đồng: sau cùng, là phần liệt kê các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng, xác định rõ những hoạt động nào của người vay là vi phạm hợp đồng và những hoạt động nào NH có quyền thực hiện nhằm bảo đảm khôi phục số tiền cho vay của mình. Phần này cũng xác định rõ, ai là người chịu trách nhiệm đối với chi phí huỷ bỏ hợp đồng, chi phí toà án, chi phí việc thuê luật sư.
6.6.3. NH có thể hoàn thiện quyền của mình đối với thu nhập hay TSTChấp của KH vay vốn không?
- Lý do của việc thế chấp TS. Đối với những DN lớn thường vay vốn không phải sử dụng TS thế chấp thì hầu hết KH của NH phải có TSTC khi xin vay để đảm bảo cho việc thanh toán nợ. Thế chấp TS nhằm 2 mục đích:
+ Nếu KH vay không có khả năng trả nợ thì người vay có quyền thu giữ TS và bán TS để thu hồi khoản nợ đã cho vay.
+ Việc TCTSản tạo ra lợi thế về tâm lý cho người cho vay bởi TS đã được dùng thế chấp cho khoản vay nên người vay cảm thấy cần phải làm việc tích cực hơn để thanh toán khoản nợ, tránh khả năng mất các TS có giá trị.
Vì 2 lý do này nên NH cần phải trả lời cho được câu hỏi: liệu NH có thể hoàn thiện quyền của mình đối với thu nhập hay TSTChấp của KH vay vốn không?
Mục tiêu của NH khi nắm giữ TSTC là nhằm xác định rõ các TS mà NH có thể phong toả và bán đồng thời thông báo cho các Tổ chức khác biết NH có quyền hợp pháp trong việc phát mại TS nếu KH không có khả năng trả nợ. NH sẽ là người sẽ là người được xếp thứ tự ưu tiên về quyền đối với TS so với các chủ nợ khác và so với chủ nhân của nó (KH vay). khi đó, ta nói đòi hỏi của NH đối với TSTC được hoàn thiện. NH cần phải nhận thức rằng: thủ tục cần thiết để thiết lập một đòi hỏi hoàn thiện đối với TSTC phụ thuộc vào bản chất của TS và luật lệ của mỗi quốc gia.
Các loại TSTC: Khoản Phải thu, Mua Nợ, Hàng Tồn kho, Bất động sản,Tài sản Cá nhân,
6.7. Tổ chức cho vay
Chương 6: QUẢN TRỊ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC CỦA NHÀNG
Nội dung:
1. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng
2. Bảo lãnh ngân hàng
3. Thư tín dụng
4. Các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng
5. Các hoạt động kinh doanh khác
6. Hợp đồng tín dụng phái sinh
8.1. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng
8.1.1. Tài khoản
8.1.1.1 Khái quát về tài khoản
Trong toàn bộ các công cụ của NHTM, tài khoản NH là công cụ có vị trí quan trọng vào bật nhất. Phần lớn các nghiệp vụ đó do NH thương mại thực hiện thay cho khách hàng đều được ghi vào tài khoản của khách hàng. Chúng ta nói « phần lớn », vì có những trường hợp, một số người đến chỉ nhờ NH giúp một số dịch vụ riêng lẻ, như: lãnh tiền mặt một tờ cheque mà họ là người thụ hưởng, nộp tiền để ghi vào tài khoản một khách hàng khác có mở tài khoản tại NH, mua bán ngoại tệ…mà không cần có tài khoản riêng.
Sau khi mở tài khoản tại NH, khách hàng chuyển giao cho NH việc tiến hành về mặt kỹ thuật các nghiệp vụ chi trả của mình. Thông qua tài khoản NH, NH cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ, tạo khả năng to lớn để khách hàng thực hiện được các nghiệp vụ có giá trị to lớn, cùng khắp địa phương một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn, mà bản thân khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn.
Đối với NH, tài khoản là một công cụ diệu kỳ thực hiện cơ chế tạo tiền, làm tăng sức mạnh NH gấp nhiều lần. Chính tài khoản NH mới tạo cho đồng tiền ghi sổ (bút tệ) các khả năng tương ứng với giấy bạc NH, nó cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ có nghĩa là số dư trên tài khoản của khách hàng. Cái mà lưu thông một cách hầu như là liên tục thông qua các bút toán, đó là các tài sản có ghi trên tài khoản của các khách hàng của NH. Các tài sản có này chỉ cần có các bút toán trên sổ sách và có thể sự lưu thông của chúng không dưới dạng vật chất (bằng giấy bạc NH) chuyển qua tay từ người này đến người khác. Như vậy, cơ sở của việc phát hành séc hay thanh toán qua chuyển khoản đó chính là tài khoản tại NH. Chính các NH thanh toán qua ghi nợ từ nguồn tài khoản, nơi có đồng tiền ghi sổ. Séc và chuyển khoản chỉ là cách thực hiện, cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ ở tài khoản NH.
Về phương diện pháp lý cũng như theo thông lệ, tài khoản được định nghĩa là « một bảng kê có mang họ tên, địa chỉ…của khách hàng và có số thứ tự, trong đó NH tuần tự ghi chép tất cả các nghiệp vụ của NH thực hiện giúp cho khách hàng chủ tài khoản », trên đó lưu trữ, bảo quản các ‘dấu vét’ của các nghiệp vụ và cho tổng kết tình hình kết số tiền gởi của khách hàng.
Do đó, việc thuận nhận mở tài khoản là một hành vi hệ trọng và có ý thức về phía khách hàng cũng như về phía NH, vì đây là sự khởi đầu cho các mối quan hệ giữa khách hàng và NH. Nếu, theo qui định của nhà nước, khách hàng được quyền chọn NH để mở tài khoản thuận tiện trong giao dịch thì ngược lại NH cũng có quyền cứu xét để quyết định mở tài khoản cho một khách hàng hay không. Như vậy hành vi mở tài khoản là một hành vi biểu lộ sự tín nhiệm hổ tương từ phía khách hàng cũng như từ phía NH. NH được quyền từ chối không mở tài khoản đối với những đối tượng mà xét thấy không muốn đặt quan hệ khách hàng. Đó là những đối tượng mà trong hồ sơ ‘rủi ro’ xếp vào thành phần có tư cách không rõ ràng có những hành vi bất xứng như đã nhiều lần phát hành chi phiếu bị từ chối, không sòng phẳng trong quan hệ tín dụng với các NH, như mượn tên để mở tài khoản…
Trên đây mới chỉ đề cập đến, việc cứu xét mở tài khoản cho khách hàng về phương diện thuần túy nghề nghiệp trên cơ sở bình đẳng trong mối quan hệ NH – khách hàng. Thật ra nghiệp vụ mở tài khoản NH bao gồm các giai đoạn: mở tài khoản, sử dụng tài khoản và đóng tài khoản, đều phải được chú ý đúng mức. Về phương diện pháp lý, pháp chế các nước có qui định khá đầy đủ các giai đoạn phát sinh, vận động và đóng tài khoản.
8.1.1.2. Các thủ tục pháp lý liên quan đến việc mở tài khoản
a. Đối với thể nhân
a.1. Thủ tục xác minh lý lịch của người muốn mở tài khoản:
Đây là một thủ tục khá phức tạp, đòi hỏi NH vừa phải hết sức tế nhị vừa khéo léo để không mất khách hàng, nhưng vừa phải hết sức kiên quyết vì đây là một thủ tục pháp lý bắt buộc đồng thời rất cần thiết cho mối quan hệ tốt đẹp này.
Văn bản pháp qui các nước có qui định rõ « trước khi thuận mở tài khoản cho khách hàng, NH phải xác minh trước lý lịch và nơi cư trú của các đương sự qua các chứng minh do cơ quan công quyền cấp. NH phải ghi vào sổ sách của mình nội dung của các tài liệu xuất trình ». « Chứng minh do cơ quan công quyền cấp » có thể được hiểu là chứng minh nhân dân, hoặc căn cước hay hộ chiếu…hoặc giấy chứng nhận công nhân viên có dán hình còn hiệu lực và giấy chứng nhận cư trú.
Việc xác minh các giấy tờ nói trên tại nước ta tương đối dễ dàng hơn một số nước vì công tác quản lý hộ khẩu của nước ta khá chặt chẽ.
Ngoài ra, ở một số nước, NHTW còn bắt buộc các NH thương mại trước khi thuận mở tài khoản, cần phải tham khảo tài liệu dự trữ nơi « trung tâm rủi ro » của NH trung ương để từ chối đối với những người đã bị xếp vào loại khách hàng có tì vết. Với tiến bộ trong ngành điện tử và điện toán, kết quả của công tác tham khảo nói trên sẽ được cung cấp trong thời gian tối đa là một tiếng đồng hồ qua màng lưới vi tính. Luật lệ một số nước còn nghiêm ngặt hơn: ấn định một chế tài bằng tiền đối với các NH thương mại trong trường hợp mở tài khoản cho khách hàng mà không tham khảo trước trung tâm rủi ro, nếu sau này khách hàng đó phát hành séc bị từ chối.
a.2. Thủ tục khi mở tài khoản
Khi NH chấp thuận mở tài khoản cho khách hàng, tức là có sự phát khởi tín hiệu lẫn nhau giữa khách hàng và NH. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục mở tài khoản phải chấp hành những điểm pháp lý do luật định và các chi tiết về nghiệp vụ do NH qui định.
Trên nguyên tắc, ở các nước theo luật dân sự và đương sự, thì mọi người đều có thể mở tài khoản tại NH, trừ những người vô năng về pháp lý gồm: những vị thành niên, những người bị cấm quyền vì đã phạm tội hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm về hình sự, vì mắc bệnh loạn trí và những người bị cấm hành xử một số hành vi do luật pháp hay do một văn bản của tòa án.
Áp dụng các qui định trên và theo giác độ nghiệp vụ NH, người ta phân các thể nhân thành 3 phạm trù pháp lý:
- Các thể nhân có thể tự mình hành xử tất cả các nghiệp vụ NH: đó là những người có đầy đủ năng lực pháp lý.
- Những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý, đó là những người chỉ được hành xử một vài nghiệp vụ thông qua một đệ tam nhân, nhân danh người này và được pháp luật cho phép…
- Những người có năng lực pháp lý từng phần, những người này được tự mình hành xử một số nghiệp vụ giới hạn.
(i) Những người có đầy đủ năng lực pháp lý
(ii) Những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý
Luật dân sự ở các nước qui định rõ những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý gồm: vị thành niên, những người bị cấm quyền vị mắc bệnh tâm thần, những người mà tài sản đang đặt dưới sự cung thác, người bị khánh tận, những người đang trong tình trạng chờ phán quyết tư pháp và cuối cùng là những người mù chữ, bại liệt và không có khả năng ký tên.
- Vị thành niên: luật pháp cấm các vị thành niên tự mình đứng ra hành xử các hành vi pháp lý và thương mại, và có dự trù các biện pháp bảo vệ những người này. Các tài sản (động sản và bất động sản) của người này không thể chuyển nhượng nếu không qua một số thủ tục pháp lý đặc biệt.
- Nếu được hội đồng gia tộc cho phép với sự phê chuẩn của tòa án, người thủ hộ có thể nhân danh vị thành niên, nhưng không được quyền chuyển nhượng nếu không có án lịnh của tòa án cấp thẩm quyền.
- Những người thành niên vô năng lực gồm:
+ Những người bị cấm quyền vì phạm pháp: pháp luật qui định những người bị kết án về hình sự trong thời gian thụ hình sẽ có một giám hộ với một kiến hộ để quản trị tài sản ;
+ Những người bị bệnh tâm thần, không còn lý trí để hành động được sáng suốt, không hiểu biết, không ý thức được việc mình làm cho nên về hình sự coi là vô trách nhiệm nếu phạm tội và về dân sự bị cấm quyền.
+ Những người bị cấm quyền có án văn của tòa án đối với những người kém trí, có trình độ trí khôn thấp kém hoặc có những loạn chứng không bình thường, những người hoang phí quá đáng do những sự đam mê quá độ.
+ Những người mà tài sản đang bị đặt dưới sự cung thác, những người có hành vi thù nghịch chống phá chính quyền mà tài sản đã bị nhà nước trung thu toàn phần hay một phần. Nhà nước chỉ định một người (hoặc cơ quan) giám hộ để quản lý tài sản của đương sự và thay mặt đương sự mở tài khoản tại NH.
+ Những người trong tình trạng phá sản, tài khoản bị phong tỏa đến khi nào NH nhận được tên người đại diện chủ nợ của người phá sản.
+ Những người đang trong tình trạng thanh lý tư pháp, tài khoản bị phong tỏa cho đến khi NH nhận được người có tư cách quản lý tài sản ;
+ Những người mù mắt, mù chữ, bại liệt hoặc không đủ khả năng ký tên chỉ định mở tài khoản dưới chữ ký tên của một người được ủy nhiệm có văn bản minh định quyền hạn và có đăng ký tại phòng công chứng sở tại.
(iii) Những người có năng lực pháp lý từng phần
Đó là những vị thành niên được thoát quyền: sự thoát quyền do người cha quyết định ; nếu không còn cha hay người cha thất tung, bị cấm quyền hay không hành xử hoặc bị truất bãi phụ quyền, thì sẽ do người mẹ quyết định. Luật pháp các nước có quy định: cha hay mẹ khai thác quyền cho con trước tòa án có thẩm quyền, nơi đây thẩm phán tiếp nhận lời khai sẽ lập biên bản để lưu tại tòa. Nếu cha lẫn mẹ đều không còn hoặc không phát biểu được ý kiến thì do quyết định của hội đồng gia tộc được tòa án cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
b. Đối với pháp nhân
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) có tư cách pháp nhân đều có thể mở tài khoản tại NH và đều có thể thực hiện một số nghiệp vụ trong quan hệ với NH. Trước khi thuận mở tài khoản cho khách hàng thuộc các đối tượng này, NH cần kiểm soát tư cách pháp nhân đó được thành lập một cách hợp lý không ?. Dân luật và luật thương mại các nước phân loại các pháp nhân đối với: đơn vị sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị kinh tế), các hội đoàn, hiệp hội và các tổ chức quần chúng. Ở đây không đi sâu vào nghiên cứu chi tiết về những qui định pháp lý của các loại hình trên, mà chỉ đề cập đến những nguyên tắc chính yếu về mặt pháp lý trong mối quan hệ giữa NH và khách hàng, đặc biệt là tính hợp lệ của các pháp nhân khi có yêu cầu mở tài khoản.
- Đối với công ty (được thành lập theo Luật công ty của nước Việt Nam có hiệu lực từ 15/04/1991).
- Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và công ty hợp doanh
- Đối với tập đoàn sản xuất, tổ hợp sản xuất
- Đối với các đoàn thể và tổ chức quần chúng
8.1.1.3. Sử dụng tài khoản
Tài khoản phải được điều hành theo những qui định chung về ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo pháp luật về kế toán của nhà nước, nghĩa là các nghiệp vụ được thể hiện tuần tự trên tài khoản theo thứ tự ngày tháng.
a. Điều hành tài khoản
Yếu tố căn bản trong việc điều hành tài khoản là chữ ký của khách hàng mà NH lưu giữ để so chiếu và kiểm tra trong tất cả mọi nghiệp vụ. Các chứng từ do khách hàng gởi đến NH đều phải có chữ ký giống với chữ ký mẫu (khi mở tài khoản, hoặc khi thay đổi hoặc thông báo kịp thời cho NH) mới hợp lệ và có hiệu lực chấp hành đối với NH.
Có hai người được quyền điều hành tài khoản: chủ tài khoản theo thủ tục mở tài khoản nói trên và người thụ ủy (được chủ tài khoản ủy quyền hợp lệ và có hiệu lực). Do đó, về mặt pháp lý cần phân biệt hai trường hợp:
- Trường hợp là chủ tài khoản: Nếu là thể nhân chỉ căn cứ vào chữ ký mẫu lúc mở tài khoản. Nếu là pháp nhân: phải là chữ ký của người có thẩm quyền theo quyết định thành lập, điều lệ, biên bản hội đồng quản trị…Thông thường, để điều hành tài khoản có hai hoặc ba chữ ký hữu quyền.
- Trường hợp là người thụ ủy: thì có chữ ký của người được ủy nhiệm, theo tập tục các nước trước chữ ký thường có ghi « thừa ủy nhiệm ». Đối với NH, người thụ ủy không phải chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ NH. Do đó, nếu chủ tài khoản ủy quyền cho người bị cấm quyền mà NH vì ngay tình không biết được thì NH cũng không chịu trách nhiệm những hậu quả do người này gây nên. Những lỗi lầm này, nếu có, thì chủ tài khoản phải gánh chịu vì quyền phản tố của chủ tài khoản trong trường hợp này bị hạn chế bởi luật pháp.
b. Sự ủy quyền điều hành tài khoản
Như đã nói ở trên, hoạt động của một tài khoản thể hiện mối tương quan pháp lý phát sinh do một hợp đồng song phương và đặc biệt giữa khách hàng và NH. Tuy nhiên, trong việc điều hành tài khoản của mình, chủ tài khoản có thể ủy nhiệm cho đệ tam nhân điều hành nhân danh mình.
Có hai phương thức ủy quyền:
- Ủy quyền tổng quát: người được ủy nhiệm có thể thực hiện tất cả những nghiệp vụ để điều hành như chủ tài khoản.
- Ủy quyền đặc biệt: chủ tài khoản chỉ ủy quyền cho người thụ ủy làm một số nghiệp vụ nhất định được ghi trong tờ ủy quyền.
8.1.1.4. Hoạt động của tài khoản
Mọi nghiệp vụ đều được ghi chép vào tài khoản. Tài khoản được chia làm 2 cột:
- Bên Có: ghi các bút toán làm tăng phần tài sản của khách hàng như: tiền mặt, séc, hối phiếu, lệnh phiếu…do chính khách hàng hoặc đệ tam nhân ký gởi hoăc nhờ NH hành thâu. Có khi do khách hàng nộp vào như: tiền bán chứng khoán, thâu thương phiếu, thâu cổ tức…hộ cho chủ tài khoản.
- Bên Nợ: ghi các bút toán làm giảm phần tài sản của khách hàng như: rút tiền mặt, chi trả séc, chuyển tiền đi nơi khác, tiền lời hoặc hoa hồng trả cho NH, mua các loại chứng khoán, thanh toán các thương phiếu… hộ cho khách hàng.
Sai biệt của hai phần nói trên là phần số Dư (hoặc kết số), có thể là:
Dư Có: về mặt pháp lý là số nợ của NH đối với khách hàng.
Dư Nợ: là số nợ của khách hàng đối với NH.
Để phục vụ cho việc điều hành của NH cũng như của khách hàng được nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, việc ghi chú vào tài khoản vừa kịp thời vừa chính xác, thể hiện bằng « phiếu tình hình tài khoản » của khách hàng được lưu giữ tại bộ phận ngân quỹ. Với tiến bộ của khoa học về điện tử và vi tính, các công tác nói trên sẽ được thực hiện qua hệ thống máy vi tính một cách nhanh chóng, thuận tiện, khỏi phải ghi chép một lần nữa nơi bộ phận kế toán NH.
8.1.1.5. Đóng tài khoản
a. Đóng tài khoản: Về mặt pháp lý có 4 nguyên nhân đóng tài khoản
(i) Đóng do sai áp chi phó
(ii) Khi một trái chủ được biết người thiếu nợ của mình có một tài khoản tại NH, có thể xin án lệnh của tòa án cho sai áp tài khoản đó để bảo tồn số dư nơi tài khoản trong khi chờ đợi phán quyết của tòa.
(iii) Đóng tài khoản do có sự thỏa thuận
Nói chung là tài khoản được đóng là do ý muốn chung của các bên hoặc chỉ do ý muốn của một phía, vì khi mở tài khoản, NH cũng như khách hàng không có khoản cam kết nào về thời hạn trong mối quan hệ của họ.
Thông thường, về phía khách hàng, họ chỉ rút hết số dư Có nơi tài khoản mà không biểu hiện ý muốn đóng tài khoản. Về phương diện pháp lý, hành vi này không có nghĩa là khách hàng đã đóng tài khoản. Tài khoản chỉ nhất thời ngưng hoạt động và sẽ hoạt động trở lại khi khách hàng tiếp tục nộp tiền vào.
Còn về phía NH, nếu muốn chấm dứt mối quan hệ với khách hàng bị coi là bất xứng, NH phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như: thông báo cho khách hàng trong thời gian nhất định, vẫn phải chi trả các séc đang còn lưu hành, số dư Có phải hoàn lại cho khách hàng, số Dư nợ phải được khách hàng thanh toán và không còn đương nhiên sinh lời.
NH không phải chỉ có thể đóng một tài khoản của một khách hàng, mà có khi phải đóng một loạt tài khoản của các khách hàng trong trường hợp NH đóng cửa hay đổi một chi nhánh của mình.
Luật lệ các nước có qui định NH không được lạm dụng quyền đơn phương đóng tài khoản của khách hàng làm thiệt hại quyền lợi của người này hay đối với người đệ tam.
(iiii) Tài khoản đương nhiên bị đóng: Sự kết toán tài khoản tại NH có tính bắt buộc trong các trường hợp sau:
Chủ tài khoản chết: tài khoản của một thể nhân đương nhiên đóng nhưng phải tiếp tục chi trả các séc mà do đương sự phát hành trước ngày qua đời (căn cứ khai tử). Số Dư có còn lại được phong tỏa chờ chứng minh các thừa kế hợp pháp.
Chủ tài khoản trở thành vô năng lực pháp lý hoặc bị cấm quyền: khách hàng loạn trí, bị câu lưu, sự ngăn cản hợp pháp của người vợ hay người chồng của chủ tài khoản, đàn ông hoặc đàn bà góa tái giá…
Chủ tài khoản là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc trong tình trạng thanh toán tài khoản. Trường hợp này tài khoản chỉ có thể hoạt động dưới hình thức tài khoản thanh toán với sự phối hợp chữ ký của người được cơ quan pháp luật chỉ định làm quản lý tài chính và chủ tài khoản.
Tài khoản bị đóng do sự qua đời của một thành viên có thẩm quyền trong một công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân chết, tài khoản sẽ đương nhiên đóng để chờ phán quyết của cơ quan pháp luật.
Một thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chết, NH cần đóng tạm thời tài khoản của công ty để chờ quyết định mới của các thành viên còn lại hoặc của Hội đồng quản trị, nếu công ty có 12 thành viên trở lên.
Đối với công ty cổ phần, sự qua đời của chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty, nếu Chủ tịch không kiêm nhiệm, thậm chí để thận trọng hơn cả đối với sáng lập viên, NH cũng cần phải đóng tài khoản của công ty và chờ quyết định của HĐQT của công ty có biên bản chính thức.
b. Hậu quả của việc đóng tài khoản
Khi đóng tài khoản, NH phải lập bảng cân đối thâu xuất và cho số dư. Nếu đôi bên không đồng ý về số dư đó, thì tòa án (trọng tài kinh tế) sẽ phân định.
Khi số dư đã ấn định, theo tương thuận hay do quyết định của tòa thì kết số này không thể xét lại.
Nếu số dư tài khoản được ấn định theo tòa án, muốn điều chỉnh lại, chỉ có quyền dùng thủ tục điều chỉnh trong 4 trường hợp: lầm lẫn, sai sót, giả mạo hay ghi chép hai lần và nghiệp vụ bút toán bị tranh chấp cần đúng chứng minh bằng chứng từ có kiểm nhận.
Nếu số dư tài khoản được ấn định bằng tương thuận, thì không có thể dùng thủ tục điều chỉnh vì sự tương thuận theo luật pháp là nguyên tắc tối thượng của mọi điều qui ước, trừ phi dẫn chứng ngược lại là sự tương thuận đó không hề có.
Khi tài khoản đã đóng, cần phải thanh toán ngay số dư Có hoặc Nợ của tài khoản. Tuy nhiên, số dư của tài khoản chỉ bị hết hiệu lực thi hành, tùy theo pháp luật của mỗi nước, sau thời gian từ 10 đến 30 năm, quá thời hạn này có dư Có không được lãnh sẽ thuộc về tài sản quốc gia.
8.1.1.6. Các loại tài khoản chính của NHTM
Tuy luật lệ không minh thị các loại tài khoản, nhưng để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng ngày càng được thuận tiện và hiện hữu hơn cũng như sự thuận tiện trong việc hạch toán của NH, các NH thương mại thường có thông lệ phân loại các tài sản như sau:
a. Phân loại theo tính chất đồng sở hữu
b. Phân loại theo mục đích mở tài khoản
- Mở tài khoản để hưởng dịch vụ NH bằng cách ký gởi tiền vào tài khoản có sinh lời hay không có sinh lời.
- Mở tài khoản ngoài mục đích hưởng dịch vụ NH, còn có mục đích để được NH cho vay: đó là tài khoản vãng lai.
- Mở tài khoản để bảo đảm cho một khách hàng của NH vay
Chú ý về tính thống nhất của tài khoản
Nếu nhiều người có thể có chung một tài khoản, thì một người có thể có nhiều tài khoản tại ngay một NH. Theo nguyên tắc, số dư của các tài khoản đó không được bù trừ lẫn nhau, vì mỗi tài khoản mang một tính chất riêng biệt.
Nếu muốn bù trừ số dư của các tài khoản thuộc một khách hàng của cùng một NH, NH yêu cầu khách hàng đó ký gởi « văn thơ kết hợp tài khoản » trong đó nêu rõ lý do thuận tiện, các nghiệp vụ được bút toán vào các tài khoản khác nhau. Tuy nhiên, các tài khoản này vẫn là một tổng thể bất khả phân, liên đới với nhau và có thể bù trừ cho nhau.
Ngoài cách phân loại trên, luật lệ và tập quán NH các nước thường phân tài khoản thành hai loại chính:
Tài khoản vãng lai thường được mở cho các doanh nhân, đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh và sự thu nộp và chi trả thường bằng các chứng phiếu có tính cách thương mại. Tài khoản này vừa thể hiện tiền gởi của khách hàng vừa thể hiện các khoản NH cho vay, vì vậy tài khoản này có khi có số dư Có, có khi có số dư Nợ. Tài khoản vãng lai là một khế ước có tính cách đặc biệt, trong đó khách hàng và NH cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ.
Tài khoản tiền gởi thường mở cho các thể nhân muốn dùng séc làm phương tiện chi trả, điều động đồng vốn của mình ký gởi tại NH. Tài khoản này còn được gọi là tài khoản séc. Tài khoản này có số dư Có, tức là khách hàng không được sử dụng quá số tiền Có của tài khoản.
Vì tính cách quan trọng của tài khoản tiền gởi và tài khoản vãng lai đối với NH, nên cần tìm hiểu thêm về hai loại tài khoản này.
Tài khoản tiền gởi
Tài khoản tiền gởi là một tài khoản đơn, được mở cho khách hàng để ký gởi các khoản tiền tại NH và bút toán những nghiệp vụ tài chính mà NH thực hiện cho khách hàng. Do đó, tài khoản tiền gởi lúc nào cũng phải có số Dư, không thể có số dư Nợ được. Mỗi nghiệp vụ ghi vào tài khoản đều có tính cách riêng biệt.
Tính chất pháp lý của tài khoản tiền gởi
Về phương diện pháp lý, sự ký gởi là một hành vi pháp lý phát sinh nhiều hậu quả pháp lý. Sự ký gởi được thực hiện bằng một khế ước mặc nhiên hay chính thức giữa hai bên ; bên gởi và bên nhận. Bên nhận có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho bên gởi tài vật được ký gởi trong tình trạng nguyên khởi. Đó là một khế ước ký thác thông thường.
Tuy nhiên, hành vi mở tài khoản tiền gởi tại NH là một loại hợp đồng, không phải là loại khế ước ký gởi thông thường, vì nếu thuộc loại khế ước này thì tiền gởi của chủ tài khoản phải được lưu giữ nguyên trạng, như vậy NH khó có thể thực hiện đúng được. Sở dĩ NH nhận tiền ký gởi của các thể nhân là để có thể dùng các khoản tiền đó làm phương tiện hoạt động tạm thời. Ngược lại, người gởi tiền ngoài việc hưởng một số lãi nhất định, họ còn được cung ứng một số tiện ích về dịch vụ NH trong việc giữ nguồn vốn đó một cách có hiệu quả và an toàn nhất. ….
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai mà một tài khoản tương phản do sự thỏa thuận giữa NH và khách hàng. NH cam kết cho khách hàng vay tiền và khách hàng cam kết sẽ gởi vào tài khoản những khoản tiền thu được trong việc kinh doanh của mình. Do đó có sự đóng góp hỗ tương giữa NH và khách hàng, mối quan hệ tương hỗ này thường xuyên phát sinh xen kẽ nhau.
Giới doanh nhân và NH thuận mở tài khoản vãng lai vì:
- Sự điều động nguồn vốn được đơn giản, việc thanh toán thường được thực hiện bằng cách bù trừ, và chỉ khi kết toán số dư mới cần chuyển vận tài nguyên.
- Tính cách tài khoản vãng lai giúp đơn giản hóa các tương quan pháp lý giữa đôi bên. Khi được bút toán vào tài khoản, các bút toán bị tước bỏ đặc tính riêng để nhập vào bên Nợ hay bên Có của tài khoản.
- Tính cách tài khoản vãng lai cho phép NH bù trừ các món nợ đòi được với các trái khoản chưa đáo hạn, khỏi thiệt thòi khi chủ tài khoản bị phá sản khi một mặt phải trả trọn số nợ của mình chịu chủ tài khoản, mặt khác chỉ được thanh toán món nợ chủ tài khoản buộc mình trong khuôn khổ khối chủ nợ của chủ tài khoản.
Vài nhận xét về sự phân loại tài khoản tiền gởi và tài khoản vãng lai
Việc phân loại này có hai điều bất tiện:
Thứ nhất, quan niệm pháp lý về tài khoản vãng lai là hoàn toàn độc lập với tên gọi của tài khoản: một tài khoản gọi là séc trên thực tế có thể là một tài khoản vãng lai và ngược lại một tài khoản vãng lai mặc dù có các điều kiện minh bạch cũng có thể - trên thực tế - chỉ là một tài khoản ký thác thường.
Mặc khác, không có một qui định cụ thể nào cho việc phân biệt các tài khoản của các người hành nghề tự do. Có thể các vị này muốn có một tài khoản riêng để sử dụng cho các nghiệp vụ nghề nghiệp và một tài khoản khác để dùng cho các nghiệp vụ cá nhân. Sự phân biệt này thường không được tôn trọng và do đó các nghiệp vụ nghề nghiệp có khi được ghi vào tài khoản cá nhân và ngược lại.
Gần đây, do ảnh hưởng của pháp chế, việc phân loại các tài khoản có phần chính xác hơn. Hiện nay, NH phân biệt hai loại tài khoản: các tài khoản cá nhân và các tài khoản của tổ chức.
Loại tài khoản cá nhân chỉ được sử dụng cho các thể nhân không có hay không còn hoạt động sản xuất (như nội trợ, nghỉ hưu…) hoặc cho những người làm việc tại công ty, xí nghiệp công hay tư.
Loại tài khoản xí nghiệp và linh tinh bao gồm các pháp nhân kể cả các nghiệp hội, công đoàn và các nhà thầu cá thể (bao gồm cả thợ thủ công và nghề nghiệp tự do). Các nhà thầu cá thể có thể được phép mở một tài khoản để « chi dùng riêng » được xếp vào các loại tài khoản cá thể. Các tài khoản « xí nghiệp và linh tinh » được phân ra làm xí nghiệp, nhà thầu cá thể (dùng vào mục đích nghề nghiệp và linh tinh). Quan niệm tài khoản thường được thay thế bằng ‘tài khoản hoạt kỳ’.
8.1.2. Các thể thức thanh toán
8.1.3. Các phương thức thanh toán
8.1.4. Rủi ro trong thanh toán
8.1.5. Chính sách thanh toán của NH
8.2. Bảo lãnh ngân hàng
8.2.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh ngân hàng
8.2.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh là một dạng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20 trong thị trường nội địa nước Mỹ và đến những năm 70 bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Kể từ đó đên nay, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính, phi tài chính, thương mại, phi thương mại), vị trí bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn ở trong nước và quốc tế, doanh số bảo lãnh của các ngân hàng trên thế giới gia tăng nhanh chóng.
ở Việt Nam, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập (đầu năm 90), các hoạt động của ngân hàng cũng đa dạng hơn, trong đó nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh cũng ra đời và phát triển. Để tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý cho hoạt động này như: QĐ 192/NH-QĐ (17/91992) về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, QĐ 196/NH14 (16/91994) về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, QĐ 283/2000/QĐ-NHNN14 (25/8/2000) về quy chế bảo lãnh ngân hàng để thay thế các văn bản trước đây.
Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động không dùng đến vốn của ngân hàng
- Theo luật TCTD Việt Nam quy định bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba thành phần sau:
- Người bảo lãnh là người phát hành bảo lãnh (ngân hàng)
- Người được bảo lãnh là người yêu cầu bảo lãnh
- Người thụ hưởng bảo lãnh là người nhận cam kết bảo lãnh
Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa NHBLvà người hưởng bảo lãnh mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó là:
- Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc phát sinh yêu cầu bảo lãnh, trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh.
- Quan hệ giữa NHBLvới người được bảo lãnh. Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng với khách hàng hưởng tín dụng.
8.2.1.2. Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng
8.2.2. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng
8.2.2.1. Theo bản chất của bảo lãnh
- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa vụ, tuy nhiên, khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên, còn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
- Bảo lãnh độc lập: cơ chế hoạt động của loại bảo lãnh này dựa trên 2 quy tắc là độc lập và hoàn toàn phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thoả mãn. Tuy nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh.
8.2.2.2. Theo mục đích bảo lãnh:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh này được thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. Hiệu lực hợp đồng bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán: đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết sẽ trả lại số tiền cho người mua đã ứng cho người bán hay người cung cấp dịch vụ khi người bán vi phạm hợp đồng, ngân hàng tạo niềm tin cho người mua và giúp cho người bán thoát khỏi những khó khăn về tài chính tạm thời (số tiền bảo lãnh tương ứng với số tiền dã ứng trước, kể cả lãi và tiền bị phạt nếu có).
- Bảo lãnh trả chậm: loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm hay còn gọi bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa người bán và người mua là quan hệ tín dụng thương mại. Để tránh rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán yêu cầu bảo lãnh trả chậm của ngân hàng.
- Bảo lãnh dự thầu: mục đích của bảo lãnh này nhằm bù đắp những thiết hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên tham gia dự thầu như rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu, bổ sung các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu. Đây là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu nên giá trị của bảo lãnh được quy định theo mức ký quỹ do người tổ chức thầu đưa ra.
- Các loại bảo lãnh tài chính khác: những loại bảo lãnh này được sử dụng nhằm đảm bảo thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp họ vi phạm, người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như hải quan, toà án, cơ quan thuế,...,.
Chú ý: theo quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 có các loại bảo lãnh cơ bản sau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp động, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán
8.2.2.3. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh:
- Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng trực tiếp đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành thông qua một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và các điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đòi từ người được bảo lãnh.
- Đồng bảo lãnh: để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh trong một số dự án có giá trị lớn. Trong trường hợp này, một ngân hàng đứng ra đóng vai trò đầu mối phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của nhiều ngân hàng đồng minh khác. Nếu phải chi trả cho người thụ hưởng, ngân hàng chính có thể đòi bồi hoàn từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ tham gia của họ dựa trên các bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo lãnh.
8.2.2.4. Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh.
- Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu thanh toán có thể là văn bản yêu cầu thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh (các văn bản này do người thụ hưởng lập và không xác nhận của bên thứ ba độc lập hoặc người được bảo lãnh)
- Bảo lãnh kèm chứng từ: Điều kiện thanh toán ở đây là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba (thường là 1 bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận). Chứng từ có thể được xuất trình theo 1 trong 2 cách sau:
+ Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người được bảo lãnh
+ Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần phải xuất trình bất cứ 1 chứng từ nào khác như bảo lãnh theo yêu cầu. tuy nhiên, quyền thanh toán của người này bị đình lại nếu người được bảo lãnh cung cấp chứng từ của bên thứ ba xác nhận việc hoàn thành hợp đồng.
- Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc của toà án: Điều kiện thanh toán ở đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng.
8.2.3. Rủi ro đối với bảo lãnh ngân hàng (xem phần tiếp)
8.3. Thư tín dụng (Standby letter of credit)
Thị trường những công cụ bảo lãnh tài chính (financial guarantees) là thị trường tăng trưởng rất mạnh trong những năm gần đây. Những công cụ bảo lãnh tài chính được sử dụng để tăng cường chất lượng TD cho người vay vốn, giúp các tổ chức cấp TD tránh khỏi tình trạng mất vốn cho vay đồng thời giảm chi phí của người đi vay. Mục đích cuối cùng của các công cụ bảo lãnh tài chính là đảm bảo sự hoàn trả vốn, lãi của khoản vay đúng hạn. Một trong những loại hình bảo lãnh TC phổ biến trong hệ thống NH là thư bảo lãnh TD.
Có 2 loại:
- Thư bảo lãnh thực hiện
- Thư bảo lãnh thanh toán
Rủi ro đối với thư tín dụng
a. NH và các nhà đầu tư với tư cách là người thụ hưởng thư bảo lãnh sẽ phải đối mặt với những RR gì?
- Tổ chức phát hành không chi trả khoản TD đã cam kết.
- Do thư bảo lãnh TD không hoàn hảo (như khoản tiền gởi có bảo hiểm) nên NH nắm giữ thư bảo lãnh TD với tư cách là người thụ hưởng sẽ nhận được rất ít hoặc không được gì nếu như người phát hành thư TD đó bị phá sản.
- Ngoài ra, có 1 số điều luật quy định là NH có thể không bị bắt buộc phải thanh toán thư bảo lãnh TD nếu như điều này vi phạm luật NH (số lượng phải trả vượt quá giới hạn cho vay theo quy định của NH).
b. NH dựa vào sự bảo lãnh TD của các tổ chức khác (tư với tư cách là người yêu cầu mở thư bảo lãnh) sẽ phải đối mặt với những RR gì?
Hợp đồng bảo lãnh phải có đầy đủ tài liệu đảm bảo quyền yêu cầu thanh toán. Người thụ hưởng chỉ nhận được tiền từ người phát hành khi các điều kiện cần có cho thư TD được đáp ứng. Hơn nữa, một số quy định pháp lý chỉ ra rằng, các khoản thanh toán được thực hiện cho thư bảo lãnh TD được xem là khoản mục ưu tiên, nó phải được ưu tiên thanh toán lại cho bên luật phá sản (chưa rõ)
c. Các NH phát hành thư bảo lãnh có phải đối mặt với RR nào? Đó là RR về lãi suất và khả năng thanh toán.
Nếu NH phát hành bị buộc phải thanh toán cho thư TD mà không được thông báo trước, NH có thể phải huy động một lượng vốn đáng kể với lãi suất cao. Trên thực tế, nếu thư bảo lãnh TD có giá trị lớn so với khả năng TD của NH thì NH có thể phải vay vốn với nhiều điều kiện bất lợi.
Các NH có thể sử dụng một số công cụ để giảm bớt RR của thư bảo lãnh TD như:
- Thường xuyên thương lượng để thay đổi các điều khoản trong HĐTD của KH sử dụng thư bảo lãnh sao cho chúng phù hợp với tình trạng hoạt động của KH và do vậy, người thụ hưởng không cần thiết phải hối thúc thanh toán.
- Đa dạng hóa việc phát hành thư bảo lãnh theo vùng và theo ngành nghề để phân tán RR.
- Bán quyền tham gia đối với các hợp đồng bảo lãnh TD nhằm chia sẽ với các tổ chức cho vay khác.
8.4. Các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng
8.4.1. Các dịch vụ uỷ thác thực hiện đối với cá nhân
8.4.1.1. Thanh lý TS
TS của những người đã mất phải được chia theo luật pháp, một số người khi chết để lại di chúc nói lên ý muốn của họ trong việc phân chia TS. Trong di chúc của mình, họ chỉ định người thực hiện di chúc của mình và thường người được chỉ định là bộ phận ủy thác của NH. Tuy nhiên, cũng có người không để lại di chúc, người thực hiện phân chia TS (người quản lý TS) do tòa án chỉ định và thường người được chỉ định là bộ phận ủy thác của NH. Ngoài việc thực hiện di chúc, bộ phận ủy thác NH có thể phục vụ 2 khả năng khác:(1) Là nhà quản lý TS bằng di chúc, Hoặc (2) Là nhà quản lý việc thanh lý TS.
Khi chúc thư không ghi tên người thực hiện, hoặc người thực hiện có tên không muốn hoặc không thể phục vụ thì toàn án sẽ chỉ định người. Trách nhiệm của họ là xin phép toàn án để hành động, thu thập và bảo vệ TS, chi trả các chi phí điều hành và các khoản nợ, trả thuế, phân phát TS ròng và cung cấp các dịch vụ cá nhân cho các thành viên trong gia đình. Bao gồm các công việc sau:
- Nhận văn tự di chúc từ tòa án,
- Thu gom và Bảo vệ TS có thể: Thu gom TS là thực hiện các công việc như TK ở NH phải được xác định, các TK môi giới phải được thanh toán, các két sắt an toàn phải được mở, các chính sách bảo hiểm nhân mạng phải được thực hiện, BĐS, cây trồng, gia súc chưa thu hoạch phải thống kê, chăm sóc, các lợi tức KD phải được giám sát và tiếp tục hoạt động, các TS trong nhà phải được thống kê và bảo vệ,.. Bảo vệ TS: đây là công việc nặng nề nhất như hàng hóa phải được chăm sóc và bán với mức thiệt hại thấp nhất. Chăm sóc DN, CK, BĐS sinh lợi cao nhất và Bán nó với mức giá
- Cung cấp các dịch vụ cá nhân cho gia đình người đã mất như tổ chức tang lễ, chi trả các chi phí điều hành và các khoản nợ, trả thuế.
- Phân chia TS
8.4.1.2. Điều hành vật ủy thác (bảo vệ và bảo quản các TS)
Ủy thác này nảy sinh từ một thỏa thuận giữa người ủy thác và người thụ thác bao gồm việc chuyển nhượng TS từ người ủy thác sang người thụ thác để họ nắm giữ và điều hành TS vì lợi ích của người ủy thác. Ví dụ: người ủy thác lập 1 hợp đồng ủy thác với NH (là người thụ thác) và giao cho NH các TS nhất định, NH nắm giữ, đầu tư và sử dụng lợi tức và vốn gốc phù hợp với thỏa thuận.
Ủy thác cá nhân thường được tạo ra bằng các điều khoản trong di chúc. Trong hầu hết các trường hợp, người lập ủy thác giữ lại 1 phần kiểm soát bao gồm quyền bổ sung hoặc hủy bỏ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là hợp đồng ủy thác không hủy ngang và người lập ủy thác không có quyền kiểm soát nó hoặc ủy thác không hủy ngang trong 1 thời gian nhất định và sau đó có thể hủy ngang
8.4.1.3. Đóng vai trò người giám hộ và người bảo quản TS
Người ở tuổi vị thành niên được xem là người không có năng lực pháp lý về quản lý và nắm giữ TS. Khi người này kế thừa TS phải có một người giám hộ được chỉ định nắm giữ TS vì lợi ích của người ấy. Việc giám hộ còn được thực hiện khi người thừa kế thiếu năng lực pháp lý. Trách nhiệm giám hộ và bảo quản TS này thường được giao cho NH.
8.4.1.4. Thực hiện các dịch vụ đại diện
Các bộ phận ủy thác của NH còn thực hiện các dịch vụ đại diện cho các cá nhân, trong đó, quan trọng nhất là đóng vai trò người cất giữ, người quản trị TS và người đại diện tố tụng thực thụ.
Dịch vụ đại diện khác với dịch vụ ủy thác. Trong ủy thác, quyền hành động với TS giao cho người thụ thác nhưng trong dịch vụ đại diện, quyền hành động với TS không chuyển giao cho người đại diện mà vẫn nằm trong tay người sở hữu. Dịch vụ đại diện diễn ra khi 1 người (gọi là người ủy nhiệm) cho phép người khác làm người đại diện và hành động thay cho mình. Một dich vụ đại diện tiêu biểu là sự dàn xếp hợp đồng, trước khi hành động theo khả năng này, NH đòi hỏi một sự thỏa thuận dịch vụ giữa 2 bên hay thư chỉ định của người ủy nhiệm.
Người cất giữ: Người đại diện có trách nhiệm cất giữ, tiếp nhận và bảo quản các TS. Ví dụ: Khi nhận được CK, bộ phận ủy thác thu lợi tức và thông báo cho KH về tất cả các khoản thu, ngoài ra, bộ phận ủy thác có thể tiến hành thu vốn gốc đối với các trái phiếu, tín phiếu hoặc CK thế chấp, các CK trao đổi đã đến hạn, thậm chí mua bán, nhận và phân chia CK.
Người đại diện về quản trị TS: Hình thức này chính là sự mở rộng quyền cất giữ, họ không những có quyền nắm giữ CK, thu lợi tức mà còn có quyền quản lý các khoản đầu tư của người ủy nhiệm hoặc các công việc KD. Họ có quyền chi trả các hóa đơn cho người ủy nhiệm, thực hiện việc mua bán CK, trả thuế, đổi mới các chính sách bảo hiểm, nhận lợi tức từ tất cả các nguồn và thực hiện các quyền khác gắn với vốn cổ phần.
Người đại diện tố tụng thực thụ: Người đã được người ủy nhiệm giao quyền thực hiện các chức năng pháp lý nhất định thay cho người ủy thác, là người đại diện thường tồn tại dưới 1 hợp đồng dịch vụ đại diện quản trị và cất giữ. Đại diện cho người ủy nhiệm để thực hiện quyền đại diện tố tụng. Bộ phận ủy thác thường có những quyền như quyền tự rút séc, bối thự đối với các tài liệu đòi hỏi có bối thự, vay vốn, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, điều hành các chứng thư và thuê mua.
8.4.2. Các dịch vụ uỷ thác thực hiện đối với công ty
8.4.3. Các dịch vụ uỷ thác thực hiện đối với tổ chức khác
8.4.4. Chính sách và mục tiêu đầu tư uỷ thác
8.5. Các hoạt động kinh doanh khác
8.6. Hợp đồng tín dụng phái sinh
Chứng khoán hóa TS, bán nợ và bảo lãnh TD giúp NH hạn chế RRTD của danh mục cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn chế quy mô RR lãi suất mà NH phải đối mặt. Tuy nhiên, nghiệp vụ bán nợ và chứng khoán hóa TS nhìn chung không linh hoạt, đặc biệt là trong trường hợp NH có nhiều khoản cho vay với những đặc điểm khác nhau (những khoản cho vay KD thường không giống nhau về kế hoạch thanh toán cũng như mức độ RR dự tính). Các công cụ TD phái sinh (credit derivative) – các hợp đồng TC bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khoản nợ không thể được thanh toán – có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm RRTD cũng như giảm RR lãi suất của NH.
8.6.1. Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Swap)
Hợp đồng hoán đổi tín dụng là một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ TD phái sinh. Hợp đồng hoán đổi tín dụng là hợp đồng trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo các hợp đồng TD của mỗi bên.
Ví dụ: NH A và NH B tìm được 1 trung gian là công ty bảo hiểm, đồng ý lập 1 hợp đồng trao đổi TD cho 2 bên. Sau đó, NH A sẽ tiến hành chuyển 1 lượng tiền (100 triệu USD) bao gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tương tự, NH B sẽ tiến hành chuyển 1 lượng tiền (100 triệu USD) bao gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng chuyển những khoản tiền này cho các bên ký kết hợp đồng.
Các tổ chức trung gian sẽ hưởng 1 khoản phí cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. tổ chức trung gian cũng có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về việc hợp đồng sẽ được hoàn tất để nhận được những khoản phí bổ sung.
Đối với các bên tham gia hợp đồng, họ có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục cho vay, đặc biệt là đối với những NH hoạt động trong những thị trường khác nhau, từ đó cho phép các NH có thể nhận được các khoản thanh toán từ hệ thống thị trường rộng hơn, giảm sự phụ thuộc của NH vào một thị trường truyền thống.
Ví dụ về hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập
Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (Total return swap) (hiện sử dụng phổ biến) là một dạng khác của hợp đồng hoán đổi tín dụng. Ví dụ, tổ chức trung gian bảo đảm cho NH A có một tỷ lệ thu nhập trên khoản cho vay KD cao hơn mức lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ là 3%. Như vậy, NH A đã đổi những khoản thu nhập RR từ khoản TD lấy những khoản thu nhập ổn định hơn.
Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập được xây dựng trên cơ sở một khoản cho vay thương mại mà NH A vừa thực hiện. NH A sau đó đồng ý thanh toán cho NH toàn bộ các khoản thu từ món vay (vốn gốc và lãi, cả những phần tăng giá trị thị trường của khoản vay). NH B sẽ cam kết thanh toán cho NH A tiền lãi (theo LS Libor + LS bổ sung) và vốn gốc (cả mức giảm giá trị thị trường của khoản vay). Về bản chất, NH B chấp nhận toàn bộ RRTD và RR lãi suất gắn với khoản vay của NH A giống như NH B là người cho vay. Hợp đồng này có thể chấm dứt sớm nếu người di vay mất khả năng thanh toán.
Ví dụ về hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập
8.6.2. Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)
Đây là công cụ TD phái sinh được sử dụng phổ biến hiện nay. Công cụ này giúp NH bảo vệ trước những tổn thất trong giá trị TS TD, hoặc giúp NH bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng TD của NH giảm sút.
- Hợp đồng quyền TD là công cụ bảo vệ NH trước những tổn thất trong giá trị TS TD.
Một NH lo lắng về chất lượng của một khoản TD (100 triệu USD) mới thực hiện, NH sẽ có thể ký kết hợp đồng quyền TD với 1 tổ chức KD quyền (option dealer). Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hay không thể được thanh toán. Nếu KH trả nợ theo kế hoạch thì hợp đồng quyền này sẽ không được sử dụng và NH sẽ mất toàn bộ chi phí trả cho hợp đồng quyền này.
NH cũng thực hiện các hợp đồng quyền tương tư để bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp những tổ chức phát hành chứng khoán không hoàn thành trách nhiệm thanh toán hoặc trong trường hợp giá trị thị trường của CK giảm sút đáng kể do chất lượng của tổ chức phát hành thay đổi.
Ví dụ về hợp đồng quyền TD
- Hợp đồng này giúp NH bảo vệ trước rủi ro chi phí vay vốn tăng khi chất lượng TD của NH giảm sút.
Một NH lo ngại rằng, mức xếp hạn TD của nó sẽ giảm trước khi NH phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn và NH sẽ phải trả 1 lãi suất huy động cao hơn. Do vậy, NH tiến hành mua 1 hợp đồng quyền bán với mức chênh lệch lãi suất cơ bản cam kết trong hợp đồng (được xác định là mức lãi suất phổ biến trên trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức RRTD hiện tại của NH). Giống như bất kỳ hợp đồng quyền khác, hợp đồng quyền RRTD cũng mang mức chênh lệch lãi suất cơ bản. Hợp đồng quyền sẽ thanh toán toàn bộ phần chênh lệch lãi suất cơ bản thực tế (so với CK không có RR) vượt trên phần chênh lệch lãi suất cơ bản được thỏa thuận.
Ví dụ: 1 NH dự tính chi phí vay vốn của nó sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm là 1%. Do sự giảm sút chất lượng TD của mình hay do nền kinh tế trì trệ, mức chênh lệch lãi suất mà NH sẽ phải thanh toán tăng tới là 2 % so với trái phiếu chính phủ. Nếu điều này xảy ra, hợp đồng quyền bán sẽ trở nên có lợi vì nó giúp NH hạ thấp mức lãi suất phải thanh toán gần với mức chênh lệch 1% so với trái phiếu chính phủ. Ngược lại, nếu chênh lệch lãi suất cơ bản giảm (có thể do chất lượng TD của NH tăng hay nền kinh tế phát triển). hợp đồng này sẽ không còn hiệu lực và NH sẽ mất toàn bộ phần chi phí mua quyền.
8.6.3. Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro
NH muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị TS giảm thường sử dụng Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro. Thông qua những nhà môi giới, NH sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư.
Ví dụ: NH vừa thực hiện một số khoản cho vay (100 triệu USD) phục vụ cho việc xây dựng một số dự án đầu tư. Do lo ngại những khoản cho vay bất động sản này sẽ có vấn đề trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang gặp khó khăn, NH quyết định mua hợp đồng quyền bán để phong ngừa trường hợp các tổ chức vay vốn không trả được nợ. Và do đó, với mỗi khoản cho vay không thể thu hồi, NH sẽ nhận được phần chênh lệch của 1 triệu USD trừ đi giá trị thanh lý của TS dùng làm vật thế chấp cho khoản vay.
NH cũng có thể tìm một tổ chức đảm bảo cho các khoản cho vay trong trường hợp không thể thu hồi vốn.
Ví dụ: NH A quyết định lập Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng với NH B đối với khoản cho vay xây dựng trị giá 100 triệu USD. Theo hợp đồng này, NH A sẽ phải trả cho NH B một khoản phí nhất định (0,5% giá trị khoản cho vay). Về phía NH B sẽ cam kết thanh toán cho NH A 1 số tiền nhất định hay 1 tỷ lệ nhất định của khoản vay nếu như NH A không thể thu hồi được nợ.
8.6.4. Trái phiếu ràng buộc (Credit – linded Notes - CLN)
Trái phiếu ràng buộc là một công cụ TD phái sinh mới xuất hiện, kết hợp đặc tính của các khoản nợ thông thường với HĐ quyền TD, Trái phiếu này giúp cho tổ chức vay vốn có thể linh hoạt hơn trong quá trình thanh toán. TP ràng buộc tạo cho tổ chức phát hành một đặc quyền trong việc giảm mức thanh toán nếu như có những thay đổi lớn trong 1 số yếu tố.
Ví dụ: 1 NH phát hành TP để huy động vốn tài trợ cho 1 nhóm các khoản cho vay với mức LS là 10% năm. Tuy nhiên, TP ràng buộc có 1 điều khoản quy định rằng nếu tỷ lệ tổn thất TD trên các khoản nợ quá lớn (ví dự trên 7% dư nợ) thì NH chỉ thanh toán cho nhà đầu tư một tỷ lệ lãi là 7%. Như vậy, NH đã phanà nào có được sự bảo đảm từ phía người đầu tư đối với các khoản TD của mình.
8.6.5. Rủi ro liên quan tới các công cụ tín dụng phái sinh và thực tế sử dụng các công cụ phái sinh này cho đến nay.
Mặc dù công cụ tín dụng phái sinh rất hữu ích trong việc bảo vệ các khoản đầu tư, cho vay hay hạn chế RR vay vốn của NH nhưng công cụ này không phải là không có RR. RR thường xảy ra đó là các đối tác của hợp đồng TD phái sinh không thể thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, các thỏa thuận về RRTD không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn.
Quy mô của các thỏa thuận này còn quá nhỏ so với những công cụ bảo vệ khác như Hợp đông tương lai, hợp đồng quyền tiền tệ và lãi suất, hợp đồng trao đổi tiền tệ và lãi suất. Và trên thực tế, thị trường của các công cụ phái sinh nêu trên còn nhỏ và cũng chưa tạo sự hấp dẫn đối với NH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top