qhdt27

Câu 1: đô thị là gì

Đô thị là một điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:

-Trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.

-Quy mô dân số không nhỏ hơn 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn)

-Lao động phi nông nghiệp chiếm trên  65% trong tổng số lao động.

-Có các cơ sở kỹ thuật hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị

Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng.

Câu 2: QHDT

-QHĐT còn gọi là Qh không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó.

-QHĐT là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khkt,  nghệ thuật và cấu tạo môi trường sốn

Câu 3: đặc điểm, yêu cầu QHĐT

*Đặc điểm:

- QHĐT là công tác có tính chính sách .

- QHĐT là công tác có tính tổng hợp .

- QHĐT là công tác có tính địa phương và tính kế thừa

-QHĐT là công tác có tính dự đoán và cơ động .

*Yêu cầu:

-Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng.

-Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường.

-Phù hợp với đặc điểm của địa phương về:

-Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan;

-Kinh tế: hiện trạng và tiềm năng phát triển;

-Xã hội: dân số, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...

Câu 4: mục tiêu, nhiệm vụ QHĐT

* Mục tiêu:

-Công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,trước tiên là cụ thể hóa chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.

-Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch : quy hoạch  cải tạo và quy hoạch  xây dựng phát triển dô thị.Các đồ án quy hoạch  được duyệt là cơ sở pháp lý đệ quản lý xây dựng đô thị,tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở VN theo quy định của Bộ XD thì đồ án QHXDĐT bao gồm các giai đoạn sau:

-  QH vùng lãnh thổ 

- QH chung đô thị       

-   QH chi tiết đô thị

* Nhiệm vụ:

a.Tổ chức sản xuất:

b.Tổ chức đời sống:

c.Tổ chức không gian kiến trúc & cảnh quan, môi trường  đô thị:

Câu 5: các giai đoạn QHĐT:

1.QH vùng lãnh thổ 

-Xác định được tầm nhìn, viễn cảnh phát triển của toàn vùng;

-Xác định được mục tiêu phát triển chiến lược cho toàn vùng;

-Định hướng được vai trò, chức năng của các tiểu vùng động lực, các đô thị hạt nhân của các tiểu vùng và các tiểu vùng nông thôn chính trong vùng;

-Xác định được mô hình liên kết, quan hệ giữa các đô thị và các tiểu vùng  dân cư nông thôn (hoặc các điểm dân cư nông thôn trong trường hợp quy hoạch xây dựng vùng huyện);

-Định hướng được các tiểu vùng tập trung phát triển các chức năng chính trong vùng như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch;

-Khoanh vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa; khoanh vùng cấm xây dựng;

-Dự báo được nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng trong vùng; định hướng được chiến lược cung cấp hạ tầng kỹ thuật trong vùng, xác định các công trình đầu mối, mạng lưới, vị trí và quy mô hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng;

-Đề xuất được các dự án chiến lược và nguồn lực thực hiện;

-Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường.

2.QH chung đô thị 

-Xác định được viễn cảnh phát triển đô thị (tầm nhìn);

-Xác định được các chiến lược phát triển đô thị chính;

-Đề xuất được cấu trúc tổng thể phát triển không gian đô thị

-Dự báo quy mô dân số, nhu cầu lao động và nhu cầu đất đai xây dựng đô thị;

-Đề xuất được các chỉ tiêu về sử dụng đất, chỉ tiêu cung cấp hạ tầng

-Đề xuất được các giải pháp quy hoạch sử dụng đất với khả năng sử dụng đất hỗn hợp ở mức độ tối đa, đảm bảo tính linh hoạt và năng động để thực hiện các chiến lược phát triển đô thị;

-Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng đô thị, đảm bảo đáp ứng tối ưu các mục tiêu phát triển đô thị;

-Xác định cốt xây dựng

-Xác định mạng lưới giao thông

-Tổ chức hệ thống tuy-nen kỹ thuật phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung.

-Thiết kế đô thị: đề xuất được khung thiết kế đô thị tổng thể bao gồm các không gian trọng tâm, trọng điểm và các không gian đặc trưng trong đô thị;

-Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường.

3.QH chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 

-Đề xuất được các cấu trúc tổ chức không gian đô thị;

-Đề xuất được các giải pháp quy hoạch sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu về sử dụng đất hỗn hợp, đảm bảo đáp ứng linh hoạt và năng động cho nhu cầu phát triển của đô thị, bao gồm: các loại chức năng (một hoặc nhiều chức năng) được phép xây dựng trong mỗi khu đất, đề xuất các ngưỡng khống chế (nếu cần thiết) về mật độ xây dựng và chiều cao công trình phù hợp với cấu trúc không gian quy hoạch và các chiến lược phát triển chung của tòan đô thị;

-Xác định được các chỉ tiêu và cấu trúc phân bố các công trình hạ tầng xã hội chủ yếu của khu vực thiết kế hoặc từng khu vực đặc trưng trong khu vực thiết kế phù hợp với nhu cầu quản lý phát triển;

-Xác định được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế hoặc từng khu vực đặc trưng trong khu vực thiết kế phù hợp với nhu cầu quản lý phát triển;

Câu 6: phân loại đô thị

Theo quy mô dân số

2.1Tuỳ theo tình hình phát triển của mạng lưới đô thị mà mỗi nước sẽ có những quy định khác nhau.

2.2.Theo tính chất của đô thị 

Đô thị công nghiệp

Đô thị thương mại

Đô thị du lịch nghỉ mát

Đô thị là trung tâm chính trị

Đô thị có tính chất đặc biệt khác

2.3.Phân loại đô thị theo tiêu chuẩn của Việt Nam

Đô thị loại Đặc biệt : Thành phố trực thuộc Trung ương

 Đô thị loại 1 : Thành phố trực thuộc Trung ương

Đô thị loại 2 : Thành phố thuộc tỉnh

Đô thị loại 3 : Thành phố thuộc tỉnh , Thị xã

Đô thị loại 4 : Thị xã, Thị trấn

Đô thị loại 5 : Thị trấn

2.4. Phân loại theo hình thức bố trí các khu chức năng

2.4.1. Dạng tập trung

Trong quá trình phát triển đô thị lớn dần từ trung tâm ra ngoài theo các trục đường chính sau đó hình thành các vành đai nối liền các trục giao thông đó lại với nhau

Ưu điểm: Cự ly từ các khu dân cư đến trung tâm ngắn và tương đối đồng đều

Nhược điểm: Việc mở rộng đô thị trong tương lai gặp nhiều khó khăn

2.4.2. Dạng tuyến:

Các khu chức năng được bố trí dọc hai bên tuyến giao thông chính hoặc dọc bờ sông, biển

Ưu điểm: Phân tán được mật độ giao thông và có khả năng phát triển liên tục

  Nhược điểm: Giải quyết các điểm giao nhau giữa giao thông địa phương và giao thông quốc gia phức tạp.

2.4.3. Dạng phân tán

Có các khu chức năng rải rác trong phạm vi rộng do địa hình bị chia cắt bởi địa hình tự nhiên (đồi núi, sông ngòi..)

Ưu điểm: Vệ sinh môi trường cao vì có nhiều cây xanh xen kẽ        

Nhược điểm: Tốn kém trong việc trang bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: