QTAT NPT
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU
..
7
CHƯƠNG I . QUY ĐỊNH CHUNG
..
8
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
.
8
Điều 2. Đối tượng áp dụng
.
8
Điều 3. Tài liệu liên quan
.
9
Điều 4. Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ
.
9
Điều 5. Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia
.
12
Điều 6. Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ
..
12
Điều 7. Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc
.
14
Điều 8. Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ
..
14
CHƯƠNG II . BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
..
15
MỤC 1. LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ CÁCH THỰC HIỆN
..
15
Điều 9. Lệnh thao tác và cách thực hiện
.
15
Điều 10. Phiếu thao tác
.
16
Điều 11. Thực hiện phiếu thao tác
.
17
MỤC 2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN
18
Điều 12. Các dụng cụ an toàn sử dụng khi thao tác
.
18
Điều 13. Cắt điện, treo biển báo an toàn
.
19
Điều 14. Đặt tiếp đất di động
.
19
Điều 15. Giao khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc
.
21
Điều 16. Đơn vị công tác có yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập
.
22
Điều 17. Những người có liên quan sau đây phải chịu trách nhiệm về an toàn điện cho nhân viên làm việc với lưới truyền tải điện
.
23
MỤC 3. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ TRÊN CAO DO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THỰC HIỆN
23
Điều 18. Dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công dùng trong công tác và trách nhiệm của nhân viên công tác sử dụng
23
Điều 19. Kiểm tra không còn điện (tại từng vị trí đặt tiếp đất di động)
24
Điều 20. Đặt tiếp đất di động
.
24
Điều 21. Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo
.
25
Điều 22. Biện pháp an toàn khi nhân viên làm việc trên cao
.
25
Điều 23. Thang trèo
.
26
Điều 24. Dây đeo an toàn
.
28
Điều 25. Dây treo chống rơi
29
Điều 26. Kỹ năng khi sử dụng dây đeo an toàn và dây treo chống rơi
30
Điều 27. Thử nghiệm, kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn và dây treo chống rơi (dây an toàn)
31
CHƯƠNG III . BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN
..
31
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
..
31
Điều 28. Lập kế hoạch, đăng ký và tổ chức đơn vị công tác
.
31
Điều 29. Hủy bỏ hoặc thay đổi thời gian công việc
.
32
Điều 30. “Phiếu công tác” (quy định, thực hiện)
33
Điều 31. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác thuộc công ty truyền tải điện
.
33
Điều 32. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị công tác không thuộc công ty truyền tải điện
.
34
MỤC 2. THÀNH PHẦN, BẬC AN TOÀN ĐIỆN, TRÁCH NHIỆM CÁC CHỨC DANH CỦA “PHIẾU CÔNG TÁC”
.
34
Điều 33. Người cấp “Phiếu công tác”
.
34
Điều 34. Người cho phép làm việc
.
35
Điều 35. Người lãnh đạo công việc
.
37
Điều 36. Người chỉ huy trực tiếp
.
38
Điều 37. Người giám sát an toàn điện
.
40
Điều 38. Nhân viên đơn vị công tác
.
41
MỤC 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN “PHIẾU CÔNG TÁC”
.
41
Điều 39. Tổ chức thực hiện “Phiếu công tác”
.
41
Điều 40. Viết, ký tên, bảo lưu, lưu trữ và hiệu lực “Phiếu công tác”
.
43
MỤC 4. “LỆNH CÔNG TÁC” VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
..
44
Điều 41. “Lệnh công tác”
.
44
CHƯƠNG IV. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN
46
MỤC 1. CÔNG TÁC KHÔNG CẮT ĐIỆN
..
46
Điều 42. Kiểm tra đường dây
.
46
Điều 43. Chặt, tỉa cây
.
46
Điều 44. An toàn khi đo lường
.
47
Điều 45. Ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo
.
48
MỤC 2. CÔNG TÁC CÓ YÊU CẦU CẮT ĐIỆN
..
49
Điều 46. Làm việc tại trạm (biến áp, cắt, bù) không có người trực
.
49
Điều 47. Làm việc trong trạm biến áp
.
49
Điều 48. Sửa chữa, thí nghiệm máy biến áp
.
50
MỤC 3. CÔNG TÁC GẦN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
..
51
Điều 49. Các biện pháp an toàn cho nhân viên đơn vị công tác
.
51
Điều 50. Công tác trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với các đường dây có điện
.
52
Điều 51. Công tác tại đường dây khi giao chéo với các đường dây khác đang có điện
.
53
Điều 52. Công tác ở đường dây khi phía trên có đường dây không được cắt điện hoặc phía dưới đã được cắt điện
54
Điều 53. Công tác tại đường dây song song hoặc giao chéo với đường dây có điện trong khoảng 100 m ở đầu ra, vào của nhà máy phát điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù
.
54
Điều 54. Biện pháp an toàn khi tháo, dỡ, rải dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện
.
55
MỤC 4. CÔNG TÁC GẦN THIẾT BỊ, ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN HẠ ÁP
.
57
Điều 55. Biện pháp an toàn
.
57
MỤC 5. AN TOÀN KHI ĐÀO HỐ, DỰNG, THÁO VÀ LÀM VIỆC TẠI CỘT ĐIỆN
..
58
Điều 56. An toàn khi đào hố, dựng và tháo cột
58
Điều 57. An toàn khi làm việc tại cột
59
MỤC 6. AN TOÀN KHI CẨU, VẬN CHUYỂN THIẾT BỊ ĐIỆN
..
60
Điều 58. An toàn khi cẩu, vận chuyển thiết bị điện
.
60
MỤC 7. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI VẬT LIỆU DỄ CHÁY, NỔ VÀ HỆ THỐNG ẮC QUI
63
Điều 59. Làm việc với vật liệu dễ cháy, nổ
.
63
Điều 60. Làm việc với hệ thống ắc quy
.
64
CHƯƠNG V. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN CAO ÁP
.
65
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
..
65
Điều 61. Điều kiện an toàn khi làm việc có điện
.
65
MỤC 2. LÀM VIỆC KHI ĐÃ ĐƯỢC CÂN BẰNG ĐIỆN THẾ
.
67
Điều 62. Làm việc khi đã được cân bằng điện thế
.
67
MỤC 3. PHÒNG, CHỐNG CẢM ỨNG ĐIỆN ÁP
.
68
Điều 63. Phòng, chống cảm ứng điện áp
.
68
Điều 64. Bảo quản dụng cụ làm việc có điện
.
69
CHƯƠNG VI . AN TOÀN KHI LÀM VIỆC ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM
...
69
Điều 65. Biện pháp an toàn khi làm việc đường cáp ngầm
..
69
Điều 66. Đào, lấp dây cáp
.
70
Điều 67. Trước khi gắn nối dây cáp
.
71
Điều 68. Trước khi xuống giếng đường cáp
.
71
CHƯƠNG VII . AN TOÀN KHI THỬ NGHIỆM VÀ THÍ NGHIỆM
...
71
Điều 69. Rào chắn, khoảng cách, tiếp đất an toàn
.
71
Điều 70. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
..
73
Điều 71. Khẳng định mạch kiểm tra
.
74
Điều 72. Thí nghiệm phóng điện
.
74
Điều 73. Tụ đấu mạch
.
74
Điều 74. Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện
.
74
Điều 75. Đề phòng điện áp thử nghiệm
..
74
PHỤ LỤC 1. GIẤY ĐĂNG KÝ LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
..
76
PHỤ LỤC 2. PHIẾU CÔNG TÁC
..
78
PHỤ LỤC 3. LỆNH CÔNG TÁC
..
82
PHỤ LỤC 5. PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN TRONG KHI LÀM VIỆC VỀ ĐIỆN
87
PHỤ LỤC 6. TIÊU CHUẨN MỘT SỐ DỤNG CỤ AN TOÀN VÀ DỤNG CỤ LÀM VIỆC MANG ĐIỆN ÁP
104
PHỤ LỤC 7. TIÊU CHUẨN, THỜI HẠN THỬ NGHIỆM CÁC MÁY MÓC, DỤNG CỤ CẨU KÉO
105
PHỤ LỤC 8. BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐIỆN
..
107
PHỤ LỤC 9. THỜI GIAN CHO PHÉP LÀM VIỆC, ĐI LẠI, Ở GẦN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP
.
120
PHỤ LỤC 10. ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT (
W
121
PHỤ LỤC 11. BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG (VIỆT NAM)
123
PHỤ LỤC 12. DÂY NỐI ĐẤT DI ĐỘNG (IEC-61230)
124
PHỤ LỤC 13. PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN
..
125
PHỤ LỤC 14. PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN
..
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..
129
I. DANH SÁCH TỔ BIÊN SOẠN “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA”
.
130
II. DANH SÁCH TỔ THẨM TRA “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA”
.
131
CHƯƠNG I
.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nội dung QTKTATĐ, bao gồm: kỹ thuật an toàn điện, tổ chức an toàn, kỹ thuật an toàn trong quản lý vận hành, an toàn khi làm việc có điện, an toàn khi làm việc đường cáp điện ngầm, an toàn khi thử nghiệm và thí nghiệm, nhằm bảo đảm an toàn người và lưới truyền tải điện.
2. QTKTATĐ được áp dụng:
2.1- Xét duyệt biện pháp kỹ thuật, tổ chức an toàn điện.
2.2- Làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động.
2.3- Làm tài liệu huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ đối với cán bộ, công nhân viên NPT (sau đây gọi là nhân viên).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tất cả nhân viên NPT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đều phải có trách nhiệm thực hiện QTKTATĐ.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện các công việc xây dựng, sửa chữa lưới truyền tải điện do NPT quản lý.
3. Trường hợp đấu nối lưới truyền tải điện với các nhà máy điện và lưới phân phối điện hoặc nối lưới qua biên giới, thì việc thao tác, công tác ở các thiết bị đấu nối được thực hiện theo thỏa thuận, ký kết giữa hai bên.
4. Khi tổ chức, cá nhân trên có yêu cầu người nước ngoài tham gia làm việc thì các tổ chức, cá nhân này phải cử người có đủ trình độ an toàn điện, ngoại ngữ cùng với người nước ngoài tổ chức thành một đơn vị công tác và thực hiện công việc theo quy định QTKTATĐ.
5. Tổ chức (cá nhân) thuê tổ chức (cá nhân) khác thực hiện các công việc có khả năng xảy ra tai nạn do điện, thì hai bên phải thoả thuận và quy định rõ ràng các biện pháp an toàn điện, trách nhiệm của mỗi bên trước khi thực hiện công việc theo quy định QTKTATĐ.
Điều 4. Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ
1. “Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện” là giấy của đơn vị công tác đăng ký với đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện xin phép làm việc tại khu vực hoặc vị trí có yêu cầu an toàn điện, quy định tại Phụ lục 1.
2. “Phiếu công tác” là giấy của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điện khi cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 2.
3. “Lệnh công tác” là giấy (hoặc lệnh miệng) của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác làm việc với lưới truyền tải điện khi không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 3.
4. Lưới truyền tải điện là hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện.
5. Đơn vị công tác
là đơn vị, đội, tổ, nhóm công tác thực hiện công việc bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp lưới truyền tải điện.
6.Đơn vị quản lý vận hành
là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý vận hành lưới truyền tải điện.
7. Người phụ trách công tác là người lãnh đạo công việc và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
8.Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện và trực tiếp tiếp nhận khu vực công tác.
9. Người chỉ huy trực tiếp (đội trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng) công tác là những người trực tiếp nhận vị trí công tác tại hiện trường, kiểm tra lại và thực hiện thêm các biện pháp an toàn cần thiết, bố trí, phân công, cho phép bắt đầu làm việc và giám sát mọi nhân viên của đơn vị công tác trong suốt quá trình công tác.
10. Người cho phép làm việc với thiết bị điện là người chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác đã an toàn điện cho đơn vị công tác.
11. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức an toàn điện, do lãnh đạo công ty truyền tải điện hoặc đơn vị công tác quyết định hoặc thỏa thuận để thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
12. Người cảnh giới là người được chỉ định để thực hiện việc theo dõi, cảnh báo an toàn liên quan đến khu vực hoặc vị trí công tác đối với cộng đồng.
13. Nhân viên trực ban sản xuất là nhân viên thuộc bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty.
14. Khảo sát hiện trường là việc kiểm tra (tại hiện trường công tác) và ghi lại những điều thống nhất giữa các bên liên quan về việc tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổ chức an toàn cần thiết để đảm bảo tuyệt đối an toàn điện cho người, lưới truyền tải điện tại khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc.
15. Làm việc có điện là công việc làm ở lưới truyền tải điện có điện theo quy định của quy trình kỹ thuật an toàn riêng và sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
16. Làm việc không có điện
là công việc làm ở lưới truyền tải điện đã được cắt điện từ mọi phía.
17. Đưa lưới truyền tải điện ra công tác là khi lưới truyền tải điện đã được cô lập (đã cắt điện và đặt tiếp đất cố định các phía của lưới truyền tải điện đó).
18. Cắt điện là cách ly khu vực hoặc vị trí của lưới truyền tải điện có điện ra khỏi nguồn điện.
19. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn điện tại vị trí làm việc là thực hiện việc cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt biển báo, tiếp đất di động, rào chắn hoặc cảnh giới.
20. Điện hạ áp và cao áp được quy ước:
20.1- Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp.
20.2- Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện cao áp.
21. Trong điều kiện bình thường, theo yêu cầu an toàn-điện áp chạm phải nhỏ hơn 42 V, dòng điện an toàn nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mA.
22. Phương tiện bảo vệ cá nhân là trang bị mà nhân viên công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn lao động cho chính mình và đồng nghiệp.
23. Dụng cụ kỹ thuật an toàn điện và dụng cụ làm việc có điện áp là những dụng cụ cách điện với các chức năng bổ trợ an toàn khi lưới truyền tải điện không có điện hoặc trực tiếp tiếp xúc lưới truyền tải điện có điện, được: sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thử nghiệm của nhà sản xuất và phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, các dụng cụ này phải có mã số ký hiệu, cấp điện áp sử dụng, thời hạn sử dụng theo quy định và được ghi ở tem (hoặc dấu) của cơ quan thí nghiệm có chức năng trên từng dụng cụ kỹ thuật an toàn, quy định tại Phụ lục 6.
24. Dây đeo (hoặc treo) an toàn là trang bị chuyên dùng để bảo vệ, tránh tai nạn cho người khỏi ngã cao, rơi khi làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, hoặc ở độ sâu từ 1,5 m trở xuống (bên dưới có chướng ngại vật nguy hiểm).
25. Rào chắn tạm thời có dạng tấm, lưới cứng hoặc dải băng mềm, làm bằng vật liệu không dẫn điện, dùng để ngăn bộ phận có điện với khu vực hoặc vị trí công tác.
26. Tiếp đất là sau khi đã kiểm tra tại vị trí lưới truyền tải điện không còn điện phải sử dụng tiếp đất cố định, di động để tiếp đất, đảm bảo chặn được các nguồn điện do đóng nhầm, do sét, do cảm ứng dẫn đến khu vực hoặc vị trí công tác.
27. Xe chuyên dùng là loại xe được trang bị phương tiện để sử dụng cho mục đích riêng biệt.
28. GIS là trạm điện kín, cách điện bằng khí SF6.
29. SCADA là hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu.
Điều 5. Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia
1. Được người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ:
1.1- 6 tháng 1 lần đối với nhân viên trực vận hành trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù, đường dây và thí nghiệm.
1.2- 12 tháng 1 lần đối với các nhân viên còn lại
.
2. Nhân viên sau kiểm tra:
2.1- Được cơ quan y tế chứng nhận không mắc các chứng bệnh kinh niên, mãn tính, truyền nhiễm và đảm bảo sức khoẻ để công tác.
2.2- Khi phát hiện có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, mạch, thấp khớp, lao phổi thì người sử dụng lao động bố trí làm công việc khác phù hợp với sức khoẻ.
3. Trước khi bắt đầu làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra sơ bộ sức khỏe các nhân viên đơn vị công tác.
3.1- Khi làm việc đến 50 m (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiện trường, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau, nhức mỏi mắt, sẵn sàng công tác, mẫu phiếu ghi kết quả kiểm tra sơ bộ sức khoẻ nhân viên quy định tại Phụ lục 13.
3.2- Khi làm việc từ 50 m trở lên (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiện trường công tác, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau, nhức mỏi mắt, nhịp tim, huyết áp, sẵn sàng công tác, mẫu phiếu ghi kết quả kiểm tra sơ bộ sức khoẻ nhân viên quy định tại Phụ lục 14.
4. Trong trường hợp không thuộc các quy định trên, người sử dụng lao động có quyết định cụ thể.
Điều 6. Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ
1. Đối với nhân viên mới tuyển hoặc chuyển đến nơi công tác mới, giám đốc công ty truyền tải điện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn điện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ, khi đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
2. Đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia
,
giám đốc công ty truyền tải điện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 1 năm, khi đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
3. Nhân viên trực tiếp làm việc với lưới truyền tải điện phải hiểu biết QTKTATĐ đối với lưới truyền tải điện do mình làm việc, được giám đốc công ty truyền tải điện công nhận đạt bậc an toàn điện từ 2/5 đến 5/5 quy định tại Phụ lục 4 và ghi trong thẻ an toàn lao động.
4. Nhân viên thực hiện chức năng phụ trách công tác, cho phép làm việc, giám sát an toàn điện, phải hiểu biết QTKTATĐ, sơ đồ lưới truyền tải điện do mình đảm nhiệm và được giám đốc công ty truyền tải điện công nhận đạt bậc an toàn điện từ 4/5 đến 5/5 (trừ trường hợp làm việc với lưới truyền tải điện có điện).
5. Nếu nhân viên trong 3 tháng liền không tham gia công việc, khi trở lại làm tiếp tục công việc của mình, họ phải được thông qua kỳ thi để kiểm tra lại kiến thức QTKTATĐ của lưới truyền tải điện, khi đạt yêu cầu mới được phục hồi công việc trước đây của mình.
6. Giám đốc, các phó giám đốc công ty, trưởng các truyền tải điện và cấp tương đương phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 3 năm và được cấp giấy chứng nhận.
7. Thực hiện thành thạo việc đưa người bị tai nạn từ trên cao xuống đất (áp dụng cho những nhân viên làm việc trên cao) và sơ cấp cứu người bị tai nạn khi điện giật, quy định tại Phụ lục 5.
8. Đối với những trường hợp khác:
8.1- Nhân viên tham gia vào công việc có những yêu cầu kỹ thuật an toàn điện mà QTKTATĐ này chưa đề cập, thì phải được cấp có thẩm quyền tổ chức huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu về kiến thức kỹ thuật an toàn điện trong phạm vi khu vực hoặc vị trí công tác trước khi thực hiện công việc.
8.2- Nhân viên do các đơn vị khác cử đến làm việc trên lưới truyền tải điện, nếu có yêu cầu thì đơn vị quản lý vận hành phối hợp và thoả thuận với đơn vị công tác này việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức kỹ thuật an toàn điện theo nội dung được giám đốc công ty truyền tải điện (hoặc tương đương) phê duyệt.
Điều 7. Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc
1. Khi lập biện pháp an toàn, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.1- Nêu đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại khu vực và từng vị trí cho phép làm việc.
1.2- Phương tiện, trang bị kỹ thuật an toàn cho người và thiết bị phải đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
1.3- Quy định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo sức khoẻ, như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nước uống, chống mưa, nắng, rét, v.v... .
1.4- Nhân viên làm việc trên biển, sông, hồ, kênh, rạch phải biết bơi và được trang bị đủ thuyền (ca nô, xuồng), phao và các dụng cụ cấp cứu cần thiết. Các phương tiện phải được kiểm tra đầy đủ, đảm bảo chất lượng, tính năng kỹ thuật trước lúc sử dụng.
1.5- Khi công tác qua các công trình: vượt đường bộ, đường sắt, đường sông, đường thông tin, đường điện và các công trình đặc biệt khác, người phụ trách công tác phải liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý các công trình đó để thống nhất các biện pháp tổ chức công tác đảm bảo an toàn.
1.6- Các biện pháp tổ chức công tác phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh lao động và các chế độ an toàn liên quan khác cho nhân viên.
2. Nhân viên chưa đủ kiến thức kỹ thuật an toàn điện, chưa hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện thì có quyền từ chối thực hiện công việc, nhưng phải đưa ra lý do với người chỉ huy trực tiếp, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận, thì họ có quyền báo cáo cấp trên.
3. Tất cả các nhân viên khi phát hiện nhân viên đang thực hiện công việc mà vi phạm QTKTATĐ có khả năng gây mất an toàn đối với người, sự cố lưới truyền tải điện phải lập tức ngăn chặn, sau đó báo cáo ngay cấp có thẩm quyền giải quyết.
Điều 8. Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ
1. Đối với những nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành đúng QTKTATĐ phải được tuyên dương và khen thưởng theo quy định hiện hành của NPT, với những nhân viên vi phạm QTKTATĐ phải được giảng giải, phân tích rõ ràng, đồng thời tăng cường giáo dục và xử lý nghiêm khắc.
2. Những nhân viên vi phạm QTKTATĐ gây hậu quả, sẽ tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các mức, như sau:
2.1- Phê bình, khiển trách (bằng văn bản), đồng thời áp dụng quy định cắt, giảm thưởng an toàn điện theo quy chế của đơn vị và kiểm tra lại QTKTATĐ, nếu đạt yêu cầu mới được tiếp tục công việc.
2.2- Bố trí làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng. Sau 6 tháng, phải học tập và kiểm tra QTKTATĐ, nếu đạt yêu cầu, thì đơn vị quản lý trực tiếp đề nghị hội đồng xử lý kỷ luật đơn vị xem xét phục hồi lại vị trí công tác với mức lương như trước khi bị xử lý kỷ luật.
2.3- Sa thải và bồi hoàn thiệt hại do các sai phạm gây ra.
2.4- Đối với những người có liên quan gây tai nạn lao động, sự cố lưới truyền tải điện nghiêm trọng, khi đó căn cứ vào tình tiết nặng, nhẹ (theo kết luận của cơ quan thẩm quyền) để xử lý theo pháp luật.
CHƯƠNG II
.
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
MỤC 1.
LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ CÁCH THỰC HIỆN
Điều 9. Lệnh thao tác và cách thực hiện
1. Lệnh thao tác do nhân viên ra lệnh truyền trực tiếp cho nhân viên nhận lệnh bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Trường hợp đặc biệt, khi mất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại các đơn vị khác. Trong trường hợp này, nhân viên nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ, có ghi âm và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng nhân viên nhận lệnh.
2. Khi truyền đạt lệnh, nhân viên ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và phải xác định rõ họ tên, chức danh nhân viên nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.
3. Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phải chỉ rõ mục đích thao tác và trình tự tiến hành thao tác. Nhân viên ra lệnh, nhân viên nhận lệnh phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành lưới truyền tải điện.
4. Nhân viên nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên nhân viên ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Chỉ khi nhân viên ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì nhân viên nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho nhân viên ra lệnh.
5. Khi nhân viên nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị nhân viên ra lệnh giải thích, chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác.
6. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo cho nhân viên ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
Điều 10. Phiếu thao tác
1. Mọi thao tác trên lưới truyền tải điện có điện áp từ 1.000 V trở lên đều phải được lập phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác, trừ các trường hợp sau:
1.1- Xử lý sự cố, trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành.
1.2- Tại các cấp điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3 bước. Trong trường hợp này, nhân viên ra lệnh phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác.
2. Phiếu thao tác được lập theo biểu mẫu quy định thống nhất áp dụng và do điều độ hệ thống điện cấp.
3. Phiếu thao tác phải rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xóa. Trong phiếu thao tác cần làm rõ phiếu được viết cho sơ đồ nối dây cụ thể. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong phiếu, nếu sơ đồ trong phiếu không đúng với sơ đồ thực tế phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ thực tế. Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ thực tế phải được sự đồng ý của nhân viên duyệt phiếu, phải được ghi vào mục "Các hiện tượng bất thường trong thao tác" và sổ nhật ký vận hành.
4. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ 90 ngày. Phiếu thao tác phải lưu trong hồ sơ điều tra đối với trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động.
Điều 11. Thực hiện phiếu thao tác
Các nhân viên nhận lệnh thao tác phải thực hiện các quy định sau:
1. Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích của thao tác.
2. Nhân viên nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác.
3. Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác, cần đề nghị nhân viên ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.
4. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế phù hợp với phiếu thao tác.
5. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong phiếu. Không được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của nhân viên ra lệnh. Khi thực hiện xong một bước thao tác, phải đánh dấu “√” hoặc “x” từng thao tác vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục.
6.Trongquá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc, hiện tượng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân, không tự ý chỉnh sửa phiếu thao tác mà phải báo ngay bộ phận điều độ cấp phiếu thao tác, sau đó đợi làm rõ, mới được làm tiếp công việc.
7. Mọi thao tác tiếp đất, thao tác dao cách ly tại trạm biến áp phải kiểm tra trạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS, máy cắt tủ hợp bộ phải kiểm tra tín hiệu cơ khí chỉ trạng thái của dao cách ly hoặc tiếp đất.
8. Nếu thao tác được thực hiện từ trước và kéo dài đến giờ giao nhận ca, thì nhân viên ca trước phải lựa chọn hạng mục thao tác để ngừng cho hợp lý. Trong trường hợp thao tác phức tạp, nhân viên ca trước phải ở lại để thực hiện hết các hạng mục thao tác, chỉ được phép giao ca nếu được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp của đơn vị. Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị cho phép nhân viên vận hành giao nhận ca trong trường hợp này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
9. Mọi thao tác đều phải có ít nhất hai nhân viên phối hợp thực hiện, một nhân viên giám sát và một nhân viên trực tiếp thao tác.Hainhân viên này phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, đã được đào tạo, kiểm tra đạt được chức danh vận hành, được bố trí làm công việc trực thao tác.
10. Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 2/5, nhân viên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 4/5 hoặc 5/5.Trongmọi trường hợp, cả hai nhân viên này đều chịu trách nhiệm như nhau về chức năng thao tác của mình.
11. Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên trực tiếp thao tác phải báo cáo bộ phận điều độ cấp phiếu thao tác và thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị theo quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca tên phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp đất di động có chỉ rõ địa điểm, các thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đơn vị công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác.
MỤC 2.
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN
Điều 12. Các dụng cụ an toàn sử dụng khi thao tác
1. Nhân viên thao tác phải sử dụng các dụng cụ kỹ thuật an toàn bổ trợ (hoặc trực tiếp tiếp xúc), như: găng tay, ủng, thảm (hoặc ghế) cách điện, mũ an toàn điện, sào thao tác, dây đeo (hoặc treo) an toàn và các thiết bị kỹ thuật an toàn có liên quan, như: bút thử điện, bộ dây tiếp đất di động.
2. Các dụng cụ kỹ thuật an toàn phải được đánh số quản lý và để tại vị trí quy định. Tại từng vị trí treo hoặc đặt các dụng cụ kỹ thuật an toàn cũng phải được đánh số phù hợp với số của các dụng cụ kỹ thuật an toàn này.
3. Khi làm việc trong điều kiện trời mưa nhẹ thì phải sử dụng những thiết bị cách điện chống nước mưa.
4. Khi thao tác đối với thiết bị điện có dầu, phải có biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Điều 13. Cắt điện, treo biển báo an toàn
1. Thực hiện các thao tác của phiếu thao tác theo lệnh của điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện, đảm bảo sau khi cắt điện phải nhìn thấy:
1.1- Các thiết bị tại khu vực hoặc vị trí công tác đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ trạm GIS).
1.2- Các thiết bị lân cận (có liên quan đến an toàn điện khu vực hoặc vị trí công tác) với khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn của từng cấp điện áp quy định tại Bảng 1.
Bảng 1. Khoảng cách an toàn khu vực hoặc vị trí công tác đến phần có điện
Điện áp làm việc
Khoảng cách
Đến 15 kV
Trên 15 kV đến 35 kV
Trên 35 đến 110 kV
220 kV
500 kV
0,7 m
1,0 m
1,5 m
2,5 m
4,5 m
2. Treo biển báo: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” ở bộ phận truyền động của dao cách ly, khoá điều khiển máy cắt.
Điều 14. Đặt tiếp đất di động
1. Bộ tiếp đất di động phải có đủ các bộ phận:
1.1- Đầu nối làm bằng đồng hoặc hợp kim, có cơ cấu cơ khí (ren, lẫy, lò xo) bắt chặt thiết bị hoặc dây dẫn điện cần tiếp đất và hợp bộ với dây tiếp đất.
1.2- Dây tiếp đất:
a) Là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học khi có dòng điện ngắn mạch, quy định tại Phụ lục 12. Nghiêm cấm sử dụng các dây dẫn khác để làm dây tiếp đất.
b) Phải có lớp vỏ bọc hạn chế trầy, xước, ô xi hoá dây, 2 đầu dây tiếp đất được ép chặt bằng đầu cốt.
1.3- Các điểm nối (mỏ kẹp với dây tiếp đất, dây tiếp đất với kẹp cọc, kẹp cọc với cọc tiếp đất) phải được bắt chặt bằng bu lông và ê cu hãm.
1.4- Cọc tiếp đất làm bằng thép tròn mạ đồng hoặc kẽm, đảm bảo:
a) Đường kính không nhỏ hơn 16 mm.
b)Chiều dài không nhỏ hơn 1,2 m.
c) Tiếp đất sử dụng bằng cột sắt, thì những bộ phận của cột sắt và dây tiếp đất không dính dầu, mỡ; đầu nối tiếp phải chắc chắn.
2. Đặt tiếp đất di động:
2.1- Phải có hai nhân viên, một nhân viên có trách nhiệm giám sát an toàn điện cho nhân viên kia thực hiện. Nhân viên thực hiện bắt buộc phải sử dụng sào cách điện, cơ thể không chạm dây tiếp đất.
2.2- Sau khi kiểm tra xác định chính xác lưới truyền tải điện không còn điện, phải làm ngay:
a) Tại các nhánh rẽ sau khi đã tách dao cách ly phải đặt tiếp đất di động ở đầu đường dây để ngắn mạch các nguồn điện khác có khả năng dẫn đến khu vực hoặc vị trí cho phép công tác.
b) Phải đặt đầu nối với cọc tiếp đất trước, rồi đến đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo tiếp đất thì làm ngược lại khi đặt.
2.3- Trường hợp không có kết cấu tiếp đất cố định, phải đặt tiếp đất di động thay thế.
3. Vị trí đặt tiếp đất di động, phải đáp ứng yêu cầu:
3.1- Chỉ được làm việc ở dây dẫn của pha đã tiếp đất, các pha còn lại vẫn phải coi là có điện.
3.2- Tiếp đất di động cần đặt tại phía lưỡi dao của chính cầu dao chuẩn bị đưa ra công tác từ phía thanh cái, cũng như phía hàm tĩnh đã cắt điện tại đầu vào của máy biến áp lực, máy cắt, máy biến điện áp và máy biến dòng.
3.3- Đối với đường trục có nhánh rẽ mà nhánh rẽ không cắt được cầu dao cách ly thì cứ mỗi nhánh (trong khu vực cho phép làm việc) phải đặt một bộ tiếp đất di động ở đầu nhánh.
3.4- Đối với nhiều đường dây chung một cột, nếu công tác một đường dây và các đường dây còn lại đang vận hành, thì hai bộ tiếp đất di động đặt cách xa nhau không quá 500 m.
3.5- Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất ở hai đầu của cáp.
3.6- Phải đặt cờ báo hiệu (màu vàng-Ảnh minh hoạ 1) tại phía đường dây đã tiếp đất (có sào tiếp đất), đảm bảo trong khu vực hoặc vị trí công tác các nhân viên công tác đều nhìn thấy rõ.
3.7- Khi đặt tiếp đất di động gần khu vực hoặc vị trí đông người, thì phải đặt rào chắn hoặc có người cảnh báo.
Điều 15. Giao khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc
1. Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp đất đã đóng, tháo gỡ biển báo khi chưa có lệnh của nhân viên ra lệnh thao tác.
2. Nếu do điều kiện công việc mà cần phải cắt các tiếp đất cố định đường dây mà vẫn có nhân viên công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp đất khác hoặc đặt tiếp đất di động có chức năng thay thế trước khi cắt các tiếp đất này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các tiếp đất cố định trước rồi mới tháo các tiếp đất di động.
3. Sau khi thực hiện thao tác cắt điện lưới truyền tải điện liên quan đến khu vực hoặc vị trí cho phép công tác phải
kiểm tra,
thao tác trên sơ đồ nổi lắp trên bề mặt tủ bảng điện tại phòng trực vận hành các bước thao tác như trong phiếu thao tác và treo biển báo, ký hiệu tiếp đất đầy đủ (khi trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù chưa trang bị SCADA).
4. Sau khi thao tác xong nhân viên trực vận hành báo cáo điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện để thực hiện các bước tiếp theo.
5. Điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện bàn giao lưới truyền tải điện liên quan khu vực hoặc vị trí công tác cho bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty, gồm: thiết bị (chỉ rõ tên thiết bị của trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù), đường dây (chỉ rõ tên và mạch) và trang thiết bị phụ trợ nói trên đã được cắt điện, đã đóng các tiếp đất cố định, di động ở vị trí (ghi rõ từng vị trí tiếp đất).
6. Nhân viên trực ban sản xuất của bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty kiểm tra và bàn giao lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cấp “Phiếu công tác” và cho phép đơn vị công tác tiếp nhận khu vực hoặc vị trí công tác.
Điều 16. Đơn vị công tác có yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập
1. Khi có các đơn vị công tác yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập, thì các đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện liên quan giải quyết đăng ký công tác và phối hợp với bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty để lập kế hoạch công tác và đăng ký bổ sung với cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện.
2. Chỉ sau khi được sự chấp thuận của cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện, thì bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty mới được thông báo kế hoạch công tác bổ sung này cho các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
3. Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc trong “Phiếu công tác”, ghi rõ số lượng tiếp đất đã đặt, số đơn vị tham gia công tác (theo kế hoạch và bổ sung) và các đặc điểm cần lưu ý khác.
4. Sau khi đã kết thúc công việc ở lưới truyền tải điện liên quan, đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định người và phương tiện của đơn vị công tác đã rút hết, đã tháo hết tiếp đất di động, đã khóa các “Phiếu công tác” (theo kế hoạch và bổ sung) và trả khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện cho các cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện.
5. Báo cáo trả đường dây: Công việc trên đường dây (tên đường dây và mạch), trên thiết bị (tên thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù) theo “Phiếu công tác” (số phiếu) đã thực hiện xong, tất cả các tiếp đất di động tại hiện trường đã tháo hết, người của các đơn vị công tác đã rút hết, tất cả các “Phiếu công tác” đã cấp hết hiệu lực thi hành và khoá phiếu.
6. Nếu trong khi cắt điện đường dây đã thực hiện các biện pháp như thay đổi kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ, v.v... thì khi đóng điện lại đường dây này, nhân viên vận hành của cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện phải tiến hành thay đổi lại kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ cho phù hợp với sơ đồ mới và phải ghi vào sổ nhật ký vận hành các hạng mục này.
7. Trước khi đưa lưới truyền tải điện thuộc quyền quản lý vào vận hành sau công tác, nhân viên vận hành phải khẳng định chắc chắn tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp đất di động, đã khoá tất cả các “Phiếu công tác” đã cấp.
Điều 17. Những người có liên quan sau đây phải chịu trách nhiệm về an toàn điện cho nhân viên làm việc với lưới truyền tải điện
1. Kỹ sư điều hành hệ thống điện Quốc gia, miền và phân phối.
2. Nhân viên trực ban sản xuất.
3. Nhân viên vận hành lưới truyền tải điện trực tiếp thao tác ở các trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù.
4. Người cấp “Phiếu công tác”, người cấp “Lệnh công tác”, người cho phép làm việc.
5. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp.
6. Người giám sát an toàn điện.
MỤC 3.
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ TRÊN CAO
DO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THỰC HIỆN
Điều 18. Dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công dùng trong công tác và trách nhiệm của nhân viên công tác sử dụng
1. Khi tiến hành làm việc với lưới truyền tải điện, như: bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa, lắp ráp, hiệu chỉnh, thí nghiệm, xây lắp người làm việc bắt buộc phải sử dụng các dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công theo quy định quy định trong phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Những nhân viên không có liên quan không được tiếp xúc với các dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công.
3. Sau khi kết thúc công tác, nhân viên sử dụng dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công có trách nhiệm lau chùi, bảo dưỡng, niêm cất.
4. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu không đảm bảo an toàn của dụng cụ kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công thì nhân viên sử dụng, nhân viên được phân công quản lý phải lập tức dừng không sử dụng và báo cáo ngay lãnh đạo có trách nhiệm biết, giải quyết.
Điều 19. Kiểm tra không còn điện (tại từng vị trí đặt tiếp đất di động)
1. Phải dùng thiết bị kiểm tra không còn điện có cùng cấp điện áp tương đương.
2. Phải sử dụng sào cách điện có lắp thiết bị kiểm tra không còn điện (nấc đặt kiểm tra phù hợp với điện áp tương đương) để xác nhận “có” hoặc “không” còn điện bằng tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh.
3. Phải có nhân viên giám sát an toàn điện.
Điều 20. Đặt tiếp đất di động
1. Bộ tiếp đất di động phải có đủ các bộ phận:
1.1- Đầu nối làm bằng đồng hoặc hợp kim, có cơ cấu cơ khí (ren, lẫy, lò xo) bắt chặt thiết bị hoặc dây dẫn điện cần tiếp đất và hợp bộ với dây tiếp đất.
1.2- Dây tiếp đất:
a) Là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện tiết diện từ 14 mm2 trở lên và phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học
do điện áp cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ gây ra
. Cấm sử dụng các dây dẫn khác để làm dây tiếp đất.
b) Phải có lớp vỏ bọc hạn chế trầy, xước, ôxi hoá dây, 2 đầu dây tiếp đất được ép chặt bằng đầu cốt.
1.3- Sào tiếp đất có chiều dài từ 4,5 m trở lên.
2. Đặt tiếp đất di động tại từng vị trí công tác:
2.1- Sử dụng bằng cột sắt, thì những bộ phận của cột sắt và dây tiếp đất không dính dầu, mỡ; đầu nối tiếp phải chắc chắn. Các điểm nối (mỏ kẹp với thiết bị, dây dẫn điện cần tiếp đất; dây tiếp đất với kẹp thiết bị, cột, cọc nối đất phải được bắt chặt bằng bu lông và ê cu hãm hoặc ghíp kẹp chuyên dùng.
2.2- Phải đặt cờ báo hiệu (màu vàng-Ảnh minh hoạ 1) tại phía đường dây đã tiếp đất (có sào tiếp đất), đảm bảo trong khu vực hoặc vị trí công tác các nhân viên công tác đều nhìn thấy rõ.
Điều 21. Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo
1. Phải đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo an toàn khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc khi khu vực hoặc vị trí này có liên quan đến các hoạt động của các đơn vị xung quanh hoặc cộng đồng.
2. Đối với lưới truyền tải điện lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biện pháp để những người không có nhiệm vụ không vào khu vực hoặc vị trí đã giới hạn, bằng:
2.1- Rào chắn hoặc khoanh khu vực hoặc vị trí.
2.2- Tín hiệu cảnh báo “Cấm vào” được đặt ở lối ra, vào.
2.3- Khóa cửa hoặc dụng cụ tương đương khác bố trí ở cửa ra, vào.
3. Đối với lưới truyền tải điện lắp đặt trong nhà, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và nhân viên quản lý vận hành, những người khác không đi đến gần và vi phạm khoảng cách an toàn điện, quy định tại Bảng 1.
4. Đặt rào chắn tạo khu vực hoặc vị trí công tác cho đơn vị công tác:
4.1- Khi khu vực hoặc vị trí công tác có khoảng cách đến các phần của lưới truyền tải điện có điện xung quanh lớn hơn khoảng cách đến 15 kV: 0,7 m; trên 15 đến 35: 1,0 m; 110 kV: 1,5 m; 220 kV: 2,5 m; 500 kV: 4,5 m thì không cần làm rào chắn để ngăn cách khu vực hoặc vị trí công tác với các phần có điện này, nhưng p
hải đặt cờ báo hiệu (màu đỏ-Ảnh minh hoạ 2) gắn trên thân trụ phía xà của đường dây có điện, đảm bảo trong khu vực hoặc vị trí công tác các nhân viên công tác đều nhìn thấy rõ.
4.2- Phải đặt rào chắn khi khu vực hoặc vị trí công tác có khoảng cách đến các phần của lưới truyền tải điện, quy định tại Bảng 1.
Điều 22. Biện pháp an toàn khi nhân viên làm việc trên cao
1. Phải tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người chỉ huy trực tiếp chỉ dẫn.
2. Phải tự kiểm tra dây an toàn của mình bằng cách móc dây đeo (hoặc treo) an toàn vào các điểm cố định (như thân cột, thanh cột, v.v...) và dùng thân mình để giật mạnh nhiều lần xem dây an toàn còn tốt không.
3. Có quyền đề đạt ý kiến với người chỉ huy trực tiếp khi các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa đúng QTKTATĐ, nếu không đáp ứng, thì báo cáo lãnh đạo và có quyền từ chối thực hiện.
4. Khi trèo lên, xuống phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn sang khu vực hoặc vị trí khác.
5. Nếu có hiện tượng chóng mặt hoặc cơ thể thay đổi không bình thường (cảm, ốm đột ngột, v.v...) phải báo ngay cho các nhân viên xung quanh biết để có biện pháp đưa xuống an toàn. Nghiêm cấm tự ý tụt xuống khi chưa có ý kiến của người chỉ huy trực tiếp.
6. Phải mặc quần, áo được trang bị, tay áo phải buông, cài; mùa rét phải mặc đủ ấm; sử dụng mũ, giày an toàn.
7. Ngoài trường hợp kiểm tra, cấm làm việc trên cao khi có gió tới cấp 6, hay trời mưa to, nặng hạt hoặc có giông sét.
8. Không mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, mỏ lết, búa con, v.v... nhưng phải đựng trong túi, bao đựng chuyên dùng. Không để các dụng cụ đó vào túi quần, áo.
9. Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những vị trí chắc chắn hoặc làm móc để treo vào cột sắt sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống. Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua pu ly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
10. Khi có hai hoặc nhiều người cùng làm việc trên cao phải chú ý tránh người trên khi người dưới cùng làm việc trên một trục thẳng đứng, để đề phòng rơi vật nặng vào người phía dưới.
Điều 23.
Thang
trèo
1.Thangdi động
1.1-Thangdi động là loại thang làm bằng kim loại, được xếp, gấp gọn. Ở những khu vực hoặc vị trí không có điều kiện bắc giàn giáo thì cho phép làm việc trên thang di động.
1.2- Khi làm việc trên thang phải có một người giữ chân thang. Trên nền đá hoa, xi măng, gạch, v.v... phải lót chân thang bằng cao su. Trên nền đất phải khoét lõm đất dưới chân thang.
1.3-Thangphải đảm bảo những điều kiện sau:
a) Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô ráo.
b)Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5 m.
c)Thangkhông bị oằn, cong khi làm việc.
d) Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau.
e)Thangphải trong thời hạn được phép sử dụng.
1.4- Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó.Chiều dài thang thích hợp với độ cao cần làm việc.
1.5- Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0 m và phải cân bằng hai chân vào thang hoặc đứng bậc trên, bậc dưới, thang phải dựng vào vật cố định một góc 300. Đối với thang di động không mắc dây đeo an toàn vào thang.
1.6- Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo lên thang cùng một lúc hai người. Không đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
1.7- Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lại ngay hoặc không dùng.
2.Thangdây
2.1- Là loại thang làm bằng làm bằng vật liệu bền, nhẹ, được xếp, gấp gọn. Ở những khu vực hoặc vị trí không có điều kiện bắc thang di động, cố định hoặc chân trèo thì cho phép di chuyển trên thang dây.
2.2- Phải đảm bảo những điều kiện sau:
a) Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô ráo.
b)Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,36 m.
c) Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau.
d)Chiều dài thang thích hợp với độ cao cần làm việc.
e)Thangphải trong thời hạn được phép sử dụng.
2.3- Khi bắc thang vào các xà, ống tròn phải dùng móc có khoá móc dây 2 cấp an toàn để bắt cố định đầu thang vào vật đó.
2.4- Đứng làm việc trên thang phải cân bằng hai chân vào thang hoặc đứng bậc trên, bậc dưới, thang phải được giữ ổn định. Được mắc dây đeo an toàn vào thang.
2.5- Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo lên thang cùng một lúc hai người. Không đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
2.6- Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lại ngay hoặc không dùng.
Điều 24. Dây đeo an toàn
Dây đeo an toàn là loại dây hợp bộ, như sau:
1. Dây lưng làm bằng vật liệu bền, nhẹ, có lót chống gây tổn thương cơ thể người.
2. Dây nối an toàn, gồm:
2.1- 2 móc làm bằng kim loại cứng, mạ chống rỉ, có độ bền cao, chịu lực kéo thử nghiệm ≥ 2.500 kg, có kết cấu khóa kép, liên động 2 cấp an toàn khi đóng, mở khóa, phần nối giữa móc và dây nối an toàn có chức năng chống xoắn dây nối an toàn; độ mở móc phù hợp với đường kính của chân trèo cố định hoặc vị trí bắt cố định.
2.2- Dây nối an toàn là dây nhiều sợi, vặn xoắn, mềm, đường kính ≥ 16 mm, có chiều dài ≥ 3,0 m, chịu lực kéo thử nghiệm ≥ 1.500 kg, 2 đầu dây nối an toàn bắt cố định với 2 móc nói trên và được kết nối cố định với dây lưng, khi di chuyển dễ quàng hoặc móc vào khu vực hoặc vị trí cố định chắc chắn.
3. Bộ phận điều chỉnh độ dài dây nối an toàn, gồm:
3.1- Bộ phận điều chỉnh độ dài dây.
3.2- Bộ phận điều chỉnh độ dài dây treo được kết nối vào dây lưng qua vòng kim loại kiểu chữ D.
4. Dây ngồi: làm bằng chất liệu sợi tổng hợp, bản dẹp, điều chỉnh được độ dài. Dài 1,2 m và có khuyên hãm để điều chỉnh chiều dài bằng thép mạ chống rỉ, 2 đầu có gắn móc kim loại được chế tạo từ thép ít carbon, mạ chống rỉ xoay tự do chống xoắn dây để đỡ trọng lượng cơ thể người khi làm việc trên cao.
5. Sử dụng dây đeo an toàn, phải:
5.1- Đeo dây lưng vào bụng và thân người đối với loại dây đeo an toàn có thêm phần dây quàng vào người.
5.2- Điều chỉnh độ chặt vừa phải phù hợp với cơ thể vừa đảm bảo không thể tuột người ra khỏi dây khi toàn bộ người treo qua dây đeo an toàn.
5.3- Cài khóa.
5.4- Sau khi thực hiện xong các nêu trên và trước khi làm việc trên cao, người làm việc phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách quàng dây đeo an toàn vào vật chắc chắn ở dưới đất, chụm 2 chân, ngả người ra phía sau, quan sát dây đeo an toàn và khẳng định đảm bảo an toàn.
5.5- Di chuyển (lên, xuống) trên cột, chuỗi cách điện, dây dẫn điện, luôn luôn phải móc dây nối an toàn vào những bộ phận cố định chắc chắn.
5.6- Di chuyển ngang đến lúc hết giới hạn độ dài dây nối an toàn với khóa móc 1 (2).
5.7- Khóa móc 1 (2) dây nối an toàn vào điểm cố định tiếp theo, lúc này mới được phép tháo khóa móc 2 (1) của dây nối an toàn và tiếp tục di chuyển trong điều kiện có dây nối an toàn làm chức năng bảo vệ chống rơi, đến vị trí làm việc.
5.8- Trong lúc di chuyển hoặc vượt chướng ngại vật ở trên cao bắt buộc phải có ít nhất một đầu của dây nối an toàn được mắc vào vị trí cố định chắc chắn, không một thời khắc nào người làm việc ở trên cao không móc dây nối an toàn.
Điều 25. Dây treo chống rơi
Khi di chuyển từ xà qua chuỗi cách điện và di chuyển dọc chuỗi cách điện đến vị trí làm việc phải sử dụng dây treo chống rơi.
Dây treo chống rơi là loại dây hợp bộ, như sau:
1. Bộ dây quàng vào thân người (qua vai, ngực, bụng và hai chân) làm bằng vật liệu bền, nhẹ, có lót chống gây tổn thương cho cơ thể người.
2. Dây nối an toàn, gồm:
2.1- 2 móc làm bằng kim loại cứng, mạ chống rỉ, có độ bền cao, chịu lực kéo thử nghiệm ≥ 2.500 kg, có kết cấu khóa kép, liên động 2 cấp an toàn khi đóng, mở khóa và được móc khoá vào vòng hợp kim bắt cố định tại dây quàng, độ mở móc phù hợp với vị trí bắt móc vào chân trèo cố định khi có yêu cầu.
2.2- Bộ hộp dây nối an toàn chống rơi có trọng lượng ≤ 2 kg, là kết cấu hợp bộ có tác dụng tự hãm khi có gia tốc rơi, dây nhiều sợi, vặn xoắn, mềm, đường kính ≥ 10 mm, có chiều dài ≥ 10 m, chịu lực kéo thử nghiệm ≥ 1.500 kg, 1 đầu dây nối an toàn bắt cố định với bộ hộp nối dây và 1 đầu dây còn lại được kết nối cố định với dây quàng vào thân người lắp vào vòng móc cố định ở sau lưng,
3. Sử dụng dây treo chống rơi
3.1- Bộ dây quàng vào thân người được móc với bộ hộp dây nối an toàn.
3.2- Điều chỉnh độ chặt vừa phải phù hợp với cơ thể vừa đảm bảo không thể tuột dây treo chống rơi và cài từng khoá.
3.3- Sau khi thực hiện xong các bước nêu trên và trước khi làm việc, người làm việc phải tự kiểm tra dây treo chống rơi như đối với dây đeo an toàn.
3.4- Mắc 1 đầu của bộ hộp dây nối an toàn vào điểm cố định chắc chắn, choàng dây qua bụng vào chuỗi cách điện, sau đó kết hợp với việc sử dụng giữa bộ hộp dây nối an toàn và dây choàng qua chuỗi cách điện nói trên để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển và công tác đối với chuỗi cách điện.
Điều 26. Kỹ năng khi sử dụng dây đeo an toàn và dây treo chống rơi
1. Trường hợp leo lên, xuống qua bu lông chân trèo, thì sử dụng dây nối an toàn 1 (2) nói trên với chiều dài 2 dây nối an toàn 1 (2) ≥ (1,3÷1,5) chiều dài cánh tay người leo, đồng thời 2 móc có độ mở móc tương ứng đường kính bu lông chân trèo và được giữ hãm bằng tán chặn bu lông chân trèo này.
2. Trường hợp leo lên, xuống không có bu lông chân trèo thì sử dụng dây nối an toàn 1 (2) nói trên với đường kính móc bắt trọn vẹn điểm cố định, chắc chắn trên thân cột trong suốt quá trình leo lên hoặc xuống.
3. Dây nối an toàn phải lắp móc hãm kiểu số 8 và quấn ít nhất từ 2 vòng trở lên tại thanh, vật cố định.
4. Luôn điều chỉnh dây nối an toàn cho phù hợp với công việc đang làm.
5. Phải đặc biệt chú ý kích thước móc của dây nối an toàn 1 (2) phù hợp với đường kính của bu lông chân trèo hoặc điểm mắc cố định.
6. Trường hợp bị rơi trên cao thì bộ hộp dây nối an toàn của dây treo chống rơi sẽ hãm và giữ người luôn ở tư thế thăng bằng an toàn và người bị rơi sẽ di chuyển thuận lợi về điểm cố định của lưới truyền tải điện một cách an toàn.
Điều 27. Thử nghiệm, kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn và dây treo chống rơi (dây an toàn)
1. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng, với dây cũ 225 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút; trước khi sử dụng phải kiểm tra khoá móc, đường chỉ, v.v... xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng ngay.
2. Sau khi thử phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét đạt, không đạt yêu cầu sử dụng vào sổ theo dõi thử dây an toàn của đơn vị (có đủ chữ ký của lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật an toàn đơn vị và người trực tiếp sử dụng hoặc quản lý dây an toàn). Đồng thời, đánh dấu vào dây an toàn đã thử, chỉ dây an toàn có đánh dấu mới được sử dụng.
3. Bảo quản dây an toàn: khi hết sử dụng phải gấp, cuộn gọn gàng, cấm để dính, thấm xăng, dầu hoặc axit vào dây an toàn; không để vị trí ẩm, thấp mà phải treo trên giá hoặc để vị trí cao, khô ráo, sạch sẽ; chất liệu ghi mã số dây an toàn không ảnh hưởng đến chất lượng dây an toàn.
CHƯƠNG III
.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN
MỤC 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 28. Lập kế hoạch, đăng ký và tổ chức đơn vị công tác
1. Kế hoạch công tác phải được đơn vị công tác lập và phù hợp với khu vực hoặc vị trí, nội dung và trình tự công việc.
2. Khi khu vực hoặc vị trí công tác có liên quan lưới truyền tải điện mà phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thì đơn vị công tác phải đăng ký trước với đơn vị quản lý vận hành bằng “Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện”, như sau:
2.1- Đơn vị công tác đăng ký tên người phụ trách công tác, nhân viên đơn vị công tác, người giám sát an toàn điện, thời gian công tác, nội dung công việc được làm tại khu vực hoặc vị trí có yêu cầu an toàn điện với đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện có liên quan trực tiếp đến các biện pháp kỹ thuật an toàn điện, như: cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất (cố định, di động), biển báo, rào chắn, cảnh giới, cho phép vào làm việc, kết thúc công tác và khoá, trả “Phiếu công tác”.
2.2- Đơn vị công tác tổ chức phối hợp với đơn vị quản lý vận hành và các đơn vị liên quan khác khảo sát khu vực hoặc vị trí công tác, để đơn vị quản lý vận hành có căn cứ lập và đăng ký lịch công tác với bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty.
2.3- Trường hợp khu vực hoặc vị trí công tác có yêu cầu an toàn điện liên quan đến các đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện cũng như lưới điện khác, thì các biện pháp kỹ thuật an toàn điện tổng thể khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc sẽ được xác định chi tiết trong phương thức vận hành của các cấp điều độ thuộc quyền điều khiển có liên quan.
2.4- Bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty thực hiện kiểm tra, tổng hợp và đăng ký lịch công tác với điều độ các cấp thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện để lập, duyệt phương thức vận hành.
3. Tổ chức đơn vị công tác:
3.1- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm cử người phụ trách công tác và nhân viên đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ, khả năng thực hiện công việc an toàn, chấp hành lệnh của người phụ trách công tác.
3.2- Một đơn vị công tác có ít nhất hai nhân viên, và trong hai nhân viên này phải cử một người chỉ huy trực tiếp
đảm nhiệm chức năng giám sát an toàn điện, đồng thời cùng thực hiện công việc.
Điều 29. Hủy bỏ hoặc thay đổi thời gian công việc
1. Khi mưa to, gió mạnh từ cấp 6 trở lên quy định tại
Phụ lục 11
, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành với khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện ngoài trời phải hủy bỏ hoặc thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.
2. Khi trời mưa hoặc sương mù, nước chảy thành dòng thì cấm thực hiện công tác ngoài trời có sử dụng trang bị cách điện.
3. Khi có lệnh huỷ bỏ hoặc thay đổi thời gian làm việc của lãnh đạo công ty truyền tải điện.
Điều 30. “Phiếu công tác” (quy định, thực hiện)
1. Quy định “Phiếu công tác”
“Phiếu công tác” là giấy cho phép làm việc trong một khu vực cụ thể hoặc từng vị trí làm việc thực tế tại hiện trường của lưới truyền tải điện.
2. Thực hiện “Phiếu công tác”
2.1. Tại khu vực hoặc vị trí công tác phải cắt điện những phần có điện, khi:
a) Khu vực hoặc vị trí đó sẽ thực hiện công việc.
b) Làm việc không thể tránh được va chạm.
c) Khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách đến khu vực hoặc vị trí công tác quy định tại Bảng 1.
d) Giao chéo với đường dây cao áp có điện.
2.2. Tại khu vực hoặc vị trí công tác có điện
(trong điều kiện lưới truyền tải điện có điện) thì thực hiện công việc theo mẫu “Phiếu công tác” của quy trình kỹ thuật an toàn riêng.
Điều 31. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác thuộc công ty truyền tải điện
Người cấp “Phiếu công tác”, người cho phép làm việc, lãnh đạo công việc, (mỗi người đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh), người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện, nhân viên đơn vị công tác do giám đốc công ty truyền tải điện quyết định công nhận.
Điều 32. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị công tác không thuộc công ty truyền tải điện
1. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp
, người giám sát an toàn điện (mỗi người đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh), nhân viên đơn vị công tác
phải được thủ trưởng đơn vị công tác quyết định công nhận và đăng ký với đơn vị quản lý vận hành.
2. Đơn vị công tác phải thống nhất với đơn vị quản lý vận hành (đơn vị cho phép làm việc) xác định người giám sát an toàn điện (điểm 1.1, 1.2, 1.3, khoản 1, Điều 37).
3. Trường hợp các chức danh trong “Phiếu công tác” không có bậc an toàn điện, thì thủ trưởng đơn vị công tác phải có văn bản xác nhận và hoàn toàn chịu trách nhiệm về trình độ an toàn điện, khả năng làm việc với lưới truyền tải điện của các chức danh này.
MỤC 2.
THÀNH PHẦN, BẬC AN TOÀN ĐIỆN, TRÁCH NHIỆM CÁC CHỨC DANH CỦA “PHIẾU CÔNG TÁC”
Điều 33. Người cấp “Phiếu công tác”
1. Là cán bộ kỹ thuật của:
1.1- Đơn vị quản lý vận hành thuộc công ty truyền tải điện: trưởng hoặc phó truyền tải điện, đội trưởng hoặc đội phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến áp, kỹ thuật viên; căn cứ và thực hiện phương thức đã được phê duyệt, tình hình lưới truyền tải điện trong ca trực để cấp “Phiếu công tác” cho đơn vị công tác (đơn vị đăng ký công tác):
a) Trong phạm vi một khu vực công tác cụ thể của lưới truyền tải điện.
b) Hoặc trong phạm vi một vị trí công tác cụ thể của lưới truyền tải điện, trong trường hợp này đơn vị công tác không cần cấp “Phiếu công tác” như quy định tại tiết 1.2, khoản 1, Điều 33.
1.2- Đơn vị công tác thuộc công ty truyền tải điện: trưởng hoặc phó truyền tải điện, đội trưởng hoặc đội phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến áp, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên môn, đơn vị bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp
căn cứ phương án tổ chức công tác và thực hiện “Phiếu công tác” quy định tại điểm a), tiết 1.1, khoản 1, Điều 33. Người lãnh đạo công việc cấp “Phiếu công tác” và chịu trách nhiệm cho phép bắt đầu tiến hành
làm việc trong từng “Phiếu công tác”
đối với từng đơn vị công tác để người chỉ huy trực tiếp của từng đơn vị công tác này kiểm tra những biện pháp an toàn cụ thể tại hiện trường, tổ chức làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất di động
tại từng vị trí làm việc trước khi cho phép nhân viên công tác bắt đầu thực hiện công việc.
1.3- Các “Phiếu công tác” do người lãnh đạo công việc đơn vị công tác (tiết 1.2) cấp phải báo đơn vị quản lý vận hành biết và ghi sổ nhật ký vận hành.
2. Có bậc an toàn điện: 5/5.
3. Trách nhiệm:
3.1- Nhận biết tình hình thực tế hiện trường khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc để tiến hành giải thích, hướng dẫn và có kế hoạch giám sát an toàn điện.
3.2- Hiểu biết phương thức lưới truyền tải điện khu vực hoặc vị trí thực hiện công việc, xem sơ đồ lưới truyền tải điện để xác định vị trí đơn vị công tác tại hiện trường và kiểm tra được việc chấp hành các biện pháp an toàn.
3.3- Tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và giám sát an toàn điện bổ sung.
3.4- Số “Phiếu công tác” đã cấp, số lượng người, các vị trí, nội dung, tiến độ công tác, thời gian làm việc, thời gian được phép kết hợp hoặc phối hợp công tác và khoá, trả “Phiếu công tác”.
3.5- Thông tin, phương tiện cơ giới luôn sẵn sàng khi có yêu cầu.
3.6- Ghi các mục trong khoản 1) và ký tên cấp phiếu; kiểm tra và ký tên vào mục đã hoàn thành phiếu trong khoản 6) của “Phiếu công tác”.
Điều 34. Người cho phép làm việc
1. Người cho phép làm việc, là:
1.1- Nhân viên vận hành lưới truyền tải điện của ca trực hiện tại trong “Phiếu công tác” do đơn vị quản lý vận hành cấp.
1.2- Người phụ trách công tác trong “Phiếu công tác” do đơn vị công tác cấp.
2. Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5.
3. Trách nhiệm:
3.1- Hiểu biết tình trạng, phương thức vận hành lưới truyền tải điện hiện tại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2- Điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn điện khu vực hoặc vị trí cho phép công tác.
3.3- Xác nhận các mệnh lệnh cắt, đóng điện của điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện và sự thống nhất của nhân viên trực ban sản xuất về việc cho phép đơn vị công tác được làm việc tại khu vực hoặc vị trí đã an toàn điện, giới hạn phạm vi, thời gian cho phép làm việc.
3.4- Chỉ dẫn cho đơn vị công tác khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã được cắt điện, tiếp đất cố định hoặc các tiếp đất di động thay thế chức năng của tiếp đất cố định, những phần lưới truyền tải điện còn điện và các yếu tố đặc biệt lưu ý, như: đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện và đặt các tiếp đất di động tại từng vị trí của hiện trường công tác trước khi bắt đầu làm việc.
3.5- Trong khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện cho phép công tác có nhiều đường dây, thì mỗi một đường dây đều phải ghi lặp lại tên của đường dây phía trên, dưới, trái, phải và ghi ký hiệu, thì tại “Phiếu công tác” cũng phải ghi rõ các ký hiệu này như đã ghi trên đường dây.
3.6- Sau khi đã gặp (hoặc liên lạc) với người phụ trách công tác của đơn vị công tác, nghe báo cáo đã xác nhận kết thúc toàn bộ công tác, người của đơn vị công tác và người của đơn vị phối hợp hoặc kết hợp công tác đã rút hết, vật liệu thu hồi, dụng cụ, thiết bị thi công đã thu dọn, tiếp đất và biện pháp an toàn bổ sung do đơn vị công tác làm thêm đã thu hồi, lúc đó sẽ khóa “Phiếu công tác” và thực hiện các bước tiếp theo của phương thức hiện hành.
3.7-
Khi xảy ra sự cố lưới truyền tải điện liên quan đến khu vực hoặc vị trí đã cho phép công tác thì ngay lập tức (không cần đợi lệnh của lãnh đạo) cô lập điểm sự cố và phải báo ngay cho người lãnh đạo công việc để h
ủy bỏ, hoặc thay đổi thời gian công tác
.
3.8- Ghi các mục trong khoản 2) và ký tên cho phép làm việc,
bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác;
kiểm tra và ký tên cho phép làm việc, kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển khu vực hoặc vị trí công tác tại khoản 5); đã tiếp nhận, kiểm tra khu vực hoặc vị trí công tác và ký tên khóa phiếu tại khoản 6) của “Phiếu công tác”.
Điều 35. Người lãnh đạo công việc
1. Là cán bộ kỹ thuật: trưởng hoặc phó truyền tải điện, đội trưởng hoặc đội phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến áp, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên môn, đơn vị bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp.
2. Có bậc an toàn điện: 5/5.
3. Trách nhiệm:
3.1-
Biết sơ đồ lưới truyền tải điện khu vực hoặc vị trí đơn vị công tác thực hiện công việc, p
hải giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp kỹ thuật an toàn.
3.2- Ký tiếp nhận khu vực công tác tại khoản 2), kết thúc công tác, trả lại khu vực hoặc vị trí công tác và ký tên trả “Phiếu công tác” tại khoản 6) “Phiếu công tác”.
3.3- Nhận trả “Phiếu công tác” từ người chỉ huy trực tiếp các đơn vị công tác.
3.4- Đảm bảo công việc và trình độ an toàn, chuyên môn của mọi nhân viên đơn vị công tác theo quy định yêu cầu công việc.
3.5- Chấp hành các biện pháp an toàn, những cảnh báo, chỉ dẫn, yêu cầu cần thiết của “Phiếu công tác”, giữ liên lạc thường xuyên với người cho phép làm việc của đơn vị quản lý vận hành và các đơn vị công tác đã phân công.
3.6- Theo sự thống nhất đã ghi trong “Phiếu công tác”, khi kết thúc công tác người lãnh đạo công việc phải đích thân đến báo cáo, hoặc dùng điện thoại báo cáo với người cho phép của đơn vị quản lý vận hành biết đã kết thúc công tác.
3.7- Báo cáo kết thúc công tác:
a) Tên người lãnh đạo công việc, vị trí công tác, mức độ hoàn thành công việc, tình hình của lưới truyền tải điện trước, trong và sau khi công tác, đã tháo hoàn toàn các tiếp đất di động đã đặt, không còn người, vật liệu thu hồi, dụng cụ, thiết bị thi công trên khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã công tác, tất cả các “Phiếu công tác” do đơn vị công tác cấp đã được khóa phiếu và thu hồi.
b) Sự cho phép làm việc của đơn vị công tác hết hiệu lực, người lãnh đạo công việc của đơn vị công tác ký tên, ghi rõ họ tên.
Điều 36. Người chỉ huy trực tiếp
1. Là cán bộ kỹ thuật: trưởng hoặc phó truyền tải điện, đội trưởng hoặc đội phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến áp, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên môn, đơn vị bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp.
2. Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5.
3. Trách nhiệm:
3.1- Nhận được sự khẳng định cho phép làm việc của người lãnh đạo công việc (người đã trực tiếp tiếp nhận khu vực hoặc vị trí công tác từ nhân viên cho phép của đơn vị quản lý vận hành) hoặc trực tiếp từ nhân viên cho phép của đơn vị quản lý vận hành.
3.2- Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị công tác, khi xét thấy sẽ có khó khăn cho nhân viên thực hiện công tác một cách bình thường thì không để nhân viên đó tham gia vào công việc.
3.3- Thực hiện việc kiểm tra không còn điện và đặt các bộ tiếp đất di động đối với các nguồn điện có khả năng dẫn đến hoặc ảnh hưởng trực tiếp vị trí công tác theo sự chỉ dẫn của người cho phép làm việc.
3.4- Ký tiếp nhận khu vực hoặc vị trí công tác để kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường, làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất để bắt đầu tiến hành công việc tại khoản 3), ghi danh sách nhân viên đơn vị công tác trong khoản 4), kiểm tra và ký tên cho phép làm việc, kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển khu vực hoặc vị trí công tác tại khoản 5), kết thúc công tác, trả lại khu vực hoặc vị trí công tác và ký tên trả “Phiếu công tác” tại khoản 6) “Phiếu công tác”.
3.5- N
hắc nhở việc tự bảo vệ mình của nhân viên đơn vị công tác; tiếp nhận công việc và vị trí làm việc.
3.6-Trangbị phương tiện bảo vệ cá nhân và xác định thời gian, phạm vi được phép làm việc gần lưới truyền tải điện có điện. Sử dụng triệt để các trang bị, dụng cụ kỹ thuật an toàn, như: tiếp đất di động, bộ quần, áo chuyên dùng phòng, chống cường độ điện trường, dây đeo an toàn và dây treo chống rơi.
3.7- Thực hiện ghi dấu (bằng tấm cách điện đánh số) gắn ở người (lưng, cánh tay), mũ, đường leo, vị trí công tác để tránh nhầm lẫn điểm, hướng trèo, di chuyển khi lên, xuống và ngang.
3.8- Thực hiện được việc đưa người bị tai nạn từ trên cao xuống đất và phải thành thạo sơ cấp cứu khi người bị điện giật.
3.9- Khi đơn vị công tác tạm thời phải rời khỏi khu vực hoặc vị trí công tác:
a) Sử dụng các biện pháp an toàn về che chắn, cảnh báo, báo hiệu và cử người ở lại cảnh báo, trông coi hiện trường.
b) Không cho bất cứ người nào không có trách nhiệm vào hiện trường.
c) Trước khi khôi phục lại công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn và đặc biệt các tiếp đất (cố định, di động), các trang bị, dụng cụ kỹ thuật an toàn.
3.10- Khi người chỉ huy trực tiếp bắt buộc rời khỏi hiện trường công tác, thì phải chỉ định tạm thời người khác đứng tên chịu trách nhiệm, đồng thời phải thông báo cho lãnh đạo công việc (nếu có), các nhân viên đơn vị công tác và người cho phép làm việc của đơn vị quản lý vận hành biết.
3.11- Khi nghiệm thu cần phải tổ chức tháo các tiếp đất, khi khôi phục lại công việc phải đặt lại các tiếp đất này, đồng thời phải báo và được người cho phép làm việc (đơn vị quản lý vận hành) đồng ý thì mới thực hiện công việc.
3.12- Kết thúc công việc và trả lưới truyền tải điện:
a) Sau khi kết thúc công việc, phải kiểm tra lại toàn bộ khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện thực hiện công việc xem toàn bộ người của đơn vị công tác đã ra khỏi vị trí làm việc và đến vị trí an toàn, đã tháo dỡ những vật vướng trên lưới truyền tải điện, sau đó, lệnh tháo các tiếp đất di động, sau khi tháo thì coi như lưới truyền tải điện đã có điện, và không làm bất cứ việc gì trên lưới truyền tải điện này.
b) Từ khu vực hoặc vị trí công tác trở về, phải đích thân đến báo cáo, hoặc dùng điện thoại báo cáo với người lãnh đạo công việc biết đã kết thúc công tác.
3.13- Báo cáo kết thúc công tác, như sau:
a) Tên người chỉ huy trực tiếp, khu vực hoặc vị trí công tác, mức độ hoàn thành công việc, tình hình của lưới truyền tải điện trước, trong và sau khi công tác, đã tháo hoàn toàn các tiếp đất di động đã đặt, không còn người, vật liệu, dụng cụ, thiết bị trên lưới truyền tải điện công tác, tất cả các “Phiếu công tác” do đơn vị công tác cấp đã được khóa phiếu và thu hồi.
b) Sự cho phép làm việc của đơn vị công tác hết hiệu lực, người chỉ huy trực tiếp ký tên, ghi rõ họ tên.
Điều 37. Người giám sát an toàn điện
1. Là một trong những người sau:
1.1- Đơn vị công tác có người giám sát an toàn điện, thì sau khi hoàn tất thủ tục cho phép làm việc của “Phiếu công tác”, người lãnh đạo công việc phải giao lại toàn bộ các biện pháp an toàn tại hiện trường cho người giám sát an toàn điện, người này bắt buộc phải ở tại hiện trường từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc để giám sát nhằm bảo vệ sự an toàn điện cho mọi người trong đơn vị công tác.
1.2- Đơn vị công tác không có người đủ trình độ an toàn điện để thực hiện công việc giám sát an toàn điện, thì yêu cầu bằng văn bản để đơn vị khác có đủ năng lực, pháp nhân, thỏa thuận cử người giám sát an toàn điện.
1.3- Khi gặp phải những biện pháp thi công phức tạp dễ xảy ra sự cố, như:
lắp đặt dây dẫn ở khu vực hoặc vị trí giao chéo với đường dây cao áp có điện hoặc làm việc tại những khu vực hoặc vị trí đặc biệt nguy hiểm về điện do lãnh đạo công ty truyền tải điện quyết định
, thì đơn vị quản lý vận hành phải cử thêm người giám sát an toàn điện bổ sung có am hiểu rõ, tường tận công việc cụ thể tại khu vực hoặc vị trí công tác để giám sát cùng đơn vị công tác, người giám sát này không kiêm nhận thêm bất cứ một công việc nào khác, h
ọ tên và bậc an toàn của người giám sát này phải được ghi trong
“Phiếu công tác” do đơn vị quản lý vận hành cấp.
2. Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5 (nhận diện qua băng tay màu trắng và chữ thập màu xanh lá cây).
3. Trách nhiệm:
3.1- Phải luôn có mặt tại khu vực hoặc vị trí công tác để giám sát an toàn điện về điện cho mọi nhân viên đơn vị công tác và không làm thêm nhiệm vụ khác.
3.2- Cùng người chỉ huy trực tiếp kiểm tra, ký tên tiếp nhận vị trí công tác tại khoản 3),
kết thúc công tác, trả lại hoặc vị trí công tác và ký tên trả “Phiếu công tác” tại khoản 6)
“Phiếu công tác”.
3.3- Chịu trách nhiệm an toàn về điện cho đơn vị công tác từ lúc bắt đầu công việc đến khi khoá, trả “Phiếu công tác”.
Điều 38. Nhân viên đơn vị công tác
1. Là nhân viên kỹ thuật: kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, công nhân chuyên môn, được đào tạo, huấn luyện để làm việc với lưới truyền tải điện.
2. Có bậc an toàn điện: từ 2/5 đến 5/5.
3. Trách nhiệm:
3.1- Nhận biết phạm vi cho phép làm việc, khoảng cách an toàn điện đối với lưới truyền tải điện và lưới điện khác có liên quan theo từng cấp điện áp đến khu vực hoặc vị trí công tác, các yếu tố nguy hiểm về điện và làm việc trên cao, ý thức tự bảo vệ mình và đồng nghiệp trong làm việc.
3.2- Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện, dụng cụ kỹ thuật an toàn, trang bị cá nhân đảm bảo an toàn điện và an toàn làm việc trên cao.
3.3- Chấp hành các biện pháp an toàn cụ thể tại hiện trường, những cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết đến an toàn lúc trước, trong và sau khi kết thúc làm việc.
3.4- Chỉ khi người chỉ huy trực tiếp ký tên cho phép làm việc vào “Phiếu công tác”, thì mới bắt đầu thi hành công việc của mình.
MỤC 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN “PHIẾU CÔNG TÁC”
Điều 39. Tổ chức thực hiện “Phiếu công tác”
1. Kế hoạch công tác và phương thức vận hành đã duyệt, được bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty gửi thông báo đến các đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác có liên quan thực hiện.
2. Người ký, cấp “Phiếu công tác”
của đơn vị quản lý vận hành
phải căn cứ phương thức vận hành để ghi đầy đủ các hạng mục: người phụ trách công tác, số lượng nhân viên đơn vị công tác, địa điểm, nội dung, thời gian công tác, người giám sát an toàn điện và điều kiện thực hiện công việc.
3. Người cho phép làm việc (nhân viên trực vận hành trạm biến áp và/hoặc trực ban đội quản lý đường dây) phải nắm được số đơn vị công tác (số “Phiếu công tác”, họ tên người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, số điện thoại liên lạc) và ghi sổ nhật ký vận hành, người cho phép làm việc đặc biệt chú ý những nội dung sau, để điền vào “Phiếu công tác”:
3.1- Những điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn điện thuộc phạm vi khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc, khẳng định đã c
ô lập phần lưới truyền tải điện và được đóng tiếp đất cố định (hoặc đặt tiếp đất di động thay thế chức năng của tiếp đất cố định) các phía của lưới truyền tải điện này, làm rào chắn, treo biển bảo, cảnh giới liên quan đến cộng đồng, phạm vi được phép làm việc, cảnh báo.
3.2- Chỉ dẫn cần thiết: phần lưới truyền tải điện có liên quan đến khu vực hoặc vị trí cho phép công tác
đã được cắt điện, những phần lưới truyền tải điện không cắt điện gần phạm vi khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc.
3.3- Đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện và đặt tiếp đất di động tại từng vị trí làm việc, sử dụng dây đeo hoặc dây treo an toàn trong suốt quá trình làm việc trên cao, khi làm việc gần lưới truyền tải điện có điện, phải nhận biết, kiểm tra và tăng cường các biện pháp kỹ thuật an toàn nhằm phòng, chống ảnh hưởng của cường độ điện trường, như: sử dụng bộ quần, áo chuyên dùng,
thời gian
cho phép bắt đầu và kết thúc làm việc.
3.4- Chỉ cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi đã có xác nhận của nhân viên trực ban sản xuất về việc thông báo khu vực hoặc vị trí, địa điểm công tác đã đảm bảo an toàn về điện (ghi sổ nhật ký vận hành).
4. Đơn vị quản lý vận hành cho phép làm việc với lưới truyền tải điện và đơn vị công tác phải thực hiện các phần công việc thuộc trách nhiệm của mình theo trình tự trong “Phiếu công tác” từ lúc cho phép làm việc đến khi khóa, thu hồi “Phiếu công tác”.
5. Trong quá trình thực hiện “Phiếu công tác”, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác căn cứ vào tình hình thực tế tại hiện trường quy định sửa đổi, bổ sung các biện pháp kỹ thuật và tổ chức an toàn, được lãnh đạo công ty truyền tải điện, đơn vị công tác phê duyệt để tổ chức thực hiện.
6. Trường hợp công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện ở cách xa nhau, thì việc truyền lệnh giữa người cho phép, người lãnh đạo công việc với người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác nội dung cho phép làm việc tại mục 2 của “Phiếu công tác”, được thực hiện bằng một trong ba cách, như sau:
6.1- Giao, nhận lệnh trực tiếp (đầy đủ chữ ký các chức danh).
6.2- Fax (nếu có) và công nhận chữ ký các chức danh qua bản fax, hoặc cho người mang đến trực tiếp giao, nhận tại hiện trường công tác.
6.3- Điện thoại có yêu cầu nhắc lại nội dung.
Trường hợp điện thoại phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải ghi toàn bộ nội dung lệnh vào “Phiếu công tác” và đọc chậm nội dung lệnh cho người cho phép hoặc người lãnh đạo công việc nghe lại xem đã chính xác chưa.
b) Phần chữ ký của người cho phép và người lãnh đạo công việc phải được người chỉ huy trực tiếp ghi rõ họ, tên, số điện thoại liên hệ và thời gian (phút giờ, ngày, tháng, năm) cho phép.
7. Nghiêm cấm cho phép vào làm việc bằng hẹn giờ.
Điều 40. Viết, ký tên, bảo lưu, lưu trữ và hiệu lực “Phiếu công tác”
1. Viết “Phiếu công tác”:
1.1- Viết bắt buộc phải dùng bút mực, bút bi hoặc in trên máy tính.
1.2- Ký tên bắt buộc phải dùng bút mực hoặc bút bi.
1.3- Phải ghi rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, sửa chữa.
1.4- Ghi thành hai bản (một bản lưu tại đơn vị cấp “Phiếu công tác”, một bản giao người phụ trách công tác của đơn vị công tác) và phải được đánh số theo quy định.
1.5- Chỉ dùng cho một khu vực hoặc vị trí cụ thể của lưới truyền tải điện.
1.6- Trường hợp các khoảng cột của một đường dây đồng nhất về thời gian công tác, cấp điện áp, loại hình công việc, khi đó trong “Phiếu công tác” được phép ghi chung.
2. Bảo lưu “Phiếu công tác”:
“Phiếu công tác”, từ lúc cho phép làm việc đến khi công việc kết thúc phải do người cho phép làm việc và người phụ trách công tác giữ.
3. Lưu trữ “Phiếu công tác”:
3.1- Sau khi kết thúc công việc, người phụ trách công tác phải giao trả “Phiếu công tác” cho người cho phép làm việc giữ; “Phiếu công tác” này được bảo lưu 30 ngày (từ thời điểm khóa phiếu) tại đơn vị quản lý vận hành (đơn vị cho phép làm việc) mới được huỷ bỏ.
3.2- Trong quá trình làm việc theo “Phiếu công tác”
nếu
xảy ra sự cố, tai nạn lao động, thì những “Phiếu công tác” này được lưu trong hồ sơ của đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác.
4. Hiệu lực “Phiếu công tác”:
4.1- “Phiếu công tác” có hiệu lực về thời gian từ lúc người cấp “Phiếu công tác” ký, cấp đến thời điểm khóa phiếu làm cơ sở và phải phù hợp với thời gian trong phương thức vận hành của cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện xác lập và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2- “Phiếu công tác” không thay thế phiếu giao nhiệm vụ.
MỤC 4.
“LỆNH CÔNG TÁC” VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 41. “Lệnh công tác”
1. “Lệnh công tác”:
1.1- Là sự cho phép làm việc ở những khu vực hoặc vị trí của lưới truyền tải điện và phù hợp với những tình huống quy định tại khoản 2, Điều 38.
1.2- Khi làm việc theo “Lệnh công tác”, mỗi đơn vị công tác phải được đơn vị quản lý vận hành cấp một “Lệnh công tác” cho một công việc.
1.3- Việc giám sát an toàn điện quy định thực hiện như “Phiếu công tác”.
2. Thực hiện theo “Lệnh công tác”, khi:
2.1- Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác, như: làm việc ở những vị trí hoặc khu vực hoặc vị trí có khoảng cách đến lưới truyền tải điện có điện lớn hơn khoảng cách an toàn điện đối với từng cấp điện áp quy định tại Bảng 1.
2.2- Xử lý sự cố lưới truyền tải điện do nhân viên quản lý vận hành thực hiện trong ca trực.
2.3- Những người công tác được sự giám sát của nhân viên trực quản lý vận hành như:
đo điện trở tiếp đất, ghi chỉ số công tơ, đồng hồ đo ở các tủ điều khiển tại các phòng đặt thiết bị với điện áp đến 500 kV, đánh số hiệu cột điện, treo biển cảnh báo, vệ sinh, sơn, sửa mặt bằng trạm biến áp, chỉnh định rơ le bảo vệ, vào ra phòng viễn thông điện lực, lấy mẫu dầu máy biến áp, v.v… .
3. Việc cấp “Lệnh công tác” không cần làm thủ tục đăng ký trước.
4. Người cấp “Lệnh công tác” do giám đốc công ty truyền tải điện quyết định.
5. “Lệnh công tác” được thể hiện:
5.1- Lệnh miệng hoặc viết ra giấy (lệnh miệng được truyền đạt trực tiếp hoặc qua điện thoại, lệnh viết ra giấy được ghi thành một bản).
5.2- Người nhận lệnh và cho phép làm việc (lệnh miệng hoặc viết ra giấy) đều phải ghi nội dung lệnh vào sổ “Lệnh công tác” của đơn vị quản lý vận hành.
5.3- Trong sổ “Lệnh công tác” phải ghi rõ: người ra lệnh, người giám sát an toàn điện, khu vực hoặc vị trí công tác, nội dung làm việc, thời gian bắt đầu, họ tên người người phụ trách công tác, số lượng nhân viên đơn vị công tác, những điều kiện về an toàn điện, thời gian kết thúc công việc theo kế hoạch, thời gian kết thúc thực tế, ký xác nhận của nhân viên quản lý vận hành (người nhận lệnh và cho phép làm việc), người phụ trách công tác.
5.4- “Lệnh công tác”
có hiệu lực về thời gian từ lúc người cấp “Lệnh công tác” ký, cấp đến thời điểm xác nhận kết thúc
công việc theo “Lệnh công tác”
của nhân viên quản lý vận hành và người phụ trách công tác.
5.5- Lưu trữ “Lệnh công tác”:
a) Sau khi kết thúc công việc, người phụ trách công tác phải giao trả nhân viên quản lý vận hành giữ “Lệnh công tác”; “Lệnh công tác” này được bảo lưu 30 ngày (từ thời điểm xác nhận kết thúc công việc) tại đơn vị quản lý vận hành (đơn vị cho phép làm việc) mới được huỷ bỏ.
b) Trong quá trình làm việc theo “Lệnh công tác”
nếu
xảy ra sự cố, tai nạn lao động, thì những “Lệnh công tác” này được lưu trong hồ sơ của đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác.
5.6- “Lệnh công tác” không thay thế phiếu giao nhiệm vụ.
CHƯƠNG IV
.
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN
MỤC 1.
CÔNG TÁC KHÔNG CẮT ĐIỆN
Điều 42. Kiểm tra đường dây
Trong mọi điều kiện về địa hình, ngày hay đêm, công việc kiểm tra đường dây, phải:
1. Có từ 2 nhân viên trở lên thực hiện, trong đó một nhân viên có bậc an toàn điện 4/5 hoặc 5/5.
2. Khi chỉ có một nhân viên đi kiểm tra, thì không trèo lên cột điện và người này có bậc an toàn điện 5/5.
3. Khi đi kiểm tra đường dây vào ban đêm phải có đèn soi.
4. Khi trèo cột trong điều kiện mưa, gió đến cấp 6, độ ẩm cao khi mưa phùn để kiểm tra bằng mắt thường phần có điện, xà, sứ, dây dẫn, dây chống sét cùng các kết cấu của lèo, phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định, như: khoảng cách an toàn quy định tại Bảng 1, sử dụng dây đeo an toàn, trang bị phòng, chống điện áp cảm ứng, cường độ điện trường.
5. Chỉ được kiểm tra trong thời gian cho phép quy định tại Phụ lục 9.
6. Trong quá trình kiểm tra, luôn phải cho rằng đường dây có điện.
7. Khi đi kiểm tra, phát hiện thấy đường dây bị đứt nằm ở mặt đất hoặc bị treo lơ lửng trong không trung, người kiểm tra phải dùng mọi biện pháp để cảnh báo, cấm người qua lại khu vực hoặc vị trí này và phải cách xa khu vực hoặc vị trí đường dây bị đứt với cự ly nhỏ nhất 10 m đối với cấp điện áp 220 kV và 15 m đối với cấp điện áp 500 kV, sau đó báo ngay cho cấp lãnh đạo có liên quan biết để kịp thời xử lý.
Điều 43. Chặt, tỉa cây
1. Người phụ trách công tác trước khi tổ chức bắt đầu làm việc phải thông báo cho toàn thể mọi nhân viên đơn vị công tác cùng biết: đường dây có điện.
2. Khi tiến hành chặt, cắt, tỉa cây có độ cao trên 3 m, phải:
2.1- Sử dụng dây đeo an toàn, không bám vào cành cây yếu, mục.
2.2- Giữa người và dây dẫn điện phải luôn giữ khoảng cách an toàn điện theo từng cấp điện áp quy định tại Bảng 1.
2.3- Chú ý và đề phòng kiến, côn trùng khác.
2.4- Trong phạm vi các cành cây và cây đã được hạ xuống đất phải có nhân viên giám sát, không cho người khác đi vào.
2.5- khoảng cách an toàn từ cây đến dây dẫn điện theo từng cấp điện áp quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. Khoảng cách an toàn từ cây đến dây dẫn điện
Điện áp (kV)
110
220
500
Loại dây
Dây trần
Khoảng cách an toàn điện (m)
3
4
7
3. Để tránh những cành cây bị gẫy rơi vào đường dây điện, phải:
3.1- Sử dụng dây thừng hoặc dây chão buộc néo cây về phía đối diện với các dây dẫn. Phải dùng ít nhất hai dây néo có chiều dài đủ lớn để khi cây đổ cành cây không va quyệt vào người giữ dây. Dây néo phải buộc trước khi bắt đầu chặt cây. Cấm trèo lên cây trong lúc đang chặt hoặc cưa dở dang.
3.2- Khi cành cây tiếp xúc đường dây dẫn điện, không dùng tay để gỡ.
Điều 44.
An
toàn khi đo lường
1. Có từ hai nhân viên trở lên. Những nhân viên này phải hiểu biết rõ tính năng, phương pháp sử dụng thiết bị đo lường.
2. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn liên quan quy định tại Chương II và III, QTKTATĐ.
3. Đáp ứng đầy đủ ánh sáng, không gây chói mắt hoặc tương phản giữa sáng và tối.
4. Khi đo lường điện trở tiếp đất của cột điện, máy biến áp, chống sét van:
4.1- Chú ý có thể có dòng điện.
4.2- Khi tháo hoặc lắp tiếp đất di động phải sử dụng găng tay cách điện.
4.3- Không tiếp xúc vào khu vực hoặc vị trí tiếp đất bị đứt.
5. Khi đo lường dòng điện của thiết bị điện có sử dụng am pe kế loại kìm phải chú ý không tiếp xúc với những bộ phận có điện.
6. Khi đo cự ly của những đường dây điện giao chéo nhau, sử dụng phương pháp đo lường như máy đo lường, hoặc tại mặt đất sử dụng dây, sào đo được cách điện. Không sử dụng thước da, kim loại, thước giấy có kim loại để đo ở cự ly vuông góc dây dẫn có điện.
7. Khi làm việc đo lường các mạch điện:
7.1- Dụng cụ đo lường, rơ le bảo vệ, tất cả các cuộn dây thứ cấp của các máy biến dòng và biến đổi điện áp đều phải luôn tiếp đất.
7.2- Khi cần tháo mạch dòng điện thứ cấp của các dụng cụ đo lường và rơ le phải làm ngắn mạch các cuộn dây thứ cấp của biến dòng bằng kẹp dây riêng. Khi bắt các kẹp dây đó phải dùng dụng cụ có tay cầm cách điện.
8. Cấm làm các việc có thể bất ngờ gây hở mạch ở phần mạch giữa máy biến dòng và kẹp dây ngắn mạch.
9. Khi thực hiện công việc ở các máy biến dòng hoặc mạch thứ cấp của thiết bị này, phải tuân theo các biện pháp kỹ thuật an toàn, sau đây:
9.1- Thanh dẫn của mạch sơ cấp không dùng để dẫn điện trong lúc sửa chữa hoặc dùng làm mạch dẫn điện cho máy hàn.
9.2- Đấu các mạch đo lường và bảo vệ vào cực các máy biến dòng trên phải làm ngay sau khi hoàn thành việc lắp cáp mạch thứ cấp.
9.3- Khi kiểm tra cực tính máy biến dòng, trước khi đóng điện xung, phải đấu dây chắc chắn dụng cụ đo vào các cực bên thứ cấp.
Điều 45. Ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo
Các nhân viên ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo ở các tủ điều khiển tại các phòng đặt thiết bị với điện áp đến 500 kV được làm việc một mình và phải thực hiện theo “Lệnh công tác” do đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp, quy định tại Điều 41.
MỤC 2.
CÔNG TÁC CÓ YÊU CẦU CẮT ĐIỆN
Điều 46. Làm việc tại trạm (biến áp, cắt, bù) không có người trực
1. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn liên quan quy định tại Chương II và III, QTKTATĐ với bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty trước khi đến công tác trạm (biến áp, cắt, bù) không có người trực.
2. Được sự cho phép của bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty, đơn vị công tác thực hiện
biện pháp kỹ thuật an toàn điện tại từng vị trí công tác, như: kiểm tra không còn điện, đặt biển báo an toàn, đặt tiếp đất di động, đặt rào chắn; cảnh giới, kiểm tra, chỉ dẫn phạm vi, nội dung, thời gian được phép làm việc trước khi bắt đầu thực hiện công việc.
3. Giữ liên lạc với bộ phận điều hành lưới truyền tải điện công ty.
Điều 47. Làm việc trong trạm biến áp
1. Cấm nhân viên đơn vị công tác đi lại tự do vào khu vực có điện và tự ý thao tác các thiết bị điện.
2. Trong thiết kế tổ chức công tác phải thuyết minh rõ:
2.1- Cách tổ chức nơi làm việc, trình tự tiến hành công việc và liệt kê các thiết bị đảm bảo an toàn trong công tác.
2.2- Các quá trình đảm bảo an toàn trong công tác.
2.3- Cách bố trí và phạm vi hoạt động của máy, thiết bị dùng trong quá trình công tác.
2.4- Cách sắp xếp các cấu kiện trên kho, bãi đảm bảo thuận tiện và an toàn khi công tác.
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình công tác:
3.1- Phải có nhân viên kỹ thuật hoặc người chỉ huy trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
3.2- Khi sử dụng các dụng cụ điện, hơi nén, cắt, đục lỗ, hàn, tán đinh, v.v… phải chấp hành quy trình vận hành của nhà chế tạo.
3.3- Cấm mọi người đứng dưới các cấu kiện trong phạm vi hoạt động của máy và thiết bị đang cẩu lắp nếu không có giá đỡ, giàn giáo, mái che bảo vệ vững chắc.
3.4- Phải có rào ngăn, biển cấm ở khu vực đang lắp ráp, sửa chữa, thí nghiệm trong phạm vi nguy hiểm của máy thi công đang hoạt động.
3.5- Trong quá trình lắp ráp phải đảm bảo cho nhân viên vận hành cẩu, tời máy, v.v… nhìn rõ các khâu móc, buộc vật cẩu và tuyến nâng, hạ vật vào vị trí lắp, hiệu chỉnh. Trường hợp bị che khuất phải có người chỉ huy trực tiếp tín hiệu thống nhất.
3.6- Khi nâng, cẩu gần đường dây có điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn cho phép: dưới 1 kV: ≥ 1,5 m; (1÷22) kV: ≥ 2,0 m; (35÷110) kV: ≥ 4,0 m; (110÷220) kV: ≥ 5,0 m; 500 kV: ≥ 7,0 m.
Điều 48. Sửa chữa, thí nghiệm máy biến áp
Trước khi thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm máy biến áp (dù đường dây có điện hay cắt điện) bắt buộc phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành và thực hiện các biện pháp:
1. Phải làm rào chắn, treo biển báo, đồng thời phải có nhân viên giám sát an toàn điện.
2. Trước khi nâng hoặc hạ máy biến áp, cần phải kiểm tra kết cấu của máy biến áp có bị rung hay không, đồng thời phải tuân thủ quy định về kỹ thuật an toàn đối với phần có điện liên quan.
3. Trước khi thực hiện công việc cắt điện của tụ bù, phải cắt dòng điện để tụ bù phóng điện và tiếp đất.
4. Trước khi làm việc với thiết bị đóng, cắt có cơ cấu khởi động tự động và điều khiển từ xa, cần thực hiện các biện pháp sau:
4.1- Tách mạch điện nguồn điều khiển.
4.2- Đóng van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc cơ cấu khởi động và xả toàn bộ khí ra ngoài.
4.3- Treo biển báo an toàn.
4.4- Khoá van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc tháo rời tay van trong trường hợp phải làm việc ở bên trong khoang.
5. Để đóng, cắt thử phục vụ hiệu chỉnh thiết bị đóng, cắt cho phép tạm thời đóng điện vào mạch thao tác, mạch động lực của bộ truyền động, mạch tín hiệu mà chưa phải làm thủ tục bàn giao.
6. Trong thời gian thử, việc cấp điện mạch điều khiển, mở van khí, tháo biển báo do nhân viên vận hành thực hiện.
7. Sau khi thử xong, nếu cần tiếp tục công việc ở thiết bị đóng, cắt thì người phụ trách công tác phải được người cho phép làm việc với thiết bị điện của đơn vị quản lý vận hành cho phép thì đơn vị công tác mới vào làm việc.
8. Trước khi làm việc trong bình chứa khí, đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phải phối hợp thực hiện các biện pháp sau:
8.1- Đóng tất cả các van của đường ống dẫn khí, khoá van hoặc tháo rời tay van, treo biển báo cấm thao tác.
8.2- Xả toàn bộ khí ra khỏi bình chứa và mở van thoát khí.
MỤC 3.
CÔNG TÁC GẦN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Điều 49. Các biện pháp an toàn cho nhân viên đơn vị công tác
1. Phải được trang bị và sử dụng các trang bị kỹ thuật an toàn phù hợp.
2. Khi công tác gần lưới truyền tải điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo cấp điện áp quy định tại Bảng 3
Bảng 3. Khoảng cách an toàn từ người đến đường dây
Điện áp (kV) làm việc
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35
Trên 35 đến 110
Trên 110 đến 220
Trên 220 đến 500
0,6
1,0
2,0
4,0
3. Nếu không thể bảo đảm khoảng cách nhỏ nhất cho phép như quy định tại Bảng 3, thì người sử dụng lao động không cho nhân viên đơn vị công tác làm việc ở gần đường dây có điện và phải cắt điện mới được thực hiện công việc.
Điều 50. Công tác trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với các đường dây có điện
1. Những công việc trên một mạch đã cắt điện của đường dây nhiều mạch khi các mạch này vẫn có điện chỉ được phép tiến hành với điều kiện khoảng cách giữa dây dẫn của mạch đã cắt điện với dây dẫn của mạch có điện gần nhất không nhỏ hơn khoảng cách quy định tại Bảng 4.
Bảng 4. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách không nhỏ hơn (m)
Đến 35
Trên 35 đến 110
Trên 110 đến 220
Trên 220 đến 500
3,0
4,0
6,0
7,0
2. Cấm làm việc trong lúc có gió cấp 5 trở lên.
3. Khi nhân viên kiểm tra mối lắp ghép bu lông, ê cu, đường dây, phụ kiện đường dây, v.v... phải:
3.1- Cách dây dẫn với khoảng cách không nhỏ hơn quy định tại Bảng 1.
3.2- Cấm trèo lên xà phía mạch có điện. Xà phía mạch có điện này phải đánh dấu, tránh nhầm lẫn khi nhân viên phải trèo lên, xuống.
4. Không đưa dụng cụ gần dây dẫn có điện với khoảng cách nhỏ hơn:
4.1- 1,0 m đối với đường dây có điện áp đến 110 kV.
4.2- 2,0 m đối với đường dây có điện áp đến 220 kV.
4.3- 3,5 m đối với đường dây có điện áp đến 500 kV.
5. Cấm dùng thước dài, thước cuộn bằng kim loại để đo.
6. Không được buông thõng tự do các đầu dây thừng.
7. Dây thừng phải làm bằng sợi bông, sợi đay hoặc ni lông có đủ chiều dài cần thiết và không có chỗ bị yếu. Hệ số an toàn của dây thừng không nhỏ hơn 4.
8. Dùng dây cáp thép thì phải được nối đất. Dây cáp thép phải có kẹp cáp, vòng khuyên ở đầu.
9. Các chi tiết nhỏ và dụng cụ làm việc được kéo lên cột hoặc thả xuống đất bằng dây thừng vô tận. Các chi tiết và dụng cụ chuyển lên cột bằng dây thừng vô tận chỉ được tháo ra khỏi dây sau khi chúng đã được đặt vào vị trí an toàn hoặc đã được bắt chặt vào cột.
10. Trong quá trình làm việc với lưới truyền tải điện, nếu có giá trị cường độ điện trường vượt quá quy định tại Phụ lục 9, thì nhân viên làm việc phải sử dụng bộ quần, áo chuyên dùng.
Điều 51. Công tác tại đường dây khi giao chéo với các đường dây khác đang có điện
1. Khi thực hiện công việc, phải khẳng định đảm bảo khoảng cách an toàn khi làm việc tại khu vực hoặc vị trí gần kề hoặc các đường dây giao chéo nhau có khả năng tiếp cận gần với khoảng cách làm việc quy định tại Bảng 5.
2. Nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn quy định tại Bảng 5, thì các đường dây giao chéo nhau này phải cắt điện.
Bảng 5. Khoảng cách an toàn công tác tại đường dây khi các đường dây khác có điện giao chéo
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách không nhỏ hơn (m)
Đến 35
Trên 35 đến 110
Trên 110 đến 220
Trên 220 đến 500
2,5
3,0
4,0
6,0
3.
Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong khu vực hoặc vị trí ảnh hưởng của các đường dây có điện, thì phải đặt đoạn dây nối tiếp giữa dây chống sét với thân cột sắt để phòng, chống điện áp cảm ứng.
4. Trước khi thực hiện công việc gần những đường dây có điện, có khả năng tiếp cận với dây dẫn đến một khoảng cách nguy hiểm, thì phải thực hiện các biện pháp an toàn, đồng thời khoảng cách nhỏ nhất của dây buộc và dây kéo với đường dây có điện cũng phải phù hợp quy định tại Bảng 4.
Điều 52. Công tác ở đường dây khi phía trên có đường dây không được cắt điện hoặc phía dưới đã được cắt điện
Phải thực hiện:
1. Trường hợp phía trên có đường dây không được cắt điện.
1.1- Các bên liên quan khảo sát và lập biện pháp thi công thực tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2- Khu vực hoặc vị trí dây dẫn, dây tiếp đất di động, dây buộc, dây kéo đã được kiểm tra phải đạt yêu cầu khoảng cách an toàn như quy định tại Bảng 4 với dây dẫn của đường dây không cắt được điện.
1.3- Khi thay dây dẫn ở khu vực hoặc vị trí giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây có điện bên trên.
1.4- Khi có gió cấp 6 trở lên, nghiêm cấm thực hiện công việc.
1.5- Có các biện pháp thi công, thông tin liên lạc, an toàn dự phòng.
2. Trường hợp tháo dây, hạ thấp dây, lắp thêm dây dẫn, dây tiếp đất khi phía dưới của dây dẫn trong hệ thống đường dây đã được cắt điện:
2.1- Phải thực hiện theo các biện pháp an toàn trong phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2- Trường hợp không thể cắt điện phải thực hiện theo phương án được giám đốc công ty truyền tải điện phê duyệt.
Điều 53. Công tác tại đường dây song song hoặc giao chéo với đường dây có điện trong khoảng 100 m ở đầu ra, vào của nhà máy phát điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù
Bắt buộc phải:
1. Trong “Phiếu công tác” ghi rõ ký hiệu, màu sắc của đường dây quy định tại điểm 3.6, khoản 3, Điều 37 để đơn vị công tác nhận biết nhân viên công tác đang ở hoặc làm việc tại đường dây có điện hoặc không có điện.
2. Trước khi trèo cột, phải căn cứ theo quy định của những ký hiệu, báo hiệu, như: cờ hiệu màu vàng, đỏ tại các vị trí đặt tiếp đất di động, ngăn khu vực hoặc vị trí được công tác và xác định rõ đường dây đã hoàn toàn cắt điện, tiếp đất di động khi đó mới được thực hiện công việc.
3. Nhân viên làm việc khi không phát hiện còn báo hiệu cờ vàng của các vị trí tiếp đất di động, phải dời khỏi vị trí công tác ngay lập tức, không cần lý do.
4. Có nhân viên của đơn vị quản lý vận hành cho phép làm việc và giám sát an toàn điện, để tránh trường hợp trèo nhầm cột điện có điện.
5
. Sử dụng dây cáp thép.
5.1- Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây có điện quy định tại Bảng 5.
5.2- Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn có điện ở khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách quy định tại Bảng 5 thì phải dùng dây néo để kéo dây chằng đủ cách xa dây dẫn.
5.3- Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí hợp lý, để khi bị đứt cũng không thể văng về phía dây dẫn có điện.
Điều 54. Biện pháp an toàn khi tháo, dỡ, rải dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện
1. Khi thực hiện công việc tháo, dỡ, rải dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện dây dẫn điện có liên quan với đường sắt, đường bộ, đường hàng không, sông, hồ, v.v... phải được lãnh đạo công ty truyền tải điện phê duyệt.
2. Đơn vị công tác phải làm đầy đủ các biện pháp an toàn như: giá đỡ, giàn giáo; phải có nhân viên chuyên cầm cờ tín hiệu trông coi.
3. Trước khi rải dây phải kiểm tra các công việc lấp, đắp móng, làm tiếp địa cột, kiểm tra cột, kiểm tra xà, v.v... xem đã hoàn thiện chưa. Nếu chưa làm thì phải làm xong trước khi rải.
4. Phải bố trí người bảo vệ ở các vị trí cần thiết như: vượt đường bộ, đường sắt, đường sông.
5. Dọc tuyến phải dọn dẹp chướng ngại vật và phát quang để bảo vệ dây.
6. Phải sửa chữa lại những cuộn dây bị vỡ ru lô để dây không bị cọ xát vào đinh hoặc cạnh sắc của gỗ làm xước dây. Cuộn dây phải được đưa đến đúng vị trí quy định, được kê lên những bộ mễ chắc chắn, sử dụng cẩu hoặc tó để đặt cuộn dây lên mễ.
7. Để đảm bảo an toàn, dùng cơ giới để rải căng dây. Nếu phải làm bằng thủ công thì tổ chức đội công tác dưới sự chỉ huy chung của người phụ trách công tác, trong đó có các nhóm với công việc cụ thể như sau:
7.1- Ra dây và nối dây.
7.2- Nâng dây lên cột điện.
7.3- Kéo dây (quay tời).
7.4- Đi dọc tuyến và giải quyết khi dây bị vướng, bị chập.
7.5- Gác ở vị trí xung yếu (qua đường ô tô, đường sắt).
8. Đảm bảo thông tin liên lạc trong quá trình rải căng dây, dùng cờ đỏ, điện thoại, loa, bộ đàm để báo hiệu hoặc truyền miệng giữa nhân viên ở cột này sang nhân viên ở cột khác. Những nhân viên ở trên cột phải hết sức chú ý nghe hiệu lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đứng ở chỗ cao, mặt quay theo hướng trục đường dây.
9. Trên mỗi cột treo pu ly để đỡ dây, bánh xe phải chuyển động tốt, chú ý rãnh và tấm kẹp có trở ngại gì trong khi kéo không. Khi đang kéo dây nếu thấy lực kéo quá lớn (nặng quá bình thường) thì phải ngừng kéo để kiểm tra. Pu ly đỡ dây không neo trực tiếp vào xà, nên làm một vòng dây ngắn để treo pu ly lên xà. Vì trong khi kéo dây có thể xảy ra tình trạng dây và rãnh của bánh xe không cùng nằm trong một mặt phẳng, dây sẽ bị lệch ra ngoài rãnh pu ly gây kẹt, nếu bị kẹt phải báo ngay để ngừng kéo.
10. Tại các điểm vượt qua đường sắt, đường quốc lộ, đường dây điện và đường dây thông tin thì chỗ vượt phải bắc giàn giáo cho vượt dây qua.Chiều rộng của giàn giáo phải dài hơn chiều dài của xà sắt, chiều cao của giàn giáo nếu vượt qua đường dây thông tin, đường dây cao, hạ áp đã cắt điện phải cao hơn đường dây đó 1,0 m. Riêng đường hạ áp, dây tàu điện và dây thông tin cho phép để điện trong khi làm việc nhưng phải có đủ biện pháp an toàn và nhân viên làm việc phải mang găng tay cách điện. Nếu vượt đường ô tô, xe lửa thì giàn giáo phải cao hơn chiều cao lớn nhất của xe ô tô, tàu hỏa là 1,0 m.
11. Trước khi căng dây lấy độ võng phải néo tạm ở cột chịu lực kéo để đề phòng cột bị nghiêng hoặc bị gục về phía căng dây. Điểm buộc của dây néo tạm phải đặt gần điểm cố định của dây dẫn và dây chống sét. Phải căn cứ chiều cao của cột và địa hình để chọn vị trí đào hố thế, đóng cọc cho dây néo tạm an toàn nhưng phải đảm bảo góc tạo thành giữa dây néo tạm với mặt đất không lớn hơn (30÷40)0, khoảng cách tối thiểu từ hố thế néo tạm tới chân cột không được nhỏ hơn 2 lần từ điểm buộc dây néo tạm đến chân cột.
12. Trước khi căng dây phải kiểm tra lại toàn bộ dây dẫn và dây chống sét đã rải, những chỗ dây bị hỏng phải cho xử lý ngay. Đặc biệt chú ý xem dây có bị xoắn, bị vòng, bị rối không, nếu có thì phải gỡ và nắn thẳng lại.
13. Khi căng dây gần đạt độ võng, bộ phận ngắm độ võng phải liên tục thông tin với bộ phận máy kéo dây. Lúc này tốc độ kéo phải chậm để tránh sự cố gãy xà, gục cột.
14. Khi căng dây lấy độ võng xong, phải tiếp đất tạm thời ở hai đầu đoạn dây chịu néo để chống dòng điện cảm ứng hoặc giông sét từ xa truyền đến, đảm bảo an toàn cho người làm việc.
15. Khi căng dây xong, cần thu dọn tất cả các dụng cụ, vật liệu, thiết bị còn lại. Phải chú ý dọn những gỗ ván có đinh, những mảnh sứ vỡ, những mẩu dây thép, dây đồng còn vương vãi để tránh tai nạn cho người qua lại.
16. Sau mỗi công trình xây lắp đường dây phải họp tất cả nhân viên trong đơn vị công tác rút kinh nghiệm về các biện pháp an toàn đã thực hiện và đề ra biện pháp xử lý theo quy chế đối với những người vi phạm QTKTATĐ.
MỤC 4.
CÔNG TÁC GẦN THIẾT BỊ, ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN HẠ ÁP
Điều 55. Biện pháp an toàn
1. Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với thiết bị, đường dây có điện hạ áp, người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che, chắn các phần có điện hạ áp của thiết bị, đường dây điện bằng các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần, áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích hợp khi thực hiện che, chắn các phần có điện hạ áp.
MỤC 5.
AN TOÀN KHI ĐÀO HỐ, DỰNG, THÁO VÀ LÀM VIỆC TẠI CỘT ĐIỆN
Điều 56.
An
toàn khi đào hố, dựng và tháo cột
1. Trước khi đào hố phải xác định rõ ràng tại vị trí làm việc có liên quan các đường ống, cáp, các chướng ngại vật, và làm các biện pháp an toàn.
2. Khi người của các đơn vị khác đến làm việc phải tìm hiểu rõ ràng các quy định kỹ thuật an toàn điện, đồng thời phải được giám sát an toàn điện chặt chẽ.
3. Khi đào hố:
3.1- Có độ sâu quá 1,5 m, chú ý không để đất, đá trôi lại vào hố.
3.2- Tại những khu vực hoặc vị trí đất mềm, chú ý các biện pháp phòng, chống về sụt, lở, như: tăng cường rào chắn, đóng cọc.
3.3- Gần với khu dân cư và đường giao thông, phải dựng hàng rào chắn hoặc đóng cọc vây xung quanh khu vực hoặc vị trí hố đào, ban đêm phải lắp đèn đỏ báo hiệu.
4. Khi tiến hành đục hố đá, hoặc đất cứng, trước khi tiến hành phải kiểm tra búa, đầu búa và đục đá.
5. Người dùng búa phải đứng nghiêng góc người cầm đột, nghiêm cấm đứng đối diện, đồng thời không găng tay, người cầm đột phải đội mũ an toàn, khi đầu đột có hiện tượng bị toè đầu thì cần phải thay hoặc sửa lại.
6. Dựng cột và tháo cột là một hạng mục rất quan trọng phải được lãnh đạo công ty truyền tải quyết định và áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn:
6.1- Dựng, tháo cột phải thực hiện thống nhất do một người lãnh đạo công việc.
6.2- Trước khi bắt đầu công việc, phải giải thích rõ các biện pháp thi công và tín hiệu chỉ huy, người thực hiện phải được phân công rõ ràng công việc và phải phối hợp chặt chẽ, chấp hành sự chỉ huy của người chỉ huy trực tiếp.
6.3- Khi dựng cột tại khu vực hoặc vị trí gần khu dân cư và giao thông, cần phải có người cảnh giới.
7. Khi dựng và tháo dỡ cột cần phải dùng máy cẩu thích hợp, nghiêm cấm dùng quá trọng tải, tời phải được tiếp đất an toàn.
8. Trong qúa trình dựng cột, nghiêm cấm dưới hố móng có người, ngoài người chỉ huy trực tiếp và người được chỉ định liên quan, những người khác phải đứng xa với cự ly gấp 1,2 lần chiều cao cột, đồng thời khi dựng cột và điều chỉnh hố cột, áp dụng các biện pháp phòng, chống cột an toàn. Trước khi làm phải phân lộ rõ ràng, người làm việc phải đứng ở hai bên cạnh.
9. Tận dụng những cột đã dựng và những cột đã tháo, phải kiểm tra gốc cột, khi cần thiết phải tăng cường bằng dây néo.
10. Khi dùng xe cẩu để dựng, tháo, dây cáp kéo phải để đúng vị trí kéo nhằm tránh tình trạng cột bị nghiêng, vẹo.
11. Trong quá trình tháo cột, trước tiên phải kiểm tra gốc cột, sau đó tháo dây dẫn, bắt buộc phải thực hiện theo các biện pháp an toàn, trước khi đưa cột ra khỏi hố phải buộc chắc chắn dây buộc.
12. Khi dựng cột vào hố, dây chính và đoạn cuối của dây phải tạo thành một chiều thẳng đứng theo tâm của cột điện. Khi kéo, cột chịu lực đều của dây, dây phụ hai bên cũng phải kéo đều nhau, không nghiêng lệch, khi đã cố định được dây kéo, không để những vật có thể chuyển động được dựa vào dây.
13. Sau khi cột đã được dựng đứng, phải kiểm tra từng điểm một chịu lực, sau khi kiểm tra không có vấn đề khác thường, thì mới tiếp tục dựng tiếp, sau khi dựng đứng 600 thì giảm bớt tốc độ kéo; cần phải chú ý dây kéo ở hai bên.
14. Sau khi đã dựng hoàn thành cột, phải xác định chính xác thân cột đã ổn định thì mới được tháo gỡ dây. Tất cả những người làm việc bên dưới thân cột bắt buộc phải đội mũ an toàn. Sau khi toàn bộ cột đã được hoàn chỉnh, vẫn cần phải áp dụng những biện pháp an toàn.
Điều 57.
An
toàn khi làm việc tại cột
1. Khi làm việc tại cột phải kiểm tra chân cột, xác định vẫn bình thường, cụ thể:
1.1- Trước khi làm việc tại các cột điện mới được dựng xong cần phải kiểm tra chân cột đã được lấp kín chưa, nếu chưa hoàn thiện xong thì không trèo lên làm việc.
1.2- Khi gặp trường hợp chân cột điện bị rung, lấp đất chưa kỹ, thì cần phải gia cố thêm đất cho chắc chắn, hoặc làm giá đỡ an toàn sau đó mới được trèo lên làm việc.
1.3- Khi gặp trường hợp dây dẫn, dây tiếp địa bị rung, thì phải kiểm tra lại gốc cột điện, đồng thời gia cố lại giá đỡ dây cho chắc chắn, sau đó mới được thực hiện công việc.
1.4- Trước khi trèo lên cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra lại toàn bộ dụng cụ làm việc thật đầy đủ như: giày trèo, dây đeo an toàn, mũ an toàn, găng tay leo, quần, áo an toàn, sau đó mới được thực hiện công việc.
1.5- Khi làm việc trên cột điện tháp, cần phải kiểm tra các thanh ngang không bị rung.
2. Khi làm việc trên cột điện, người làm việc bắt buộc phải sử dụng dây đeo an toàn và mũ an toàn, cụ thể:
2.1- Dây đeo an toàn cần phải được mắc vào một điểm cố định của cột điện tại vị trí làm việc, đề phòng tránh trường hợp dây bị tuột, hoặc bị vật khác làm ảnh hưởng.
2.2- Khi cần chuyển đổi vị trí làm việc trên cột điện, không một thời khắc nào rời, bỏ dây đeo an toàn được mắc vào điểm cố định, chắc chắn.
2.3- Khi sửa chữa cột điện, không tuỳ ý tháo rời bộ phận chịu lực, nếu như khi cần tháo rời, việc đầu tiên làm là sử dụng biện pháp đề phòng an toàn. Khi làm ở các góc nghiêng của cột điện, cần phải chú ý đến dây chằng, néo an toàn.
2.4- Khi sử dụng thang để trèo, phải có người giữ ở dưới.
2.5- Những người có mặt tại hiện trường bắt buộc phải đội mũ bảo vệ, khi cần lấy đồ phục vụ công tác thì phải dùng dây để kéo lên, không tung, ném lên, xuống, tránh rơi vào người phía dưới.
MỤC 6.
AN TOÀN KHI CẨU, VẬN CHUYỂN THIẾT BỊ ĐIỆN
Điều 58.
An
toàn khi cẩu, vận chuyển thiết bị điện
1. Người có qua đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành, đồng thời phải thống nhất với người chỉ huy trực tiếp công tác: tín hiệu, trình tự thực hiện, thông tin liên lạc, phân công rõ ràng, và làm tốt các biện pháp an toàn.
2. Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
3. Trước khi thực hiện công việc, người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại toàn bộ công việc cẩu và các công cụ để tiến hành cẩu.
4. Thiết bị máy cẩu, xe cẩu, xe kéo, v.v... (xe, máy chuyên dùng), phải:
4.1- Định vị tại một vị trí an toàn, phải lắp đặt chế độ động, chế độ tĩnh.
4.2- Khi di chuyển trong khu vực hoặc vị trí trạm điện, vận tốc di chuyển ≤ 5 km/giờ.
4.3- Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần khu vực hoặc vị trí có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang, xe nâng di động phải được tiếp đất.
5. Lập, duyệt quy trình vận hành phù hợp với không gian và mặt bằng khu vực hoặc vị trí diễn ra công việc, chủng loại và khả năng của xe, loại và hình dáng của hàng hoá được chuyên chở và phải có đủ nhân viên vận hành theo quy định kế hoạch đã được lập ra.
6. Phương án vận hành phải mô tả chi tiết lộ trình vận hành và phương pháp vận hành của xe, máy chuyên dùng liên quan.
7. Người chỉ huy trực tiếp phải phổ biến phương án vận hành xe chuyên dùng cho nhân viên đơn vị công tác liên quan.
8. Xe, máy chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ.
9. Cấm vận hành xe cần cẩu, xe thang, xe nâng, v.v... khi có gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
10. Nhân viên làm việc với xe, máy chuyên dùng, người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện các biện pháp an toàn, như:
10.1- Đảm bảo độ rộng cần thiết cho lộ trình của xe, máy chuyên dụng, tránh làm đất gồ ghề, thực hiện các biện pháp tránh làm phá hỏng đường, v.v... .
10.2- Khi vận hành xe, máy chuyên dùng bên vệ đường, địa hình nghiêng dốc, v.v… nếu thấy có nguy cơ nhân viên đơn vị công tác có thể gặp rủi ro do đổ xe, máy người chỉ huy trực tiếp phải bố trí một hoặc một số người dẫn đường, chỉ dẫn cho xe, máy.
10.3- Người lái xe, máy phải tuân theo chỉ dẫn của người dẫn đường.
10.4- Cấm cho nhân viên đơn vị công tác đi vào khu vực hoặc vị trí nguy hiểm theo quy định của từng xe, máy chuyên dùng.
11. Sau khi đã nhấc vật cẩu, người chỉ huy trực tiếp cần phải kiểm tra lại các bộ phận chịu lực, sau khi không thấy có tình hình khác thường thì mới chính thức cho phép cẩu lên.
12. Trong quá trình cẩu, kéo phía trên, dưới, và bên cạnh của vật đang cẩu, cấm có người qua lại. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại Bảng 1.
13. Vật cần cẩu bắt buộc phải được kê, chèn, giằng, lót, buộc chắc chắn; vật cẩu khi có bộ phận nhiều góc cạnh hoặc trơn, trượt, thì cần phải lót thêm đệm ở những khu vực hoặc vị trí dây cẩu tiếp xúc.
14. Khi sử dụng bánh xe ròng rọc, móc cẩu vòng tròn cần phải được cài, khóa chặt chống dây buộc tự động trật ra ngoài.
15. Khi cẩu, cuộn dây cẩu ít nhất phải quấn đủ năm vòng, điểm cuối của dây thả xuống phải luôn luôn buộc chặt, đồng thời phải có người kinh nghiệm đảm nhiệm.
16. Trên máy cẩu cần phải có bảng ghi rõ trọng lượng cho phép làm việc, cấm vượt quá quy định sử dụng.
17. Khi không có bảng quy định trọng lượng hoặc tự chọn công cụ cẩu, bắt buộc phải thông qua thử nghiệm mới sử dụng.
18. Hệ số an toàn của dây thép cẩu phải phù hợp quy định, dưới đây:
18.1- Cẩu cố định thiết bị: 3,5.
18.2- Cẩu sức người: 4,5.
18.3- Máy cẩu tự động: (5 ÷ 6).
18.4- Cẩu vật bằng dây buộc: 10.
18.5- Nhiều người kéo: 14.
19. Xe, máy chuyên dùng phải được bảo quản theo quy định của nhà sản xuất, có sổ đăng ký, định kỳ kiểm tra, thử nghiệm theo quy định hiện hành.
20. Dây thép định kỳ ngâm dầu, gặp phải một trong những tình huống dưới đây, phải báo hỏng:
20.1- Trong mỗi một đoạn dây thép có số sợi bị đứt quy định tại Bảng 6.
20.2- Lõi dây thép bị đứt.
20.3- Mài mòn sợi thép của dây thép hoặc bị han gỉ từ 40 % trở lên so với đường kính ban đầu của dây, hoặc dây thép bị mềm đi quá nghiêm trọng, hoặc toàn bộ dây bị hư hỏng.
20.4- Dây bị ép biến dạng và bề mặt bị sờn nghiêm trọng.
20.5- Số lượng sợi dây bị đứt không nhiều, nhưng khi nhận thấy sợi bị đứt sẽ tăng rất nhanh.
Bảng 6. Số sợi bị đứt của dây thép
Hệ số
an toàn
ban đầu
Kết cấu sợi thép
6 x 19
= 114 + 1
6 x 37
= 222 + 1
6 x 61
= 366 + 1
18 x 19
= 342 + 1
Xoắn nghịch
Xoắn
thuận
Xoắn nghịch
Xoắn
thuận
Xoắn nghịch
Xoắn
thuận
Xoắn nghịch
Xoắn
thuận
Nhỏ hơn 6
6 ÷ 7
Lớn hơn 7
12
14
16
6
7
8
22
26
30
11
13
15
36
38
40
18
19
20
36
38
40
18
19
20
21. Sử dụng xe, tàu, thuyền để vận chuyển không vượt quá trọng tải cho phép.
22. Vận chuyển máy biến áp và cuộn (bành) dây, cáp điện bắt buộc phải kê, chèn, giằng, lót, buộc chắc chắn, cố định, tránh việc bị dịch chuyển, rơi.
MỤC 7.
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI
VẬT LIỆU DỄ CHÁY, NỔ VÀ HỆ THỐNG ẮC QUI
Điều 59. Làm việc với vật liệu dễ cháy, nổ
1. Nếu tại khu vực hoặc vị trí công tác hoặc gần khu vực hoặc vị trí công tác có chất dễ cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas, Hydro, Axetylen thì đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác phải phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ phù hợp.
2. Khi máy phát điện, máy bù đồng bộ làm việc với hệ thống làm mát bằng Hydro không để tạo thành hỗn hợp nổ của Hydro. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong không khí chiếm từ 3,3 % đến 81,5 %.
3. Khi vận hành thiết bị điện phân, không để tạo thành hỗn hợp nổ Hydro và Oxy. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong Oxy chiếm từ 2,63 % đến 95 %.
4. Công việc sửa chữa trong hệ thống dầu chèn và hệ thống khí của máy phát điện, máy bù làm mát bằng Hydro, máy điện phân đã ngừng làm việc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ như thông thổi hệ thống khí, thông gió khu vực hoặc vị trí công tác, tách hệ thống ra khỏi các hệ thống đang vận hành.
5. Cấm làm công việc có lửa hoặc phát sinh tia lửa trực tiếp trên vỏ máy phát, máy bù, máy điện phân hoặc trên ống dẫn của hệ thống dầu khí có chứa Hydro.
6. Các công việc có lửa như hàn điện, hàn hơi, v.v… ở cách xa hệ thống dầu khí có Hydro trên 15 m có thể thực hiện. Khi ở dưới 15 m thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt như: đặt tấm chắn, kiểm tra không có Hydro trong không khí ở khu vực hoặc vị trí công tác, v.v... .
7. Các công việc có lửa trong phòng đặt thiết trí điện phân có thể tiến hành khi ngừng thiết bị, phân tích không khí thấy không chứa Hydro và hệ thống thông gió hoạt động liên tục. Nếu cần tiến hành các công việc có lửa trên máy móc của một thiết bị điện phân khác đang làm việc không thể ngừng thì ngoài các biện pháp nói trên, phải tháo tất cả các ống nối giữa thiết bị đang làm việc với đường ống của thiết bị sửa chữa và nút lại. Khu vực hoặc vị trí công tác có lửa phải che chắn để tia lửa khỏi bắn ra xung quanh.
Điều 60. Làm việc với hệ thống ắc quy
1. Phải chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy.
2. Khi làm việc với axit và kiềm phải thực hiện các biện pháp thích hợp như mặc quần áo chuyên dùng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axit và kiềm.
3. Cấm hút thuốc hoặc đem lửa vào phòng ắc quy. Ngoài cửa phòng ắc quy phải đề rõ “Phòng ắc quy-cấm lửa-cấm hút thuốc”.
4. Phòng ắc quy phải được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí phát sinh từ hệ thống ắc quy.
CHƯƠNG V
.
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN CAO ÁP
MỤC 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 61. Điều kiện an toàn khi làm việc có điện
1. Khi làm việc với đường dây có điện, phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp theo quy định phù hợp với từng công nghệ của quy trình riêng.
2. Khi làm việc trên hoặc gần đường dây có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
3. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo ánh sáng nhìn rõ phần có điện gần nhất.
4. Danh sách các thiết bị được phép không cắt điện trong khi làm việc và những công việc làm việc có điện phải được lãnh đạo công ty truyền tải điện phê duyệt.
5. Chỉ được phép tiến hành khi được khẳng định của đơn vị quản lý vận hành là dây dẫn và cột điện bền chắc.
6. Những nhân viên làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
7. Khi thực hiện công việc có điện bắt buộc phải có nhân viên giám sát, nhân viên giám sát phải là người:
7.1- Không trực tiếp thao tác, phạm vi giám sát không vượt quá phạm vi một điểm làm việc.
7.2- Công việc phức tạp, phải tăng cường thêm nhân viên giám sát.
8. Trước khi thực hiện công việc, người cấp “Phiếu công tác”, người cho phép làm việc, người lãnh đạo công việc và/hoặc người chỉ huy trực tiếp phải:
8.1- Nắm chính xác tình hình thực tế tại hiện trường, trường hợp cần thiết phải tổ chức những người có kinh nghiệm, am hiểu rõ, tường tận công việc đến hiện trường cùng kiểm tra, tư vấn giúp đỡ.
8.2- Căn cứ vào kết quả kiểm tra để đưa ra phán đoán có nên hay không nên thực hiện công việc, đồng thời đưa ra các biện pháp thực hiện và dụng cụ cần thiết.
8.3- Trước khi thực hiện công việc, phải kiểm tra các vấn đề an toàn có liên quan, sau khi công việc kết thúc phải báo cáo kết quả kiểm tra.
9. Trong khi làm việc, nếu đột ngột mất điện thì không tự ý đóng điện.
10. Khi làm việc với mạch điện có điện áp từ 1.000 V trở lên như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện mà có nguy cơ bị điện giật cho nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tác phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác quy định tại Bảng 7.
11. Nhân viên đơn vị công tác không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của chỉ huy trực tiếp.
12. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm không đến gần dây dẫn quy định tại Bảng 7.
13. Khi thay sứ chuỗi ở đường dây điện áp từ 110 kV trở lên, cho phép chạm vào bát thứ nhất và thứ hai kể từ xà.
14. Vệ sinh cách điện thực hiện theo quy trình riêng và phải sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị an toàn phù hợp.
Bảng 7. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35
Trên 35 đến 110
Trên 110 đến 220
Trên 220 đến 500
0,6
1,0
2,0
4,0
MỤC 2.
LÀM VIỆC KHI ĐÃ ĐƯỢC CÂN BẰNG ĐIỆN THẾ
Điều 62. Làm việc khi đã được cân bằng điện thế
1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã được cân bằng điện thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện thế khác với điện thế của dây dẫn. Khi tháo lắp các chi tiết có điện thế khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng cách điện.
2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã được cân bằng điện thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì.
3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi nhân viên đó đã được cân bằng điện thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất quy định tại Bảng 8 và sau khi đã làm mất cân bằng điện thế nhân viên đó với dây dẫn.
Bảng 8. Khoảng cách nhỏ nhất sau khi đã làm mất cân bằng điện thế người với dây dẫn.
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 110
Trên 110 đến 220
Trên 220 đến 500
0,5
1,0
2,5
4. Biện pháp bảo vệ
4.1- Khi cần thay đổi đường thẳng của sứ hoặc chuyển đổi dây dẫn, khi đó cần sử dụng thiết bị treo dây đơn, lúc này phải áp dụng biện pháp bảo vệ để tránh trường hợp dây bị tuột, đứt.
4.2- Trước khi dây dẫn chưa rời khỏi sứ, khi cần tháo, lắp kề sát với thanh ngang của bát thứ nhất, thì đồng thời sử dụng đoạn dây ngắn để trực tiếp tiến hành thao tác.
4.3- Khi thực hiện công việc gần khu vực hoặc vị trí dân cư hoặc khu vực hoặc vị trí có mật độ người đông, phải có rào chắn tại khu vực hoặc vị trí cần làm việc, những người không nhiệm vụ không vào khu vực hoặc vị trí công tác.
4.4- Khi thực hiện công việc, nghiêm cấm sử dụng các vật liệu dễ cháy, để đề phòng cháy, nổ.
4.5- Nhân viên làm việc khi đã được cân bằng điện thế, bắt buộc phải mặc bộ quần, áo chuyên dùng (gồm: chụp đầu, mũ, kính, găng tay, áo, quần, tất, giày, dây tiếp đất) từng bộ phận của bộ quần, áo này đều phải được lắp nối, gắn kết với nhau. Trị số điện trở giữa điểm xa nhất của quần, áo chuyên dùng không lớn hơn 20 Ώ.
4.6- Nhân viên làm việc phía trên và nhân viên làm việc phía dưới, khi cung cấp dụng cụ làm việc phải dùng thiết bị cách điện hoặc dây cách điện có chiều dài phù hợp theo phương án thi công để tiến hành.
4.7- Khi thực hiện công việc tại khu vực hoặc vị trí có cường độ điện trường mạnh, nhân viên làm việc khi đã được cân bằng điện thế phải sử dụng thang dây hoặc xe cách điện chuyên dùng làm việc trên không, bắt buộc phải tuân thủ các quy định về phòng, chống cảm ứng điện áp.
MỤC 3.
PHÒNG, CHỐNG CẢM ỨNG ĐIỆN ÁP
Điều 63. Phòng, chống cảm ứng điện áp
1. Khi thực hiện công việc trên hệ thống đường dây và máy biến áp có cấp điện áp từ 220 kV, 500 kV, phải sử dụng biện pháp phòng, chống điện áp tĩnh điện và cường độ điện trường.
2. Khi phải dùng dây để kéo vật dụng bằng kim loại (độ dài 0,6 m trở lên) cần thiết lên, thì phải đặt tiếp đất cho vật dụng kim loại đó.
3. Khi nhận biết giá đỡ trên không và dây là vật có dẫn điện, thì cự ly của người không nhỏ hơn 0,4 m.
4. Khi phải thực hiện công việc, bắt buộc áp dụng:
4.1- Đặt tiếp đất phòng, chống ngắn mạch và điện áp tĩnh điện.
4.2- Sử dụng bộ quần, áo chuyên dùng phòng, chống cường độ điện trường.
Điều 64. Bảo quản dụng cụ làm việc có điện
1. Khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh bị tia hồng ngoại làm ôxi hoá và phải cất vào tủ, phòng chuyên dụng.
2. Các bộ phận cách điện của xe cách điện trên không cũng phải được đậy bảo vệ, tránh bị nước ngấm hoặc đưa vào kho khô ráo và thông gió.
3. Trong quá trình vận chuyển, các dụng cụ cách điện cần phải được cất vào túi, thùng, ngăn kéo đựng chuyên dụng tránh bị nước ngấm vào trong gây hỏng hóc.
4. Khi các dụng cụ có điện không bảo đảm theo quy định, thì phải kiểm tra kịp thời hoặc loại bỏ, nghiêm cấm tiếp tục sử dụng.
5. Khi phát hiện dụng cụ cách điện bị ngấm nước hoặc bề mặt bị tổn hại, bị bẩn, phải kịp thời xử lý, sau khi kiểm tra bảo đảm theo quy định thì mới tiếp tục sử dụng.
6. Trước khi sử dụng dụng cụ, phải kiểm tra tỉ mỉ toàn bộ vật dụng.
7. Trước khi thao tác, cần phải vệ sinh sạch sẽ, găng tay khô ráo, đồng thời trong quá trình làm việc tránh để nước ngấm vào, trầy xước, thủng.
8. Các dụng cụ trên phải có nhân viên bảo quản, có sổ ghi chép kết quả thử nghiệm của từng dụng cụ.
CHƯƠNG VI
.
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM
Điều 65. Biện pháp an toàn khi làm việc đường cáp ngầm
1. Trước khi thực hiện công việc cần phải kiểm tra lại toàn bộ tên, ký hiệu của đường cáp phù hợp với những nội dung đã điền ở trong “Phiếu công tác”, hoặc “Lệnh công tác”.
2. Biện pháp an toàn khi tiến hành xác định khu vực hoặc vị trí hư hỏng trên đường cáp ngầm như sau:
2.1- Đường cáp cần kiểm tra phải được cách ly độc lập ra khỏi những thiết bị, phần tử còn lại liên quan đến đường cáp.
2.2- Phải tiến hành thử hết điện ở cả hai đầu cáp ngầm.
2.3- Phải tiến hành tiếp đất di động tất cả các pha của cáp ở cả hai đầu cáp ngầm.
2.4- Phải tiến hành xác định đúng hai đầu cáp đó là của cùng một đường cáp.
2.5- Cả hai đầu cáp phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các thiết bị khác và với đất, khoảng cách này phải đảm bảo lớn hơn khoảng cách phóng điện của điện áp thử nghiệm.
2.6- Phải đặt rào chắn an toàn, treo biển báo và cử người giám sát trong suốt thời gian tiến hành thử nghiệm. Chỉ có các nhân viên trực tiếp tiến hành thử nghiệm mới được phép làm việc trong khu vực hoặc vị trí rào chắn.
2.7- Trước và sau mỗi lần đo thử nghiệm phải tiến hành phóng điện tiếp đất cáp tại tất cả các pha, thời gian duy trì mỗi lần phóng điện không dưới 10 phút.
3. Sau khi xác định các biện pháp an toàn và biện pháp thi công xong, thì mới bắt đầu làm việc.
Điều 66. Đào, lấp dây cáp
1. Cần phải có người hướng dẫn, giải thích rõ ràng thì mới thực hiện công việc.
2. Sau khi đào đến lớp bảo vệ dây cáp, tại hiện trường cần phải có người phụ trách công tác, thì mới tiếp tục thực hiện công việc.
3. Khi đào đến trước rãnh, cống dây cáp, cần phải làm tốt các biện pháp an toàn giao thông.
4. Đất đào lên phải để cạnh hố, không để lên các dụng cụ, nguyên, vật liệu, v.v... bên cạnh rãnh, cống cần phải đào một lối đi nhỏ.
5. Khi đào cáp lên hoặc phía dưới của hộp đầu nối cũng cần đưa lên, phải:
5.1- Buộc dây treo lên để bảo vệ, khoảng cách treo dây cáp khoảng từ (1.0÷1.5) m thì treo một dây bảo vệ.
5.2- Khi treo hộp đầu nối cần phải treo ngang, không để hộp đầu nối chịu lực kéo.
6. Lấp đất
6.1- Cần có người phụ trách công tác.
6.2- Khi dây cáp chuyển động, cấm dùng ròng rọc để chuyển dịch nhằm tránh dây cáp bị tổn hại.
6.3- Khi tiến hành đấu nối ở trên hộp đấu nối di động, thông thường cắt điện để tiến hành.
Điều 67. Trước khi gắn nối dây cáp
1. Bắt buộc phải so sánh sơ đồ dây cáp cho phù hợp, đồng thời phải xác định chính xác dây cáp đã ngắt điện, sau khi kiểm tra không còn điện thì dùng dây tiếp đất có mỏ kẹp gắn liền với tay cầm cách điện và kẹp vào lõi của dây cáp để tiếp đất, thì mới thực hiện công việc.
2. Nhân viên cầm phần tay cầm cách điện có đầu mỏ kẹp phải đeo găng tay cách điện, đồng thời phải đứng trên thảm hoặc ghế cách điện.
3. Việc đun keo gắn cáp phải do nhân viên có chuyên môn thực hiện; nhân viên đun keo phải đeo găng tay, đi giầy.
4. Khi hàn, tránh để nước rơi vào làm mối hàn bị hỏng.
5. Trong quá trình làm việc sử dụng chất keo công nghiệp phải sử dụng các biện pháp phòng, chống độc và gây cháy.
Điều 68. Trước khi xuống giếng đường cáp
1. Phải khử hết các khí độc hại trong lòng giếng (có phụ lục, thiết bị đo và cách khử khí độc).
2. Khi thực hiện công việc phải đội mũ bảo vệ an toàn, đồng thời phải làm tốt biện pháp phòng cháy và các vật rơi xuống.
3. Phía trên mặt giếng phải có nhân viên cảnh giới.
CHƯƠNG VII
.
AN TOÀN KHI THỬ NGHIỆM VÀ THÍ NGHIỆM
Điều 69. Rào chắn, khoảng cách, tiếp đất an toàn
1. Khu vực hoặc vị trí có điện áp từ 1.000 V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được cách ly bằng rào chắn.
2. Khoảng cách từ phần dẫn điện của thiết bị thử nghiệm đến rào chắn cố định có tiếp đất không nhỏ hơn khoảng cách quy định tại Bảng 9 và 10 dưới đây:
Bảng 9. Đối với điện áp xung (trị số biên độ)
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 100
> 100 đến 150
> 150 đến 400
> 400 đến 500
0,5
0,75
1,0
1,5
> 500 đến 1.000
> 1.000 đến 1.500
> 1.500 đến 2.000
> 2.000 đến 2.500
2,5
4,0
5,0
6,0
3. Khoảng cách tới rào chắn tạm thời phải gấp hai lần trị số nêu trên.
4. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7 m; rào chắn tạm thời có chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m. Kết cấu của rào chắn phải đảm bảo người không thể vô ý chạm phải phần có điện.
Bảng 10. Đối với điện áp tần số công nghiệp, điện áp hiệu dụng và điện một chiều
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 6
> 6 đến 10
> 10 đến 20
> 20 đến 50
0,1
0,2
0,3
0,5
> 50 đến 100
> 100 đến 250
> 250 đến 400
> 400 đến 800
1,0
1,5
2,5
4,0
5. Cửa của rào chắn phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
6. Có thể không cần khoá rào chắn của khu vực hoặc vị trí thử nghiệm nằm trong trạm thử nghiệm, nếu người không có nhiệm vụ không thể đi tới khu vực hoặc vị trí này.
7. Rào chắn cố định phải có kết cấu sao cho chỉ khi nhân viên dùng chìa khoá vặn hay dụng cụ đặc biệt thì mới có thể tháo rào chắn được. Chỉ cho phép nhân viên đi vào phía trong rào chắn để kiểm tra máy biến áp nếu vỏ máy biến áp đó được tiếp đất và khoảng cách từ tán sứ dưới cùng của các sứ máy biến áp không nhỏ hơn quy định tại Bảng 11.
Bảng 11. Khoảng cách từ tán sứ dưới cùng của các sứ máy biến áp
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 10
Trên 10 đến 35
Trên 35 đến 110
1,5
2,0
2,5
8. Máy biến áp dùng thử nghiệm cách điện phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng điện ngắn mạch.
9. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
10. Phải tiếp đất: các khung, vỏ, thân của các đối tượng cần thử nghiệm và thiết bị thử nghiệm, bàn thử nghiệm di động, khí cụ điện xách tay, rào chắn bằng kim loại, dụng cụ đo lường có vỏ kim loại. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể tiếp đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.
11. Trong sơ đồ máy phát xung và máy phát nối tầng điện một chiều phải đặt thiết bị tự động tiếp đất tất cả các tụ điện khi cắt điện khỏi các bộ nắn điện.
12. Thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và tiếp đất.
13. Khi thử nghiệm sản phẩm có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
14. Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và tiếp đất. Khi các tụ điện đấu nối tiếp phải phóng điện từng tụ điện. Phải phóng điện cho đến khi hết tia lửa.
Điều 70. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
1. Đơn vị quản lý vận hành trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
2. Không sử dụng các trang, thiết bị không đạt yêu cầu sau kiểm định.
Điều 71. Khẳng định mạch kiểm tra
1. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
2. Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người chỉ huy trực tiếp cho phép.
3. Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua máy biến áp.
Điều 72. Thí nghiệm phóng điện
Trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp:
1. Phải chắc chắn không có người trong khu vực hoặc vị trí nguy hiểm.
2. Phải chắc chắn không có người không có nhiệm vụ trong khu vực hoặc vị trí công tác.
3. Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập vào khu vực hoặc vị trí thí nghiệm.
Điều 73. Tụ đấu mạch
1. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có khu vực hoặc vị trí hở mạch nhìn thấy và đặt ở mạch sơ cấp máy biến áp thử nghiệm.
2. Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người chỉ huy trực tiếp cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
Điều 74. Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp, …) cấm người đứng ở gần khu vực hoặc vị trí thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên đơn vị công tác do mảnh vụn bắn ra.
Điều 75. Đề phòng điện áp thử nghiệm
1. Để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng điện áp công tác, phải đảm bảo khoảng cách như quy định tại Bảng 12 giữa hai phần có điện áp đó.
Bảng 12. K
hoảng cách giữa hai phần có điện áp để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng điện áp công tác
Điện áp định mức của thiết bị (kV)
Đến
10
15
20
35
Khoảng cách nhỏ nhất (cm)
15
20
25
50
2. Khi sử dụng xe thí nghiệm lưu động hoặc máy thử cố định, phải tuân theo các điều kiện sau đây:
2.1- Máy thử phải được chia thành hai phần rõ ràng, một phần đặt các thiết bị dưới 1.000 V, có khu vực hoặc vị trí đứng cho nhân viên thao tác, còn phần kia đặt tất cả các thiết bị và dây dẫn điện áp từ 1.000 V trở lên.
2.2- Các thiết bị có điện áp từ 1.000 V trở lên phải được rào chắn cẩn thận để tránh người đến gần.
2.3- Cửa của các thiết bị điện áp trên 1.000 V phải có khoá liên động dùng tiếp điểm điện để khi mở cửa thì điện áp trên 1.000 V được cắt ra và có đèn báo khi phần thiết bị này có điện.
2.4- Mọi thiết bị điện áp dưới 1.000 V phải bố trí sao cho việc thao tác và kiểm tra được thuận tiện./.
PHỤLỤC5.
PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN
TRONG KHI LÀM VIỆC VỀ ĐIỆN
MỤC 1.
QUY TẮC CHUNG
1. Nhân viên làm việc tại hiện trường đều phải định kỳ tiến hành huấn luyện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp khi bị điện giật, biết cách tách người bị điện giật với nguồn điện, phương pháp phục hồi tim, phổi, biết cách cầm máu, băng bó, biết cách di chuyển người bị thương, sơ cứu trúng độc, v.v... .
2. Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
2.1- Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn khác và không đến gần với thiết bị hư hỏng nếu thấy có nguy hiểm.
2.2- Sơ cấp cứu người bị tai nạn và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.
2.3- Thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn.
3. Nhân viên đơn vị công tác phải áp dụng ngay:
3.1- Hô hấp nhân tạo, cầm máu, v.v ... .
3.2- Gọi cấp cứu 115 (gọi bác sỹ, xe cấp cứu, v.v...).
MỤC 2.
PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN
TRONG KHI LÀM VIỆC VỀ ĐIỆN
1. Phương pháp cứu người bị điện giật
1. Điều kiện cấp cứu thành công là thao tác phải nhanh và chính xác.
2.Quansát toàn bộ vết thương, khi phát hiện hơi thở ngắt quãng, tim ngừng đập, thì lập tức thực hiện cấp cứu cưỡng bức, dùng phương pháp phục hồi tim, phổi để duy trì hơi thở và tuần hoàn não, tim.
3. Tại những khu vực hoặc vị trí tập trung có nhiều người làm việc, phải chuẩn bị các túi, tủ cấp cứu, đựng những vật dụng sơ, cấp cứu, đồng thời chỉ định người thường xuyên kiểm tra, bổ sung hoặc thay thế vật dụng này.
4. Trong trường hợp các bác sỹ vẫn chưa đến kịp, thì không buông xuôi cấp cứu tại hiện trường, càng không căn cứ vào việc không còn hơi thở hoặc mạch đập ngừng mà tự ý phán đoán nạn nhân đã tử vong, Chỉ có bác sỹ mới có quyền đưa ra chuẩn đoán nạn nhân đã tử vong.
5. Tách nguồn điện
5.1- Đưa người và thiết bị điện tiếp xúc với nhau tách rời ra xa nhau, đảm bảo khoảng cách an toàn điện, quy định tại Bảng 1, hoặc dùng biện pháp cắt điện của thiết bị mà người bị điện giật. Trong quá trình tách, người cứu người bị điện giật cũng phải cần chú ý tự bảo vệ chính mình.
5.3- Trước khi người bị điện giật chưa được tách khỏi nguồn điện, người cứu không được trực tiếp dùng tay tiếp xúc với người bị điện giật.
5.4- Nếu người bị điện giật nằm ở vị trí cao, sau khi đã cắt nguồn điện, phải biết cách đưa người bị điện giật từ trên cao xuống.
5.5- Người bị điện hạ áp giật, thì người cứu phải nhanh chóng cắt điện, như cắt điện nguồn của cầu dao hoặc công tắc, rút phích cắm điện nguồn; hoặc sử dụng các dụng cụ cách điện, gậy gỗ, tấm gỗ khô, dây cách điện, v,v... không dẫn điện để thao tác tách người bị điện giật ra, trong qúa trình tách cần tránh chạm vào tất cả các vật dụng bằng kim loại và thân thể lộ ra của người bị điện giật; cũng có thể dùng găng tay cách điện hoặc sử dụng quần, áo khô bọc cách điện, sau khi đã cắt điện xong sẽ tách người bị điện giật; người cứu cũng có thể đứng trên thảm cách điện, hoặc đứng trên một tấm gỗ khô để bảo vệ chính bản thân mình rồi sẽ tiến hành cứu nạn.
5.6- Cũng có thể dùng rìu sắt có cán cách điện hoặc kìm có tay cầm cách điện, v.v... để cắt dây điện, đồng thời đứng trên các vật cách điện.
5.7- Khi người bị điện giật tiếp xúc với các thiết bị cao áp, người cứu cần phải nhanh chóng cắt hoàn toàn điện nguồn, hoặc sử dụng dụng cụ cách điện có cấp điện áp tương ứng và găng tay cách điện (đi giầy cách điện đồng thời sử dụng gậy, sào cách điện) để tiến hành tách người bị điện giật. Người cứu nạn trong quá trình cấp cứu cần phải chú ý bảo vệ cho chính bản thân mình, và bắt buộc phải có một khoảng cách an toàn với các bộ phận xung quanh.
5.8- Nếu khi bị điện giật trên không của cột điện, nếu là đường dây hạ áp, thì có thể lập tức cắt ngay điện nguồn của đường dây, phải nhanh chóng cắt điện nguồn, hoặc do người cứu nạn nhanh chóng trèo lên cột điện. Sau khi đã buộc xong dây đeo an toàn, dùng kìm cắt thép có tay cầm cách điện, những dụng cụ không dẫn điện khô ráo hoặc các vật dụng cách điện để gỡ dây điện ra khỏi người bị điện giật. Nếu như ở đường dây cao áp, thì càng cần phải nhanh chóng cắt cầu dao điện nguồn. Người cứu nạn cần chú ý đến cách phòng, chống các khả năng bị rơi từ trên cao xuống và các khả năng lại chạm vào các đường dây có điện khác.
5.9- Người bị điện giật và đường dây cao áp bị đứt rơi xuống đất, nếu như trước khi chưa xác định được đường dây đã cắt điện và người cứu nạn chưa chuẩn bị xong các biện pháp an toàn (như đi giầy cách điện hoặc tạm thời hai chân nhảy lò cò để tiếp cận với người bị điện giật) thì không đến gần điểm đứt của dây trong phạm vi (8÷10) m. Sau khi người bị điện giật đã được tách rời khỏi dây điện, thì nhanh chóng đưa người bị điện giật ra xa điểm đứt của dây với cự ly khoảng từ (8÷10) m để bắt đầu sơ, cấp cứu.
5.10- Chỉ khi xác định chính xác đường dây không còn điện, sau đó mới có thể tách, gỡ người bị điện giật ra và lập tức tiến hành cấp cứu.
5.11- Khi cắt điện cứu người bị điện giật, có khi sẽ xảy ra mất điện chiếu sáng, do vậy cần phải cân nhắc sự cố chiếu sáng, nên tạm thời dùng đèn báo khẩn cấp. Hệ thống chiếu sáng mới cần phải phù hợp với các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, nhưng không nên do vậy mà do dự việc cắt điện để cứu người.
2. Cách xử lý sau khi đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực hoặc vị trí nguy hiểm
1. Nếu người bị điện giật vẫn tỉnh táo, phải để nằm thẳng ngang xuống đất, thận trọng, tỉ mỉ, quan sát, tạm thời người bị điện giật không được đứng dậy hoặc đi lại.
2. Nếu như người bị điện giật không tỉnh, phải đặt nằm ngửa xuống đất, để đảm bảo lưu thông không khí, đồng thời trong vòng 5 giây, qua hơi thở hoặc lay bộ phận vai cử động nhẹ của người bị điện giật để phán đoán được tình trạng thương tổn. Nghiêm cấm lay bộ phận đầu của người bị điện giật.
3. Khi bắt buộc phải cứu người bị điện giật, thì phải ngay lập tức làm luôn và duy trì đúng biện pháp sơ cứu, đồng thời tìm cách liên hệ với bệnh viện yêu cầu được giúp đỡ.
4. Phán đoán hơi thở và nhịp tim
4.1- Nguời bị điện giật nếu vẫn ý thức được, nên thử áp dụng biện pháp nhìn, nghe, thử cảm giác (Hình 1).
4.2- Nhìn xem bộ phận đầu, bộ phận ngực có còn cử động hay không.
4.3- Nghe, dùng tai ghé sát vào lỗ mũi nạn nhân nghe xem có âm thanh hơi thở hay không.
4.4- Dùng hai ngón tay nhẹ nhàng thử (thử hai bên: trái, phải) vào cổ khu vực hoặc vị trí gần có cục nhô lên để kiểm tra động mạch có còn hoạt động hay không.
4.5- Nếu như kết quả thử, nhìn, kiểm tra xác định không có hơi thở, động mạch không đập, như vậy có thể phán đoán: hơi thở và tim ngừng đập.
5. Phương pháp phục hồi tim, phổi
5.1- Khi hơi thở và tim của người bị điện giật ngừng hoạt động, ngay lập tức áp dụng ngay ba biện pháp cơ bản phục hồi tim, phổi để duy trì sự sống, tiến hành cấp cứu, thao tác cần phải chính xác:
a) Thông đường thở.
b) Miệng đối miệng (mũi) để hô hấp nhân tạo.
c) Bên ngoài ngực nén áp (tuần hoàn nhân tạo).
5.2- Thông đường thở:
a) Khi hơi thở của người bị điện giật ngừng thở, điều quan trọng nhất từ đầu cho đến cuối là phải bảo vệ cho thông đường thở.
b) Nếu phát hiện miệng người bị điện giật có dị vật, thì có thể để cơ thể và bộ phận đầu cùng một lúc chuyển sang tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng dùng một hoặc hai ngón tay lấy dị vật ở trong mồm nạn nhân ra, trong quá trình thao tác cần chú ý đề phòng dị vật bị tụt ngược trở vào sâu trong cổ họng.
c) Thông đường thở, có thể dùng phương pháp để ngửa cổ lên (Hình 2).
d) Dùng một ngón tay lên trước trán của nạn nhân, ngón tay cái của bàn tay khác đặt dưới cằm, hai bàn tay hỗ trợ nhau từ từ đẩy bộ phận đầu ra đằng sau, khi đó lưỡi sẽ nâng lên cùng, đường thở có khả năng được thông (phán đoán đường thở đã thông hay chưa? Hình 3).
đ) Nghiêm cấm dùng gối, hoặc các vật khác kê xuống dưới gáy, như vậy bộ phận đầu sẽ gập cao về phía trước sẽ làm đường thở bị ép sát, hơn nữa khi nén áp lên ngực sẽ làm máu lưu thông lên não bộ bị chậm hơn và có khả năng gây tử vong.
Hình 2: Phương pháp ngửa đầu
5.3- Miệng đối miệng (mũi) hô hấp nhân tạo (Hình 4). Đồng thời khi đang duy trì đường thở thông cho người bị điện giật, người cứu nạn phải đặt bàn tay lên trán và ngón tay cái đặt vào vị trí giữa môi trên của người bị điện giật, tay kia đặt lên cằm, sau đó hít một hơi thật sâu, miệng đối miệng khép kín, trong trường hợp không bị hở khí, trước tiên liên tục thổi khí hai lần, mỗi lần (1÷1,5) giây. Nếu sau khi hai lần thổi khí, kiểm tra động mạch vẫn chưa đập, khi đó có thể tim đã ngừng đập, thì lập tức đồng thời tiến hành nén áp lực lên ngực.
5.4- Ngoài hai lần khi bắt đầu thổi hơi, thông thường miệng đối miệng (mũi), lượng thổỉ hơi không cần nhiều quá, để tránh dạ dầy bị nở căng. Khi thổi và nới lỏng cần chú ý bộ phận ngực của nạn nhân phải có hơi dâng lên. Khi thổi nếu như có lực cản lớn, thì có thể do phía sau bộ phận đầu ngửa chưa đạt yêu cầu, phải cần điều chỉnh lại.
5.5- Nếu như răng của người bị điện giật ngậm chặt, thì có thể miệng đối mũi để tiến hành hô hấp nhân tạo. Khi miệng đối mũi để thổi khí, cần chú ý bịt kín mồm nạn nhân để tránh lọt khí ra ngoài.
5.6- Ép ngực
Vị trí chính xác để ép ngực chính là tiền đề quan trọng của hiệu quả ép ngực được đảm bảo. Trình tự tiến hành vị trí ép lồng ngực phải chính xác:
a) Ngón tay chỏ và ngón tay giữa của bàn tay phải men theo khu vực hoặc vị trí ức bên phải hướng lên trên để dò tìm xương sườn và xương ức.
b)Haingón tay khép kín, ngón tay giữa đặt vào trọng điểm của xương ức, ngón tay chỏ đặt phía dưới của xương ngực.
c) Gốc của bàn tay khác để phía trên của ngón tay chỏ, vị trí trên xương ngực, để làm vị trí ép chính xác (Hình 5).
5.7- Tư thế ép chính xác chính là đạt được hiệu quả ép trên ngực, tư thế ép chính xác như sau:
a) Để người bị điện giật nằm ngửa trên mặt đất phẳng, người cứu nạn phải ở tư thế đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị điện giật để tiến hành, hai vai của người cứu nạn phải vuông góc với xương ức, hai cánh tay phải thẳng, khủy tay không được cong, hai gốc của bàn tay đặt chồng lên nhau, ngón tay không được chạm vào phần ngực của nạn nhân.
b) Lấy xương hông làm trọng điểm, lợi dụng trọng lực phần thân trên, khi ép phải ép theo tâm thẳng đứng, thông thường người lớn phải ép sâu khoảng (3÷5) cm (trẻ em và người gầy yếu thì giảm nhẹ).
c) Sau khi ép đến một yêu cầu nhất định, thì lập tức buông ra toàn bộ, nhưng khi buông ra, gốc của hai bàn tay của người cứu nạn không rời khỏi phần ngực. (Hình 6). Khi ép bắt buộc phải đạt hiệu quả, tiêu chí hiệu quả là trong quá trình ép khí, động mạch có chuyển động.
d) Tần số thao tác:
- Khi ép ngực phải ước tính được tốc độ tiến hành, mỗi phút khoảng 80 lần, thời gian mỗi lần ép và buông ra tương đương nhau.
- Khi đồng thời tiến hành ép lồng ngực và miệng đối miệng hô hấp nhân tạo, thì trình tự là:
+ Khi một người cứu nạn, mỗi lần ép 15 lần sau đó thổi khí 2 lần (15/2), tiến hành lặp đi lặp lại.
+ Khi hai người cứu nạn; thì sau 5 lần ép thì người kia thổi một lần (5/1) tiến hành lặp đi lặp lại.
6. Tiếp tục chuẩn đoán trong qúa trình cấp cứu
6.1- Sau khi ép, thổi khí 1 giây (tương đương với một người khi ép, thổi tuần hoàn 4 lần 15/2) nên sử dụng phương pháp nghe, nhìn, thử trong vòng (5÷7) giây để hoàn thành việc phán đoán hơi thở và tim của nạn nhân đã hồi phục hay chưa.
6.2- Nếu như phán đoán thấy mạch có động đậy, nhưng vẫn chưa có hơi thở, thì nên tạm dừng việc ép nồng ngực, mà tiếp tục tiến hành hai lần liên tiếp việc hô hấp nhân tạo, cứ 5 giây thổi hơi một lần (mỗi một phút 12 lần). Nếu như mạch, và hơi thở vẫn chưa khôi phục, thì tiếp tục duy trì phương pháp phục hồi tim, phổi để tiến hành.
6.3- Trong quá trình cấp cứu, cách một phút nên phán đoán một lần, mỗi lần phán đoán, thời gian không vượt quá từ (5÷7) giây. Trước khi chưa có bác sỹ đến thay thế, tại hiện trường người cứu nạn không nản trí bỏ cấp cứu tại hiện trường.
7. Trong quá trình di chuyển và chuyển người bị điện giật đến bệnh viện (Hình 7).
7.1- Nên dùng phương pháp cấp cứu phục hồi tim phổi tại hiện trường để duy trì tiến hành, không nên vì sự tiện lợi mà tùy ý chuyển nạn nhân, nếu như khi cần thiết bắt buộc phải rời chuyển, thời gian ngừng cấp cứu không ngừng lâu quá 30 giây.
7.2- Khi tiến hành dịch chuyển hoặc đưa đến bệnh viện ngoài việc để nạn nhân nằm thẳng trên giá đỡ, đồng thời phải có tấm gỗ chắc đệm dưới lưng nạn nhân. Trong quá trình dịch chuyển hoặc đưa đến bệnh viện phải tiếp tục duy trì cấp cứu, cần phải tiếp tục duy trì biện pháp phục hồi tim, phổi, nếu chưa có sự trợ giúp của bác sỹ thì không bỏ dở quá trình cấp cứu.
7.3- Dùng túi nilông, đập vụn đá lạnh đựng vào túi để tạo thành mũ đội bao quanh bộ phận đầu, để lộ ra hai mắt, để giảm bớt nhiệt độ ở bộ phận đầu, phục hồi hoàn toàn các bộ phận tim, não, phổi.
8. Xử lý sau khi dịch chuyển:
8.1- Nếu như sau khi cấp cứu, nạn nhân đã hoàn toàn phục hồi tim và hơi thở, thì có thể tạm ngừng thao tác phục hồi.
8.2- Nhưng tim và hơi thở phục hồi quá sớm sẽ có khả năng lại đột nhiên dừng đập, phải nghiêm túc giám sát tỉ mỉ, không để tê liệt, cần phải chuẩn bị tinh thần tiếp tục cấp cứu lại một lần nữa.
8.3- Sau khi thời kỳ đầu đã khôi phục, tri giác chưa hoàn toàn tỉnh hoặc tinh thần còn hoang mang, dao động, cần động viên, xoa dịu để nạn nhân yên tâm.
MỤC 3.
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Ở TRÊN CỘT ĐIỆN HOẶC Ở TRÊN CAO
1. Khi phát hiện người bị điện giật ở trên cột điện hoặc ở trên cao, phải ngay lập tức tranh thủ thời gian và sớm tìm cách tiến hành cấp cứu ở trên cột điện hoặc trên cao. Khi người cứu nạn trèo lên cột điện, luôn luôn phải mang theo những dụng cụ bắt buộc và dụng cụ cách điện, dây buộc cố định, v.v... đồng thời tiến hành cấp cứu khẩn cấp.
2. Nhân viên cứu nạn phải xác định rõ nguồn điện và nạn nhân đã được cách ly hoàn toàn, hơn nữa bản thân người cứu nạn phải có cự ly an toàn đối với môi trường có điện xung quanh, khi đó mới có thể tiến hành cấp cứu người bị điện giật, đồng thời chú ý cách phòng, chống các khả năng có thể bị rơi từ trên cao xuống.
3. Cấp cứu trên cao
3.1- Sau khi đã tách nạn nhân với nguồn điện ra, đưa nạn nhân vào và buộc vào dây an toàn, đồng thời chú ý đến đường thở phải được thông.
3.2- Người cứu nạn căn cứ vào quy định trên để phán đoán phản ứng hơi thở và tình hình tuần hoàn.
3.3- Nếu như nạn nhân hơi thở tạm dừng, lập tức miệng đối miệng (mũi) để tiến hành thổi khí hai lần, sau đó lại thử xem động mạch có chuyển động hay không, nếu như có chuyển động, thì cứ cách 5 giây tiếp tục thổi khí một lần, nếu mạch không chuyển động, có thể dùng tâm lòng tay (quả đấm tay) đập hai lần vào khu vực hoặc vị trí phía trước tim, để kích hoạt tim đập trở lại.
3.4- Khi bị điện giật ở trên cao, để việc cấp cứu có hiệu quả, cần phải áp dụng 1 trong 2 các biện pháp và sớm đưa nạn nhân xuống dưới mặt đất. Sau khi đã hoàn thành các biện pháp trên, nên lập tức dùng dây để nhanh chóng đưa nạn nhân xuống mặt đất (Hình 8.1 và 8.2).
3.5- Trước khi đưa nạn nhân xuống mặt đất, nên tiến hành thổi khí 4 lần liên tiếp.
3.6- Sau khi đã đưa nạn nhân xuống dưới mặt đất, cần phải tiếp tục duy trì các biện pháp phục hồi tim, phổi để cấp cứu.
4. Nguyên tắc cấp cứu vết thương người bị điện giật
4.1- Nguyên tắc cấp cứu người bị điện giật, trước tiên phải cấp cứu, sau đó cố định, tiếp đó là dịch chuyển, đồng thời phải chú ý đến các biện pháp phòng, chống tình hình thương tích bị gia tăng hoặc bị nhiễm trùng. Cần thiết phải đưa đến bệnh viện, nên làm tốt biện pháp bảo vệ nạn nhân sau đó mới đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
4.2- Trước khi cấp cứu, cần phải để nạn nhân nằm yên tĩnh, phán đoán tình trạng toàn thân, mức độ bị thương tích như: bị chảy máu trong, gẫy xương, … .
4.3- Khi bị chảy máu bên ngoài, nên sử dụng biện pháp cầm máu, để chống bị mất máu nhiều dẫn đến bị suy nhược cơ thể. Nếu như không bị thương tích bên ngoài, nhưng cơ thể bị suy nhược, thần trí không tỉnh hoặc bị hôn mê, thì cần phải xem xét có khả năng bộ phận ngực, nội tạng hoặc bộ phận não bị tổn thương.
MỤC 4.
CẤP CỨU BỊ THƯƠNG
1. Khi bị bỏng
1.1. Khi bị do bị điện giật, lửa, hoặc bị bỏng ở nhiệt độ cao, v.v... phải giữ gìn vết thương luôn sạch sẽ. Quần, áo, giầy, dép, v.v... phải dùng kéo để cắt bỏ. Toàn bộ vết thương phải được sử dụng khăn vải được tiệt trùng để đậy lên nhằm phòng, chống bị nhiễm trùng. Khi chân, tay bị bỏng, trước tiên dùng nước lạnh để rửa, sau đó dùng khăn sạch hoặc vải đã qua khử trùng để đậy lên, sau đó đưa đến bệnh viện.
1.2. Khi bị bỏng axít hoặc bị bỏng kiềm, thì phải lập tức phải dùng nước tiệt trùng triệt để, sau đó nhanh chóng cắt bỏ quần, áo tại khu vực hoặc vị trí bị bỏng. Nhằm chống axít còn đọng lại sẽ ngấm vào trong vết thương, thời gian rửa thông thường không nhỏ hơn 10 giây.
1.3. Nếu chưa được sự đồng ý của bác sỹ, bộ phận bị bỏng không đắp bất cứ thứ gì hoặc thuốc gì lên vết thương.
1.4. Trong quá trình đưa đến bệnh viện, có thể cho nạn nhân ngậm nhiều lần lượng ít nước muối, đường.
2. Tổn thương do giá rét
2.1- Tổn thương do giá rét dẫn đến cơ bắp bị cứng, nghiêm trọng hơn thậm trí dẫn đến bị cứng xương, trong quá trình chuyển dịch động tác phải nhẹ nhàng, không ép tứ chi hoạt động để tránh gia tăng tổn thương, nên sử dụng giá đỡ, để nạn nhân nằm thẳng đồng thời nâng cao nhiệt độ trong phòng cấp cứu.
2.2. Quần, áo ướt trên người nạn nhân phải được dùng kéo cắt bỏ, sau đó dùng quần, áo mềm mặc lại.
2.3. Toàn thân của người bị tổn thương do giá rét, hơi thỏ và tim có khi yếu đi, không ngộ nhận rằng nạn nhân đã tử vong, càng phải nên cố gắng cứu chữa.
3. Vết thương khi bị động vật cắn
3.1- Rắn cắn
a) Sau khi bị rắn độc cắn, không nên hoang mang, bỏ chạy, v.v... để tránh gia tăng độc tố trong cơ thể bị phát tán mạnh.
b). Vết thương bị cắn đa số ở tứ chi, khi đó cần nhanh chóng bóp phía trên và dưới để vắt dịch độc ra ngoài, sau đó dùng dây vải buộc phía trên của vết thương (đoạn gần tâm vết cắn), để vết thương cố định, không hoạt động, để tránh chất độc ngấm vào trong.
c) Khi có thuốc trị độc rắn cắn, có thể dùng trước, sau đó sẽ đưa đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.
3.2- Chó cắn
a) Sau khi bị chó cắn, lập tức dùng xà phòng giặt hoà với nước để rửa, đồng thời dùng lực-ép bỏ chất dịch ở vết thương còn lưu lại, sau đó dùng rượu để sát trùng vết thương.
b) Khi bị chảy máu với lượng ít, không cần vội vàng cầm máu ngay lập tức, cũng không cần buộc hoặc bịt kín vết thương.
c) Cố gắng kiểm tra rõ ràng có phải là chó dại cắn không? nếu đúng thì tốt nhất đến bệnh viện tìm sự giúp đỡ của bác sỹ, căn cứ theo kế hoạch chỉ định trị liệu thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.
4. Cấp cứu khi bị chết đuối
4.1- Khi phát hiện có người bị chết đuối, nhanh chóng tìm biện pháp nhanh
nhất đưa nạn nhân lên bờ, tim và hơi thỏ ngừng hoạt động thì dùng biện pháp cấp cứu phục hồi tim, phổi để duy trì cứu chữa.
4.2- Khi tiến hành hô hấp nhân tạo mà gặp phải dị vật ngăn trở gây ra khó khăn, mà không thể dùng ngón tay để lấy ra, khi đó có thể dùng hai tay đan chéo nhau đặt lên bộ phận giữa rốn, sau đó hướng lên trên ép mạnh nhiều lần để dị vật chôi ra ngoài, nhưng cũng không dùng lực quá mạnh.
4.3- Nguyên nhân chủ yếu của người bị chết đuối là do buồng khí bị hụt khí. Do nước trong cơ thể người rất nhanh tuần hoàn hút vào, hơn nữa đường khí quản chỉ có thể dung nạp được một lượng rất ít nước.
5. Cấp cứu khi bị say nắng
5.1- Tại nắng trực tiếp soi thẳng vào bộ phận đầu, nhiệt độ môi trường quá cao, uống bao nhiêu nước đều toát thành mồ hôi thoát ra bên ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng bị say nắng, các triệu chứng thông thường là: buồn nôn, nhức đầu, hôn mê, chóng mặt, v.v... nặng hơn là bị co giật, thậm chí bị hôn mê bất tỉnh.
5.2- Nên ngay lập tức đưa nạn nhân từ khu vực hoặc vị trí có nhiệt độ cao hoặc ngoài ánh nắng mặt trời chuyển vào khu vực hoặc vị trí mát mẻ, không có ánh nắng để nghỉ ngơi. Dùng nước lạnh để lau mặt, dùng khăn ướt để đậy lên người, dùng quạt để quạt thoáng mát, hoặc chờm đá ở trên đầu để giảm nhiệt độ, đồng thời cho nạn nhân ngậm lượng nhỏ nước muối, đường. Nếu nghiêm trọng thì phải lập tức đưa đến bệnh viện để chữa trị.
MỤC 5.
CẤP CỨU KHI BỊ TRÚNG ĐỘC NHỮNG THỂ KHÍ CÓ HẠI
1. Chất độc trong thể khí khi bắt đầu phát tác thường có các triệu chứng như: chảy nước mắt, ho, cổ họng khô, v.v... do vậy cần phải nên cảnh giác. Khi nghiêm trọng dẫn đến đau đầu, đầy khí, hôn mê, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hôn mê bất tỉnh.
2. Khi nghi ngờ có tồn tại khí độc, thì lập tức phải thông báo cho nhân viên rời xa hiện trường, tìm khu vực hoặc vị trí thoáng mát, thông gió để nghỉ ngơi, người cứu nạn tiến hành kiểm tra, bắt buộc phải sử dụng thiết bị phòng, chống khí độc.
3. Nạn nhân đã bị hôn mê, cần phải duy trì không khí thoáng mát, khi có điều kiện cho thở bằng khí ôxi. Hơi thở và tim ngừng đập, cần phải áp dụng biện pháp cấp cứu phục hồi tim phổi để tiến hành cứu chữa, đồng thời liên hệ với bác sỹ để được trợ giúp.
4.Nhanh chóng kiểm tra tên của chất độc, và sớm cung cấp cho bác sỹ để đối chiếu với tình trạng bệnh để tiến hành chữa trị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top