qlnn ve tien te
I.Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính
Quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ là quá trình tác động của nhà nước vào các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo hướng phục vụ thực hiện mục tiêu, chiến lược kế hoạch phát triển đất nước nói chung và kinh tế xã hội nói riêng mà nhà nước ta đặt ra trong từng thời kỳ. Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài chính tiền tệ như là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế các hoạt động kinh tế thực hiện phát triển theo ý đồ của nhà nước. Trên bình diện tổng thể tài chính phảI đảm bảo đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị trường là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế phát huy được hiệu quả cao và bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo đường lối của Đảng và nhà nước. Thực hiện đường lối đổi mới mà đảng ta khởi sướng và lãnh đạo từ bản chất của nhà nước ta, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là: xây dựng hình thành một hệ thống cơ chế mới quản lý vĩ mô nền kinh tế kích thích thúc đẩy mọi tổ chức cá nhân đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Hai là: hình thành và bảo đảm các cân đối chủ yếu, tỷ lệ phát triển nền kinh tế, phân phối hợp lý quan hệ tích lũy, tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự phát triển trong từng giai đoạn và sự phát triển lâu dài.
Ba là: thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất chủ yếu, doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Bốn là: định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác và nhân dân bằng chính sách tài chính cởi mở khuyến khích công bằng về nghĩa vụ và quyên lợi.
Năm là: khai thác triệt để mọi nguồn vốn kỹ thuật lao động thị trường cho phát triển kinh tế xã hội.
Sáu là: mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới vì mục đích lợi ích cho đất nước.
Bảy là: khai thác nuôi dưỡng tạo lập và phát triển các nguồn thu cho ngân sách nhà nước thực hiện chính sách động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các chức năng khác của nhà nước.Tám là: bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước.Chính là: bảo đảm ổn định thị trường giá cả, ổn định giá trị đồng tiền làm cơ sở ổn định cho phát triển kinh tế.Mười là: tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm chính sách tài chính tiền tệ nhất quán giữ vững trật tự kỷ cương về kinh tế tài chính xã hội.
Với mục tiêu nhiệm vụ trên quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:- Nhà nước quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công phân cấp hợp lý cho các ngành các địa phương, nhà nước quy định thống nhất về chế độ tài chính và lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng thống nhất về công tác kế hoạch hóa ngân sách nhà nước việc phân công phân cấp cho các ngành các địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách thống nhất của nhà nước phát huy triệt để vai trò tự chủ về tài chính của cơ sở.- Nhà nước quản lý và điều hành ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung thống nhất bảo đảm quyền quyết định tập trung vào quốc hội và sự điều hành của chính phủ, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia.- Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực không in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước không được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế.- Tài chính nhà nước giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính.- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp xóa bỏ mọi sự bù lỗ từ ngân sách nhà nước. Với những điều kiện trên quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nhằm bảo đảm cân đối ngân sách vững chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát, tạo điều kiện tài chính bề vững cho quá trình hội nhập vào khu vực.
II.Yêu cầu quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ
Phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, xuất phát từ bản chất của nhà nước ta, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ cần đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu sau đây: Thứ nhất: giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích, lợi ích nhà nước lợi ích tập thể và lợi ích người lao động theo hướng với sự quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được mọi tổ chức doanh nghiệp cá nhân tự giác thực hiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng của nhà nước.Thứ hai: giải quyết hài hòa quan hệ giữa trước mắt và lâu dài theo hướng có sự chuẩn bị nguồn tài chính cho sự phát triển lâu dài phù hợp với xu thế vận động của nền văn minh nhân loại của khu vực và quá trình đổi mới của đất nước trên cơ sở không ngừng cải thiện đời sống trước mắt của nhân dân, chống lãng phí.Thứ ba: giải quyết hài hòa quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng với phương châm “tiêu dùng trong cái làm ra” ở đây đòi hỏi tiêu dùng phải trên cơ sở phát triển sản xuất đời sống chỉ có thể được nâng cao trên cơ sở nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với tiến trình đổi mới của nền kinh tế hiện nay trong quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ cần giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu: - Tài chính phải tham gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường với phương châm tài chính tiền tệ tham gia vào quán trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải lấy thị trường làm cơ sở. chỉ đầu tư vào những lĩnh vực, ngành, sản phẩm có thị trường nhằm hạn chế rủi ro.- Tài chính tiền tệ góp phần giải quyết viếc rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi với miền ngược, cũng như hạn chế những khuyết tật mà nền kinh tế thị trường tạo nên.- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa đất nước và thị trường hóa nền kinh tế trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thỏa đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.- bảo đảm đầy nguồn thu tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước trong từng thời kỳ.- Bảo đảm cân đối tài chính tích cực hàng năm có phần bổ sung dự trữ cũng như thanh toán dần nợ đến hạn. Giải quyết tốt những vấn đề trên là đòi hỏi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ cũng như chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
III.Những nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ
1.Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia.Ngân sách nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà nước.quản lý và điều hành ngân sách nhà nước có tác dụng chi phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân.Ngân sách nhà nước được quản lý và điều hành theo luật ngân sách nhà nước được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua. Theo những nội dung chủ yếu quản lý và điều hành ngân sách nhà nước gồm: Thứ nhất: ngân sách nhà nước được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hóa thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Mọi sự thu chi của ngân sách nhà nước đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm. Thứ hai: thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với sự phân cấp hành chính. Theo đó ngân sách nhà nước được chia làm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên việc phân công phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là phân công phân cấp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất kế hoạch thống nhất, cần thấy rõ phân công phân cấp không phải là phân chia ngân sách.Thứ ba: Quản lý thuế nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Quản lý thuế cần tập trung thực hiện một số việc sau: Một là: tiếp tục cải cách hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và hướng chính sau đây:- Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu.- Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế; Mục tiêu của thuế chủ yếu là kích thích điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.- Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế,các tầng lớp dân cư.- Đơn giản hóa chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.- Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân một cách hợp lý tạo sự công bằng xã hội.- Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán được, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.- Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm sóat được; kiểm soát của người nộp thuế; người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.- Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.- Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thuế thu được. Hai là: Tuyên truyền phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ nhận thấy trách nhiệm nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết dân bàn, dân làm dân kiểm tra về thuế. Ba là: tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh làm cơ sở làm căn cứ pháp lý để thu thuế. Bốn là: lập sổ thuế cho từng doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế được lập một lần và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế, thì các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai điều chỉnh lại. Năm là: chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế. chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế, các bộ cơ quan ngang bộ có liên quan đến các luật thuế phối hợp với bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình chính phủ ban hành các văn bản cần thiết thuộc thẩm quyền của chính phủ để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương…hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp thuế giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.Sáu là: tổ chức kiểm tra thực hiện các luật thuế. Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế. Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt: kiểm tra người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế. Bảy là: củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuê sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ này. Thứ tư: thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của ngân sách nhà nước. Một là: đối với nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chống lãng phí, chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước trên cơ sở kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm. Hai là: đối với chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng: - Dành tỷ lệ thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.- Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm tránh dàn trải.- Bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.- Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh. Ba là: thực hiện kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện chế độ thanh tra kiểm tra tài chính định kỳ chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng làm trái với quy định của nhà nước, đồng thời qua đó chấn chỉnh chế độ chi ngân sách của nhà nước cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
2.Quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tài chính doanh nghiệp là cơ sở của hệ thống tài chính nó sáng tạo ra của cải vật chất và làm tăng thêm nguồn tài chính quốc gia. Quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp một mặt bảo đảm quyền tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý mọi nguồn tài chính để phát triển sản xuất, cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác giám sát kiểm tra tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính của nhà nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp nói chung được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Một là: nhà nước chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế huy động mọi nguồn lực tài chính đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước. Hai là: nhà nước thực hiện quyền quản lý tài nguyên tài sản công và giao cho các doanh nghiệp sử dụng trên nguyên tắc phải trả tiển phải hoàn trả trong thời gian quy định, hoăc nộp tiền sử dụng vốn, thuế sử dụng tài nguyên…Ba là: nhà nước quản lý tài chính bằng đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, bằng đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Bốn là: nhà nước tạo môi trường tài chính thuận lợi thực hiện chính sách tài chính cởi mở để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển có doanh lợi thỏa đáng và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Năm là: nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc khuyến khích sản xuất hàng hóa suất khẩu đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động có chính sách hài hòa và tỷ giá phù hợp, chính sách tín dụng thông thoáng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động có hiệu quả. Sáu là: nhà nước quản lý giá cả hàng hóa, nhằm ổn định thị trường giá cả. Bảy là: nhà nước buộc tất cả các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán, báo cáo tài chính của nhà nước. Tám là: nhà nước buộc tất cả các doanh nghiệp. Chính là: nhà nước quyết định công bố phá sản doanh nghiệp, thực hiện thanh lý tài sản, theo luật phá sản của nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo hướng cụ thể sau: - Quản lý nhà nước về tài chính qua cơ chế phân phối thu nhập: việc nộp các loại thuế và hình thành các quỹ theo quy định. – Quản lý trong việc tạo vốn, cân đối vốn, bảo toàn vốn thực hiện xóa bỏ bao cấp về vốn.- Thông qua quản lý tài chính mà sắp xếp lại doanh nghiệp, có kế hoạch giải quyết về tài chính trợ cấp vốn trợ cấp giá, miễn giảm nộp ngân sách trong một thời gian hoặc thực hiện sáp nhập, phân chia cổ phần hóa, bán cho thuê, giải thể…- Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.- Nhà nước tài trợ kinh phí cho việc đào tạo lại, cho người đi tìm việc làm giảm chi phí quản lý trong giá thành và phí lưu thông.- Nhà nước giải quyết những tồn tại cũ về tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước: lỗ chưa được cấp, tổn thất cũ chưa được bù, công nợ dây dưa cũ chưa được giải quyết…-Quản lý và điều hành tiền lương, tiền thưởng gắn với kết quả cuối cùng với năng suất chất lượng hiệu quả kinh doanh.-Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ hàng hóa trực tiếp được quyền định giá bán trừ một số sản phẩm độc quyền do nhà nước quyết định gía trong trường hợp tùy theo tính chất quan trọng của sản phẩm vì lợi ích của chính sách nhà nước, nhà nước có chính sách trợ giá.-Nhà nước thành lập tổng cục quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước xóa bỏ đầu mối trung gian.-Xây dựng quy chế gắn trách nhiệm vật chất trong việc bảo tồn và phát huy vốn trong doanh nghiệp đối với người được nhà nước giao quyền sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Những điều trên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao được tính độc lập tự chủ năng động huy động triệt để mọi tiềm năng tài chính trong cạnh tranh một cách có hiệu quả.
3.Quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng.
Lưu thông tiền tệ trên thị trường được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với lưu thông tiền tệ là ổn định tiền tệ, nâng cao sức mua đồng tiền, tăng vòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tiến tới một đồng tiền có khả năng chuyển đổi.Mặt khác kích thích hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển lành mạnh, phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước đề ra. Với mục tiêu đó, quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ được thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất: quản lý nhà nước đối với tiền tệ:- áp dụng chính sách tiền tệ tích cực vừa chống lạm phát, vừa bảo đảm cung ứng tiền tệ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ổn định.- Nhà nước độc quyền phát hành tiền và điều hóa lưu thông tiền tệ. Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất quản lý thống nhất việc phát hành tiền giấy và kim loại ra lưu thông. nhà nước nghiêm cấm các hành vi làm tiền giả tàng trữ và lưu hành tiền giả phá hoại tiền dùng tiền vào mục đích khác làm biến đổi màu sắc mệnh giá tiền nhằm mục đích lừa đảo, từ chối không nhận tiền do ngân hàng nhà nước phát hành.- Ngân hàng nhà nước tổ chức quy định việc mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay ngân hàng nhà nước cho phát hành ngân phiếu rộng rãi khuyến khích mở rộng sử dụng séc tiền mặt và séc chuyển khoản và các hình thức thanh toán khác.- Nhà nước thống nhất quản lý ngoại tệ, quản lý vàng. ngân hàng nhà nước thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ trên thị trường theo nguyên tắc hạch toán kinh tế chủ động lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối. Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp và điều hành tỷ giá thích ứng với sự biến động của thị trường. Ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về vàng, quản lý xuất nhập khẩu vàng, lập quỹ dự trữ vàng, tổ chức mua bán vàng nhằm mục đích ổn định giá cả vàng và ổn định tiền tệ. Việc xuất khẩu vàng do ngân hàng nhà nước thực hiện.Thứ hai: quản lý nhà nước về tín dụng: - nhà nước quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh tế. Nhà nước quyết định thành lập hay giải thể các ngân hàng quốc doanh; cấp giấy phép, thu hồi giấy phép kinh doanh tín dụng của tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh.- Bằng luật ngân hàng và các văn bản pháp quy, quy định và kiểm tra việc chấp hành mức vốn pháp định duy trì mức dự trữ tối thiểu bắt buộc các nguyên tắc tín dụng, tôn trọng các tỷ lệ an toàn, nguyên tắc chống rủi ro, mức huy động vốn tối đa so với vốn tự có.- nhà nước khống chế tổng mức tín dụng phù hợp với yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, và phân phối tổng hạn mức tín dụng có kế hoạch, có căn cứ khoa học cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân thực hiện chính sách tiền tệ.- nhà nước định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển kinh tế xã hội.- nhà nước quản lý chặt chẽ về tín dụng nhà nước trong việc phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu, vay trả nợ nước ngoài.- nhà nước quản lý tín dụng vì mục đích thực hiện chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia, vì đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của các tổ chức tín dụng đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Thứ ba: quản lý nhà nước đối với lãi suất.- nhà nước coi lãi suất như một công cụ quản lý điều hành vĩ mô của nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phối vốn hợp lý cho yêu cầu phát triển kinh tế điều tiết hoạt động kinh tế điều hòa cung cầu vốn tiền tệ, điều chỉnh và kiểm soát khối lượng lưu thông tiền tệ thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng.- nhà nước quy định mức lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn đối với các giấy tờ có gía nhằm khuyến khích hay hạn chế cho vay vốn với các ngân hàng kinh doanh. –nhà nước xóa bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất công bằng trong lãi suất đối với thành phần kinh tế từng bước xóa bỏ chính sách xã hội trong lãi suất.- nhà nước áp dụng chính sách lãi suất tài trợ đối với các dự án khuyến khích nhà nước còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi cho vay
4. Quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính
Sự giao dịch giữa cung và cầu về vốn trên thị trường hình thành thị trường tài chính. Ban đầu sự hình thành thị trường này sảy ra dưới hình thức vay và cho vay. Đây là hành vi mua bán quyền sử dụng vốn, không mua bán quyền sở hữu vốn. Khi các công ty cổ phần ra đời xuất hiện việc mua bán cổ phiếu. Điều đó làm cho thị trường tài chính phát triển ngày càng phong phú.Thị trường tài chính là họat động giao dịch về vốn tiền tệ giữa người có vốn và người cần vốn dưới hình thức vay trả chuyển nhượng các loại vốn và giấy tờ có giá nhằm mục đích kiếm lời. Có nhiều cách diễn đạt đối với thị trường này. theo quan niệm quản lý nhà nước về thị trường tài chính người ta có thể diễn đạt cơ cấu của thị trường tài chính gồm: -Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn có thời gian sử dụng từ một năm trở xuống.- Thị trường vốn hay còn gọi là thị trường đầu tư là thị trường vốn có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm – thị trường chứng khoán: là thị trường mua bán giao dịch chứng khoán như cổ phiếu và tráI phiếu. Nó thuộc về thị trường vốn dai hạn.- thị trường ngoại hối: là thị trường phản ánh quan hệ giữa tiền nội tề với ngoại tệ đặc biệt là USD chủ yếu là vốn ngắn hạn. nhà nước quản lý đối với thị trường tài chính là thực hiện quản lý các thị trường trên. trong nền kinh tế thị trường nhà nước quản lý thị trường tài chính một mặt tác động vào các yếu tố hình thành thị trường để hướng nó phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.mặt khác thông qua thị trường tài chính để nhà nước dùng công cụ tài chính tiền tệ điều chỉnh, phục vụ các mục tiêu của nhà nước. Nó có ý nghĩa quyết định đối với quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và tài chính tiền tệ nói riêng. quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính được thực hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất: nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ:- ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt động.- ban hành thệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ trong đó quan trọng nhất là chính sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông- chống lạm phát.- chính sách kích thích tiêu dùng- thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ. Thứ hai: nội dung chủ yếu quản lý đối với thị trường vốn.- ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó quan trọng nhất là:+ chính sách về thời hạn vay, mức vay+chính sách lãi suất ưu đãi+chính sách về thế chấp tín dụng.- Chính sách ưu đãi trong đầu tư ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất về thuế ưu đãi.- thực hiện thanh tra kiểm tra. Thứ ba: nội dung chủ yếu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán.- ban hành hệ thống pháp luật cho thị trường chứng khoán hoạt động và quy định các điều kiện pháp lý cho việc phát hành chứng khoán tham gia kinh doanh chứng khóan- tổ chức quản lý quá trình giao dịch mua bán chứng khoán ở thị trường- thông qua các công cụ tài chính để điều chỉnh kích thích thị trường chứng khoán hoạt động.- lúc cần thiết thông qua ngân sách nhà nước điều chỉnh cung cầu bảo đảm ổn định cho thị trường chứng khoán.- thực hiện công tác giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán chống các hiện tượng tiêu cực không lành mạnh như gian lận, đầu cơ chứng khoán của các nhà môi giới. – tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán cho mọi người hiểu rõ về thị trường chứng khoán và đào tạo bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán. Thứ tư: nội dung chủ yếu quản lý nhà nước đối với thị trường ngoại hối – Thực hiện chính sách tài chính đối ngoại tích cực từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế tỷ giá phù hợp thực hiện quản lý tập trung ngoại tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoại tệ của nhà nước.- Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả đúng mục đích thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ đặc biệt là vốn vay nhà nước chống lãng phi tiêu cực trong lĩnh vực này. – Sử dụng tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để một mặt nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền trong nước và tiền nước ngoài. mặt khác điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng sản phẩm trong hoạt động xuất nhập khẩu.- Thực hiện chính sách tỷ giá hướng tới ổn định tỷ giá thực trong tương quan với sức mua trong nước và nước ngoài, có chủ ý tính toán số tiền tệ và điều chỉnh linh hoạt khéo léo bằng các biện pháp tác động thị trường theo quan hệ cung cầu trên thị trường. – sử dụng tỷ giá là công cụ để kích thích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước,nguyên lý chung của vấn đề này là khi tăng gía tiền trong nước thì hạn chế về khả năng cạnh tranh về hàng hóa sản xuất trong nước, ngược lại khi phá giá đồng tiền trong nước sẽ hạn chế mức cạnh tranh hàng nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều công cụ tài chính, kinh tế khác. tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế nhà nước xử lý thích hợp. Việc phá giá đồng tiền trong nước không hợp lý không có chuẩn bị thường dẫn đến những hậu quả khó lường gây rối loạn nền tài chính quốc gia.- thực hiện chính sách tỷ gía linh hoạt đặc biệt trong buôn bán biên giới theo hướng nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nội địa.- Nhà nước thông qua ngân hàng nhà nước quy định mức tỷ giá bán ra, mua vào làm chuẩn mực cho thị trường ngoại tệ.- thực hiện thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động chuyển đổi ngoại tệ và vàng bạc đá quý chống các hiện tượng buôn bán trái phép ngoại tệ vàng bạc đá quý.- giữ gìn tính độc lập của tiền việt nam chống đô la hóa và nâng cao vị trí của việt nam đồng trên trường quốc tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để quản lý thị trường ngoại hối có hiệu quả cần thực hiện nguyên tắc “mọi giao dịch thanh toán ở trong nước chỉ được thực hiện bằng đồng việt nam”. Trường hợp muốn được giao dịch bằng ngoại tệ tại cửa hàng miễn thuế phục vụ khách nước ngoài ở sân bay, hải cảng phải được phép và có giấy phép của ngân hàng nhà nước việt nam. đây là điều kiện cần thiết bức xúc phải xử lý ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Bảo đảm nền kinh tế phát triển với thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế. Để làm được điều đó cần thiết phải đảm bảo các yếu tố sau đây:- đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo lập và xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định.- hệ thống pháp luật của nhà nước đồng bộ đầy đủ.- đội ngũ cán bộ, trong đó cán bộ quản lý nhà nước đủ hiểu biết và thích nghi với điều kiện mới và cơ chế quản lý kinh tế mới đặc biệt là quản lý tài chính theo cơ chế thị trường.
5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm
Bảo hiểm là hoạt động tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó vừa là điều kiện khắc phục hậu quả khi có rủi ro vừa là công cụ quan trọng trong việc huy động điều hành và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế. Nhà nước đặc biệt coi trọng hoạt động này. bảo hiểm có hai loại chính:- bảo hiểm bắt buộc là hình thức được pháp luật nhà nước quy định bắt buộc phải bảo hiểm. Nguyên tắc này có hiệu lực cả cơ quan bảo hiểm và người được bảo hiểm.- bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận thông qua hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc này áp dụng đối với người được bảo hiểm, còn đối với cơ quan bảo hiểm là bắt buộc.nghĩa là khi người bảo hiểm yêu cầu thì cơ quan bảo hiểm không được từ chối bảo hiểm. Theo nội dung bảo hiểm. Theo nội dung bảo hiểm, chế độ bảo hiểm việt nam chủ yếu gồm: - bảo hiểm xã hội- bảo hiểm tài sản- bảo hiểm thân thể. Những nội dung chủ yếu quản lý nhà nước đối với bảo hiểm gồm: thứ nhất: bảo hiểm xã hộ được thực hiện theo loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp. Thứ hai: đa dạng hóa các loại hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm bằng pháp luật chính sách chế độ. Thứ ba: ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loại hình bảo hiểm.- quy định điều kiện bắt buộc và thủ tục hành chính cho việc ra đời và hoạt động của cơ quan bảo hiểm.- quy định về chế độ và thủ tục về bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm.- quy định về cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm chẳng hạn mức dự trữ cần thiết cơ chế đầu tư phát triển quỹ bảo hiểm. Thứ tư: thống nhất quản lý đối với bảo hiểm xã hội từ trung ương đến cơ sở, thống nhất về chế độ mức chi trả hình thức và phương pháp tính toán, chế độ bảo hiểm xã hội ở ta phản ánh rõ bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam. Thứ năm: thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm. Thứ sáu: mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm.
6. Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN.
Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước công tác thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán đóng một vị trí đặc biệt quan trọng. đây là những công cụ vừa tác động vào nền kinh tế vừa trực tiếp xem xét hoạt động tài chính của các doanh nghiệp . Thứ nhất: thanh tra tài chính là nội dung hoạt động quản lý nhà nước là công cụ quan trọng đặc biệt của nhà nước để một mặt xem xét kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị qua đó phát hiện ngăn ngừa và xử lý các vi phạm bảo đảm các nguồn tài chính được quản lý, điều hành sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, qua thanh tra tài chính phát hiện sự không phù hợp của chế độ tài chính cơ chế tài chính của nhà nước. Từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện. Với công cụ thanh tra tài chính nhà nước thực hiện một số nội dung công việc sau: Một là: ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được nhà nước coi là chế độ thường xuyên đối với các dân sự sử dụng ngân sách nhà nước coi là chế độ thường xuyên đối với các dân sự sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ quản lý ngân sách nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước. Hai là: quy định về nội dung phương pháp trình tự về thanh tra tài chính. Ba là: quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính. Bốn là: quy định về tiêu chuẩn trình độ cũng như trách nhiệm quyền hạn đối với bộ thanh tra. Thứ hai: nhà nước sử dụng công tác kiểm toán như là công cụ tích cực để kiểm tra tình hình hoạt động tài chính thực hiện chế độ tài chính chế độ kế toán ở đơn vị. đó là cơ sở là căn cứ để đơn vị chấn chỉnh chế độ tài chính kế toán. kiểm toán là hoạt động độc lập cơ quan kiểm toán họat động theo cơ chế doanh nghiệp. Nhà nước quản lý đối với hoạt động này bao gồm các nội dung sau: Một là: ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan kiểm toán. Hai là: hoàn thiện hệ thống kiểm toán nhà nước để thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với ngân sách nhà nước mà chính phủ quy định. Ba là: quy định tiêu chuẩn điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập tổ chức kiểm tra cấp giấy phép chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập. Bốn là: ban hành quy định về nội dung trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy trình và phương thức xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán. Năm là: thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với mọi hoạt động kiểm toán. Thứ ba: chế độ kiểm toán nhà nước là chuẩn mực để ghi chép đánh giá tính toán các hoạt động tài chính ở đơn vị mà nhà nước bắt buộc đối với mọi tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. để sử dụng công cụ kế toán một cách có hiệu quả trong quản lý kinh tế tài chính nhà nước tập trung giải quyết một số nội dung sau đây: Một là: không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp với điều kiện đổi mới của nền kinh tế đất nước. Hai là: ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán báo cáo hóa đơn chứng từ cho các tổ chức đơn vị các doanh nghiệp. Ba là: quy định về chế độ tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng công nhận đối với kế toán trưởng đơn vị. Bốn là: xây dựng hệ thống thông tin về kế toán kiểm toán trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán. Năm là: thường xuyên kiểm tra, thanh tra đối với công tác kế toán nhằm chấn chỉnh công tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán. Sáu là: thực hiện tin học hóa kế toán. Tài chính tiền tệ liên quan đến tất cả mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Thực hiện quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ. điều đó quyết định hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top