QLHCNN

Câu 2: HCNN là gì? Những yếu tố cấu thành và tính chất của nền HCNN CHXHCNVN?

HCNN là hoạt động quản lí nhà nước, trong đó cơ quan quyền lực nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý (cơ quan, tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực hành pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. QLHCNN do các cơ quan HCNN thực hiện.

Nền HCNN (hay hành chính công) là tổng thể cơ chế được cấu thành bởi 3 yếu tố sau:

Một là, hệ thống quản lý xã hội theo pháp luật bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản, quyết định, nghị định, thông tư của chính phủ, bộ, UBND tỉnh, quy phạm pháp luật của các cơ quan hành pháp và QLNN.

Hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ TW tới cơ sở.

Ba là, đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước, chế độ công vụ và quy chế công chức, các quy định về hệ thống ngạch bậc, tiêu chuẩn chức danh và chế độ tiền lương, các quy chế bổ nhiệm tuyển dụng, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, đãi ngộ... là những cơ sở để nâng cao chất lượng công tác, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động và làm căn cứ cho đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước.

Nền HCNN CHXHCNVN có các tính chất sau đây:

1, Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.

Xét trên góc độ nhà nước, các nhà cầm quyền của một quốc gia có hai loại nhiệm vụ: nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ hành chính.

Nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ định hướng cho sự phát triển của xã hội, đưa ra đường lối chính sách. Chính trị biều hiện ý chí nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền.

Nhiệm vụ hành chính là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Các vấn đề cơ bản về chính trị của nước ta hiện nay:

- Nhà nước CHXHCNVN kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM, kết hợp kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với tính linh hoạt, sang tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới của thời đại.

- Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chống chệch hướng XHCN, chống diễn biến hòa bình.

2. Tính pháp luật (Tình pháp quyền của nền HCNN CHXHCNVN).

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính; đảm bảo và giữ vững kỉ cương, trật tự xã hội.

Tính pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành chính và công chức phải đảm bảo tính quyền uy, nghĩa là phải nắm vững quyền lực, đồng thời phải tạo uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ.

3. Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi.

- Đội ngũ công chức phải ổn định và có năng lực phẩm chất đạo đức ngang tầm nhiệm vụ trong mọi thời kì phát triển của đất nước.

- Nhà nước là một sản phẩm của xã hội, đời sống xã hội biến chuyển không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội trong từng thời kì, phải phù hợp với xu thế chung của thời đại.

4. Tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao.

Đây là vấn đề quan trọng của một nhà nước và của một nền hành chính nhà nước thể hiện trình độ khoa học, văn minh, hiện đại.

5. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.

Hành chính nhà nước là hệ thống thông suốt từ TW đến địa phương. Mỗi cấp, mọi cơ quan, mọi công chức đều có thẩm quyền riêng và quyền lợi chính đáng.

6. Tính không vụ lợi.

Hành chính nhà nước chỉ có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Cơ quan, công chức phải thể hiện tính công tâm, trong sạch, liêm khiết, thực hiện lời Bác Hồ: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

7. Tính nhân đạo.

Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu 3: Trình bày các hình thức và phương pháp quản lí hành chính nhà nước.

1. Có 3 hình thức quản lí hành chính nhà nước sau:

a. Ra văn bản pháp quy quy phạp pháp luật hành chính là quyết định hành chính được ghi thành chữ viết, để cho các khách thể quản lí căn cứ vào đó mà thực hiện và là chứng cứ để chủ thể quản lí kiểm tra các khách thể thực hiện có đầy đủ và có đúng hay không, và tùy theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lí theo pháp luật.

b, Hội nghị

Hội nghị là hình thức để tập thể lãnh đạo ra quyết định. Hội nghị bàn công việc sẽ có nghị quyết hội nghị. Các nghị quyết hội nghị thể hiện bằng văn bản pháp quy mới có đầy đủ pháp lí.

Hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng. Cần phải tổ chức và chủ trì hội nghị theo phương pháp khoa học để tốn ít thời gian mà hiệu quả cao.

c, Hoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Theo hình thức này, máy móc sẽ có thể thay thế lao động chân tay và lao động trí óc cho công chức hành chính. Hình thức này đang được phát triển mạnh mẽ.

Trong ba hình thức trên, hình thức ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính là hình thức chủ yếu.

2. Các phương pháp quản lí hành chính nhà nước.

- Các phương pháp của khoa học khác được cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác quản lí của mình, gồm một số phương pháp:

+ Phương pháp kế hoạch hóa.

+ Phương pháp thống kê.

+ Phương pháp toán học hóa.

+ Phương pháp tâm lí - xã hội học.

+ Phương pháp sinh lí học.

- Phương pháp của hành chính nhà nước.

- Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng đạo đức.

Đây là sự tác động vào tình thần và tư tưởng đối với con người để họ giác ngộ tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức...

- Phương pháp tổ chức.

Đây là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỉ luật, kỉ cương.

- Phương pháp kinh tế.

Đây là biện pháp mà chủ thể quản lí hành chính nhà nước tác động gián tiếp đến khách thể quản lí con người dựa trên các lợi ích vật chất và đòn bẩy kinh tế (lương, thưởng, phụ cấp...) để làm cho các khách thể suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một các tốt nhất.

Phương pháp này được thực hiện cả 2 mặt: làm giỏi hiệu quả thì tăng lương, tặng thưởng, phụ cấp. Làm sai hiệu quả không có thì hạ lương hoặc cắt lương, bồi thường vật chất hoặc xử lí phạt tiền.

- Phương pháp hành chính.

Đây là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lí lên các khách thể bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc.

Trong bốn phương pháp của nhóm thứ hai này, theo quan niệm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức được nổi lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng. Phương pháp kinh tế là phương pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lí nhà nước. Phương pháp hành chính là rất cần thiết. Tất cả các phương pháp quản lí hành chính có mối quan hệ mất thiết với nhau.

Câu 5. Công vụ là gì? Nội dung và tính chất, các nguyên tắc của công vụ.

Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lí, được thực thi bởi đội ngũ công chức thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.

Nội dung của công vụ:

Nội dung công vụ là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước thong qua hoạt động của đội ngũ cán bộ - công chức để thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:

- Quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.

- Thi hành phàp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm kỉ cương xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo luật định.

- Quản lí tài sản công và ngân sách nhà nước, xây dựng một nền tài chính vững mạnh và hiệu quả cao.

Tính chất của công vụ:

Hoạt động công vụ có những đặc thù riêng, khác với các hoạt động thông thường khác, điều đó được thể hiện:

- Hoạt động của công vụ được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhà nước.

- Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục.

- Người công chức là người đại diện cho nhà nước, có quyền và nghĩa vụ được quy định theo pháp luật. Tuy nhiên, thẩm quyền của công chức suy cho cùng là nghĩa vụ, không phải là quyền riêng của cá nhân.

- Công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép. Nói cách khác là có những việc tuy luật pháp không cấm, nhưng xét trên lợi ích tổng thể toàn cục và lâu dài, nhà nước không cho nền công vụ làm thì không được làm.

Các nguyên tắc của công vụ:

Nguyên tắc của công vụ là các quan điểm, tư tưởng, những quy định chung nhất nhằm thực hiện một cách có hiệu quả việc quản lí nhà nước. Công chức khi thi hành công vụ phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc công vụ. Những nguyên tắc đó là:

- Nguyên tắc phục vụ nhân dân vô điều kiện.

Cán bộ - công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ,

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc kế hoạch hóa.

- Nguyên tắc pháp chế.

Câu 6: Trình bày khái niệm cán bộ, công chức, phân loại, phương thức và nguyên tắc tuyển dụng công chức theo luật cản bộ công chức.

Cán bộ công chức (điều 4), phân loại (điều 34), phương thức (điều 37), nguyên tắc (điều 38).

Điều 4: Cán bộ, công chức.

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW (Sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đổi với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Điều 34: Phân loại công chức.

1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a, Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

b, Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

c, Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

d, Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a, Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.

b, Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.

Điều 37: Phương thức tuyển dụng công chức.

1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, đảm bảo lựa chọn những người có phấm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

2, Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điểu 36 của luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.

Điều 38: Nguyên tắc tuyển dụng công chức:

1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

2. Bảo đảm tính cạnh tranh.

3. Tuyển chọn đúng người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

Câu 1. Trình bày những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước CHXHCNVN.

a, Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm chủ. Thực hiên nguyên tắc này, Điều 53 - Hiến pháp 1992 có ghi: "Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thảo luận kiến nghị với nhà nước và địa phương, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý". Hiến pháp còn ghi nhận quyền bầu cử, ứng cử. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất và Hội đồng nhân dân các cấp ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước và của các cá nhân trong bộ máy nhà nước.

b, Nguyên tắc NNCHXNCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

c, Nguyên tắc tập trung dân chủ.

d, Nguyên tắc pháp chế XHCN.

Câu 4: Trình bày đặc điểm và nguyên tắc quản lí HCNN về giáo dục và đào tạo.

QLNN về giáo dục và đào tạo là sự quản lí các cơ quan quyền lực nhà nước của bộ máy quản lí giáo dục từ TW đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho công dân.

- Đặc điểm của QLNN về giáo dục và đào tạo:

+ Đặc điểm kết hợp QLHC và quản lí chuyên môn trong các hoạt động quản lí giáo dục.

+ Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí.

+ Kết hợp nhà nước - xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo.

- Nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tao:

+ Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí giáo dục và đào tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #liem#thanh