QTCL 4H
Chương 4.Phân tích môi trường bên trong và chẩn đoán DN
4.1. Nhận dạng MTBT trên cơ sở các nguồn lực
4.1.1. Vai trò của Nhận dạng MTBT
- Phân tích & đánh giá các nhân tố thuộc MTBT cho phép xác định được điểm mạnh/điểm yếu của DN.
- Nhân tố đem lại sức mạnh cho DN nếu nó đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN (những lĩnh vực mà DN đã và đang có tiềm năng thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng)
- Điểm mạnh/điểm yếu cho phép xác định các mục tiêu & định hướng chiến lược tương lai của DN
4.1.2 KN và phân loại các nguồn lực trong DN
- Khái niệm: Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sx kinh doanh
- Phân loại:
+ Nguồn lực hữu hình: vật chất, tài chính, con người, tổ chức…
+ Nguồn lực vô hình: công nghệ, danh tiếng, bí quyết…
4.2. Quan trắc các năng lực bên trong của DN
4.2.1. KN năng lực của DN
- Năng lực (Competency): thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của DN nhằm đạt được mục tiêu mong muốn
- Nền tảng cơ sở: kỹ năng, tŕnh độ, hiểu biết của nguồn nhân lực.
- Phát triển các năng lực trong các lĩnh vực chức năng cụ thể (sản xuất, R&D sản phẩm, marketing, …)
" tri thức được phản ánh thông qua năng lực.
* Một số năng lực của DN
Phân phối: Kỹ năng quản trị logistic hiệu quả
Nguồn nhân lực: Có động cơ thúc đẩy, giao quyền điều hành và khả năng giữ chân người lao động.
Hệ thống qutrị thông tin: Cơ sở dữ liệu khách hàng.
Marketing: Hoạt động xúc tiến thương hiệu các sản phẩm, Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả, Khả năng nhận ra xu thế thời trang trong tương lai.
Quản trị: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quản ly, Cấu trúc tổ chức có hiệu quả.
Sản xuất: Kỹ năng thiết kế và sản xuất s/p có độ tin cậy, Công nghệ sản xuất bằng máy móc tự động và tinh vi, Sản xuất các bộ phận và sản phẩm siêu nhỏ.
Nghiên cứu và phát triển: Năng lực công nghệ độc đáo, Phát triển giải pháp điều khiển thang máy, Công nghệ kỹ thuật số.
4.2.2. Phân tích các lĩnh vực chức năng
- Quản trị
- Sản xuất tác nghiệp
- Marketing
- Tài chính - Kế toán
- Nghiên cứu - Phát triển (R&D)
- Hệ thống thông tin
4.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa các lĩnh vực chức năng
- QTCL là quá tŕnh phối hợp toàn diện, cao độ và đòi hỏi phải có sự hợp tác hiệu quả giữa các lĩnh vực quản trị, marketing, tài chính / kế toán, sản xuất, R&D, hệ thống thông tin.
- Chìa khóa cho sự thành công chính là sự hiểu biết và hợp tác hiệu quả giữa các quản trị viên ở tất cả các bộ phận KD chức năng.
- Quan hệ giữa các bộ phận chức năng KD của DN được thể hiện rõ nét ở cấu trúc tổ chức và văn hóa DN
4.3. Chẩn đoán DN và phân tích Chuỗi giá trị
4.3.1. KN và các tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi của DN
- KN: là những năng lực mà DN thực hiện đặc biệt tốt hơn so với các năng lực khác của DN " là nền tảng cơ sở của chiến lược phát triển và lợi thế cạnh tranh của DN
- Các tiêu chuẩn xác định:
+ Có giá trị
+ Khó bắt chước
+ Có tính hiếm
+ Không thể thay thế
- Ví dụ:
+ Các kỹ năng đặc biệt sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.
+ Cung cấp các dịch vụ hậu mãi.
+ Chi phí sản xuất thấp.
+ Vị trí hệ thống của hàng bán lẻ thuận lợi.
+ Công nghệ mới cho việc phát triển sản phẩm.
+ Đội ngũ bán hàng có kỹ năng chuyên môn cao.
4.3.2. Khung tổng thể xây dựng Lợi thế cạnh tranh
* Lợi thế cạnh tranh: Khi khả năng sinh lợi của 1DN cao hơn so với khả năng sinh lợi trung bình của các DN trong ngành thì DN đó được coi là có lợi thế cạnh tranh
a. Năng suất cao
- KN: Năng suất được tính bằng số lượng đầu vào cần hiết để sản xuất 1 đvị đầu ra SP = Đầu ra/Đầu vào
- Ảnh hưởng: Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn
" Năng suất cao giúp DN đạt được Lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu trúc chi phí
b. Chất lượng tốt
* KN: SP/DV có chất lượng tốt là SP/DV:
- Có độ tin cậy, và
- Khác biệt hóa bởi các thuộc tính mà KH cho rằng có giá trị cao hơn
* Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh:
- Các SP có Chất lượng cao có khả năng khác biệt hóa và gia tăng giá trị của SP theo đánh giá của KH
- Nâng cao năng suất và giảm chi phí cho 1 đvị SP luôn đồng hành với những SP có độ tin cậy cao
* Các thuộc tính của SP gắn với Chất lượng:
+ Mẫu mã
+ Độ bền
+ Độ tin cậy
+ Cách hoạt động…
c. Sự đổi mới
- KN: Sự đổi mới là hoạt động tạo nên SP hoặc qui trình mới
- Cách thức đổi mới:
+ Đổi mới sản phẩm: tạo ra những SP mà KH nhận thấy có giá trị hơn, và gia tăng lợi nhuận cận biên cho DN.
+ Đổi mới qui trình: tạo nên giá trị bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất
" Sự đổi mới thành công có thể là một nguồn tạo nên Lợi thế cạnh tranh quan trọng thông qua việc tạo cho DN sản phẩm/qui trình độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không có
d. Đáp ứng khách hàng
- KN: Đáp ứng KH tốt là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của KH tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
- Cách thức đáp ứng KH:
+ Sự đổi mới và chất lượng tốt là không thể thiếu để có thể đáp ứng KH tốt
+ Khách hàng hóa SP/DV theo những nhu cầu đặc biệt của KH cá nhân hoặc KH tổ chức
+ Có thể tăng cường đáp ứng KH thông qua thời gian đáp ứng KH, cách thức thiết kế, dịch vụ KH sau bán, hỗ trợ KH…
" Đáp ứng KH tốt tạo nên sự khác biệt hóa SP/DV của DN, do đó tạo nên sự trung thành của KH đối với nhăn hiệu và DN có thể đạt được mức giá tối ưu
4.3.3. Phân tích Chuỗi giá trị
- Khái niệm: Chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho KH
- Mô hình cấu trúc Chuỗi giá trị:
Hoạt động bổ trợ:
+Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp (tài chính – kế toán, luật pháp – chính quyền, hệ thống thông tin, quản lý chung)
+Quản trị nguồn nhân lực ( tuyển mộ, huấn luyện, phát triển, trả lương)
+Phát triển công nghệ ( phát triển và thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu marketing)
+Thu mua (nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ)
HOạt động Cơ bản:
+Hậu cần đầu vào(chọn dữ liệu, tồn trữ nguyên vật liệu, trả hàng cho nhà cung ứng)
+Vận hành(sx, đóng gói, lắp ráp, ktra, bảo dưỡng thiết bị))
+Marketing và bán hàng (4Ps)
+Dịch vụ sau bán(lắp đặt, hỗ trợ KH, sửa chữa sp)
+Hậu cần đầu ra(tồn trữ, bảo quản hàng hóa, phân phối và xử lý đơn hàng
4.3.4. Nhận dạng và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững
* Lợi thế cạnh tranh bền vững: Khi 1 DN duy trì được khả năng sinh lợi và mức phát triển rất cao hoặc cao hơn mức trung bình của các DN trong ngành trong 1 tgian dài thì DN đó được coi là có lợi thế cạnh tranh bền vững
* Xây dựng lợi thế cạnh tranh của DN trên cơ sở cấu trúc chuỗi giá trị có thể được dựa trên 3 phương thức:
- Tối ưu hóa từng chức năng.
- Tối ưu hóa sự phối hợp giữa các chức năng.
- Tối ưu hóa giữa phối hợp với bên ngoài.
" Hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị được cải thiện đồng thời bằng cách cải thiện từng mắt xích hoặc là cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích.
4.4 Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố MTBT
* Các bước xây dựng mô thức IFAS
- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/ điểm yếu cơ bản của DN.
- Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của DN. Không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, thì các yếu tố được xem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động DN thì có độ quan trọng càng cao.
- Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất) căn cứ vào đặc điểm hiện tại của DN đối với nhân tố đó. Việc xếp loại ở bước này căn cứ cào đặc thù của DN trong khi tầm quan trọng ở bước 2 phải căn cứ vào ngành hàng.
- Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác định điểm quan trọng cho từng biến số.
- Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của DN bằng cạnh cộng điểm quan trọng của từng biến số. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (Tốt) đến 1.0 (Kém) và 2.5 là giá trị trung bình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top