QQQcau56
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tính chất và trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng đã phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu. Theo sự phân tích của Mác và Lênin, đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới - sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thúc sản xuất mới - phương thúc sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất CNTBĐQNN
1.1 Nguyên nhân:
- Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra nhanh, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn, tác động đến quá trình xã hội hóa sản xuất, đòi hỏi nhà nước phải điều tiết.
- Do sự phát triển của phân công lao động xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới đòi hỏi nhà nước phải can thiệp
- Do mâu thuẫn nội tại của CNTB tăng lên, để xoa dịu nhà nước phải can thiệp bằng các chính sách điều tiết xã hội
- Do tác động của xu hướng toàn cầu hóa buộc nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu khách quan là sự tự điều chỉnh để thích nghi.
Từ 5 nguyên nhân trên làm cho CNTBĐQ chuyển thành CNTBĐQNN
1.2 Bản chất của CNTBĐQNN
Theo Lênin là sự kết hợp giữa sức mạnh của tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước
Nhận xét: CNTBĐQNN là 1 nấc thang phát triển mới của CNTB. CNTBĐQNN là 1 quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, nó là một hình thức vận động mới của CNTB.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top