Untitled Part 5
· Những quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết TƯ II khóa VIII:
- Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước.
- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sang tạo và có kỉ luật, giàu lòng nhân ái yêu nước, yêu CNXH. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức.
- Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Bằng nhiều hình thức đa dạng đảm bảo cho mọi người được đến trường, nhất là người nghèo và con em các gia đình chính sách.
- Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục nhân văn, lịch sử dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Củng cố và phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn.
- Tổng kết cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội.
· Kết quả đạt được sau 12 năm thực hiện Nghị quyết TƯ II khóa VIII trong “Thông báo kết luận số 242-TB/TƯ của Bộ Chính trị Đảng CSVN”
- Sau 12 năm thực hiện, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết TƯ II khóa VIII đã nêu.
- Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế được tiêu cực của cơ chế thị trường
- Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt với trẻ em gái, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách,…
- Các trường công lập giữ vững vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Trường ngoài công lập phát triển tốt.
- Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn. Hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Tháng 12/2008, 43/63 tình, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 46/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, một số nơi đang thực hiện phổ cập giáo dục THPT
- Việc đổi mới chương trình, SGK, giáo trình được thực hiện tích cực, chất lượng giáo dục chuyển biến theo hướng tốt dần.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục phát triển, có những đóng góp quan trọng cho giáo dục.
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa đạt được:
+ Giáo dục và đào tạo chưa thực sự là quốc sách hang đầu.
+ Chất lượng GD còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền.
+ Một số trường cao đẳng, đại học mới thành lập có chất lượng chưa đảm bảo.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, LS, về Đảng,… chưa được chú ý đúng mức.
+ GD phổ thong mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa chú trọng “dạy người”, kĩ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên.
+ Chương trình, giáo trình, phương pháo chậm đổi mới, thi cử còn nặng nề, tốn kém.
+ Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém.
+ Chất lượng nghiên cứu khoa học, giáo dục còn nhiều bất cập, chưa đề ra được giải pháp kịp thời.
+ Định hướng lien kết đào tạo với nước ngoài còn nhiều lung túng.
+ Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top