QTDNTM2
ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2
CÂU 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CHỦ YẾU CỦA DNTM
Dịch vụ là những hoạt động có ích cho con người tạo ra những “sản phẩm’’ dịch vụ, không tồn tại dưới hình thức sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quy mô sở hữu hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển sở hữu nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội con người.
a.Đặc điểm của dịch vụ ở DNTM
- Đa số các sản phẩm dịch vụ mang tính chất vô hình
+ Do đó sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra thì không thể xác định được cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bằng các chỉ tiêu chất lượng một cách rõ ràng.
+ Chất lượng dịch vụ chỉ có thể đách giá bằng cảm nhận của khách hàng trên cơ sở thực tế được phục vụ hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
Ý nghĩa nghiên cứu: Doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng gắn liền với hàng hóa, tính chất tiêu dùng, quá trình lưu thông, quá trình sử dụng.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất, nhân sự để thỏa mãn đáp ứng nhu cầu đó.
- Hoạt động dịch vụ tạo ra “sản phẩm’’ dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, phải đồng nhất với nhau về quy mô, chất lượng, không gian, thời gian.
+ Sản phẩm dịch vụ không cất trữ được ở trong kho.
Ý nghĩa nghiên cứu: Doanh nghiệp phải biết được nhu cầu hiện tại và dự báo được nhu cầu tương lai của khách hàng.
Chuẩn bị các điều kiện tương ứng để đáp ứng nhu cầu.
- Những sản phẩm dịch vụ lại phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác qua lại giữa người làm dịch vụ và người được phục vụ. Ngoài ra còn các yếu tố về phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện sản phẩm kèm theo.
- Hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải được đáp ứng đúng địa điểm và thời điểm cần thiết.
Ở những thời điểm, địa điểm cụ thể khi nhu cầu dịch vụ tăng lên nhanh chóng, cần phải tổ chức hoạt động dịch vụ sao cho đáp ứng được đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh cho khách hàng.
b. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của DNTM.
- Theo tiêu thức tính chất thuần túy của hoạt động dịch vụ có 2 loại:
+ Dịch vụ thuần túy (dịch vụ giản đơn): là những hoạt động chỉ có một laoị dịch vụ hoặc là dịch vụ phi vật chất
+ Dịch vụ kép: là những loại dịch vụ có kèm theo dịch vụ khác hoặc dịch vụ có kèm theo các điều kiện vật chất.
- Theo quá trình mua bán hàng hóa chia thành 3 loại:
+ Các dịch vụ trước khi mua, bán hàng hóa: Mục đích là để nghiên cứu cung cầu, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa
Bao gồm: Quảng cáo, chuẩn bị hàng hóa (gia công chế biến, lắp ráp đồng bộ, sửa chữa, điều chỉnh, thông tin mua bán, cách thức mua bán và chính sách mua bán)
+ Các dịch vụ trong khi mua, bán hàng hóa: Mục tiêu nhằm thúc đẩynhanh tiến trình mua bán hàng hóa, tăng khả năng quyết định mua hàng nhiều hơn.
Bao gồm: tiếp tục hoạt động quảng cáo hàng hóa và các hoạt động chuản bị hàng hóa để giới thiệu gồm cả chon hàng cho khách hàng, cho thử sản phẩm, tư vấn giải đáp các thắc mắc của khách hàng và tư vấn các dịch vụ kèm theo.
+ Các dịch vụ sau khi mua, bán hàng hóa: Mục đích là tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho lưu thông, vận chuyển, bảo quản tạo cơ hội cho doanh nghiệp để tái tạo nhu cầu, tạo ra duy trì và mở rộng uy tín của doanh nghiệp.
Bao gồm: Các dịch vụ gửi hàng, các dịch vụ liên quan đến thanh toán, vận chuyển, xếp dỡ, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành và tư vấn các sản phẩm đồng bộ với các sp của dn.
- Theo tiêu thức tính chất sản xuất của hoạt động dịch vụ gồm 2 loại:
+ Hoạt động mang tính chất sản xuất vật chất: Là những hoạt động mang tính chất sản xuất, tạo ra giá trị thặng dư.
Bao gồm các hoạt động: Vận chuyển, xếp dỡ, gia công chế biến, đóng gói, lắp ráp, bảo hành, sữa chữa, hiệu chỉnh.
Phần bù đắp chi phí cho hoạt động này hầu hết được lấy từ phần giá trị gia tăng thêm của các hoạt động dịch vụ đó, được tính vào giá cả của hàng hóa.
+ Các dịch vụ phi sản xuất vật chất: Dịch vụ này chủ yếu đáp ứng nhu cầu tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong mua bán. Dịch vụ này không làm gia tăng giá trị sử dụng của hàng hóa, không sáng tạo ra giá trị mới.
Phần bù đắp chi phí cho hoạt động này lấy từ thu nhập của doanh nghiệp.
Xu hướng dịch vụ sản xuất vật chất tăng còn dịch vụ phi sản xuất vật chất giảm hợp lý.
Câu 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI, CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ.
A/ Phương pháp phát triển các dịch vụ thương mại.
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ trọng điểm, sản phẩm dịch vụ mà nhiều khách hàng có nhu cầu, mang lại doanh thu lớn và đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ có tính ổn định cao.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng mà DNTM có khả năng phát triển.
- Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, tạo cho DNTM có đủ các hoạt động dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện chuỗi dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đầy đủ đến mức cao nhất nhu cầu của khách hàng.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ khách hàng, như tạo ra cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên một cách chuyên nghiệp.
B/ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI.
1. Xác định nhu cầu dịch vụ.
- Xác định chính xác và dự báo được xu hướng phát triển (tên, quy mô, yêu cầu chất lượng, phạm vi hoạt động và xu hướng).
- Xác định bằng 2 cách: Dựa vào các đơn đặt hàng hoặc thống kê kinh doanh.
2. Cân đối nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện.
- Bao gồm các yếu tố bên trong và nguồn lực từ bên ngoài. Từ đó sử dụng hiệu quả các nguồn lực rạo khả năng cạnh tranh (chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ).
- Xác định chiến lược và kế hoach kinh doanh các dịch vụ như thế nào. Kinh doanh lĩnh vực sản phẩm dịch vụ nào, quy mô, chu kỳ, phạm vi, điều kiện và phương thức đối với từng sản phẩm dịch vụ cụ thể.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp thương mại phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định mô hình tổ chức có thể theo 3 hướng:
+ Thành lập các đơn vị tổng hợp hoặc chuyên môn hóa trực thuộc DNTM: Đây là những đơn vị chuyên hoạt động dịch vụ khách hàng. Tùy vào quy mô, khối lượng cũng như tính chất từng loại dịch vụ mà tổ chức theo hướng tổng hợp (có nhiều tổ nhóm…) hay hình thức chuyên (xí nghiệp, trung tâm, tổ, đội…)
+ Tổ chức hoạt động dịch vụ kiêm nhiệm là hình thức tổ chức khi có yêu cầu thì các các bộ công nhân viên được giao kiêm nhiệm sẽ thực hiện các dịch vụ cho khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời.
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong hoạt động dịch vụ là hình thức DNTM cùng với tổ chức kinh tế khác góp vốn, cơ sở vật chất thành lập một tổ chức kinh tế mới.
- Cơ sở xác định mô hình: Dựa vào nhu cầu dịch vụ: loại, lượng, thời gian và chất lượng.
+ Ngoài ra còn căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: quyết định là tự làm hay liên doanh liên kết. Xét về mặt trình độ nghiệp vụ, năng lực đầu tư có thể hình thành hướng chuyên mon hóa hay không.
+ Tính ổn định của dịch vụ thương mại cúng là một cơ sở để xác định mô hình. Nếu tính ổn định cao, có tiềm năng phát triển nên đi theo mô hình độc lập.
4. Xác định đúng đắn hình thức, phương thức hoạt động dịch vụ .
- Hình thức hoạt động có 2 loại: tập trung và phi tập trung.
+ Tập trung là hình thức tậpt rung tại một địa điểm áp dụng với DN quy mô lớn.
+ Phi tập trung là hình thức hoạt động dịch vụ tại chỗ, áp dụng với loại hình dịch vụ yêu cầu kỹ thuật không cao và không thường xuyên.
- Phương thức hoạt động: Dù là hình thức hoạt động tập trung hay phi tập trung đều phải thực hiện các thảo thuận. Trong thỏa thuận làm rõ yêu cầu về chất lượng, khối lượng công việc, giá cả.
5. Xác định hình thức quản lý. Có 2 cách:
- Quản lý hoạt động theo kế hoạch: Thường áp dụng cho mô hình hình thúc hoạt động tập trung.
- Hình thức khoán: Theo khối lượng công việc, thời gian và chi phí trên cơ sở thỏa thuận cụ thể.
6. Đầu tư nguồn lực theo các phương thức, hình thức, mô hình hoạt động.
Nguyên tắc đầu tư theo trật tự thu hồi vốn và sau đó phát triển tái mở rộng vốn kinh doanh.
7. Xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá và hình thức phân phối thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
- Mục tiêu là xem xét có hiệu quả hay không, mức độ tăng trưởng loại hoạt động dịch vụ như thế nào. Từ đố tìm ra phương hướng cho từng loại hoạt động dịch vụ. Cơ chế phân phối thu nhập giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo phát triển dịch vụ giữa các bộ phận dịch vụ với các bộ phận khác và thu nhập của các lao động giữa các bộ phận dịch vụ.
C/ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ.
* Chỉ tiêu định lượng.
Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ = Khối lượng (thời gian) thực hiện * giá dịch vụ
* Chỉ tiêu định tính.
- Mức độ hài lòng của khách hàng dựa vào phiếu điều tra.
- Tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh từ hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng về khách hàng, quy mô dân số.
CÂU 3:
1. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI.
Quảng cáo thương mại là hình thức truyền tin thương mại nhằm đem đến cho khách hàng những hiểu biết cần thiết về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bằng các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết đến, hiểu và hình thành nhu cầu, cuối cùng với mục đích là thu hút, lôi cuốn khách hàng.
Quảng cáo thương mại phải đạt các yêu cầu sau:
- Nội dung thông tin phải chính xác, cụ thể, toàn diện, không gây hiểu nhầm, dễ nhớ, ngắn gọn, tập trung và rõ ràng.
- Hình thức: Cần đáp ứng yêu cầu đồng bộ và đa dạng, quảng cáo được tiến hành đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông, đa dạng ở các phương tiện truyền tin. Đồng thời quảng cáo phải đảm bảo tính nghệ thuật, phù hợp với thẩm mỹ của người nghe, người xem.
- Tính pháp lý: Bảo đảm tính chân thực về nội dung theo đúng luật, hình thức trình bày đúng nguyên tắc.
-Tính hiệu quả: Phù hợp với kinh phí quảng cáo, sử dụng phí tiết kiệm nhất bằng cách sử dụng kiến thức marketing trong quảng cáo.
2.ĐỂ CÓ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI HIỆU QUẢ:
Phải thực hiện tốt các bước trong chu trình quảng cáo hàng hóa.
* Chuẩn bị quảng cáo.
- Xác định đúng đắn mục tiêu của quảng cáo. Mục tiêu là tăng doanh số bán hay là mục tiêu đưa sản phẩm mới vào thị trường, xâm nhập thị trường, phát triển thị trường theo cả bề rộng và bề sâu như thế nào, thương hiệu của doanh nghiệp, dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm cũng như các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Đối tượng quảng cáo là gì? Đó là sản phẩm cụ thể nào dịch vụ hoặc là tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, thông thường dựa vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tính chất sản phẩm.
- Soạn thảo nội dung phù hợp với đối tượng quảng cáo trong từng giai đoạn nào đó, chất lượng, pháp lý, tính phong phú.
- Nội dung của quảng cáo nhằm vào đối tượng nhận tin nào từ đó xá định trục thông tin đến đối tượng nhận tin.
+ Nếu đối tượng nhận tin là trung gian thương mại thường đi vào phương thức mua bán.
+ Nếu đối tượng nhận tin là người tiêu dùng cuối cùng thường đi vào sản phẩm.
- Xác định hợp lý hình thức và phương tiện quảng cáo: Tùy theo nội dung thông tin lựa chon hình thức biểu hiện, chú ý đến dung lượng thông tin, thời điểm và thời lượng truyền tin, tần suất quảng cáo dày hay thưa, liên quan đến vấn đề dự kiến các chi phí.
* Tổ chức thực hiện quảng cáo. Có hai cách:
- Có thể tự thực hiện quảng cáo từ đầu đến cuối.
- Thuê đơn vị quảng cáo làm một phần hay toàn bộ các công việc của quá trình quảng cáo. Với hình thức này cần lưu ý những diểm sau:
+ Kiểm tra công việc, các phần hợp đồng thuê.
+ Thời lượng quảng cáo trên báo chí.
+ Vị trí để đặt thông tin quảng cáo đấy.
+ Cân đối lại các chi phí dành cho quảng cáo.
+ Kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng thuê quảng câo.
* Kiểm tra, đánh giá quảng cáo.
- Đánh giá thực hiện quảng cáo bằng 2 cách: có thể đánh giá trực tiếp quua các bộ phận quảng cáo hoặc hoặc là đánh giá thông qua ý kiến của khách háng, nội dung, tần suất quảng cáo.
- Đánh giá hiệu quả quảng cáo: Xác định chi phí có 2 loại:
+ Chi phí theo kế hoạch: Quy định tính phí dành cho quảng cáo và phân bổ cho các chương trình dùng làm cơ sở để phân bổ, kế hoạch hóa chi phí quảng cáo từ đó xây dựng dự toán về chi phí: xác định dựa vào mục tiêu hoặc cách thức tiến hành theo các chương trình. Chi phí trực tiếp làm quảng cáo hay là tính theo hợp đồng với hình thức thuê lại.
+ Chi phí thực tế.
Câu 4
a. Các phương thức quảng cáo
- Quảng cáo thường xuyên là hình thức quảng cáo biểu hiện thông qua biển hiệu , panô, áp phích , nhân viên bán hang , bao bì , cách trưng bày hàng hóa tại cửa hàng ,..
+ Phương thức này xuất hiện ngay từ khi thành lập DN đến hết chu kỳ sống của sản phẩm, nó tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh
- Quảng cáo định kì là phương thức quảng cáo sau một thời gian nhất định thì thông tin quảng cáo được nhắc lại ở trên các phương tiện thông tin đại chúng đã quảng cáo
+ Phương thức này được sử dụng khi sản phẩm đã bước vào thị trường , in dấu
trong tâm trí khách hàng , nhằm khơi dạy đánh thức nhu cầu của khách hàng
+ Phương thức này thường áp dụng với nhóm khách hàng hoặc khu vực thị trường truyền thống
+ Nội dung quảng cáo có thể thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh tình hình
+ Phương tiện quảng cáo : tivi , đài , báo ,..
- Quảng cáo đột xuất : là phương thức quảng cáo không ấn định trước về mặt thời gian , xuất hiện khi có sự biến động đột xuất như thay đổi địa điểm kinh doanh, mở them địa điểm kinh doanh mới , có mặt hàng mới , phương thúc bán hàng mới,..
+ Nội dung quảng cáo nhấn mạnh vào sự biến động
+ Áp dụng với nhóm khách hàng truyền thống hoặc khách hàng lớn
- Chiến dịch quảng cáo : là việc thực hiện quảng cáo đồng thời trên nhiều phương tiện khác nhau dưới nhiều hình thức đa dạng
+ Áp dụng khi muốn xâm nhập thị trường mới hoặc đưa sản phẩm mới vào thị trường,..
+ Thường diễ ra trong một khoảng thời gian nhất định
b. Các hình thức quảng cáo
– Ngôn ngữ viết : biểu hiện thông qua các phương tiện như báo , tạp chí , panoo, áp phích, tờ rơi, bảng điện tử,..
+ Ưu điểm : thể hiện được độ sâu của thông tin, thông tin được biểu hiện chính xác , và lưu giữ lâu dài , do đó thuận tiện trong việc tra cứu , tìm tòi
+ Nhược điểm : tính nghệ thuật kém , giới hạn thông tin bị hạn chế
- Các mô hình :
+ Ưu điểm : có thể hình dung ra được kết cấu sản phẩm và do đó dễ nhận dạng sản phẩm , đáp ứng được tính trung thực của sản phẩm
+ Nhược điểm : phạm vi quảng cáo nhỏ hẹp do mô hình thường chỉ dặt ở một số địa điểm nhất định như trên các tuyến đường chính , cổng doanh nghiệp ,tại các cửa hàng bán sản phẩm ,..Mô hình được đặt ở ngoài trời nhiều nên có thể bị biến dạng
- Hình ảnh
+ Hình ảnh tĩnh
∙ Ưu điểm : Lưu trữ được thông tin, phát tán thông tin nhanh từ người này sang người khác . Tính nghệ thuật và hấp dẫn cao . Thể hiện được toàn diện các góc cạnh của thông tin
∙ Nhược điểm : khó hiểu được bản chất , không phản ánh được hết thông tin
+ Hình ảnh động : phim quảng cáo
∙Ưu điểm : thể hiện được tính toàn diện, đồng bộ của thông tin . Tạo được tính sinh động, hấp dẫn của thông tin
∙ Nhược điểm : chi phí quảng cáo cao , lựa chọn thởi điểm phát sóng khó , thông tin không nhớ được lâu
- Ngôn ngữ đọc : qua đài
+ Ưu điểm : đảm bảo độ hấp dẫn thông qua âm điệu của người đọc , khả năng phát tán thông tin rộng , tần suất quảng cáo nhiều hơn trên tivi
+ Nhược điểm : dễ quên , chi phí cao hơn một số loại hình quảng cáo khác như báo, tạp chí
c. Cách tính chi phí quảng cáo
- Chi phí quảng cáo theo kế hoạch
+ C1 : Quy định kinh phí dành cho quảng cáo : tỉ lệ % trong doanh thu
Sau đó tiến hành phân bổ chi phí quảng cáo cho các chương trình
+ C2 : Xây dựng kế hoạch chi phí quảng cáo trước để xây dựng dự toán về chi phí dựa vào mục tiêu và cách thức tiến hành quảng cáo theo các chương trình
∙ Tự làm quảng cáo : tính chi phí trực tiếp làm quảng cáo : chi phí thuê địa điểm , chi phí mua vật liệu , thiết kế quảng cáo,..
∙ Thuê bên ngoài làm quảng cáo : chi phí quảng cáo bằng chi phí hợp đồng thuê quảng cáo
- Chi phí quảng cáo thực tế : tổng các chi phí phát sinh thực tế cho hoạt động quảng cáo.
Câu 5
a. Các kĩ thuật xúc tiến bán hàng , điều kiện áp dụng
- Xúc tiến bán hàng là một hình thức của xúc tiến thương mại sử dụng các kĩ thuật đặc thù nhằm bán hàng nhanh , nhiều trong một thời gian ngắn bằng cách cung cấp các lợi ích tức thì vừa đủ
- Các kĩ thuật xúc tiến bán hàng
+ Bán hàng có thưởng
+ Giảm giá tức thì
+ Trò chơi và thi có thưởng
+ Khuyến khích mua thử
+ Quảng cáo tại nơi bán ..
- Điều kiện áp dụng
+ Hàng hóa có cạnh tranh gay gắt : thường áp dụng kĩ thuật giảm giá
+ Hàng hóa ở giai doạn cuối của chu kì sống : hàng bán chậm , doanh nghiệp muốn đảy nhanh việc bán hàng có thể sử dụng các kĩ thuật như trò chơi , bán có thưởng ,..
+ Doanh nghiệp cần thu hồi vốn nhanh để chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác , do đó cần thiết đẩy nhanh doanh số bán
b. Phân biệt quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm , xúc tiến bán hàng
Tiêu chí
Quảng cáo
Hội chợ triển lãm
Xúc tiến bán hàng
1 Khái niệm
Là phương thức truyền tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến các khách hàng để họ biết , hiều và hình thành nhu cầu mua hàng , nhằm thu hút , lôi cuốn khách hàng
Là hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hóa được tổ chức tại một thời gian , địa điểm nhất định nhằm tạo các cơ hội thông qua các quan hệ trong kinh doanh và bán hàng trực tiếp
Là một hình thức của xúc tiến thương mại sủ dung các kĩ thuật đặc thù nhằm bán hàng nhanh, nhiều trong một thời gian ngắn bằng cách cung cấp các lợi ích tức thì vừa đủ
2 Mục tiêu
- Truyền tin đến đối tượng
- Thu hút khách hàng
-Cung cấp thông tin cho khách hàng để đạt được các hoạt động kinh tế
- Bán hàng
Bán hàng nhanh , nhiều trong thời gian ngắn
3 Phương tiện , điều kiện thực hiện
-Các thông tin
- Các điều kiện để tạo ra các hình thức truyền tin như đài , báo , tivi , pano …
- Con người
-Vị trí gian hàng , các phượng tiện trưng bày hàng hóa , các điều kiện để tổ chức thực nghiệm
- Nhân lực
- Hàng hóa
- Các điều kiện khác hỗ trợ như : âm thanh , ánh sáng ,..
-Các sản phẩm để bán , tặng , thưởng kềm theo,
-Các điều kiện hỗ trợ kĩ thuật khác
-Con người
4 Thời gian phát huy tác dụng
Phát huy chậm nhưng thời gian tác dung lâu
Vừa phát huy ngay vừa phát huy châm và lâu dài
Phát huy nhanh chóng nhung tác dụng ngắn
5 Chỉ tiêu đánh giá
-Doanh số bán sau quảng cáo
-Tốc độ tăng doanh số bán
-Mức mở rộng thị trường
-Mức độ phát triển thị trường
+ Tần suất mua hàng của 1 nhóm khách hàng hay một khu vực thị trường
+ Quy mô bán hàng của 1 khu vực thị trường , 1 laoij sản phẩm , nhóm khách hàng
- Đánh giá hiệu quả quảng cáo
+Chi phí quảng cáo
+Ngân sách dành cho quảng cáo chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong doanh thu
+Tỉ suất lợi nhuân theo chi phí quảng cáo
-Số lượt người tham quan gian hàng
- Số lượng hoặc số lượt khách có quyền quyết định hình thành các hợp đòng kinh doanh
-Số hợp đồng được kí kết ngay hoặc sau triển lãm
- Chi phí cho hội chợ triển lãm
- Doanh số bán hàng
- Tốc đọ tăng của doanh sô bán
- Chi phí cho hoạt động xúc tiến bán hàng
Câu 8:Vốn lưu động: khái niệm, nguồn hình thành, biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh gí việc sử dụng vốn lưu động.
*Khái niệm: vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động trong KDTM tham gia hoàn toàn vào quá trình KD và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa.
* Nguồn hình thành: Vốn tự có, coi như tự có và Vốn đi vay
- Vốn tự có và coi như tự có gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối với DNTM nhà nước, vốn lưu động do nhà nước giao. Đối với DNTM cổ phần là cổ p hần,. đối với công ty TNHH, công ty hợp danh, HTX là vốn góp của các thành viên. Đối với DN tư nhân hoặc Dn 100% vốn nước ngoài là do chủ DN đầu tư để KD. Đối với DN liên doanh thì vốn lưu động là do các bên liên doanh góp theo điều lệ của DN liên doanh.
+ Nguồn vốn tự bổ sung: các chủ sỏ hữu của Dn đều có quyền tự bổ sung vốn cho dn mình khi có thỏa thuận và trong quá trình KD các DNTM đều có thể bổ sung vốn KD của mình từ lợi nhuận giữ lại.
+ Nguồn vốn coi như tự có: do phương pháp kế toán hiện hành có một số khoản tiền tuy không phải của DN nhưng có thể sử dung trong thời gian nhàn rỗi để bổ sung cho vốn lưu động đó là khoản vốn coi như tự có (tiền thuê, tiền lương, tiền BHXH…)chưa đến hạn phải chi vẫn có thể sử dụng.
- vốn đi vay(nguồn tài trợ ngoài DN):
Để đảm bảo đầy đủ kịp thời trong việc mua bán hàng hóa, các DNTM thường phải có mqh với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, tài chính… để vay tiền. Đối với những DN thương mại có vốn lưu động không lớn thì nguồn vốn đi vay là nguồn quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới quy mô kd và sự phát triển kd của dn.
Nguồn vốn đi vay hay còn gọi là nguồn vốn tài trợ ngoài DN. Nguồn đi vay có thể vay ngắn hạn và vay dài hạn. Với vay ngắn hạn thì thời gian hoàn vốn trong vòng 1 năm. Lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất vay dài hạn.
*Biện pháp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
Một là, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của 1 vòng lưu chuyển hàng hóa.
DMTM cần phải đẩy mạnh bán ra bằng cách nâng cao chất lượng nguồn hàng. Nguồn hàng phải phù hợp với nhu cầu khách hàng về tên hàng, số lượng, chất lượng và với chi phí hợp lý.DN nên cần thiết áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại è thúc đẩy, mở rông cơ hội kd; xây dựng hệ thống kd hợp lý, áp dụng các phương thức mua bán tiến bộ văn minh, hiện đại về phương thức giao dịch, địa điểm giao dịch, điều kiện thanh toán, áp dung các dịch vụ và chính sách thương mại phù hợp…
DNTM cần quản trị tốt về lượng hàng dự trữ:
+định lượng dự trữ tối ưu
+ phân bố lực lượng dự trữ hợp lí cho các địa điểm tránh thừa thiếu giả tạo,giảm việc điều động hàng từ chỗ này đến chố khác
+nắm vững sự biến động của các hàng hóa dự trữ tại các địa điểm kd thông qua chế độ sổ sách và chế độ ghi chép.
+ điều chỉnh lượng dự trữ theo tiêu chuẩn tối ưu và tùy thuộc vào mức độ vi phạm tiêu chuẩn tối ưu để điều chỉnh.
Hai là,tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các tài sản DN.
-tiết kiệm chi phí:DNTM cần phải giảm tối đa chi phí mua hàng (mua tận gốc, mua buôn, bán tận ngọn..). tiết kiêm chi phí lưu thông. Giảm chi phí mua bảo hiểm và thuế.
- sử dụng có hiệu quả tài sản của DN.
+ dựa vào quy hoạch, kế hoạch hđ của chi phí kd để đầu tư trang thiết bị hợp lý.
+ xây dưng kế hoạch sử dụng hợp lý, triệt để
+ xây dựng các định mức
+ đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ.
+ đầu tư trang thiết bị hợp lí.
+ thanh lý tài sản không còn giá trị
+ có thể sử dụng liên doanh liên kế để tận dụng tối đa tài sản hiện có.
Ba là, tăng cường quản lý vốn và nâng cao các hoạt động tài chính ở DNTM.
- chấp hành tốt các kỷ luật tài chính.
- Tiến hành hạch toán kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân tồn tại và biện pháp khắc phục.
- Có các hình thức, chế độ trách nhiệm vật chất đối với trường hợp sử dụng vốn lãng phí, tham ô…
- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động
T thấy phần sử dụng vốn có hiêu quả chỉ là phần bảo toàn vốn thui. T cứ đánh thêm phần phát triển vốn vào nha. Xem thế nào. Nếu đúng thì cho thêm.
Nhóm giải pháp phát triển vốn.
- phân bố hợp lí cơ cấu vốn: phân bổ nguồn vốn phù hợp với mục đích sử dụng và định mức sử dụng vốn.
- nâng cao hiệu quả kd để thay đổi cơ chế phân phối lợi nhuận theo hướng vừa tăng tích lũy, vừa tăng tiêu dùng.
- Dùng các giải pháp để huy động vốn theo nguyên tắc: từ không mất chi phíè mất ít chi phíè mất nhiều chi phí.
*Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dung vốn lưu động
- tốc độ chu chuyển vốn lưu động:
+ số vòng chu chuyển VLĐ (v)
V=Q/ v ( V : vốn lưu độngbình quân)
+ số ngày một vong chu chuyển vốn (n)
N=T/v=T*v /Q (T: thời gian theo lịch)
- số vốn tiết kiệm (bôi chi) (E)
E= (n1-n0)*Q/T
= V1 – V0
- tỷ suất sinh lời của VLĐ (P)
P= LN/VLĐ
Câu 9: Các xu hướng trong chiến lược sử dụng vốn KD của DNTM
*khái niệm: Vốn kd là toàn bộ tài sản của DN được biểu hiện bằng tiền dc huy động vào hoạt động kd trong một thời kỳ nhất địh
* tầm quan trọng cuảt vốn kd:
- là đk để hình thành, tồn tại và phát triển của DN
- là cơ sở, đk để xây dựng cơ sở và chiến lược kd
- là một trong những tiêu thức để xếp loại quy mô DN
- quản trị vốn KD quyết định hiệu quả KD, năng lực cạnh tranh trên thị trường
*Xu hướng trong chiến lược sử dụng vốn KD của DN
Một là: sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ vốn dài hạn cho tổng tài sản. Đối với DNTM tư nhân, các DNTM nhỏ, vốn không nhiều, chưa tiếp xúc với ngân hàng TM, DN thường dùng toàn bộ nguồn vốn của chủ sở hữu để hoạt động kd. Sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn để KD có thể DN không đáp ứng dc nhu cầu vốn ở thời điểm cao nhất bỏ lỡ nhiều cơ hội kd. Với nguồn vốn này DN sẽ chịu rủi ro thấp nhưng chi phí cao.
Hai là: sử dụng tài trợ dài hạn cho tài sản thường xuyên và tài trợ ngắn hạn cho tài sản lưu động tạm thời.
Đối với DNTM nhỏ và vừa vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay dài hạn thường để đầu tư vào tài sản cố định. Vốn vay ngắn hạn dùng để mua hàng hóa dự trữ, đặc biệt cho nhu cầu dự trữ thời vụ và những trường hợp mua nhiều nhưng chưa bán dc hàng hoặc giao hàng cho khách hàng nhưng chưa thu dc tiền. DMTM chỉ dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tư dài hạn, không dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn bởi vì nếu dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn thì DN thường xuyên phải gia hạn nợ, sẽ có những TH khó khăn trong việc gia hạn nợ. có thể phải chịu chi phí cao khi không trả dc nợ hoặc phải bán tài sản với giá rẻ để thanh toán hoặc DN mất khả năng thanh toán.
Với vốn KD vay ngắn hạn cũng có thể có những rủi ro cao nhưng có chi phí thấp hơn so với TH thứ nhất.
Ba là: toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời dc tài trợ bằng nguồn dài hạn, còn một phần tài sản tam thời được dùng bằng nguồn tài trợ ngắn hạn.
Đối với các DNTM vừa và lớn, VCSH hoặc vốn vay dài hạn thường dc đầu tư vào TSCĐ và một phần tài sản lưu động: còn một phần tài sản lưu động dc huy động bằng vốn vay. Đây là cách lựa chọn trung gian giữa 2 cách trên và cũng là nhiều cách mà DMTM lựa chọn.
Ngoài ra, các DNTM còn dùng các chiến lược sd vốn như:
- duy trì tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn vốn cđ
- tăng cường sd vốn tự có và coi như tự có của DN
- tăng tốc độ quay vòng vốn: tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa, đẩy mạnh bán ra kết hợp mua và bán không qua kho. Tranh thủ các nguồn ưu đãi của nhà nước, ngành khi chuyển đổi lọa hình DN
câu 10: Nội dung ktế của chi phí kd. Biện pháp giảm chi phí KD.
Chi phí kinh doanh: là các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hóa biểu hiện bằng tiền mà DNTM đã chi ra để mua bán hàng hóa dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí trong hđ kd của DN trong thời gian nhất định.
* nội dung kinh tế của chi phí KD:
- Chi phí mua hàng: là phần chi phí mà DMTM trả cho nhà cung cấp để có nguồn hàng. Đây là khoản chi phí lớn nhất trong KD của DNTM, nó hình thành nên khối lượng và cơ cấu hàng hóa dự trữ ở DNTM, nguồn tiền để trang trải chi phí mua hàng chính là vốn lưu động của DN. Ngoài vốn lưu động còn huy động một phần đáng kể nguồn vốn vay.
- Chi phí lưu thông: là chi phí thực hiện việc lưu chuyển trong mua bán hàng hóa. Chi phí lưu thông là chi phí lđ xh cần thiết thể hiện bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa từ nơi mua hàng đến nơi bán hàng. Gồm: chi phí vận tải, bôc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua tiêu thụ; chi phí hao hụt hàng hóa và chi phí quản trị
- Chi phí khác: gồm chi phí thuế và chi phí bảo hiểm.
+ chi phí thuế: thuế là khoản đóng góp theo quy định của luật pháp mà nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp thuế vào cho ngân sách nhà nước.
+chi phí mua bảo hiểm: ngoài các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHYT,BHXH) để đè phòng những rủi ro có thể xảy ra trong kd, DNTM phải có các khoản chi phí để mua bảo hiểm hàng hóa, tài sản, vận chuyển…
* biện pháp giảm chi phí kinh doanh:
ü Nhóm giải pháp giảm chi phí mua:
CM=QM*GM
Lượng nhập hàng hóa phụ thuộc vào tổng nhu cầu và chu kỳ kinh doanh ( lượng nhập 1 lần). vì vậy để giảm chi phi mua cần:
- lựa chọn nguồn hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Xác định lượng mua tối ưu 1 lần mua, xác định lượng đặt hàng 1 lần là bao nhiêu.(Q1)
+ phương pháp nhập theo 1 lượng xác định: dựa vào nguyên tắc quản trị dự trữ: khi Dmax giảm xuống Dmin thì nhập hàng Q1=DTX max
+phương pháp nhập theo 1 lượng nhất định: lượng không đều nhau giữa các lần nhập, lượng nhập dựa vào dự kiến kế họach xuất
Q1=QX+DCK- DĐK
V
+ phương pháp tối ưu hóa chi phí: dựa vào số lần đặt hàng, chi p hí cho 1 lần đặt hàng(C1), dự trữ bình quân => chi phí bảo quản bình quân (C2), nhu cầu trong kỳ(N).
2*C1*N
C2
Q1=
- nghệ thuật mua hàng (liên quan đến giá mua :GM )
+ nhập vào thời gian phổ biến (dung lượng cung lớn)è cung > cầuè GM giảm
+ mua trực tiếp của nhà cung cấp (nhà sản xuất hoặc nhập khẩu cấp 1è trung gian đầu tiên)
+nhập loại hàng có tính chất đặc thù về quy cách, kiểu dáng, cỡ loại, điều kiện, kỹ thuật bảo quản…è cung> cầuè giá mua giảm
- nghệ thuật giao dịch đàm phán, đặc biệt là nghệ thuật “mặc cả”
- trong quá trình thực hiện các biện pháp giảm chi phí mua cần có sự phối hợp với các hình thức, phương thức bán để giảm tổng chi p hí kinh doanh.
ü Giảm chi phí lưu thông
- hoàn thiện, nâng cao hệ thống mạng lưới kinh doanh: phải xác định cung phù hợp với cầu, phân bố hợp lí mạng lưới lưu thông, lựa chọn cách thức phân phối hàng hóa hợp lí=> lựa chọn phương án lưu thông, lựa chọn phương tiện vận chuyển xếp dỡ phù hợp
- tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật kết hợp với việc sử dụng triệt để cơ sở vckt hiện có để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa nâng cao năng suất lao động trong các khâu: bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển, quản lý.
- về lao động:
+ nâng cao trình độ lao động, trình độ kinh doanh của các nhà quản trị thông qua các hình thức đào tạo…
+ nâng cao trình độ kỹ thuật mặt hàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động trực tiếp
- tăng cường công tác kiểm soát các hoạt động kinh doanh thông qua cơ chế quản trị doanh nghiệp( phân công bộ phận với các chức năng nhiệm vụ đúng đắn); chế độ ghi chép sổ sách gắn liền với các hiện tượng phát sinh đảm bảo kịp thời, chính xác, nghiêm minh, rõ ràng.
- tiến hành công tác phân tích kinh doanh đặc biệt phân tích chi phí lưu thông theo nguyên tắc: việc sử dụng chi phí lưu thông có đúng mục đích không? Đúng nguyên tắc không? Tính hợp lí của nó ntn?
- cần thiết xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chi phí: so sánh thực tế thực hiện với kế hoạch về tổng số, cơ cấu, tỷ lệ, định mức chi phí, tiết kiệm hay bôi chi chi phí để có các biện pháp phù hợp cho chu kỳ kinh doanh sau.
ü nhóm giảm chi phí khác
- giảm chi phí bảo hiểm
+ lựa chọn đối tượng mua bảo hiểm chính xác dựa vào mặt hàng kinh doanh, phạm vi thị trường (liên quan tới môi trường KD, k/c vận chuyển) và phương thúc kd.
+ chọn mức phí bảo hiểm phù hợp
+ chọn cơ quan, tổ chức bảo hiểm phù hợp: giải quyết nhanh gon, thuận tiện; trung thực, chính xác.
- giảm chi phí về thuế:
+lựa chọn các hình thức mua bán hợp lí để giảm chi phí cá biệt về thuế.
Câu 11.Nội dung kinh tế của chi phí lưu thông? Biện pháp giảm chi phí lưu thông
a) Nội dung kinh tế của chi phí lưu thông: bao gồm:
· Cp lưu thông bổ sung: là chi phí mang tính chất sản xuất nằm trong khâu lưu thông
+Thành phần: Cp xếp dỡ vận chuyển, Cp gia công chế biến,…
+Đặc trưng:
- Sáng tạo ra giá trị mới( sản phẩm thặng dư)
- Bù đắp chi phí này được lấy từ phần gia tăng của giá cả hàng hóa
- Xu hướng tăng vì:
-)Tạo ra việc làm
-)Làm tăng thu nhập
-)Nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng=>nâng cao chất lượng dịch vụ
-)Cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp
· Cp lưu thông thuần túy : là chi phí nhằm chuyển hóa hình thái giá trị sản phẩm( thực hiện mua bán hàng hóa)
+Thành phần: cp nhân viên mua, bán hàng;cp bộ máy quản trị;cp xúc tiến thương mại…
+Đặc trưng:
- Không sáng tạo ra gía trị mới => không làm tăng giá trị hàng hóa
- Bù đắp chi phí này lấy từ ngân quỹ của doanh nghiệp
- Xu hướng: giảm hợp lí( giảm chi phí bình quân / 1 dơn vị hàng hóa) vì: cp này làm giảm thu nhập doanh nghiệp.
b) Các biện pháp giảm chi phí lưu thông:
· Các biện pháp giảm chi phí lưu thông thuần túy:
- Hoàn thiện hệ thống mạng lưới kinh doanh. Hợp lí hóa các điểm mua bán
- Hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt, tinh giản, hiệu quả. Cơ chế hoạt động chặt chẽ, thông suốt, giảm thủ tục hành chính, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý.
- Sử dụng hợp lý các hình thức, phương thức xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại( chọn đúng đối tượng, nội dung, hình thức…)
- Phân tích đánh giá chi phí lưu thông trong đó có chi phí lưu thông thuần túy
· Các biện phảp giảm cp lưu thông:
+Hoàn thiện, nâng cao hệ thống mạng lưới kinh doanh:
- Lựa chọn phương án lưu thông hợp lí: xác định cung phù hợp với cầu, phân phối hàng hóa hợp lí
- Lựa chọn phương tiện vận tải bốc dỡ hợp lí.
+Tăng cường đầu tư cơ sỏ vật chất kỹ thuật kết hợp vói việc sử dụng triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa nâng cao năng suất lao động trong các khâu
+Nâng cao trình độ lao động:
- Nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của nha quản trị
- Nâng cao trình độ kỹ thuật mặt hàng, trình độ chuyên môn của các lao động trực tiếp
+Tăng cường công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh thông qua:
- Cơ chế quản trị doanh nghiệp: phân công các bộ phận chức năng nhiệm vụ đúng đắn, hợp lý
- Chế độ ghi chép sổ sách: gắn liền với các hiện tượng kinh tế phát sinh, đảm bảo chính xác, kịp thời, nghiêm minh, rõ ràng
- Phân tích hoạt động kinh doanh, đặc biệt chú trọng phân tích cp lưu thông theo nguyên tắc phân tích việc sử dụng chi phí kinh doanh có đúng mục đích không
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng chi phí:
-) Tổng chi phí lưu thông: Clt = tổng Ci
C1: cp xếp dỡ vận chuyển
C2: cp bảo quản, tiêu thụ
C3: cp quản trị
C4: cp hao hụt
-) Clt= h%* Qb ( đồng)= mc * Qb ( tấn)
h%: tỷ lệ phí lưu thông
Qb ( đồng): doanh số bán ( giá bán)
mc: mức chi phí lưu thông/ 1 đơn vị hàng hóa
Qb ( tấn) : khối lượng hàng hóa bán
-) h% = (Clt/ Qb) * 100%
Có thể tính cho từng khoản mục: h% = (Ci/ Qb) * 100%
-) mc = (Clt/ Qb) ( đ/ tấn)
-) Cơ cấu chi phí lưu thông:
Ki = (Ci/ Clt) * 100%
-) Mức độ hoàn thành kế hoạch lưu thông:
C% = (Clttt / Cltkh ) * 100%
> 100%: tạm đánh gía là chưa tốt
<100% : tạm đánh giá là tốt
-) Phạm vi hạ thấp hay nâng cao tỷ lệ phí (h%):
f= ( htt % - hkh%)
>0: nâng cao
< 0: hạ thấp
-) Phạm vi hạ thấp hay nâng cao mức chi phí ( mc):
f= mctt- mckh
-) Tốc độ hạ thấp hay nâng cao h% ( mc):
Vh%= ( fh / hkh%) *100%
Vmc =( fm / mckh) *100%
-) Mức tiết kiệm ( bội chi) chi phí lưu thông:
E= Clttt - Cltkh
E= fh * Qb=fmc * Qb
Câu 13: Các nguyên tắc hạch tóan kinh doanh? Hai mô hình hạch toán kinh doanh; Biện pháp của doanh nghiệp để thực hiện hạch toán kinh doanh thực sự?
a) Các nguyên tắc hạch toán kinh doanh: 4 nguyên tắc:
· Lấy thu bù chi, đẩm bảo có lãi:
+ Thu: các nguồn hình thành?(thu từ hoạt động bán hàng, thu từ cung cấp dịch vụ, thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu khác)
+ Chi: cho các hoạt động nào? ( chi mua hàng, cp lưu thông, các khoản chi khác)
+ Lãi= thu – chi phải > 0 => doanh nghiệp phải khai thác tất cả các nguồn thu, giảm tối đa các khoản chi
ð Vận dụng: để tăng LN, doanh nghiệp cần có các biện pháp:
+ Tăng thu: sd các biện pháp như:
- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm…
- Phát triển mạng lưới kinh doanh
- Có các chính sách bán hàng tốt: chính sách giá, chính sách xúc tiến bán hàng…
- Phát hiện các loại dịch vụ khách hàng cần, từ đó thực hiện tôt các hoạt động dịch vụ trong khả năng của doanh nghiệp
- Phân bổ nguồn lực hợp lý, tổ chức tốt bộ máy, cơ cấu hoạt động
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng
……..
+ Giảm chi: phần này đã có ở trên rồi.
· Bảo đảm tính độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở chính sách và pháp luật của nhà nước:
+ Tính tự chủ thể hiện ở:
- Tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh trong phạm vi những mặt hàng được nhà nước cho phép kinh doanh
- Tự chủ về kế hoạch kinh doanh
- Tự chủ về tài chính
- Tự chủ về lao động
- Tự chủ về tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Tự chủ về giá cả
- Tự do liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước theo luật định.
ð Doanh nghiệp tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh – tài chính- kỹ thuật của mình
+ Vân dụng:
- Tăng cường chất lượng nghiên cứu thị trường; để trả lời 3 cấu hỏi: kinh doanh cái gì? Cho ai? Như thế nào?
- Đánh giá chính xác nguồn lực của doanh nghiệp trên nguyên tắc phát huy tối đa nguồn lực nội tại và khai thác tối đa cơ hội bên ngoài
- Kêt hợp tối ưu giữa nguồn lưc bên trong và bên ngoài=> xây dựng phương án kinh doanh
- Triển khai các phương án kinh doanh cụ thể, trong mỗi phương án đều phải giải quyết 2 vấn đề: mục tiêu của phương án và điều kiện thực hiện.
- Triển khai thực hiện các phương án kính doanh, kế hoạch kinh doanh: các hoạt động tác nghiệp, các chính sách, phương thức và hình thức tiến hành.
· Thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất, trách nhiệm vật chất và tinh thần đối với mọi hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Mục đích: tác động đến động lực lao động và ý thức trách nhiệm thông qua lợi ích vật chất
+ Vận dụng:
- Xây dựng quy chế khen thưởng kỷ luật gồm: đối tượng áp dụng, nội dung áp dụng : chính sách khen thưởng, mức khen thưởng, xét phạt… dựa trên các tiêu chuẩn thưởng, phạt
- Thực hiện công tác giám sát quá trình thực hiện của từng người, từng bộ phận. Yêu cầu: phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời, khách quan thông qua chế độ sổ sách và ghi chép
- Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của tùng người, từng bộ phận 1 cách công khai bình đẳng; xem xét nhiệm vụ với điều kiện làm việc, năng lực thực tế của người lao động
- Xây dựng mức khen thưởng, mức phạt tương ứng với mức thành tích , khuyết điểm để có tác động tích cực với người lao động
· Giám đốc bằng tiền:
+ Là sự giám sát thường xuyên thông qua các cơ quan tài chính, ngân hàng về hoạt động thanh toán chi trả của doanh nghiệp nhằm hạn chế sự thất thoát, tham nhũng tài sản của doanh nghiệp và của nhà nước
+ Vận dụng:
- Hoàn thiện bộ máy tài chính của doanh nghiệp về cơ cấu
- Phương pháp giám sát: phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: các khoản thu, chi
- Công cụ giám sát: thống kê, tổng hợp…
- Chỉ tiêu giám sát: thông qua các chỉ tiêu định lượng=> cần hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ: đảm bảo dễ ghi chép, kiểm tra, ghi chép đúng thời điểm, phù hợp với hiện tượng kinh tế phát sinh
-) Các chỉ tiêu: trong sách trang 303
b) Hai mô hình hạch toán kinh doanh( câu này trong sách giáo trình è làm thế này không đúng nhaè đây là khuyến mại làm thêm thui. J)
· Hạch toán kinh doanh: là công cụ quản lý của Nhà nước, là phương pháp, cách thức tính toán kết quả sản xuất kinh doanh trên cở sở vận dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ và phát huy hết các nguồn lực của doanh nghiệp
· Hạch toán kinh tế: cũng là công cụ quản lý của nhà nước, là phương pháp tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không dựa trên cơ sỏ như hạch toán kinh doanh
· So sánh hai mô hình:
+ Giống:
- Đều là công cụ quản lý của nhà nước với doanh nghiệp
- Đều có tác động làm hoạt động doanh nghiệp đi vào nề nếp
- Đều là phương pháp tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Khác:
Hạch toán kinh tế
( trong cơ chế KHH tập trung)
Hạch toán kinh doanh
( trong cơ chế thị trường)
1. Phương pháp tính toán
Dựa trên các chỉ tiêu do nhà nước đặt ra: chỉ tiêu CP, LN, doanh số mua, bán…
Dựa trên các chỉ tiêu của doanh nghiệp đặt ra trong kỳ kế hoạch
2. Tác động
Tiêu cực với doanh nghiệp: doanh nghiệp bị khống chế, không phát huy được năng lực, ỷ lại, trì trệ => năng suất lao động thấp.
Tích cực với doanh nghiệp: phát huy tính năng đông, sáng tạo, chủ động
3. Biểu hiện
Là mô hình hạch toán kinh doanh theo lợi nhuận định mức ( Nhà nước chi đủ và thu đủ, dành 1 phần LN cho doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khó khăn Nhà nước tiến hành bù lỗ)
Là mô hình hạch toán theo thu nhập( khai thác tối đa các khoản thu, tiết kiệm tối đa các khoản chi=> tăng tối đa thu nhập)
b) Biện pháp của DNTM để thực hiện hạch toán kinh doanh thực sự: trong sách trang 320-321 mục b)
Câu 15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
a) Doanh thu:
DT= tổng( Qi * Pi )
b) Lợi nhuận:
LN= Doanh thu – Chi phí
c) Tốc độ lưu chuyển vốn:
- Số vòng quay vốn lưu động: V( vòng)= Tổng doanh thu thuần/ VLĐ bình quân
- Thời gian 1 vòng luân chuyển: N( ngày) = Thời gian theo lịch trong kỳ/ V
d) Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: = LN/ Vốn lưu động (hoặc tổng vốn) (%)
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: = LN/ DT
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: = LN/ CP (%)
- Tỷ suất lợi nhuận trên số lao động: = LN/ slđ (%)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top