QTH

1.Tính cấp thiết của đề tài  

Thời  gian  gần  đây,  lĩnh  vực  kinh  doanh  phân  phối  và  bán  lẻ  tại  Việt  Nam 

luôn  nhận  được  rất  nhiều  chú  ý  của  Chính  phủ,  nhà  đầu  tư  và  giới  truyền  thông 

trong nước. Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thế giới đã có 

kế hoạch  sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Theo số liệu 

thống kê của hãng tư vấn danh tiếng Mỹ A.T. Kearney năm 2008, Việt Nam là thị 

trường bản lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Điều này chứng tỏ tại Việt Nam, hình thức kinh 

doanh theo mô hình bán lẻ của các siêu thị đang dần chiếm ưu thế so với những hình 

thức kinh doanh truyền thống khác. Mặc dù hình thức “chợ truyền thống” vẫn là nền 

tảng để phát triển thị trường bán lẻ, tuy nhiên chúng ta không thể phủ định sự xuất 

hiện và “lấn sân” ngày càng nhiều của các siêu thị Việt Nam lẫn của nước ngoài.  

Có  rất  nhiều  yếu  tố  quyết  định  sự  thành  công  của  các  doanh  nghiệp  trong 

lĩnh vực bán lẻ so với hình thức “chợ truyền thống”. Trong đó nhiệm vụ quan trọng 

nhất của các doanh nghiệp bán lẻ là phải làm thế nào để hàng hóa có thể lưu thông 

một cách thuận lợi nhất, qua ít khâu trung gian nhất mà  vẫn giữ được chất lượng 

cao nhất để kịp thời đến được với người tiêu dùng. Đây chính là nội dung của quản 

trị chuỗi cung ứng hiệu quả.  

Trên thế giới, đã có rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ có được sự thành công 

trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Trong đó phải kể đến Wal-Mart, là tập đòan bán 

lẻ lớn nhất nước Mỹ và liên tiếp đứng đầu trong danh sách những tập đoàn lớn nhất 

thế giới trong nhiều năm trở lại đây (theo xếp hạng của tạp chí Fortune 500).   

Thông qua khóa luận, em rất muốn được tìm hiểu cách thức mà Wal-Mart đã 

thực hiện thành công việc quản trị chuỗi cung ứng của mình. Qua đó có thể rút ra 

được những bài học bổ ích cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Vì vậy, em đã 

lựa  chọn  đề  tài ……

Với xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế 

thế giới và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, cơ hội của thị trường 

quốc  tế  sẽ  ngày  càng  được  mở  rộng  hơn  cho  các  doanh  nghiệp.  Tuy  nhiên,  

các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức thậm chí còn khốc liệt hơn 

rất nhiều so với trước đây. Họ không chỉ phải đối mặt với những đối thủ trong nước 

mà còn gặp phải sự cạnh tranh trên nhiều phương diện cũng như trên nhiều lĩnh vực 

của các doanh nghiệp nước ngòai, mà hầu hết là những “ông lớn” của nền kinh tế 

thế giới. Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, mất thị phần hay thậm chí là bị 

“nuốt chửng” hoặc bị phá sản. Do vậy, nếu chỉ kinh doanh theo phương thức truyền 

thống  và  đơn  thuần  thì  sẽ  là  không  đủ  để  tạo  ra  cho  họ  một  năng  lực  cạnh  

tranh riêng biệt. Họ phải tự tìm ra cho mình một phương thức mà tại đó chất lượng của 

sản phẩm, dịch vụ được nâng cao đồng thời phải có những biện pháp giảm giá thành 

sản phẩm. Họ phải đảm bảo quá trình cung ứng được nhanh chóng, thuận lợi nhất

đến với người tiêu dùng cuối cùng, vừa phải có quan hệ  mật thiết với những nhà 

cung ứng để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, với giá cả hợp lí. 

Chính  sự  trao  đổi  thông  tin  hai  chiều:  giữa  doanh  nghiệp  và  nhà  cung  ứng,  giữa 

doanh nghiệp và khách hàng đã ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc 

tạo  ra  lợi  thế  cạnh  tranh,  và  là  một  trong  những  yếu  tố  quan  trọng  nhất  dẫn  đến thành công của các doanh nghiệp

HÀNG VIỆT VÀ QUYỀN LỰC NHÀ BÁN LẺ WALMART

Giấc mơ đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị Walmart đang dần trở  thành hiện thực, khi Walmart đã chính thức đặt vấn  đề việc thu mua hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu vào hệ thống các cửa hàng của họ."Trở thành nhà cung cấp cho Walmart không đơn giản một chút nào", ông Nguyễn Văn Lê, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Đông Hưng, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu da giày phát biểu.Nếu bạn là CEO một trong những doanh nghiệp đó bạn sẽ làm gì để trở thành nhà cung cấp cho Walmart?

Cơ hội và tiềm năng

- Không biết tiêu chuẩn chọn lựa của Walmart đối với hàng Việt Nam sẽ như thế nào nhưng khi đưa được hàng vào hệ thống này, doanh nghiệp sẽ có lượng tiêu thụ lớn.

-Walmart có thể xem xét việc khai thác nhiều hơn các loại nông sản chế  biến. Điều này sẽ tạo động lực cho ngành chế  biến nông sản Việt Nam phát triển.

- Hàng Việt vào hệ thống siêu thị Walmart; chúng ta sẽ khẳng định được thương hiệu Việt và thị trườngtiêu thụ  hàng hóa được mở rộng trên khắp thế giới

Tại sao Walmart lại khiến các doanh nghiệp Việt nam lại mơ tưởng mặc dù có nhiều thách thức hết sức khắc nghiệt.( Wal-Mart Stores, Inc. (NYSE: WMT), nhãn hiệu Walmart, là một công ty công cổ phần công khai Mỹ, hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của Fortune 500 năm 2007.Với hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa hàng ở 16 quốc gia khác, mang về cho Walmart doanh thu trên 400 tỉ USD mỗi năm)

Thách thức

Phải chứng minh năng lực sản xuất

Đểtham gia trở thành nhà cung ứng cho Walmart, trước tiên doanh nghiệp cần phải biết các hồ sơ giao dịch hoàn toàn bằng tiếng Anh. Quá trình đàm phán sẽ phải tốn nhiều thời gian vì Walmart luôn nổi tiếng là “ép giá rẻ” nhưng chỉ cần bán được hàng cho Walmart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ. Từ cuộc gặp đầu tiên đến đơn đặt hàng đầu tiên có thể mất sáu tháng. Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khó sản xuất số lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn trong thời gian ngắn. Dù nhà bán lẻ không tiết lộ về giá trị đơn hàng tối thiểu nhưng theo tìm hiểu, giá trị một đơn hàng tối thiểu của Walmart trị giá khoảng 200.000 USD.

  Giá thấp, đòi hỏi cao, cộng thêm việc khó có thể giữ thương hiệu của mình khi bán hàng cho Walmart chính là những cản ngại hiện thời cho việc hợp tác giữa đôi bên.

Hơn nữa, lâu nay, dù một số nhà sản xuất Việt Nam đã bán được hàng cho Walmart, nhưng đều phải thông qua trung gian, chứ  chưa có khả năng hợp tác được trực tiếp. Thêm một khâu trung gian là thêm một phần chi phí  và bớt một phần lợi nhuận, nên đường kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn.

Chưa kể, xuất hàng cho Walmart, công ty này còn đối mặt với việc không có tên thương hiệu của mình trên sản phẩm đó, ngoài dòng chữ "made in". Hiện hiếm có thương hiệu Việt nào đủ mạnh để bán hàng trực tiếp cho Walmart. Lợi nhuận chẳng thấy đâu, nên chỉ một thời gian ngắn, doanh nghiệp này đành bỏ cuộc.

theo Bộ trưởng, việc Walmart đặt ra các yêu cầu khắt khe trong việc nhập khẩu hàng hóa, không chỉ liên quan chất lượng sản phẩm, hay giá cả cạnh tranh, mà còn là trách nhiệm xã hội, các cam kết về bảo vệ môi trường..., sẽ là cú hích để các doanh nghiệp Việt tự cấu trúc lại mình để có năng lực cạnh tranh cao hơn.

Chiến lược

Vận dụng thuyết Z ( của William Ouchi)

Chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức. Đặc điểm của thuyết Z tập trung vào các vấn đề, như: công việc phải dài hạn, nhấn mạnh trách nhiệm cá  nhân, xét thăng thưởng chậm, kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập thể  và cả gia đình nhân viên,…

Có tầm nhìn xa trông rộng, gia nhập vào Walmart, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ phổ biến khắp thế giới.đơn đặt hàng nhiều và cố  định thì công việc mới dài hạn được.

Đáp ứng nhu cầu mà Walmart đưa ra: giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ đơn đặt hàng.

Nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân: tổ chức một cuộc đàm thoại với công nhân giải thích cho họ hiểu về tầm quan trọng khi gia nhập vào Walmart, có nghĩa tiến trình làm việc giai đoạn đầu có vất vả nhưng công ty sẽ có những chính sách ưu đãi. Nhằm giúp cho công nhân ý thức trách nhiệm mà không ngừng nổ lực cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

Vận dụng học thuyết của Maslow

… Nhà quản trị phải hiểu rõ nhu cầu đang cần thỏa mãn của con người và tạo điều kiện cho họ thỏa mãn nhu cầu đó.

Tìm hiểu rõ về nhu cầu của người tiêu dùng:

Đối tượng: tất cả mọi người (kể cả người có thu nhập thấp).

Nhu cầu: Giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng.

Tìm hiểu thị trường tiêu thụ: Có  sự tương giao giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ.

Nhưng câu hỏi đặt ra, liệu hàng Việt có vào được và trụ  lại được ở Walmart hay không?

Câu trả lời là không dễ. Một ví dụ là đã có một doanh nghiệp dệt may Việt "chạy làng" sau ba đợt giao hàng cho Walmart. Lý do là vì, làm hàng cho Walmart rất gian truân, giá đơn hàng phải thấp, số lượng lại rất lớn, nhưng yêu cầu rất nghiêm ngặt, khắt khe về  tiêu chuẩn.

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Giải pháp vĩ mô:

+ Xây dựng cơ sở hạ  tầng phục vụ giao thông vận tải và hệ thống logistics

+ Xây dựng hệ thống cung cấp và cập nhật thông về quản trị chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

+ Xây dựng hành lang pháp lí, các hiệp hội về logistics và SCM tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành có định hướng để phát triển

Giải pháp vi mô:

+ Đào tạo nguồn nhân lực có  năng lực

+ Đầu tư có hiệu quả  vào hệ thống công nghệ thông tin

+ Xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả SCM

Định hướng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thời gian tới

+ Cạnh tranh dành thị phần

+ Thị trường tiềm năng

+ Phương án lien doanh “đôi bên cùng có lợi”

Ý kiến đề xuất của nhóm

Tại sao Việt Nam của chúng không mở ra 1 hệ thống siêu thị giống như Walmart  hàng hóa chất lượng tốt, giá rẻ để phục vụ cho tất cả mọi người (kể cả những người có thu nhập thấp). tuy nhiên để đạt được như mong muốn thì không dễ dàng bởi vì Người Việt đã quen va tin tưởng hàng ngoại.

Việc sử dụng ngày càng tăng của công nghệ bán lẻ  đòi hỏi các giải pháp để kiểm soát và quản lý quy trình kinh doanh và hệ thống cửa hàng trực thuộc trung tâm. Trong các công nghệ này, các nhà bán lẻ nhìn thấy cơ hội để giảm chi phí và sự phức tạp của các giải pháp CNTT của họ tại các cửa hàng, kể về tập trung triển khai cả hai hệ thống của họ và các nhân viên của họ hiệu quả hơn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: