QA QC QTMT

II.8 QA QC

Các khái niệm cơ bản: QA: là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và các hoạt động kỹ thuật trong một tổ chức nhằm đảm bảo điều kiện cho tất cả công việc đạt được các tiêu chuẩn đã quy định về chất lượng. QC: là một chương trình đánh giá được kết hợp với các kỹ thuật sử dụng hàng ngày, như các hoạt động cụ thể ở hiện trường và trong phòng thí nghiệm, để đánh giá độ chính xác và độ tập trung của các phép đo. QC còn bao gồm các phép đo, việc kiểm tra máy đo và tính năng của phương pháp. QC trong quan trắc và phân tích môi trường là những hoạt động kỹ thuật có tính chất tác nghiệp cụ thể để vừa theo dõi, đánh giá một quá trình, vừa để loại trừ những nguyên nhân gây ra sai sót ở tất cả các công đoạn. Tầm quan trọng của QA/QC trong quan trắc môi trường: để số liệu quan trắc môi trường thu được có độ chính xác và tin cậy đáp ứng được mục tiêu chất lượng đã đề ra. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường:

Dòng thông tin qua một hệ thống quan trắc SO DO Chất lượng môi trường>Lấy mẫu và quan trắc tại hiện trường>Phân tích trong PTN>Xử lý số liệu>Phân tích số liệu>Báo cáo >Sử dụng thông tin> Sự hiểu biết chính xác về chất lượng môi trường Các bước chủ yếu trong quan trắc môi trường SO DO

Quản lý môi trường >Nhu cầu thông tin>Chương trình quan trắc>Thiết kế mạng lưới>Lấy mẫu và quan trắc tại hiện trường>Phân tích trong PTN>Xử lý số liệu>Phân tích số liệu>Báo cáo>Sử dụng thông tin

Vai trò của QA/QC trong quan trắc môi trường SO DO Xác định mục tiêu>Thiết kế chương trình quan trắc>Các công cụ quan trắc>Các thành phần môi trường>Phân tích, tổng hợp tài liệu >Chẩn đoán sơ bộ>Ra quyết định

QA QC TRONG XAC DINH NHU CAU THONG TIN

QA/QC trong quan trắc và phân tích môi trường: QA/QC trong xác định nhu cầu thông tin: Đảm bảo chất lượng chỉ có thể thực hiện tốt khi các yêu cầu về sản phẩm được xác định rõ ràng, cụ thể. Các yêu cầu về quan trắc là nhu cầu có tính chất thông tin. Nhu cầu thông tin là điểm khởi đầu trong chu trình quan trắc môi trường. Nhu cầu thông tin chung chung là không có ý nghĩa, nhu cầu phải rõ ràng cụ thể. Nhu cầu thông tin phải phản ánh chính sách hiện hành về quản lý môi trường và phải bao hàm được những cân nhắc, xem xét có tính chất lâu dài. Cơ sở đầu tiên để xác định nhu cầu thông tin là các luật và các văn bản thoả thuận ở tầm quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, những yêu cầu phục vụ việc soát xét các quy định, việc xây dựng một chính sách mới, quan điểm của các nhà quản lý hiện hành, cũng là những cơ sở để xác định nhu cầu thông tin. Nhu cầu thông tin cần phải được lượng hóa, ví dụ: giảm 20% ô nhiễm trong 5 năm tới, không nhiều hơn ..., không ít hơn... Có thể sử dụng những cách tiếp cận dưới đây để xác định nhu cầu thông tin: tiếp cận tác dụng, tiếp cận nguồn, tiếp cận hoàn thành, tiếp cận nền, tiếp cận chức năng. QA QC TRONG XAC DINH CHUONG TRINH QUAN TRAC QA/QC trong xác định chương trình quan trắc: Từ nhu cầu thông tin, xác định mục tiêu và nhu cầu quan trắc cụ thể Chiến lược quan trắc phải quyết định rõ loại quan trắc cần thiết: vật lý, sinh học, hoá học, thuỷ văn, chất thải hoặc cảnh báo sớm ... Phải qui định các thông số cần quan trắc, độ chính xác và tin cậy cần thiết v.v... Còn việc thiết kế mạng lưới sẽ xác định nó phải được quan trắc như thế nào. Chiến lược quan trắc cũng phải bao gồm cả việc phân tích số liệu và báo cáo, vì những công việc này có thể có ảnh hưởng tới các yêu cầu của việc thiết kế mạng lưới quan trắc.

Các thành phần của một báo cáo chiến lược quan trắc: 1. Các nhu cầu thông tin bao gồm trong chiến lược quan trắc và phần nhu cầu thông tin sẽ không bao gồm trong chiến lược quan trắc. 2. Khái niệm về hệ thống quan trắc và đối tượng quan trắc (vật lý, hoá học, sinh học, thuỷ văn, chất thải...), các thông số cần quan trắc và các điều kiện ban đầu để lựa chọn địa điểm và tần suất lấy mẫu đối với từng biến số. 3. Khái niệm về hệ thống đánh giá, ví dụ như các phương pháp tính toán được sử dụng; các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp nhất; việc sử dụng đồ thị, công cụ thống kê và các công cụ khác để trình bày số liệu. 4. Các khía cạnh về mặt tổ chức: tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm về mặt nào của hệ thống quan trắc; những thay đổi cần thiết trong tổ chức, những khó khăn cho việc thực hiện hệ thống quan trắc v.v... sự hợp tác giữa các bộ phận, cơ quan thực hiện. 5. Kế hoạch để thiết kế và thực hiện mạng lưới quan trắc; những điều kiện ban đầu là gì, kế hoạch của những bước tiếp theo và kế hoạch tài chính. 6. Sự phân tích về các rủi ro; những vấn đề có thể dẫn tới các thất bại của hệ thống quan trắc và nêu lên biện pháp khắc phục. QA QC TRONG THIET KE MANG LUOI QA/QC trong thiết kế mạng lưới: Thiết kế mạng lưới cần xác định thông số, địa điểm, tần xuất, thời gian quan trắc; các phương pháp lấy mẫu và phân tích (hiện trường và trong phòng thí nghiệm), phương pháp xử lý số liệu. Áp dụng thống kê trong thiết kế mạng lưới. Áp dụng thống kế có thể làm giảm đến mức tối thiểu các địa điểm thông qua mối tương quan giữa các điểm quan trắc, đồng thời thống kê cũng là cơ sở để lựa chọn giữa hai phương án: nhiều địa điểm với tần xuất thấp hoặc ít địa điểm với tần xuất cao. Tính hiệu quả của thông tin thu nhận được khi thực hiện chương trình quan trắc. Phân tích chi phí và hiệu quả.

Báo cáo thiết kế mạng lưới gồm các phần sau: 1. Giải thích phần chiến lược quan trắc được đề cập đến trong thiết kế mạng lưới và phần của thiết kế mạng lưới không có trong chiến lược quan trắc. 2. Mô tả mạng lưới quan trắc: các biến số cần đo; các địa điểm lấy mẫu và tần suất; việc sử dụng các tiêu chuẩn, ví dụ TCVN; ISO... 3. Cách thức trình bày và thể hiện các kết quả. 4. Các khía cạnh về mặt tổ chức. Ví dụ như nhiệm vụ của các tổ chức tham gia đối với từng bước khác nhau trong chương trình quan trắc: thu thập, xử lý và vận chuyển mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm; xử lý số liệu; phân tích số liệu; báo cáo... 5. Kế hoạch thực hiện của mạng lưới quan trắc. 6. Các kết quả phân tích chi phí- hiệu quả; mô tả các tranh luận để ra quyết định. 7. Phân tích các rủi ro. Cái gì sẽ xẩy ra nếu có sai sót và các biện pháp nào có thể thực hiện để tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại. QA QC TRONG XU LY SO LIEU Số liệu được lưu giữ trong file (số liệu của năm trước và của năm hiện tại), cần được mã hóa để tránh nhầm lẫn. Cần có phương án phòng ngừa hư hỏng máy tính (virus, hỏng phần cứng,...). Phần mềm của máy tính có thể thực hiện các chức năng kiểm soát khác nhau, như các phép phân tích tương quan,...và các phần mềm xử lý chuyên dụng. Cũng như việc mã hoá và xây dựng kho số liệu, các thủ tục đối với việc giải thích và phê duyệt số liệu đo cũng phải thống nhất. Các thủ tục này cần bao gồm cả việc xử lý những mặt hạn chế của số liệu như: Các giá trị nhầm lẫn; Tần suất lấy mẫu thay đổi trong chu kỳ đã kế hoạch hoá; Các quan trắc bội trong một chu kỳ lấy mẫu; Độ không đảm bảo trong các thủ tục đo; Cỡ mẫu nhỏ; Các giá trị không phù hợp với mô hình chung của một tập hợp số liệu (các giá trị ngoại lai); Làm tròn số liệu đo; Số liệu nằm tại hoặc dưới giới hạn phát hiện. Số liệu phân tích phải được kiểm tra đều đặn, ít nhất là hàng năm. Những số liêụ nghi vấn phải được kiểm tra lại. Số liệu có thể được phê duỵệt sau khi đã thực hiện việc hiệu chỉnh và bổ sung cần thiết. Chỉ những số liệu đã được phê duyệt mới được đưa tới người sử dụng. QA QC TRONG PHAN TICH SO LIEU QA/QC trong phân tích số liệu: Phân tích số liệu là giai đoạn chuyển số liệu thô thành thông tin sử dụng được. Tính truy nguyên là một vấn đề chất lượng chủ yếu trong phân tích số liệu. Yêu cầu quan trọng đối với mọi kết quả thu nhận được sau khi phân tích là phải có thể truy hồi ngược lại số liệu thô đã sử dụng cho phân tích, đồng thời cũng phải có thể truy hồi ngược lại phương pháp phân tích một cách chính xác. QA QC TRONG LAP BAO CAO QA/QC trong lập báo cáo: Các bảng số liệu đo Số liệu đo được xử lý thống kê Đồ thị Thông tin được trình bày có tính chất địa lý Thông tin tổng hợp QA QC TRONG SU DUNG THONG TIN QA/QC trong xử dụng thông tin: Việc sử dụng thông tin từ các báo cáo thường không được thật rõ ràng. Các quyết định được đưa ra thường dựa trên các nguồn thông tin khác nhau. Các nguồn thông tin này không phải là luôn luôn phân biệt được rõ ràng với nhau. Nên điều quan trọng trong ra quyết định là phải giải thích rõ các thông tin đã sử dụng và phải thể hiện các thông tin này thành tài liệu. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện để tìm được thông tin nào đã thực sự được sử dụng hoặc đã được ưu tiên; thông tin nào không sử dụng sẽ không được trình bày hoặc sẽ không được xác định nữa trong tương lai. Để đảm bảo thông tin được cung cấp là phù hợp với yêu cầu và đang được sử dụng, cần phải có hình thức đánh giá đối với từng báo cáo được công bố. Một trong các hình thức thường sử dụng là phỏng vấn những người thường xuyên sử dụng thông tin( những người xây dựng chính sách, các cơ quan và các cá nhân có trách nhiệm quản lý môi trường...). Thông tin nhận được sẽ cung cấp các căn cứ để xem xét thông tin có đáp ứng được yêu cầu hay không và có cần thiết thực hiện những sửa đổi trong hệ thống quan trắc hay không.

QA QC TRONG HOAT DONG HIEN TRUONG QA/QC trong hoạt động hiện trường: Các hoạt động hiện trường có thể được phân loại như sau: Đo, thử trực tiếp tại hiện trường (hoạt động này có thể tiến hành độc lập với các hoạt động khác); Lấy mẫu cho đối tượng cần quan trắc, Xử lý mẫu, Bảo quản mẫu; Vận chuyển mẫu từ hiện trường về phòng thí nghiệm. SO DO Đo,thử hiện trường>Lấy mẫu>Xử lý mẫu>Bảo quản mẫu>Vận chuyển về phòng thí nghiệm Đo thử trực tiếp tại hiện trường: Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng đo, thử trực tiếp tại hiện trường: Đảm bảo chất lượng: Xác định các thông số cần đo, thử bao gồm đơn vị đo và độ chính xác cần đạt được. Phương pháp đo, thử: Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, cần xác định các phương pháp đo thử phù hợp sẽ ứng dụng. Những phương pháp này có thể là TCVN, ISO, phương pháp đã được công bố hay là phương pháp tự xây dựng đã được phê duyệt. Trang thiết bị: Với những phương pháp đo thử đã được xác định, cần tiến hành lựa chọn trang thiết bị phù hợp, đáp ứng yêu cầu của phương pháp về mặt kỹ thuật và đo lường. Bên cạnh đó, trang thiết bị phải có hướng dẫn vận hành sử dụng cũng như phải được kiểm tra và hiệu chuẩn trước khi mang ra hiện trường để tiến hành đo, thử. Hoá chất, mẫu chuẩn: Phải có đầy đủ các hoá mẫu và chất chuẩn theo quy định của từng phương pháp sử dụng. Hoá chất và mẫu chuẩn được đựng trong các bình chứa có nhãn kèm theo để tránh nhầm lẫn. Nhãn cần bao gồm một số thông tin tối thiểu như: Loại hoá chất; Nhà cung cấp; Hướng dẫn sử dụng; Nồng độ; Ngày chuẩn bị; Người chuẩn bị. Nhân sự: Nhiệm vụ của cán bộ phải cụ thể và rõ ràng. Cán bộ chịu trách nhiệm đo, thử phải có trình độ và kinh nghiệm phù hợp đối với từng thông số đã được phân công. Sau khi đo thử, kết quả cần phải được bàn giao bằng văn bản cho người ở cấp cao hơn trực tiếp. Nhật ký đo thử hiện hiện trường: Cán bộ đo thử phải có nhật ký hiện trường để ghi chép lại những điểm không bình thường, những lưu ý đặc biệt trong quá trình đo thử vào nhật ký hiện trường. Xử lý số liệu và báo cáo kết quả: Nhóm trưởng hiện trường có trách nhiệm xử lý số liệu đo, thử, tổng hợp và đánh giá kết quả theo các quy trình tương ứng. Kết quả đo, thử trực tiếp tại hiện trường có thể được báo cáo riêng lẻ trong trường hợp hoạt động này được tiến hành độc lập hay được báo cáo chung với kết quả của các hoạt động khác tại hiện trường. Kiểm soát chất lượng: Nhằm đảm bảo chất lượng quá trình đo thử hiện trường, người ta sử dụng mẫu QC thiết bị và mẫu QC phương pháp. QC thiết bị: mẫu trắng thiết bị, mẫu chuẩn kiểm soát và mẫu chuẩn thẩm tra. QC phương pháp: mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp và mẫu vật liệu tham khảo đã được chúng nhận. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong hoạt động lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu: Đảm bảo chất lượng: Xác định thông số cần quan trắc. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu: Trên cơ sở các thông số cần quan trắc, xác định các phương pháp phù hợp (TCVN, ISO, phương pháp đã được công bố hay là phương pháp tự xây dựng đã được phê chuẩn). Cần nêu rõ số hiệu, nguồn gốc của phương pháp cùng với các văn bản kèm theo để dễ dàng sử dụng, tra cứu. Trang thiết bị: Trang thiết bị phải phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của phương pháp, phải có hướng dẫn vận hành và phải được kiểm tra, hiệu chuẩn trước khi mang ra hiện trường. Nhân sự: Nhiệm vụ của từng cán bộ phải cụ thể rõ ràng. Cán bộ phụ trách từng công việc phải có trình độ, kinh nghiệm phù hợp. Dụng cụ chứa mẫu: Dụng cụ chứa mẫu phải đáp ứng yêu cầu đối với từng thông số quan trắc (TCVN, ISO) và phải được đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lẫn (nhãn). Nhãn của mẫu phải được gắn với dụng cụ chứa mẫu trong suốt thời gian tồn tại của mẫu và thường chứa những thông tin sau: Thông số phân tích, Ký hiệu mẫu, Thời gian lấy mẫu, Kỹ thuật bảo quản mẫu đã sử dụng, Người lấy mẫu. Hoá chất: Hoá chất sử dụng phải đáp ứng được yêu cầu của phương pháp. Nhật ký hiện trường: Nhật ký hiện trường được sử dụng để ghi chép lại những điểm không bình thường, những lưu ý đặc biệt trong suốt quá trình hoạt động ngoài hiện trường. Báo cáo: Báo cáo lấy mẫu phải được hoàn thành ngay tại vị trí và thời gian lấy mẫu. Nội dung báo cáo phụ thuộc vào mục đích lấy mẫu và thường bao gồm những thông tin sau: Tên cơ sở quan trắc; Địa điểm lấy mẫu; Điểm lấy mẫu (toạ độ địa lý); Ngày và thời gian lấy mẫu; Tên người lấy mẫu; Điều kiện thời tiết lúc lấy mẫu; Dạng mẫu; Cách xử lý sơ bộ (nếu có); Loại thiết bị lấy mẫu được sử dụng; Kỹ thuật bảo quản mẫu đã được sử dụng; Các yêu cầu đối với việc lưu giữ mẫu. Kiểm soát chất lượng: Mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu: là mẫu nhỏ vật liệu sạch được đựng trong dụng cụ chứa mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của dụng cụ chứa mẫu.

MAU TRANG THIET BIMẫu trắng thiết bị: Mẫu trắng thiết bị lấy mẫu: là mẫu nhỏ vật liệu sạch được lấy như mẫu thật từ thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của thiết bị lấy mẫu. Mẫu trắng thiết bị xử lý mẫu: là mẫu nhỏ vật liệu sạch được xử lý như mẫu thật bằng thiết bị xử lý mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của thiết bị xử lý mẫu. Mẫu trắng hiện trường: là mẫu nhỏ vật liệu sạch được xử lý và trải qua tất cả các điều kiện của việc lấy mẫu ngoài hiện trường, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu. Mẫu lặp hiện trường: hai (hoặc nhiều hơn) mẫu được lấy tại cùng một vị trí, sử dụng cùng một thiết bị lấy mẫu và được cùng một cán bộ tiến hành, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát độ tập trung của việc lấy mẫu ngoài hiện trường. Mẫu thêm chất phân tích hiện trường: mẫu, vật liệu sạch hoặc thuốc thử được cho thêm vào mẫu thật với một lượng đã biết của một hay nhiều yếu tố phân tích, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để đánh giá sự phân huỷ, mất mát hoặc hấp thụ của yếu tố phân tích trong khoảng thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi phân tích. QA QC VAN CHUYEN MAU VE PHONG THI NGHIEM Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạt động vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm: Đảm bảo chất lượng: Vận chuyển mẫu: cần phải có quy trình vận chuyển mẫu phù hợp nhằm bảo toàn mẫu về mặt số lượng và chất lượng. Trong quy trình cần nêu rõ một số điểm chính như sau: Mẫu khi vận chuyển phải có nhãn (ký hiệu) để tránh nhầm lẫn; Thủ tục sắp xếp mẫu nhằm tránh đổ vỡ; Yêu cầu trong quá trình vận chuyển: thời gian vận chuyển và nhiệt độ của mẫu, yêu cầu này dựa theo tiêu chuẩn (TCVN, ISO) đối với từng thông số quan trắc và cách bảo quản mẫu; Giao và nhận mẫu: có thể được tiến hành ở hiện trường (nhóm hiện trường bàn giao cho người vận chuyển, và ở phòng thí nghiệm (nhóm hiện trường hay người vận chuyển bàn giao cho phòng thí nghiệm)) theo quy trình với nội dung được thể hiện trong biên bản bàn giao: Họ và tên người bàn giao; Họ và tên người nhận; Thời gian bàn giao; Số lượng mẫu; Tình trạng mẫu khi bàn giao; Ghi chú (những điểm bất thường cần quan tâm). Kiểm soát chất lượng: Mẫu trắng vận chuyển: một mẫu nhỏ vật liệu sạch của đối tượng nghiên cứu được vận chuyển cùng với mẫu thật trong cùng một môi trường, được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển mẫu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #qtmt