QTCL1111

Hiệp hội Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định, khi vào WTO, ngành điện tử Việt Nam sẽ phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.

Đây là hậu quả của việc chậm cải tiến hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp cũng như việc vạch định chiến lược hoạt động của toàn ngành.

Từ những năm 1990, ngành điện tử trong nước bắt đầu có những bước tiến vượt bậc. Theo đánh giá của VEIA, ngành điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 20% - 30%/năm. Đến nay, sản phẩm điện tử Việt Nam đã xuất khẩu vào được 35 nước. Trong vòng 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu tăng dần: năm 1996 đạt 90 triệu USD, năm 2005 đạt 1,5 tỉ USD.

Song mức tăng trưởng ấy vẫn còn khá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc... Theo thống kê của VEIA, trong 9 tháng 2006, doanh thu nội địa của ngành điện tử Việt Nam đã đạt được 1,3 tỷ USD.

Trong khi, ngành điện tử các nước trong khu vực đã đạt đến khâu sáng chế và sản xuất và xuất khẩu thành phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay ở công đoạn gia công và lắp ráp. Thời gian qua, cũng có một số ít doanh nghiệp trong nước đã tự thiết kế, sản xuất ra sản phẩm thành phẩm nhưng số lượng sản phẩm cũng khá ít.

Vài năm qua, các công ty điện tử nước ngoài như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG... đã lần lượt “đổ bộ” vào Việt Nam sản xuất thành phẩm khai thác thị trường tại chỗ. Đến nay, các thương hiệu này đang lấn dần vị trí của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết trong suy nghĩ của người tiêu dùng có mấy ai nghĩ đến những tên sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như, khi có nhu cầu mua một đầu đĩa có mấy ai nghĩ sẽ tìm hiểu về sản phẩm của Tiến Đạt mà họ chỉ tập trung vào các sản phẩm của của doanh nghiệp nước ngoài như LG, Sony.

Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư kí VEIA cho rằng: Nếu không đổi mới cải thiện quy trình sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà chứ đừng nói đến việc đem quân đi “đánh” xứ người. Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam được mở rộng. Môi trường kinh doanh cải thiện hơn, bình đẳng hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ về công nghệ thiết bị mới...

Song ngành điện, điện tử Việt Nam lại phải đối mặt với không ít khó khăn. Vì nhiều ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước bị cắt bỏ nên chi phí sản xuất sẽ bị đẩy lên và cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận đạt ít hơn. Thị trường cạnh tranh càng khốc liệt hơn, nhiều biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

Trong khi đó, doanh nghiệp điện tử Việt Nam đa số ở quy mô nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh như: trình độ lao động còn ở mức độ thủ công cao nên năng suất lao động thấp. Rất ít doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, từ đó hiệu quả kinh doanh thu được cũng không cao. ở khâu tiếp cận với các nguồn vốn, thông tin thị trường, mặt bằng sản xuất... các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên khó có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm...

Vừa qua, từ tháng 10/2005 - tháng 2/2006 vừa qua, VEIA đã thực hiện cuộc khảo sát tình hình sản xuất tại 108 doanh nghiệp điện tử trên cả nước và đã tìm ra những mặt yếu kém của ngành. Đó là: cơ cấu sản phẩm, công nghệ sản xuất, khả năng cạnh tranh và chưa chủ động được nguồn linh kiện, phụ tùng sản xuất. Trên cơ sở đó, VEIA nhận định rằng: nếu ngành điện tử có sự đổi mới kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tránh được bớt những khó khăn.

Như ý kiến của ông Tổng thư kí VEIA: Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ tùng linh kiện và vật tư điện tử. Thời gian qua, mặt hàng điện tử xuất khẩu chính của Việt Nam là phụ tùng linh kiện. Tuy nhiên, tránh tình trạng đầu tư sản xuất dàn trải nhưng không có sản phẩm chủ chốt, ngành cần xác định và lựa chọn sản phẩm và khôi phục phát triển sản xuất vật liệu điện tử mà trong nước có nhiều lợi thế. Theo đó, điện tử Việt Nam nên chọn những linh kiện mới, linh kiện đặc chủng để tận dụng lợi thế về khả năng sáng tạo, chất xám và kĩ năng của người lao động để tăng sức cạnh tranh.

Thứ hai là tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh phụ kiện điện tử. Lâu nay điện tử Việt Nam chủ yếu chuyên về lắp ráp nhưng phần lớn linh kiện lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Tiếp đó là cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chuyên dùng có giá trị kinh tế gia tăng cao, công nghệ tiên tiến...

Để phát triển ngành điện tử, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện và những chính sách hợp lí để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ, trong đó tập trung về các lĩnh vực như chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim lọai, xử lí bề mặt. Bên cạnh đó là tập trung đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực quản lí, sản xuất có tay nghề cao.

Hiện nay, ngành điện tử rất cần đội ngũ nhân lực có khả năng thiết kế, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao về mẫu mã cũng như công nghệ. VEIA còn có cho rằng: rất cần sự phân bố, quy hoạch hợp lí và đầu tư cho ngành điện tử ở những vùng kinh tế trọng điểm có đủ mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất như: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, những vùng có đủ khả năng phát triển ngành công nghiệp điện tử gồm: một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở 3 vùng Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai - Bình Dương và Đà Nẵng - Quảng Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: